Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn văn lớp 8 (có đáp án chi tiết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.71 KB, 26 trang )

“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 1 trang, gồm 3 câu)

ĐỀ SỐ: 01

ĐỀ BÀI
Câu 1. (4,0 điểm):
Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
'' Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim ''
(Từ ấy -Tố Hữu)
Câu 2. (4,0 điểm):
Trong truyện ngắn Lão Hạc, Nam Cao viết: “Chao ôi! Đối với những người ở
quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần
tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là
những người đáng thương; không bao giờ ta thương...”
Từ suy nghĩ của nhân vật “tôi”, viết một bài văn ngắn với nhan đề: Cuộc sống
và tình thương.
Câu 3. (12,0 điểm):
Về hồi ký Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, nhà văn Thạch Lam cho
rằng đó là “những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”.
Qua đoạn trích Trong lòng mẹ (SGK Ngữ văn 8- tập 1), hãy làm sáng tỏ nhận
xét trên.
---------------------- Hết ----------------------


1


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ: 01
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
I. Hướng dẫn chung:
- Giám khảo vận dụng hướng dẫn chấm chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc,
máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài kiểm tra kiến
thức cơ bản, cần trân trọng những bài làm thể hiện được tố chất của một học sinh
giỏi (kiến thức vững chắc, có năng lực cảm thụ văn học sâu sắc, tinh tế, kỹ năng làm
bài tốt, diễn đạt có cảm xúc, có giọng điệu riêng...) đặc biệt khuyến khích những bài
làm có sự sáng tạo, có phong cách.
- Giám khảo cần đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu
và cả bài, không đếm ý cho điểm nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai
phương diện: kiến thức và kỹ năng.
- Hướng dẫn chấm thi chỉ nêu ý chính và thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó,
giám khảo có thể thống nhất để định ra ý chi tiết và thang điểm cụ thể hơn.
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản,
hợp lý, có sức thuyết phục, giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để cho điểm một
cách chính xác, khoa học, khách quan, công bằng.
- Tổng điểm toàn bài là 20 điểm.
II. Hướng dẫn cụ thể:
Câu
Nội dung
Điểm
a- Chỉ ra được các phép tu từ có trong đoạn thơ: ẩn dụ và so sánh (nêu 1.0

đúng được 01 phép tu từ cho 0.5đ)
b- Nêu được tác dụng của các phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
3.0
- Hai câu đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ ''Bừng nắng hạ'' (sự
Câu 1 giác ngộ ở trong lòng), ''Mặt trời chân lí'' (lí tưởng cách mạng): Là 1.5
(4.0đ) những hình ảnh nghệ thuật đặc sắc diễn tả sự cao đẹp sáng ngời của lí
tưởng cách mạng. Đó là sự giác ngộ, sự nhận thức sâu sắc bằng lí trí
của người chiến sỹ cách mạng.
- Hai câu sau sử dụng nghệ thuật so sánh: ''Hồn tôi là một vườn hoa
lá'' -> hình ảnh so sánh độc đáo với từ so sánh ''là'' mang ý nghĩa khẳng
định, đem cái trừu tượng ''hồn tôi'' so sánh với hình ảnh cụ thể ''vườn
hoa lá'': tất cả toát lên niềm vui sướng tràn ngập của nhà thơ khi được 1.5
giác ngộ lý tưởng cách mạng.
Câu 2 1. Yêu cầu về kỹ năng trình bày:
(4.0đ) Đảm bảo một văn bản có cấu trúc rõ ràng, mạch lạc, hành văn trôi
chảy, ít sai các lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt …
0,5
2. Yêu cầu về kiến thức
- Giải thích nội dung lời nói:
Đây là lời triết lí lẫn cảm xúc trữ tình xót xa của Nam Cao. Ông
khẳng định một thái độ sống, một cách sống mang tinh thần nhân đạo:
cần phải quan sát, suy nghĩ đầy đủ về những con người sống quanh
mình, cần nhìn nhận họ bằng lòng lòng đồng cảm, bằng đôi mắt của
2


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

tình thương chứ không nhìn nhận, đánh giá một cách phiến diện, chủ
quan.

