Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐIỆN VÀ ĐIỆN LẠNH VIỆT NHẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.43 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***********

PHẠM VĂN MẬU

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG
MẠI DỊCH VỤ ĐIỆN VÀ ĐIỆN LẠNH VIỆT NHẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***********

PHẠM VĂN MẬU

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG
MẠI DỊCH VỤ ĐIỆN VÀ ĐIỆN LẠNH VIỆT NHẬT

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: GV. LÊ VĂN MỀN

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp Đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỨC CỦA CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐIỆN VÀ ĐIỆN LẠNH VIỆT NHẬT” do
PHẠM VĂN MẬU, sinh viên khóa 34, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày

GV. LÊ VĂN MẾN
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch Hội đồng chấm báo cáo
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày

tháng

năm 2012

tháng

năm 2012


Thư ký Hội đồng chấm báo cáo
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày

tháng

năm 2012


LỜI CẢM TẠ

Đến hôm nay tôi đã trưởng thành, cuộc đời tôi từ đây sẽ bước sang một trang mới, có
được kết quả như vậy không phải tự tôi mà có được mà phải nhờ vào tất cả những
người xung quanh tôi, đã luôn ở bên cạnh mỗi bước đi của tôi. người có công lao to
lơn nhất đó chính là bố mẹ tôi, người đã nuôi tôi khôn lớn, dậy bảo tôi những điều hay
lẽ phải trong cuộc sống. Tôi cũng gửi lòng biết ơn tới tất cả các thầy, các cô đã dậy tôi
từ mầu giáo cho tới đại học, Đặc biệt là thầy Toàn chủ nhiệm tôi ba năm cấp 3, thầy Y
dạy tôi môn Hóa suốt ba năm cấp 3, vì nhờ có sự quan tâm dậy bảo của hai thầy, thầy
đã luôn cho tôi những lời khuyên, những câu chuyện ý nghĩa để tôi có thêm niềm tin
và sức mạnh để tôi bước vào cánh cửa đại học Tôi xin cảm ơn tất cả các thầy cô trường
Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Kinh tế đã
truyền dạy cho tôi những kiến thức quý giá giúp tôi tự tin bước vào đời.., đặc biệt là
thầy Lê Văn Mến đã nhiệt tình hướng dẫn tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
Tôi cũng cảm ơn tất cả những người bạn của tôi, đã giúp tôi vượt qua những khó khăn,
chia sẻ cùng tôi những niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tới cuộc sồng này, xã hội nay đã tạo điều kiện môi trường
cho tôi được tự rèn luyện bản thân để con người tôi được như ngày hôm nay.
Tôi xin gửi lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên

công ty đã giúp đỡ tôi và tạo điều kiện cho tôi thực tập, được tiếp xúc với thực tế nghề
nghiệp Quản trị nhân sự. Tôi xin chúc quý công ty ngày càng làm ăn phát đạt, gặt hái
nhiều thành công hơn mong đợi.
Chân thành biết ơn tất cả !
TP. Hồ Chí Minh, ngày 09/06/2012.
Sinh viên

PHẠM VĂN MẬU


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM VĂN MẬU. Tháng 06 năm 2012. “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO
TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐIỆN VÀ ĐIỆN LẠNH VIỆT NHẬT”.
PHAM VAN MAU. June 2012. “Complete The Training And Development Of
Human Resources Limited Liability Company's Electricity And Refrigeration VIET NHAT”.

Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn với bảng câu hỏi soạn sẵn, chọn mẫu
ngẫu nhiên và dùng phương pháp so sánh để phân tích và đánh giá công tác Quản trị
nguồn nhân lực tại công ty qua quý I/2011 và quý I/2012. Nội dung đánh giá bao gồm
các hoạt động thu hút nguồn nhân lực, hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực,
các hoạt động sử dụng và duy trì nguồn nhân lực, đồng thời đánh giá kết quả và hiệu
quả Quản trị nguồn nhân lực thông qua các chỉ tiêu về lợi ích kinh tế trong sử dụng
nguồn nhân lực như: doanh thu, lợi nhuận, tổng chi phí tiền lương, doanh thu/nhân
viên, lợi nhận/nhân viên, chi phí tiền lương/doanh thu… và thông qua mức độ hài
lòng, thõa mãn của người lao động đối với công ty.
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc mô tả công việc là chưa thật cụ thể, rõ ràng.
Điều này có thể gây ra sự lãng phí trong việc tuyển dụng đầu vào. Hồ sơ dự tuyển yêu
cầu quá chặt chẽ nên có thể bỏ qua mất nhiều ứng viên thật sự có tiềm năng. Công ty
chưa thật sự có hiệu quả trong việc thu hút các ứng viên từ bên ngoài, mặt khác công

