Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VIỆT NAM KỸ NGHỆ SÚC SẢN – VISSAN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KẾ TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***********

LƯƠNG THỊ THU SƯƠNG

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN VIỆT NAM KỸ NGHỆ
SÚC SẢN – VISSAN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/ 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***********

LƯƠNG THỊ THU SƯƠNG

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN VIỆT NAM KỸ NGHỆ
SÚC SẢN - VISSAN

Ngành: Kế toán


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Bùi Công Luận

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/ 2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế toán tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Một Thành Viên Việt
Nam Kỹ Nghệ Súc Sản - VISSAN” do Lương Thị Thu Sương, sinh viên khóa 2008 2012, ngành Kế toán, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ...........................

ThS. Bùi Công Luận
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

 
 
 
 


Ngày

 

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ

Đầu tiên, con xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến cha mẹ, người đã sinh thành và
nuôi dạy con ăn học nên người, luôn bên con trên từng chặng đường cuộc sống!
Xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
và thầy cô Khoa Kinh tế đã tạo cho em một môi trường học tập tốt và tận tâm truyền
đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt bốn năm học vừa qua.
Đặc biệt, em xin gửi lời biết ơn đến ThS. Bùi Công Luận, người đã tận tình
hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa luận và giúp đỡ em trong thời gian đầu tiếp cận với
thực tế.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc cùng toàn thể cô, chú, anh chị Phòng Kế
toán – Tài vụ của Công ty TNHH Một Thành Viên Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản
(VISSAN) và Cửa hàng thực phẩm Vissan quận 10 đã tạo điều kiện và cung cấp kiến
thức, tài liệu giúp em thực hiện khóa luận này.

Cuối cùng, xin gửi lời tri ân đến những người thân, những người bạn đã luôn
ủng hộ, sát cánh bên tôi, cùng tôi vượt qua khó khăn trong suốt quá trình học tập.
Chúc mọi người sức khỏe và thành công. Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Lương Thị Thu Sương

 


NỘI DUNG TÓM TẮT
LƯƠNG THỊ THU SƯƠNG, tháng 06 năm 2012. “Kế Toán Tập Hợp Chi Phí
Sản Xuất và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty TNHH Một Thành Viên
Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản - VISSAN”.
LƯƠNG THỊ THU SƯƠNG, June 2012. “Accounting Production Cost and
Unit Cost at VISSAN Limited Company”.
Khóa luận được thực hiện dựa trên nguồn số liệu thu thập chủ yếu tại phòng Kế
toán – Tài vụ của công ty VISSAN.
Nội dung chủ yếu là mô tả quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm để thấy được cách thức hạch toán, sử dụng tài khoản, tính giá thành sản
phẩm. Đồng thời xem xét tính hợp lý, đầy đủ của các khoản mục cấu thành nên giá
thành sản phẩm. Từ đó đề ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.

 


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix

DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận ........................................................................2
1.4 Cấu trúc khóa luận .................................................................................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................4
2.1 Giới thiệu tổng quát về công ty VISSAN ..............................................................4
2.1.1 Khái quát về công ty ........................................................................................4
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển ......................................................................4
2.2 Chức năng, lĩnh vực hoạt động và mạng lưới kinh doanh của công ty VISSAN ..6
2.2.1 Chức năng ........................................................................................................6
2.2.2 Lĩnh vực hoạt động ..........................................................................................6
2.2.3 Mạng lưới kinh doanh......................................................................................6
2.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty .....................................................................7
2.3.1 Cơ cấu tổ chức .................................................................................................7
2.3.2 Nhiệm vụ của từng phòng ban .........................................................................8
2.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty....................................................................12
2.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán.................................................................................12
2.4.2 Nhiệm vụ của các phần hành kế toán ............................................................12
2.5 Tình hình vận dụng chế độ chính sách kế toán tại công ty VISSAN...................13
2.5.1 Vận dụng hệ thống chứng từ kế toán .............................................................13
2.5.2 Tài khoản áp dụng .........................................................................................14
2.5.3 Vận dụng hình thức kế toán và hệ thống sổ sách kế toán ..............................14
2.5.4 Mô hình tổ chức kế toán ................................................................................15
2.5.5 Vận dụng các chính sách về chế độ kế toán ..................................................15
2.5.6 Tình hình áp dụng các công cụ và phương tiện tính toán trong kế toán........16
v



