Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CÁC MÔ HÌNH TÍN DỤNG NÔNG THÔN CHÍNH THỨC CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI TP. BẢO LỘC TỈNH LÂM ĐỒNG Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.69 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

LÂM THỊ THANH LAN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CÁC MÔ HÌNH TÍN
DỤNG NÔNG THÔN CHÍNH THỨC CỦA CÁC HỘ
NÔNG DÂN TẠI TP. BẢO LỘC
TỈNH LÂM ĐỒNG

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: THS.LÊ VŨ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2012


 


Hội đồng chấm báo cáo tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG
TIẾP CẬN CÁC MÔ HÌNH TÍN DỤNG NÔNG THÔN CHÍNH THỨC CỦA CÁC
HỘ NÔNG DÂN TẠI THÀNH PHỐ BẢO LỘC, TỈNH LÂM ĐỒNG” do Lâm Thị
Thanh Lan, sinh viên khóa 2008-2012, ngành KINH TẾ NÔNG LÂM, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày.......................

THS. LÊ VŨ


Người hướng dẫn

Ngày

Tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Năm

Ngày

  II 
 

Năm

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên em xin cám ơn toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm

TP. HCM , đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã tạo điều kiện học tập và truyền
dạy cho chúng em nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua. Những kiến thức
đó đã và sẽ giúp chúng em vững bước hơn trong cuộc sống.
Đặc biệt em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy LÊ VŨ, người đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh chị thuộc UBND, hội nông dân, hội
phụ nữ, hội cựu chiến binh xã Lộc Châu, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng và 70 hộ nông
dân được phỏng vấn đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình làm đề tài tại địa
phương.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến tất cả bạn bè, những người luôn bên tôi
cùng tôi chia sẻ những khó khăn trong suốt thời gian qua. Các bạn đã động viên giúp
đỡ tôi rất nhiều trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn!
Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2012
Sinh viên
Lâm Thị Thanh Lan

III 
 


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÂM THỊ THANH LAN, tháng 03 năm 2012: “Đánh Giá Khả Năng Tiếp
Cận Các Mô Hình Tín Dụng Nông Thôn Chính Thức Của Các Hộ Nông Dân Tại
Thành Phố Bảo Lộc Tỉnh Lâm Đồng”
Lam Thị Thanh Lan, March 2012: “Evaluating the Ability of Farmers’s
Access to the Formal rural in Bao Loc city, Lam Dong Province.
Đề tài đã đánh giá được khả năng tiếp cận các mô hình tín dụng nông thôn
chính thức của các hộ nông dân tại thành phố Bảo Lộc theo không gian và thời gian

cụ thể.
Nghiên cứu đã chọn ra 45 hộ dân tộc Kinh và 25 hộ dân tộc Chăm mạ (Chau
Mạ) là những hộ điển hình về hoạt động sản xuất nông nghiệp và hoạt động các mô
hình tín dụng nông thôn. Số liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn chuyên
sâu cán bộ UBND xã, hội nông dân, hội phụ nữ và hội cựu chiến binh, và phỏng vấn
trực tiếp 70 hộ dân được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hiện nay có nhiều nguồn vốn tín dụng chính
thức dành cho nông dân với nhiều ưu đãi như lãi suất thấp, tín chấp,….Tuy nhiên kết
quả điều tra ban đầu cho thấy vẫn còn một số hộ nông dân không tham gia vay vốn từ
các nguồn tín dụng chính thức, cụ thể là có 19% trong tổng số 70 hộ phỏng vấn không
vay vốn từ các mô hình tín dụng chính thức và 81% trong tổng số hộ được phỏng vấn
có tham gia vay.
Khi tiến hành tìm hiểu nguyên nhân, đa số các hộ đều cho rằng các nguồn vốn
tín dụng chính thức có lãi suất phù hợp, thủ tục đơn giản… nhưng một số hộ có thể
xoay vốn kịp thời hoặc vay mượn từ họ hàng, láng giềng rất nhanh chóng, không lãi
suất… và có một số ít hộ dân tộc Chăm Mạ nghèo, trình độ học vấn thấp không được
vay. Một số hộ tiếp cận được các hình thức tín dụng chính thức là nhờ vào các cán bộ
của hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh đã hướng dẫn cụ thể làm thủ tục và
được vay vốn nhưng số lượng hộ vay còn hạn chế do nguồn vốn tín dụng cho vay của
ngân hàng còn eo hẹp. Đề tài rút ra những kiến nghị giúp nâng cao khả năng tiếp cận
các mô hình tín dụng nông thôn chính thức của các hộ nông dân nhất là các hộ nông
dân Cham Mạ nghèo.
IV 
 