ty cũng chưa tận dụng được hết các nguồn tuyển dụng, từ đó đã bỏ lỡ nhiều cơ hội
trong việc tìm kiếm những lao động có trình độ, chuyên môn giỏi. Công tác đào tạo và
phát triển đã được công ty quan tâm thực hiện tương đối tốt, các nhân viên tuyển vào
đều được đào tạo, hướng dẫn theo nhu cầu của công việc. Những người có năng lực,
đủ kinh nghiệm và có thái độ làm việc tốt đều được công ty tạo điều kiện cho họ
thăng tiến. Hoạt động sử dụng và duy trì nguồn nhân lực chưa hiệu quả. Chính sách
lương bổng và đãi ngộ còn nhiều hạn chế, mức thu nhập hàng tháng do công ty trả
công cho người lao động còn thấp, không đủ hấp dẫn để giữ họ ở lại làm việc lâu dài,
sự ra đi của nhiều cán bộ nhân viên trong thời gian qua cũng vì nguyên nhân đó. Công
ty cũng chưa kịp xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn dùng để đánh giá nhân viên. Việc


đánh giá hiện nay chủ yếu dựa vào cảm tính chứ chưa có căn cứ cụ thể rõ ràng nên dễ
dẫn tới không khách quan, thiếu công bằng và chính xác. Nói chung tất cả mọi vấn đề,
mọi khía cạnh thì người lao động chỉ tương đối thõa mãn và chưa thõa mãn đối với
công việc hiện tại của họ ở công ty.


MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt

viii 

Danh mục các bảng

ix 

Danh mục các hình




Danh mục phụ lục

xi 

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU



1.1. Đặt vấn đề



1.2. Mục tiêu nghiên cứu



1.2.1. Mục tiêu chung



1.2.2. Mục tiêu cụ thể



1.3. Phạm vi nghiên cứu



1.4. Cấu trúc của khóa luận




CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN



2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty



2.1.1. Giới thiệu tổng quát về công ty



2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty



2.2. Cơ cấu bộ máy quản lý



2.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mục tiêu của công ty



2.3.1. Chức năng




2.3.2. Nhiệm vụ



2.3.3. Quyền hạn



2.3.4. Mục tiêu



2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua.



2.5. Những thuận lợi và khó khăn của công ty hiện nay.



2.5.1. Thuận lợi



2.5.2. Khó khăn

10 

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của Quản trị ngồn nhân lực
3.1.1. Khái niệm

11 
11 
11 

v


3.1.2. Vai trò

12 

3.1.3. Ý nghĩa

12 

3.2. Các chức năng cơ bản của Quản trị nguồn nhân lực

13 

3.2.1. Thu hút nguồn nhân lực

13 

3.2.2. Đào tạo và phát triển

17 


3.2.3. Duy trì nguồn nhân lực

19 

3.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả Quản trị nguồn nhân lực

24 

3.4. Phương pháp nghiên cứu

25 

3.4.1. Phương pháp so sánh

25 

3.4.2. Phương pháp chọn mẫu

25 

3.4.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

26 

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

27 

4.1. Đánh giá chung về tình hình lao động của công ty trong thời gian qua


27 

4.2.Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

29 

4.2.1.Độ tuổi của những người được phỏng vấn

29 

4.2.2.Trình độ học vấn của những người được phỏng vấn

30 

4.3.Phân tích và đánh giá tình hình phân tích công việc, tuyển dụng, bố trí nhân lực
tại công ty.

30 

4.3.1.Tình hình phân tích công việc

30 

4.3.2. Tình hình tuyển dụng

32 

4.3.3.Bố trí nhân sự

39 


4.4.Phân tích và đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

39 

4.4.1.Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

39 

4.4.2. Đánh giá hiệu quả đào tạo

41 

4.5.Phân tích và đánh giá công tác sử dụng và duy trì nguồn nhân lực

43 

4.5.1 Đánh giá nhân viên

43 

4.5.2Tình hình trả công lao động

43 

4.5.3.Về điều kiện làm việc

46 

4.5.4.Về các chế độ thưởng, phụ cấp, phúc lợi


46 

4.5.5.Quan hệ trong lao động

49 

4.6.Đánh giá kết quả và hiệu quả Quản trị nguồn nhân lực tại công ty Việt Nhật
vi

50 


4.6.1 Lợi ích kinh tế trong sử dụng nguồn nhân lựcError! Bookmark not defined. 
4.6.2.Đánh giá chung về mức độ hài lòng thõa mãn của người lao độngError! Bookmark n
4.7Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác Quản trị nguồn nhân lực tại
công ty TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐIỆN VÀ ĐIỆN LẠNH VIỆT NHẬT 53 
4.7.1.Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý nhân sự tại công ty

53 

4.7.2.Hoàn thiện công tác tuyển dụng thu hút nhân lực

53 

4.7.3.Hoàn thiện công tác duy trì và động viên nhân viên.