2.6 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới ....................................16
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................17
3.1 Đặc điểm chi phí sản xuất ....................................................................................17
3.1.1 Khái niệm.......................................................................................................17
3.1.2 Phân loại chi phí sản xuất ..............................................................................17
3.1.3 Đối tượng tập hợp CPSX ...............................................................................19
3.2 Đặc điểm giá thành sản phẩm ..............................................................................19
3.2.1 Khái niệm.......................................................................................................19
3.2.2 Phân loại giá thành.........................................................................................19
3.2.3 Đối tượng tính giá thành sản phẩm ................................................................20
3.2.4 Kỳ tính giá thành sản phẩm ...........................................................................21
3.3 Nhiệm vụ kế toán CPSX và tính GTSP ...............................................................21
3.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ..........................................................................21
3.4.1 Quy trình kế toán CPSX và tính GTSP .........................................................21
3.4.2 Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp ..........................................................22
3.4.3 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp ..................................................24
3.4.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung .........................................................26
3.4.5 Kế toán thiệt hại sản phẩm hỏng....................................................................28
3.5 Kế toán tổng hợp CPSX và tính GTSP ................................................................31
3.6 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ....................................................................32
3.6.1 Khái niệm.......................................................................................................32
3.6.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang .....................................................32
3.7 Tính giá thành sản phẩm ......................................................................................33
3.7.1 Phương pháp trực tiếp (còn được gọi là phương pháp giản đơn) ..................33
3.7.2 Phương pháp hệ số .........................................................................................34
3.7.3 Phương pháp tỷ lệ ..........................................................................................34
3.7.4 Phương pháp loại trừ chi phí .........................................................................34
3.7.5 Phương pháp đơn đặt hàng ............................................................................35
3.7.6 Phương pháp phân bước ................................................................................35
3.7.7 Phương pháp liên hợp ....................................................................................35

3.8 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................35
vi


3.8.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................35
3.8.2 Phương pháp xử lý, trình bày ........................................................................35
3.8.3 Phương pháp mô tả số liệu.............................................................................35
3.8.4 Phương pháp phỏng vấn ................................................................................36
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................37
4.1 Đặc điểm sản xuất sản phẩm và quy trình công nghệ tại công ty VISSAN ........37
4.1.1 Đặc điểm sản xuất sản phẩm .........................................................................37
4.1.2 Quy trình công nghệ ......................................................................................37
4.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại công ty .....39
4.2.1 Phân loại CPSX .............................................................................................39
4.2.2 Đối tượng tập hợp chi phí ..............................................................................39
4.2.3 Đối tượng tính giá thành ................................................................................39
4.2.4 Kỳ tính GTSP ................................................................................................40
4.2.5 Phương pháp tính GTSP ................................................................................40
4.3 Kế toán tập hợp CPSX XXTT tại công ty VISSAN ............................................40
4.3.1 Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp ..........................................................40
4.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ...............................................................48
4.3.3 Kế toán chi phí SXC ......................................................................................54
4.3.4 Kế toán tập hợp chi phí thiệt hại trong sản xuất ............................................61
4.3.5 Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ .................................................61
4.4 Kế toán GTSP ...................................................................................................62
4.4.1 Tổng hợp CPSX .............................................................................................62
4.4.2 Kế toán tính GTSP .........................................................................................63
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................65
5.1 Kết luận ................................................................................................................65
5.1.1 Ưu điểm .........................................................................................................65

5.1.2 Những mặt còn tồn tại ...................................................................................66
5.2 Kiến nghị ..............................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................70
PHỤ LỤC .........................................................................................................................

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BB

Bao bì

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BTC

Bộ tài chính

CPSX


Chi phí sản xuất



Giám đốc

GTGT

Giá trị gia tăng

GTSP

Giá thành sản phẩm

K/C

Kết chuyển

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

NC

Nhân công

NVL

Nguyên vật liệu


PTGĐ

Phó tổng giám đốc



Quyết định

SDĐK

Số dư đầu kỳ

SDCK

Số dư cuối kỳ

SXC

Sản xuất chung

SP

Sản phẩm

SPDD

Sản phẩm dở dang

SXDD


Sản xuất dở dang

TGĐ

Tổng giám đốc

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

XX

Xúc xích

XXTT

Xúc xích tiệt trùng

UBND

Ủy ban nhân dân

Z

Giá thành

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Bảng Định Mức Tiêu Hao NVL Chính .........................................................40
Bảng 4.2 Bảng Định Mức Tiêu Hao Nguyên Vật Liệu Phụ .........................................41
Bảng 4.3 Bảng Định Mức Tiêu Hao Bao Bì .................................................................41
Bảng 4.4 Bảng Phân Bổ Chi Phí NVL Chính Tổ XXTT Tháng 12/2011 ....................47
Bảng 4.5 Bảng Phân Bổ Chi Phí NC Trực Tiếp Tổ XXTT Tháng 12/2011 .................52
Bảng 4.6 Bảng Phân Bổ Chi Phí SXC Tổ XXTT Tháng 12/2011 ................................58
Bảng 4.7 Bảng Tính GTSP Tổ XXTT Tháng 12/2011 .................................................64