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 2
1.4 Cấu trúc luận văn ....................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ................................................................................... 4
2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu ............................................................................... 4
2.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .............................................................................. 5
2.2.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................... 5
2.2.2 Địa hình................................................................................................................ 5
2.2.3 Khí hậu................................................................................................................. 5
2.2.4 Đất đai .................................................................................................................. 6
2.2.5 Điều kiện kinh tế xã hội ....................................................................................... 6
2.3 Tổng quan về một số MHTDNT chính thức phổ biến tại xã Lộc Châu .................... 7
2.3.1 Ngân hàng CSXH ................................................................................................ 7
2.3.2 Ngân hàng NN&PTNT(Agribank) ...................................................................... 9
2.3.3 Quỹ tín dụng B’lao ............................................................................................ 10
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 13
3.1 Khái niệm và phân loại tín dụng .............................................................................. 13
3.2 Tiếp cận tín dụng ...................................................................................................... 16
3.2.1 Các nguyên tắc quản trị hoạt động tín dụng ...................................................... 16
3.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng tiếp cận các NVTDNT chính thức................... 19
3.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 19
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 19
3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 20

 


3.3.3 Phương pháp phân tích ...................................................................................... 20
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 21

4.1 Diện tích sản xuất nông nghiệp của những hộ được phỏng vấn .............................. 21
4.2 Các nguồn vốn vay tín dụng chủ yếu của các hộ điều tra ........................................ 22
4.3 Tình hình tham gia vay vốn từ các MHTDNT chính thức của các hộ. .................... 23
4.3.1 Phương thức hoạt động của một số MHTDNT chính thức ............................. 244
4.3.2 Mô hình hoạt động cho vay vốn tín dụng của xã Lộc Châu ............................ 266
4.4 Khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng nông thôn chính thức tại xã ................. 28
4.4.1 Thông tin vay vốn tín dụng ................................................................................ 28
4.4.2 Thực trạng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các hộ. ......................................... 29
4.4.3 Muc đích và khả năng tiếp cận nguồn vốn phi chính thức của các hộ .............. 36
4.4.4 Biến đổi của gia đình sau khi vay vốn ............................................................... 40
4.5 Nhu cầu vay vốn từ các MHTDNT chính thức của hộ nông dân ............................ 41
4.5.1 Nhu cầu vay vốn ................................................................................................ 41
4.5.2 Khó khăn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp .............................................. 42
4.6 Những thuận lợi và khó khăn các hộ gặp phải khi vay vốn TDCT ......................... 43
4.6.1 Thuận lợi ............................................................................................................ 43
4.6.2 Khó khăn ............................................................................................................ 43
4.6.3 Nhận xét chung .................................................................................................. 43
4.6.4 Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận của các hộ dân đối với các nguồn vốn
TDCT.

44

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 47
5.1 Kết luận .................................................................................................................... 47
5.2 Kiến nghị .................................................................................................................. 48
5.2.1 Kiến nghị chung ................................................................................................. 48
5.2.2 Kiến nghị về phía các hộ người Kinh ................................................................ 49
5.2.3 Kiến nghị về phía các hộ người Chăm Mạ ........................................................ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 522


VI 
 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

NHNN&PTNT

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Agribank

QTD

Qũy tín dụng

CBTD

Cán bộ tín dụng

HND

Hội nông dân

HPN

Hội phụ nữ


HCCB

Hội cựu chiến binh

TDCT

Tín dụng chính thức

MHTDNT

Mô hình tín dụng nông thôn

TDNTCT

Tín dụng nông thôn chính thức

NVCT

Nguồn vốn chính thức

NVPCT

Nguồn vốn phi chính thức

UBND

Uỷ ban nhân dân

NHTW


Ngân hàng trung ương

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

VII 
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Cơ cấu diện tích đất xã Lộc Châu ............................................................. 6
Bảng 4.1. Diện tích sản xuất nông nghiệp của những hộ được phỏng vấn ............ 21
Bảng 4.2 Các nguồn vốn vay tín dụng chủ yếu của các hộ .................................... 22
Bảng 4.3 Phương thức hoạt động của một số MHTDNT chính thức..................... 25
Bảng 4.4 Các nguồn thông tin vay vốn tín dụng chính thức .................................. 28
Bảng 4.5 Mục đích sử dụng vốn TDCT ................................................................. 29
Bảng 4.6 Trình độ văn hóa của các hộ ................................................................... 30
Bảng 4.7 Đánh giá của hộ về thủ tục vay vốn của các tổ chức TDCT................... 31
Bảng 4.8 Đánh giá của hộ về lãi suất cho vay vốn của các tổ chức TDCT ........... 32
Bảng 4.9 Đánh giá của hộ về thời hạn vay của các tổ chức TDCT........................ 34
Bảng 4.10 Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu vốn của các hộ .................................................. 35
Bảng 4.11 Mục đích sử dụng vốn vay TDPCT ...................................................... 37
Bảng 4.12 Lý do không tham gia vay vốn từ các MHTDCT của xã ..................... 38
Bảng 4.13: Những điểm thuận lợi về lãi suất, thủ tục vay, lượng vay và thời hạn
vay vốn phi chính thức ........................................................................................... 39