55 

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


58 

5.1. Kết luận

58 

5.2. Đề nghị

58 

5.2.1. Đối với công ty

58 

5.2.2. Đối với Nhà nước

59 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

61 

PHỤ LỤC

62 

vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

KD

Kinh doanh

NS- HC

Nhân sự- Hành chính

KT

Kế toán

TV

Tài vụ

BP

Bộ phận

ĐVT


Đơn vị tính

BQ

Bình quân

DT

Doanh thu

CPTL

Chi phí tiền lương

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Kết Qủa và Hiệu Qủa Hoạt Động Kinh Doanh Qua 2 Quý



Bảng 3.1. Phương Pháp Chọn Mẫu Điều Tra

25 

Bảng 4.1. Kết Cấu Lao Động Trong Công Ty Tính Đến Qúy I/2011 và Qúy I/2012


27 

Bảng 4.2. Phân Tích Công Việc cho Chức Danh công nhân thi công và quản lý giám
sát công trình.

31 

Bảng 4.3. Nguồn Cung Ứng Lao Động của Công Ty

34 

Bảng 4.4. Số Lượng Lao Động Tuyển Mới Trong Qúy I/2011 và Qúy I/2012

36 

Bảng 4.5. Chi Phí Tuyển Dụng Bình Quân trên Người của Qúy I/2011 và Qúy I/2012 37 
Bảng 4.6. Sự Biến Động của Tổng Qũy Lương và Tiền Lương Bình Quân

44 

Bảng 4.7. Số Lượng Lao Động Nghỉ Việc trong Qúy I/2011 và Qúy I/2012

50 

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Sơ đồ Ích Lợi của Phân Tích Công Việc


15 

Hình 3.2. Sơ đồ Qúa Trình Tuyển Dụng

16 

Hình 3.3. Sơ đồ Cơ Cấu Hệ Thống Trả Công Trong Các Doanh Nghiệp

21 

Hình 3.4. Mô Hình Quản Trị Nguổn Nhân Lực

24 

Hình 4.1. Độ Tuổi của Những Người Được Phỏng Vấn

29 

Hình 4.2. Trình Độ của Những Người Được Phỏng Vấn

30 

Hình 4.3. Qúa Trình Tuyển Dụng Nhân Sự tại Công Ty VIỆT NHẬT

33 

Hình 4.4. Tỷ Lệ Đánh Gía Mức Độ Hấp Dẫn của Công Việc đối với Người Lao Động 38 
Hình 4.5. Tỷ Lệ Đánh Gía về Khó Khăn của Công Việc so với Năng Lực của Người
Lao Động


39 

Hình 4.6. Tỷ Lệ Thích Chương Trình Đào Tạo

42 

Hình 4.7. Đánh Gía của Người Lao Động về Sự Giúp Ích của Khóa Đào Tạo trong
Qúa Trình Làm Việc

42 

Hình 4.8. Tỷ Lệ Đánh Gía của Người Lao Động về Mức Lương Nhận Được

45 

Hình 4.9. Đánh giá của Người Lao Động về Thời Hạn Thanh Toán Lương

45 

Hình 4.10. Đánh Giá của Người Lao Động về Nội Qui, Qui Định của Công Ty

46 

Hình 4.11. Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên với Người Quản Lý Trực Tiếp và Các Đồng
Nghiệp

49 

Hình 4.12. Tỷ Lệ Đánh Gía về Mức Độ Thõa Mãn của Người Lao Động


51 

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục: Bảng Thăm Dò Mức Độ Thõa Mãn Của Người Lao Động Về Chính Sách
Nhân Sự Tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐIỆN VÀ ĐIỆN LẠNH
VIỆT NHẬT

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Sau hơn 25 năm đổi mới, đến nay nền kinh tế Việt Nam đã có rất nhiều thay
đổi và đạt được nhiều thành tựu to lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt ở mức cao
và ổn định xấp xỉ 8%/năm, tuy nhiên từ giai đoạn 2008 đến nay do ảnh hưởng của nền
kinh tế toàn cầu nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của ta chỉ khoảng 6% đến 7%. Trong
những năm gần đây, các chỉ tiêu về an sinh xã hội cũng ngày càng được cải thiện.
Những thành quả này đã làm nức lòng người dân trong nước và khiến cho bạn bè quốc
tế phải có cái nhìn khác đối với Việt Nam. Vị thế nước ta không ngừng được nâng lên
trên trường quốc tế nhất là sau khi chúng ta đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
WTO (tháng 11/2006) và trở thành ủy viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An
Liên Hợp Quốc nhiệm kì 2008-2009. Đây đúng là cơ hội to lớn để nước chúng ta hội
nhập sâu rộng với thế giới, học hỏi kinh nghiệm phát triển đất nước của các cường
quốc, tạo điều kiện để đất nước phát triển, thể hiện bản lĩnh Việt Nam. Cơ hội càng

