Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

ĐỀ CƯƠNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201 KB, 54 trang )

TCNH 1- K13

CHƯƠNG 1:

1. Trình bày các học thuyết phi Mácxít về nguồn gốc nhà nước?
+) Một số học thuyết phi mac xit về nguồn gốc nhà nước
Thuyết thần học: Cho rằng thượng đế là người sắp đặt trật tự xã hội. Mọi thứ trên
đời đều do thượng đế tạo ra. Nhà nước cũng là một sản phẩm của thượng đế tạo ra
nhằm duy trì ,đảm bảo trật tự chung
Thuyết gia trưởng : Cho rằng nhà nước xuất hiện là do sự phát triển của gia đình
và quyền gia trưởng thực chất nhà nước chính là mô hình của một gia tộc mở rộng
và quyền lực nhà nước chính là quyền gia trưởng được nâng cao lên
thuyết bạo lực: Cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc chiến tranh xâm
lược chiếm đất đai, là việc sử dụng bạo lực giữa thị tộc này và thị tộc khác. Kết
quả là khi ấy thị tộc chiến thắng sẽ đặt ra một cơ quan đặc biệt là nhà nước để nô
dịch kẻ chiến bại
- thuyết khế ước xã hội: cho rằng nhà nước ra đời từ một bản khế ước được kí kết
giữa con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Chủ quyền của
nhà nước thuộc về nhân dân. Trong trường hợp nhà nước không giữ được vai trò
của mình các quyền tự nhiên bị vi phạm thì bản khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân
dân có quyền lật đổ nhà nước ấy và kí kết một khế ước khác.
- Thuyết tâm lý: Cho rằng nhà nước xuất hiện là do nhu cầu tâm lí của con người
nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ
Câu 2: bày học thuyết Mác – Lê nin về nguồn gốc nhà nước?
Nhà nước là một phạm trù lịch sử,chỉ ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát
triển nhất định của xã hội và cũng sẽ mất đi với các cơ sở của nó. Nhà nước ra đời
từ các nguyên nhân sau :
+ Sự phát triển của xã hội nguyên thủy dẫn đến dư thừa của cải xã hội => những
người đứng đầu bộ tộc nảy sinh khất vọng chiếm đoạt => xuất hiện chế độ tư hiệu
về tư liệu sản xuất và chế độ chiếm hữu nô lệ



TCNH 1- K13

+ cuộc chiến tranh giữa các thị tộc, bộ lạc sử dụng quyền lực,chiếm đoạt của cải
của nhân dân đã thúc đẩy sự phân hóa giai cấp trong xã hội => làm sự đối kháng
giai cấp ngày càng trở nên gay gắt
+ cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc càng làm tăng thêm quyền lực cho thủ lĩnh quân
sự=> tăng thêm mâu thuẫn xã hội
+ các tổ chức lãnh đạo thị tộc,bộ lạc dần dần thoát ly khỏi nhân dân từ chỗ là công
cụ của nhân dân => lực lượng đối lập với nhân dân

3. Thế nào là hình thức chính thể? Liên hệ hình thức chính thể của các nhà
nước trên thế giới?
Hình thức chính thể là cách thức và trình tự lập ra một cơ quan quyền lực nhà nước
tối cao của một quốc gia. Có hai loại là: hình thức quân chủ và chính thể cộng hòa
Trong đó:
Hình thức quân chủ gồm: quân chủ chuyên chế và quân chủ lập hiến
Chính thể cộng hòa gồm: cộng hòa quý tộc và cộng hòa dân chủ
4. Khái niệm hình thức nhà nước? Liên hệ với hình thức nhà nước của nước
CHXHCN Việt Nam?
+ Định nghĩa: hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và
phương thức thực hiện các quyền lực đó
+ Hình thức nhà nước là khái niệm cấu thành bởi 3 yếu tố: chính thể, cấu trúc nhà
nước, chế độ chính trị

*Liên hệ hình thức nhà nước VN hiện nay:
-Về mặt chính thể là nhà nước chính thể cộng hòa dân chủ với đặc trưng cơ bản là
nhân dân. Có cấu trúc nhà nước đơn nhất và trong chế độ chính trị thì nhà nước
luôn sử dụng phương pháp dân chủ thể thực hiện quyền lực nhà nước.
5. Phân tích các đặc trưng của nhà nước? Lấy ví dụ minh họa