Bảng 4.14: Những điểm bất lợi về lãi suất, thủ tục vay, lượng vay và thời hạn vay
vốn phi chính thức .................................................................................................. 39
Bảng 4.15: Biến đổi của gia đình sau khi vay vốn từ nguồn vốn chính thức......... 40
Bảng 4.16: Biến đổi của gia đình sau khi vay vốn từ nguồn vốn phi chính thức .. 40

VIII 
 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Vị trí địa lý xã Lộc Châu ........................................................................... 5
Hình 3.1 Sơ đồ về quan hệ tín dụng ....................................................................... 13
Hình 3.2 Sơ đồ xét duyệt cho vay .......................................................................... 17
Hình 3.3: Sơ đồ phát vay ........................................................................................ 18
Hình 3.4 Sơ đồ thu nợ............................................................................................. 18
Hình 4.1. Tình hình tham gia vay vốn của các hộ .................................................. 24
Hình 4.2 Mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng chính thức với hộ nông dân ...... 27
Hình 4.3: Nhu cầu vay vốn tín dụng từ các nguồn vốn tín dụng chính thức ......... 42
Hình 4.4 Cơ cấu gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của các hộ................. 42

IX 
 


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi phỏng vấn
Phụ lục 2: Danh sách các hộ phỏng vấn


 



 

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
 
 
1.1 Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết nền kinh tế nước ta đã và đang bước vào giai đoạn hội
nhập với nền kinh tế quốc tế. Sự chuyển biến về kinh tế xã hội đang phát huy
nhiều thành tựu to lớn và đáng chú ý nhất là sự chuyển biến về kinh tế nông
nghiệp. Hội nghị TW lần thứ 6 đã khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển
kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có đóng
góp to lớn vào sự phát triển của kinh tế xã hội. Việc đóng góp này có sự hỗ trợ lớn
từ phía các tổ chức tín dụng. Trong 10 năm qua tổng dư nợ tín dụng tăng gấp 9
lần, chiếm 16,7% tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế. Và hiện nay có khá nhiều
nguồn vốn tín dụng nông thôn chính thức đang hoạt động và nhà nước đã ban hành
nhiều chính sách tín dụng có ưu đãi cho nông dân. Mặc dù đã có những thành
công nhất định, song so với mức tín dụng chung của cả nền kinh tế, mức tín dụng
cho lĩnh vực nông thôn, nông nghiệp còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của các
hộ nông dân. Những người nông dân cần vốn để đầu tư cho nông nghiệp vẫn gặp
nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với các hình thức tín dụng chính thức, do vậy
họ vẫn phụ thuộc vào mạng luới tín dụng phi chính thức ở nông thôn.
Lộc Châu là một xã nông nghiệp, có một số dân tộc thiểu số sinh sống trên
địa bàn xã, trong những năm gần đây, hoạt động của mạng lưới TDCT ở xã đang
phát triển hơn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tuy nhiên nhiều hộ nông dân nhất là
những hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận
với các nguồn vốn TDCT để đầu tư cho nông nghiệp. Vậy câu hỏi đặt ra là các hộ
nông dân ở đây tiếp cận với nguồn vốn TDCT nào? Mức độ tiếp cận với các


 


nguồn vốn đó ra sao? Yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các nguồn vốn
TDCT của các hộ? Giải pháp nào góp phần cải thiện khả năng tiếp cận các nguồn
vốn TDCT của hộ nông dân. Em đã thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng tiếp cận
các mô hình tín dụng nông thôn chính thức của các hộ nông dân tại thành phố Bảo
Lộc, tỉnh Lâm Đồng”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá khả năng tiếp cận các mô hình tín dụng nông thôn chính thức của
các hộ nông dân tại thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mô tả phương thức hoạt động của các mô hình tín dụng nông thôn trên địa
bàn nghiên cứu
Đánh giá khả năng tiếp cận các mô hình tín dụng nông thôn chính thức của
các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu
Tìm hiểu nhu cầu vay vốn, mục đích sử dụng vốn của người dân và hiệu
quả sử dụng vốn đối với sản xuất kinh doanh hộ.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các mô hình tín
dụng tại Thành Phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng
Thời gian: Từ 01/03/2012 đến 31/05/2012
1.4 Cấu trúc luận văn: Gồm 5 chương
Chương 1: Mở đầu
Nêu khái quát lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về địa bàn nghiên cứu và tình hình vay vốn của xã

