Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG NGÀNH THỰC PHẨM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


PHẠM TUYẾT MAI

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA HOẠT
ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG
NGÀNH THỰC PHẨM TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012

 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


PHẠM TUYẾT MAI

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA HOẠT
ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG
NGÀNH THỰC PHẨM TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH


Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: NGUYỄN THỊ BÌNH MINH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
 
 


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế , trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ NGHIÊN CỨU KHẢ
NĂNG ỨNG DỤNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
TRONG NGÀNH THỰC PHẨM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” do Phạm Tuyết
Mai, sinh viên khóa 2008 – 2012, ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày

NGUYỄN THỊ BÌNH MINH
Người hướng dẫn

Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày


Thư ký hội đồng chấm báo cáo

( Chữ ký

( Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

tháng

năm 2012

Ngày

 
 

năm 2012

tháng

năm 2012


LỜI CẢM ƠN
Em vô cùng biết ơn thầy cô, Ban Giám Hiệu, các thầy cô khoa Kinh Tế và tất cả
thầy cô khác ở trường Đại Học Nông Lâm đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt
những năm học qua. Em xin cảm ơn THS. Nguyễn Thị Bình Minh đã tận tình hướng

dẫn em vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn và hoàn thành khóa luận này.
Với kiến thức có hạn nên trong khóa luận này của em không thể tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong sự góp ý của quý thầy cô để hoàn thiện hơn và có thể
cho em một số kiến thức làm nền tảng trước khi ra trường , bước vào công tác thực tế.
Lời cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô , Ban giám hiệu nhà trường dồi dào
sức khỏe và thành công trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!

 
 


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM TUYẾT MAI. Tháng 6 năm 2012. “ Nghiên cứu khả năng ứng dụng của
hoạt động nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm tại thành phố Hồ Chí
Minh”
PHAM TUYET MAI. Jun, 2012. “Researching the applicability of Franchising in
food industry in Ho Chi Minh city”.
Khóa luận tìm hiểu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới mô hình kinh doanh
nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm. Phân tích khả năng ứng dụng, nhu
cầu nhận nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm. Trên cơ sở đó đề xuất
giải pháp để hoàn thiện mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại ứng dụng trong
ngành thực phẩm tại TP.HCM.

 
 


MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt


viii 

Danh mục các bảng

ix 

Danh mục các hình



Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU



1.1 Đặt vấn đề



1.2 Mục tiêu nghiên cứu



1.2.1 Mục tiêu chung




1.2.2 Mục tiêu cụ thể



1.3 Phạm vi nghiên cứu



1.3.1 Phạm vi không gian



1.3.2 Phạm vi thời gian



1.4 Cấu trúc khóa luận



CHƯƠNG 2 TỒNG QUAN



2.1. Tổng quan về Tp.HCM



2.1.1. Điều kiện tự nhiên:




2.1.2. Kinh tế:



2.1.3. Giáo dục



2.1.4. Giao thông vận tải



2.2. Tổng quan hoạt động nhượng quyền thương mại tại TP.HCM trong thời gian
qua



2.3. Các đặc trưng riêng của hoạt động nhượng quyền trong ngành thực phẩm:
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu

12 
14 
14 

3.1.1.Khái niệm về nhượng quyền thương mại


14 

3.1.2. So sánh hoạt động nhượng quyền thương mại với hoạt đông li-xăng

16 

3.1.3. Quá trình phát triển của nhượng quyền thương mại trên thế giới và tại Việt
Nam.

18 
v

 


3.1.4.Mục đích của hoạt đông nhượng quyền thương mại

20 

3.1.5. Các hình thức nhượng quyền thương mại

21 

3.1.6.Những nội dung quan trọng của nhượng quyền thương mại

25 

3.1.7.Ưu nhược diểm của mô hình kinh doanh nhượng quyền

29 


3.1.8. Vai trò của hoạt động nhượng quyền thương mại trong quá trình hội nhập
nền kinh tế thế giới:

33 

3.2. Phương pháp nghiên cứu

35 

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

35 

3.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:

35 

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Phân tích cơ sở pháp lý về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

36 
36 

4.1.1.Hệ thống văn bản pháp luật có liên quan

36 

4.1.2.Đánh giá hệ thống pháp luật về nhượng quyền thương mại


38 

4.2.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhượng quyền thương mại ứng dụng trong
ngành thực phẩm tại TP.HCM

39 

4.2.1. Yếu tố bên ngoài:

39 

4.2.2. Yếu tố bên trong

44 

4.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại ứng dụng trong
ngành thực phẩm.

