Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY I CÔNG TY CỔ PHẦN MAY QUỐC TẾ THẮNG LỢI (VIGATEXCO)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

TRẦN TIẾN SỸ

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY I - CÔNG TY
CỔ PHẦN MAY QUỐC TẾ THẮNG LỢI
(VIGATEXCO)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06 /2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

TRẦN TIẾN SỸ

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY I - CÔNG TY
CỔ PHẦN MAY QUỐC TẾ THẮNG LỢI
(VIGATEXCO)

Chuyên ngành: Kế Toán


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Th.s NGUYỄN THỊ MINH ĐỨC

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06 /2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế toán tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy I - công ty cổ phần may quốc tế
thắng lợi (VIGATEXCO)” do sinh viên Trần Tiến Sỹ sinh viên khóa 34, ngành Kế
toán, chuyên ngành Kế toán (nếu có), đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
___________________

Giáo viên hướng dẫn,
Th.s NGUYỄN THỊ MINH ĐỨC
(Chữ ký)

Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký


(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin cám ơn quý thầy cô khoa Kinh Tế nói riêng và quý thầy cô Trường Đại
học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh nói chung đã tận tình giảng dạy, truyền đạt
những kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng trong cuộc sống để cho tôi có hành
trang vững chắc bước vào đời.
Tôi xin chân thành cô Nguyễn Thị Minh Đức, một người cô tận tụy, hết lòng vì
sinh viên, đã tận tâm giảng dạy khi tôi còn học tại nhà trường và cô đã nhiệt tình
hướng dẫn tôi hoàn thành cuốn đề tài này.
Và tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Công ty Cổ Phần May
Quốc Tế Thắng lợi, cùng các anh, chị, cô, chú trong phòng Kế Hoạch Nghiệp Vụ tại

Nhà máy May I, Công ty Cổ Phần May Quốc Tế Thắng Lợi đã tạo điều kiện, giúp đỡ
cho tôi thực tập tại công ty.
Cuối cùng tôi xin kính chúc quý thầy cô trường ĐH Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh,
các cô chú anh chị phòng Kế Hoạch Nghiệp Vụ Công ty Cổ Phần May Quốc Tế Thắng
lợi sức khỏe và công tác tốt.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Trần Tiến Sỹ


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN TIẾN SỸ. Tháng 05 năm 2012. “Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất
và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Nhà Máy May I – Công Ty Cổ Phần May
Quốc Tế Thắng Lợi (Tháng 04/2012)”.
TRAN TIEN SY, May 2012. “ Accounting Of Collecting Cost and Unit Cost
at Garment Plant I – Joint Stock Company Thang Loi Garment International
(2012 April)”.
Khóa luận được thực hiện dựa trên các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
và xác định giá thành tại Nhà máy May I, Công ty Cổ phần May Quốc tế Thắng Lợi
bao gồm việc xác định đối tượng hạch toán chi phí, đối tượng tính giá thành, kỳ tính
giá thành, các phương pháp tập hợp và phân bổ các loại chi phí, đánh giá sản phẩm dở
dang và tính giá thành thực tế tại đơn vị. Thông qua việc phân tích quá trình tập hợp và
phân bổ chi phí để chỉ ra một số vấn đề bất cập của mô hình hạch toán đang áp dụng,
từ đó xây dựng một số đề xuất để hướng tới hoàn thiện quy trình hạch toán chi phí và
giá thành sản phẩm tại đơn vị.
Khóa luận chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, thu thập số liệu tại các
phòng ban của nhà máy kết hợp với quá trình phân tích chi phí dưới góc độ kế toán giá
thành để xem xét và đánh giá công tác hạch toán chi phí tại nhà máy, đưa ra những
biện pháp góp phần hoàn thiện công tác tổ chức kế toán giá thành tại nhà máy.



MỤC LỤC
 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... xi
CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1.

Đặt vấn đề .........................................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................1

1.3.

Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................1

1.4.

