Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Luận văn ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHU KỲ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG KEO LAI TRÊN CƠ SỞ XÁC ĐỊNH SINH KHỐI Ở CÁC CẤP TUỔI 4, 5 VÀ 6 TẠI KHU VỰC U MINH HẠ TỈNH CÀ MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 80 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

2

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

3
4
5
6

NGUYỄN MINH HIỀN

7
8
9
10 ĐÁNH
11
12

GIÁ HIỆU QUẢ CHU KỲ SỬ DỤNG ĐẤT
TRỒNG KEO LAI TRÊN CƠ SỞ XÁC ĐỊNH
SINH KHỐI Ở CÁC CẤP TUỔI 4, 5 VÀ 6

13

TẠI KHU VỰC U MINH HẠ

14



TỈNH CÀ MAU

15
16
17
18

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC

19

NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

20
21
22
23

1
2

2017


1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

2


KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

3
4
5

NGUYỄN MINH HIỀN

6
7
8 ĐÁNH
9
10

GIÁ HIỆU QUẢ CHU KỲ SỬ DỤNG ĐẤT
TRỒNG KEO LAI TRÊN CƠ SỞ XÁC ĐỊNH
SINH KHỐI Ở CÁC CẤP TUỔI 4, 5 VÀ 6

11

TẠI KHU VỰC U MINH HẠ

12

TỈNH CÀ MAU

13
14
15


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC

16

NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

17

MÃ NGÀNH: 52850103

18
19

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

20

PGS. TS. LÊ TẤN LỢI

21
22
23
24
1
2

2017



1

CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG

1
2

3
Luận văn này, với đề tựa là “Đánh giá hiệu quả chu kỳ sử dụng đất trồng
4Keo Lai trên cơ sở xác định sinh khối ở các cấp tuổi 4, 5 và 6 tại khu vực U
5Minh Hạ tỉnh Cà Mau” do học viên Nguyễn Minh Hiền thực hiện theo sự
6hướng dẫn của PGS. TS. Lê Tấn Lợi. Luận văn đã báo cáo và được Hội đồng
7chấm luận văn thông qua ngày 30/06/2017.
8
9
10

Ủy viên

Thư ký

11

(Đã ký)

(Đã ký)

12
13
14 PGS. TS. Châu Minh Khôi


TS. Võ Quốc Tuấn

15
16
17

Phản biện 1

Phản biện 2

18

(Đã ký)

(Đã ký)

TS. Trần Thị Ngọc Sơn

TS. Trần Ngọc Hùng

24

Cán bộ hướng dẫn

Chủ tịch Hội đồng

25

(Đã ký)


(Đã ký)

PGS. TS. Lê Tấn Lợi

TS. Trần Văn Dũng

19
20
21
22
23

26
27
28

2
3

i


1
1

LÝ LỊCH KHOA HỌC

2
3

4

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC

5

Họ và tên: Nguyễn Minh Hiền

Giới tính: Nam.

6

Ngày, tháng, năm sinh: 13/06/1993

Nơi sinh: Vĩnh Long.

7

Quê quán: TP. Vĩnh Long, Vĩnh Long

Dân tộc: Kinh.

8
9

Địa chỉ liên lạc: Số nhà 179, đường Nguyễn Chí Thanh, khóm 1, phường
5, TP. Vĩnh Long, Vĩnh Long.

10


Điện thoại di động: 0988.281.823

11

E-mail:

12

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

13

1. Trung học chuyên nghiệp

14

Hệ đào tạo:……………………Thời gian đào tạo từ ……đến………

15

Nơi học (trường, thành phố):……………......Ngành học:…………….

16

2. Đại học

17

Hệ đào tạo: Thời gian đào tạo từ 2011 đến 2014.


18

Nơi học: Trường Đại học Cần Thơ, Thành phố Cần Thơ.

19

Ngành học: Quản lý đất đai.

20
21

Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Phát triển đô thị bền vững ở
quận Ninh Kiều – Thành phố Cần Thơ.

22
23

Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: Khoa Môi trường
và Tài nguyên Thiên nhiên, Đại học Cần Thơ.

24

Người hướng dẫn: Ths. Trần Thị Ngọc Trinh.

25

3. Thạc sĩ

26


Hệ đào tạo: Chính quy.

Thời gian đào tạo từ 2015 đến 2017.

27

Nơi học: Trường Đại học Cần Thơ.

Ngành học: Quản lý Đất đai.

28
29
30

Tên luận văn: Đánh giá hiệu quả chu kỳ sử dụng đất trồng Keo Lai trên
cơ sở xác định sinh khối ở các cấp tuổi 4, 5 và 6 tại khu vực U Minh Hạ
tỉnh Cà Mau.

31

Người hướng dẫn: PGS. TS. Lê Tấn Lợi.

32

4. Trình độ ngoại ngữ: B1 (Tiếng Anh).

2
3

ii



1

LỜI CẢM ƠN

1
2

3
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Lê Tấn Lợi
4đã tận tình chỉ bảo em trong suốt thời gian em thực hiện đề tài.
5
Tôi xin cảm ơn ban chủ nhiệm đề tài “Đánh giá tác động của trồng Keo
6Lai đến nguồn lợi cá đồng và mật ong trong khu vực rừng U Minh Hạ” đã tạo
7điều kiện cho tôi tham gia để thu thập số liệu cũng như tận tình giúp đỡ và hỗ
8trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
9
Em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến quý thầy cô thuộc Bộ môn Tài
10nguyên Đất đai, khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, trường Đại học
11Cần Thơ là những người đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn em trong suốt
12thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
13
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến anh Nguyễn Văn Út Bé, anh Lý Trung
14Nguyên, chị Lý Hằng Ni (Bộ môn Tài nguyên Đất đai) và anh Lê Phước Toàn
15(Bộ môn Khoa học Đất) cùng các bạn Hoàng Thị Cẩm Vân, bạn Miêu Huệ
16Phương, bạn Nguyễn Thị Hãi Yến đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt
17quá trình thu thập và phân tích số liệu.
18
Cuối cùng con không quên công ơn cha, mẹ đã chịu nhiều vất vả để tạo

19điều kiện tốt nhất cho con học tập và đạt được kết quả tốt như ngày hôm nay.
20
21

Chân thành cảm ơn!

