Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN TẠI HUYỆN KẾ SÁCH, TỈNH SÓC TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM MINH LUÂN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG
TRONG THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN TẠI
HUYỆN KẾ SÁCH, TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012
 
 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM MINH LUÂN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG
TRONG THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN TẠI
HUYỆN KẾ SÁCH, TỈNH SÓC TRĂNG

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


GVHD: ThS. Đỗ Minh Hoàng

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012
 


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Thực Trạng
Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Của Người Dân Tại Huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc
Trăng” do PHẠM MINH LUÂN, sinh viên khóa K34, ngành Quản trị kinh doanh, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________.

ĐỖ MINH HOÀNG
Giáo viên hướng dẫn

________________________
Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2012

Thư ký hội đồng chấm báo cáo


năm 2012.

Ngày

 

tháng

năm 2012.


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành đề tài này, không những là sự nỗ lực của bản thân tôi mà còn là
sự giúp đỡ của rất nhiều người. Qua đây tôi xin nói lời cảm ơn tới những người đã
giúp đỡ tôi.
Trước hết “Cho con gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cha – Mẹ, các Chú và gia đình,
người đã sinh ra con và nuôi dạy con khôn lớn, là chỗ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần
cho con, là niềm tự hào của bản thân con”. Chúc cho gia đình ta luôn mạnh khỏe, hành
phúc…
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy – Cô Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM nói
chung và Khoa Kinh Tế nói riêng, đã truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm cho
tôi trong suốt những năm tháng ở giảng đường đại học.
Đặc biệt, tôi xin trân thành cám ơn Cô Đỗ Minh Hoàng, người đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm đề tài.
Cho tôi gửi lời cám ơn tới quý Cô – Chú, Anh – Chị ở Chi Cục Thống Kê,
Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Phòng Văn Thư trực thuộc UBND
Huyện Kế Sách đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn cho tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
Ngoài ra cho tôi gửi lời cảm ơn tới quý anh chị, bạn bè… những người đã luôn
quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận cũng như trong cuộc sống hàng

ngày.
Cuối cùng cho tôi gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới Trường ĐH Nông Lâm, UBND
Huyện Kế Sách. Chúc quý Thầy, quý Cô, quý Anh Chị và toàn thể bạn bè mạnh khỏe,
hạnh phúc và thành đạt.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
PHẠM MINH LUÂN
 


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM MINH LUÂN. Tháng 6 năm 2012. “Phân Tích Thực Trạng Bất Bình
Đẳng Trong Thu Nhập Của Người Dân Tại Huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc Trăng”.
PHAM MINH LUAN. June 2012. “Analysing The Inequality Situation of
The Citizen’s Income in Ke Sach District, Soc Trang Province”.
Đề tài “Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Của Người Dân
Tại Huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc Trăng” tập trung nghiên cứu thực trạng tăng trưởng và
bất bình đẳng trong thu nhập của người dân Huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc Trăng. Cụ thể
đề tài đi sâu vào nghiên cứu các mặt sau:
- Phân tích tình hình đời sống của người dân tại Huyện Kế Sách.
- Phân tích thực trạng bất bình đẳng trong thu nhập của người dân tại Huyện Kế
Sách.
- Đề xuất một số biện pháp xóa đói giảm nghèo.
Qua đó phản ánh một cách chân thực về tình hình đời sống cũng như sự bất
bình đẳng trong thu nhập, xác định xem những yếu tố nào tác động mạnh mẽ nhất tới
sự bất bình đẳng… Từ đó đề xuất một số biện pháp xóa đói giảm nghèo ở địa phương
nhằm giảm dần khoảng cách giàu nghèo, thúc đẩy kinh tế Huyện Kế Sách tăng trưởng
nhanh một cách bền vững.
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã thu thập số liệu, thông tin từ các phòng ban
thuộc UBND Huyện Kế Sách, qua báo chí và internet. Số liệu sơ cấp được thu thập

thông qua việc điều tra phỏng vấn 100 hộ nông dân trên địa bàn Huyện. Phân tích số
liệu bằng phương pháp so sánh, thống kê mô tả, phân tích tổng hợp.... cũng như sử
dụng các công cụ đo lường mức độ bất bình đẳng như tỉ lệ thu nhập 20% cao so với
20% thấp, đường cong Lorenz, hệ số Gini…

 


 

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung ...........................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................3
1.4. Cấu trúc đề tài ...........................................................................................................3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ...........................................................................................5
2.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................................5
2.1.1. Vị trí địa lý..................................................................................................5
2.1.2. Địa hình và thổ nhưỡng ..............................................................................6
2.1.3. Khí hậu và thời tiết .....................................................................................7