nhiều, thách thức càng to lớn. Nó hiện diện ở tất cả mọi lĩnh vực. Chúng ta biết rõ điều
đó. Đối với lĩnh vực kinh tế, chúng ta chứng kiến ngày càng nhiều tập đoàn hùng
mạnh, rất uy tín trên thế giới đang ồ ạt tràn vào Việt Nam tạo ra sự cạnh tranh vô cùng
khốc liệt. Sự cạnh tranh này không chỉ xảy ra giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các
công ty nước ngoài mà còn giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau. Đây quả là
cuộc cạnh tranh rất phức tạp, rất gay cấn, có thể nói là một mất một còn. Đứng trước
tình thế như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam không còn cách nào khác là phải luôn tự
đổi mới mình thì mới có thể đứng vững trong vòng xoáy hội nhập, trong đó đổi mới
con người là yếu tố quan trọng hàng đầu. Điểm mạnh của nước ta là có được một lực
lượng lao động đông đảo là những người trẻ, năng động, sáng tạo, có nhiệt huyết. Đây
1


sẽ là lợi thế, là động lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong bước đường phát triển.
Điểm mạnh đầu tiên là con người, điểm yếu đầu tiên cũng là con người. Con người
Việt Nam trọng tình hơn lý, sợ rủi ro, sợ thất bại, nhiều người vẫn còn mang tâm lý
ghét giàu, coi thường chữ lợi nên khó có thể vuơn lên làm giàu. Trong lực lượng lao
động của nước ta còn thiếu nhiều lao động có tay nghề, còn yếu về chuyên môn nghiệp
vụ, thiếu tác phong công nghiệp, thiếu nhiều cán bộ quản lý giỏi. Bên cạnh đó là sự lạc
hậu về công nghệ, kỹ thuật, nguồn tài chính hạn hẹp. Đó là những bất lợi rất dễ thấy
đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó bất lợi về nguồn nhân lực là điều đáng
quan tâm, đáng lo ngại nhất.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế tri thức thì cạnh tranh giữa các quốc gia, giữa
các doanh nghiệp với nhau thực chất là cạnh tranh về con người, đặc biệt là những con
người giỏi bởi nhân tài là vốn quý của quốc gia, là tài sản vô giá của doanh nghiệp. Do
đó, đào tạo, thu hút và giữ chân người giỏi là chiến lược quyết định sự thành công,
chiến thắng của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp.
Những người được tuyển vào làm việc trong một doanh nghiệp hay bất kì một
tổ chức nào sẽ tạo ra văn hóa kinh doanh, văn hóa tổ chức, cái có thể làm bật lên vị thế
và sự khác biệt của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Có thể nói chính những

nét ứng xử chung của con người trong doanh nghiệp đã tạo ra văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp tốt, phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng có thể thu
hút và giữ chân được người lao động ở lại làm việc lâu dài. Nói như ngài Tổng Giám
đốc của Tổ Hợp Giáo Dục PACE: cái quý giá nhất của một doanh nghiệp không phải ở
chỗ doanh nghiệp đó có được những con người giỏi mà là có được một đội ngũ, một
đội ngũ nhân viên gắn kết, biết chia sẽ, biết hợp tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành công
việc một cách có hiệu quả nhất, cùng nhau nỗ lực để thực hiện sứ mệnh của doanh
nghiệp. Một yếu tố nữa cũng hết sức quan trọng có thể giúp thu hút và duy trì được sự
ổn định về lực lượng nhân sự cho tổ chức là các chính sách đãi ngộ, lương bổng.
Công ty TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐIỆN VÀ ĐIỆN LẠNH VIỆT
NHẬT là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh lắp đặt các công
trình điện và điện lạnh, cấp thoát nước và lò sưởi. Là một doanh nghiệp còn non trẻ,
được thành lập chưa đầy 2 năm, kinh nghiệm thương trường còn ít. Một trong những
khó khăn lớn nhất hiện nay của công ty là sự biến động liên tục của lực lượng nhân sự,
2


nhất là lực lượng công nhân thi công công trình, sự dứt áo ra đi của nhiều công nhân
giỏi đã có kinh nghiệm, gây nhiều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Vì vậy vấn đề đặt ra đối với VIỆT NHẬT hiện nay là làm thế nào để thu hút và giữ
chân được một lực lượng lao động có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế của công ty và tầm quan trọng của công tác Quản
trị nguồn nhân lực, được sự cho phép của Ban chủ nhiệm Khoa Kinh Tế trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh cùng Ban lãnh đạo công ty và với sự hướng
dẫn của thầy Lê Văn Mến, tôi đã thực hiện đề tài “Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Điện và Điện
Lạnh Việt Nhật” để làm khóa luận tốt nghiệp Đại học và nhằm giúp công ty có cái
nhìn tổng quát về thực trạng Quản trị nguồn nhân lực, từ đó đề ra môt số giải pháp
nhằm hoàn thiện công tác tổ chức, Quản trị nguồn nhân lực cho sự phát triển của công
ty trong thời gian tới.