TCNH 1- K13

Nhà nước có 5 đặc trưng cơ bản:
1,Nhà nước phân chia và quản lý dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ. Nhà
nước thiết lập quyền lực trên các đơn vị hành chính lãnh thổi, quản lý cư dân theo
đơn vị hành chính lãnh thổ mà không phụ thuộc vào huyết thống, giới tính, tôn
giáo. v. v
2. Nhà nước thiết lập quyền lực công để quản lý xã hội và nắm quyền thống trị
thông qua việc thành lập bộ máy chuyên là nhiệm vụ quản lý nhà nước và bộ máy
chuyên thực hiện cưỡng chế (quân đội, nhà tù, cản sát. v. v ) để duy trì địa vị của
giai cấp thống trị. Còn các tổ chức khác trong xã hội không có quỳen lực này như
tổ chức nghiệp đoàn, công đoàn, phụ nữ, đoàn thanh niên, Mặt trận Tổ Quốc. v. v
3. Nhà nước có chủ quyền quốc gia Chủ quyền quốc gia thể hiện ở quyền tối cao
của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình. - Nhà nước tự quyết định về chính
sách đối nội và đối ngoại, không phụ thuộc vào lực lượng bên ngoài
4. Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện quản lý buộc các thành viên trong xã
hội phải tuân theo: - Nhà nước ban hành pháp luật và bảo đảm thực hiện bằng sức
mạnh cưỡng chế. - Thông qua pháp luật, ý chí của nhà nước trở thành ý chí của
toàn xã hội, buộc mọi cơ quan, tổ chức, phải tuân theo. - Trong xã hội, chỉ có Nhà
nước mới có quyền ban hành luật và áp dụng pháp luật.
5. Nhà nước quy định và thực hiện thu thuế dưới hình thức bắt buộc - Để duy trì
bộ máy nhà nước. - Bảo đảm cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh,
quốc phòng, - Giải quyết các công việc chung của xã hội Qua năm đặc trương trên
nhằm phân biệt nhà nước với các tổ chức chính trị, chính trị xã hội khác (Đảng
phái chính trị, Đoàn thanh niên, hiệp hội. v. v ), đồng thời cũng là để phân biệt với
các tổ chức thị tộc (trong xã hội công xã nguyên thuỷ). Qua đó cho thấy vai trò to
lớn của Nhà nước trong hệ thống chính trị mà các tổ chức khác không có.


6. Khái niệm nhà nước? Bản chất của NN?
*Nhà nước là 1 tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị , có bộ máy
chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý nhằm


TCNH 1- K13

duy trì trật tự XH , bảo vệ địa vị và lợi íchcủa giai cấp thống trị trong
XH có giai cấp
*Bản chất của nhà nước là những yếu tố tất nhiên bên trong của NN, Nó
quy định sự vận động và phát triển của NN. Biểu hiện ở 2 t/c cơ bản :
Tính giai cấp và Tính xã hội
- Tính giai cấp của NN :
+ NN chỉ xuất hiện và tồn tại trong xh có giai cấp Và luôn mang bản
chất g/c sâu sắc
+ NN là bộ máy trấn áp đặc biệt của g/c này đối vs g/c khác. Là bộ
máy dùg để duy trì sự thống trị g/c
+ G/c thống trị thông qua NN để xd hệ tư tưởng của g/c mình
thành tư tưởng thống trị trong XH, bắt g/c khác phải phụ thuộc mình về
tư tưởng.
-

Tính Xã Hội :
+ NN là1 tổ chức quyền lực công , là phương thức đảm bảo
lợi ích của toàn xh.

+ NN là bộ máy trấn áp đặc biệt của g/c này đối vs g/c khác. Là
bộ máy dùg để duy trì sự thống trị g/c
+ G/c thống trị thông qua NN để xd hệ tư tưởng của g/c mình
thành tư tưởng thống trị trong XH, bắt g/c khác phải phụ thuộc mình về

tư tưởng.
-

Tính Xã Hội :
+ NN là1 tổ chức quyền lực công , là phương thức đảm bảo lợi
ích của toàn xh
+ NN đứng ra giải quyết những vấn đề khác nảy sinh từ trong
đời Sống xh.


TCNH 1- K13

7.Trình bày các yếu tố cấu thành hình thức NN?

-

* Hình thức NN là 1 k/n chung được hình từ 3 yếu tố :
- Hình thức chính thể : Là cách tổ chức và trình tự lập ra các cơ
quan quyền lực tối cao của NN và xác lập các MQH cơ bản của
các cơ quan đó. Hình thức chính có 2 dạng cơ bản:
+ Chính thể quân chủ ( Vd : NN p/k Vnam)
. Chính thể quân chủ tuyệt đối(Vua, hoàng đế)
. Chính thể quân chủ hạn chế (Nghị viện ở Anh, Pháp ...)
+ Chính thể cộng hòa ( Nghị viện NN CH tư sản)
. Cộng hòa dân chủ
. Cộng hòa quý tộc
-Hình thức cấu trúc NN : Là sự cấu tạo NN thành các đơn vị
hành chính lãnh thổ và xác lập những MQH qua lạ igiữa các cơ
quan nhà nước, giữa trung ương vs địa phương.
+ NN đơn nhất (VN , TQ , LÀO)

+ NN liên bang ( Mỹ , Ấnđộ..)
+ NN liên minh ( Hợp chủng quốc Hoa Kỳ trước 1987)
Chế độ chính trị : Là tổng thể các phương pháp,thủ đoạn mà các
cơ quan NN sử dụng để thực hiện quyền lực NN.(vd : đàn áp ,
cưỡng chế...)

8. Khái niệm, phân tích chức năng của NN?
* Khái niệm : Nhà nước là 1 tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị ,
có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản
lý nhằm duy trì trật tự XH , bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị
trong XH có giai cấp
* Chức năng của NN : Là những phương tiện, những mặt hoạt động chủ
yếu của NN để thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước NN. Gồm 2 chức
năng :


TCNH 1- K13

+ Chức năng đối nội (VD : đảm bảo trật tự xh, bảo Vệ chế độ kinh
tế..)
+ Chức năng đố ingoại ( vd: phòng thủ đất nước , chống xâm lược
từ bên ngoài...)