2.1.4. Thủy văn và sông ngòi ...............................................................................8
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .........................................................................................9
2.2.1. Dân số và lao động .....................................................................................9
2.2.2. Giáo dục, y tế ............................................................................................11
2.2.3. Hiện trạng phát triển kinh tế .....................................................................14
2.2.4. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................16
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................18
3.1. Cơ sở lý luận ...........................................................................................................18
3.1.1. Thực trạng bất bình đẳng trong thu nhập tại Việt Nam ...........................18
v
 


 

3.1.2. Một số khái niệm ......................................................................................26
3.1.3. Chỉ tiêu, chuẩn mực, đặc điểm, nguyên nhân của đói nghèo ...................28
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................33
3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả ....................................................................33
3.2.2. Phương pháp so sánh ................................................................................34
3.2.3. Thước đo xác định bất bình đẳng trong thu nhập .....................................34
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................38
4.1. Đặc trưng của mẫu điều tra.....................................................................................38
4.1.1. Nhân khẩu và quy mô gia đình .................................................................38
4.1.2. Độ tuổi và trình độ chuyên môn của người lao động ...............................39
4.1.3. Vốn đầu tư của hộ gia đình.......................................................................40
4.1.4. Phương tiện sinh hoạt và tình hình đời sống ............................................41
4.2. Đánh giá sự bất bình đẳng trong thu nhập của người dân tại Huyện Kế Sách, Tỉnh
Sóc Trăng .......................................................................................................................42
4.2.1. Đánh giá sự bất bình đẳng tại Huyện Kế Sách .........................................42

4.2.1. So sánh sự bất bình đẳng thu nhập giữa nhóm hộ người Kinh và nhóm hộ
Khmer .................................................................................................................45
4.3. Phân tích ảnh hưởng của các nguồn thu nhập đến sự bất bình đẳng trong thu nhập
của người dân tại Huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc Trăng ......................................................48
4.3.1. Nguồn thu nhập ở Huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc Trăng ................................48
4.3.2. Phân chia các nguồn thu nhập ảnh hưởng đến hệ số Gini ........................50
4.4. Bất bình đẳng trong phân phối đất đai ảnh hưởng đến bất bình đẳng trong thu nhập
của người dân tại Huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc Trăng ......................................................54
4.5. Nguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng trong thu nhập ở Huyện Kế Sách Tỉnh Sóc
Trăng ..............................................................................................................................55
4.6. Những giải pháp xóa đói giảm nghèo và từ đó hạn chế sự bất bình đẳng ở địa
phương ...........................................................................................................................57
4.6.1. Nâng cao nhận thức và năng lực cho người dân ......................................57
4.6.2. Giải pháp về vốn vay ................................................................................58
4.6.3. Nâng cao năng suất nông nghiệp. .............................................................59
4.6.4. Giải quyết việc làm cho người lao động thất nghiệp, thiếu việc làm. ......59
vi
 


 

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................61
5.1. Kết luận...................................................................................................................61
5.2. Kiến nghị. ...............................................................................................................62
5.2.1. Đối với chính quyền địa phương. .............................................................62
5.2.2. Đối với người dân địa phương. ................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................64
PHỤ LỤC


vii
 


 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DS & KHHGĐ

: Dân số và kế hoạch hóa gia đình

DTNT

: Dân tộc nội trú

GDP

: Gross Domestic Product
(Tổng sản phẩm quốc nội)

HPI

: Human Poverty Index
(chỉ số nghèo đói tổng hợp)

NH CSXH

: Ngân hàng Chính Sách Xã Hội


NH NN&PTNT

: Ngân hàng Nông Ngiệp Và Phát Triển Nông Thôn

PCGDTH

: Phổ cập giáo dục tiểu học

PCGDTH ĐĐT

: Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi

PCGD THCS

: Phổ cập giáo dục trung học cơ sở

QHPLDS

: Quan hệ pháp luật dân sự

THPT

: Trung học phổ thông

UBND

: Ủy Ban Nhân Dân

UNDP


: United Nations Development Programme
(Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc)

WB

: World Bank
(Ngân hàng Thế Giới)

viii
 


 

DANH MỤC CÁC BẢNG 
Trang
Bảng 2.1. Diện Tích, Dân Số và Mật Độ Dân Số Năm 2011 ........................................10
Bảng 2.2. Lao Động Xã Hội trên Địa Bàn Năm 2011 Phân Theo Ngành Kinh Tế ......11
Bảng 2.3. Thống Kê về Trường, Lớp, Giáo Viên, Học Sinh Huyện Kế Sách Năm Học
2010 – 2011 ...................................................................................................................12
Bảng 2.4. Số Cán Bộ Y Tế Huyện Kế Sách Năm 2011 ................................................13
Bảng 2.5. Diện Tích, Năng Suất và Sản Lượng Lúa Huyện Kế Sách qua Các Năm
2009, 2010, 2011 ...........................................................................................................15
Bảng 3.1. Thu Nhập Bình Quân Đầu Người/Tháng của Từng Nhóm Trong 3 Năm
2006, 2008, 2010 ...........................................................................................................22
Bảng 3.2. Chuẩn Nghèo Giai Đoạn 1992 – 1995 ..........................................................30
Bảng 4.1. Độ Tuổi Trung Bình Của Người Lao Động Trong Mẫu Điều Tra ...............39
Bảng 4.2. Trình Độ Chuyên Môn của Người trong Độ Tuổi Lao Động của mẫu điều
tra Năm 2011 .................................................................................................................40
Bảng 4.3. Mục Đích Sử Dụng Vốn Vay của Các Hộ Dân ...........................................41