Do thời gian hạn hẹp, lượng kiến thức còn ít, kinh nghiệm chưa nhiều và lần
đầu tiên làm công tác nghiên cứu khoa học nên đề tài của tôi chắc chắn sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến và giúp đỡ của quý
thầy cô và bạn đọc.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu về thực trạng Quản trị nguồn nhân lực của công ty TNHH THƯƠNG
MẠI ĐIỆN VÀ ĐIỆN LẠNH VIỆT NHẬT thông qua các thông tin, số liệu thu thập
được từ các phòng ban, đồng thời kết hợp với bảng câu hỏi thăm dò về mức độ thõa
mãn của các bộ nhân viên đối với chính sách nhân sự của công ty. Từ những số liệu sơ
cấp và thứ cấp thu thập được, sẽ tiến hành phân tích để hiểu rõ về công tác Quản trị
nguồn nhân lực tại công ty, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục
những khó khăn, hạn chế, giúp công ty có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình Quản trị
nhân sự thực tế của mình để có những hướng đi đúng đắn hơn trong tương lai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hiểu được tình hình phân tích công việc, thu hút, tuyển dụng, bố trí nhân sự tại công
ty VIỆT NHẬT
- Phân tích hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
3


- Phân tích hoạt động sử dụng và duy trì nguồn nhân lực.
- Đánh giá về mức độ thõa mãn của người lao động.
- Phân tích kết quả và hiệu quả Quản trị nguồn nhân lực.
- Đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác Quản trị nhân sự tại công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 3 đến tháng 6 năm
2012, các số liệu thu thập được dùng để phân tích lấy trong quý I/2011 và quý I/2012.
- Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại các phòng ban của công
ty(chủ yếu ở phòng Nhân sự- Hành chính).

1.4. Cấu trúc của khóa luận
Chương 1: Đặt vấn đề, nêu lên sự cần thiết của đề tài, những mục tiêu nghiên
cứu, phạm vi và cấu trúc của đề tài. Chương 2: Tổng quan, nêu khái quát tình hình
chung của công ty gồm lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu bộ máy quản lý, chức
năng và mục tiêu của công ty, đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh,
những thuận lợi và khó khăn của công ty hiện nay. Chương 3: Nội dung và phương
pháp nghiên cứu, nêu lên những cơ sở lý luận cũng như những kiến thức đã học,
những kinh nghiệm trong thực tiễn để nghiên cứu đề tài, đồng thời nói rõ về phương
pháp nghiên cứu. Từ những lý thuyết làm nền tảng tôi đã đi vào nghiên cứu tình hình
thực tế tại công ty thông qua Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận, chương này
tôi làm rõ những vấn đề đã nêu trong phần mục tiêu nghiên cứu và đề xuất một số ý
kiến, giải pháp nhân sự nhằm giúp công tác quản trị nguồn nhân lực đạt hiệu quả hơn
trong thời gian tới. Cuối cùng là Chương 5: Kết luận và đề nghị, nêu lên những kết
luận tổng quát về kết quả nghiên cứu và đưa ra những đề nghị đối với phía công ty và
phía Nhà nước.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
2.1.1. Giới thiệu tổng quát về công ty
Tên Công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
ĐIỆN VÀ ĐIỆN LẠNH VIỆT NHẬT.
Tên Công ty viết bằng tiếng nước ngoài: “Complete The Training And Development
Of Human Resources Limited Liability Company's Electricity And Refrigeration
VIET NHAT”
Địa chỉ trụ sở chính: 54/8C QUANG TRUNG, PHƯỜNG 10, QUẬN GÒ VẤP, TP.

HỒ CHÍ MINH
Mã số thuế: 0310598911
Giấy phép kinh doanh số 0310598911 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh
cấp lần đầu ngày 21/01/2011
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐIỆN VÀ ĐIỆN LẠNH VIỆT
NHẬT chính thức được thành lập ngày 21/01/2011 theo giấy chứng nhận đăng kí kinh
doanh số 0310598911, đưa vào hoạt động bước đầu gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ sự
nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên nên công ty đã dần khắc phục được và ngày càng
tạo dựng được uy tín với khách hàng.
Trụ sở của công ty đặt tại 54/8C Quang Trung, Phường 10, Quận gò vấp, Tp.
Hồ Chí Minh
Ngành nghề kinh doanh:
- Chuyên cung cấp các mặt hàng điện lạnh, điện gia dụng, công trình cấp thoát nước,
lò sưởi cho các cá nhân và tổ chức có nhu cầu.