45 

4.3.1.Các hệ thống nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm tại
TP.HCM

45 

4.3.2. Tiêu chuẩn tuyển chọn đối tác nhận nhượng quyền: nghiên cứu điển hình
mô hình của Trung Nguyên và Phở 24.

52 


4.3.3. Chi phí nhận nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm tại
Tp.HCM.

56 

4.3.4. Những thành tựu trong hoạt động nhượng quyền thương mại ứng dụng
trong ngành thực phẩm tại TP.HCM.

57 

4.3.5.Những hạn chế đối với việc phát triển theo hình thức nhượng quyền thương
mại

58 

4.4. Đánh giá khả năng ứng dụng của hoạt động nhượng quyền kinh doanh thương
mại trong ngành thực phẩm tại TP.HCM.
vi
 

60 


4.4.1. Khả năng nhận biết về nhượng quyền thương mại

60 

4.4.2. Tỉ lệ muốn nhận nhượng quyền thương mại

61 


4.4.3. Lý do khiến doanh nghiệp không muốn nhận nhượng quyền

61 

4.4.4. Những yếu tố có thể làm thay đổi người không muốn nhận nhượng quyền:
62 
4.4.5. Lý do muốn nhận nhượng quyền thương mại:

63 

4.4.6. Những yếu tố nhà nhận quyền lo ngại khi nhận nhượng quyền thương mại.
64 
4.4.7. Những lĩnh vực mong muốn nhận nhượng quyền thương mại:

65 

4.4.8. Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn thương hiệu

66 

4.5. Đánh giá chung:

67 

4.5.1. Ưu điểm

67 

4.5.2. Nhược điểm


67 

4.5.3. Đề xuất giả pháp nhằm thúc đẩy việc phát triển kinh doanh hệ thống
nhượng quyền thương mại tại TP.HCM

67 

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

73 

5.1. Kết luận

73 

5.2. Kiến nghị đối với Nhà Nước để phát triển hình thức kinh doanh nhượng quyền
tại Việt Nam

74 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

76 

PHỤ LỤC  

vii
 



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
FDI

: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
IFA

: Viện quản trị tài chính

TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
USD

: Đô la Mỹ

VCCI : Phòng thương mại và công nghiệp
VND : Việt Nam đồng
WTO : Tổ chức thương mại thế giới

viii
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. So Sánh Giữa Nhượng Quyền Thương Mại Và Li-Xăng

17 


Bảng 3.1.Sơ Đồ Các Hình Thức Kinh Doanh Nhượng Quyền

25 

Bảng 4.1.Thống Kê Phí Nhượng Quyền Một Số Thương Hiệu Nhượng Quyền Tại
TP.HCM

56 

ix
 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Biểu Đồ Mật Độ Phân Bố Dân Cư Tại Tp.HCM

40 

Hình 4.2. Biểu Đồ Tỷ Lệ Người Trong Độ Tuổi Lao Động Phân Theo Nhóm

41 

Hình 4.3. Biểu Đồ Số Sinh Viên Tốt Nghiệp Tại Tp.HCM

41 

Hình 4.4. Biểu Đồ Thu Nhập Bình Quân 1 Người/1 Tháng

42 


Hình 4.5. Biểu Đồ Mức Chi Tiêu Đời Sống Bình Quân 1 Người/ 1tháng

43 

Hình 4.6. Biểu Đồ Tốc Độ Phát Triển GDP tại Tp.HCM

44 

Hình 4.7: Biểu Đồ Nhận Xét Độ Rủi Ro Của Hình Thức Nhượng Quyền

59 

Hình 4.8. Biểu Đồ Nhận Xét Các Yếu Tố Rủi Ro

60 

Hình 4.9. Biểu Đồ Thể Hiện Sự Nhận Biết Về Hoạt Động Kinh Doanh Nhượng Quyền
Thương Mại.

61 

Hình 4.10. Biểu Đồ Thể Hiện Mong Muốn Nhận Nhượng Quyền Thuơng Mại.

61 

Hình 4.11. Biểu Đồ Yếu Tố Khiến Doanh Nghiệp Không Muốn Nhận Nhượng Quyền
62 
Hình 4.12. Biểu Đồ Những Nhân Tố Có Thể Làm Thay Đổi Người Không Muốn Nhận
Nhượng Quyền.