Cấu trúc khóa luận ..........................................................................................2

CHƯƠNG 2 .....................................................................................................................3
TỔNG QUAN..................................................................................................................3
2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty ............................................................................3
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ..................................................................3
2.1.2. Đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh ....................................................4

2.1.3 Đặc điểm tổ sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ...................4
2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý .............................................................................7
2.2.1

Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty và các phòng ban. .........................7

2.2.2

Tổ chức hoạt động tại Nhà máy May I. ...................................................8

2.3. Cơ cấu bộ máy kế toán ..........................................................................................9
2.3.1. Cơ cấu bộ máy kế toán tại công ty và nhiệm vụ cụ thể ..................................9
2.3.2. Hệ thống tài khoản sử dụng: .........................................................................10
2.3.3. Hình thức kế toán tại công ty. .......................................................................10
2.4. Thuận lợi và khó khăn của công ty ..................................................................11
2.4.1. Thuận lợi .......................................................................................................11
2.4.2. Khó khăn .......................................................................................................11
2.5. Phương hướng phát triển của công ty .................................................................12
CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................13
v


NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................13
3.1. Chi phí sản xuất ................................................................................................13
3.1.1. Khái niệm......................................................................................................13
3.1.2. Đặc điểm .......................................................................................................13
3.1.3 Phân loại ........................................................................................................13
3.1.4. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ...............................................................14
3.1.5. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất ......................................................15
3.1.6. Tập hợp chi phí sản xuất ...............................................................................15

3.2.1. Khái niệm:.....................................................................................................20
3.2.2. Đặc điểm: ......................................................................................................21
3.2.3. Phân loại .......................................................................................................21
3.2.4. Đối tượng tính giá thành ...............................................................................21
3.2.6. Các phương pháp tính giá thành ...................................................................22
3.3. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ....................24
3.4.

Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ......................24

3.5. Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang ...................................................................24
3.6. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...........................25
3.7.

Phương pháp nghiên cứu:................................................................................26

CHƯƠNG 4 ...................................................................................................................27
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................................27
4.1. Những vấn đề chung về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
công ty ........................................................................................................................27
4.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ................................................................27
4.1.2 Đối tượng tính giá thành ................................................................................27
4.1.3 Kỳ tính giá thành ...........................................................................................27
4.1.4 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ...........................27
4.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty ...........27
4.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .......................................................27
4.2.2 Kế toán nhân công trực tiếp. ..........................................................................31
4.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung ......................................................................35
4.3. Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang. .................................................................37



4.4

Kế toán hạch toán thiệt hại sản xuất ..............................................................38

4.5 Tập hợp chi phí sản xuất ......................................................................................38
Kế toán sử dụng TK154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí
sản xuất để tính giá thành sản phẩm. .........................................................................38
4.6 Kế toán tính giá thành sản phẩm ..........................................................................39
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................41
5.1

Kết luận ...........................................................................................................41

5.2 Đề nghị .................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................43
 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 

BHTN

: Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

: Bảo hiểm xã hội


BHYT

: Bảo hiểm y tế

CPNCTT

: Chi phí nhân công trực tiếp

CPNVLTT

: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CPSX

: Chi phí sản xuất

CPSXC

: Chi phí sản xuất chung

DDCK

: Dở dang cuối kỳ

DDĐK

: Dở dang đầu kỳ

GTGT


: Giá trị gia tăng

KPCĐ

: Kinh phí công đoàn

NVL

: Nguyên vật liệu

SP

: Sản phẩm

SPDD

: Sản phẩm dở dang

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TK

: Tài khoản

TSCĐ

: Tài sản cố định


Z

: Giá thành


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Bảng định mức sử dụng NVL chính. ............................................................30
Bảng 4.2: Báo cáo sản phẩm sản xuất và nhập kho tháng 01/2012. .............................30
Bảng 4.3: Trích bảng đơn giá lương. .............................................................................32


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình sản xuất của Nhà máy May I. ............................................... 6
Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý............................................................ 7
Hình 2.3: Sơ đồ bộ máy quản lý tại Nhà máy May I...................................................... 8
Hình 2.4:Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty. .......................................... 9
Hình 2.5: Trình tự hình thức chứng từ ghi sổ:.............................................................. 11
Hình 3.1: Sơ đồ hạch toán CPNVLTT ......................................................................... 16
Hình 3.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. ............................................... 18
Hình 3.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung ....................................................... 20
Hình 3.4: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất. .................................................... 26
Hình 4.1. Sơ đồ quy trình luân chuyển chứng từ xuất kho NVL. ................................ 29
Hình 4.2: Quy trình luân chuyển chứng từ chi phí nhân công trực tiếp. ..................... 33


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Báo cáo nhập xuất tồn NVL May I tháng 01/2012
Phụ lục 2: Báo cáo sử dụng nguyên vật liệu chính.
Phụ lục 3: Báo cáo chi phí nguyên phụ liệu tháng 01/2012.
Phụ lục 4: Bảng phân bố tiền lương và BHXH.