- Bàn luận:
+ Con người cần phải sống hòa đồng với mọi người xung quanh, gần
gũi để nhìn nhận được những nét đáng yêu, đáng quý ở họ, thông cảm
và chia sẻ những nỗi bất hạnh của họ.
+ Phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng vô cảm trước hoàn cảnh và nỗi
đau của người khác.
- Liên hệ, mở rộng:
Cần biết đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của những người xung quanh thì
mới có thể hiểu, cảm thông một cách đúng đắn.
*. Yêu cầu chung:
- Đúng kiểu bài nghị luận, tỏ rõ năng lực giải quyết vấn đề liên quan
Câu 3 đến nhận định văn học
(12đ) - Đảm bảo bố cục của một văn bản, lời văn rõ ràng, tránh những lỗi cơ
bản trong trình bày, diễn đạt.
*. Yêu cầu cụ thể:
a- Khái quát hoàn cảnh của bé Hồng từ đó xác định vấn đề nghị luận:
cảm xúc và suy nghĩ về tình yêu thương vô hạn của bé Hồng đối với
mẹ.
b- Giải thích nhận định của Thạch Lam:
+ Rung động cực điểm: Những tác động đến tình cảm làm nảy sinh cảm
xúc ở mức cao nhất.
+ Đó là trạng thái thổn thức xót xa đến tận cùng của một trái tim sớm
phải nếm vị đắng cuộc đời, thiếu vắng tình thương và luôn khát khao
tình yêu của mẹ. Là niềm hạnh phúc tột đỉnh khi được ở trong lòng mẹ
của bé Hồng.
Chính từ tình cảm ấy, người đọc nhận ra ý nghĩa thiêng liêng của tình
mẫu tử.
c- Phân tích đoạn trích để thấy rõ những rung động cực điểm của một
linh hồn trẻ dại:
*. Qua cuộc đối thoại với bà cô:

- Bà cô muốn gieo rắc vào tâm trí non nớt của bé Hồng những hoài
nghi để khinh miệt, ruồng rẫy mẹ, nhưng em đã sớm nhận ra những
rắp tâm tanh bẩn của bà cô và khẳng định: “đời nào lòng thương yêu
và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm
đến”. Chính cái “rắp tâm” đó đã giúp sợi dây mẫu tử càng thêm gắn
kết.
- Hứng chịu lời mỉa mai cay độc của bà cô, nỗi uất ức, buồn tủi, đau
đớn của bé Hồng bị đẩy lên tột đỉnh: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống
đất, lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”, và “nước mắt ròng
ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và cổ”, rồi
“cười dài trong tiếng khóc” để sau đó lại “nghẹn ứ khóc không ra
tiếng”. Cảm xúc đè nén đến tột độ, tưởng chừng nổ bung ra thể hiện
tình cảm chân thực không hề giấu giếm của em dành cho mẹ để lại
3