63 

Hình 4.13. Biểu Đồ Lý Do Mong Muốn Nhận Nhượng Quyền

64 

Hình 4.14. Biểu Đồ Thể Hiện Yếu Tố Khó Đáp ứng Yêu Cầu Của Nhà Nhượng Quyền
64 
Hình 4.15. Biểu Đồ Những Ngành Mong Muốn Được Nhận Nhượng Quyền

65 

Hình 4.16. Biểu Đồ Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chọn Thương Hiệu Nhận
Nhượng Quyền

66 

x
 


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Ngành thực phẩm là một trong những ngành có ứng dụng nhiều nhất
trong hoạt động kinh doanh nhượng quyền.
PHỤ LỤC 2: BẢNG ĐĂNG KÝ THAM GIA HỆ THỐNG NHƯỢNG QUYỀN
TRUNG NGUYÊN
PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG NHƯỢNG
QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG NGÀNH THỰC PHẨM TẠI TP.HCM

xi

 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Thời gian qua, môi trường kinh doanh của Việt Nam khá thuận lợi nên đã tạo
thành một làn sóng thành lập doanh nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân phát triển bùng
nổ, toàn dân làm kinh tế. Số lượng doanh nghiệp được thành lập tăng rất cao trong một
thời gian ngắn, trung bình một năm chúng ta có thêm tới 80.000 doanh nghiệp ra đời
và giờ cả nước có trên 600.000 doanh nghiệp đăng ký, số doanh nghiệp nộp thuế là
450.000. Đặc biệt là từ năm 2008, biến động kinh tế vĩ mô cao. Năm 2011, lạm phát
cao nhưng phần lớn các doanh nghiệp vẫn trụ được. Tuy nhiên, số doanh nghiệp giải
thể, ngừng hoạt động… trong năm 2011 này cũng có xu hướng tăng. Đến tháng
9/2011, có gần 49.000 doanh nghiệp đã dừng hoạt động, dừng nộp thuế, hoặc giải thể,
phá sản. So với năm 2010, thì số doanh nghiệp khó khăn phải đắp chiếu này tăng
11.000 doanh nghiệp. Các chuyên gia kinh tế dự báo rằng, số doanh nghiệp giải thể,
phá sản những năm tới sẽ lớn hơn. Kể cả khi tình hình kinh tế vĩ mô đã ổn định, lạm
phát thấp đi thì số doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường vẫn tăng. Lúc đó, nguyên
nhân là bởi sức ép cạnh tranh lớn, môi trường cạnh tranh trở nên bình đẳng hơn. Đặc
biệt, năm 2015, chúng ta sẽ hội nhập AFTA, tới năm 2018, hội nhập toàn diện trong
WTO.
Sở hữu một doanh nghiệp riêng của mình đóng góp vào sự phồn vinh của đất
nước. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của nhượng quyền thương mại, giờ đây bạn đang có
cơ hội lựa chọn giữa việc khởi nghiệp kinh doanh độc lập của mình hay là điều hành
doanh nghiệp của mình với tư cách là một bộ phận của hệ thống nhượng quyền. Sự lựa
chọn này sẽ xoay quanh các loại hình kinh doanh mà bạn quan tâm, liên quan tới tính
cách của bạn, tình hình tài chính và tỉ lệ rủi ro của bạn.
1

 


Trước tình hình kinh tế đầy thách thức, luôn chứa đựng nhiều rủi ro và biến
động, thì bên cạnh các hình thức kinh doanh truyền thống chúng ta có thể dễ dàng
nhận thấy sự phát triển nhanh chóng của các cửa hàng kinh doanh nhượng quyền
thương mại. Là một hình thức kinh doanh khá phổ biến ở các nước phát triển, tuy
nhiên chỉ mới xuất hiện ở nước ta trong những năm gần đây với các thương hiệu nổi
tiếng quốc tế đã tạo nên một làn sóng về cách thức kinh doanh mới này. Nhượng
quyền thương mại có thể áp dụng ở rất nhiều ngành nghề, đặc biệt là ngành thực
phẩm- một ngành mà ở thị trường TP.HCM chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều
cửa hàng nhượng quyền thương mại.
Vì thế, qua đề tài “Nghiên cứu khả năng ứng dụng hoạt động kinh doanh
nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm tại TP.HCM ”của mình em mong sẽ
góp phần tìm hiểu và đưa ra giải pháp cho hoạt động kinh doanh nhượng quyền tại
TP.HCM và đặc biệt là ngành thực phẩm.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Khóa luận tập trung nghiên cứu khả năng ứng dụng của mô hình kinh doanh
nhượng quyền thương mại đặc biệt là ngành thực phẩm tại Tp.HCM. Từ đó đưa ra giải
pháp nhằm phát triển mô hình kinh doanh nhượng quyền trong ngành thực phẩm.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích cơ sở pháp lý về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhượng quyền thương mại ứng dụng trong
ngành thực phẩm tại TP.HCM.
Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại ứng dụng
trong ngành thực phẩm.
Đánh giá khả năng ứng dụng của hoạt động nhượng quyền thương mại trong
ngành thực phẩm tại Tp.HCM.
Đánh giá chung về hệ thống nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm

tại TP.HCM.
 