22
23

Nguyễn Minh Hiền

24

2
3

iii


1
1
2Nguyễn Minh Hiền, 2017. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHU KỲ SỬ DỤNG
3ĐẤT TRỒNG KEO LAI TRÊN CƠ SỞ XÁC ĐỊNH SINH KHỐI Ở CÁC
4CẤP TUỔI 4, 5 VÀ 6 TẠI KHU VỰC U MINH HẠ TỈNH CÀ MAU. Luận
5văn Thạc sĩ Quản lý đất đai. Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên,
6Trường Đại học Cần Thơ.
7Cán bộ hướng dẫn: PGs. Ts. Lê Tấn Lợi
8

TÓM LƯỢC


9
Mục tiêu đề tài là xây dựng phương trình tính sinh khối và tích lũy
10Cacbon cho cây Keo Lai (Acacia hybrid) làm cơ sở xác định hiệu quả chu kỳ
11sử dụng đất tại khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Thí nghiệm được bố trí 3 ô
12tiêu chuẩn tương ứng với 3 cấp tuổi 4, 5 và 6. Nghiên cứu đã thu thập số liệu
13sinh khối, Hvn và D1,3, từ đó lập phương trình tương quan và đánh giá trữ lượng
14tích lũy CO2 bằng phương pháp HARTIG (Nghiên cứu được thực hiện từ
15tháng 09/2016 đến tháng 06/2017). Đề tài đã tổng hợp, phân tích và lựa chọn
16được 25 phương trình tính sinh khối cho 3 cấp tuổi Keo Lai có hệ số tương
17quan cao (0,861 < r < 0,985; P < 0,001) để sử dụng. Kết quả cho thấy sinh
18khối tươi cây cá thể ở cấp tuổi 4 đạt 68,39 kg, cấp tuổi 5 đạt 141,64 kg và cấp
19tuổi 6 đạt 290,09 kg và sinh khối tươi trung bình ở cấp tuổi 4, 5 và 6 đạt tương
20ứng 109,66 tấn/ha, 169,61 tấn/ha và 493,74 tấn/ha (giai đoạn 4 – 5 tuổi tăng
2159,95 tấn/ha và giai đoạn 5 – 6 tuổi tăng 324,13 tấn/ha ). Sinh khối khô 1 hecta
22ở bộ phận thân là cao nhất đạt 93,47%, kế đến là bộ phận cành đạt 6,06%, bộ
23phận lá đạt 0,47%. Trong tổng sinh khối khô thì sinh khối thân chiếm tỷ lệ cao
24nhất là 93,55%, cành 6,01% và thấp nhất là sinh khối lá 0,54%. Đề tài dựa vào
25phương trình tương quan đã thiết lập để tính khả năng hấp thu CO2 của Keo
26Lai tuổi 4 đạt 91,70 tấn CO2/ha/vụ, tuổi 5 đạt 162,03 tấn CO2/ha/vụ và tuổi 6
27đạt 535,72 tấn CO2/ha/vụ. Giá trị kinh tế môi trường Keo Lai ở giai đoạn 5 – 6
28năm tuổi tăng 359,78 triệu đồng/ha gấp 5,74 lần giai đoạn 4 – 5 năm tuổi
29(62,68 triệu đồng/ha). Xét về mật độ ở điều kiện cụ thể ở vùng nghiên cứu thì
30đề tài đề xuất thu hoạch Keo Lai ở cấp tuổi 6 là thích hợp nhất, mang lại giá trị
31kinh tế và môi trường cao nhất.
32
Từ khóa: Phương pháp HARTIG, Keo Lai, Phương trình tương quan,
33Sinh khối, Tích lũy Cacbon, U Minh Hạ.

2

3

iv


1
1
2Nguyen Minh Hien, 2017. EVALUATION OF LAND USE CYCLES
3EFFICEINCY TO PLANT ACACIA HYBRID BASED ON THE BASIS OF
4DETERMINING THE BIOMASS OF AGE-LEVEL 4, 5 AND 6 IN THE U
5MINH HA, CA MAU PROVINCE. Master thesis in Land Management,
6College of the Environment and Natural Recourses, Can Tho University.
7Supervisor: Associate Professor. Dr. Le Tan Loi.
8

ABSTRACT

9
The objective of study was to built the equation for biomass calculation
10and Carbon accumulation in Acacia hybrid based on the basis of determining
11the economic efficiency of land use cycles in the U Minh Ha, Ca Mau
12province. Research was carried out on 3 standard plots of the three age levels
13including: 4, 5 and 6 years. The data was collected of biomass, H vn and D1,3
14from that established the correlation equation and evaluation the cumulative
15reserves CO2 by the HARTIG methodology. The study were synthesized,
16analyzed and selected 25 biomass equation for 3 age level of Acacia hybrid
17has a high correlation coefficient (0.86 < r <0.99; P < 0.001) to used. Fresh
18biomass in individual tree of age 4 was of 68,39 kg, at the age 5 of 141,64 kg
19and age 6 of 290.09 kg. The fresh biomass average per 1 hectare, age 4, 5 and
206 was respectively ranging 118.3 tons/ha, 315.2 tons/ha and 408.9 tons/ha

21(period of 4 - 5 year increased from 19.9 tons/ha to the period of 5 - 6 years
22old about of 93.7 tons/ha). Dry biomass of 1 hectare in the trunk part was the
23highest was 93.47%, next is the branches was 6.06%, leaves was 0.47%. In
24total dry biomass, the biomass body was the highest proportion of 93.55%,
25branch 6.01% and lowest branch leaf biomass was 0.54%. Subject based on
26the correlation equation was established to calculate the biomass accumulation
27possibility and Acacia Hybrid forest reserves in study area. The ability to
28absorb CO2 of Acacia Hybrid adhesives was 4 reached 98.8 tons of
29CO2/ha/crop, age 5 reached 297.42 tons CO 2/ha/crop and age 6 reached 443.59
30tons CO2/ha/crop. Economic value of Acacia hybrid at the period 4 - 5 years of
31age increased 220.6 million VND/ha and fold 1.98 times the period of 5 - 6
32years of age (111.25 million VND/ha) and stage 4 - 5 years the amount of CO 2
33absorbed increased 198.62 tons of CO 2/ha higher than the period of 5 - 6 years
34(146.17 tons CO2/ha). In terms of density in specific conditions in the study
35area, the study proposed harvest at the age 5 Acacia hybrid were best
36appropriate, bring the highest economic and environment.
37

Keywords: Acacia Hybrid, Accumulated Carbon, Biomass, Correlation

2

v

3


1
1equations, HARTIG methodology, U Minh Ha.


2
3

vi


1

1

CAM KẾT KẾT QUẢ

2
3
Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
4nghiên cứu của tôi trong khuôn khổ của để tài “Đánh giá tác động của trồng
5cây Keo Lai đến nguồn lợi cá đồng và mật ong trong khu vực rừng U Minh
6Hạ, Cà Mau”. Đề tài có quyền sử dụng kết quả của luận văn này để phục vụ
7cho đề tài.