9. KháiniệmkiểuNN?CáckiểuNN đãcó trong lịchsử ?
*Khái niệm : Kiểu NN là tổng thể những đặc điểm cơ bản của nhà nước
thể hiện bản chất g/c , vai trò xh, những điều kiện phát sinh , tồn tại và
phát triển của NN trong 1 hình thái kinh tế xh có g/c nhất định.
*Các kiểu NN trong lịch sử :



Kiểu NN bóc lột :

- NN chủ nô
- NN phong kiến
- NN tư sản


Kiểu NN xã hội chủ nghĩa

CHƯƠNG 2:


TCNH 1- K13

Câu1: Khái niệm pháp luật? phân tích bản chất của pháp luật
-Khái niệm: Pháp luật là những quy tắc sử sự chung do nhà nước ban hành và đảm
bảo thực hiện bằng ý chí giai cấp thống trị trong xã hội , là nhân tố điều chỉnh các
quan hệ xã hội.
*Bản chất của pháp luật là: là những thuộc tính tất nhiên tương tối ổn định bên
trong của pháp luật, nó quy định sự vận động và tồn tại của pháp luật (2 bản chất)
- Bản chất giai cấp:(vì nhà nước và pháp luật chỉ tồn tại khi xã hội có giai cấp)
+ Phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp trong xã hội.
+ Pháp luật là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội vì lợi ích của giai cấp thống
trị.
- Bản chất xã hội(pháp luật do nhà nước-người đại diện cho xã hội ban hành nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội vì lợi ích chung của một cộng đồng ở mức nhất định)
+ Là công cụ để điều chỉnh các quá trình xã hội
+ Ghi nhận những cách sử sự hợp lý được số đông chấp nhận.
Câu 2: Khái niệm pháp luật? Phân tích vai trò của pháp luật?
-Khái niệm: Pháp luật là những quy tắc sử sự chung do nhà nước ban hành và đảm

bảo thực hiện bằng ý chí giai cấp thống trị trong xã hội , là nhân tố điều chỉnh các
quan hệ xã hội.
*Vai trò của pháp luật là những mối quan hệ, ý nghĩa của pháp luật trên thực tế(4
vai trò)
- Pháp luật là cơ sở thiết lập, củng cố, tăng cường quyền lực nhà nước


TCNH 1- K13

- Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội, kinh tế.
- Pháp luật góp phần tạo dựng những mối quan hệ mới.
- Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quna hệ bang giao
giữa các quốc gia.
Câu 3: Khái Niệm pháp luật? Phân tích tính đặc trưng của pháp luật?
-Khái niệm: Pháp luật là những quy tắc sử sự chung do nhà nước ban hành và đảm
bảo thực hiện bằng ý chí giai cấp thống trị trong xã hội , là nhân tố điều chỉnh các
quan hệ xã hội.
* Có 4 đặc trưng: đều có ý nghĩa quan trọng và nằm trong mối quan hệ bản chất
với nhau.
- Tính quyền lực: Pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, nó sẽ có
sức mạnh quyền lực nhà nước và có thể tác động đến tất cả mọi người.
- Tính quy phạm: Pháp luật là hệ thống các quy tắc sử sự, là những khuôn mẫu,
mực thước xác định cụ thể không trừu tượng, chung chung, mọi người được làm
tất cả mọi việc trừ những việc pháp luật nghiêm cấm, mọi người bình đẳng trước
pháp luật.
- Tính ý chí: Pháp luật bao giờ cũng là hiện tượng ý chí, không phải là kết quả của
sự tự pháp hay cảm tính, là ý chí của gia cấp cầm quyền.
- Tính xã hội: Là 1 đặc trưng cơ bản không thể coi nhẹ. Muốn pháp luật có hiệu
lực thì nó phải phù hợp với những điều kiện cụ thể.
Câu 4: Khái niệm pháp luật? Phân tích chức năng của pháp luật?



TCNH 1- K13

-Khái niệm: Pháp luật là những quy tắc sử sự chung do nhà nước ban hành và đảm
bảo thực hiện bằng ý chí giai cấp thống trị trong xã hội , là nhân tố điều chỉnh các
quan hệ xã hội.
- Chức năng của pháp luật là những tác động chủ yếu của nó tới xã hội nhằm phục
vụ lợi ích cho giai cấp thống trị( 2 chức năng)
*Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội:
+ Xác lập ổn định trật tự hóa các quan hệ xã hội theo đường lối nhà nước.
+ Quy định quy chế pháp lý của các chủ thể pháp luật.
+ Chức năng điều chỉnh được thực hiện thông qua những hình thức điều được
phép.
*Chức năng giáo dục:
+ Tác động trực tiếp thông qua các quy phạm xã hội.
+ Tác động gián tiếp thông qua các quan hệ pháp luật, các phiên tòa xét xử. . .
Câu 5: Khái niệm kiểu pháp luật? Trình bày hiểu biết về các kiểu pháp luật
trong lịch sử?
-Khái niệm: Kiểu pháp luật là tổng thể những dấu hiệu, đặc điểm cơ bản pháp luật,
thể hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội và những điều kiện tồn tại và phát triển
của pháp luật tương ứng trong 1 hình thái kinh tế xã hội nhất định.
*Hiểu biết:
-Pháp luật chủ nô:


TCNH 1- K13
+
+
+

+
+
+

Công khai bảo vệ củng cố quyền tư hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất
và nô lệ.
Hợp pháp hóa sự đàn áp công khai của chủ nô với nô lệ
Quy định tính trạng bất ổn trong xã hội
Quy định sự thống trị tuyệt đối của người gia trưởng
Quy định hình phạt tàn bạo, dã man
Tập quán pháp, tiền lệ cho pháp là chủ yếu, ít văn bản quy phạm pháp luật