2
 


1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi không gian
Khóa luận nghiên cứu mô hình nhượng quyền kinh doanh thương mại ứng dụng
trong ngành thực phẩm tại TP.HCM.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Khóa luận sử dụng số liệu năm 2009, 2010, 2011.
Thời gian thực hiện khóa luận từ 02-2012 đến 05-2012
1.4 Cấu trúc khóa luận
Chương 1: Mở đầu. Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu cũng như
giới thiệu chung về phạm vi không gian, thời gian, kết cấu khóa luận.
Chương 2: Tổng Quan. Giới thiệu về đặc điểm kinh tế TP.HCM. Quá trình hình
thành và phát triển của nhượng quyền thương mại ở thị trường TP.HCM.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Trình bày một số khái niệm
về nhượng quyền thương mại. Các nội dung có liên quan đến hoạt động kinh doanh
nhượng quyền ứng dụng trong ngành thực phẩm. Phương pháp tiến hành nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Phân tích kết quả phiếu điều tra,
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhượng quyền trong ngành thực phẩm
tại TP.HCM.
Chương 5: Kết quả thảo luận- đề xuất giải pháp. Thông qua quá trình tìm hiểu,
phân tích nghiên cứu và thảo luận để rút ra kết luận và đưa ra giải pháp nhằm giải
quyết vấn đề.

3

 


CHƯƠNG 2
TỒNG QUAN

2.1. Tổng quan về Tp.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung
tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên:
a. Vị trí địa lý:
Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông
Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây và Tây Nam
giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư
quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, là tâm
điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50km đường
chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc
tế. Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt
động 10 triệu tấn/năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ
cách trung tâm thành phố 7km.
b. Địa hình:
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ
và đồng bằng sông Cửu Long. Địa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam
và từ Đông sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình.
Vùng cao nằm ở phía Bắc- Đông Bắc và một phần Tây Bắc ( thuộc Bắc huyện
Củ Chi, Đông Bắc quận Thủ Đức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao
trung bình 10- 25m và xen kẽ những đồi gò có độ cao, cao nhất tới 32m, như đồi Long
Bình ( quận 9).
4

 


Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Đông Nam thành phố (thuộc các
quận 9, 8, 7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung
bình trên dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0.5m.
Vùng trung bình phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố gồm phần lớn nội
thành cũ , một phần các quận 2, Thủ Đức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng
này có độ cao trunh bình 5-10m.
Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá
đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt.
c. Khí hậu, thời tiết:
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo. Cũng như các tỉnh ở Nam Bộ, đặc điểm chung của khí hậu- thời tiết Thành phố
Hồ Chí Minh là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa khô rõ ràng làm tác
động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 11, mùa
khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân
Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu, cho thấy những đặc trưng khí hậu của
thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140Kcal/cm2/năm. Số giờ nắng trung
bình/tháng 160-270 giờ. Nhiệt độ không khí trung bình 27 00C. Nhiệt độ cao tuyệt đối
40 00C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13.8 00C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là
tháng 4 (28.8 00C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và
tháng 1 (25.7 00C). Điều kiện nhiệt độ và ánh sáng thích hợp cho nhiều chủng loại cây
trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao, đồng thời đẩy mạnh quá trình phân hủy
chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị.
Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949mm. Năm cao nhất 2.718mm (1908) và
năm nhỏ nhất 1.392mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày. Khoảng
90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 11,
trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1, 2, 3 mưa rất ít,

lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố
không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam- Đông Bắc. Đại bộ phận các
quận nội thành có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam.
5
 


Độ ẩm tương đối của không khí bình quân /năm 79.5%, bình quân mùa mưa là
80% và trị số cao tuyết đối 100%, bình quân mùa khô 74.5% và mức thấp tuyệt đối
xuống tới 20%.
d. Địa chất –đất đai:
Đất đai thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên hai hướng trầm tích- trầm
tích Pleixtoxen và trầm tích Holoxen.
Trầm tích Pleixtoxen ( trầm tích phù sa cổ): chiếm hầu hết các phần phía Bắc,
Tây Bắc và Đông Bắc thành phố, gồm phần lớn các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bắc
Bình Chánh, quận Thủ Đức, Bắc-Đông Bắc quận 9 và đại bộ phận nội thành cũ.
Điểm chung của trầm tích này, thường là địa hình đồi gò hoặc lượn sóng, cao từ
20-25m và xuống tới 3-4m, mặt nghiêng về hướng Đông Nam. Dưới tác động tổng
hợp của nhiều yếu tố tự nhiên như sinh vật, khí hậu, thời gian và hoạt động của con
người, qua quá trình sói mòn và rửa trôi…trầm tích phù sa cổ đã phát triển thành nhóm
đất mang những đặc trưng riêng. Nhóm đất xám, với quy mô hơn 45.000 ha, tức chiếm
tỷ lệ 23.4% diện tích đất thành phố.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, đất xám có ba loại: đất xám cao, có nơi bị bạc màu;
đất xám có tầng loang lỗ đỏ vàng và đất xám gley. Trong đó, hai loại đầu chiếm phần
lớn diện tích. Đất xám nói chung có hai thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha đến thịt
nhẹ, khả năng giữ nước kém, mực nước ngầm tùy nơi và tùy mùa biến động sâu từ 12m đến 15m. Đất chua, độ pH khoảng 4.0-5.0. Đất xám tuy có nghèo dinh dưỡng
nhưng đất có tầng dày,nên thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng nông
lâm nghiệp, có khả năng cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, nếu áp dụng biện pháp
luân canh, thâm canh tốt. Nền đất xám phù hợp đối với bố trí các công trình xây dựng
cơ bản.

Trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ): tại thành phố Hồ Chí Minh, trầm tích
này có nhiều nguồn gốc: ven biển, vũng vịnh, sông biển, aluvi lòng sông và bãi
bồi…nên đã hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa có diện tích
15.100ha (7.8%), nhóm đất phèn 40.800ha ( 21.2%), và đất phèn mặn 45.500ha
(23.6%). Ngoài ra có một diện tích nhỏ khoảng 400ha (0.2%) là giồng cát gần biển và
đất feralite vàng nâu bị sói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.
 

6
 


2.1.2. Kinh tế:
Nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy
sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng, du lịch, tài chính…Cơ cấu kinh tế
của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần
còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ
trọng cao nhất 61,1%, phần còn lại công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%.
Tính đến giữa năm 2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp thành phố Hồ
Chí Minh đã thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư
nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 nghìn tỉ VND. Thành phố cũng
đứng đầu Việt Nam tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với hơn 2.530 dự án
FDI, tổng vốn 16,6 tỉ USD vào cuối năm 2007, thành phố thu hút hơn 400 dự án với
gần 3 tỉ. Trong bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm
2011, thành phố Hồ Chí Minh xếp ở vị trí thứ 20/63 tỉnh thành.
Về thương mại, thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm,
siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng giao lưu thương mại từ xa xưa của
thành phố, hiện nay vẩn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều
trung tâm thương mại đã xuất hiện như Saigon Trade Center, Diamond Plaza….Mức

tiêu thụ của thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh thành khác của
Việt Nam và gấp 1.5 lần thủ đô Hà Nội.
Tuy vậy, nền kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn phải đối mặt với
nhiều khó khăn. Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp đạt trình độ hiện đại.
cơ sở hạ tầng thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành
chính phức tạp…cũng gây khó khăn cho nền kinh tế. Ngành công nghiệp thành phố
định hướng tới các lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn.
2.1.3. Giáo dục
Về mặt hành chính, Sở giáo dục thành phố Hồ Chí Minh chỉ quản lý các cơ sở
giáo dục từ bậc mầm non tới phổ thông. Các trường đại học, cao đẳng phần lớn thuộc
Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam.
Hệ thống các trường từ bậc mầm non tới trung học trải đều khắp thành phố. Các
trường ngoại ngữ ở thành phố Hồ Chí Minh không chỉ giảng dạy những ngôn ngữ phổ
7
 


biến mà còn một trường dạy quốc tế ngữ, một trường dạy Hán Nôm, bốn trường dạy
tiếng Việt cho người nước ngoài. Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cũng có 40 trường
quốc tế do các lãnh sự quán , công ty giáo dục đầu tư.
Mặc dù đạt được những bước tiến quan trọng trong thời gian gần đây nhưng
giáo dục thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều khiếm khuyết. Trình độ dân trí chưa cao
và chênh lệch giữa các thành phần dân cư, đặc biệt là ngoại ô so với nội ô. Tỷ lệ trẻ em
người Hoa không biết chữ vẫn còn nhiều, gấp 13 lần trẻ em người Kinh. Giáo dục đào
tạo vẫn chưa tương ứng với nhu cầu của xã hội. Hệ thống cơ sở vật chất ngành giáo
dục thành phố còn kém. Nhiều trường học sinh phải học ba ca. Thu nhập của giáo viên
chưa cao, đặc biệt ở các huyện ngoại thành.
2.1.4. Giao thông vận tải
Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu
mối giao thông quan trọng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Khác với Hà Nội,