1,0

1,0
1,0
0,5
0,5

1,0
0,5
0,5

1,0

1,0



“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

niềm cảm thương trong lòng người đọc.
- Bé Hồng thương mẹ và căm phẫn những cổ tục đã đầy đoạ mẹ mình
“Giá những cổ tục… nát vụn mới thôi” - Hình ảnh so sánh và những
động từ mạnh “cắn, nhai, nghiến” đặc tả sự uất ức, sự phẫn nộ, căm
giận lên đến tột bậc của nhân vật về những định kiến hẹp hòi tàn nhẫn
của xã hội cũ đối với người phụ nữ là người mẹ mà bé Hồng hết mực
yêu thương đồng thời thể hiện quyết tâm bảo vệ mẹ.
*. Khi bé Hồng gặp mẹ
- Niềm khao khát cực điểm khi em nhìn thấy người trên xe giống mẹ
được so sánh như niềm khát khao của người bộ hành hết nước trên sa
mạc, em chạy theo gọi mẹ trong tâm trạng lo sợ đến tột cùng “Khác gì
cái ảo ảnh…giữa sa mạc” nhằm thể hiện niềm khắc khoải, mong mẹ
đến cháy ruột của bé.
- Chi tiết bé “thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi”, và khi trèo lên xe, chú
“ríu cả chân lại” thể hiện sự hồi hộp sung sướng và đau khổ toát lên từ
những cử chỉ cuống quýt ấy.
- Khi gặp mẹ, trong niềm hạnh phúc tột đỉnh chú lại “oà lên khóc và cứ
thế nức nở” để thể hiện bao nhiêu đau khổ dồn nén không được giải tỏa
suốt thời gian xa mẹ bỗng vỡ oà trong sự mãn nguyện, tủi thân.
- Trong ánh mắt đầy yêu thương của bé Hồng, mẹ hiện ra với xiết bao
thân yêu, tươi đẹp với “đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu
hồng của hai gò má”…
- Cảm giác sung sướng tột cùng khi được ngồi trong lòng mẹ thể hiện
bằng những cảm hứng đặc biệt mê say, những rung động tinh tế. Em
cảm thấy ngây ngất “ Tôi ngồi trên đệm xe…khắp da thịt” cảm nhận
thấm thía hơi mẹ vô cùng thân thiết “Hơi quần áo… thơm phức lạ
thường”; Dường như mọi giác quan của chú bé như thức dậy và mở ra

để cảm nhận tận cùng những cảm giác rạo rực, êm dịu khi ở trong lòng
mẹ “Phải bé lại… êm dịu vô cùng”.
- Tình mẫu tử tuyệt vời và bất diệt đã giúp bé thoát khỏi đám bùn lầy
đau khổ và làm tan biến đi tất cả những ý nghĩ cay độc mà bà cô đã
gieo rắc vào đầu cậu bé.
d- Đánh giá, nâng cao
- Đánh giá thành công về mặt nghệ thuật của văn bản:
+ Nghệ thuật miêu tả ngoại hình để bộc lộ tính cách và nội tâm nhân
vật.
+ Thể loại hồi kí có đan xen giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm (kể
chuyện với giọng văn thấm đẫm chất trữ tình) giúp diễn tả đầy đủ, sâu
sắc chủ đề văn bản.
- Không những chứa đựng một tình cảm nhân đạo sâu sắc mà còn là
một triết lí về giá trị tình cảm gia đình, về tình mẫu tử có một sức toả
sáng kỳ diệu.
---------------------- Hết ----------------------

4

1,0

1,0
1,0
1,0
0,5

1,0
0,5
0,5
0,5

0,5


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 1 trang, gồm 3 câu)

ĐỀ SỐ: 02

ĐỀ BÀI
Câu 1. (4.0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong khổ thơ sau
(không cần viết thành bài phân tích):
'' Con ong làm mật, yêu hoa
Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời
Con người muốn sống, con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em."
.........
(Tiếng ru - Tố Hữu)
Câu 2. (6.0 điểm):
Từ nội dung ý nghĩa lời dạy "Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là điều
phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ" (Trích: Bài nói
chuyện tại buổi lễ khai mạc trường Đại học Nhân dân ngày 19/01/1955) của Bác Hồ,
hãy viết một văn bản (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về lời dạy của
Bác.
Câu 3. (10.0 điểm):
Nhận xét về hai bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ) và “Khi con tu hú” (Tố Hữu), có
ý kiến cho rằng:

“Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng
của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài lại
khác nhau”.
Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
---------------------- Hết ----------------------

