Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI HUYỆN CỦ CHI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.73 KB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ LY VI

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO TIÊU
CHUẨN VIETGAP TẠI HUYỆN CỦ CHI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ LY VI

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO TIÊU
CHUẨN VIETGAP TẠI HUYỆN CỦ CHI

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người dướng dẫn: Th.S Trang Thị Huy Nhất

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012



Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực trạng sản xuất rau
an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Củ Chi ” do Phạm Thị Ly Vi, sinh viên
khóa K34, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
___________________.

Trang Thị Huy Nhất
Giáo viên hướng dẫn

________________________
Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

năm 2012.

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng


năm


LỜI CẢM TẠ
Bốn năm gắn bó với giảng đường đại học đã qua đi, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, để có được luận văn tốt nghiệp “Thực trạng sản xuất rau theo tiêu chuẩn
VietGAP tại huyện Củ Chi”, tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ về tinh thần cũng như
vật chất từ rất nhiều người.
Trước tiên, con luôn ghi sâu công ơn ba mẹ đã sinh ra và nuôi dưỡng con nên
người, tạo điều kiện cho con được học hành như chúng bạn để con có được ngày hôm
nay.
Em xin chân thành biết ơn các thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã
tận tụy truyền dạy cho chúng em những kiến thức quý báu.
Em cũng không lúc nào quên sự định hướng, chỉ bảo hết lòng của Cô Trang Thị
Huy Nhất và Thầy Võ Phước Hậu giúp em hoàn thành được khóa luận này. Em chân
thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy, Cô.
Cháu xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến chú Nguyễn Văn Chệt, người đã tiếp
nhận và hướng dẫn cháu trong quá trình thực tập, lấy số liệu tại phòng kinh tế huyện
Củ Chi, cùng các cô, chú, anh, chị công tác tại Trạm BVTV huyện Củ Chi, Sở
NN&PTNT Thành Phố Hồ Chí Minh, Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp, lãnh
đạo các xã Tân Phú Trung, Nhuận Đức, Tân Thông Hội, những người đã nhiệt tình
góp ý, chia sẻ những kiến thức giúp tôi hoàn thành tốt thời gian thực tế.
Tôi xin cảm ơn tập thể lớp HD08KT và các bạn của tôi, những người luôn bên
cạnh, cho tôi những lời khuyên bổ ích, ủng hộ và khích lệ để tôi hoàn thành được đề
tài.
Cuối cùng tôi xin kính chúc quý thầy cô Trường Đại học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh, cùng các cô chú đang công tác tại phòng kinh tế huyện Củ Chi, những
người đã tận tình giúp đỡ tôi sức khỏe và thành đạt. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngày


tháng
Sinh viên
Phạm Thị Ly Vi

năm 2012


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM THỊ LY VI. Tháng 6 năm 2012. "Thực trạng sản xuất rau an toàn theo
tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Củ Chi".
PHAM THI LY VI. June 2006. "Current Situation of Safe Vegetable
Production in accordance with VietGAP standard in Cu Chi District".
Khóa luận tìm hiểu tình hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên
cơ sở phân tích số liệu điều tra 60 hộ trồng rau, trong đó có 28 hộ áp dụng quy trình
sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, và 32 hộ sản xuất rau an toàn không theo VietGAP
(rau ngoài VietGAP) tại các xã Tân Phú Trung, Tân Thông Hội, Nhuận Đức huyện Củ
Chi. Tác giả dùng phương pháp phỏng vấn chuyên gia và thống kê mô tả, phương
pháp so sánh để tìm hiểu thực trạng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại
Củ Chi, những thuận lợi và khó khăn mà người nông dân trồng rau VietGAP gặp phải,
phát hiện xu hướng sản xuất rau tại huyện Củ Chi, từ đó đề xuất những giải pháp góp
phần thúc đẩy sản xuất rau VietGAP phát triển. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng hàm
tính toán excel để hạch toán đầy đủ các chi phí, tính giá thành, sử dụng các chỉ tiêu kết
quả, chỉ tiêu hiệu quả để xác định hiệu quả sản xuất rau VietGAP, so sánh với hiệu quả
sản xuất rau ngoài VietGAP, làm cơ sở cho những kiến nghị của mình.
Kết quả cho thấy hiệu quả sản xuất của rau VietGAP cao hơn so với rau không
theo VietGAP, những hộ trồng rau VietGAP ở Củ Chi tuân thủ khá tốt các nguyên tắc
của VietGAP. Nghiên cứu phát hiện có tồn tại ý muốn ra khỏi VietGAP của một số ít
nông dân. Đề tài cũng xác định khó khăn lớn nhất của những hộ sản xuất rau VietGAP
là vấn đề tiêu thụ, biện pháp để cải thiện sự tin tưởng của NTD vào rau VietGAP là

xây dựng thương hiệu cho rau VietGAP đồng thời trang bị những cửa hàng rau có biển
hiệu có dấu xác nhận của CCBVTV.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... xi
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................. xii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................3
1.3.1. Không gian.................................................................................................... 3
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3
1.3.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................................... 3
1.3.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 3
1.3.5. Cấu trúc bài luận ........................................................................................... 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................5
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu có liên quan .........................................................5
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ..............................................................................6
2.2.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................... 6
2.2.2. Tình hình kinh tế, xã hội ............................................................................... 8
2.3. Tình hình sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP
2.3.1. Tình hình sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP tại Việt Nam .............. 13
2.3.2. Tình hình sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP ở thành phố Hồ Chí
Minh và huyện Củ Chi .................................................................................................. 14