- Pháp luật phong kiến:
+
+
+
+
+

Bảo vệ chế độ tư hữu của giai cấp địa chủ phong kiến
Hợp pháp hóa bạo lực và sự chuên quyền của giai cấp phong kiến
Quy định hình phạt dã man, tàn bạo
Chịu ảnh hưởng lớn của tôn giáo và đạo đức phong kiến
Tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật

- Pháp luật tư sản:

+
+


Bảo vệ chế độ tư hữu tư sản và bóc lột lao động làm thuê
Bảo vệ sự thống trị về chính trị, tư tưởng giai cấp tư sản
Thừa nhận quyền tư hữu của tất cả mọi người, quyền chính trị của công

+

dân. . .
Văn bản pháp luật tư sản pháp triển cả về nội dung lẫn kỹ thuật lập thuật,

+

phạm vi điều chỉnh rộng.
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa:
+

+
+
+
+
+

Mang tính nhân văn sâu sắc
Phạm vi điều chỉnh rộng
Tính cưỡng chế trên cơ sở phục vụ cả cộng đồng
Quan hệ mật thiết với các quy phạm xã hội, đạo đức
Sử dụng văn bản quy phạm pháp luật là chủ yếu

Câu 6: Khái niệm quy phạm pháp luật? Phân tích đặc điểm các quy phạm
pháp luật?



TCNH 1- K13

-Khái niệm: Quy phạm Pháp luật là những quy tắc sử sự mang tính bắt buộc
chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của nhà nước, được nhà
nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, thực hiện những
nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước.
-Đặc điểm:
+
+
+
+
+

Là những quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc
chỉ do cơ quan nhà nước ban hành hoặc thừa nhận
thể hiện ý chí của nhà nước
được xác định chặt chẽ về nội dung và hình thức
được đảm bảo thực hiện bằng tất cả sức mạnh của nhà nước, đặc biệt là sức
mạnh cưỡng chế.

Câu 7: Khái niệm quy phạm pháp luật? Trình bày về cơ cấu quy phạm pháp
luật?(hay thi)
-Khái niệm: Quy phạm Pháp luật là những quy tắc sử sự mang tính bắt buộc
chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của nhà nước, được nhà
nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, thực hiện những
nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước.
-Khái niệm: Cơ cấu quy phạm pháp luật là những bộ phận hợp pháp của quy
phạm pháp luật. Gồm 3 phần: Giả định-Quy định- Chế tài.
*Giả định: là phần nêu lên những điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc

sống mà con người gặp phải cần phải sử xự theo quy định của pháp luật(Giả định
tương đối, xác định, phức tạp, đơn giản)
*Quy định: là phần chỉ ra trong điều kiện, hoàn cảnh đó, người ta cần phải làm j?
Được làm j? ko được làm j?(Quy định xác thực, tùy chỉnh, đơn giản, chi tiết)


TCNH 1- K13

*Chế tài: Là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu những biện pháp tác động mà
được nhà nước dự kiến sẽ áp dụng với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng quy định đã nêu trong phần quy định( chế tài hành chính, kỷ luật)
Câu 8: Khái niệm về quan hệ pháp luật? Phân tích đặc điểm của quan hệ
pháp luật?
-Khái niệm: Quan hệ Pháp luật là những quan hê nảy sinh trong xã hội được các
quy phạm pháp luật điều chỉnh làm cho các bên tham gia quan hệ pháp luật có
quyền và nghĩa vụ pháp lý.
*Đặc điểm:
-Mang tính ý chí:
+ Quan hệ pháp luật phát sinh điều chỉnh trên cơ sở có quy phạm pháp luật điều
chỉnh mà nội dung của quy phạm pl, thể hiện ý chí của nhà nước.
+ Quan hệ pl nảy sinh, thay đổi, chấm dứt do ý chí các bên tham gia quan hệ
- Quan hệ pháp luật xuất hiện trên cơ sở quy phạm pháp luật:(Không có quy phạm
pl thì không có quan hệ pl, quan hệ pl là phương tiện để thực hiện quy phạm pl,
không thông qua các quan hệ pl, quy phạm pl ko thực hiện đc)
- Quan hệ pl là quan hệ mà các bên tham gia quan hệ đó mang quyền và nghĩa vụ
pháp lý -> Quan hệ tương hỗ
- Việc thực hiện quan hệ pl được đảm bảo bằng cưỡng chế của nhà nước
- Quan hệ pháp luật là loại quan hệ tư tưởng, quan hệ thược kiến trúc thượng tầng.
Câu 9: Khái niêm quan hệ pháp luật? Phân tích thành phần của quan hệ
pháp luật?(hay thi)