5


- Mua bán, bảo trì, sữa chữa thiết bị điện, điện lạnh cho các công trình xây dựng, dự án
chung cư, nhà cá nhân.
Trong những ngày đầu thành lập do còn khó khăn về tài chính, nhân lực, chưa
thông thạo thị trường nên công ty chỉ đảm nhận các công trình có số lượng vốn đầu tư
nhỏ nhưng dần dần sau khi đã thông thạo thị trường và thêm nhiều mối quan hệ hiện
nay công ty đã sẵn sàng công ứng cho các công trình có tầm cỡ lớn hơn ban đầu cả về
qui mô lẫn vốn đầu tư.
2.2. Cơ cấu bộ máy quản lý
Bộ máy làm việc của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ điện và điện
lạnh Việt Nhật bao gồm có ban giám đốc chịu trách nhiệm điều hành chung mọi hoạt
động của công ty. Ngoài ra còn có các phòng ban như phòng kế toán, phòng nhân sự

hành chính, phòng kinh doanh
2.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mục tiêu của công ty
2.3.1. Chức năng
Chức năng chính của công ty là mua bán kinh doanh các mặt hàng điện, điện
lạnh và đã được cấp phép bởi Phòng Đăng Ký Kinh Doanh thuộc Sở Kế Hoạch và
Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh.
Cho đến nay công ty đã kinh doanh tất cả trên 100 mặt hàng với hơn 20 nhà
cung cấp. Những việc làm trên cho thấy ban lãnh đạo công ty muốn tăng cường hơn
nữa trong việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng cũng như giảm độ rủi ro cho
doanh nghiệp.
Công ty đã và đang từng bước xây dựng, cải thiện bản thân thành một tổ chức
kinh doanh đa ngành, lấy sự hài lòng của khách hàng làm mục tiêu phấn đấu, góp phần
làm gia tăng nguồn ngân sách cho Nhà nước.
2.3.2. Nhiệm vụ
Trở thành một tổ chức chủ động trong mọi hoạt động của mình, tận dụng tối đa
các nguồn lực sẵn có, luôn luôn cải thiện chất lượng phục vụ nhằm tạo những ấn tượng
tốt đẹp trong lòng khách hàng. Đồng thời công ty cũng phải thường xuyên thăm dò,
khai thác những thị trường mới nơi tập trung nhiều khách hàng tiềm năng.

6


Phát triển công ty với cơ cấu gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, phù hợp với yêu
cầu của từng thời kỳ để thích nghi tốt với sự biến động ngày càng mạnh mẽ của môi
trường kinh doanh, đáp ứng một cách đầy đủ những đòi hỏi của thị trường.
Tăng cường hoạt động kinh doanh, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, tài chính
ổn định, góp phần tạo việc làm cho nhiều người lao động và làm tròn nghĩa vụ đối với
Nhà nước.
Xây dựng và thực hiện các chiến lược, kế hoạch kinh doanh theo đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế ngày càng cao.

Tự tạo các nguồn vốn bổ sung, thực hiện cân đối tài chính-kế toán chính xác,
quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, tuân thủ đầy đủ các pháp lệnh của Nhà nước, thực
hiện hợp lý chế độ lao động theo quy định hiện hành nhằm đảm bảo đời sống cho
người lao động.
Nghiêm chỉnh thực hiện đúng các cam kết trong các hợp đồng kinh tế với các
đối tác, định hướng và lập kế hoạch hoạt động trên cơ sở nhu cầu của khách hàng.
Thực hiện tốt các chính sách lao động, tiền lương, bảo hiểm…, tạo môi trường
làm việc thuận lợi, thoải mái, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ nhân
viên trong công ty.
Làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy, thực hiện đầy đủ nội quy, an ninh trật
tự xã hội, bảo vệ anh ninh quốc phòng, làm tròn nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước.
2.3.3. Quyền hạn
Công ty có quyền hoạt động kinh doanh theo danh mục các ngành nghề đã
đăng ký kinh doanh, được đề ra các nội quy, quy định không trái với pháp luật và pháp
luật không cấm để quản lý tổ chức của mình.
Công ty có quyền ký kết các hợp đồng kinh tế với các cá nhân, tổ chức trong
và ngoài nước với tư cách là một pháp nhân.
2.3.4. Mục tiêu
Để tồn tại và phát triển vững mạnh trong điều kiện môi trường kinh doanh liên
tục biến động như hiện nay, công ty luôn hiểu rõ mình phải không ngừng nâng cao uy
tín thương hiệu trên thị trường bằng cách hướng tới những mục tiêu:
- Cố gắng hoàn thiện chính sách nhân sự để thu hút và giữ chân những nhân viên giỏi
nhằm tạo được lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ.
7


- Chỉ kinh doanh những sản phẩm có chất lượng.
- Trong những năm tới công ty sẽ mở rộng địa bàn kinh doanh ra khắp cả nước, rãi đều
ở các thành phố lớn.
2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua.

