Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

bản chất của nhận thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.98 KB, 8 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Khi trình bày quan niệm về nhận thức, trong lịch sử triết học đã xuất hiện
nhiều quan niệm khác nhau. Nhận thức là một quá trình biện chứng diễn ra rất
phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn, trình độ và hình thức khác nhau. Song đây
chính là con đường biện chứng của quá trình nhận thức: “đi từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Trong bài tập
em xin lựa chọn đề tài: “Quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn
gốc và bản chất của nhận thức và chỉ ra sự khác biệt của quan điểm đó với
quan điểm của Chủ nghĩa duy tâm, Chủ nghĩa duy vật siêu hình” để làm rõ về
vấn đề nhận thức.
1


1.
1.1.

NỘI DUNG
Quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc

và bản chất của nhận thức.
Bản chất của nhận thức.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng nhận thức là sự phản ánh thế giới

khách quan vào bộ não người thông qua hoạt động thực tiễn, nên bản chất của nhận
thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh sáng tạo thế giới
vật chất. Chính vì vậy có thể hiểu bản chất của nhận thức như sau:
Thứ nhất, nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc
con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tuy nhiên, không phải cứ
thế giới khách quan tác động vào bộ óc người là tự nhiên sẽ trở thành nhận thức.


Ngược lại, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo về thế giới, do nhu cầu của
việc con người cải biến thế giới tự nhiên quyết định và được thực hiện thông qua
hoạt động lao động. Vì vậy, nhận thức là cái “vật chất được đem chuyển vào trong
đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó”. Mức độ cải biến đến đâu hoàn
toàn do chủ thể nhận thức.
Thứ hai, nhận thức là sự phản ánh tích cực, chủ động, sáng tạo. Tính sáng
tạo của nhận thức được thể hiện rất phong phú. Trên cơ sở những cái đã có, nhận
thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra những cái không có
trong thực tế. Tuy nhiên sang tạo của nhận thức là sang tạo của sự phản ánh, bởi vì
nhận thức bao giờ cũng chỉ là sự phản ánh tồn tại.
1.2.

Nguồn gốc của nhận thức.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhận thức là quá trình

phản ảnh thế giới khách quan vào đầu óc con người nên không đồng nhất với ý
thức nhưng nhận thức lại là hình thức phát triển quan trọng hơn, cao hơn của ý
2


thức. Do đó nguồn gốc của nhận thức cũng bao gồm nguồn gốc tự nhiên và nguồn
gốc xã hội.
1.2.1.

Nguồn gốc tự nhiên của nhận thức.
Nguồn gốc tự nhiên của nhận thức được thể hiện qua sự hình thành của bộ

óc con người và hoạt động của thế giới khách quan cùng với mối quan hệ giữa con
người với thế giới khách quan. Trong đó, thế giới khách quan tác động đến bộ óc
con người tạo ra quá trình phản ánh sáng tạo, năng động.

Về bộ óc người: Nhận thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức
cao là bộ óc người, là chức năng của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh
của bộ óc. Bộ óc càng hoàn thiện, hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc càng hiệu
quả, nhận thức của con người càng phong phú và sâu sắc. Điều này lý giải tại sao
quá trình tiến hóa của loài người cũng là quá trình phát triển năng lực của nhận
thức, của tư duy và tại sao đời sống tinh thần của con người bị rối loạn khi sinh lý
thần kinh của con người không bình thường do bị tổn thương bộ óc.
Về mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo ra quá trình
phản ánh năng động, sáng tạo: Quan hệ giữa con người với thế giới khách quan là
quan hệ tất yếu ngay từ khi con người xuất hiện. Trong mối quan hệ này, thế giới
khách quan, thông qua hoạt động của các giác quan đã tác động đến bộ óc người,
hình thành nên quá trình phản ánh. Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng
vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa
chúng. Những đặc điểm được tái tạo ở dạng vật chất chịu sự tác động bao giờ cũng
mang thông tin của dạng vật chất tác động. Những đặc điểm mang thông tin ấy
được gọi là cái phản ánh. Cái phản ánh và cái được phản ánh không tách rời nhau
nhưng không đồng nhất với nhau. Cái được phản ánh là những dạng cụ thể của vật