TCNH 1- K13

-Khái niệm: Quan hệ Pháp luật là những quan hê nảy sinh trong xã hội được các
quy phạm pháp luật điều chỉnh làm cho các bên tham gia quan hệ pháp luật có
quyền và nghĩa vụ pháp lý.
-Thành phần: Chủ thể, nội dung, khánh thể
a) Chủ thể: là cá nhân hay tổ chức có năng lực chủ thể tham gia quan hệ pl, có
quyền và nghĩa vụ pháp lý trên cơ sở ghi nhận của quy phạm pháp luật
+ Năng lực pháp luật: là khả năng chủ thể có quyền chủ thể và mang nghĩa vụ
pháp lý mà nhà nước thừa nhận. VD: khi ngta chết đi -> tuyên bố chết.
+Năng lực hành vi: là khả năng của chủ thể bằng các hành vi của mình thực hiện
các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý, tham gia các quan hệ pl. VD: đủ 14t
nhưng chưa đủ 16t thì chịu trách nhiệm tội phạm nghiệm trọng, trên 16t thì cực kỳ
nghiêm trọng
b) khách thể: là cái mà các chủ thể của quan hệ trong đó hướng tới để tác động lợi
ích vật chất và tinh thần
c) Nội dung: Là quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong quan hệ pl, chúng là 2 mặt
thống nhất, phản ánh mối quan hệ của những người tham gia.
+ Quyền: Khả năng xử sự của những người tham gia quan hệ được quy phạm pl
quy định và bảo vệ bằng cưỡng chế nhà nước.
- Là khả năng được hành động trong khuôn khổ do quy phạm pl quy định trước.
- Là khả năng yêu cầu bên tham gia quan hệ pl thực hiện nghĩa vụ của họ.
- Là khả năng yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp
cưỡng chế cần thiết đối với bên kia để họ thực hiện nghĩa vụ trong thẩm quyền của
mình bị chủ thể bên kia vi phạm


TCNH 1- K13


+ Nghĩa vụ: Là cách sử sự bắt buộc được quy phạm pl xác định trước mà 1 bên
chủ thể bắt buộc phải tiến hành nhằm đáp ứng quyền của chủ thể bên kia:
- Là sự bắt buộc phải có những sử sự nhất định do quy phạm pháp luật quy định.

Câu 10: Khái niệm sự kiện pháp lý? Phân loại sự kiện pháp lý?
Khái niệm: Sự kiện pháp lý là những sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi
của chúng được Pháp luật gắn với việc hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ
Pháp luật.
Phân loại sự kiện pháp lý:
- Căn cứ vào hậu quả của sự kiện pháp lý: sự kiện pháp lý làm phát sinh, sự kiện
pháp lý làm thay đổi và sự kiện pháp lý làm chấm dứt các quan hệ pháp luật.
- Căn cứ vào số lượng, hoàn cảnh làm nảy sinh hậu quả pháp lý: sự kiện pháp lý
đơn giản và sự kiện pháp lý phức tạp.
- Căn cứ vào tiêu chuẩn ý chí:
+ Sự biến là những hiện tượng của đời sống khách quan không phụ thuộc vào ý chí
con người.
+ Hành vi là những sự kiện xảy ra theo ý chí của con người biểu hiện dưới dạng
hành động hoặc không hành động.
Câu 11: Khái niệm thực hiện pháp luật? Trình bày các hình thức thực hiện
pháp luật?
Khái niệm: Thực hiện pháp luật là 1 quá trình hoạt động có mục đích, làm cho
những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế
hợp pháp của các chủ thể pháp luật.
Các hình thức:
- Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp
luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm.


TCNH 1- K13


VD: + Không hút thuốc lá nơi công cộng.
+ Không buôn bán ma túy.
- Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp
luật thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực.
VD : + Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
+ Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
- Sự dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật
thực hiện quyền làm chủ của mình.
VD : Công dân có quyền khiếu nại và tố cáo.
- Áp dụng pháp luật la hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua
các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể
pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy
định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các
quan hệ cụ thể.
VD : UBND thực hiện việc đăng kí kết hôn cho công dân.
Câu 12 : Khái niệm áp dụng pháp luật ? Trình bày những trường hợp áp dụng
pháp luật ?
Khái niệm : Áp dụng pháp luật vừa là 1 hình thức thực hiện pháp luật vừa là 1 giai
đoạn đặc thù của sự thực hiện pháp luật.
Những trường hợp áp dụng pháp luật :
- Khi cần áp dụng những biện pháp do chế tài pháp luật quy định đối với những
chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật.
- Khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của các tổ chức, cá nhân không mặc nhiên phát
sinh, thay đổi, chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước.
- Khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lí giữa các bên tham gia
quan hệ pháp luật mà các bên đó không thể tự giải quyết được.


TCNH 1- K13


- Nhà nước thấy cần phải xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của 1 số sự việc, sự
kiện thực tế nào đó.
Câu 13: Khái niệm thực hiện pháp luật? Trình bày hình thức tuân thủ pháp luật
và hình thức thi hành pháp luật?
-Khái niệm thực hiện pháp luật: Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có
mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành
những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.
-Hình thức tuân thủ pháp luật: Tuân thủ pháp luật (xử sự thụ động) là một hình
thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể thực hiện pháp luật kiềm chế không
tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm. Những quy phạm pháp luật
cấm trong luật Hình sự, Luật hành chính được thực hiện dưới hình thức này.
-Hình thức thi hành pháp luật: Thi hành (chấp hành) pháp luật là một hình thức
thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của
mình bằng hoạt động tích cực. Những quy phạm pháp luật bắt buộc (những quy
phạm quy định nghĩa vụ phải thực hiện những hành vi tích cực nhất định) được
thực hiện ở hình thức này.
Câu 14: Khái niệm áp dụng pháp luật? Phân tích đặc điểm áp dụng pháp luật?
-Khái niệm áp dụng pháp luật: Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức
quyền lực nhà nước được thực hiện thông qua những cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, cá nhân, tổ chức xã hội khi được Nhà nước trao quyền nhằm cá biệt hóa
những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với cá nhân, tổ chức cụ
thể.
-Đặc điểm áp dụng pháp luật:
+Văn bản áp dụng pháp luật do những cơ quan Nhà nước (nhà chức trách, tổ chức)
có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng
chế Nhà nước.
+Văn bản áp dụng pháp luật có tính chất cá biệt. Văn bản này luôn tác động đến cá
nhân, tổ chức cụ thể trong những trường hợp cụ thể. Hay có thể nói, văn bản áp
dụng pháp luật là sự cá biệt hóa các quy phạm pháp luật vào một cá nhân, tổ chức

cụ thể trong những trường hợp nhất định.


