Bài tham gia Nội san năm 2017:
TIẾP TỤC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA TỔ DÂN VẬN KHU DÂN CƯ, THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Nguyễn Đình Cơ
Khoa Dân vận
Công tác dân vận là một trong những công tác cơ bản của Đảng, có ý nghĩa chiến
lược trong mọi thời kỳ cách mạng, là điều kiện quan trọng bảo đảm giữ vững sự lãnh đạo
của Ðảng ta. Công tác dân vận của Đảng là toàn bộ những hoạt động của Đảng nhằm
tuyên truyền, vận động, thu hút, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân, tổ chức các phong trào
nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
và để chăm lo, bảo vệ lợi ích của nhân dân.
Công tác dân vận của Đảng cần được thực hiện ngay từ cơ sở, tại các địa bàn thôn,
tổ dân phố, khu dân cư – là nơi cư trú, sinh sống của đại bộ phận các tầng lớp nhân dân,
nơi tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, huy động các
nguồn lực, phát huy quyền làm chủ trực tiếp của người dân gắn với quyền và lợi ích hợp
pháp của nhân dân để phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an
toàn xã hội tại địa phương.
Thôn, tổ dân phố cũng là nơi trực tiếp tập hợp quần chúng, cũng là nơi phản ánh
chính xác nhất mức độ đi vào cuộc sống và lòng dân đối với các chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước. Công tác dân vận, do vậy trước hết và cơ bản phải
xuất phát từ thôn, tổ dân phố. Không làm tốt công tác dân vận ở thôn, tổ dân phố thì công
tác dân vận của hệ thống chính trị sẽ gặp khó khăn.
Xuất phát từ vị trí, vai trò hết sức quan trọng của công tác dân vận ở thôn, tổ dân phố và
để cụ thể hóa chủ trương của Đảng và tư tưởng Dân vận của Bác Hồ: "Dân vận là vận động
tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực
lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn
1
thể đã giao cho"[1], và tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận trong
thời kỳ mới. Ban Dân vận Trung ương ra Hướng dẫn Số 80 - HD/BDVTW, ngày
28/02/2012 về việc thành lập và hoạt động của tổ dân vận thôn, bản, khóm, ấp, tổ dân phố,
khu dân cư. Và thực hiện Hướng dẫn số 06-HD/BDVTU ngày 28/3/2012 của Ban Dân vận
Tỉnh ủy Bình Địnhvề việc hướng dẫn thành lập và hoạt động của tổ dân vận thôn, làng, khu
dân cư, Thành ủy Quy Nhơn ra Công văn số 209-CV/TU ngày 22/5/2012 chỉ đạo, hướng
dẫn Khối vận phường, xã tham mưu đảng ủy thành lập tổ dân vận thôn, khu dân cư.
Thành phố Quy Nhơn có 152 khu dân cư, thôn (trong đó có 19 thôn), tổng dân số
537.520 người (năm 2014). (Theo số liệu thống kê 31/12/2014).
Cấp ủy đảng các phường, xã đã ra quyết định củng cố, kiện toàn các tổ dân vận khu
dân cư, thôn. Cơ cấu tổ chức của tổ dân vận có Bí thư chi bộ là tổ trưởng, Phó bí thư chi
bộ, khu vực trưởng là tổ phó hoặc trưởng ban công tác Mặt trận là tổ phó; trưởng các đoàn
thể và tổ chức: Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh, Hội Khuyến học, Người
cao tuổi, Quân sự, Công an thôn, khu vực và một số chức sắc, tín đồ tôn giáo, người có uy
tín ở khu dân cư là thành viên.
Qua Báo cáo kết quả hoạt động tổ dân vận khu dân cư, thôn năm 2016 của Ban dân
vận Thành ủy. Trên địa bàn Thành phố, hiện nay đã có 149/152 khu dân cư, thôn đã thành
lập tổ dân vận. Quá trình hoạt động của Tổ dân vận đã thật sự phát huy được sức mạnh
tổng hợp của các tổ chức ở khu dân cư, thôn; nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ,
đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với công tác dân vận trên địa bàn khu dân cư, thôn;
nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác dân vận của đội ngũ cán bộ, nhất là
cán bộ chủ chốt ngày càng có sự chuyển biến tích cực hơn.