Tác giả luận văn

8
9
10

Nguyễn Minh Hiền

11


2
3

vii


1
1

MỤC LỤC

2
3
4

CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG i

5

LÝ LỊCH KHOA HỌC ii

6

LỜI CẢM ƠN iii

7

TÓM LƯỢC iv

8


ABSTRACT

9

CAM KẾT KẾT QUẢ

v
vi

10

MỤC LỤC

vii

11

DANH SÁCH BẢNG

x

12

DANH SÁCH HÌNH

xi

13


DANH SÁNH CÁC TỪ VIẾT TẮT xii

14

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1

15

1.1 Đặt vấn đề......................................................................................1

16

1.2 Mục tiêu.........................................................................................2

17

1.2.1 Mục tiêu chung.......................................................................2

18

1.2.2 Mục tiêu cụ thể.......................................................................2

19

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

20


1.3.1 Ý nghĩa khoa học.....................................................................2

21

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn.....................................................................2

22
23

CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 Sơ lược về khu vực nghiên cứu 3

24

2.1.1 Vị trí địa lý..............................................................................3

25

2.1.2 Hệ thực vật, động vật...............................................................4

26

2.1.3 Khí hậu và thủy văn.................................................................5

27

2.1.4 Đặc điểm kinh tế - xã hội.........................................................5

28


2.2 Tổng quan về cây Keo Lai

6

29

2.2.1 Nguồn gốc

30

2.2.2 Thực trạng trồng Keo Lai hiện nay

31

2.2.3 Tình hình nghiên cứu Keo Lai 10

32

2.2.4 Hiệu quả kinh tế cây Keo Lai

33

2.2.5 Ứng dụng của cây Keo Lai13

2
3

6

viii


13

8


1
1
2

2.2.6 Một số tính chất rừng Keo Lai 14
2.3 Sinh khối15

3

2.3.1 Sinh khối cây cá thể 15

4

2.3.2 Sinh khối tươi cây cá thể 15

5

2.3.3 Sinh khối khô cây cá thể 16

6

2.3.4 Thể tích cây

7

8
9
10

16

2.4 Hấp thu CO2 và tích lũy Cacbon của cây rừng 17
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
18
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

18

11

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................18

12

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu...............................................................18

13

3.2 Giới hạn nghiên cứu của đề tài 18

14

3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

15


3.3.1 Nội dung 18

16

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu 18

17
18
19

3.4 Phương tiện thực hiện

18

22

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Phương trình tính sinh khối

23

23

20
21

4.1.1 Tương quan giữa sinh khối tươi với đường kính ngang ngực
23


22

4.1.2 Tương quan giữa sinh khối khô với đường kính ngang ngực24

23

4.1.3 Tương quan giữa sinh khối tươi với thể tích cây 25

24

4.1.4 Tương quan giữa sinh khối khô với thể tích cây 26

25
26

4.1.5 Tương quan giữa thể tích cây với đường kính ngang ngực và
chiều cao vút ngọn 26

27

4.1.6 Phương trình tính sinh khối Keo Lai 27

28

4.2 Sinh khối Keo Lai 28

29

4.2.1 Kết cấu sinh khối tươi cây cá thể


28

30

4.2.2 Kết cấu sinh khối khô cây cá thể

30

31

4.2.3 Kết cấu sinh khối tươi quần thể Keo Lai

30

32

4.2.4 Kết cấu sinh khối khô quần thể Keo Lai

31

33

4.2.5 Khả năng hấp thu CO2 và tích lũy C 32

34
2
3

4.2.5.1 Khả năng tích lũy C của cây cá thể
ix


32


1
1

4.2.5.2 Kết cấu hấp thu CO2 của cây cá thể

34

2

4.2.5.3 Hấp thu CO2 của quần thể theo tuổi

36

3

4.2.6 Lượng giá bằng tiền từ khả năng hấp thu CO2 của quần thể 38

4

4.3 So sánh, đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của Keo Lai 39

5

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

41


6

5.1 Kết luận........................................................................................41

7

5.2 Kiến nghị......................................................................................41

8

TÀI LIỆU THAM KHẢO

9

PHỤ LỤC

43

46

10

2
3

x


1

1
2

DANH SÁCH BẢNG

3

Bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Dân số và diện tích trung bình của hộ dân vùng U Minh Hạ

6

3.1

Các dạng phương trình tương quan tổng quát

21

4.1

Phương trình tương quan giữa sinh khối tươi với đường kính
ngang ngực


23

4.2

Phương trình tương quan giữa sinh khối khô với đường kính
ngang ngực

24

4.3

Phương trình tương quan sinh khối tươi với thể tích

25

4.4

Phương trình tương quan sinh khối khô với thể tích

26

4.5

Phương trình tương quan thể tích cây với đường kính ngang
ngực và chiều cao vút ngọn

27

4.6


Phương trình tương quan được chọn

28

4.7

Lượng C tích lũy trung bình theo cấp kính trong cây cá thể

33

4.8

Hấp thu CO2 của các bộ phận cây cá thể

35

4.9

Giá trị thương mại theo lượng hấp thu CO2

39

4.10

Giá trị kinh tế các giai đoạn sinh trưởng Keo Lai theo trữ
lượng tích lũy sinh khối tươi và hấp thu CO2