vận tải thủy ở thành phố Hồ Chí Minh chiếm một tỉ lệ quan trọng. Tính riêng vận tải
hàng hóa, đường biển chiếm khoảng 29% và đường sông khoảng 20% tổng khối lượng
thông qua đầu mối thành phố. Đường bộ chỉ chiếm 44% vận tải hàng hóa nhưng chiếm
tới 85,6% vận tải hành khách. Về giao thông đường không, sân bay quốc tế Tân Sơn
Nhất là phi trường lớn nhất Việt Nam cả về diện tích và công suất nhà ga.
Giao thông trong nội ô, do tốc độ tăng dân số nhanh, quy hoạch yếu, hệ thống
đường xá nhỏ…khiến thành phố luốn phải đối mặt với vấn đề ùn tắc. Thành phố có
239 cây cầu nhưng phần lớn chiều rộng nhỏ hơn chiều rộng của đường nên gây khó
khăn cho các phương tiện giao thông. Không những thế, một phần các cây cầu có
trọng tải thấp hay trong tình trạng xuống cấp. Tại các huyện ngoại thành, hệ thống
đường vẫn phần nhiều là đường đất đá. Trong khi đó, hệ thống đường trải nhựa còn lại
cũng trở nên quá tải, cần sửa chữa. Để giải quyết vấn đề giao thông đô thị, thành phố
Hồ Chí Minh đang đầu tư cho hệ thống giao thông công cộng. Hiện nay thành phố có
3.250 xe buýt và 8.000 xe taxi. Dự án tàu điện ngầm thành phố Hồ Chí Minh cũng
đang được tiến hành. Theo dự kiến, thành phố sẽ có 4 tuyến đường, tổng chiều dài
54km, 6 đường rày và 22 nhà ga.
 

8
 


2.2. Tổng quan hoạt động nhượng quyền thương mại tại TP.HCM trong thời gian
qua
Lịch sử của hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam bắt nguồn từ
trước năm 1975 thông qua một số hệ thống nhượng quyền các trạm xăng dầu của Mỹ
như Mobil, Esso, Shell. Cuối những năm 1980, đầu những năm 1990 khi các công ty
nước ngoài đã cho phép công ty trong nước tiêu thụ các sản phẩm của họ kèm với sự
hỗ trợ về kỹ thuật, kinh nghiệm, vốn và thương hiệu…Có thể kể đến như các thương
hiệu: rượu bordeaux của Pháp, điện thoại di động Sony Erriction của Nhật Bản, các

hãng mỹ phẩm như: Essance, Chanel… Các hãng ô tô như Toyota, Carvel…Sau đó,
vào những năm 1996, bắt đầu với sự tham gia của các tên tuổi quốc tế, trong ngành
chế biến thức ăn nhanh và giải khát như Five Star Chicken, Texas Chicken, Carvel,
Baskin Robbins, Jollibee. Như vậy, có thể thấy hoạt động nhượng quyền thương mại
đã xuất hiện ở Việt Nam từ sớm chứ không phải là quá mới mẻ như chúng ta vẫn nghĩ.
Tuy nhiên, hình thức nhượng quyền lúc này chưa tạo được sự chú ý, đều là nhượng
quyền phân phối sản phẩm và chỉ bó hẹp trong một số lĩnh vực như thực phẩm, ô tô,
mỹ phẩm…Ngoài ra, hình thức nhượng quyền lúc này còn được điều chỉnh như một
hoạt động đầu tư vốn nước ngoài vì Việt Nam vẫn chưa có luật để điều chỉnh hoạt
động này cho đến những năm đầu năm 2000. Những năm sau đó, cuộc khủng hoảng
tài chính tiền tệ đã làm cho hoạt động này hạn chế rõ rệt. Doanh thu từ hoạt động
nhượng quyền tại Việt Nam thời điểm này rất nhỏ. Năm 1996, tổng doanh thu khoảng
1.5 triệu USD, doanh số năm 1997 tăng 3 lần, khoảng 4 triệu USD. Doanh số bán hàng
hằng năm của các cửa hàng trung bình đạt 300.000USD trong đó lượng hàng hóa, dịch
vụ cho người Việt chiếm 70% và cho người nước ngoài chiếm 30%.
Lúc này vẫn chưa có công ty Việt Nam nào kinh doanh theo phương thức
nhượng quyền thương mại sản phẩm hay dịch vụ của mình. Tuy nhiên, khi đại lý bán
lẻ bán thức ăn nhanh ra đời, các công ty Việt Nam xuất hiện như một mắc xích trong
hệ thống này. Nhà hàng bán thức ăn nhanh Mahattan là một ví dụ điển hình. Hầu hết
các hệ thống bán thức ăn nhanh trước khi vào Việt Nam đều là những nhà kinh doanh
đã thành công ở một số nước Châu Á như: Indonesia, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn
Quốc, Philipines, Thái Lan.
9
 