Tổ dân vận khu dân cư, thôn đã phát huy vai trò trong công tác vận động nhân dân;
thường xuyên sâu sát, gần gũi với nhân dân, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của
nhân dân; phối hợp với chính quyền tổ chức vận động, đối thoại với nhân dân trước khi
quyết định các chủ trương lớn của địa phương. Phối hợp với chính quyền, mặt trận, các
đoàn thể và các lực lượng trên địa bàn thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở đã
1[]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.5, tr.698.
2
tạo thành động lực góp phần xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng hệ thống
chính trị, củng cố niềm tin, mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng để thực
hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn; Tham gia phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng
các mô hình sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế hộ gia đình; Vận động nhân dân đẩy
mạnh chương trình khuyến học, khuyến tài, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khỏe, các hoạt
động từ thiện, xây dựng đời sống văn hóa, gia đình, thôn văn hóa, xây dựng các công trình
phúc lợi ở khu dân cư, cải thiện môi trường; Phối hợp với các đoàn thể chỉ đạo, triển khai
thực hiện các phong trào của đoàn thể trên địa bàn dân cư;Tích cực vận động nhân dân tham
gia chương trình xây dựng nông thôn mới.
Thường nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; tình hình dân tộc, tôn
giáo; đơn thư khiếu nại, tố cáo và những tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân để
kịp thời báo cáo chi ủy, đề xuất giải pháp, trực tiếp đối thoại với nhân dân để làm tốt công
tác vận động, hòa giải ở cơ sở, tạo sự đoàn kết tình làng nghĩa xóm thêm gắn bó, góp phần
xây dựng cộng đồng dân cư đoàn kết, giúp nhau cùng tiến bộ.
Tăng cường phối hợp với nhân dân tham gia giám sát các công việc của chính quyền
như: thu chi ngân sách và các quỹ, kế hoạch quản lý, sử dụng đất đai, các công trình xây
dựng cơ bản, các quỹ huy động đóng góp trong nhân dân do nhà nước quy định, công khai
việc xét hộ nghèo, chính sách đền bù, hỗ trợ trong giải phóng mặt bằng, các khoản đóng
góp của nhân dân trong xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị đã tạo được
sự đồng thuận của cán bộ nhân dân, phát huy quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân, góp
phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Tuy nhiên, hoạt động của tổ dân vận về hình thức, nội dung thường trùng lặp với
Ban công tác Mặt trận cơ sở nên có nhiều việc tham gia giải quyết còn chồng chéo, hiệu
quả thấp. Tổ dân vận hoạt động còn lúng túng, bị động khi gặp khó khăn và tình huống
phức tạp. Một số cán bộ còn hạn chế về chuyên môn và kỹ năng vận động quần chúng, còn
trông chờ vào sự chỉ đạo của cấp trên. Công tác tập huấn, bồi dưỡng còn ít, chủ yếu cho
các tổ trưởng; nội dung tập huấn còn đơn điệu, chưa chú trọng nhiều vào kỹ năng công tác
dân vận cho thành viên tổ dân vận.
3
Cấp ủy, chính quyền cơ sở có lúc, có nơi chưa thật sự quan tâm đúng mức đối với
hoạt động của tổ dân vận. Công tác phối hợp của Mặt trận, các chi hội đoàn thể và các
thành viên của tổ trong việc tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước và chương trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh vẫn còn có
những hạn chế nhất định.