40

2

3

xi


1

DANH SÁCH HÌNH

1
2

Hình

Tên hình

Trang

2.1

Bản đồ vị trí vùng nghiên cứu

3

3.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

19


4.1

Sinh khối tươi trung bình cá thể cây Keo Lai mỗi cấp tuổi

29

4.2

Sinh khối khô trung bình cá thể cây Keo Lai môi cấp tuổi

30

4.3

Tỷ lệ sinh khối tươi thân, cành và lá của quần thể Keo Lai
mỗi cấp tuổi

31

4.4

Xu hướng biến động sinh khối khô của các cấp tuổi

32

4.5

Tỷ lệ % C tích lũy trong bộ phận cây cá thể

34


4.6

Khả năng hấp thu CO2 bộ phận cây cá thể

36

4.7

Khả năng hấp thu CO2 quần thể Keo Lai theo các cấp tuổi

36

4.8

Lượng CO2 hấp thu của các bộ phận quần thể Keo Lai theo
cấp tuổi

38

3
4
5

2
3

xii



1
1

DANH SÁNH CÁC TỪ VIẾT TẮT

2
3

Từ viết tắt

Tiếng anh

Tiếng việt

D1,3

Đường kính cây tại vị trí 1,3 m, tính từ gốc

Hvn

Chiều cao vút ngọn của cây

KT

Kinh tế

NN

Nông nghiệp


PhD

Doctor of
Phisolophy

TNHH
V

Tiến sĩ
Trách nhiệm hữu hạn

Volumetric

Thể tích
Vườn quốc gia

Wcanhk

Sinh khối cành khô

Wcanht

Sinh khối cành tươi

Wlak

Sinh khối lá khô

Wlat


Sinh khối lá tươi

Wthank

Sinh khối thân khô

Wthant

Sinh khối thân tươi

Wtongt

Sinh khối tươi cả cây

Wtongk

Sinh khối khô cả cây

XH

Xã hội

2

VQG

3

xiii



1

1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

2
31.1 Đặt vấn đề
4
Hiện nay, biến đổi khí hậu đã và đang là vấn đề được toàn nhân loại
5quan tâm, tác động trực tiếp đến đời sống, kinh tế - xã hội và môi trường
6toàn cầu. Trước xu thế đó, rừng đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm
7thiểu tác động biến đổi khí hậu, rừng là bể chứa, hấp thu CO 2 và lưu giữ
8Cacbon. Nhưng tình trạng mất rừng, suy thoái rừng và sử dụng đất nông
9nghiệp là nguồn phát thải chính các khí gây hiệu ứng nhà kính do con người
10gây ra (REDD, 2010). Ước tính lượng CO 2 phát thải do mất rừng trong
11những năm 90 khoảng 5,8 Gt/năm, chiếm khoảng 20% lượng CO 2 tổng lượng
12phát thải hàng năm trên thế giới (IPCC, 2007). Đứng trước tình trạng suy
13giảm tài nguyên rừng như hiện tại cần có biện pháp khôi phục diện tích rừng
14và một trong những biện pháp đang được áp dụng để thay thế rừng đã mất là
15trồng rừng sản xuất để thay thế.
16
Cây Tràm bản địa tại rừng U Minh Hạ tỉnh Cà Mau là loài đã có mặt lâu
17đời và đóng vai trò quan trọng đối với đời sống dân cư, bảo vệ môi trường.
18Tuy nhiên, trong những năm gần đây thì cây Tràm dần dần tỏ ra yếu thế
19trong việc đem lại nguồn thu cho người dân do chu kỳ khai thác dài và hiệu
20quả kinh tế thấp so với một số loại cây trồng khác. Keo Lai là loại cây sinh
21trưởng nhanh, năng suất cao, gỗ có thể sử dụng làm nguyên liệu giấy, dăm,
22rất có giá trị thương mại và nhanh cho thu hoạch với chi phí thấp (Lê Đình

23Khả và Lê Quang Phúc, 1999). Với ưu thế là loài có khả năng thích nghi cao,
24sinh trưởng nhanh và cải tạo đất, đặc biệt trên đất thoái hóa, cằn cỗi, nghèo
25dinh dưỡng nên các loài Keo là một trong những nhóm loài đã được chọn
26làm cây trồng rừng chính ở Việt Nam với quy mô lớn (Nguyễn Hoàng Nghĩa,
272003). Chính vì thế, năm 2009 tỉnh Cà Mau được Bộ Nông nghiệp và Phát
28triển Nông thôn cho phép bổ sung cây Keo Lai được phép trồng trên đất rừng
29sản xuất với mục đích làm gia tăng sản lượng rừng và nâng cao đời sống
30kinh tế người dân. Đến nay, khu vực U Minh Hạ đã trồng được hơn 7.400 ha
31Keo Lai trên tổng diện tích 33.500 ha quy hoạch cho trồng rừng sản xuất, dự
32kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên 12.000 ha (Nguyễn Thành Thuân, 2016). Tuy
33nhiên, đa số người dân trồng Keo Lai trong vùng thường thu hoạch gỗ cây
34Keo Lai ở cấp độ tuổi 4 năm. Theo Nguyễn Thành Thuân (2016), Keo Lai
35sau khi trồng chưa chăm sóc, tỉa thưa ở khoảng 4 – 6 tuổi cho trữ lượng bình
36quân khoảng 200 m3/ha, sản phẩm phần lớn là gỗ nhỏ với giá bán năm 2015,
372016 vào khoảng 130 – 170 triệu đồng/ha. Vấn đề đặt ra là tại sao người

2
3

1


1

1trồng không kéo dài hay rút ngắn chu kỳ thu hoạch của cây Keo Lai? Nếu họ
2rút ngắn hoặc kéo dài thêm thời gian trồng thì tổng sinh khối và lợi nhuận
3kinh tế và hiệu quả về mặt môi trường tăng hay giảm, mức độ khác biệt của
4hiệu quả sử dụng đất là thế nào. Vấn đề này cần thiết được nghiên cứu xác
5định, từ đó có thể đề xuất hướng sử dụng đất trồng cây Keo Lai hiệu quả nhất
6về mặt kinh tế lẫn môi trường. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Đánh giá

7hiệu quả chu kỳ sử dụng đất trồng Keo Lai trên cơ sở xác định sinh khối ở
8các cấp tuổi 4, 5 và 6 tại khu vực U Minh Hạ tỉnh Cà Mau” được thực hiện.
91.2 Mục tiêu
101.2.1 Mục tiêu chung
11
Xây dựng phương trình tính sinh khối làm cơ sở đánh giá hiệu quả chu
12kỳ sử dụng đất trồng Keo Lai qua các cấp tuổi 4, cấp tuổi 5 và cấp tuổi 6, từ
13đó xác định hiệu quả kinh tế, môi trường của Keo Lai tại khu vực trên địa bàn
14U Minh Hạ - Cà Mau.
151.2.2 Mục tiêu cụ thể
16
- Xây dựng phương trình tính sinh khối cây Keo Lai ở các tuổi 4, tuổi 5
17và tuổi 6 tại khu vực rừng U Minh Hạ tỉnh Cà Mau.
18
- So sánh, đánh giá khả năng tích lũy sinh khối và tích lũy Cacbon của
19Keo Lai giữa các cấp tuổi.
20
- So sánh, đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của Keo Lai giữa các
21cấp tuổi và đề xuất chu kỳ canh tác Keo Lai có hiệu quả kinh tế cao nhất.
22

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

23

1.3.1 Ý nghĩa khoa học

24
Kết quả đề tài có ý nghĩa góp phần nghiên cứu về khả năng tăng trưởng
25sinh khối, cũng như hiệu quả về kinh tế môi trường của cây Keo Lai nói

26chung và tại khu vực rừng U Minh Hạ tỉnh Cà Mau nói riêng.
27

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn

28
Xây dựng phương trình tính sinh khối làm cơ sở từ đó xác định hiệu quả
29kinh tế của Keo Lai qua các cấp tuổi làm cơ sở đề xuất chu kỳ sử dụng đất
30trồng Keo Lai có hiệu quả về kinh tế xã hội và môi trường cao nhất.