2.4. Tổng quan về tổ chức sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP tại Củ Chi......14
2.5. Công tác cấp giấy chứng nhận RAT theo tiêu chuẩn VietGAP..........................15
CHƯƠNG 3 ..................................................................................................................16
v


3.1. Cơ sở lý luận..........................................................................................................16
3.1.1. Định nghĩa về rau an toàn ........................................................................... 16
3.1.2. Vai trò của rau an toàn ................................................................................ 17
3.1.3. Quy trình sản xuất RAT .............................................................................. 18
3.1.4. Lý luận về GAP (EUREPGAP, ASIANGAP)............................................ 20
3.1.5. Tiêu chuẩn VietGAP................................................................................... 21
3.1.6. Một số vấn đề về sản xuất và tiêu thụ RAT theo tiêu chuẩn VietGAP ...... 25
3.1.7. Khả năng sản xuất theo quy trình VietGAP .............................................. 26
3.1.8. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu. ..................................................................... 27
3.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................32
3.2.1. Phương pháp chọn điểm và mẫu điều tra ................................................... 32
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 32
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 33
3.2.4. Phương pháp phân tích thống kê mô tả ...................................................... 33
3.2.5.Phương pháp chuyên gia................................................................................33
CHƯƠNG 4 ..................................................................................................................34
4.1. Đặc điểm mẫu điều tra .........................................................................................34
4.1.1. Số hộ tham gia sản xuất rau VietGAP và RAT .......................................... 34
4.1.2. Độ tuổi chủ hộ ............................................................................................ 34
4.1.3. Kinh nghiệm sản xuất của hai nhóm hộ...................................................... 35
4.1.4. Quy mô lao động trong sản xuất ................................................................. 35
4.1.5. Quy mô diện tích canh tác .......................................................................... 37
4.1.6. Trình độ học vấn các chủ hộ ....................................................................... 37
4.1.7. Tập huấn kỹ thuật của các hộ điều tra ........................................................ 39

4.2. Phản ánh ý kiến của nông hộ ...............................................................................39
4.2.1. Về công tác chỉ đạo sản xuất ...................................................................... 39
4.2.2. Về công tác cấp giấy chứng nhận VietGAP ............................................... 40
4.2.3. Tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân ............................................................ 42
4.2.4. Thực trạng cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất ............................... 43
4.3. Tình hình sản xuất rau VietGAP ở các hộ điều tra...........................................45
4.3.1. Thực trạng tuân thủ quy trình sản xuất theo VietGAP ............................... 45
vi


4.3.2. Các kênh cung ứng RAT ở TP.HCM ......................................................... 50
4.4. Phân tích giá thành rau của hai nhóm hộ ..........................................................51
4.4.1. So sánh các chi phí sản xuất bình quân 1000m2 rau ăn lá .......................... 51
4.4.2. Hạch toán chi phí sản xuát và phan tích giá thành rau ăn lá........................53
4.4.3. So sánh các chi phí trong sản xuất bình quân rau ăn quả .......................... 54
4.4.4. Hạch toán chi phí trồng rau ăn quả và tính giá thành ................................. 57
4.5. Kết quả, hiệu quả sản xuất rau của hai nhóm hộ ..............................................58
4.5.1. Kết quả, hiệu quả sản xuất rau ăn lá ........................................................... 58
4.5.2. Phân tích kết quả, hiệu quả sản xuất rau ăn quả (khổ qua)......................... 61
4.6. Những thuận lợi khó khăn của hộ trồng rau VietGAP.....................................63
4.6.1. Thuận lợi ..................................................................................................... 63
4.6.2. Khó khăn ..................................................................................................... 64
4.7. Đánh giá xu hướng trồng rau ..............................................................................68
4.8. Giải pháp phát triển sản xuất rau VietGAP ......................................................70
4.8.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất rau ............................. 70
4.8.2. Giải pháp nhằm kích thích tiêu thụ ............................................................. 72
CHƯƠNG 5 ..................................................................................................................75
5.1. Kết luận .................................................................................................................75
5.2. Kiến nghị ...............................................................................................................76
5.2.1. Đối với Nhà nước ....................................................................................... 76

5.2.2. Đối với Sở NN&PTNT và CCBVTV Thành phố Hồ Chí Minh ................ 76
5.2.3. Đối với chính quyền địa phương ................................................................ 76
5.2.4. Đối với người sản xuất ............................................................................... 77
5.2.5. Đối với HTX, liên tổ hay người thu mua.................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................78

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADDA

Agricultural Development Denmark Asia
Tổ chức phát triển nông nghiệp châu á Đan Mạch