Chương 3: Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu


 


Nêu các lý thuyết liên quan làm cơ sở để giải thích nội dung nghiên cứu.
Đồng thời đưa ra các phương pháp nghiên cứu phục vụ cho việc xử lý và đạt mục
tiêu nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đây là phần chính của đề tài nhằm nêu ra kết quả nghiên cứu, làm rõ vấn đề
nghiên cứu bằng các phương pháp đã học và lựa chọn để nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Nêu ra kết luận chung nhất mà đề tài đã thực hiện được và đưa ra kiến nghị
cho các bên có liên quan.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 


 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Thực tế nhu cầu vốn tín dụng cho khu vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn
ngày càng tăng mạnh trong một vài năm gần đây. Theo thống kê của NHNN, dư
nợ cho vay nông nghiệp-nông thôn từ mức 34.000 tỷ đồng năm 1988 tăng lên
316.000 tỷ đồng trong thời gian gần đây. Vì vậy việc xây dựng và phát triển các
Quỹ tín dụng nhân dân và các quỹ khác phục vụ cho hoạt động vay vốn của nông
dân là một trong những giải pháp quan trọng đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản
xuất nông nghiệp cho nông dân, giúp họ yên tâm phát triển kinh tế hơn.
Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT- ông Cao Đức Phát: “Tăng
trưởng của ngành nông nghiệp có liên hệ mật thiết với tốc độ tăng trưởng tín dụng.
So sánh cho thấy, nông nghiệp cần có 6% tăng trưởng tín dụng để được mức tăng
trưởng 1%. Như vậy đảm bảo tăng trưởng 4% hàng năm cho sản xuất nông
nghiệp, tăng trưởng tín dụng phải đạt mức 24%/năm”.
Theo thống đốc NHNN ông Nguyễn Văn Giàu nhìn nhận hiện nguồn vốn
cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp, sản xuất hàng hóa. Song hạn chế
về vốn sẽ xuất hiện nếu muốn tiến tới xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa cạnh
tranh và xây dựng nông thôn mới, chiếm tới 70% tỷ trọng dư nợ cho vay nông
nghiệp-nông thôn. Nhưng Tổng giám đốc Agribank- Ông Phạm Thanh Tân cũng
thừa nhận, nguồn vốn của ngân hàng vẫn còn hạn chế so với nhu cầu vay vốn ngày
càng tăng mạnh cho sản xuất nông nghiệp. Chưa nói đến trình độ của cán bộ ngân

hàng địa phương vẫn còn hạn chế(Theo tạp chí ngân hàng số 3/2009).

 


2.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Vị trí địa lý
Hình 2.1 Vị trí địa lý xã Lộc Châu

 

Nguồn: www.bản đồ.vn
Lộc Châu là xã ngoại thành thành phố Bảo Lộc có vị trí nằm ở hướng Nam
của thành phố. Phía Đông giáp huyện Bảo Lâm, phía Bắc giáp phường Lộc Tiến,
phía Tây giáp huyện Bảo Lâm, phía Nam giáp xã Đại Lào.
2.2.2 Địa hình
Có 3 dạng địa hình chính: Núi cao, đồi dốc và thung lũng. Địa hình núi cao
chiếm 45,16% tổng diện tích của xã, Địa hình đồi dốc chiếm 47,16% tổng diện
tích xã, địa hình thung lũng chiếm 7,68% tổng diện tích xã.
Nhìn chung địa hình ở xã thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và ít bị rửa
trôi tầng mùn.
2.2.3 Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ở độ cao trên 800m so với mực
nước biển và chịu tác động của địa hình nên có những đặc trưng sau: Nhiệt độ
trung bình cả năm 21-250c, nhiệt độ cao nhất 27,40c, nhiệt độ thấp nhất 16,60c, số
giờ nắng trung bình 1.680h/ năm, lượng mưa trung bình cả năm là 2.513mm.