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý của Công Ty VISSAN ..............................7
Hình 2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán .................................................................12
Hình 2.3 Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Tại Công Ty VISSAN .........................................14
Hình 3.1 Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Nguyên Vật Liệu Trực Tiếp ...............................24
Hình 3.2 Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp .........................................25
Hình 3.3 Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Chung ..................................................28
Hình 4.1 Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Xúc Xích Tiệt Trùng .................................38
Hình 4.2 Lưu Đồ Quy Trình Xuất Kho Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty ......................44
Hình 4.3 Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Nguyên Vật Liệu Trực Tiếp ...............................47
Hình 4.4 Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Tiền Lương Công Nhân ...........................50
Hình 4.5 Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp .........................................53
Hình 4.6 Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Chung ..................................................59
Hình 4.7 Sơ Đồ Kết Chuyển CPSX Để Tính Giá Thành Sản Phẩm.............................63


x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với thế giới bắt đầu từ việc gia nhập
Hiệp hội ASEAN và Tổ chức thương mại thế giới WTO. Kể từ đó, nước ta có những
bước chuyển mình đáng kể, nền kinh tế phát triển, thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư của
nước ngoài, đồng thời đẩy mạnh sự cạnh tranh giữa hàng hóa trong và ngoài nước.
Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải ngày càng đẩy mạnh và hoàn thiện hơn công
tác quản lý cũng như tổ chức sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản
phẩm cho phù hợp với thị hiếu, điều chỉnh giá thành và giá bán phù hợp với thu nhập
của người tiêu dùng.
Đối với doanh nghiệp sản xuất thì giá thành là một yếu tố quan trọng vì giá
thành là công cụ để doanh nghiệp kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Yếu tố này khẳng định kết quả làm việc của bộ máy sản xuất và bộ phận kế toán, đồng
thời quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đảm bảo việc hạch toán giá
thành chính xác, kịp thời, phù hợp với đặc điểm hình thành và phát triển chi phí ở từng
doanh nghiệp là yêu cầu có tính xuyên suốt trong quá trình hạch toán. Chính vì vậy mà
khâu tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu quan trọng trong
công tác kế toán của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, được sự đồng ý của Khoa kinh tế Trường
Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, được sự chấp thuận của Ban lãnh đạo
Công ty VISSAN, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Bùi Công Luận, em đã tiến
hành thực hiện đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty TNHH Một Thành Viên Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản –
VISSAN”.


1


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại công ty VISSAN.
Mô tả trình tự luân chuyển chứng từ, cách ghi sổ và phương pháp hạch toán một
số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến chi phí sản xuất và tính giá thành của một
số sản phẩm tại công ty. Từ đó nhận thấy được những ưu, nhược điểm trong quy trình
hạch toán của doanh nghiệp, đề xuất ý kiến đóng góp, khắc phục nhược điểm, đồng
thời phát huy những ưu điểm để ngày càng hoàn thiện công tác kế toán ở công ty.
Việc thực hiện khóa luận còn tạo cơ hội học hỏi, củng cố và nâng cao kiến thức
chuyên ngành từ những trải nghiệm thực tế về công việc và môi trường làm việc.
1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
 Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty VISSAN, số 420, Nơ
Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. HCM.
 Phạm vi thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 01/2012 đến tháng 03/2012.
 Thời điểm lấy số liệu nghiên cứu là tháng 12/2011.
 Nội dung nghiên cứu: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty TNHH Một Thành Viên Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản – VISSAN.
 Phạm vi số liệu: Số liệu được thu thập tại phòng kế toán của công ty.
1.4 Cấu trúc khóa luận
Luận văn gồm 5 chương:
 Chương 1: Mở đầu.
Đặt vấn đề, nêu tầm quan trọng và lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm
vi nghiên cứu.
 Chương 2: Tổng quan.
Giới thiệu sơ lược về công ty, lịch sử hình thành và phát triển, chức năng hoạt
động, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong công
ty, tổ chức công tác kế toán tại công ty.

 Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Nêu lên những cơ sở lý luận chung, nội dung có tính lý thuyết và phương pháp
nghiên cứu.
 Chương 4: Kết quả và thảo luận.
2


Mô tả công tác kế toán tập hợp CPSX (chi phí sản xuất) và tính GTSP (giá
thành sản phẩm) của công ty. Từ đó, rút ra nhận xét về công tác kế toán tập hợp CPSX
và tính GTSP.
 Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Kết luận chung về công tác kế toán của công ty. Từ đó đưa ra đề xuất giúp từng
bước hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại công ty.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Giới thiệu tổng quát về công ty VISSAN
2.1.1 Khái quát về công ty
Tên giao dịch trong nước: CÔNG TY TNHH
MỘT THÀNH VIÊN VIỆT NAM KỸ NGHỆ
SÚC SẢN.
Tên giao dịch ngoài nước: VISSAN LIMITED
COMPANY.
Tên viết tắt: VISSAN.

Điện thoại: (84 8) 35533999 –


Tổng giám đốc: Văn Đức Mười.

35533888.

Địa chỉ: 420, Nơ Trang Long, Phường 13,

Fax: (84 8) 35533939.

Quận Bình Thạnh, Tp HCM.

Email:

Mã số thuế: 0300105356.

Website: www.vissan.com.vn

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Một Thành Viên Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản – VISSAN là một
thành viên của Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn – SATRA. Nhà máy VISSAN
Việt Nam được khởi công xây dựng từ năm 1970 và chính thức đi vào hoạt động vào
năm 1974. Với diện tích 20 ha, tọa lạc trên một cù lao cách trung tâm Sài Gòn 7 km về
phía Bắc, nên công ty có nhiều thuận lợi về giao thông đường bộ và đường thủy.
Ngoài ra, tổng kinh phí và trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc sản xuất trị giá trên
300 tỷ đồng nên đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất lớn và lâu dài cho công ty. Đồng thời, do
đặc điểm bố trí mặt bằng nhiều thuận lợi nên đã tạo điều kiện tốt cho công ty trong
việc sản xuất, xử lý vệ sinh và lưu thông hàng hóa.
Công ty VISSAN hoạt động trong lãnh vực công nghệ giết mổ gia súc, đảm bảo
các tiêu chuẩn vệ sinh, cung cấp thịt tươi sống cho nhu cầu của nhân dân Thành phố từ
4



thời kỳ nền kinh tế còn theo cơ chế bao cấp. Sau đó, công ty đã tham gia xuất khẩu thịt
đông lạnh sang thị trường Liên Xô và các nước Đông Âu dưới hình thức nghị định thư.
Vào những năm cuối của thập niên 80, do tình hình chính trị và kinh tế trên thế
giới có nhiều biến động ảnh hưởng lớn đến các hoạt động xuất khẩu, đồng thời Đảng
và Nhà nước có chủ trương chuyển sang nền kinh tế thị trường, xóa bao cấp. Trong
thời kỳ này, để tồn tại và phát triển, phát huy vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế
Nhà nước, công ty đã chủ động chuyển hướng sản xuất, mạnh dạn đầu tư trang thiết bị,
lấy thị trường nội địa làm đòn bẩy phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng kênh
phân phối, xây dựng chiến lược sản phẩm, giá cả phù hợp với thị hiếu và thu nhập của
người dân. Do đó, sau khi chuyển sang cơ chế thị trường đến nay, công ty đã không
ngừng phát triển về quy mô cũng như các lĩnh vực sản xuất. Trước đây chỉ đơn thuần
giết mổ và phân phối thịt gia súc thì hiện nay mở rộng sang các ngành chế biến thực
phẩm, rau củ quả, chăn nuôi, đầu tư tài chính, xây dựng thành công thương hiệu
“VISSAN” tạo được uy tính lớn trên thị trường thực phẩm tươi sống và chế biến, là
một trong những đơn vị chế biến thực phẩm hàng đầu trên cả nước.
Ngoài nguồn nguyên liệu của xí nghiệp trực thuộc công ty, VISSAN còn thêm
nguồn cung ứng nguyên liệu dồi dào từ các tỉnh miền Tây, miền Trung và các vùng lân
cận.
Với đội ngũ công nhân viên trình độ cao, trang thiết bị hiện đại đã làm cho sản
phẩm của công ty luôn đảm bảo chất lượng, tạo được niềm tin với khách hàng.
Phương châm hoạt động của công ty dựa trên lợi ích chung của người tiêu
dùng. Công ty luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp của quý khách hàng để xây dựng
hình ảnh ngày càng tốt hơn trong lòng người tiêu dùng.
Một số sản phẩm chế biến của công ty cũng đã được xuất khẩu sang các nước
Nga, Đông Âu, Châu Á… Mặc dù số lượng còn ít, tuy nhiên đây là thị trường tiềm
năng, công ty sẽ tập trung đầu tư trong thời gian sắp tới, nhất là khi Việt Nam đã gia
nhập WTO, tham gia với các tổ chức khác trên thế giới và khu vực.
Công ty luôn đặt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng lên hàng