Bảng 4.4. Tình Hình Nhà Ở, Điện, Nước của Các Hộ Dân ..........................................42
Bảng 4.5. Thu Nhập Bình Quân Đầu Người/Năm của Từng Nhóm trong Năm 2011 ..43
Bảng 4.6. Phân Phối Thu Nhập Bằng Đường Cong Lorenz..........................................44
Bảng 4.7. Phân Phối Thu Nhập Bằng Đường Cong Lorenz của Nhóm Hộ Người Kinh
và Khmer .......................................................................................................................46
Bảng 4.8. Cơ Cấu Thu Nhập Bình Quân Đầu Người/Năm theo Từng Nhóm ..............49
Bảng 4.9. Phân Tích Các Nguồn Thu Nhập Ảnh Hưởng đến Hệ Số Gini Chung của
Huyện Kế Sách ..............................................................................................................51
Bảng 4.10. Ảnh Hưởng Biên của Các Nguồn Thu Nhập đến Hệ Số Gini ....................52
Bảng 4.11. Thu Nhập Bình Quân Đầu Người/Năm và Diện Tích Đất Bình Quân Đầu
Người/Năm trong Năm 2011 .........................................................................................54

ix
 


 

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Ranh Giới Huyện Kế Sách .................................................................5
Hình 3.1. Mô Hình Đường Cong Lorenz ......................................................................35
Hình 4.1. Đường Cong Lorenz Thể Hiện Sự Phân Phối Thu Nhập ở Huyện
Kế Sách ..........................................................................................................................44
Hình 4.2. Đường Cong Lorenz Thể Hiện Sự Phân Phối Thu Nhập của 2 Nhóm
Hộ Gia Đình Người Kinh và Khmer .............................................................................47

x
 



 

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ
Phụ lục 2. Một vài hình ảnh về Huyện Kế Sách

xi
 


 

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới đều xảy ra tình trạng phân phối thu
nhập bất bình đẳng, từ những nước đang phát triển và có tiềm năng phát triển như
Malaysia, Trung Quốc, Nepan… hay những nước phát triển nhất thế giới như Anh,
Đức… thì tình trạng này là không thể tránh khỏi và ngày càng có xu hướng gia tăng.
Ngay cả đối với Mỹ, đất nước được coi là phát triển nhất thế giới thì đối với nước này
tình trạng bất bình đẳng thu nhập, phân hoá giàu nghèo cũng đang diễn ra một cách rất
gay gắt. Nhưng cũng vẫn tồn tại một số nước vừa có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, lại
vừa giảm thiểu được tình trạng bất bình đẳng thu nhập như Nhật Bản, Thuỵ
Điển,…Vậy đối với Việt Nam thì sao, vấn đề tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu
nhập ở Việt Nam đang diễn ra theo chiều hướng nào?
Đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, trình

độ dân trí thuộc loại thấp, tỷ lệ mù chữ chiếm đến trên 90%, nạn đói tràn lan. Thế
nhưng bằng những chính sách đúng đắn Việt Nam đã khắc phục được những khó khăn
đó và tiến lên. Trong những năm qua Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu về
tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế liên tục tăng trưởng cao, thu nhập người dân được cải
thiện. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế với những chuyển biến tích cực từ nông nghiệp
sang công nghiệp - dịch vụ, xuất nhập khẩu tăng, kim ngạch xuất nhập khẩu dần được
cải thiện, mở rộng quan hệ ngoại thương với nước ngoài…
Huyện Kế Sách nằm ở vùng hạ lưu sông Hậu, cách Thành Phố Sóc Trăng 20
km. Tuyến đường Nam sông Hậu dài 151 km, đoạn đi qua Huyện Kế Sách dài 23,7
km, là trục giao thông quan trọng, tạo môi trường thuận lợi cho việc khai thác tiềm
năng và lợi thế của vùng ven sông Hậu. Được sự quan tâm chỉ đạo tích cực của các
 
 