Phụ lục 5: Bảng chấm công.
Phụ lục 6: Số lương tháng 01/2012.
Phụ lục 7: Nội dung chi phí sản xuất theo khoản mục tháng 01/2012.
Phụ lục 8: Bảng phân tích sử dụng điện.
Phụ lục 9: Báo cáo nhập xuất tồn khúc mét +phế liệu.
Phụ lục 10: Giá thành sản xuất sản phẩm may tháng 01/2012.
Phụ lục 11: Báo cáo sản phẩm sản xuất và nhập kho.
Phụ lục 12: Phiếu chi
 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
 
 

1.1. Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế thị trường đang cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, để tồn tại
và phát triển bền vững các DN vừa phải đảm bảo lợi nhuận thu về, vừa nâng cao chất
lượng sản phẩm để thu hút khách hàng.
Đối với DN sản xuất, kế toán “Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất và Tính Giá Thành
SP” là vô cùng quan trọng trong việc xác định quá trình hoạt động của DN có mang lại
hiệu quả hay không và vạch ra hướng đi để tiếp tục duy trì, và phát huy lợi thế có
được.
Giá thành là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ quản lý, sử dụng
vật tư, lao động, thiết bị, trình độ tổ chức là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh
doanh. Việc hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm không chỉ ở chỗ tính đúng,
tính đủ mà phải tính đến việc cung cấp thông tin cho quản lý DN. Đây là một đòi hỏi
khách quan của công tác quản lý.
Xuất phát từ tầm quan trọng của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, cộng

với những kiến thức đã học và trong thời gian thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN
MAY QUỐC TẾ THẮNG LỢI (VIGATEXCO) em quyết định chọn đề tài “Tập Hợp
Chi Phí Sản Xuất và Tính Giá Thành Sản Phẩm” làm khóa luận tốt ngiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực tế công tác kế toán và việc vận dụng chế độ kế toán về tập hợp
CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Qua đó đưa ra những giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác kế toán về tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội gắn kết những kiến thức đã học với thực tế
nhằm củng cố nâng cao kiến thức và học hỏi kinh nghiệm trong môi trường làm việc
để làm hành trang vững bước vào đời.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1


Khóa luận được thực hiện trong phạm vi nghiên cứu:
 Về không gian: Nhà máy May I, Công Ty Cổ Phần May Quốc Tế Thắng Lợi
(VIGATEXCO)
 Thời gian nghiên cứu: 2 tháng (1/3/2012-1/5/2012)
 Đề tài: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty
cổ phần may quốc tế Thắng Lợi (VIGATEXCO)”.
1.4. Cấu trúc khóa luận
 Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do chon khóa luận, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, và cấu
trúc khóa luận.
 Chương 2: Tổng quan.
Giới thiệu sơ lược về công ty: quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức,
quy trình công nghệ,...tất cả các vấn đề liên quan đến công ty đều trình bày ở chương
này.
 Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Trong chương này nội dung được chia làm hai đề mục lớn: nội dung và phương

pháp nghiên cứu.
Trong phần nội dung là trình bày khái niệm, những vấn đề có tính chất lý thuyết
về kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm. Phương pháp nghiên cứu nêu lên
các công cụ, phương pháp để thực hiện khóa luận.
 Chương 4: Kết quả và thảo luận.
Mô tả công tác kế toán về tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
Từ đó nhận xét về công tác kế toán.
 Chương 5: Kết luận và đề nghị.
Qua nghiên cứu nêu ra những ưu điểm, nhược điểm và tìm ra nguyên nhân trên
cơ sở đó đề xuất ra ý kiến nâng cao hiệu quả hoạt động.