5


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ: 02
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
.
Câu
Nội dung kiến thức cần đạt
Điểm
1. Biện pháp tu từ Liệt kê:
0.25
+ "Con ong, con cá, con chim, con người".
0.25
+ "Làm mật, bơi, ca, sống".
0.25
+ "Yêu hoa, yêu nước, yêu trời, yêu đồng chí, yêu người anh em".
0,25
=> Tác dụng: Kể ra nhiều sự vật, sự việc để tăng sức thuyết phục
trong lập luận.
0.5

2. Biện pháp tu từ Nhân hóa:
0.25
1
+ "Con ong yêu hoa"
0.25
(4.0đ) + "Con cá yêu nước"
0.25
+ "Con chim yêu trời"
0,25
=> Tác dụng: Làm cho ý thơ sinh động, sự vật trở nên gần gũi với
con người.
0.5
3. Biện pháp tu từ Điệp từ:
0.25
+ "Yêu".
0.25
=> Tác dụng: Khắc họa ý thơ, tăng sức thuyết phục.
0.5
2
- Yêu cầu về hình thức: Nắm vững phương pháp làm kiều
(6.0đ bài nghị luận. Dùng lí lẽ dẫn chứng, giảng giải phân tích xác định
)
bài học đúng đắn, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, ít sai lỗi chính tả.
0.5
- Yêu cầu về nội dung:
1. Mở bài.
0.5
Giới thiệu lời dạy của Bác.
2. Thân bài.
4.5

* Giải thích câu nói
- Điều phải là gì? Điều phải là những điều đúng, điều tốt, đúng 2.5
với lẽ phải, đúng với quy luật, tốt với xã hội với mọi người, với tổ
quốc, dân tộc. (Lấy dẫn chứng...)
- Điều phải nhỏ là gì?
0.5
- Điều trái là gì? Điều trái nhỏ là gì?
0.5
=> Lời dạy của Bác Hồ: + Đối với điều phải, dù nhỏ, chúng ta 0.5
phải cố sức làm cho kì được, tuyệt đối không được có thái độ coi
thường những điều nhỏ.
+ Đối với điều trái, dù nhỏ cũng phải hết sức tránh tức là 0.5
đừng làm và tuyệt đối không được làm.
* Phân tích chứng minh vấn đề
0.5
+ Vì sao điều phải chúng ta phải cố làm cho kì được, dù là 1.0
nhỏ? Vì việc làm phản ánh đạo đức của con người. Nhiều việc nhỏ
hợp lại sẽ thành việc lớn.
+ Vì sao điều trái lại phải tránh. Vì tất cả đều có hại cho mình 0.5
6


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

và cho người khác. Làm điều trái, điều xấu sẽ trở thành thói quen.
- Bàn bạc mở rộng vấn đề
+ Tác dụng của lời dạy: nhận thức, soi đường.
+ Phê phán những việc làm vô ý thức, thiếu trách nhiệm.
3. Kết bài.
Khái quát lại vấn đề và rút ra bài học cho bản thân.

* Về hình thức.
- Kiểu bài: Nghị luận chứng minh.
- Vấn đề cần chứng minh: Sự giống và khác nhau về niềm khao khát
tự do trong “Nhớ rừng” (Thế Lữ) và “Khi con tu hú” (Tố Hữu ).
- Phạm vi dẫn chứng: Hai bài thư “Nhớ rừng”, “ Khi con tu hú”
* Về nội dung. Cần đảm bảo những ý sau:
I. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát bối cảnh Việt Nam trước CMT8: Dân tộc ta
chìm trong ách nô lệ của thực dân Pháp, nhiều thanh niên trí thức
có tâm huyết với non sông đất nước đều khao khát tự do.
- Bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ), “Khi con tu hú” (Tố Hữu) đều nói
lên điều đó.
- Trích ý kiến…
2. Thân bài: Lần lượt làm rõ 2 luận điểm sau:
Luận điểm 1: Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm
khao khát tự do cháy bỏng:
- Vì yêu nước nên mới thấy hết nỗi tủi cực của cuộc sống nô lệ
(Dẫn chứng: Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt…)
- Uất ức khi bị giam cầm (Dẫn chứng: Ngột làm sao, chết uất thôi)
Câu
- Không chấp nhận cuộc sống nô lệ, luôn hướng tới cuộc sống tự do:
3
+ Con hổ nhớ về cuộc sống tự do vùng vẫy ở núi rừng đại ngàn:
(10đ)
Những đêm trăng đẹp, những ngày mưa, những bình minh rộn rã
tưng bừng…Con hổ lúc mơ màng như một thi sĩ, lúc lại như một
bậc đế vương đầy quyền uy…( Dẫn chứng: …)
+ Người thanh niên yêu nước tuy thân bị tù đày nhưng tâm hồn vẫn
hướng ra ngoài song sắt để cảm nhận bức tranh mùa hè rữc rỡ sắc
màu, rộn rã âm thanh, đầy hương vị ngọt ngào. (Dẫn chứng: …)