Để tiếp tục phát huy hiệu quả công tác dân vận của tổ dân vận, trong thời gian tới cần
thực hiện đồng bộ những giải pháp chủ yếu sau:
Một là, tiếp tục nâng cao vai trò của chi ủy chi bộ khu dân cư, thôn trong lãnh đạo,
chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác dân vận. Tập trung nâng cao nhận thức của chi bộ
và đội ngũ cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của công tác dân vận, tăng cường xây
dựng chi bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động
của khu dân cư, thôn và ban công tác mặt trận, các chi hội, đoàn thể.
Hai là, cấp ủy cần tiếp tục chỉ đạo, thường xuyên hướng dẫn về nội dung, phương
pháp và sự phối hợp hoạt động của tổ dân vận khu dân cư, thôn gắn với thực hiện Nghị
quyết 25 Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”, Quy chế giám sát và phản biện xã
hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội; Quy định về việc
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng
Đảng, xây dựng chính quyền.
Ba là, gắn việc nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của tổ dân vận khu vực,
thôn với việc vận động nhân dân tập trung thảo luận, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chuyển
đổi cơ cấu kinh tế, tháo gỡ những bức xúc của người dân, tập trung giải quyết việc làm,
giúp nhau giảm nghèo, ổn định đời sống nhân dân. Mở rộng và phát huy dân chủ, nâng
cao trách nhiệm của nhân dân, vận động nhân dân thực hành tiết kiệm, xây dựng nông
thôn mới, đời sống văn hóa mới, giữ vững an ninh, tăng cường đoàn kết, đồng thuận
trong cộng đồng dân cư.
Bốn là, các cấp ủy Đảng, chính quyền nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ
chức ở cơ sở, tiếp tục kiện toàn tổ dân vận thôn, khu dân cư; tăng cường công tác bồi
dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ về thực hành công tác dân vận cho tổ dân vận, người có uy
4
tín trong cộng đồng dân cư. Các cấp ủy, Ban Dân vận phường, xã tiếp tục xây dựng, bổ
sung, hoàn thiện các quy chế, quy định về tổ chức và hoạt động của tổ dân vận khu vực,
thôn phù hợp với đặc điểm, tình hình, văn hóa, phong tục, tập quán của địa phương.
Bên cạnh đó, có một số kiến nghị đối với cấp trên, cụ thể như sau:
Đối với Ban Dân vận Trung ương: cần thường xuyên tổ chức tổng kết, rút kinh
nghiệm mô hình hoạt động của Tổ dân vận để tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo
thành lập Tổ dân vận thôn, khu dân cư trên địa bàn toàn quốc; trên cơ sở đó, phối hợp với
Ban Cán sự đảng Chính phủ nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với hoạt
động của Tổ dân vận nhằm tạo điều kiện cho Tổ dân vận hoạt động hiệu quả hơn.
Tổ chức tổng kết việc thực hiện Hướng dẫn liên ban 01 giữa Ban Dân vận Trung
ương và Ban Tổ chức Trung ương. Chỉ đạo bố trí 01 cán bộ chuyên trách làm công tác
dân vận ở xã, phường, thị trấn để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu về
công tác dân vận ở cơ sở.
Đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Chỉ đạo sơ kết việc thành lập tổ chức và hoạt động
của Tổ dân vận thôn, khu dân cư để đánh giá rút kinh nghiệm và tiếp tục chỉ đạo định hướng
thực hiện tốt hơn trong thời gian đến. Chỉ đạo khảo sát đánh giá và nghiên cứu để xây dựng
chính sách hỗ trợ và kinh phí hoạt động cho Tổ dân vận thôn, khu dân cư.
Đối với Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân
tỉnh: Chỉ đạo nghiên cứu ban hành nghị quyết về việc hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Tổ
dân vận ở thôn, khu dân cư nhằm đảm bảo cho Tổ dân vận hoạt động có hiệu quả hơn.
Đối với Ban Thường vụ thành ủy: Hàng năm, chỉ đạo Ban dân vận phối hợp với
trung tâm bồi dưỡng chính trị xây dựng kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công
tác dân vận cho các thành viên của Tổ dân vận thôn, khu dân cư./.
5