 

cấp, các ngành và sự nỗ lực của toàn dân trong việc huy động và sử dụng các nguồn
nội lực, trong những năm qua, kinh tế Huyện Kế Sách tiếp tục phát triển khá toàn diện,
cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng. Trong giai đoạn 2006 – 2007, có nhiều
thuận lợi nên tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 13,5%; giai đoạn 2008 – 2010 tốc
độ tăng trưởng có chựng lại, ở mức dưới 12%. Tính chung cả nhiệm kỳ, tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân 12%. Giá trị gia tăng từ 653 tỷ đồng năm 2005 nâng lên
1.150 tỷ đồng vào năm 2010; trong đó, khu vực nông – lâm –ngư nghiệp (khu vực I)
tăng 8,5%; khu vực công nghiệp – xây dựng (khu vực II) tăng 16,7% và khu vực dịch
vụ (khu vực III) tăng 16,6%. Tỷ trọng khu vực I có xu hướng giảm từ 59,5% (năm
2005) xuống còn 54,5% (năm 2010); tương ứng, khu vực II tăng từ 11% lên 14%, khu
vực III tăng từ 29,5% lên 31,5%. Thu nhập bình quân trên đầu người năm 2010 đạt
747 USD.
Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế cao cũng đem lại những kết quả xấu cho vấn đề

bất bình đẳng thu nhập, phân hoá giàu nghèo tăng lên, khoảng cách thu nhập dãn ra.
Câu hỏi được đặt ra là tăng trưởng cao thu nhập đầu người tăng thì nếu người dân trở
nên giàu có hơn thì tại sao chúng ta lại phải quan ngại về vấn đề bất bình đẳng? Tại
sao ở Việt Nam nói chung và cụ thể tại Huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc Trăng lại xảy ra tình
trạng trên? Sự gia tăng bất bình đẳng có thể gây cản trở cho tăng trưởng kinh tế trong
thời gian tới như thế nào? 
Để trả lời cho những câu hỏi trên đề tài “ Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng
Trong Thu Nhập Của Người Dân Tại Huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc Trăng” sẽ đi nghiên
cứu những lý thuyết cơ bản về tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập, thực
trạng tăng trưởng và phân phối thu nhập ở Huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc Trăng. Những
thành tựu, những mặt hạn chế, yếu kém, đi tìm hiểu nguyên nhân của nó. Gắn lý thuyết
với những vấn đề thực tiễn ở địa phương, từ đó tìm ra giải pháp đúng đắn nhất cho vấn
đề tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế xoá đói
giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân, giảm chênh lệch giàu nghèo đưa Kế
Sách tiến lên, phát triển bền vững.

2
 


 

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài “Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Của Người Dân
Tại Huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc Trăng” nhằm chỉ ra được những nguyên nhân chính ảnh
hưởng đến sự bất bình đẳng trong thu nhập, thực trạng tăng trưởng và phân phối thu
nhập ở Huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc Trăng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên thì tôi tiến hành phân tích các mục tiêu cụ

thể sau:
- Phân tích tình hình đời sống của người dân tại Huyện Kế Sách.
- Phân tích thực trạng bất bình đẳng trong thu nhập của người dân tại Huyện Kế
Sách.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng trong thu
nhập tại Huyện Kế Sách.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng
trong thu nhập của người dân Huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc Trăng.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc
Trăng.
- Giới hạn về thời gian: Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ
09/03/2012 đến 09/06/2012.
1.4. Cấu trúc đề tài
Luận văn gồm 5 chương.
- Chương 1. Mở đầu: Đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi thực hiện của
đề tài.
- Chương 2. Tổng quan: Nêu một cách tổng quát về điều kiện tự nhiên và kinh
tế xã hội của Huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc Trăng.

3
 


 

- Chương 3. Nội dung và Phương pháp nghiên cứu: Trình bày cơ sở lý luận về
nghèo đói, về bất bình đẳng trong thu nhập. Nêu lên các phương pháp nghiên cứu mà

tác giả đã sử dụng trong đề tài
- Chương 4. Kết quả và thảo luận: Nêu lên thực trạng về đời sống và bất bình
đẳng trong thu nhập của người dân Huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc Trăng. Những nguyên
nhân dẫn đến tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập. Từ đó đề xuất các giải pháp thực
hiện chương trình xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
- Chương 5. Kết luận và kiến nghị: Nêu tổng quát kết quả nghiên cứu đạt được
cũng như những hạn chế của đề tài. Ngoài ra còn đề xuất kiến nghị với các cơ quan
liên quan để thúc đẩy kinh tế Huyện Kế Sách tăng trưởng nhanh một cách bền vững,
đạt được thành công về giảm nghèo.