TCNH 1- K13

+Văn bản áp dụng pháp luật phải hợp pháp và phù hợp với thực tế. Nó phải phù
hợp với luật và dựa trên những quy phạm pháp luật cụ thể. Nếu không phù hợp thì
những văn bản áp dụng pháp luật sẽ bị đình chỉ, hủy bỏ. Nếu không phù hợp với
thực tế thì nó sẽ khó thực hiện hoặc thực hiện được mà kém hiệu quả.
+Văn bản áp dụng pháp luật được thể hiện trong những hình thức pháp lý nhất định
như: quyết định, bản án,…
+Văn bản áp dụng pháp luật là một yếu tố của sự kiện pháp lý phức tạp. Thiếu nó,
nhiều quy phạm pháp luật cụ thể không thể thực hiện được. Nó luôn mang tính
chất bổ sung trong trường hợp khi có các yếu tố khác của sự kiện pháp lý phức tạp.
Văn bản áp dụng pháp luật củng cố các yếu tố này trong một cơ cấu pháp lý thống
nhất, cho chúng một độ tin cậy và đưa đến sự xuất hiện quyền chủ thể và nghĩa vụ
pháp lý được đảm bảo bằng Nhà nước.
Câu 15: Khái niệm vi phạm pháp luật? Phân tích các dấu hiệu của vi phạm
pháp luật?
-Khái niệm vi phạm pháp luật: Là một hiện tượng xã hội mang tính tiêu cực, luôn
gây hại cho Nhà nước, xã hội và công dân, do vậy chúng luôn bị Nhà nước, xã hội
và công dân lên án, đấu tranh đòi hỏi phải loại bỏ chúng ra khỏi đời sống xã hội.
-Dấu hiệu của vi phạm pháp luật:
+Là hành vi cụ thể
+Hành vi đó trái pháp luật, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và
bảo vệ.
+Có lỗi của chủ thể.
+Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật có năng lực trách nhiệm pháp lý.
Câu 16: Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật? Lấy VD minh họa
*Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên ngoài vi phạm

pháp luật. Yếu tố này bao gồm các dấu hiệu: hành vi trái pháp luật bằng hành động
như giết người, cướp của,… hàn h vi trái pháp luật không bằng hành động như
không nộp thuế, không cứu người gặp nạn, hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra


TCNH 1- K13

cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả mà nó gây
ra, thời gian, địa điểm, cách thức vi phạm…
*Khách thể của vi phạm pháp luật là các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại. VD: hành vi xâm phạm an ninh quốc
gia hoặc tính mạng con người nguy hiểm nhiều hơn hành vi gấy rối trật tự công
cộng.
*Mặt chủ quan của pháp luật
Dấu hiệu thể hiện trạng thái tâm lý của chủ thể, khía cạnh bên trong của vi phạm
pháp luật gồm
- Động cơ: là nhân tố thúc đẩy chủ thể thực hiện vi phạm pháp luật
- Mục đích: là cái mà chủ thể hướng tới khi thực hiện hành vi
- Lỗi: là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái
pháp luật của mình cũng như đối với hậu quả của hành vi đó.
+ Lỗi vô ý: do quá tự tin, lỗi vô ý do cẩu thả
VD: phát nhầm thuốc, bác sĩ mổ thiếu dụng cụ,…
+ Lỗi cố ý: Lỗi có ý trực tiếp chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho
xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng mong muốn điều đó điều đó xảy ra. Lỗi
gián tiếp chủ thể vi phạm vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do
hành vi của mình gây ra, tuy không mong muốn nhưng để mặc cho nó xảy ra.
*Chủ thể vi phạm pháp luật: là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp
lý.
Câu 17: Khái niệm vi phạm pháp luật? Phân tích mặt chủ quan của vi phạm
pháp luật

*Khái niệm VPPL: Là hành vi trái pháp luật xâm hại các quan hệ xã hội được pháp
luật bảo vệ do các chủ thể có năng lực hành vi thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý
gây hậu quả thiệt hại cho xã hội.
*Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật


TCNH 1- K13

Dấu hiệu thể hiện trạng thái tâm lý của chủ thể, khía cạnh bên trong của vi phạm
pháp luật gồm
- Động cơ: là nhân tố thúc đẩy chủ thể thực hiện vi phạm pháp luật
- Mục đích: là cái mà chủ thể hướng tới khi thực hiện hành vi
- Lỗi: là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái
pháp luật của mình cũng như đối với hậu quả của hành vi đó.
+ Lỗi vô ý: do quá tự tin, lỗi vô ý do cẩu thả
VD: phát nhầm thuốc, bác sĩ mổ thiếu dụng cụ,…
+ Lỗi cố ý: Lỗi có ý trực tiếp chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho
xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng mong muốn điều đó điều đó xảy ra. Lỗi
gián tiếp chủ thể vi phạm vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do
hành vi của mình gây ra, tuy không mong muốn nhưng để mặc cho nó xảy ra.
Câu 18: Khái niệm vi phạm pháp luật. Phân tích mặt khách quan của vi phạm
pháp luật?
*Khái niệm VPPL: Là hành vi trái pháp luật xâm hại các quan hệ xã hội được pháp
luật bảo vệ do các chủ thể có năng lực hành vi thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý
gây hậu quả thiệt hại cho xã hội.
*Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên ngoài vi phạm
pháp luật. Yếu tố này bao gồm các dấu hiệu: hành vi trái pháp luật bằng hành động
như giết người, cướp của,… hàn h vi trái pháp luật không bằng hành động như
không nộp thuế, không cứu người gặp nạn, hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra
cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả mà nó gây