3


chất, còn cái phản ánh chỉ là đặc điểm chứa đựng thông tin của dạng vật chất đó
(cái được phản ánh) ở một dạng vật chất khác (dạng vật chất nhận sự tác động).
Phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng vật chất, song phản ánh được thể
hiện dưới nhiều hình thức. Những hình thức này tương ứng với quá trình tiến hóa
của vật chất.
- Phản ánh vật lý, hóa học là hình thức thấp nhất, đặc trưng cho vật chất vô
sinh. Phản ánh vật lý, hóa học thể hiện qua những biến đổi về cơ, lý, hóa khi có sự
tác động qua lại lẫn nhau giữa các dạng vật chất vô sinh. Hình thức phản ánh này
mang tính thụ động, chưa có định hướng lựa chọn của vật nhận tác động.

- Phản ánh sinh học là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới tự
nhiên hữu sinh. Tương ứng với quá trình phát triển của giới tự nhiên hữu sinh,
phản ánh sinh học được thể hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ. Tính
kích thích là phản ứng của thực vật và động vật bậc thấp bằng cách thay đổi chiều
hướng sinh trưởng, phát triển, thay đổi màu sắc, thay đổi cấu trúc…khi nhận sự tác
động trong môi trường sống. Tính cảm ứng là phản ứng của động vật có hệ thần
kinh tạo ra năng lực cảm giác, được thực hiện trên cơ sở điều khiển của quá trình
thần kinh qua cơ chế phản xạ không điều kiện, khi có sự tác động từ bên ngoài môi
trường lên cơ thể sống.
- Phản ánh tâm lý là phản ứng của động vật có hệ thần kinh trung ương được
thực hiện trên cơ sở điều khiển của hệ thần kinh qua cơ chế phản xạ có điều kiện.
- Phản ánh năng động sáng tạo là hình thức phản ánh cao nhất trong các hình
thức phản ánh, nó chỉ được thực hiện ở dạng vật chất có tổ chức cao nhất, mà có tổ
chức cao nhất chính là bộ óc người. Phản ánh năng động, sáng tạo được thực hiện
qua quá trình hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não người khi thế giới khách quan
tác động lên các giác quan của con người. Đây là sự phản ánh có tính chủ động lựa
4


chọn thông tin, xử lý thông tin để tạo ra những thông tin mới, phát hiện ý nghĩa của
thông tin. Quá trình phản ánh sáng tạo năng động này được gọi là nhận thức.
1.2.2. Nguồn gốc xã hội của nhận thức.
Nguồn gốc xã hội của nhận thức là lao động và ngôn ngữ. Hai yếu tố này
vừa là nguồn gốc, vừa là tiền đề của sự ra đời nhận thức.
Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên
nhằm thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người; là quá trình
trong đó bản thân con người đóng vai trò môi giới, điều tiết sự trao đổi vật chất
giữa mình với giới tự nhiên. Đây cũng là quá trình làm thay đổi cấu trúc cơ thể,
đem lại dáng đi thẳng bằng hai chân, giải phóng hai tay, phát triển khí quan, phát
triển bộ não,… của con người. Trong quá trình lao động, con người tác động vào

thế giới khách quan làm cho thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, những
kết cấu, những quy luật vận động của nó, biểu hiện thành những hiện tượng nhất
định mà con người có thể quan sát được. Những hiện tượng ấy, thông qua hoạt
động của các giác quan, tác động vào bộ óc người, thông qua hoạt động của bộ não
con người, tạo ra khả năng hình thành nên những tri thức nói riêng và ý thức nói
chung.
Như vậy, sự ra đời của ý thức chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách
quan thông qua quá trình lao động.
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung
nhận thức. Không có ngôn ngữ, nhận thức không thể tồn tại và thể hiện.
Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động. Lao động ngay từ đầu đã
mang tính tập thể. Mối quan hệ giữa các thành viên trong lao động nảy sinh ở họ
nhu cầu phải có phương tiện để biểu đạt. Nhu cầu này làm ngôn ngữ nảy sinh và
5


phát triển ngay trong quá trình lao động. Nhờ ngôn ngữ con người đã không chỉ
giao tiếp, trao đổi mà còn khái quát, tổng kết đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh
nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Như vậy, nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát
triển của nhận thức là lao động. Sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn
ngữ; đó là hai chất kích thích chủ yếu làm cho bộ óc vượn dần dần chuyển hóa
thành bộ óc người, khiến cho tâm lý động vật dần dần chuyển hóa thành ý thức và
cao hơn là nhận thức.
2.