Trong những năm gần đây, hoạt động nhượng quyền ngày càng phát triển mạnh
và nhanh hơn với tốc độ khoảng 15% -20%/ năm, mở rộng ra nhiều ngành nghề tạo
nên sự đa dạng về sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, điều quan trọng là không chỉ có các
tập đoàn nước ngoài đầu tư vào mà các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu thực hiện

mô hình kinh doanh này, và đạt hiệu quả theo một mức độ nào đó dù không phải
doanh nghiệp nào cũng thành công rực rỡ nhưng chưa thấy doanh nghiệp nào thất bại.
Hiện nay,Việt Nam đã được thống kê là có hơn 70 hệ thống kinh doanh nhượng quyền
bao gồm cả các thương hiệu của các doanh nghiệp trong nước như : Phở 24, Kinh Đô,
Trung Nguyên, Wrapp&Roll… và nước ngoài như: Jollibee, KFC, Lotteria…Theo số
liệu của Bộ Công Thương, hiện đã có 70 thương hiệu nước ngoài đăng ký hoạt động
nhượng quyền tại Việt Nam. Trong đó, các doanh nghiệp Mỹ đang dẫn đầu thị trường
nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam.
Ở TP.HCM hiện nay có rất nhiều cửa hàng nhượng quyền trong hơn 70 hệ
thống nhượng quyền đề cập trên, vì TP.HCM là một thành phố lý tưởng cho hoạt động
kinh doanh nói chung và hoạt đông kinh doanh nhượng quyền nói riêng. Hầu hết các
hệ thống kinh doanh nhượng quyền đều tập trung ở đây rồi thâm nhập ra các tỉnh
thành.
Nếu theo thống kê ngành nghề, TP.HCM có các hệ thống nhượng quyền hoạt
động theo ngành nghề như :
 Ngành thực phẩm, đồ uống và nhà hàng:
Các tập đoàn thức ăn nhanh nổi tiếng nước ngoài đã có mặt tại TP.HCM. có thể
điểm qua một số thương hiệu như: Lotteria thuộc tập đoàn Lotteria của Hàn Quốc,
KFC, Pizza Hut thuộc tập đoàn Yum! Của Mỹ, Bread Talk của Singapore, Gloria
Jean’s va Hard Rock Café cũng đã có nhiều cửa hàng tại TP.HCM.
Riêng ngành thực phẩm, các công ty Việt Nam đã có những hoạt động nhượng
quyền khá thành công, mặc dù mới hoạt động trong 5 năm trở lại đây. Có thể kể đến
các hệ thống nhượng quyền của Việt Nam như Phở 24, thuộc tập đoàn Nam An của
TS. Lý Quý Trung, tác giả hai cuốn sách về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.
Ngoài ra thương hiệu bánh kẹo Kinh Đô cũng đã thực hiện hoạt động nhượng qyền từ
năm 2006, cửa hàng chuyên về các món cuốn Việt Nam Wrap&Roll... Về thức uống
thì không thể không nhắc đến người tiên phong Café Trung Nguyên, một thương hiệu
10
 



rất mạnh và là thương hiệu nhượng quyền sớm nhất và có nhiệu cửa hàng nhượng
quyền nhất tại Việt Nam. Trà sữa trân châu Hoa Hướng Dương cũng là một thương
hiệu khá quen thuộc của giới trẻ…
 Ngành bán lẻ:
Với việc bắt đầu thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực phân phối dịch vụ
theo các hiệp định đã ký kết với một số đối tác trong quá trình hội nhập, việc phát triển
dịch vụ phân phối tại Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010,đã tác động tới tổ chức
phân phối lưu thông nội địa, hoạt động phân phối hàng hóa. Thị trường dịch vụ phân
phối trong nước rất sội động vì các rào cản về gia nhập và rút khỏi hệ thống phân phối
sẽ dần được loại bỏ theo lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế, đi kèm đó là các cải
cách của Chính Phủ nhằm tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng, cởi mở
hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Điển hình là trong 5 năm trở lại đây các tập đoàn
bán lẻ đa quốc gia đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường Việt Nam.
Chỉ trong vòng 5 năm, hàng loạt các đại siêu thị đã được các nhà phân phối
nước ngoài xây dựng ở Việt Nam. Đều tiên là Metro Cash & Carry, tập đoàn của Đức,
nhà phân phối lớn thức 5 trên thế giới đã nhanh chóng xây dựng siêu thị tại các trung
tâm lớn của Việt Nam là: Tp.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hà Nội, Bình Dương, Biên
Hòa, Hải Phòng. Tập đoàn Parkson của Malaysia đã chính thức tham gia vào thị
trường TP.HCM với hai trung tâm mua sắm rất lớn ở quận 1 và quận 5.
Tháng 6.2006, chuỗi cửa hàng tiện lợi nổi tiếng của Mỹ Circle K đã chình thức đến
Việt Nam, đánh dấu bằng 5 cửa hàng tiện lợi đều tiên tại Q1, Tp.HCM. Trong năm
2009, sau khi phát triển lên 10 cửa hàng tập trung theo từng khu vực. Sau khi phát
triển lên 100 cửa hàng vào năm 2011, Circle K tiến hành nhượng quyền thương mại
cho các doanh nghiệp trong nước. Hiện Circle K có hơn 7.000 cửa hàng tiện lợi trên
toàn thế giới, trong đó khoảng 3.800 cửa hàng tại Châu Á ở Nhật Bản, Trung Quốc,
Hong Kong….
Trong tháng 5/2011 vừa qua, Shop& Go với hình thức nhượng quyền BBC. Shop
& Go hỗ trợ hoàn toàn miễn phí máy lạnh, tủ mát, tủ đông, máy tính tiền, máy vi tính,
trang trí, gắn băng hiệu, cửa kiếng…Ngoài ra, Shop& Go còn cho nhân viên xuống hỗ