2
3

2


1

1

Huyện Trần Văn Thời

2

CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

3
4

2.1 Sơ lược về khu vực nghiên cứu


5

2.1.1 Vị trí địa lý

6
Rừng tràm U Minh Hạ, Cà Mau có tổng diện tích khoảng 56.000 ha,
7trong đó đất có rừng là 36.500 ha nằm trên địa bàn 3 huyện là U Minh, Trần
8Văn Thời và Thới Bình (Võ Thị Gương, 2009).
9

Hình 2.1: Bản đồ vị trí vùng nghiên cứu

10
Trước đây, Vườn quốc gia U Minh Hạ là Khu bảo tồn thiên nhiên Vồ
11Dơi. Năm 2006 được chuyển thành Vườn Quốc gia U Minh Hạ theo Quyết
12định số 112/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (ngày 20/01/2006). Có tổng
13diện tích 8.256 ha nằm trên địa bàn các xã Khánh Lâm, Khánh An thuộc
14huyện U Minh và các xã Trần Hợi, Khánh Bình Tây Bắc thuộc huyện Trần
15Văn Thời. Ngoài ra, Vườn quốc gia U Minh Hạ còn có hơn 25.000 ha vùng
16đệm thuộc Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp U Minh Hạ, Trại giam
17K1 Cái Tàu và Trung tâm nghiên cứu ứng dụng rừng ngập Minh Hải. Đây là
18khu vực có hệ động thực vật đặc trưng vùng đất ngập nước trên lớp than bùn
19do xác thực vật tích tụ lâu năm tạo thành. Thực vật đặc hữu ở đây là các loài:
20tràm, móp, năn, sậy, choại. Động vật đặc trưng là: rái cá lông mũi, tê tê, nai,
21khỉ đuôi dài, lợn rừng, rùa, rắn, trăn, các loại cá nước ngọt, chim, côn trùng.
22Ngày 26 tháng 5 năm 2009, Vườn quốc gia U Minh Hạ được UNESCO đưa
23vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Vườn quốc gia U Minh
24Hạ còn có nhiệm vụ bảo tồn, tái tạo các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, môi
25trường sinh thái và đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù,

26rừng tràm trên đất than bùn; bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài động
27thực vật quý, các giá trị văn hóa, tinh thần, di tích lịch sử, phục vụ công tác
28nghiên cứu khoa học, tham quan và phát triển du lịch.

2
3

3


1

1

2.1.2 Hệ thực vật, động vật

2
Trải qua bao thế hệ con người đi khai hoang, mở đất, nhưng vốn rừng
3vẫn không mất đi, rừng vẫn được bảo tồn và phát triển. Rừng ngập ở đây với
4nét đặc sắc riêng có đất than bùn khá dày, nước đỏ; là nơi trú ngụ của nhiều
5động vật, thực vật quý hiếm; nơi cung cấp lâm sản, gieo trồng lúa, trồng các
6loại cây ăn quả, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản; là nơi sinh sống của các cộng
7đồng dân cư địa phương. Nơi đây còn có hơn 25.000 ha rừng đệm là khu bảo
8vệ thiết yếu bảo đảm cho sự phục sinh của các giống loài đặc hữu của hệ sinh
9thái ngập nước với nhiều loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam như: Rắn hổ
10mang chúa, tê tê, rái cá lông mũi... Hệ thực vật, động vật rừng tràm Vườn
11quốc gia U Minh Hạ rất phong phú; đến nay được ghi nhận: thực vật có 79 họ,
12với hơn 30 loài cây, tiêu biểu nhất vẫn là cây tràm, móp, năn, sậy, choại...;
13động vật thuộc lớp thú có 32 loài gồm 13 họ; lớp chim có 74 loài, trong đó có
14hàng chục loại chim, thú quý hiếm được ghi vào Sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn

15thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Về thủy sản, dưới tán rừng U Minh hạ ngập nước
16vào mùa mưa là nơi sinh sản, trú ngụ của nhiều loài cá nước ngọt như cá lóc,
17cá rô, cá trê, thác lác... Mặc dù bị săn bắt nhiều, nhưng môi trường sinh thái
18rừng cũng được cải thiện. Có 250 loài thực vật, 185 loài chim, 24 loài thú, 18
19loài bò sát, 8 loài dơi, 208 loại côn trùng và 34 loài thủy sản còn tồn tại ở rừng
20U Minh Hạ. Và còn được coi là một bảo tàng sinh thái sống về các loài thực
21vật hệ sinh thái ngập úng của khu vực ĐBSCL (Đặng Trung Tấn, 2005).
22Vườn quốc gia U Minh Hạ là một trong hai vườn quốc gia tại tỉnh Cà Mau.
23Ngày 26 tháng 5 năm 2009, cùng với Cù Lao Chàm - Quảng Nam, vườn quốc
24gia Mũi Cà Mau và U Minh Hạ được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự
25trữ sinh quyển của thế giới.
26
Tỉnh Cà Mau từ năm 1992 đã xã hội hóa nghề rừng bằng cách tiến hành
27giao khoán rừng cho trên 5.000 hộ dân, những hộ này ngoài việc canh tác
28nông nghiệp trên phần đất bìa rừng còn có trách nhiệm bảo vệ rừng trên lâm
29phần được giao.
30
Ðể bảo vệ và làm giàu vốn rừng Vườn quốc gia U Minh hạ, tỉnh Cà Mau
31đã triển khai một số nhiệm vụ, chương trình hoạt động cụ thể: quản lý bảo vệ
32đa dạng sinh học về tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan; phát triển và giữ vốn
33rừng hiện có, trồng rừng mới, xúc tiến tái sinh rừng; xây dựng và cải thiện cơ
34sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý, bảo vệ; lập dự án để mời gọi, hỗ trợ đầu
35tư phát triển du lịch sinh thái trên vùng đệm của Vườn quốc gia.