Sự khác biệt của quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng với quan điểm
của Chủ nghĩa duy tâm và Chủ nghĩa duy vật siêu hình về nguồn gốc và bản
chất của nhận thức.
Xuất phát từ chỗ phủ nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, chủ

nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng nhận thức chỉ là sự phức hợp những cảm giác
của con người; chủ nghĩa duy tâm khách quan lại coi nhận thức là sự "hồi tưởng
lại" của linh hồn bất tử về "thế giới các ý niệm" mà nó đã từng chiêm ngưỡng được
nhưng đã bị lãng quên, hoặc cho rằng nhận thức là sự "tự ý thức về mình của ý
niệm tuyệt đối".
Đối lập với những quan niệm đó, chủ nghĩa duy vật siêu hình thừa nhận khả
năng nhận thức được thế giới của con người và coi nhận thức là sự phản ánh hiện
thực khách quan vào trong đầu óc của con người. Tuy nhiên, do sự hạn chế bởi tính
trực quan, siêu hình, máy móc mà chủ nghĩa duy vật trước Mác đã coi nhận thức là
sự phản ánh trực quan, đơn giản, là bản sao chép nguyên xi trạng thái bất động của
sự vật. Họ chưa thấy được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Chính vì thế mà
C.Mác đã nhận xét rằng: "Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ
trước tới nay kể cả chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc là sự vật, hiện thực, cái cảm
6


giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan,
chứ không được nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn;
không được nhận thức về mặt chủ quan".
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắc phục những hạn chế trên của Chủ
nghĩa duy vật siêu hình và đã lí giải một cách khoa học vấn đề bản chất của nhận
thức dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau đây:
-

Thừa nhận sự tồn tại của thế giới vật chất ở bên ngoài và độc lập với ý thức.
Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc người một cách chủ

-

động và sáng tạo (xác định khách thể và chủ thể của nhận thức).

Thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của con người: “Về nguyên tắc,
không có cái gì là không thể biết, có chăng chỉ là cái chưa biết được mà

-

thôi”.
Nhận thức không phải là một hành động nhất thời, thụ động mà là một quá
trình biện chứng phát triển theo quy luật nội tại của nó; là quá trình đi từ
chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, đi từ hiện tượng đến bản chất, từ
bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn, là quá trình không ngừng

-

nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn.
Nhận thức có nguồn gốc từ thế giới vật chất nhưng cơ sở chủ yếu và trực
tiếp nhất của nhận thức là thực tiễn. Con người là chủ thể của nhận thức
trước hết vì con người là chủ thể trong hoạt động của mình

Tóm lại: “Nhận thức là quá trình con người phản ánh một cách biện chứng,
năng động sáng tạo thế giới khách quan dựa trên cơ sở thực tiễn lịch sử - xã hội".
Như vậy có thể nói, tất cả các trào lưu triết học trước Mác đều quan niệm sai lầm
hoặc phiến diện về nhận thức, những vấn đề về lý luận nhận thức chưa được giải
quyết một cách khoa học, đặc biệt là chưa thấy được đầy đủ vai trò của thực tiễn
đối với nhận thức.
7


KẾT LUẬN
Lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã trả lời đầy đủ mặt
thứ hai vấn đề cơ bản cua triết học với câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức

thế giới khách quan và quy luật của nó hay không? Việc đưa phạm trù thực tiễn
vào lý luận nhận thức đã là cơ sở khoa học để làm sáng tỏ những vấn đề về bản
chất của nhận thức. Đây là một bước phát triển của nhận thức lý luận trong triết
học. Với ự phân tích sâu sắc về biện chưng của quá trình nhận thức, lí luận nhận
thức đã làm sáng tỏ cơ sở lí luận của nguyên lí sự thống nhất giữa lí luận và thực
tiễn, và nguyên lý này được coi là cơ sở phương pháp luận cho việc nhận thức để
hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình triết học (Dùng cho học viên Cao học và

2.
3.

Nghiên cứu sinh không chuyên ngành Triết học), Hà Nội, 2005.
/>o/2015/02/nguon-goc-cua-y-thuc.html

8



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×