 

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần may quốc tế Thắng Lợi là doanh nghiệp của nhà nước trực
thuộc Tổng Công Ty May Việt Nam – Bộ Nông Nghiệp và được hình thành là do sự
xác nhập từ hai công ty được thành lập từ năm 1975:
 Công Ty Dệt may Việt Nam thành lập năm 1958.
 Công Ty In Nhuộm Vải Sợi Việt Nam thành lập năm 1960.
Theo quyết định số 78/QĐ-CNN  TCQN ngày 31/10/1977 hai công ty nói trên
được chính thức xác nhập và lấy tên là Nhà Máy Dệt may Thắng Lợi. Đến ngày
29/12/1992, Nhà Máy Dệt May Thắng Lợi được đổi tên là Công ty Dệt Thắng Lợi, đến
năm 2007, công ty chính thức đổi tên là Công ty Cổ Phần May Quốc Tế thắng Lợi.
Sau đó đến ngày 01/11/2007, công ty dược tách thành nhiều công ty nhỏ. Từ đó Công
Ty Cổ Phần may Quốc tế Thắng lợi vẫn tiếp tục hoạt động cho đến nay.

 Tên đăng ký kinh doanh: CÔNG TY CỔ PHẦN MAY QUỐC TẾ THẮNG
LỢI.
 Tên giao dịch đối ngoại: THANG LOI INTERNATIONAL GARMENT JOINT
STOCK COMPANY.
 Trụ sở chính: Số 2, Đường Trường Chinh, Phường Tây thạnh, quận Tân Phú,
Tp. HCM.
 Điện thoại: 2725029
 Fax: 8152065
 Website: www.thangloi.com.vn


Diện tích: 15.000m2
Giấy phép kinh doanh số: 410300719, cấp ngày 04/07/2007 do Sở Kế Hoạch


Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh cấp.
 Mạng lưới phân phối chi nhánh công ty: 4 cửa hàng, 123 điểm bán hàng đại lý
 Công ty gồm có 3 xí nghiệp trực thuộc:
 Xí nghiệp may 1.
 Xí nghiệp may 2.
 Xí nghiệp may 4.
Hiện nay Công Ty Cổ Phần May Quốc tế Thắng Lợi là công ty cổ phần với sự
góp vốn của nhiều cổ đông.
2.1.2. Đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh
Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính: May trang phục và chăn, ga, gối (trừ
tẩy nhuộm, hồ, in, gia công hàng đã qua sử dụng, thuộc da tại trụ sở). Sản xuất sản
phẩm nhồi bông. Môi giới thương mại, đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa. Mua bán vải,
hàng may sẳn, giày dép, ga trải giường, vải lanh, thiết bị máy công nghiệp, kinh doanh
kho bãi, kinh doanh bất động sản (trừ dịch vụ môi giới, định giá, sàn giao dịch bất
động sản).

Chức năng sản xuất kinh doanh những lĩnh vực may mặc...Các sản phẩm được
sản xuất ra được tiêu thụ nội địa và thị trường nước ngoài như: Nhật Bản, Đài Loan,
Mĩ và một số nước khác.
2.1.3 Đặc điểm tổ sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
a) Đặc điểm sản xuất
Công ty có 3 xí nghiệp may, mỗi xí nghiệp được tách riêng phần chi phí để tính
đánh giá thành phẩm cho từng xí nghiệp. Quy trình sản xuất mỗi xí nghiệp liên tục,
mỗi xí nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn. Tại mỗi xí nghiệp chuyên sản xuất các
loại sản phẩm khác nhau, nên quy trình sản xuất của mỗi xí nghiệp cũng khác nhau.
Đặc điểm chủng loại sản phẩm: Sản xuất nhiều sản phẩm may mặc khác nhau như:
quần áo, chăn, gối, màn cửa...v.v...
Mỗi sản phẩm được đánh một mã số riêng để dễ theo dõi và quản lý. Nhằm tiết
kiệm NVL trước khi cắt vải thì từng chi tiết được vẽ trên giấy rồi sau đó mới tiến hành
cắt trên vải với cách này thì công ty có thể tiết kiệm được thời gian và nguyên liệu.
Nhằm tiết kiệm thời gian thì sản phẩm được tách ra làm từng khâu và trải qua
nhiều dây chuyền sản xuất khác nhau như chuyền trải vải cắt, chuyền giác sơ đồ,