 



Nhiệt độ trung bình cả năm thấp, ôn đới, biên độ giao động giữa ngày và
đêm lớn, khá thích hợp với các loại cây nhiệt đới như chè, cà phê, dâu tằm và các
loại cây ăn trái.
2.2.4 Đất đai
Bảng 2.1 Cơ cấu diện tích đất xã Lộc Châu
Loại đất

Diện tích

Tỷ lệ so với diện tích tự nhiên

(ha)

toàn thành phố Bảo Lộc
(%)

Đất tự nhiên

3.610,55

15,56

Đất nông nghiệp

2.974,63

82,18

Đất trồng cây hàng năm


2.877,40

0,45

Đất trồng cây lâu năm

2.264,64

79,50

141,34

3,90

9,84

0,27

367,18

10,56

Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất phi nông nghiệp

Nguồn: Xây dựng nông thôn mới, xã Lộc Châu, Bảo Lộc, Lâm Đồng, năm 2010
2.2.5 Điều kiện kinh tế xã hội
a) Sản xuất nông nghiệp

Lộc Châu là xã có nền kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Diện tích
gieo trồng năm 2010 là 2885.68 ha, trong đó diện tích cà phê là 687 ha, năng suất
đạt 22 tạ/ha, sản lượng 14 tấn. Diện tích chè là 2162 ha, năng suất bình quân là 60
tạ/ha, sản lượng 3960 tấn. Hiện nay trên địa bàn xã có 19 hộ chăn nuôi theo quy
mô trang trại, trong đó 17 hộ chăn nuôi heo, 2 hộ nuôi cá. Giá trị sản xuất nông
nghiệp đạt 50 triệu/ha/ năm.
Nhìn chung năng suất cây trồng vật nuôi của xã cao hơn năng suất trung
bình của toàn tỉnh.
b) Thực trạng kinh tế


 


Thu nhập bình quân đầu người năm 2005: 8,5 triệu đồng/người, năm 2006
là 9,3 triệu đồng/người, năm 2007 là 12,4 triệu đồng/người, năm 2008 là 14 triệu
đồng/người, năm 2009 là 17 triệu đồng/người, năm 2010 là 19 triệu đồng/ người.
Hộ nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay là 5,2%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo người
dân tộc thiểu số là 25%.
Hộ sản xuất nông lâm nghiệp: 2.383 hộ chiếm 59,15 tổng số hộ; hộ công
nghiệp 688 hộ, chiếm 17,1%; hộ thương nghiệp dịch vụ 830 hộ chiếm 20,6%, hộ
khác 128 hộ chiếm 3,1%. Hộ có thu nhập lớn nhất từ nông lâm thủy sản là 35 hộ,
hộ có thu nhập lớn nhất từ công nghiệp và xây dựng là 30 hộ, hộ có thu nhập lớn
nhất từ dịch vụ là 15 hộ.
2.3 Tổng quan về một số MHTDNT chính thức phổ biến tại xã Lộc Châu
2.3.1 Ngân hàng CSXH
a) Chức năng
Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và
tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn: Tổ chức huy động vốn
tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo.

Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các
giấy tờ có giá khác, vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; Vay
tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Vay ngân hàng Nhà nước.
Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không
hoàn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và
các tổ chức chính trị-xã hội, các hiệp hội các tổ chức phi chính phủ trong nước và
ngoài nước.
Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài
nước.
Ngân hàng chính sách xã hội có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ
thống liên ngân hàng trong nước.
Ngân hàng chính sách xã hội được thực hiện các dịch vụ về ngân hàng về
thanh khoản và ngân quỹ.

 


Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh,
tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc
gia, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội.
b) Nguyên tắc hoạt động
Ngân hàng chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất
trong phạm vi cả nước, ngân hàng hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được
nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%( không
phần trăm, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản
nộp ngân hàng nhà nước=>phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách
khác.
c) Đối tượng phục vụ
Việc xây dựng ngân hàng chính sách xã hội là điều kiện để mở rộng thêm
các đối tượng dịch vụ là hộ nghèo, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các

đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi lao động có thời hạn ở
nước ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các xã
đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu vùng xa.
Hộ nghèo phải có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú dài hạn tại địa
phương nơi cho vay.
Có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn theo chuẩn nghèo
do Thủ Tướng Chính Phủ công bố từng thời kỳ.
Hộ nghèo vay vốn không phải thế chấp tài sản, được miễn lệ phí làm thủ
tục vay vốn nhưng phải là thành viên của tổ tiết kiệm và vay vốn có xác nhận của
UBND xã, phường, thị trấn.
Chủ hộ hoặc người thừa kế được ủy quyền giao dịch là người đại diện hộ
gia đình chịu trách nhiệm trong mối quan hệ với ngân hàng chính sách xã hội, là
người trực tiếp ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ trước ngân hàng.
Thời hạn cho vay:
Cho vay ngắn hạn: Cho vay đến 12 tháng
Cho vay trung hạn: Cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng( 5 năm)