Qua bảng 2.1 ta thấy vốn kinh doanh của công ty trong qúy I/2012 đã tăng vọt thêm
535419 nghìn đồng so với quý I/2011, tương ứng với tỉ lệ tăng là 71,39%. Điều này là
do bắt đầu từ giữa năm 2011 công ty đã đầu tư thêm vốn để mở rộng hoạt động kinh
doanh, nhập thêm các mặt hàng mới giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn, tích cực
nhận thêm nhiều công trình. Từ đó đã làm cho doanh thu tăng theo với tỉ lệ tăng rất
cao 86,98%, tưng ứng với mức tăng là 1.096.000 nghìn đồng so với quý I/2011. Tổng
chi phí trong quý I/2012 cũng tăng vọt, với mức tăng 777.925 nghìn đồng, tương ứng
với tỉ lệ tăng là 69,58% so với quý I/2011. Tốc độ tăng của doanh thu cao hơn tốc độ
tăng của tổng chi phí nên lợi nhuận của công ty đạt được trong quý I/2012 tăng lên rất
cao, với mức tăng 318.075 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 224.11%. đây là
một dấu hiệu đáng mừng cho thấy công ty đang phát triển rất thuận lợi.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn trong quý I/2012 tăng 0,17 lần so với quý I/2011, tương
ứng với tỉ lệ tăng là 89,11%. Trong qúy I/2011 cứ 1 đồng vốn bỏ ra chỉ thu được 0,19
đồng lợi nhuận. Nhưng đến quý I/2012 thì cứ 1 đồng vốn bỏ ra thì thu được 0,36 đồng
lợi nhuận. Như vậy rõ ràng việc đầu tư vốn kinh doanh của công ty là tương đối có
hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí trong quý I/2012 tăng hơn so với quý I/2011
với tỉ lệ tăng 91.13% cũng là dấu hiệu tốt. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong quý
I/2012 tăng hơn so với quý I/2011 với tỉ lệ tăng là 73,34%. Đối với quý I/2011 thì
trong 1 đồng doanh thu có được chỉ tích lũy được 0,11 đồng lợi nhuận, nhưng đến quý
I/2008 thì tích lũy được 0,2 đồng lợi nhuận trong 1 đồng doanh thu thu được.
Tóm lại, các chỉ tiêu trong quý I/2012 đều tăng cao so với quý I/2011, đặc biệt là các
chỉ tiêu kết quả. Như vậy trải qua 1 năm hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng
phát triển, là tín hiệu khả quan cho sự mở rộng tiếp theo của một doanh nghiệp còn
non trẻ

8


Bảng 2.1. Kết Qủa và Hiệu Qủa Hoạt Động Kinh Doanh Qua 2 Quý
Chỉ tiêu


ĐVT

Qúy I/2011

Qúy I/2012

Chênh lệch


%

Kết quả:
1.Doanh thu

1000đ

1,260,000

2,356,000

1,096,000

86.98

2.Vốn kinh doanh

1000đ

750,000


1,285,419

535,419

71.39

3.Tổng chi phí

1000đ

1,118,075

1,896,000

777,925

69.58

4.Lợi nhuận trước 1000đ

141,925

460,000

318,075

224.11

thuế

Hiệu quả:
5.Tỷ suất LN/DT

Lần

0.11

0.20

0.08

73.34

6.Tỷ suất LN/Vốn

Lần

0.19

0.36

0.17

89.11

7.Tỷ suất LN/CP

Lần

0.13


0.24

0.12

91.13

Nguồn tin: Phòng Tài Chính- Kế Toán

2.5. Những thuận lợi và khó khăn của công ty hiện nay.
2.5.1. Thuận lợi
- Thuận lợi dễ thấy nhất chính là công ty đã có được một đội ngũ nhân viên
hầu hết là những con người trẻ, năng động, có tinh thần ham học hỏi, sáng tạo. Đây là
nguồn tài sản hết sức quý giá quyết định sự thành công của công ty.
- Việt Nhật đã có được mối quan hệ tốt và bền vững với các nhà sản xuất, các
nhà cung ứng có uy tín và các đối tác khác.
- Dân cư tập trung tại Thành Phố Hồ Chí Minh đông nhất cả nước, đời sống
ngày càng cao, nhu cầu sống ngày càng phát triển nên nhu cầu sinh hoạt hưởng thụ
cũng ngày càng lớn.

9


- Công ty đã tạo được nét khác biệt trong cung cách phục vụ khách hàng so với
đối thủ cạnh tranh. Đây là yếu tố quan trọng cho sự đứng vững của công ty trên thương
trường.
2.5.2. Khó khăn
- Công ty còn non trẻ, chưa thông thạo thị trường, phải liên tục tự điều chỉnh
để phù hợp với môi trường kinh doanh luôn biến động.
- Khả năng tài chính còn hạn chế, chưa tận dụng được các kênh vay vốn.