chuyền cắt, chuyền may....
b) Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất
Sau khi nhận đơn đặt hàng công ty sẽ tiến hành phân tích và đánh giá hợp
đồng nhằm xác định những công việc nào cần thực hiện, máy móc thiệt bị nào cần sử
dụng và lợi ích kinh tế nóp mang lại cho công ty. Sau khi tiến hành đánh giá và phân
tích hợp đồng công ty sẽ thiết kế mẫu sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, khi mẫu
thiết kế được thông qua thì công ty sẽ tiến hành định mức tiêu hao và lập nhu cầu NVL
của đơn đặt hàng, công ty sẽ lập thiết kế sản xuất và tiến hành nhập NVL, cân đối
nguyên phụ liệu và cắt vật tư để tiến hành sản xuất.
Trước khi trải vải cắt bộ phận sản xuất sẽ chuẩn bị bảng thiết kế hướng dẫn sử
dụng nguyên phụ liệu cho phù hợp sau đó sẽ tiến hành giác sơ đồ rồi cắt vải sau khi
vải được cắt sẽ được đem đi ủi, ép keo và sẽ được đem đi may, sản phẩm sau khi may

xong sẽ được tiến hành cắt chỉ còn thừa trước khi đưa tới KCS chuyền để kiểm tra
xem có hư hỏng gì không nếu sản phẩm đạt yêu cầu thì sẽ được gấp cho vào bao và
đưa tới KCS thành phẩm để kiểm tra tỷ lệ và đánh giá cụ thể tình hình chất lượng sản
phẩm nếu sản phẩm đạt yêu cầu sẽ được cho vào thùng để nhập kho và xuất kho cho
khách hàng.


Hình 2.1: Sơ đồ quy trình sản xuất của Nhà máy May I.
 

Đơn đặt hàng

Xuất kho

Đánh giá và sản xuất

Nhập kho

Thiết kế mẫu theo yêu cầu

Vô thùng

Khách hàng duyệt

KCS kiểm tra

Tính định mức và lập nhu
cầu NVL

Gấp vào giấy


Lập kế hoạch sản xuất
KCS chuyền
Nhập nguyên phụ liệu
Cắt chỉ
Cân đối nguyên phụ liệu

Cắt vật tư cho sản xuất

May

Bộ phận chuẩn bị sx thiết kế

Kỹ thuật chuyền hướng

bằng bảng hướng dẫn sử

dẫn may theo quy định

dụng nguyên phụ liệu
Trải vải cắt

Ủi, ép keo

Giác sơ đồ

Cắt


2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

2.2.1

Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty và các phòng ban.
Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị

GĐ điều hành
PGĐ Điều hành

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

XN

XN

XN

HCNS

KT-

KD


KH

May

May

May

XNK

1

2

4

TC

 Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình tập trung.
 Mối quan hệ: Giữa các phòng ban là trực tuyến; quan hệ nghiệp vụ.
 Nhiệm vụ, quyền hạn:
+

Hội đồng quản trị: Nhiệm vụ quy định trong điều lệ.

+

Ban kiểm soát: Nhiệm vụ quy định trong điều lệ.


+

Chủ tịch hội đồng quản trị: Nhiệm vụ quy định trong điều lệ. Phụ trách trực

tiếp phòng kế toán tài chính, phòng nhân sự
+

Giám đốc điều hành: Trực tiếp diều hành hoạt động sản xuất của 3 xí

nghiệp và phòng kế hoạch xuất nhập khẩu của công ty.
+

Phó giám đốc điều hành: Trực tiếp điều hành phòng kinh doanh của công ty

+

Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu: Phụ trách về xuất khẩu, nhập khẩu, phụ

trách việc xây dựng và theo dõi thực hiện các kế hoạch đầu tư.
+

Phòng kế toán  tài chính: Phụ trách toàn bộ công tác thống kê, kế toán tài

chính, tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm tổ chức sản
xuất và quy mô sản xuất của công ty, đồng thời tuân thủ những nguyên tắc và chế độ


kế toán, nguyên tắc quản lý tài chính của nhà nước. Tính toán, trích nộp đúng, đủ, kịp
thời các khoản phải nộp, các khoản để lại trong công ty. Thanh toán đúng hạn các
khoản tiền vay, khoản phải thu, khoản phải trả, bên cạnh đó phải lập đầy đủ các khoản

báo cáo.
+

Phòng hành chính nhân sự: Quản lý toàn bộ cán bộ công nhân viên, các vấn

đề về nhân sự: tuyển nhân viên, đào tạo, lương, thưởng, giải quyết các chế độ cho công
nhân viên...Đảm bảo cho nguồn nhân lực của công ty hoạt động hiệu quả trong hiện tại
và tương lai.
+