ATTP

An toàn thực phẩm

BVTV

Bảo vệ thực vật

CCBVTV

Chi cục bảo vệ thực vật

CCDC


Công cụ dụng cụ

CP

Chi phí

CPCĐ

Chi phí cố định

CPKH

Chi phí khấu hao

ĐVT

Đơn vị tính

GAP

Good Argricultural Practice – GAP
Thực hành nông nghiệp tốt

HTX

Hợp tác xã

KHTSCĐ

Khấu hao tài sản cố định


KHKT

Khoa học kỹ thuật

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTD

Người tiêu dùng

RAT

Rau an toàn

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TSCĐ

Tài sản cố định

TTKN

Trung tâm khuyến nông

TTTH


Tính toán tổng hợp

UBND

Ủy ban nhân dân

WTO

World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
 

Trang
Bảng 2.1. Tình Hình Dân Số và Lao Động .....................................................................8 
Bảng 2.2. Tình Hình Phát Triển Kinh Tế ........................................................................9 
Bảng 2.3. Tình Hình Sử Dụng và Biến Động Đất Đai của Huyện Củ Chi .....................9 
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất rau VietGAP tại TP. HCM .............................................14 
Bảng 4.1. Độ Tuổi chủ hộ và Năng Suất Rau Trung Bình ............................................35 
Bảng 4.2. Số năm kinh nghiệm của hai nhóm hộ ........................................................35 
Bảng 4.3. Tình Hình Lao Động Các Hộ Điều Tra ........................................................36 
Bảng 4.4. Số hộ và diện Tích Trồng Rau ......................................................................37 
Bảng 4.5. Năng Suất Bình Quân của Hộ theo Trình Độ Học Vấn ................................38 
Bảng 4.6. Số Lần Tập Huấn Khuyến Nông và Năng Suất Rau.....................................39 
Bảng 4.7. Tình Hình Nắm Bắt các Thông Tin về Chỉ Đạo Sản Xuất ...........................40 

Bảng 4.8. Bảng Số Hộ Đã và Chưa Có Giấy Chứng Nhận VietGAP ...........................41 
Bảng 4.9. Hình Thức Xử Lý Bao Bì, Chai Lọ Thuốc BVTV và Phân Bón ..................45 
Bảng 4.10. Hình Thức Xử Lý Tàn Dư Cây Trồng ........................................................46 
Bảng 4.11. Căn Cứ Để Cách Ly trước Thu Hoạch giữa Hai Nhóm..............................47 
Bảng 4.12. Tình hình thực hiện “Nhật ký đồng ruộng” ................................................48 
Bảng 4.13. So Sánh Chi Phí Cố Định của Hai Nhóm Hộ .............................................51 
Bảng 4.14. Bảng So Sánh Chi Phí Khả Biến của Hai Nhóm Hộ ..................................52 
Bảng 4.15. Số Công và Giá CôngLao Động của Hai Nhóm Hộ ...................................53 
Bảng 4.16. Hạch Toán Chi Phí và giá thành của Hai Nhóm Hộ ...................................54 
Bảng 4.17. So Sánh Khấu Hao TSCĐ của Hai Nhóm Hộ.............................................55 
Bảng 4.18. So Sánh Chi Phí Khả Biến Trong Sản Xuất Khổ Qua ................................55 
Bảng 4.19. Số Công và Giá Công Lao Động trong 1 Vụ Trồng Khổ Qua....................56 
Bảng 4.20. Hạch toán Chi Phí và Giá Thành Khổ Qua của Hai Nhóm Hộ ..................57 
Bảng 4.21. Sản Lượng Rau Thực Bán Trên 1000 m2 của Hai Nhóm Hộ......................58 
Bảng 4.22. Kết Quả Năng Suất Rau Sau Khi Điều Chỉnh Hao Hụt..............................58 
Bảng 4.23. Hiệu Quả Sản Xuất Rau Muống của các Hộ Điều Tra ...............................60 
ix


Bảng 4.24. Hiệu Quả Sản Xuất Mồng Tơi của các Hộ Điều Tra ..................................61 
Bảng 4.25. Năng Suất Trung Bình của Khổ Qua Trên 1000 m2 ...................................62 
Bảng 4.26. Hiệu Quả Sản Xuất Rau Ăn Quả khi có hỗ trợ ...........................................62 
Bảng 4.27. Quyết Định Tham Gia Sản Xuất Rau Vietgap Trong Tương Lai ...............68 
Bảng 4.28. Lý Do Chọn Sản Xuất Theo Quy Trình VietGAP ......................................69 
Bảng 4.29. Lý Do Chưa Tham Gia Sản Xuất Rau Vietgap...........................................69 
Bảng 4.30. Dấu Hiệu Người Tiêu Dùng Tin Tưởng Cửa Hàng Rau VietGAP.............74 

x



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang  
Hình 3.1. Quy trình Rau Hữu Cơ ..................................................................................19 
Hình 4.1. Biểu Đồ Tỷ Lệ Tham Gia Sản Xuất theo Vietgap của Các Hộ Điều Tra .....34 
Hình 4.2. Trình Độ Học Vấn của Hai Nhóm Hộ ...........................................................38 
Hình 4.3. Tình Hình Tập Huấn Khuyến Nông của Lao Động ở Hai Nhóm Hộ ..........42 
Hình 4.4. Sơ Đồ các Kênh Mua Giống của Các Hộ Điều Tra ......................................43 
Hình 4.5. Sơ Đồ Kênh Cung Ứng Thuốc BVTV cho Các Hộ Điều Tra .......................45 
Hình 4.6. Tình Hình Sử Dụng Nước Tưới ....................................................................49 
Hình 4.7. Các Kênh Cung ứng Sản Phẩm .....................................................................50 
Hình 4.8. Khó Khăn của Những Hộ Sản Xuất Rau Theo Quy Trình Vietgap ..............64 
Hình 4.9. Nhu Cầu Vay Vốn của Nông Hộ Mùa Vụ Tới ..............................................65 