- Thương hiệu còn mới mẻ, chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến nên số
lượng khách hàng còn ít, từ đó làm ảnh hưởng đến doanh thu của công ty, không đạt
được mục tiêu như mong muốn.
- Nguồn cung còn bị động, có lúc không có hàng để bán cho khách yêu cầu.
- Tình hình nhân sự vừa thiếu vừa yếu, lại vừa biến động thường xuyên gây
khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty. Bộ phận NS- HC phải thường xuyên
làm công tác tuyển dụng, khiến cho cơ cấu tổ chức luôn mất sự ổn định.
- Chế độ lương bổng không đủ hấp dẫn, không thu hút được những nhân viên
giỏi. Và đây cũng là nguyên nhân chủ yếu nhất khiến cho nhiều người lao động phải ra
đi trong thời gian qua.

10


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của Quản trị ngồn nhân lực
3.1.1. Khái niệm
a) Khái niệm về nhân lực
Nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này bao gồm
cả thể lực và trí lực.
b) Khái niệm về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của một tổ chức là bao gồm tất cả những người lao động làm
việc trong tổ chức đó.
Hay nguồn nhân lực của một tổ chức được hình thành trên cở sở của các cá
nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định.
c) Khái niệm về Quản trị nguồn nhân lực
Ngày nay, vấn đề quản trị con người trong các tổ chức, doanh nghiệp không
còn đơn thuần chỉ là vấn đề quản trị hành chính nhân viên. Tầm quan trọng của việc

phối hợp các chính sách và thực tiễn quản trị nhân sự được nhấn mạnh. Nhiệm vụ
quản trị con người là nhiệm vụ của tất cả các quản trị gia, không còn đơn thuần của
trưởng phòng nhân sự hay tổ chức cán bộ như trước đây. Việc cần thiết phải đặt đúng
người cho đúng việc là phương tiện quan trọng nhằm phối hợp thực tiễn quản trị con
người với mục tiêu phát triển của tổ chức, doanh nghiệp. Thuật ngữ Quản trị nguồn
nhân lực được dần dần thay thế cho Quản trị nhân sự, với quan điểm chủ đạo là: con
người không còn đơn thuần chỉ là một yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh nữa
mà là một nguồn tài sản quý báu của tổ chức, doanh nghiệp.
Khái niệm Quản trị nguồn nhân lực có nhiều ý kiến phát biểu khác nhau, như
giáo sư người Mỹ Dinock: “Quản trị nhân sự bao gồm toàn bộ những biện pháp và thủ

11


tục áp dụng cho nhân viên của một tổ chức và giải quyết tất cả các trường hợp xảy ra
có liên quan đến một loại công việc nào đó”.
Còn giáo sư Flix Migro thì cho rằng: “Quản trị nhân sự là nghệ thuật chọn lựa
những nhân viên mới và sử dụng những nhân viên cũ sao cho năng suất và chất lượng
công việc của mỗi người đều đạt tới mức tối đa có thể được”.
“Quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức
năng, về thu hút, đào tạo-phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt
được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên”. (Trần Kim Dung).
Nói chung, chúng ta có thể hiểu Quản trị nguồn nhân lực là tất cả những hoạt
động của một tổ chức, doanh nghiệp nhằm thu hút, đào tạo, xây dựng, phát triển, sử
dụng, đánh giá, giữ gìn và bảo toàn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công
việc cả về số lượng lẫn chất lượng.
3.1.2. Vai trò
Quản trị nhân sự đóng vai trò to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Một
doanh nghiệp dù có nguồn tài chính dồi dào, nguồn tài nguyên vật chất phong phú, hệ
thống máy móc thiết bị hiện đại nhưng cũng sẽ trở nên vô ích nếu không hoặc quản trị

kém nguồn tài nguyên nhân sự. Chính cung cách quản trị tài nguyên nhân sự này tạo ra
bộ mặt văn hóa của tổ chức, tạo ra bầu không khí có sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau hay
lúc nào cũng căng thẳng bất ổn định.
3.1.3. Ý nghĩa
Nghiên cứu Quản trị nguồn nhân lực giúp cho nhà quản trị đạt được mục đích,
kết quả thông qua người khác. Một quản trị gia có thể lập kế hoạch hoàn chỉnh, xây
dựng sơ đồ tổ chức rõ ràng, có hệ thống kiểm tra hiện đại, chính xác, v.v…nhưng nhà
quản trị đó vẫn có thể thất bại nếu không biết tuyển đúng người cho đúng việc, hoặc
không biết cách khuyến khích động viên nhân viên làm việc. Để quản trị có hiệu quả,
nhà quản trị cần biết cách làm việc và hòa hợp với người khác, biết cách lôi kéo nguời
khác làm theo mình.
Nghiên cứu Quản trị nguồn nhân lực giúp cho các quản trị gia học được cách
giao dịch với nguời khác, biết tìm ra ngôn ngữ chung và biết cách nhạy cảm với nhu
cầu của nhân viên, biết cách đánh giá nhân viên chính xác, biết lôi kéo nhân viên say
mê với công việc, tránh được các sai lầm trong tuyển chọn, sử dụng nhân viên, biết
12


×