 


Cho vay dài hạn: Cho vay trên 60 tháng.
2.3.2 Ngân hàng NN&PTNT(Agribank)
Là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam tính theo tổng khối lượng tài
sản, thuộc loại doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt. Agribank được thành lập
ngày 26 tháng 3 năm 1988. Lúc mới thành lập ngân hàng này mang tên Ngân hàng
phát triển Việt Nam. Cuối năm 1990 ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng nông
nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1996 Ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn như hiện nay.
b) Chức năng
Agribank luôn xác định nông nghiệp, nông dân và nông thôn là thị trường

truyền thống và ưu tiên số 1. Đến cuối tháng 10 năm 2008, Agribank có tổng dư
nợ cho vay nền kinh tế đạt 265.000 tỷ đồng, trong đó trên 70% đầu tư cho nông
nghiệp, nông thôn. Bên cạnh gần 10 triệu hộ dân, Agribank còn quan hệ với gần
80.000 chủ trang trại và trên 3 vạn doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Vốn tín dụng của Agribank đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP trong
nông nghiệp bình quân là 4 - 4,5 %/năm, đưa nước ta từ nước phải nhập khẩu
lương thực đến nay trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới. Nguồn vốn
cho vay của Agribank còn tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, hạn chế tái
nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2007 xuống còn 14,7% (theo
chuẩn nghèo mới). Với chức năng chuyên doanh của mình, Ngân hàng luôn là chỗ
dựa quan trọng về vốn cho bà con nông dân để phát triển sản xuất, kinh doanh, cải
thiện đời sống. Đồng thời để giảm bới thiệt hại và tiếp tục phát triển sản xuất khi
thiên tai dịch bệnh mất mùa, rớt giá sảy ra. Chính Phủ đã chỉ định Agribank
khoanh nợ, dãn nợ, xóa nợ cho bà con nông dân. Đó là dẫn chứng điển hình cho
thấy vai trò quan trọng của Agribank trong vấn đề phát triển”tam nông”. Năm
2009, Agribank đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt mục tiêu với
tổng nguồn vốn đạt 434.331 tỷ đồng, tổng dư nợ nền kinh tế đạt 354.112 tỷ đồng,
trong đó dư nợ cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn đạt 241.858 tỷ đồng,


 


chiếm tỷ trọng 68,3%. Bước vào năm 2010, Agribank đã dành 10.000 tỷ đồng để
đầu tư cho vay phục vụ.
b) Nguyên tắc hoạt động
Thực hiện chủ trương đưa ngân hàng tiếp cận sát dân, đáp ứng nhu cầu vốn
cho doanh nghiệp và hộ nông dân, NHNN&PTNT ngoài hơn 200 chi nhánh còn có
hệ thống mạng lưới hơn 700 ngân hàng lưu động và hơn 200 nghìn tổ nhóm vay
vốn, tiết kiệm từ khắp mọi nơi từ đồng bằng đến miền rừng núi, hải đảo.

NHNN&PTNT Việt Nam đã ban hành các chính sách cho vay, giải quyết thủ tục
đơn giản, giúp người dân vay vốn thuận lợi. Một số đối tượng không phải thế chấp
tài sản bao gồm hộ vay dưới 10 triệu đồng, hộ vay sản xuất trang trại dưới 30 triệu
đồng, hộ vay nuôi trồng thủy sản dưới 50 triệu đồng, HTX xuất khẩu nông sản tới
500 triệu đồng, hộ vay khắc phục dịch cúm gia cầm dưới 50 triệu đồng…
c) Đối tượng phục vụ
Khách hàng vay vốn của Agribank bao gồm các pháp nhân và cá nhân Việt
Nam như: Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều
kiện quy định tại điều 94 Bộ Luật dân sự; cá nhân; hộ gia đình; tổ hợp tác, doanh
nghiệp tư nhân; công ty hợp danh và các pháp nhân, cá nhân nước ngoài. Agribank
sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, các
dự án đầu tư, tiêu dùng phục vụ sản xuất, xuất khẩu lao động…Trừ các đối tượng
mà pháp luật cấm.
2.3.3 Quỹ tín dụng B’lao
a) Chức năng
Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và
tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn. Cho vay ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trong trong nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm
nghèo và từng bước nâng cao đời sống nhân dân.
b) Nguyên tắc hoạt động
10 
 