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh sách hộ được chứng nhận VietGAP tại Củ Chi từ năm 2011- Tháng
5/2012
Phụ lục 2. Kết quả đo lường năng suất rau ăn lá
Phụ lục 3: Kiểm định sự khác biệt năng suất rau muống ở hai nhóm hộ
Phụ lục 4: Kiểm định sự khác biệt năng suất mồng tơi ở hai nhóm hộ
Phụ lục 5. Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong đất
Phụ lục 6. Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong nước tưới
Phụ lục 7. Mức giới hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật và hoá chất gây hại
trong sản phẩm rau, quả, chè
Phụ lục 8: Bảng câu hỏi điều tra hộ không làm theo VietGAP
Phụ lục 9: Bảng câu hỏi điều tra hộ sản xuất theo VietGAP
Phụ lục 10: Bảng câu hỏi điều tra người tiêu dùng


xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Rau là một loại thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày. Cùng với
thức ăn động vật, rau cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các
vitamin, các axít hữu cơ, chất khoáng… Theo tính toán của nhiều nhà dinh dưỡng học,
muốn cơ thể hoạt động bình thường cần cung cấp 2300-2500 kcal mỗi ngày, trong đó
phải có 250-300 gam rau (tương đương với 7,5-8 kg/tháng hay 90-108 kg/năm)(Mai
Thị Phương Anh và Trần Khắc Thi, Rau và trồng rau, Giáo trình cao học NN- nxb Hà
Nội, 19963).
Khi các ca ngộ độc thức ăn do ăn phải rau có dư lượng thuốc trừ sâu không
ngừng tăng, mọi người mới chú ý hơn đến việc lựa chọn các loại rau an toàn cho sức
khỏe. Điều này làm nảy sinh các đơn vị, cá nhân thực hiện sản xuất rau an toàn nhằm
đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhưng sản xuất nông sản theo các tiêu chuẩn thông
thường vẫn là chưa đủ để mặt hàng nông sản Việt Nam được lựa chọn trên thị trường
thế giới. Để có khả năng cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh
tế quốc tế, nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới
WTO, thì một trong những yếu tố quan trọng có tính quyết định là chất lượng sản
phẩm. Chứng chỉ “thực hành nông nghiệp tốt – GAP” là giấy thông hành để hàng nông
sản có thể xuất khẩu sang thị trường các nước trên thế giới, vào siêu thị hay các nhà
hàng cao cấp. Hiện nay thực hành nông nghiệp tốt được thừa nhận và thực hiện ở cấp
độ toàn cầu (EUREPGAP/GlobalGAP), cấp độ khu vực (AseanGAP), và cấp độ quốc
gia (ThaiGAP, ChinaGAP, JGAP,...)(Nangsuatchatluong.vn)
Trong bối cảnh toàn cầu đó, để góp phần đẩy mạnh sản xuất nông sản thực phẩm
an toàn nói chung và rau, quả nói riêng phục vụ tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh xuất
khẩu, ngày 28 tháng 01 năm 2008, Bộ NN&PTNT đã ban hành quyết định số 379/QĐ-



BNN-KHCN: “Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn
tại Việt Nam (VietGAP)”.
Nhiều người nhận thức được sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP là con
đường tất yếu và là yêu cầu của thị trường ngày nay. Sở nông nghiệp thành phố Hồ
Chí Minh cũng có nhiều giải pháp nhằm phát triển rau VietGAP và xem đây như nhu
cầu cấp thiết. Nhưng hiện nay, nghịch lý vẫn xảy ra là trong khi chính quyền địa
phương và các nhà khoa học ra sức kêu gọi nông dân tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn
VietGAP thì một hiện tượng đang xuất hiện ở một số tỉnh, đó là không ít nông dân
đang làm GAP lại đòi trở về sản xuất theo lối bình thường ( Vậy hiện tượng đó có tồn tại ở các nông
hộ sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại một số vùng chuyên canh thuộc
huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh không? Sản xuất rau an toàn theo VietGAP có
đem lại hiệu quả cho người dân hay không? Tình hình sản xuất Rau an toàn theo tiêu
chuẩn VietGAP hiện nay như thế nào tại huyện Củ Chi? Người nông dân trồng rau có
gặp phải khó khăn gì không khi tham gia VietGAP; Đề tài “Thực trạng sản xuất rau an
toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh” được thực
hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên.
Địa bàn được chọn là huyện Củ Chi vì đây là địa phương đi đầu trong sản xuất
rau an toàn và rau an toàn theo VietGAP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có
những thuận lợi nhất định cho tác giả trong quá trình khảo sát và thu thập số liệu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu tình hình sản xuất, đánh giá thực trạng, xu hướng sản xuất RAT theo
tiêu chuẩn VietGAP và đề xuất một số giải pháp nhằm phục vụ cho địa phương trong
việc phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng phát triển sản xuất rau theo quy trình VietGap tại huyện.
- Phân tích giá thành của RAT theo VietGAP và RAT không theo VietGAP
- So sánh hiệu quả sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP với không theo