đầu. Liên tục nhiều năm liền các sản phẩm của công ty luôn được người tiêu dùng bình
chọn là “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao”, sản phẩm VISSAN đạt được nhiều cúp

5


vàng, bạc trong các hội chợ, hội thi thực phẩm. Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu vệ sinh an
toàn thực phẩm HACCP và các tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000;…
2.2 Chức năng, lĩnh vực hoạt động và mạng lưới kinh doanh của công ty VISSAN
2.2.1 Chức năng
Trong cơ chế thị trường, để mở rộng thị trường tiêu thụ, chất lượng sản phẩm là
yếu tố quyết định sự tồn tại của công ty. Chính vì lẽ đó, công ty đã không ngừng nâng
cao chất lượng sản phẩm và cải tiến mẫu mã.
Công ty đã từng bước hoàn thiện các định mức kinh tế kỹ thuật, đồng thời công
ty cũng dựa vào yếu tố thời vụ để xây dựng kế hoạch sản xuất nhằm không gây ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm, là cơ sở để xác định giá thành hợp lý.
Công ty đã từng bước mở rộng thị trường trong và ngoài nước nhằm cung cấp
cho thị trường những sản phẩm thiết yếu của đời sống.
2.2.2 Lĩnh vực hoạt động
Hoạt động của công ty chuyên về sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm
thịt heo, trâu, bò, thịt gia cầm tươi sống và đông lạnh, hải sản, sản phẩm thịt nguội cao
cấp theo công nghệ của Pháp, sản phẩm xúc xích tiệt trùng theo công nghệ của Nhật
Bản, sản phẩm chế biến theo truyền thống của Việt Nam, sản phẩm đóng hộp, trứng
gà, trứng vịt. Kinh doanh các mặt hàng công nghệ phẩm và tiêu dùng khác. Sản xuất
kinh doanh heo giống, heo thịt, bò giống, bò thịt. Dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi heo, bò.
Sản xuất kinh doanh rau củ quả các loại, rau quả chế biến, các loại gia vị và hàng nông
sản.
2.2.3 Mạng lưới kinh doanh
Mạng lưới kinh doanh của công ty khá phong phú và đa dạng. Hiện tại công ty có:
 11 đơn vị cửa hàng, trạm kinh doanh trực thuộc địa bàn các Quận trong Thành

phố Hồ Chí Minh và các chợ đầu mối quản lý trên 600 điểm bán.
 55 cửa hàng giới thiệu sản phẩm và trên 700 đại lý chế biến tại Thành phố Hồ
Chí Minh và các tỉnh, thành trên cả nước.
 Hệ thống siêu thị đáp ứng cuộc sống văn minh của người dân ngày càng cao.
Công ty VISSAN cũng đã mở một siêu thị Bình Hòa và đưa các sản phẩm vào tất cả
các hệ thống siêu thị bán sỉ và lẻ trên toàn quốc.

6


 Cung cấp thịt tươi sống và rau, củ, quả cho trên 650 trường học và cơ quan,
khách sạn.
 Xí nghiệp chế biến kinh doanh rau, củ, quả.
 Các chi nhánh VISSAN tại Hài Nội và Đà Nẵng,…
 Bên cạnh đó, công ty cũng đã xuất khẩu sang một số nước như: Bắc Mỹ, Đài
Loan, Nga, Singapore,…
2.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.3.1 Cơ cấu tổ chức