4
 


 

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN 

2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Kế Sách là một huyện nằm ở vùng hạ lưu sông Hậu, cách Thành Phố Sóc Trăng
20 km với tổng diện tích đất tự nhiên là 352,9 km2. Ranh giới đất đai của Kế Sách nằm
ở vị trí có tọa độ địa lý từ 9o14’ đến 9o 55’ vĩ độ Bắc và từ 105o30’ đến 106o04’ kinh
độ Đông. Ranh giới hành chính:
- Phía Đông và Đông Bắc giáp Tỉnh Trà Vinh (qua sông Hậu).
- Phía Nam giáp Huyện Mỹ Tú và Huyện Long Phú.
- Phía Tây và Tây Bắc giáp Tỉnh Hậu Giang.
Hình 2.1. Bản Đồ Ranh Giới Huyện Kế Sách


Nguồn tin: Phòng Địa Chính Huyện Kế Sách
 
 


 

2.1.2. Địa hình và thổ nhưỡng
a) Địa hình
Là một huyện thuộc đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long, địa hình của Kế Sách
tương đối bằng phẳng, hướng dốc nghiêng từ Đông sang Tây, cao ở phía ven sông Hậu
và thấp dần về phía Tây. Trong thực tiễn địa hình mặt đất càng thấp dần xuất hiện
nhiều lung trũng, có thể chia các dạng địa hình như sau:
- Địa hình cao nằm ven sông Hậu thuộc các Xã: An Lạc Thôn, An Lạc Tây,
Nhơn Mỹ và một phần Xã Xuân Hòa; cao trình biến thiên từ 1 – 1,5m.
- Địa hình trung bình gồm các Xã: An Mỹ, Thị Trấn Kế Sách, Thới An Hội và
một phần của các Xã Kế Thành, Trinh Phú, Kế An; cao trình biến thiên từ 0,8 – 1m.
- Địa hình thấp phân bổ ở các Xã: Đại Hải, Ba Trinh, Xuân Hòa và một phần
của các Xã Trinh Phú, Kế Thành, Kế An; cao trình biến thiên từ 0,3 – 0,8m.
- Địa hình các cù lao trên sông Hậu gồm các Xã: Phong Nẫm, Cù Lao An Tấn,
An Công (Xã An Lạc Tây), cù lao Mỹ Phước (Xã Nhơn Mỹ).
b) Thổ nhưỡng
Huyện Kế Sách có tổng diện tích đất tự nhiên chiếm 10,66% so với tổng diện
tích tự nhiên của Tỉnh Sóc Trăng, được chia thành 5 nhóm đất chính như sau:
- Nhóm đất phù sa có diện tích 6.324,05 ha, chiếm 17,92% diện tích đất tự
nhiên của Huyện. Nhóm đất này được hình thành do quá trình bồi đắp phù sa của sông
Hậu và các sông rạch thuộc hệ thống sông Hậu. Quá trình hình thành đất gắn liền với
sự tác động của chế độ bán nhật triều biển Đông. Nhóm đất phù sa là nhóm đất tốt,
thích hợp cho phát triển đa dạng hóa các loại cây trồng hàng năm và cây ăn quả lâu
năm.

- Nhóm đất glây có diện tích là 446,4 ha, chiếm 1,26% diện tích tự nhiên của
Huyện, phân bố ở các Xã Xuân Hòa, Trinh Phú. Nhóm đất này được hình thành và
phát triển ở địa hình thấp trũng, khó thoát nước, chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều.
Đất glây có thời gian ngập úng trên 6 tháng trong năm, thường chỉ trồng được một vụ
lúa, năng suất thấp.
- Nhóm đất có nguồn gốc là đất mặn ít, diện tích 6.221,2 ha, chiếm 17,63% diện
tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các Xã Kế An, Kế Thành; Thị Trấn Kế Sách; Nhơn
Mỹ. Toàn bộ diện tích nhóm đất có nguồn gốc là đất mặn ít thuộc loại đất tốt, độ phì
6
 


 

nhiêu khá, các chất dinh dưỡng trong đất cân đối, thích hợp với nhiều loại cây trồng.
Đồng thời, còn thích hợp với nuôi trồng thủy sản nước ngọt hoặc nước lợ.
- Nhóm đất phèn có diện tích là 2.987,5 ha, chiếm 8,46% diện tích tự nhiên,
được hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sa và vật liệu sinh phèn (xác thực vật sét chứa
lưu huỳnh). Nhóm đất phèn trên địa bàn Huyện là đất phèn nhẹ, việc cải tạo và sử
dụng tương đối thuận lợi, do có nguồn nước ngọt dồi dào, cùng với các biện pháp thủy
lợi kết hợp tiêu úng sổ phèn, giữ mức nước cần thiết trên đồng ruộng. Hầu hết diện
tích đất phèn đã được sản xuất 2 vụ lúa kết hợp với nhiều loại cây trồng khác.
- Nhóm đất nhân tác có diện tích 11.761,21 ha, chiếm 33,33% diện tích tự
nhiên, phân bố rộng khắp các Xã, Thị Trấn trong Huyện. Nhóm đất này được hình
thành do hoạt động lên líp trồng cây lâu năm, làm vườn. Hầu hết nhóm đất nhân tác đã
được khai thác sử dụng có hiệu quả và sử dụng vào nhiều mục đích sản xuất như:
trồng màu, rau thực phẩm, cây ăn quả lâu năm, nuôi cá ao hồ và nuôi trong mương
vườn.
Các loại đất khác còn lại có diện tích 7.561,46 ha, bao gồm đất ở, đất sông,
kênh, rạch và đất có mặt nước chưa sử dụng.