VietGAP.
2


- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của người nông dân trong sản xuất RAT
theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ rau VietGAP.
- Đánh giá xu hướng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất RAT theo tiêu chuẩn
VietGap.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn các xã Tân Phú Trung, Nhuận Đức, Tân Thông
Hội, huyện Củ Chi.
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Các hộ trồng rau tại các xã có vùng chuyên canh rau điển hình như Tân Phú
Trung, Nhuận Đức, Tân Thông Hội (là những nơi có nhiều hộ dân được công nhận đủ
tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn, rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP).
- Người tiêu dùng ở chợ, cửa hàng bán rau VietGAP, siêu thị, các đơn vị thu mua
và bán buôn rau.
1.3.3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 6 năm 2012
1.3.4. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu sơ cấp từ bảng câu hỏi điều tra nông hộ trồng rau, sử dụng hàm
tính toán excel, dùng lý luận để hoàn thành mục tiêu thứ 2 và 3.
Người viết còn thu thập và tổng hợp số liệu thứ cấp, sơ cấp. Sau đó tiến hành
phân tích, thống kê và so sánh để hoàn thành các mục tiêu còn lại.
1.3.5. Cấu trúc bài luận
Bài luận văn gồm có 5 chương. Chương mở đầu đưa ra vấn đề cần nghiên cứu.
Xác định những mục tiêu cụ thể có liên quan đến vấn đề và trình bày ngắn gọn phương

pháp thực hiện.
Chương 2- Tổng quan, trình bày một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu là huyện
Củ Chi, tổng quan về tình hình chỉ đạo sản xuất cũng như tình hình sản xuất RAT tại
huyện Củ Chi. Ngoài ra, chương 2 còn giới thiệu một số đề tài có liên quan đã được
nghiên cứu trước đó.
3


Chương 3 nêu ra những khái niệm, những công thức tính toán kinh tế làm cơ sở
cho chương 4. Trong chương 3 cũng trình bày rõ hơn về các phương pháp nghiên cứu
để cho ra kết quả.
Chương 4 trình bày những kết quả tính toán đã đạt được, giải quyết những mục
tiêu cụ thể để trả lời những câu hỏi đã được đặt ra trong chương 1.
Phần tổng hợp những kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu, những yêu
cầu kiến nghị cho các cơ quan, đoàn thể hay cá nhân liên quan để giải quyết vấn đề
được tập trung ở chương 5- Kết luận và kiến nghị

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu có liên quan
Đã có rất nhiều nghiên cứu về rau an toàn từ kỹ thuật trồng, hiệu quả kinh tế đến
thực trạng sản xuất RAT nói chung nhưng nghiên cứu về RAT theo tiêu chuẩn
VietGAP thì chưa nhiều lắm. Các nghiên cứu trước đây cũng không đi vào phân tích
giá thành của rau VietGAP và nghiên cứu xu hướng sản xuất rau VietGAP.
Lâm Hải Sâm (2010) nghiên cứu về RAT sản xuất theo hướng VietGAP tại Bà
Rịa – Vũng Tàu, đã so sánh hiệu quả kinh tế giữa hai nhóm nông dân trồng rau theo

VietGAP và không theo VietGAP. Đề tài kết luận sản xuất rau theo hướng VietGAP
có hiệu quả kinh tế cao hơn so với không theo VietGAP nhưng bỏ qua chi phí khấu
hao TSCĐ, không xác định được giá thành sản phẩm. Đề tài cũng đã dùng phương
pháp bình phương OLS để xác định hàm năng suất cây cải xanh phụ thuộc vào các yếu
tố chi phí giống, chi phí nước tưới, chi phí phân bón và chi phí lao động. Đề tài còn đề
cập đến thực trạng vùng trồng rau ở Vũng Tàu nhưng chưa sâu sắc, chưa tạo được cái
nhìn toàn cục cho người đọc.
Hoàng Anh Tiến (2010) nghiên cứu về thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau ăn quả
theo tiêu chuẩn VietGAP. Tác giả sử dụng thống kê mô tả nhằm đánh giá hiệu quả
kinh tế của việc sản xuất rau VietGAP và so sánh với các hộ ngoài VietGAP là chủ
yếu. Tuy nhiên, tác giả không hạch toán và so sánh chi phí sản xuất để thấy được mức
hỗ trợ của nhà nước, tác giả cũng không xác định mức giá thành của rau VietGAP.
Trong các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả, tác giả cũng chưa đề cập đến hiệu quả lao động
Cao Thanh Nhàn (2011) nghiên cứu về năng suất và chi phí sản xuất RAT, tác
giả đã hạch toán chi phí một cách cụ thể và đầy đủ, tuy nhiên chưa có sự so sánh cụ
thể giữa hai mô hình rau thường và RAT. Cách hạch toán chi phí của tác giả là tài liệu
tham khảo để tôi thực hiện hạch toán chi phí và tính toán giá thành trong đề tài.