ra, thời gian, địa điểm, cách thức vi phạm…
Câu 19: Khái niệm trách nhiệm pháp lý? Phân loại trách nhiệm pháp lý
*Khái niệm trách nhiệm pháp lý: Là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà
nước ( thông qua các cơ quan có thẩm quyền ) với chủ thể vi phạm pháp luật, trong
đó bên vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp
cưỡng chế nhà nước được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật.


TCNH 1- K13

*Phân loại:
- Trách nhiệm pháp lý hình sự
- Trách nhiệm pháp lý dân sự
- Trách nhiệm pháp lý kỉ luật
- Trách nhiệm pháp lý hành chính

CHƯƠNG 3:
Câu 1: khái niệm, đặc điểm của HTPL?
Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ thống nhất
với nhau được chua thành các ngành luật được thể hiện trong các văn bản do nhà
nước ban hành theo những trình tự, thủ tục hình thức nhất định.
Đặc điểm của hệ thống pháp luật:
Tính thống nhất và hài hòa: Các văn bản pháp luật phải đảm bảo:
Có tính khả thi.
Không mâu thuẫn với nhau mà tồn tại theo thứ bậc và phối hợp với nhau chặt chẽ.
Do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp và không được trái với quy
phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành.
Phân chia hệ thống pháp luật thành những bộ phận cấu thành.
Câu 2: Khái niệm ngành luật? Các căn cứ để phân chia ngành luật?
Khái niệm: Ngành luật là tổng thể những quy phạm pháp luật điểu chỉnh mỗi lĩnh

vực quan hệ xã hội có những đặc điểm chung nhất định, ví dụ luật kinh tế điều
chỉnh các quan hệ hệ xã hội trong hoạt động kinh tế, luật lao động điều chỉnh các
quan hệ xã hội trong lĩnh vực sử dụng lao đông. v. v. .


TCNH 1- K13

Muốn phân biệt ngành luật này với ngành luật khác thì dựa vào hai căn cứ chủ yếu
cơ bản sau: Đó là đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh.
– Đối tượng điều chỉnh: Đây là căn cứ chủ yếu để phân định hệ thống pháp luật
thành ác ngành luật khác nhau. Mỗi ngành luật chỉ điều chỉnh cấc quan hệ xã hội
thuộc một lĩnh vực của đời sống xã hội. Vậy, phạm vi các quan hệ xã hội thuộc
lĩnh vực được quy phạm pháp luật của một ngành luật điều chỉnh là đối tượng điều
chỉnh của ngành luật đó.
– Phương pháp điều chỉnh: Đó là những biện pháp, cách thức mà Nhà nước sử
dụng để tác động vào cách xử sự của các chủ thể tham gia vào các quan hệ xã hội.
Cách thức tác động ấy thể hiện chủ yếu ở cách thực hiện quyền và nghĩa vụ của các
chủ thể tham gia quan hệ.
Mỗi ngành luật khác nhau đối tượng điều chỉnh có các đặc điểm khác nhau và
phương pháp điều chỉnh của chúng cũng rất khác nhau. Như luật hành chính áp
dụng phương pháp quyền uy, mệnh lệnh, nhưng luật dân sự điều chỉnh các quan hệ
xã hội lại áp dụng phương pháp thoả thuận.
Với các căn cứ trên, việc phân định quy phạm pháp luật thuộc ngành luật này hay
ngành luật khác không phải là sự ngẫu nhiên, tuỳ tiện mà hoàn toàn có cơ sở khoa
học. Trong các căn cứ trên thì đối tượng điều chỉnh của ngành luật là căn cứ chủ
yếu có tính chất quyết định, còn phương pháp điều chỉnh là căn cứ có tính chất bổ
trợ do đặc điểm của đối tượng điều chỉnh quyết định.

Câu 3: Khái niệm hình thức pháp luật? Trình bày các hình thức pháp luật?
Hình thức pháp luật là hình thức biểu hiện ý chí của của giai cấp thống trị mà

thông qua đó ý thức trở thành pháp luật.
Nét cơ bản về hình thức Pháp luật:
Hình thức Pháp luật bao gồm hình thức bên trong (cấu trúc Pháp luật) và hình thức
bên ngoài (nguồn của Pháp luật).