2
3

4



1

1

2.1.3 Khí hậu và thủy văn

2
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai
3mùa khô và mưa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô từ
4tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình trong năm là 2.336 mm,
5tập trung chủ yếu vào mùa mưa (90%); mùa khô hầu như không mưa. Độ ẩm
6trung bình cả năm là 79,8%, vào tháng khô là 75%, đôi khi thấp đến 25%
7(tháng 3). Chịu ảnh hưởng chế độ thủy triều biển Đông và Vịnh Thái Lan, dao
8động từ 1 - 3 m. Mực nước lớn nhất (triều cường) xuất hiện vào tháng 10, 11
9và mực nước xuống thấp nhất vào tháng 6, 7 hàng năm.
10

2.1.4 Đặc điểm kinh tế - xã hội

11
- Dân số: VQG U Minh Hạ có mật độ dân số tương đối thưa, đa số người
12dân có nguồn gốc di cư từ các tỉnh và các huyện khác tới đây làm các nghề
13nông - lâm – ngư nghiệp. Tổng dân số tại 4 xã là 58.166 người, diện tích bình
14quân đất nông nghiệp/hộ là 2 ha.
15
- Kinh tế: Hoạt động kinh tế chính của các hộ dân sinh sống ven VQG U
16Minh Hạ là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, chiếm 81,59%. Phần lớn các hộ
17dân này không làm thêm các nghề phụ khác và chỉ một số ít hộ dân tham gia
18các hoạt động lấy mật ong, đánh cá ... Các ngành công nghiệp và dịch vụ chưa
19phát triển.

20
- Lâm nghiệp: chủ yếu là trồng tràm để lấy gỗ và sản xuất tinh dầu. Tính
21đến cuối năm 2010, diện tích rừng trồng trên hai huyện U Minh và Trần Văn
22Thời khoảng 27.659 ha. Tổng sản lượng gỗ khai thác năm 2010 là 50.239 m 3,
23doanh thu đạt 81,460 triệu đồng.
24
- Nông nghiệp: chủ yếu là trồng lúa, cây ăn trái, hoa màu, chăn nuôi gia
25cầm, gia súc. Kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, dựa vào kinh nghiệm là chính.
26Hoạt động nông nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện thời tiết, nông dân
27chưa chủ động được nguồn nước, năng suất không ổn định.
28
- Ngư nghiệp: nghề nuôi cá đồng hiện nay khá phát triển, với nhiều trang
29trại quy mô vừa và nhỏ. Các loại cá nuôi chủ yếu là cá lóc, cá rô, cá trê,…
30
Ngoài hoạt động nuôi thủy sản, cư dân trong vùng còn khai thác sản vật
31tự nhiên như: các loài cá đồng, lươn, rùa, rắn, mật ong,… đây là những hoạt
32động tự phát và không được kiểm soát.

2
3

5


1

1
2Bảng 2.1: Dân số và diện tích trung bình của hộ dân vùng U Minh Hạ




Dân số
(người)

Diện tích đất
NN/hộ (ha)

Tổng số hộ
(hộ)

Số hộ
nghèo (hộ)

Khánh An

15.101

1,7

3.680

418

Khánh Lâm

13.553

1,7

3.204


566

Khánh Bình Tây
Bắc

15.369

1,5

3.504

386

Trần Hợi

14.143

1,6

3.461

552

Tổng

58.166

6,5


13.849

1.922

Trung bình

14.542

2

3.462

481

(Nguồn: Báo cáo KT – XH của các xã Khánh An, Khánh
Lâm, Khánh Bình Tây Bắc, Trần Hợi, 2013)

3

4
5

2.2 Tổng quan về cây Keo Lai

6

2.2.1 Nguồn gốc

7
Keo Lai (Acacia hybrid) là tên gọi của giống Keo được lai tự nhiên giữa

8Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis).
9Giống Keo Lai này được Messrs Herburn và Shim phát hiện đầu tiên vào năm
101972 trong số những cây Keo tai tượng được trồng ven đường ở Sook Telupid
11thuộc bang Sabah của Malaysia. Năm 1976, M. Tham đã kết luận thông qua
12việc thụ phấn chéo giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm tạo ra cây Keo Lai có
13nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa bố và mẹ, dòng đời có ưu thế lai rõ
14rệt về sinh trưởng nhanh, có hiệu suất bột giấy, độ bền cơ học và độ trắng của
15giấy cao hơn hẳn loài bố mẹ, có khả năng cố định đạm khí quyển trong đất
16nhờ các nốt sần ở hệ rễ. Đến tháng 7 năm 1978 Pedgley đã xác nhận đó cũng
17là giống lai tự nhiên (Lê Đình Khả, 1999).
18
Theo Lê Đình Khả (1999), ở Việt Nam, Keo lá tràm và Keo tai tượng
19được nhập vào nước ta từ những năm 1960 nhưng mãi đến những năm 90 thì
20Keo Lai tự nhiên được Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng phát hiện đầu
21tiên tại Ba Vì (Hà Tây cũ) và vùng Đông Nam Bộ vào năm 1992. Theo đó, từ
22năm 1993 cho đến nay Lê Đình Khả và các cộng sự đã tiến hành thêm nhiều
23nghiên cứu về cải thiện một số giống Keo Lai.
24
Đặc điểm hình thái của Keo Lai là thân thẳng hơn Keo lá tràm và tròn hơn
25Keo tai tượng, cành nhánh nhỏ và có khả năng tự tỉa cành cao hơn. Vỏ thân có
26màu nâu nhạt, mặt vỏ mịn hơn vỏ thân Keo lá tràm, tán lá phát triển tốt, lá Keo