Hội Đồng Thành Viên
Ban Tổng Giám Đốc

Văn
phòng
công ty

Phòng Kế
Hoạch Đầu



Phòng Kế
Toán Tài
Vụ

Phòng Tổ
Chức Nhân
Sự

Ban Xây
Dựng Cơ
Bản

Phòng
XNK

Phòng Kinh
Doanh
TPCB

Phòng Kinh
Doanh
TPTS

Phòng
Thị
Trường

Phòng
Nghiên Cứu
và PTSP


Phòng
KCS

Phòng
Vật Tư
Kỹ Thuật

Xí nghiệp
chăn nuôi
Gò Sao

Xí nghiệp
chế biến
thực phẩm

Xí nghiệp
CB – KD
rau củ quả

11 đơn vị
KD cửa
hàng, Trạm

Chi nhánh
Hà Nội

Chi nhánh
Đà Nẵng


Văn phòng đại
diện tại LB
Nga

6 kho xưởng SX,
Khu trữ lạnh, Nhà
máy giết mổ

Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý của Công Ty VISSAN
7


2.3.2 Nhiệm vụ của từng phòng ban
a) Hội đồng thành viên
Có nhiệm vụ chỉ đạo chung cho mọi hoạt động của công ty.
b) Ban tổng giám đốc
Gồm một TGĐ (Tổng giám đốc) và hai PTGĐ (Phó tổng giám đốc). Trong đó,
TGĐ và PTGĐ do GĐ (Giám đốc) Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn đề nghị, chủ
tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh ký quyết định bổ nhiệm và bãi nhiệm.
 Nhiệm vụ
 Điều hành tất cả hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật, không trái với
những quy định của nhà nước.
 TGĐ có quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm các trưởng, phó phòng. Đồng thời trực
tiếp ký kết hợp đồng lao động, ấn định mức lương, khen thưởng cũng như thực thi kỷ
luật đối với cán bộ công nhân viên trong công ty theo pháp định của nhà nước.
 Ngoài ra, TGĐ còn là người đại diện cho quyền lực tối cao của công ty và đồng
thời cũng là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty trước pháp luật.
c) Phòng kế toán tài vụ
Gồm một trưởng phòng, hai phó phòng và hai mươi tám kế toán viên đặt dưới

sự chỉ đạo của TGĐ.
 Nhiệm vụ
 Sử dụng các công cụ kế toán để quản lý tình hình vốn và cơ cấu vốn của công
ty. Tại mỗi thời điểm phải trình lên ban TGĐ những báo cáo thích hợp theo yêu cầu về
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Có nghĩa vụ lưu trữ, không tiết lộ ra ngoài về tình hình hoạt động của công ty.
 Tổ chức công tác thu, chi đúng thời hạn để đảm bảo tình hình tài chính được an
toàn. Bên cạnh đó phải nghiêm chỉnh chấp hành khai báo thuế, trình lên cơ quan thuế
các báo cáo tài chính định kỳ theo yêu cầu của Bộ Tài Chính.
 Tính toán CPSX, GTSP, lãi lỗ, các khoản phải nộp cho Nhà nước rồi trình lên
các cấp lãnh đạo vào mỗi kỳ thanh toán.
 Nghiêm chỉnh chấp hành sự chuẩn xác về các yêu cầu của kế toán để đảm bảo
tính nghiêm minh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
8


d) Phòng kế hoạch đầu tư
 Nhiệm vụ
 Lập và thẩm định dự án đầu tư trình lên ban TGĐ.
 Tham mưu cho ban TGĐ trong công việc vạch ra kế hoạch đầu tư.
 Tham khảo thị trường về giá của tất cả các nguyên liệu để làm cơ sở cho việc
xác định giá thành.
 Phân tích đánh giá việc thực hiện các định mức tiêu hao NVL và CPSX khác.
 Nghiên cứu tìm hiểu các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, mẫu mã
của khách hàng để thực hiện tốt các hợp đồng.
 Tổ chức buổi họp tại công ty, các buổi tiếp khách trong và ngoài nước.
e) Phòng kinh doanh TPCB (thực phẩm chế biến) và TPTS (thực phẩm
tươi sống)
 Nhiệm vụ
 Báo cáo tất cả các hoạt động kinh doanh mặt hàng chế biến của công ty trong

và ngoài nước một cách chính xác và trung thực.
 Là bộ phận tham mưu quan trọng cho PTGĐ kinh doanh để xây dựng chiến
lược kinh doanh trong từng thời điểm và để không ngừng phát triển công ty.
 Nắm vững tiến độ bán hàng, hàng tồn kho để kịp thời lập kế hoạch nhập hàng
tránh bị ùn tắc hoặc thiếu hàng để kinh doanh.
 Là đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm thực thi đúng chiến lược kinh doanh do các
cấp lãnh đạo đề ra, đồng thời quản trị kiểm tra đúng kế hoạch để có phương pháp khắc
phục cho mọi tình huống.
f) Phòng thị trường
 Nhiệm vụ
 Nghiên cứu, phân tích, xác định khách hàng mục tiêu và tham mưu xây dựng
chiến lược tiếp thị cho từng nhóm khách hàng ưu tiên của bộ phận kinh doanh bán
buôn và bán lẻ, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của công ty.
 Tổng hợp, phân loại, đề xuất phương án phối hợp giải quyết khiếu nại của
khách hàng trong toàn bộ hệ thống kinh doanh.