Phòng kinh doanh: Phụ trách điều hành sản xuất kinh doanh hàng nội địa

của toàn công ty, quản lý hệ thống các cửa hàng tiêu thụ sản phẩm, kho nội địa.
2.2.2

Tổ chức hoạt động tại Nhà máy May I.
Hình 2.3: Sơ đồ bộ máy quản lý tại Nhà máy May I
BAN GIÁM ĐỐC

P. KẾ HOẠCH

P. KỸ THUẬT

NGHIỆP VỤ

May

Lập sơ

Quy


Kế

Thống

Kế toán

Cán bộ

mẫu

đồ tác

trình

hoạch

kê vật

lao

mặt

nghiệp

định

sản

cắt


mức

xuất



động

hàng

tiền

KCS

Cắt

C1,

C3

C5

C7

C9

C12

Chuyên


Tổ hoàn

C2

C4

C6

C8

C10

C14

dùng

thành

Ghi chú: C: chuyền.


2.3. Cơ cấu bộ máy kế toán
2.3.1. Cơ cấu bộ máy kế toán tại công ty và nhiệm vụ cụ thể
a) Cơ cấu bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán tại công ty được tổ chức theo hình thức
phân tán.
Hình 2.4:Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.
KẾ TOÁN TRƯỞNG

Bộ phận kế toán tổng hợp


Bộ phận kế

Bộ phận kiểm

Bộ phận tài 

toán hoạt động

tra kế toán

chính doanh 

chung toàn

nghiệp 

công ty
KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP TRỰC THUỘC

Bộ phận kế

Bộ phận kế

Bộ phận kế

Bộ phận thủ

toán tiền


toán chi phí

quỹ và

lương và các

sản xuất và

thanh toán

khoản trích

tính giá

toán TSCĐ,
vật liệu

b) Chức năng nhiệm vụ cụ thể
Vì bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức phân tán nên công
tác kế toán không những được tiến hành tại phòng tài chính-kế toán của công ty mà
còn được thực hiện tại các nhà máy, đơn vị trực thuộc.
 Kế toán trưởng
 Chức năng: Là người điều hành tài chính của công ty dưới dự chỉ đạo của Giám
Đốc.


 Nhiệm vụ: Nắm rõ tài chính và phải biết rõ về hoạt động kinh doanh của công
ty.
 Kế toán tổng hợp:
 Chức năng: Tổng hợp tất cả các khoản thu nhập và chi phí của công ty.

 Nhiệm vụ: Là nơi tổng hợp mọi chứng từ của công ty.
Do Nhà máy May I tổ chức theo hình thức phân tán nên không có kế toán
trưởng tại nhà máy. Các nhân viên kế toán tại nhà máy có thể kiêm hơn 1 chức năng
kế toán. Nhiệm vụ mỗi bộ phận là:
 Kế toán tổng hợp chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ công ty, tổng hợp chứng từ và số
liệu tại xí nghiệp để lên các báo cáo về tổng công ty.
 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Lập bảng phân bổ và hạch
toán phân bỏ tiền lương và BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo từng đối tượng
lao động. Theo dõi và nộp BHXH, BHYT cho nhân viên. Kiểm tra việc chi
lương và lập báo cáo kế toán lao động và tiền lương.
 Thủ quỹ: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc. Thủ quỹ có trách nhiệm thu chi
tiền mặt khi đã có chứng từ hợp lệ. Ghi chép sở quỹ và đối chiếu số dư tiền mặt
với sổ quỹ. Liên hệ với ngân hàng trong việc rút và nộp tiền mặt.
 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Hằng tháng tính giá thành
cho từng loại sản phẩm may mặc trong nhà máy. Theo dõi hao hụt định mức
nguyên phụ liệu trong tháng. Báo cáo so sánh hao hụt nguyên phụ liệu so với
tháng trước, và tìm ra nguyên nhân hao hụt đó.
2.3.2. Hệ thống tài khoản sử dụng:
Áp dụng hệ thống tài khoản ban hành theo quyết định số 15/2006 – QĐ – BTC.
2.3.3. Hình thức kế toán tại công ty.
 Công ty áp dụng hình thức “Chứng từ ghi sổ”.
 Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng
loại có cung nội dung kinh tế
 Chứng từ kế toán được đanh số hiệu liên tục trong cả năm (theo thứ tự trong sổ
đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đi kèm, phải được cấp trên
duyệt trước khi tiến hành ghi sổ kế toán.