2
3

6


1


1Lai thường lớn hơn lá Keo lá tràm và nhỏ hơn lá Keo tai tượng, bề rộng lá từ 4 26 cm, dài 15 - 20 cm có gân trừ gân nằm mép lá là không hiện rõ, lá có màu
3xanh lục nhạt hơn lá Keo tai tượng và không bị úa vàng vào dịp rét.
4
Hoa có màu kem đến màu trắng sắp xếp thẳng dài từ 4 - 10 cm. Mùa ra
5hoa vào tháng 7, tháng 11. Keo Lai là loài ít quả và hạt bị biến tính không
6mang đặc tính trội của bố mẹ. Keo Lai sinh trưởng, phát triển tốt ở nhiệt độ tối
7cao từ 26 - 34oC và tối thấp từ 12 - 14oC. Mọc tốt trên đất có độ pH từ 3 - 7,
8phân bố ở độ cao 800 m so với mặt nước biển. Cây cao đến 25 - 30 m, đường
9kính có thể đến 60 - 80 cm.
10
Ngoài các sản phẩm từ gỗ thì rừng trồng Keo Lai cũng mang lại nhiều
11hiệu quả khác như kinh tế và môi trường, cải tạo đất và tăng thu nhập cho
12người dân. Nghiên cứu nốt sần và khả năng cải tạo đất của Keo Lai và hai loài
13cây bố mẹ của Lê Đình Khả và ctv (1999) cho thấy lá Keo lá tràm và Keo tai
14tượng là những loài cây có nốt sần chứa vi khuẩn cố định Nitơ tự do. Trong
15điều kiện tự nhiên ở giai đoạn vườn ươm 3 tháng tuổi số lượng và khối lượng
16nốt sần trên rễ cây Keo Lai nhiều gấp 3 - 10 lần hai loài Keo bố mẹ. Đặc biệt
17dưới tán rừng Keo Lai 5 tuổi, số lượng vi sinh vật và số lượng tế bào vi khuẩn
18cố định N tự do trong 1gram đất cao hơn rõ rệt so với đất dưới tán rừng Keo
19tai tượng và Keo lá tràm. Vì thế đất dưới tán rừng Keo Lai được cải thiện hơn
20đất dưới tán rừng hai loài keo bố mẹ về hóa tính, lý tính lẫn số lượng vi sinh
21vật đất.
22
Ngô Đình Quế và các cộng sự (2008) đã thực hiện đề tài nghiên cứu
23"Ảnh hưởng của một số loại rừng đến môi trường ở Việt Nam". Tác giả đã tính
24toán sự hấp thu khí CO 2 của Keo Lai ở địa bàn nghiên cứu. Kết quả nghiên
25cứu là: rừng trồng Keo Lai các vùng sinh thái, độ tuổi khác nhau thì lưu trữ
26lượng Cacbon khác nhau. Cụ thể là Keo Lai 2 tuổi ở Chợ Mới Bắc Cạn là 7,3
27tấn Cacbon, 26,7 tấn CO 2; Keo Lai 8 tuổi ở Cam Lộ Quảng Trị thì lưu trữ 90
28tấn Cacbon, 330 tấn CO2; Keo Lai ở Triệu Phong Quảng Trị 7 tuổi lưu trữ 57,9

29tấn Cacbon và 212,4 tấn CO2... Tác giả cũng khẳng định, mật độ khác nhau,
30lứa tuổi khác nhau thì lưu giữ lượng Cacbon khác nhau.
31
Năm 2008, Võ Đại Hải thực hiện đề tài "Nghiên cứu khả năng hấp thu và
32giá trị thương mại Cacbon của một số dạng rừng trồng ở Việt Nam". Tác giả
33đã tiến hành nghiên cứu rừng trồng Keo Lai ở 4 cấp độ khác nhau (I, II, III.
34IV) ở mỗi cấp tác giả tiến hành nghiên cứu sự hấp thu cacbon ở các cấp tuổi
35khác nhau từ 1 - 7 tuổi. Tác giả đưa ra các kết quả như sau: Ở các cấp tuổi
36khác nhau thì hấp thu cacbon cũng sẽ khác nhau. Tổng lượng cacbon hấp thu
37trên 1 ha rừng trồng Keo Lai là rất lớn và dao động trong khoảng 43,85 đến

2
3

7


1

1108,82 tấn/ha. Trong cùng một cấp đất, khi tuổi rừng tăng lên thì lượng cacbon
2tích lũy trong lâm phần cũng có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, tổng lượng
3cacbon hấp thu phụ thuộc vào mật độ rừng, tình trạng cây bụi, thảm thực vật
4tươi.
5

2.2.2 Thực trạng trồng Keo Lai hiện nay

6
Theo nghiên cứu của Trần Thanh Cao và Hoàng Liên Sơn (2014) trong
7đề tài “Phân tích ngành hàng gỗ rừng trồng nhằm đề xuất giải pháp phát triển

8trồng rừng sản xuất” đã đưa ra kết quả khảo sát trồng rừng sản xuất, chủ yếu
9đề cập đến tình hình trồng rừng Keo Lai, kết quả như sau:
10

Đông Nam bộ

11
Đồng Nai được khảo sát tại 2 huyện (Xuân Lộc, Định Quán) cho kết quả
12khảo sát 20 chủ rừng trồng Keo Lai thuần và Keo Lai hỗn giao được tổng hợp
13như sau: Nhóm đất Xám phù sa cổ 10,45% diện tích; Đất Bazan 7,68% diện
14tích; Đất Ferralit xám 81,87% diện tích. Độ sâu tầng đất 50 – 100 cm có 100%
15diện tích. Địa hình tương đối bằng phẳng, sử dụng được cơ giới chiếm
1696,92%; Đất ngập úng có 3,08% diện tích.
17
Bình Phước, hầu hết rừng Keo lai trồng sản xuất thuộc Công ty Hải
18Vương (gần 3.500 ha). Khảo sát 722,56 ha trên 03 khu vực trồng Keo Lai là
19Phú Thành, Minh Đức, Tà Thiết tổng hợp kết quả như sau: Đất feralit xám
20phát triển trên nền phù sa cổ chiếm khoảng 83,64% diện tích; còn lại là đất
21nâu vàng phát triển trên nền đá phiến. Độ sâu tầng đất >50 cm có khoảng
2282,2% diện tích, phần còn lại sâu từ 30 - 50 cm . Địa hình sử dụng được cơ
23giới chiếm 100% (độ dốc từ 50 – 60).
24
Đối chiếu phân hạng đất cấp vi mô cho cây Keo Lai của Ngô Đình Quế
25& cộng sự (2009), thì đa số đất đang được trồng rừng sản xuất vùng Đông
26Nam bộ có điều kiện lập địa khá thuận lợi. Rừng sẽ có kết quả sinh trưởng từ
27khá trở lên.
28

Duyên hải miền trung


29
Bình Định được khảo sát 20 chủ rừng, tại các huyện Phù Cát, Vân Canh
30và khu vực ngoại ô thành phố Quy Nhơn. Kết quả khảo sát được tổng hợp như
31sau: Nhóm đất Xám chiếm 100% diện tích. Độ sâu tầng đất >50 cm chiếm
32100% diện tích. Địa hình tương đối bằng phẳng chiếm 0,12% diện tích, đất
33dốc nhưng sử dụng được cơ giới chiếm 28,79%; đất dốc không sử dụng được
34cơ giới chiếm 71,09% diện tích.
35
Quảng Trị được khảo sát 20 chủ rừng trồng Keo Lai tại các huyện Cam
36Lộ. Kết quả khảo sát được tổng hợp như sau: Nhóm đất Feralit chiếm 100%

2
3

8


1

1diện tích. Độ sâu tầng đất <50 cm chiếm 67,43% diện tích, độ sâu từ 50 - 100
2cm chiếm 32,57%. Địa hình đất dốc không sử dụng được cơ giới chiếm 100%
3diện tích.
4
Nhìn chung, vùng Duyên hải miền trung có rừng sản xuất đang được
5trồng trên điều kiện lập địa không có nhiều thuận lợi. Bình Định gặp bất lợi về
6địa hình. Quảng Trị gặp bất lợi cả địa hình và độ sâu tầng đất.
7