Nhìn chung, tài nguyên đất đai của Kế Sách đã được khai thác sử dụng với điều
kiện tự nhiên và phát huy lợi thế của vùng ven sông Hậu. Phần lớn diện tích đất nông
nghiệp đã được đầu tư thâm canh, nâng cao mức thu nhập trên một đơn vị diện tích sản
xuất. Đồng thời, đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng diện tích và sản
lượng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu thị trường.
2.1.3. Khí hậu và thời tiết
Huyện Kế Sách nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu, thời tiết
mang nét đặc trưng của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt cao.
Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 26,8oC. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là
37,8oC (vào tháng 4 hàng năm); nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 16,2oC (vào tháng 12 –
1 hàng năm). Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm là 2.342 giờ, bình quân 6,5
giờ/ngày.
Trong năm, khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình là 1.846 mm; lượng
7
 


 

mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, trong mùa mưa lượng mưa chiếm
trên 90% tổng lượng mưa cả năm, tổng số ngày mưa trung bình là 136 ngày/năm.
Trên địa bàn Huyện có 2 hướng gió chính: gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến
tháng 11, gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Tốc độ gió trung bình
2m/s. Mỗi năm bình quân có trên 30 cơn giông và lốc xoáy, gây thiệt hại đến sản xuất
và đời sống. Các yếu tố khí hậu thời tiết bất lợi và thiên tai có chiều hướng gia tăng
trong những năm gần đây.
Nhìn chung, các yếu tố khí hậu thời tiết cơ bản thuận lợi cho phát triển sản xuất
nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên, những biến đổi

khí hậu toàn cầu đang diễn ra, nhất là vấn đề nước biển dâng sẽ tác động mạnh đến các
vung ven sông. Việc kiên cố hóa hệ thống đê sông trên địa bàn Kế Sách cần được coi
trọng trong thời kỳ tới.
2.1.4. Thủy văn và sông ngòi
Toàn bộ diện tích đất đai của Huyện Kế Sách chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ
thủy văn sông Hậu, là địa bàn được cung cấp nguồn nước ngọt khá dồi dào, hầu hết
diện tích đất trồng cây hàng năm có đủ nước ngọt để sản xuất 2 -3 vụ/năm. Đồng thời
có nhiều thuận lợi cho phát triển nuôi cá nước ngọt ven sông Hậu, nuôi cá ở các vùng
cồn, bãi, nuôi trong mương vườn và nuôi kết hợp trồng lúa. Tuy nhiên, do chế độ thủy
văn trên sông Hậu chịu tác động trực tiếp của chế độ bán nhật triều biển Đông có biên
độ lớn (biên độ triều trung bình từ 3 – 3,5 m tại Cái Côn) nên về mùa mưa kiệt, nước
mặn có thể xâm nhập sâu đến phà Đại Ngãi (ở mức 1‰). Cần đầu tư kiên cố hóa hệ
thống bờ bao để chống xâm nhập mặn và giữ nước ngọt.
Trên địa bàn Huyện Kế Sách trữ lượng và chất lượng nước ngầm gần giống với
nhiều địa bàn khác thuộc Tỉnh Sóc Trăng. Nguồn nước ngầm tầng sâu từ 80 – 180 m là
nguồn nước chủ yếu được khai thác phục vụ cho sinh hoạt, trữ lượng nước dồi dào
(khoảng 350.000 m3/ngày.đêm), chất lượng tốt. Chất lượng nước ngầm ở tầng này có
các chỉ tiêu sau: pH = 7-8,5; hàm lượng sắt từ 0,1 – 0,8 mg/lít, độ mặn từ 100 – 200
mg/lít. Các tính chất khác như độ trong, hàm lượng ion SO4, NO3 vào loại bình
thường, hầu như không có khuẩn Ecoli và Colifrom, cơ bản đảm bảo vệ sinh phục vụ
sinh hoạt. Tuy nhiên phải đầu tư thiết bị xử lý thì mới đạt tiêu chuẩn nước sạch. Ở độ
sâu lớn hơn 300: chất lượng nước ở tầng này có độ pH= 7 – 8,3; hàm lượng sắt tổng
8
 