Tổ chức xem xét cho khách hàng vay trên cơ sở có đảm bảo hoặc không có
đảm bảo bằng tài sản theo quy đinh hiện hành.
Tổ chức quy định rõ mức vay không có đảm bảo bằng tài sản, điều kiện và
thủ tục cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với các quy định của pháp luật

hiện hành về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Riêng đối với các
đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh ở nông thôn,
các hợp tác xã, chủ trang trại, tổ chức tín dụng sẽ xem xét cho vay không có đảm
bảo bằng tài sản theo các mức như sau:
+ Tối đa đến 50 triệu đồng đối với đối tượng là các cá nhân, hộ sản xuất
nông lâm ngư nghiệp.
+ Tối đa 200 triệu đồng đối với các hộ kinh doanh sản xuất ngành nghề
hoặc làm dịch vụ nông nghiệp, nông thôn.
+ Tối đa 500 triệu đồng đối với đối tượng là các hợp tác xã, chủ trang trại.
Tổ chức tín dụng xem xét cho vay tín chấp đối với các đối tượng khách
hàng là các cá nhân, hộ gia đình trên cơ sở có đảm bảo của các tổ chức chính trị-xã
hội ở nông thôn theo quy định hiện hành. Tổ chức chính trị-xã hội phối hợp và
thực hiện toàn bộ hoặc một số khâu nghiệp vụ tín dụng sau khi đã thỏa thuận với
tổ chức tín dụng cho vay.
Căn cứ vào đặc thù cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, các tổ
chức tín dụng hướng dẫn cụ thể quy trình thực hiện đảm bảo tiền vay đối với
khách hàng vay vốn theo hướng đơn giản thuận tiện nhất.
Các cá nhân, hộ gia đình khi đăng kí giao dịch bảo đảm để vay vốn tại tổ
chức tín dụng để sản xuất kinh doanh thì không phải nộp lệ phí khi đăng kí giao
dịch đảm bảo theo thẩm quyền. Căn cứ vào thời gian luân chuyển vốn, khả năng
hoàn vốn của dự án, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng tổ chức tín
dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn vay vốn phù hợp.
c) Đối tượng phục vụ
Tổ chức cá nhân được vay vốn theo quy định để phục vụ sản xuất kinh
doanh và tiêu dùng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn bao gồm:
11 
 


Hộ gia đình kinh doanh trên đại bàn nông thôn; cá nhân; chủ trang trại; các

hợp tác xã, tổ chức trên địa bàn nông thôn; các tổ chức và cá nhân cung ứng các
dịch vụ phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm
nông nghiệp và thủy sản; các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp
hoặc kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại cung ứng dịch vụ phi
nông nghiệp có cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn.
Nhìn chung, nguyên tắc hoạt động, chức năng và đối tượng phục vụ của
mỗi ngân hàng mang đặc trưng riêng nhưng hầu hết cả 3 ngân hàng NN&PTNT,
NHCSXH, QTD đều hướng đến người nông dân, tạo mọi điều kiện để các hộ có
thể vay vốn dễ dàng nhất. Đặc biệt các ngân hàng này đã mở rộng quan hệ với các
hộ sản xuất kinh doanh quy mô lớn, chủ trang trại, cung cấp vốn cho các hộ nông
dân đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế quốc gia
từ nguồn vốn tín dụng.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

12 
 



CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Khái niệm và phân loại tín dụng
a) Khái niệm về tín dụng
Theo từ điển kinh tế-tài chính Việt Nam cho rằng” Tín dụng là quan hệ vay
mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay theo
nguyên tắc hoàn trả. Quan hệ này được xác lập trên cơ sở lòng tin hay tín nhiệm
lẫn nhau giữa các chủ thể trong quan hệ đó.
Hình 3.1 Sơ đồ về quan hệ tín dụng
Trả vốn và lãi sau thời gian thỏa thuận
(Chu trình 2)
Chủ thể cho vay

Chủ thể đi vay
Chủ quyền sử dụng tài sản
(Chu trình 1)

Nguồn: Tổng hợp
b) Phân lọai tín dụng
Có rất nhiều cách thức phân loại hình thức tín dụng. Theo Nguyễn Đăng
Dờn và ctv(1994) cho rằng, nếu căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng có các
hình thức sau:

13 
 


Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín
dụng khác với các nhà sản xuất kinh doanh, các tầng lớp dân cư…được thực hiện

dưới hình thức cung ứng vốn tín dụng bằng tiền. Một trong những đặc điểm quan
trọng của hình thức tín dụng này là quan hệ vay mượn dạng tiền tệ, nghĩa là cho
vay và trả nợ đều bằng tiền tệ.
Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các nhà sản xuất kinh
doanh được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Đặc điểm quan
trọng của hình thức này là trong chu trình 1 chủ sở hữu cho vay tiến hành chuyển
quyền sử dụng tài sản bằng hàng hóa, nhưng trong chu trình 2 chủ thể đi vay
chuyển trả vốn và lãi bằng tiền tệ.
Tín dụng tiêu dùng: Là quan hệ tín dụng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
tầng lớp dân cư trong xã hội như: Mua sắm phương tiện sinh hoạt, xây dựng nhà
ở…Trong hình thức này chủ sở hữu cho vay có quyền sử dụng tài sản theo 2 hình
thức là tiền tệ và hàng hóa.
Theo Lê Văn Tề và ctv(1995), nếu căn cứ theo thời hạn vay có thể chia
thành 3 loại như sau:
Tín dụng ngắn hạn: Loại cho vay có thời hạn dưới 12 tháng và được sử
dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động. Đây là loại hình cho vay chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong hoạt động ngân hàng thương mại.
Tín dụng trung hạn: Loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 3 năm theo quy
định hiện hành của NHNN Việt Nam. Loại hình tín dụng này trong nông nghiệp
chủ yếu được sử dụng để đầu tư vào các đối tượng sau: Máy cày, máy bơm, máy
phát điện, xây dựng các vườn cây công nghiệp lâu năm.
Tín dụng dài hạn: Loại cho vay có thời hạn 3 năm trở lên. Đây là loại tín
dụng được cung cấp để đáp ứng nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở tập trung,
mua sắm các thiết bị hoặc phương tiện vận tải với quy mô lớn, xây dựng các xí
nghiệp sản xuất hoặc đầu tư cho phát triển vùng, ngành, khu vực.
Theo tác giả Ellis( Phạm Thị Mỹ Dung và ctv dịch, 1995), có thể chia tín
dụng theo luồng tín dụng hoặc tổ chức cung cấp tín dụng, bao gồm 3 loại:
14 
 



Tín dụng chính thức: Là các hình thức tín dụng được tổ chức theo pháp
luật quy định của quốc gia, bao gồm các ngân hàng Nhà Nước và ngân hàng tư
nhân, hợp tác xã tín dụng và các hình thức khác. Trong đó hoạt động tín dụng là
một trong những hoạt động chính của tổ chức.
Tín dụng bán chính thức: Là các hình thức tín dụng được tổ chức theo
pháp luật quy định nhưng hoạt động này chỉ là một hoạt động phụ trợ chứ không
là hoạt động chính của tổ chức và được pháp luật thừa nhận hoạt động phụ trợ này
cần thiết để mang lại hiệu quả cho hoạt động chính. Ví dụ như các tổ chức phi
chính phủ, các tổ chức đoàn thể-xã hội…
Tín dụng không chính thức: Là các dịch vụ tín dụng được cung cấp bởi
những người cho vay tiền cá nhân(Các nông dân giàu có, thương gia, và những
người khác trong khu vực kinh tế nông thôn. Họ cho vay tiền chủ yếu dựa vào sự
hiểu biết cá nhân về mỗi hoạt động kinh doanh). Không được sự thừa nhận của
pháp luật.
c) Tín dụng nông thôn ở Việt Nam
Trước đổi mới, lĩnh vực tài chính Việt Nam hoàn toàn do Nhà Nước quản
lý, với đặc trưng là trợ cấp lan tràn cơ cấu lãi suất nghịch đảo( tức lãi suất tiền gửi
cao hơn lãi suất cho vay). Trước năm 1980, Việt Nam chỉ có hệ thống ngân hàng 1
cấp, với Ngân hàng Nhà Nước, 2 tổ chức chuyên ngành là Ngân hàng đầu tư và
phát triển, Ngân hàng TW.
Ngân hàng Nhà Nước có 2 chức năng chính:
- Phân bổ các nguồn vốn của Chính Phủ cho các đơn vị kinh tế theo kế
hoạch Trung ương.
- Chuyển những khoản thặng dư từ các đơn vị kinh tế trở lại ngân sách Nhà
Nước.
Từ năm 1988, Việt Nam bãi bỏ hệ thống Ngân hàng 1 cấp và ban đầu áp
dụng hệ thống 2 cấp, với Ngân hàng Nhà Nước đóng vai trò như một ngân hàng
TW. 2 đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà Nước được tách ra thành 2 Ngân hàng
thương mại quốc doanh là ngân hàng công thương và ngân hàng Nông Nghiệp

15 
 


×