2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Huyện Củ Chi có tọa độ địa lý từ 10o53’00” đến 10o10’00” vĩ độ Bắc và từ
106o22’00” đến 106o40’00” kinh độ Đông, là một huyện ngoại thành nằm về phía Tây
Bắc của TP.Hồ Chí Minh. Huyện Củ Chi nằm trên một vùng đất chuyển tiếp từ vùng
đất cao của núi rừng miền đông nam bộ xuống vùng đất thấp của đồng bằng Sông Cửu
Long. Củ Chi nằm giữa sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông , có đường giao thông
giao lưu với các tỉnh miền đông và Tây Nam bộ. Phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng tỉnh
Tây Ninh, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, phía Nam giáp huyện Hóc Môn, Thành
Phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp tỉnh Long An.

Huyện Củ Chi gồm 20 xã và một thị trấn với 43.496,6 ha diện tích tự nhiên,
bằng 20,74% diện tích toàn TP.HCM. ()
b. Địa hình và điều kiện thổ nhưỡng
- Địa hình
Địa hình huyện Củ Chi có độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây bắc – Đông nam và
Đông bắc – Tây nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8m – 10m.
Địa hình tương đối bằng phẳng, có nhiều ruộng, đất đai, thuận lợi để phát triển
nông nghiệp so với các huyện khác trong thành phố.
- Điều kiện thổ nhưỡng
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Củ Chi là 43.496,6 ha và căn cứ nguồn gốc
phát sinh có 3 nhóm đất chính sau:
Nhóm đất phù sa:
Đất phù sa được hình thành trên các trầm tích Alluvi tuổi haloxen muộn ven các
sông, kênh, rạch. Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Đây là một loại
đất rất quí hiếm, ưu tiên sản xuất lúa nước 2 đến 3 vụ và sử dụng một phần diện tích
nhỏ cho việc trồng cây ăn trái.
Nhóm đất xám:
Đất xám hình thành chủ yếu trên mẫu đất phù sa cổ (Pleistocen muộn). Tầng đất
thường rất dày, thành phần cơ giới nhẹ.
6


Loại đất này rất dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hóa và thích hợp với các loại
cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, đậu … Nên ưu tiên sử
dụng cho việc trồng các cây như cao su, điều vì khả năng bảo vệ và cải tạo đất tốt.
Trong sử dụng phải chú ý biện pháp chống xói mòn và rửa trôi, tăng cường phân bón
bổ sung dinh dưỡng nhất là phân hữu cơ.
Nhóm đất đỏ vàng:
Loại đất này hình thành trên sản phẩm phong hóa của các loại đá mẹ và mẫu chất
khác nhau. Đặc điểm của nhóm đất này là chua, độ no bazơ thấp,khả năng hấp thụ

không cao, chất hòa tan dễ bị rửa trôi
c. Khí hậu
Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận
xích đạo. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa
khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc trưng chủ yếu là:
Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm
khoảng 26,6oC. Tuy nhiên biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn.
Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 mm – 1770 mm Độ ẩm không khí trung
bình năm khá cao 79,5% cao nhất vào tháng 7,8,9 là 80 – 90%, thấp nhất vào tháng
12,1 là 70%.
d. Đặc điểm thủy văn
Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng, với những đặc điểm
chính:
Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước triều
bình quân thấp nhất là 1,2m và cao nhất là 2,0 m.
Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy
văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương … Riêng chỉ có kênh Cai
Thầy chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông.
Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn của
huyện và nét nổi bậc của dòng chảy là sự xâm nhập của thủy triều.
Theo các kết quả điều tra khảo sát về nước ngầm trên địa bàn huyện Củ Chi do
Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh
thực hiện cho thấy, nguồn nước ngầm khá dồi dào đang được khai thác ở tầng 60-90 m
7


có chất lượng tốt và giữ vị trí quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và
sinh hoạt của người dân (www.Saigon24h.vn)
2.2.2. Tình hình kinh tế, xã hội
a. Tình hình lao động trong huyện

Tổng dân số trên địa bàn huyện tăng qua 3 năm, năm 2009 là 349772 người tăng
lên 369963 người năm 2011. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cũng khá cao và tăng
qua các năm. Đây là nguồn lực quan trọng góp phần thực hiện những chủ trương, giúp
hoàn thành quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.
Do vậy, có thể đánh giá rằng nguồn lao động dồi dào sẽ đáp ứng được các yêu
cầu của sản xuất nông nghiệp. Tuy lực lượng lao động dồi dào nhưng lại phân bố trong
nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong khi đó, thu hút lao động cho nông nghiệp có xu
hướng giảm.
Bảng 2.1. Tình Hình Dân Số và Lao Động
ĐVT: Người

Chỉ tiêu
Tổng DS

Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Tỷ
Tỷ lệ
Tỷ lệ
SL
SL
lệ
SL
(%)
(%)
(%)
349772
100 359952
100 369963

100

Thành thị

21282

Nông thôn

328490

Tổng LĐ

6,1

20042

5,6

So sánh (%)
10/09

11/10

BQ

(%)

(%)

(%)