 

cộng khoảng 0,1 – 0,36 mg/l (nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép đối với nước uống), độ
mặn 210 – 275 mg/l và không có vi khuẩn nên có thể khai thác sử dụng tốt cho sinh

hoạt. Tuy vậy, đến nay khả năng khai thác tầng nước này còn rất hạn chế do giá thành
cao.
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.1. Dân số và lao động
a) Dân số
Tính đến năm 2011 dân số của Huyện là 159.562 người, chiếm 12,19% dân số
toàn Tỉnh. Trên địa bàn Huyện có nhiều dân tộc sinh sống, chủ yếu là người Kinh,
người Khmer và người Hoa.
Nhờ thực hiện tốt công tác DS & KHHGĐ, đồng thời một bộ phận người dân di
cư lên các thành phố lớn làm ăn nên trong những năm gần đây, tốc độ gia tăng dân số
tương đối thấp cụ thể năm 2007 (0,84%), năm 2008 (0,69%), năm 2009 (0,87%), năm
2010 (0,59%) và năm 2011 (0,51%).
Mật độ dân số bình quân năm 2011 là 452,15 người/ km2. Thị Trấn Kế Sách có
mật độ dân số cao nhất là 940,61 người/km2. Ở các Xã, dân cư phân bố tương đối đồng
đều, chỉ có một Xã Phong Nẫm, mật độ dân số thấp nhất là 288,96 người/km2. Chi tiết
được thể hiện qua bảng 2.1.

9
 


 

Bảng 2.1. Diện Tích, Dân Số và Mật Độ Dân Số Năm 2011
Dân số

Mật độ

trung bình


dân số

(km2)

(người)

(người/km2)

TOÀN HUYỆN

352,90

159.562

452,15

Thị Trấn kế sách

14,65

13.780

940,61

An Mỹ

29,34

11.552


393,73

Nhơn Mỹ

28,32

11.416

396,11

Thới An Hội

32,61

14.744

452,13

Kế An

21,47

8.299

386,54

Kế Thành

25,48


9.607

377,04

Đại Hải

38,67

19.120

494,44

Phong Nẫm

17,21

4.973

288,96

An Lạc Thôn

20,16

10.400

562,90

Xuân Hòa


38,14

21.469

131,19

An Lạc Tây

27,90

8.738

313.19

Ba Trinh

31,90

13.726

430,28

Trinh Phú

26,55

11.738

442,11


Diện tích

Nguồn tin: Chi Cục Thống Kê Huyện Kế Sách
b) Lao động
Kế Sách có nguồn lao động dồi dào và tiềm năng, là nơi cung cấp và hậu thuẫn
đắc lực về nguồn nhân lực cho các khu đô thị và khu công nghiệp. Theo số liệu của
Phòng Lao Động Thương Binh và xã hội trong năm 2011, toàn Huyện có khoảng
102.493 người trong độ tuổi lao động, chiếm 64.2% trên tổng dân số, đây là những lao
động chính trong gia đình. Ngoài ra, trong sản xuất nông nghiệp còn có một lực lượng
lao động phụ quan trọng nằm ở trên và dưới độ tuổi lao động. Cơ cấu lao động làm
việc trong các ngành kinh tế - xã hội đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng
lao động làm việc trong các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ; đồng thời,
giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp và thủy sản.
10
 


 

Tuy nhiên, kinh tế của Huyện Kế Sách chủ yếu là nông nghiệp nên số lượng lao
động trong ngành nông nghiệp và thủy sản chiếm tỷ lệ cao, sự chuyển dịch lao động từ
khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp còn chậm. Dự báo trong những
năm tới, số người bước vào độ tuổi lao động của Huyện sẽ tiếp tục tăng, nhưng chất
lượng nguồn lao động còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn Huyện đến năm
2011 mới đạt 18 – 19% (kể cả đào tạo nghề ngắn hạn). Do đó, cần coi trọng công tác
tuyển chọn đưa đi đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cung cấp nguồn lao
động cho các Trung tâm kinh tế trong và ngoài Tỉnh; đồng thời, đáp ứng yêu cầu xuất
khẩu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Thông tin lao động năm 2011 được thể hiện rõ trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Lao Động Xã Hội trên Địa Bàn Năm 2011 Phân Theo Ngành Kinh Tế


Số lượng

Tỉ lệ

(người)

(%)

Tổng lao động

99.323

100

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

80.439

80,99

Công nghiệp, xây dựng

3.754

3,78

Thương mại, dịch vu,. KSNH

11.078


11,15

Giao thông, vận tải

471

0,47

Quản lý nhà nước

886

0,89

Đơn vị sự nghiệp

2.315

2,33

Tổ chức chính trị

112

0,11

Tổ chức chính trị – xã hội

262


0,26

Tổ chức xã hội

6

0,01

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp

-

-

Nguồn tin: Chi Cục Thống kê Huyện Kế Sách
2.2.2. Giáo dục, y tế
a) Giáo dục
Giáo dục - đào tạo là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng nhằm đào tạo
nguồn trí thức cho cả nước nói chung và Huyện Kế Sách nói riêng, vì vậy công tác
11
 