Hình 2.5: Trình tự hình thức chứng từ ghi sổ:
Chứng từ gốc

Sổ quỹ

Bảng tổng hợp
Chứng từ ghi sổ

Sổ đăng ký chứng

Sổ chi tiết

Chứng từ ghi sổ

từ ghi sổ

Sổ cái

Bảng tổng hợp chi
tiết

Bảng cân đối số
phát sinh

Báo cáo tài chính

: Ghi hằng ngày
: Quan hệ đối chiếu
: Ghi hằng ngày
2.4. Thuận lợi và khó khăn của công ty
2.4.1. Thuận lợi
Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao, đoàn
kết, thống nhất cùng ban lãnh đạo công ty, luôn quyết tâm phấn đấu, khắc phục những

khó khăn, tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của công ty.
2.4.2. Khó khăn
 Trình độ tay nghề của ngành may tại một số nước phát triển hơn so với nước ta,
đồng thời giá nhân công của các nước bắt đầu rút ngắn về khoảng cách vì vậy
giá nhân công rẻ không còn là lợi thế đối với nước ta nữa.
 Thị trường ngành may ngày càng cạnh tranh gay gắt, yêu cầu đối với sản phẩm
ngày càng cao về chất lượng, giá cả mẫu mã.
 Công nghệ sản xuất thì chưa thật hiện đại và đồng bộ, một số bộ phận còn được
coi là lạc hậu rất xa so với thế giới, từ đó làm hạn chế về chất lượng, năng suất


cũng như giá sản phẩm cạnh tranh.
2.5. Phương hướng phát triển của công ty
 Công ty xây dựng kế hoạch phát triển trong những năm tới theo hướng đầu tư,
nâng cấp dần những trang thiết bị đã củ và lạc hậu để hiện đại và đồng bộ hóa
dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao năng lực sản xuất và năng suất lao động.
 Phát huy tốt tính chủ động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, củng cố, tận
dụng thị trường củ, mở rộng thị trường mới, giữ vững và nâng cao ưu thế cạnh
tranh trên thị trường, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công
nhân viên.


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Chi phí sản xuất
3.1.1. Khái niệm
CPSX là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa
và các hao phí cần thiết khác mà DN bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong
một thời kỳ nhất định.

3.1.2. Đặc điểm
Do quá trình sản xuất luôn tồn tại gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã
hội nên CPSX của DN có tính vận động, thay đổi không ngừng, mang tính đa dạng,
phức tạp của ngành nghề sản xuất, quy trình sản xuất.
3.1.3 Phân loại
Phân loại CPSX là nội dung quan trọng đầu tiên cần phải thực hiện để phục vụ
cho việc theo dõi, tập hợp CPSX để tính được giá thành sản phẩm và kiểm soát chặt
chẽ các loại chi phí sản xuất phát sinh.
a) Phân loại chi phí theo yếu tố( theo nội dung kinh tế của chi phí)
Theo cách phân loại này căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế mà CPSX được
phân loại,không phân biệt CPSX phát sinh trong lĩnh vực nào, ở đâu, có mục đích hoặc
tác động như thế nào. Và vậy toàn bộ chi phí được chia thành các yếu tố sau:
 Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ chi phí về NVL chính, vật liệu phụ,
nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản mà DN đã sử
dụng cho hoạt động SX trong kỳ.
 Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ tiền công phải trả, tiền trích bảo hiểm xã
hội, BHYT, KPCĐ, BHTN của công nhân và nhân viên trong DN.
 Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm số tiền khấu hao toàn bộ TSCĐ( còn trong
thời hạn khấu hao) được sử dụng cho sản xuất của DN.
13


×