trợ kinh doanh trong hai tuần.
11
 


 Ngành tiêu dùng:
Các mô hình nhượng quyền thương mại của đồng hồ Swatch ( Thụy Sĩ), thời
trang Pierre Cardin (Pháp), chuỗi cửa hàng ảnh Mini Lab của Fuji (Nhật), hệ thống cửa
hàng mực in Cartridge (Úc)…đã xuất hiện tại Việt Nam.
 Ngành dệt may và thời trang:
Louis Vuitton, Gucci, hai thương hiệu thời trang lừng danh thế giới cùng lúc
xuất hiện ở những vị trí đẹp nhất nhì Tp.HCM.
Nhãn hiệu dệt may Foci của công ty dệt may Nguyên Tâm cũng đã thực hiện
nhượng quyền thương mại từ năm 1998, tính đến cuối năm 2007 với 35 đối tác đã
nhận nhượng quyền và 48 cửa hàng trên cả nước.
Kể từ tháng 04/2006 công ty Anh Khoa, doanh nghiệp chuyên sản xuất mặt
hàng trang phục lót nam, nữ nhãn hiệu Rock, Annies và ATW đã nhanh chóng giành
lại thị trường hàng trang phục lót bằng cách mở một loạt 3 cửa hàng Rock, đồng thời
kêu gọi nhà đầu tư mua franchise vì cho rằng đã đến lúc doanh nghiệp cần khẳng định
lại tên tuổi, vị thế của mình nếu không muốn mất thị trường Việt Nam, nhất là sau khi
gia nhập WTO.
 Các ngành khác:
Ngoài các ngành và các tập đoàn nói trên, thì hoạt động nhượng quyền không
chỉ dừng lại ở ngành thực phẩm, bán lẻ, thời trang …mà đã mở rộng ra cho nhiều
ngành khác như xây dựng và trang trí nội thất hay ngành giáo dục. Ngoài ra lĩnh vực
spa, gia vị, bất động sản và hệ thống kế toán…cũng sẽ phát triển bằng hình thức
nhượng quyền thương mại trong thời gian tới.
2.3. Các đặc trưng riêng của hoạt động nhượng quyền trong ngành thực phẩm:
Lý do ngành thực phẩm được ứng dụng nhiều trong kinh doanh nhượng quyền
thương mại vì tính chất của ngành này có nhiều điểm thích hợp như:

Vốn đầu tư cho cửa hàng kinh doanh thực phẩm không nhiều nên dễ dàng thu
hút người nhận quyền. Việc đầu tư vào một cửa hàng kinh doanh thực phẩm so với
ngành khách sạn, bất động sản hay siêu thị thì rẻ hơn rất nhiều.
Sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người nên dễ dàng được chấp nhận
ở hầu hết các quốc gia. Bên cạnh đó, vì đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người nên các
cửa hiệu kinh doanh nhượng quyền trong ngàn thực phẩm có thể được mở gần nhau
12
 


(trong một phạm vi nhất định), vì thế một hệ thống kinh doanh nhượng quyền có thể
mở rất nhiều cửa hàng.
Khi cuộc sống ngày càng phát triển, người ta ngày càng có nhiều nhu cầu ăn
ngon hơn, tiên lợi hơn nên các thương hiệu như Jollibee, KFC, Lotteria….phát triển
nhanh chóng và vươn ra toàn cầu.
Thực phẩm là một ngành mang đậm yếu tố văn hóa của vùng, miền, quốc gia vì
thế bên cạnh đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người nó còn đáp ứng nhu cầu hiểu
biết, thưởng thức văn hóa ẩm thực vùng, miền khác nhau của con người, do đó ngành
thực phẩm có nhiều cơ hội phát triển hơn các ngành khác.
Công thức và cách thức của các thương hiệu ngành thực phẩm dễ nhượng
quyền hơn những ngành khác.

13
 


×