9


 Kết hợp với các bộ phận sản xuất, kinh doanh bán buôn và bán lẻ để xây dựng,
tổ chức, thực hiện kế hoạch tiếp thị cho từng tháng, quý, năm nhằm đạt được mục tiêu
kinh doanh và xây dựng thương hiệu.
 Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh.
 Xây dựng, phát triển, mở rộng mạng lưới đại lý phân phối trên toàn quốc,
chương trình khuyến mãi, sự kiện phục vụ tại các hội chợ, siêu thị,…
 Quản lý và điều hành hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm hiện có, thực hiện
tốt kế hoạch, chương trình tung sản phẩm mới ra thị trường.
 Đề xuất ngân sách để thực hiện chương trình mục tiêu cụ thể và chịu sự kiểm
soát tài chính, đánh giá, báo cáo hiệu quả đạt được.
 Lập kế hoạch marketing cho toàn công ty trình ban TGĐ duyệt và phối hợp với

các phòng chức năng triển khai, thực hiện.
g) Phòng xuất nhập khẩu
 Nhiệm vụ
Báo cáo tất cả mọi hoạt động kinh doanh của công ty ở nước ngoài lên ban
TGĐ công ty một cách chính xác và trung thực.
h) Phòng tổ chức nhân sự
 Nhiệm vụ
 Đảm trách công tác tuyển dụng và phân bố lao động cho hợp lý trong các bộ
phận sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động.
 Có kế hoạch theo dõi quá trình lao động, công việc của từng nhân viên để từ đó
có những đánh giá chuẩn xác nhằm xác lập chế độ khen thưởng, kỷ luật hay đề bạt hợp lý.
 Lập kế hoạch sử dụng đồ bảo hộ lao động cho công nhân.
 Tổ chức cán bộ công nhân viên được đi học để nâng cao trình độ, tay nghề.
 Đảm bảo đầy đủ chế độ, quyền lợi mà công nhân được hưởng.
i) Phòng hành chánh
 Nhiệm vụ
 Tổ chức và quản lý đội bảo vệ của công ty nhằm đảm bảo an ninh cho công ty.
 Cung cấp vật tư, vật liệu, văn phòng phẩm.
 Quản lý đội tạp dịch chuyên làm vệ sinh, chăm sóc cây kiểng cho công ty.
10


 Quản lý một đội sửa chữa nhỏ nhằm xây dựng những công trình nhỏ do công ty
tự làm.
k) Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm
 Nhiệm vụ
 Nghiên cứu và cho ra đời những sản phẩm mới, mẫu mã mới.
 Đưa ra các quy trình chế biến để sản phẩm luôn đạt yêu cầu.
 Giữ bí mật về công nghệ sản xuất và sở hữu trí tuệ của công ty.
l) Phòng KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm)

 Nhiệm vụ
 Hỗ trợ cho phòng sản xuất về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong
quá trình sản xuất.
 Tổ chức kiểm tra theo định kỳ tại từng khu vực sản xuất trong nhà máy.
 Kiểm tra độ an toàn của máy móc, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình chế
biến sản phẩm.
 Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm trên mọi mặt để đánh giá nhược điểm thiếu
sót trong quá trình kiểm tra trước khi chế biến thành phẩm.
 Kiểm tra mức độ chấp hành các chỉ tiêu về vệ sinh của công nhân viên trong
quá trình tham gia sản xuất.
 Định kỳ phải lấy mẫu các sản phẩm đưa qua các cơ qua chức năng để kiểm
nghiệm đảm bảo an toàn vệ sinh cao.
m) Phòng vật tư kỹ thuật
 Nhiệm vụ
 Thực hiện kiểm tra bảo dưỡng máy móc trang thiết bị theo định kỳ như quy
định tại khu vực sản xuất, văn phòng của công ty.
 Trình lên bộ phận cấp trên kế hoạch sửa chữa, thay thế, mua mới các trang thiết
bị nhằm đáp ứng tính liên tục trong sản xuất.
 Trực tiếp đề ra và thiết kế trình tự các bộ phận sản xuất trong phân xưởng sản
xuất.

