Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Sự phát triển của phép biện chứng duy tâm trong lịch sử triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.59 KB, 7 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của tư duy con người, phương pháp biện chứng của
triết học đã trải qua ba giai đoạn phát triển với ba hình thức lịch sử của nó là: phép
biện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật. Trong
đó, đỉnh cao của phép biện chứng duy tâm được thể hiện trong triết học cổ điển
Đức với ba đại diện tiêu biểu là Kant, Phoiơbắc và Hegel. tôi xin lựa chọn để tài:

1


“Sự phát triển của phép biện chứng duy tâm trong lịch sử triết học” để đi sâu
tìm hiểu vấn đề này.

1.

NỘI DUNG
Điều kiện lịch sử ra đời phép biện chứng duy tâm.

Nước Đức vào cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX là một quốc gia liên
bang với nền kinh tế và chính trị kém phát triển. Trong khi đó ở nước Pháp đã tiến
hành cuộc cách mạng tư sản, ở nước Anh thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp
làm rung chuyển châu Âu, đưa châu Âu bước vào nền văn minh công nghiệp. Tấm
gương của các nước Tây Âu đã thức tỉnh tinh thần cách mạng của giai cấp tư sản
Đức và những bộ phận tiến bộ khác của xã hội Đức. Nhưng vì giai cấp tư sản Đức
và những lực lượng tiến bộ khác nằm rải rác ở những vương quốc nhỏ tách rời
nhau, nhỏ bé về số lượng, yếu kém về kinh tế và chính trị nên không thể tiến hành
cách mạng tư sản trong thực tiễn, mà chỉ tiến hành cách mạng về phương diện tư
tưởng.
Trước đòi hỏi của quá trình phát triển phương thức sản xuất tư bản ở các


nước Tây Âu, khoa học tự nhiên đã đạt nhiều thành tựu lớn như: phát hiện ra điện,
phát hiện ra ôxy và bản chất sự cháy, phát hiện ra tế bào đã chứng tỏ sự hạn chế
của phương pháp tư duy siêu hình trong việc lý giải bản chất của các hiện tượng tự
nhiên và thực tiễn xã hội đang diễn ra. Nó đòi hỏi cần có cách nhìn mới, phương
pháp mới, quan niệm mới về vai trò và khả năng của con người. Triết học cổ điển
Đức ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó.
2.

Sự phát triển của phép biện chứng duy tâm.

Mặc dù đứng trên lập trường duy tâm, nhưng phép biện chứng cổ điển Đức
đã đặt ra sự thống nhất giữa phép biện chứng, logic học và lý luận nhân thức. So
2


với các nền triết học trước thì triết học Đức có tầm khái quát cao, lý luận chặt chẽ,
logic. Trong đó, Kant, Phoiơbắc, Hegel là những đại biểu lớn của triết học cổ điển
Đức đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển triết học vào cuối thế kỷ XVIII và
nửa đầu thế kỷ XIX góp phần làm cho triết học cổ điển Đức trở thành tiền đề lý
luận trực tiếp cho sự ra đời của triết học Mac.
Kant (1724-1804) là nhà triết học đặt viên gạch đầu tiên cho việc xây dựng
phép biện chứng ở Đức nhưng phép biện chứng của ông lại dao động giữa duy vật
và duy tâm ở hai thời kỳ: thời kỳ trước phê phán (1746-1770) và thời kỳ phê phán
(sau năm 1770). Thời kỳ trước phê phán, Kant đã xây dựng phép biện chứng trên
cơ sở của quan niệm duy vật về sự vận động, phát triển và mối liên hệ giữa các sự
vật, hiện tượng trong tự nhiên, đặc biệt là đối với tác phẩm “Lịch sử tự nhiên đại
cương và thuyết bầu trời” xuất bản năm 1755. Theo Ăng-ghen, đó là một tác phẩm
thiên tài vì “vấn đề cái hích đầu tiên đã bị loại bỏ; trái đất và tất cả hệ thống mặt
trời hiện ra như một cái gì đã hình thành trong thời gian”. Nhưng thời kỳ sau Kant
dao động giữa duy vật và duy tâm trong lý luận nhận thức. Một mặt ông thừa nhận

“vật tự nó” tồn tại khách quan và tuân theo quy luật; mặt khác ông lại cho rằng
con người không thể nhận thức được “vật tự nó”. Kant đã đặt ngược vấn đề khi
cho rằng sự vật phải phù hợp với nhận thức của chúng ta, vì trong con người ta đã
có sẵn khả năng tiên thiên, tiên nghiệm.
Phoiơbắc (1804-1872) là đại diện vĩ đại cuối cùng của triết học cổ điển Đức.
người có công lao to lớn đáu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, phục hồi
và phát triển chủ nghĩa duy vật trong thời kỳ chuẩn bị cách mạng tư sản Đức
(1848).
Phoiơbắc là nhà triết học duy vật vì ông khẳng định vật chất là tính thứ nhất;
tư duy là tính thứ hai. Song là nhà duy vật nhân bản, ông coi con người là sản
3