Tây Nguyên


8
Lâm Đồng được khảo sát 20 chủ rừng trồng Thông 3 lá ở các huyện Đơn
9Dương, Đức Trọng, Bảo Lâm. Kết quả khảo sát được tổng hợp như sau: Nhóm
10đất Feralit chiếm gần 100% diện tích. Độ sâu tầng đất <50 cm chiếm tỷ lệ rất
11thấp, độ sâu từ 50 - 100 cm chiếm 92,01%, độ sâu >100 cm có 7,89% diện
12tích. Địa hình bằng phẳng rất ít, đất dốc sử dụng được cơ giới 46,38%, đất dốc
13không sử dụng được cơ giới 53,62%. Thông 3 lá phù hợp trên đất Feralit, có
14thể sinh trưởng khá trên đất dốc nhưng tốt nhất với độ dốc < 250.
15
Gia Lai được khảo sát 20 chủ rừng sản xuất trồng Bạch đàn và Keo Lai ở
16các huyện Mang Yang, An Khê. Kết quả khảo sát được tổng hợp như sau:
17Nhóm đất Bazan chiếm 7,08% diện tích, nhóm đất Feralit chiếm 41,03%,
18nhóm đất xám chiếm 51,89%. Độ sâu tầng đất từ 50 – 100 cm chiếm gần
19100% diện tích. Địa hình bằng phẳng rất ít, đất dốc sử dụng được cơ giới
2047,58%, đất dốc không sử dụng được cơ giới 52,12%. Loại đất không ảnh
21hưởng nhiều đến sinh trưởng của Bạch đàn Uro. Độ dốc không sử dụng được
22cơ giới là yếu tố bất lợi đối với Bạch đàn Uro Gia Lai.
23
Nhìn chung, đa số rừng trồng sản xuất vùng Tây Nguyên được trồng trên
24loại đất tương đối phù hợp, độ dày đất khá thuận lợi. Gần 50% diện tích không
25sử dụng được cơ giới là yếu tố không thuận lợi cho Bạch đàn Uro ở Gia Lai,
26nhưng không khó khăn cho Thông 3 lá ở Lâm Đồng. Ngoài ra, độ dốc cũng sẽ
27khó khăn cho khai thác và vận chuyển sản phẩm.
28

Đông bắc bộ

29
Quảng Ninh được khảo sát 20 chủ rừng sản xuất trồng Keo Lai và Keo
30tai tượng ở huyện Hoành Bồ. Kết quả khảo sát được tổng hợp như sau: Nhóm

31đất Feralit chiếm gần 100%. Độ sâu tầng đất <50 cm chiếm 38,18%, độ sâu từ
3250 – 100 cm chiếm 61,82% diện tích. Địa hình đất dốc không sử dụng được cơ
33giới chiếm đa số 89,09%, đất dốc sử dụng được cơ giới 10,91%.
34
Lạng Sơn được khảo sát 20 chủ rừng sản xuất trồng Keo tai tượng ở các
35huyện Hữu Lũng. Kết quả khảo sát được tổng hợp như sau: Nhóm đất phù sa
36chiếm 33,10% diện tích, nhóm đất Feralit chiếm 66,90%. Độ sâu tầng đất từ

2
3

9


1

1<50cm chiếm 66,90%, độ sâu từ 50 – 100 cm chiếm gần 33,10% diện tích. Địa
2hình đất dốc không sử dụng được cơ giới chiếm đa số 75,61%, đất dốc sử
3dụng được cơ giới 24,39%.
4

Vùng Trung tâm

5
Phú Thọ được khảo sát 20 chủ rừng trồng Keo tai tượng ở Tam Thanh.
6Kết quả khảo sát được tổng hợp như sau: Nhóm đất Feralit chiếm 78,86%, còn
7lại là đất Phù sa. Độ sâu tầng đất từ <50cm chiếm 27,55% diện tích, độ sâu từ
850 – 100 cm chiếm gần 50,20% diện tích, còn lại là độ sâu >100cm. Địa hình
9đất dốc không sử dụng được cơ giới chiếm gần 100% diện tích.
10

Nhìn chung vùng Đông bắc và Trung tâm rừng sản xuất được trồng trên
11lập địa có tầng đất canh tác mỏng hơn các vùng khác và đa số là đất dốc không
12sử dụng được cơ giới. Các yếu tố này cho thấy vùng Đông bắc không có nhiều
13thuận lợi cho trồng rừng sản xuất các loài Keo.
14

Cà Mau

15
Vài năm gần đây, việc đưa cây Keo Lai trồng trên đất rừng U Minh Hạ
16(Cà Mau) mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần ổn định cuộc sống cho
17người dân. Trước đây, rừng trồng trên lâm phần U Minh Hạ chủ yếu là cây
18Tràm cừ bản địa, qua các chu kỳ kinh doanh rừng thì cây Tràm cho năng suất
19không cao, giá trị sinh lời trên một đơn vị diện tích so với một số loài cây
20trồng khác thấp hơn. Để bổ sung và từng bước đa dạng cây trồng, nhiều đơn vị
21lâm nghiệp ở tỉnh Cà Mau đưa cây Keo Lai vào trồng trên đất rừng U Minh
22Hạ, vừa rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vừa cho hiệu quả kinh tế cao, cải thiện
23môi trường. Năm 2010, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm
24nghiệp U Minh (Cà Mau) đã trồng Keo Lai với diện tích gần 1.000 ha và đang
25mở rộng thêm diện tích trồng trong kế hoạch trồng rừng (Lê Huy Hải, 2010).
26
Tổng diện tích rừng tràm U Minh Hạ có khoảng 70.000 ha nhưng chỉ có
27khoảng 40.000 ha là có tràm che phủ. Bên cạnh đó là giá trị về kinh tế của cây
28Tràm không cao chính vì thế mà tỉnh Cà Mau đã bắt đầu trồng cây Keo Lai từ
29năm 2010, tính đến năm 2015 diện tích trồng Keo Lai của tỉnh đạt khoảng
3010.000 ha và mục tiêu sẽ là 20.000 ha vào năm 2020 (Trần Thành Nên, 2015).
31Khu vực U Minh Hạ đã trồng được hơn 7.400 ha Keo Lai trên tổng diện tích
3233.500 ha quy hoạch cho trồng rừng sản xuất, dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng
33lên 12.000 ha (Nguyễn Thành Thuân, 2016).
34


2.2.3 Tình hình nghiên cứu Keo Lai

35

Trên thế giới

2
3

10


×