11


2.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Kế Toán Trưởng
Phó Phòng Kế Toán
Kế Toán Tổng Hợp


Kế toán
vốn bằng
tiền

Kế toán
công
nợ

Kế
toán
thuế

Kế toán
chi phí và
tính giá
thành

Kế toán
NVL, vật
tư, hàng
hóa

Thủ
quỹ

Tổ trưởng kế toán tại
đơn vị trực thuộc

Thủ quỹ


Kế toán công nợ

Kế toán quỹ

Kế toán hàng hóa

Hình 2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán
2.4.2 Nhiệm vụ của các phần hành kế toán
a) Kế toán trưởng và phó phòng
 Giúp TGĐ tổ chức hoạt động kinh tế.
 Tham gia nghiên cứu, cải tiến tổ chức sản xuất, cải tiến phương án kinh doanh
và xây dựng phương án tiêu thụ.
 Cung cấp số liệu về tình hình hoạt động và các báo cáo tài chính.
 Tổ chức thi hành và củng cố hoàn thiện chế độ hạch toán kinh tế của công ty
theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý.
b) Kế toán tổng hợp
 Chịu trách nhiệm cân đối tài khoản.
 Kiểm tra và tổng hợp sổ sách của công ty và các đơn vị phụ thuộc công ty.
 Lập báo cáo tài chính.

12


c) Kế toán nguyên vật liệu
 Phản ánh và theo dõi tình hình biến động của NVL, công cụ lao động, ghi chép
vào sổ chi tiết các chứng từ và thẻ kho vật liệu.
 Cung cấp số liệu và lập báo cáo về vật liệu, công cụ lao động, tham gia công tác
kiểm kê định kỳ.
d) Kế toán công nợ
Theo dõi chứng từ công nợ về tiêu thụ sản phẩm, tình hình thanh toán của

khách hàng.
e) Kế toán thuế
Tập hợp và tính thuế GTGT đầu vào, đầu ra, thuế thu nhập cá nhân,…
f) Kế toán vốn bằng tiền
Theo dõi sự vận động của các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang
chuyển.
g) Kế toán tập hợp chi phí và tính GTSP
 Phản ánh một cách khách quan các khoản chi phí phục vụ cho sản xuất kinh
doanh, phục vụ yêu cầu tính giá thành.
 Kiểm tra CPSX của công ty.
 Lập báo cáo liên quan đến CPSX và tính GTSP.
h) Thủ quỹ
 Quản lý tiền mặt của công ty, phản ánh tình hình thu chi tiền mặt.
 Lập báo cáo thu chi.
 Hằng ngày thủ quỹ phải kiểm kê tồn quỹ tiền mặt thực tế và tiến hành đối chiếu
với số liệu tồn quỹ của kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch giữa kế toán tiền mặt và
thủ quỹ thì phải kiểm tra để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý.
2.5 Tình hình vận dụng chế độ chính sách kế toán tại công ty VISSAN
2.5.1 Vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụ tài chính đã
phát sinh và thực sự hoàn thành.
Chế độ chứng từ kế toán ở công ty được áp dụng theo chế độ kế toán doanh
nghiệp ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006.
Chứng từ kế toán gồm có chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn.
 Chứng từ bắt buộc: phiếu thu, phiếu chi,…
 Chứng từ hướng dẫn:
13


 Bảng chấm công; Bảng thanh toán tiền lương;...

 Phiếu nhập kho; Phiếu xuất kho; Bảng kê mua hàng.
 Giấy đề nghị tạm ứng; Giấy đề nghị thanh toán; Bảng kiểm kê quỹ;…
 Biên bản giao nhận TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ;…
Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động của công ty đều được
lập chứng từ. Và mỗi chứng từ được lập đủ số liên theo quy định. Trình tự luân chuyển
và kiểm tra chứng từ được tuân thủ theo các quy định của Luật kế toán và theo quy
định áp dụng tại công ty.
2.5.2 Tài khoản áp dụng
Hiện nay, công ty áp dụng hệ thống tài khoản ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC. Đối với một số tài khoản, tùy theo đặc điểm và yêu cầu sản xuất
mà công ty quy định chi tiết các tài khoản cấp 2, cấp 3 cho phù hợp.
2.5.3 Vận dụng hình thức kế toán và hệ thống sổ sách kế toán
 Để thuận tiện trong việc tổng hợp và phản ảnh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
tại một công ty có quy mô lớn như VISSAN, đòi hỏi công ty phải áp dụng hình thức
ghi sổ kế toán cho phù hợp. Đó chính là lý do công ty chọn hình thức ghi sổ kế toán
theo hình thức “Nhật ký – Chứng từ”.
 Hệ thống sổ sách áp dụng trong Nhật ký – Chứng từ của công ty VISSAN được
thực hiện theo quy định về sổ sách kế toán trong Luật kế toán.
Chứng từ kế toán và các bảng
phân bổ

Bảng kê

NHẬT KÝ
CHỨNG TỪ

Sổ cái

Sổ, thẻ kế toán
chi tiết


Bảng tổng hợp chi tiết

BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Hình 2.3 Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Tại Công Ty VISSAN

14


×