phẩm cao nhất của giới tự nhên, vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại là vấn đề
bản chất con người, vì thế đây là đối tượng duy nhất, phổ biến và coa nhất của triết
học. Chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc là đóng góp to lớn vào cuộc đấu
tranh chống lại việc giải thích duy tâm, nhị nguyên luận, thậm chí cả chủ nghĩa
vduy tâm tầm thường về vấn đề con người. Song, nguyên lý nhân bản của
Phoiơbăc không triệt để, vì ông hiểu con người chỉ là những cá nhân trừu tượng, là
thực thể thuần túy tự nhên – sinh vật. Ông không thấy được mặt xã hội của con
người trong hoạt động biến đổi hiện thực.
Phép biện chứng của Hegel là một thành tựu vĩ đại của triết học cổ điển
Đức; là phép biện chứng duy tâm, vì Hegel xây dựng phép biện chứng trên cơ sở
quan điểm của duy tâm về vận động, phát triển và mối liên hệ giữa các ý niệm,
khái niệm. Theo ông, ý niệm, khái niệm, “ý niệm tuyệt đối” luôn trong quá trình
vận động, biến đổi và phát triển không ngừng và sự phát triển biện chứng của thế
giới bên ngoài chỉ là sao chép lại sự vận động của “ý niệm tuyệt đối”.
Toàn bộ phép biện chứng được Hegel trình bày trong “Logic học” bao gồm:
lý luận về tồn tại (chất, lượng, độ); lý luận về bản chất (bản chất, hiện thực, hiện
tượng) và lý luận về khái niệm (khái niệm chủ quan, khách thể, ý niệm). Có thể

khái quát phép biện chứng của Hegel ở hai quan điểm sau:
Một là, khái niệm không chỉ khác nhau mà còn có sự liên hệ với nhau. Khái
niệm chứa đựng mâu thuẫn và liên hệ nội tại, bao hàm khả năng thâm nhập,
chuyển hóa lẫn nhau, nhờ đó mà khái niệm này chuyển thành khái niệm khác. Ở
đây, Hegel chưa làm rõ được nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện
chứng.
Hai là, mỗi khái niệm đều phải trải qua quá trình biến đổi, phát triển. Ở đây,
Hegel chưa làm rõ được nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng. Sự phát
triển của khái niệm được thực hiện trên cơ sở của ba nguyên tắc:
4


Nguyên tắc thứ nhất: Chất và lượng quy định lẫn nhau. Những chuyển hóa
về lượng sẽ dẫn đến những biến đổi về chất và ngược lại (học thuyết tồn tại).
Theo Hegel, tồn tại xuất phát không phải tồn tại hiện hữu mà là tồn tại thuần
túy, nghĩa là tồn tại ở 1 phương diện nhất định và được đồng nhất với hư vô, tồn tại
dẫn đến sinh thành. Quá trình chuyển từ tồn tại thuần túy sang sinh thành là sự
thống nhất giữa chất, lượng trong độ. Chất là tính quy định bên trong của sự vật.
Lượng là tính quy định bên ngoài của nó. Độ là sự thống nhất của chất và lượng
với nhau trong sự vật để sự vật là nó. Khi lượng của sự vật thay đổi vượt quá độ,
tức là qua điểm nút thì chất này chuyển thành chất khác, tức bước nhảy xảy ra.
Nguyên tắc thứ hai: Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập với tư
cách là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển (học thuyết về bản chất).
Trong khi lý giải nguyên tắc này, Hegel đã giải quyết một cách biện chứng mối
quan hệ và sự chuyển hóa giữa bản chất- hiện tượng; khả năng- hiện thực; nguyên
nhân- kết quả. Ông vạch ra sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn
gốc, động lực của mọi sự vận động, phát triển của sự vật (khái niệm). Bản thân
khái niệm vốn có sẵn cái khác biệt được sinh ra từ cái đồng nhất. Lúc đàu là khác
biệt nhỏ, do tích lũy dần dần dẫn đến khác biệt cơ bản (đối lập); từ đây mâu thuẫn
hình thành và phát triển dẫn đến chuyển hóa.

Nguyên tắc thứ ba: Phủ định của phủ định diễn ra theo hình thức xoáy ốc.
Hgel đã giải quyết biện chứng mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, logic và
lịch sử. Hegel cho rằng, khái niệm không bất động mà nó phải trải qua các giai
đoạn khác nhau của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn trực quan cảm tính với
cảm giác, tri thức, biểu tượng và giai đoạn lý tính đối với khái niệm, phán đoán,
suy lý. Do khái niệm luôn luôn biến đổi mà phán đoán được xây dựng trên khái
niệm ngày càng sâu sắc hơn và suy lý được xây dựng trên phán đoán ngày càng
sáng tạo, năng động hơn.

5


Hegel đã nêu ra nhiều tư tưởng biện chứng quý báu về sự phát triển của đời
sống xã hội, đặc biệt là tìm ra nguồn gốc nhà nước từ mâu thuẫn xã hội: “Nhà
nước hiện đại và chính phủ hiện đại chỉ xuất hiện khi tồn tại sự khác nhau giữa
các đẳng cấp, khi sự lệch lạc giàu nghèo trở nên quá lớn...”
KẾT LUẬN
Phép biện chứng duy tâm được bắt đầu từ tinh thần và kết thúc ở tinh thần,
thế giới hiện thực chỉ là sự sao chép ý niệm nên biện chứng của các nhà triết học
cổ điển Đức là biện chứng duy tâm. Đỉnh cao của hình thức cơ bản này được thể
hiện trong triết học cổ điển Đức, mà người khởi đầu là nhà triết học Kant (1724 –
1804) và người hoàn thiện là nhà triết học Hegel. Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch
sử phát triển của tư duy nhân loại, các nhà triết học Đức đã trình bày một cách có
hệ thống những nội dung quan trọng nhất của phép biện chứng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình triết học Mác-Lênin.
2. Lịch sử phép biện chứng (tập 1, 2, 3), Viện triết học Liên xô (cũ).
3. Các nhà duy vật Hy lạp cổ đại, Nxb tư tưởng, Mátxcơva, 1955, (tiếng
Nga).

6


4. Tập bài giảng triết học dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh
không thuộc chuyên ngành triết học. Nxb chính trị quốc gia 1997.

7



×