 

giáo dục - đào tạo được Huyện quan tâm đầu tư, xây dựng. Nền giáo dục của Huyện
trong những năm qua có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, góp
phần nâng cao dân trí. Đảng bộ Huyện đã tập trung chỉ đạo công tác giáo dục từ cấp
mầm non đến Phổ thông trung học. Tính đến cuối năm 2010, Huyện đã được công

nhận đạt chuẩn Quốc gia về PCGDTH, PCGDTH ĐĐT, PCGD THCS, và có 18
trường đạt chuẩn Quốc gia ( Mẫu giáo: 02, Tiểu học: 10, THCS: 6).
Năm học 2010 – 2011, Toàn Huyện có 74 trường học, trong đó 68 trường trực
thuộc quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo ( 17 trường mẫu giáo, 36 trường Tiểu
học, 15 trường THCS); và 4 trường THPT; 01 trường DTNT; 01 trường mẫu giáo dân
lập. Tổng số lớp học (từ mẫu giáo đến THPT) là 1.140 lớp, với 31.384 học sinh dưới
sự giảng dạy tận tình của 1.852 giáo viên. Chi tiết cụ thể được cho ở bảng 2.3:
Bảng 2.3. Thống Kê về Trường, Lớp, Giáo Viên, Học Sinh Huyện Kế Sách Năm
Học 2010 – 2011

Cấp học

Mẫu giáo

Tiểu học

THCS

THPT

Số trường

18

36

16

4


Số lớp

171

584

263

122

Số giáo viên

194

781

582

295

Số học sinh

4398

14.52

8.164

4.260


25,72

24,93

31,04

34,92

22,67

18,65

14,03

14,44

Tỷ lệ học sinh b/q
trên 1 lớp học
Tỷ lệ học sinh b/q
trên 1 giáo viên

Nguồn tin: Chi Cục Thống kê Huyện Kế Sách
Trong những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo Huyện nhà đã không ngừng
phấn đấu thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu về giáo dục - đào tạo, số
trường, lớp và đội ngũ cán bộ giảng dạy đã tương đối đầy đủ. Tuy nhiên vẫn còn một
số mặt hạn chế như cơ sở vật chất còn thiếu và cũ kỹ, lạc hậu. Đồ dùng học tập, thiết
bị, dụng cụ phục vụ cho công tác giảng dạy còn ít, học sinh và giáo viên chỉ học chay
12
 



 

bằng lý thuyết, số giờ thực hành rất ít và nếu có thì học sinh chỉ biết sơ qua. Trong thời
đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì việc đào tạo về ngoại ngữ và tin học là rất cần
thiết nhưng đến nay cả Huyện chỉ có một số trường tiến hành giảng dạy, chủ yếu là
học sinh THCS và THPT nhưng cơ sở vật chất thiếu đồng bộ, máy vi tính thì cũ, chất
lượng kém, giờ thực hành ít, do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học
của học sinh, hạn chế sự tiếp xúc, mở rộng hiểu biết của học sinh.
b) Y tế
Năm 2011, hoạt động y tế cơ sở trên địa bàn Huyện Kế Sách từng bước được
nâng cao chất lượng, duy trì kiểm tra và tổ chức họp giao ban luân phiên hàng tháng
tại các trạm y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các trạm học tập, trao đổi kinh nghiệm, để
thực hiện đạt 10 chuẩn y tế cơ sở theo quy định.
Bệnh viện Đa khoa Kế Sách là trung tâm y tế lớn nhất của Huyện, với tất cả các
khoa, các bộ phận. Sau khi tách khỏi Trung tâm Y tế Huyện, Bệnh viện Đa khoa Kế
Sách hoạt động theo mô hình mới với tiêu chuẩn của bệnh viện hạng ba ở tuyến
Huyện. Theo đó, công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân từng bước
phát triển, nhất là khi đơn vị được đầu tư cải tạo, nâng cấp và mở rộng xây dựng cơ sở
vật chất. Ban Giám đốc Bệnh viện luôn chú trọng việc thực hiện tốt các hoạt động về
chuyên môn và cung cách phục vụ người bệnh.
Hiện nay có 13/13 Xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Trong năm 2011, ngành Y tế
Huyện Kế Sách đã tổ chức khám bệnh cho 257.324 lượt người - đạt 132,98%; điều trị
nội trú 12.000 lượt bệnh nhân - đạt 117,74%. Công tác phòng chống dịch bệnh được
tích cực triển khai.
Bảng 2.4. Số Cán Bộ Y Tế Huyện Kế Sách Năm 2011
Đvt: cán bộ
Tổng

Bác sĩ


Y sĩ

Y tá

Hộ sinh

Dược sĩ

Dược tá

236

41

85

57

28

22

3

Nguồn tin: Chi Cục Thống kê Huyện Kế Sách
Dựa vào số liệu trên bảng 2.4, tổng số cán bộ y tế là 236 người, nhưng số bác sĩ
thấp (41 người), chiếm 17,37%; như vậy trung bình cứ 1.000 người dân thì có 1,49 cán
bộ y tế, trong đó 0,26 bác sĩ. Qua số liệu trên cho thấy mức độ người dân được chăm
13

 


×