TCNH 1- K13

a)Hình thức bên trong:
Hệ thống pháp luật ->ngành luật --> chế định pháp luật ->quy phạm pháp luật.
_Qui phạm Pháp luật: là qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, là cơ sở tế bào, là
đơn vị nhỏ nhất và là biểu hiện cụ thể của Pháp luật. Qui phạm là công cụ tác
động trực tiếp lên các quan hệ xã hội.
_Chế định Pháp luật: là hệ thống các qui phạm Pháp luật điều chỉnh một nhóm các
quan hệ xã hội cùng loại trong cùng một ngành luật.
VD: Chế định hợp đồng kinh tế nằm trong ngành luật kinh tế, điều chỉnh các quan
hệ ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế.
_Ngành luật: là hệ thống các qui phạm Pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực xã hội
cùng tính chất với nhau.
VD: Ngành luật hình sự: điều chỉnh những hành vi nguy hiểm cho XH bị coi là tội
phạm và pp điều chỉnh nó là trừng phạtVì vậy người ta gọi ngành luật là tội phạm
và hình phạt
_Hệ thống Pháp luật: là 1 chính thể thống nhất các bộ phận hợp thành mang những
đặc điểm nội dung trên cơ sở những nguyên tắc thống nhất của pháp luật 1 quốc
gia.
b)Hình thức bên ngoài:
_Tập quán pháp: là những tập quán lưu truyền trong xã hội phù hợp với lợi ích của
giai cấp thống trị, được Nhà nước thừa nhận, làm chúng trở thành những qui tắc xử
sự mang tính bắt buộc chung và được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng hình thức
cưỡng chế.

_Tiền lệ pháp: là các quy định, cách giải quyết các vụ việc của cơ quan hành chính
hoặc xét xử được Nhà nước thừa nhận là khuôn mẫu để giải quyết những vụ việc
tương tự.
_Văn bản qui phạm Pháp luật: Do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành,
trong đó chứa đựng những quy phạm pháp luật. Nó được coi là loại nguồn cơ bản
phổ biến và tiến bộ nhất hiện nay
--> Pháp luât VN nói riêng và pháp luật XHCN nói chung chỉ thừa nhận 1 loại
nguồn, đó là văn bản quy phạm pháp luật, trừ những trường hợp đặc biệt thì 2 loại
nguồn kia mới được chấp nhận.
*Hình thức pháp luật Việt Nam ta hiện nay
- Hình thức bên trong:
PL nước ta hiện nay phân chia ra làm caá ngành luật: 11 ngành. Có chế định pháp
luật, ban hành PL. NNVN hiện nay rất quan tâm đến vấn đề xây dựng, sửa đổi,


TCNH 1- K13

ban hành PL
-Hình thức bên ngoài:
Chỉ thừa nhận và ban hành PL từ 1 nguồn duy nhất đó là văn bản quy phạm PL, ko
thừa nhận tập quán pháp và tiền lệ pháp.

Câu 4: Khái niệm quy phạm pháp luật? Phân tích đặc điểm của quy phạm pháp
luật?
Khái niện: văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự
chung, được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đặc Điểm:
– Phải do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành với những hình thức do pháp

luật quy định.
– Trình tự thủ tục ban hành văn bản được quy định chặt chẽ trong luâtn ban hành
văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
– Nội dung của văn bản có chứa đựng các quy tắc xử sự chung. Quy tắc xử sự
chung là những chuẩn mực mà mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân phải tuân theo khi
tham gia quan hệ xã hội. Được quy tắc đó điều chỉnh. Nó được áp dụng nhiều lần
đối với mọi đối tượng và có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc hoặc ở từng địa
phương.
– Nhà nước đảm bảo việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật bằng các biện
pháp thích hợp như: Tuyên truyền, giáo dục-thuyết phục, các biện pháp về tổ chức,
hành chính, kinh tế và trong trường hợp cần thiết là biện pháp cưỡng chế bắt buộc
thi hành.
Câu 5: Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật? Trình bày các nguyên tắc ban
hành văn bản quy phạm pháp luật?


TCNH 1- K13

Các nguyên tắc ban hành văn bản quy phạm pháp luật:
1. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm
pháp luật trong hệ thống pháp luật.
2. Tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản
quy phạm pháp luật.
3. Bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm
pháp luật trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà
nước; bảo đảm tính minh bạch trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
4. Bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật.
5. Không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên.


Câu 6: Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật? Các loại văn bản quy phạm
pháp luật?
Các loại văn bản quy phạm pháp luật:
1. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc
phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định
trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt
buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
2. Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành không đúng
thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.


TCNH 1- K13

Câu 7: Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật? Trình bày hiệu lực về thời gian
của văn bản qui phạm pháp luật?
văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban
hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được
Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Hiệu lực theo thời gian
- Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật bắt đầu có hiệu lực từ thời điểm thông qua
hoặc công bố nó;
- Thứ hai, thời điểm bắt đầu có hiệu lực được xác định là sau một khoảng thời gian
nhất định kể từ khi công bố văn bản;
- Thứ ba, văn bản quy phạm pháp luật bắt đầu có hiệu lực từ thời điểm được chỉ ra
trong bản thân văn bản hoặc bằng một đạo luật khác phê chuẩn văn bản ấy.
Câu 8: Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật? Trình bày hiệu lực về không

gian và đối tượng tác động của văn bản quy phạm pháp luật?
a,
b, Giới hạn tác động về không gian của văn bản quy phạm pháp luật được xác định
bằng lãnh thổ quốc gia hay địa phương hoặc một vùng nhất định.
Nhiều văn bản không chỉ ra hiệu lực theo không gian mà điều đó được mặc nhiên
xác định theo giới hạn thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản ấy.
Những văn bản chung nào chỉ có hiệu lực trong một vùng nhất định thì giới hạn
luôn chỉ rõ trong văn bản đó. Phần lớn các văn bản do các cơ quan quyền lực và
quản lý Nhà nước Trung ương có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Các văn
bản do Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ban hành có hiệu lực trên địa bàn
thuộc thẩm quyền của cơ quan ấy.
C, Hiệu lực theo không gian của văn bản quy phạm pháp luật gắn liền với tác động
của nó đối với nhóm người cụ thể.


×