102,9

102,8 102,8

20947

5,7

94,2

104,5

93,9 339910

94 349016

94

103,5

102,7 103,1

215873

61,7 225952

63 229935

62


104,7

101,8 103,2

LĐNN

127365

59 128974

57,1 120489

52,4

101,3

LĐCN

53968

24,9

63485

28,1

67828

29,5


117,6

106,8 112,2

LĐDV

34540

16,1

33493

14,8

41618

18,1

97,0

124,3 110,6

93,4

99,3

97,3

Nguồn: Phòng thống kê huyện Củ Chi

b. Cơ cấu kinh tế
Qua bảng 2.2 ta thấy giá trị sản xuất của huyện Củ Chi (tính theo giá cố định
năm 1994) tăng nhanh, tốc độ tăng giá trị sản xuất của huyện là 29,2%.
Trong cơ cấu giá trị sản xuất, lĩnh vực thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng cao
nhất, liên tục tăng qua 3 năm, tốc độ tăng bình quân là 23,2%.
Giá trị nông nghiệp giảm dần, nhưng địa phương vẫn rất chú trọng đến ngành
trồng trọt, giá trị thu về từ hoạt động trồng trọt vẫn tăng. Đây là thế mạnh của vùng.
8


Tóm lại, qua 3 năm (2009 – 2011), giá trị sản xuất của huyện Củ Chi tăng với tốc
độ khá cao, xu hướng chung là tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ
trọng trong nông nghiệp. Tuy vậy, công nghiệp, dịch vụ phát triển cũng sẽ tạo cơ hội
cho hoạt động nông nghiệp phát triển.
Bảng 2.2. Tình Hình Phát Triển Kinh Tế
ĐVT: Tỷ đồng
Năm 2009
Chỉ tiêu
SL
Giá trị sản xuất

Tỷ lệ
(%)

Năm 2010
Tỷ
SL

So sánh (%)


Năm 2011

lệ

SL

(%)

Tỷ lệ

10/9

11/10

BQ

(%)

(%)

(%)

(%)

9620.1

100 13.599

100 15.929


100 141,4 117,1

129,2

CN - Tiểu thủ CN

2315.7

24,1 4360.7

32,1 5148.1

32,3 188,3 118,1

153,2

Thương mại DV

6423.3

66,8 8252.7

60,7 9734.1

61,1 128,5 118,0

123,2

7,2 1047.2


6,6 111,8 106,3

109,1

18,6 128,9 131,6

130,3

(Giá 1994)

Nông nghiệp

881,1

9,2

985,3

Trồng trọt

114,5

13

147,6

15,0

194,3


Nguồn: Phòng kinh tế huyện Củ Chi
c. Tình hình sử dụng đất đai
Diện tích đất nông nghiệp giảm qua 3 năm, bình quân giảm 0,2%. Diện tích nhỏ
đất nông nghiệp giảm đi là do quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị
Tây Bắc, đầu tư cho xây dựng CSHT đặc biệt là các công trình giao thông phục vụ cho
phát triển kinh tế trên địa bàn huyện thời gian qua.
Diện tích đất nông nghiệp giảm nhưng đất trồng RAT lại tăng lên từ 3175 ha năm
2009 đến 4806,2 ha năm 2011. Theo quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của huyện
đến năm 2020, thì diện tích đất sản xuất RAT sẽ còn tăng lên.

9


Bảng 2.3. Tình Hình Sử Dụng và Biến Động Đất Đai của Huyện Củ Chi
ĐVT: Ha
Năm 2009
Chỉ tiêu

CC

SL

Tổng diện tích

Năm 2010
CC

SL

(%)


Năm2011

(%)

SL

So sánh
CC

10/9

11/10

BQ

(%)

(%)

%)

(%)

43496,6

100 43496,6

100


43496,6

100

100

I. Đất NN

32541,4

74,81 32489,2

74,7

32443,4

74,6

99,84

99,86 99,85

1.Đất SXNN

31800,4

97,7 31744,1

97,7


31697,9

97,7

99,82

99,85 99,84

108,8

139,1

tự nhiên

Đât trồng RAT
2. Đất

lâm

nghiệp
3.

Đất

nuôi

trồng thủy sản
4.

Đất


nông

nghiệp khác
II.

Đất

phi

nông nghiệp
III. Đất bằng
chưa sử dụng

100

100

3175

10

3456

10,9

4806,2

15,2


48,48

0,15

50,73

0,16

51,2

0,16

405,8

1,25

405,78

1,2

405,78

1,3

100

286,8

0,88


288,54

0,89

288,54

0,9

100,6

100 100,3

10638

24,5 10690.4

24,6

10737,7

24,7

100,49

100,4 100,5

317,2

0,73


0,73

315

0,72

99,94

317

124

104,64 100,93 102,8
100

99,37

100

99,7

Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Củ Chi
d. Khoa học - Công nghệ
Việc cơ giới hoá trong nông nghiệp là giải pháp tháo gở một phần gánh nặng cho
người nông dân trước thực tế lao động trẻ ở nông thôn chuyển sang các khu vực kinh
tế khác có xu hướng ngày càng tăng, là giải pháp để nâng cao năng suất và chất lượng
sản phẩm nông nghiệp. Theo báo cáo của trung tâm khuyến nông TP.HCM, đối với
cây rau, hiện nay khâu làm đất đã thực hiện cơ giới hoá đạt 60%.
( />Trong những năm gần đây, huyện Củ Chi đã xây dựng các kế hoạch phát triển,
chuyển giao khoa học công nghệ, tăng cường đổi mới trang thiết bị phục vụ tốt cho

kinh tế sản xuất của vùng, tăng hàm lượng chất xám vào sản phẩm, tăng tính cạnh
tranh, trong đó có sản xuất RAT.
10


Hướng dẫn đăng ký độc quyền mẫu mã, sản phẩm, nhãn hiệu cho các sản phẩm
địa phương để bảo vệ uy tín và thương hiệu sản phẩm
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã được ghi nhận, vẫn còn tồn tại nhiều yếu
kém, máy móc thiết bị chủ yếu cần cho nông nghiệp ở huyện vẫn còn quá ít; phân bổ
chưa đều trong các lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp, nhất là ở khâu chế biến lương
thực thực phẩm, bảo quản nông sản phẩm (http:// www.khuyennongtphcm.com).
e. Tín dụng
Huyện Củ Chi có nhiều đơn vị hỗ trợ nông dân vay vốn sản xuất trong nhiều năm
qua như các ngân hàng, quỹ xóa đói giảm nghèo, hoặc quỹ của các Hội đoàn thể như
hội nông dân, hội phụ nữ, hay HTX, liên tổ,...
Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất vay để nông dân có thêm điều
kiện mua máy móc thiết bị vẫn gặp khó khăn do những quy định ràng buộc về điều
kiện vay vốn như thế chấp hay hộ khẩu khiến nhiều hộ không được vay vốn.
g. Công tác khuyến nông
Công tác khuyến nông trên cây rau năm 2008- 2009 tập trung vào chuyển giao kỹ
thuật, đưa giống mới, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Trong năm 2010, TTKN thành phố Hồ Chí Minh đã mở những lớp huấn luyện
nhân viên khuyến nông về “Sản xuất rau quả theo VietGAP và hướng hữu cơ” cho
nhân viên khuyến nông các Trạm Khuyến nông Củ Chi.
Cũng trong hai năm 2010 - 2011, trạm khuyến nông huyện Củ Chi đã phối hợp
với các ban ngành triển khai xây dựng dự án trồng rau ăn quả theo tiêu chuẩn
VietGAP tại xã Nhuận Đức (Dự án Chinfon) và điểm trình diễn “Mô hình cơ giới hóa
trên cây rau” tại xã Tân Phú Trung huyện Củ Chi.
Nhiều hoạt động khuyến nông đã được đầu tư giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi như tập huấn, hội thảo, xây dựng các điểm trình diễn, cung cấp tài

liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng các loại giống mới; tham quan, học tập kinh nghiệp...
Tóm lại, thực hiện phương châm “ở đâu nông dân cần là ở đó có khuyến nông”;
công tác khuyến nông tại huyện Củ Chi trong những năm qua đạt được nhiều thành
công

đáng

kể.

( />/tintuc&Category=&ItemID=2153&Mode=1)
11


Về tổ chức tập huấn khuyến nông, có rất nhiều kênh để người dân tiếp cận được
với kỹ thuật. Hàng vụ Sở NN&PTNT giao cho phòng Nông nghiệp lập kế hoạch xây
dựng nội dung và thời gian tập huấn cho nông dân chuyển về cho UBND các huyện
trực tiếp phân công đơn vị tập huấn, phòng kinh tế tiếp nhận và chuyển về UBND các
xã, các HTX để cố kế hoạch phổ biến cho nông dân theo. Trung tâm khuyến nông, Hội
nông dân, Chi cục BVTV thành phố cũng có thể đứng ra xây dựng kế hoạch, chuyển
về cho các đơn vị cấp huyện, xã thực hiện theo các kênh như trạm BVTV, Trạm
khuyến nông hoặc hội nông dân để các đơn vị này truyền đạt đến nông dân. Ngoài ra,
ở huyện Củ Chi cũng có những mô hình, dự án trồng rau VietGAP do các tổ chức tài
trợ. Mỗi tổ chức đều có cơ quan đại diện đặt tại địa phương, các phòng đại diện phối
hợpvới UBND xã hay các đơn vị tại cơ sở để kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện tổ
chức tập huấn kỹ thuật cho nông dân.
h. Cơ sở hạ tầng
- Hệ thống giao thông
Các tuyến đường bộ trên địa bàn huyện hầu hết đã được rải nhựa và khá thuận
tiện cho lưu thông. Trong mạng lưới giao thông có tuyến Quốc lộ 22, tỉnh lộ 8 và
nhiều tuyến giao thông quan trọng khác.

- Hệ thống điện
Hệ thống điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt chủ yếu dựa trên đường dây 500
KV (48 km), đường dây 220 KV (10 km), và đường dây 110 KV (50 km). Có 3 trạm
biến thế trung gian là Phú Hòa Đông, Củ Chi và Tân Hiệp với tổng công suất 161
MVA.
Nguồn điện cung cấp tương đối ổn định, tình hình sử dụng điện an toàn, đáp ứng
được nhu cầu sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn. Năm 2011, Công ty Điện lực Củ Chi
phối hợp với UBND các xã, thị trấn khảo sát, lập kế hoạch hoàn thiện lưới điện.
- Hệ thống thủy lợi
Để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, huyện đã xây dựng mạng lưới hệ thống
kênh mương thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, nhiều xã lấy nước từ tuyến kênh N25 và
hơn 100 tuyến kênh tưới khác. Hệ thống kênh này phục vụ tương đối tốt cho sản xuất
nông nghiệp và góp phần tạo những vùng tiểu khí hậu thuận lợi cho chăn nuôi trồng
trọt và sinh hoạt của nhân dân.
12


×