Luận điểm 2: Thái độ đấu tranh cho tự do khác nhau:
- “Nhớ rừng” là tiếng nói của một tầng lớp thanh niên có tâm sự
yêu nước , đau đớn về thân phận nô lệ nhưng chưa tìm được con
đường giải thoát, đành buông xuôi, bất lực.
- Họ đã tuyệt vọng, đã hết ước mơ chiến thắng, đã thôi nghĩ đến
hành động…Đây là thái độ đấu tranh tiêu cực…(Dẫn chứng: …).
- Khi con tu hú là tiếng nói của một chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi,
đại diện cho những thanh niên đã đi theo con đường cứu nước mà
cách mạng chỉ ra, biết rõ con đường cứu nước là gian khổ nhưng
vẫn kiên quyết theo đuổi.
- Họ tin ở tương lai chiến thắng của cách mạng, đất nước sẽ độc
lập, dân tộc sẽ tự do. Họ không ngừng đấu tranh để giải phóng dân
7

0.5
1.0
0.5
0.5
0.5

0.5
1.0
0.5

0.25
0.25
7.5
3.75
1.0
0.75


1.0
1.0
3.75
1.0
0.75

1.0


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

tộc . Đây là thái độ đấu tranh rất tích cực.(Dẫn chứng: …).
3. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của hai bài thơ:
- Trân trọng nỗi niềm yêu nước sâu kín. Đó là nỗi đau nhức nhối vì
thân phận nô lệ, khơi dậy niềm khao khát tự do và nhớ tiếc thời
oanh liệt của dân tộc.
- Tiếng nói khao khát tự do, ý thức đấu tranh giành tự do mạnh mẽ
trong “Khi con tu hú” có tác dụng tích cực đối với thanh niên
đương thời.

1.0
1.0
0.5
0.5

* Lưu ý: - Hướng dẫn chấm câu 2, chỉ nêu nội dung cơ bản mang tính định hướng,
giám khảo cần linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm; phát hiện, trân trọng những
bài có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách trình bày khác nhau, kể cả
không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lý, có sức thuyết phục.

- Câu 3, HS có thể tách từng bài từng ý để làm rõ và có thể lồng ghép các ý
giữa các bài với nhau. Người chấm cần linh hoạt để chấm điểm cho học sinh.
---------------------- Hết ----------------------

8


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 1 trang, gồm 4 câu)

ĐỀ SỐ: 03

ĐỀ BÀI
Câu 1: (3.0 điểm)
a. Tìm các từ thuộc trường từ vựng phong cảnh đất nước trong đoạn thơ sau:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về .
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
b. Tìm và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong bài ca dao sau:

“ Con kiến mà leo cành đa,
Leo phải cành cụt leo ra leo vào.
Con kiến mà leo cành đào,
Leo phải cành cụt leo vào leo ra”.
Câu 2. (4điểm)
Trong bài thơ Một khúc ca xuân, nhà thơ Tố Hữu viết:
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.
Hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề mà Tố Hữu đặt ra trong câu thơ.
Câu 3: (5.0điểm)
Bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) và bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí
Minh được sáng tác trong những hoàn cảnh khác nhau, có nội dung cụ thể khác nhau
nhưng lại có những nét giống nhau. Hãy làm rõ điều đó.
Câu 4. (8.0điểm)
Suy nghĩ về tình người trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”của O-Hen-ri.
(Ngữ văn 8-Tập 1)
---------------------- Hết ----------------------

9


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ: 03
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
.
Câu
Nội dung – Thang điểm
a) Học sinh chỉ ra đúng, đủ các từ thuộc trường từ vựng phong cảnh đất

Câu 1 nước cho (0,75 điểm) nếu thiếu 01 từ trừ 0.25đ.
(3.0điểm)
Trời xanh, núi rừng, cánh đồng, dòng sông, ngả đường.
b)* Chỉ ra được biện pháp tu từ điệp ngữ. (0.25đ)
- Các từ “con kiến”, “cành đa”. “cành cụt”, “mà” được điệp lại 2 lần thì
từ “leo” được láy lại 7 lần. (0.5đ)
- Cụm từ “leo ra leo vào” được đảo lại thành “leo vào leo ra” gợi tả một
sự quẩn quanh, bò đi bò lại, bò ra bò vào, bò vào bò ra, không tìm được
lối thoát. (0.5đ)
* Tác dụng:
- Con kiến bé nhỏ biểu tượng cho những cuộc đời nhỏ bé, lam lũ trong
nhân dân ta ngày xưa, sống một cuộc đời chật hẹp, quẩn quanh không
lối thoát. (0.5đ)
- Các điệp ngữ tạo nên âm điệu triền miên và lặng lẽ, buồn. (0.5đ)
Câu 2 - Về hình thức : HS làm thành bài văn ngắn đảm bảo bố cục 3 phần
(4.0điểm) nêu suy nghĩ của mình về vấn đề mà Tố Hữu đặt ra trong câu thơ: Quan
niệm sống nhân văn, tiến bộ...( 1,0 điểm)
- Về nội dung : Phải đảm bảo được các ý sau :
+ Giải thích được :
* Quan niệm sống: sống là cho có nghĩa là phục vụ, là cống hiến, dâng
tặng..
( 0,5 điểm)
* Đâu chỉ nhận riêng mình: không chỉ hưởng thụ mà cần biết thông
cảm, chia sẻ... (0,5 điểm)
- Bàn luận:
+ Mỗi con người sống trong cuộc đời không chỉ là hưởng thụ cuộc
sống mà còn phải biết phục vụ cho cuộc sống. ..( 0,5 điểm)
+ Câu thơ nêu lên một lẽ sống, một quan niệm sống tốt đẹp. Đó là:
mỗi cá nhân đều phải có trách nhiệm với cuộc đời chung, phải cống hiến
cho cộng đồng, cho xã hội, cho những người xung quanh mình. (dẫn

chứng) ..( 0,5 điểm)
+ Mỗi người sẽ sống trọn vẹn hơn khi biết chia sẻ, biết sống vì người
khác. Xã hộ sẽ tốt đẹp hơn khi mọi người đều hướng đến cái chung, cái
cao cả. (dẫn chứng) .. ( 0,5 điểm)
- Liên hệ cuộc sống hiện tại và trách nhiệm cá nhân. ..( 0,5 điểm)
Yêu cầu : Hành văn chặt chẽ, trôi chảy, mạch lạc, giàu màu sắc cá tính
10


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

(Trên đây là những gợi ý cơ bản, học sinh có thể có cách trình bày
khác, theo yêu cầu của đề. Giám khảo căn cứ gợi ý và bài làm cụ thể
của học sinh để cho điểm phù hợp)
Câu 3 a.Yêu cầu về kỹ năng : Đảm bảo một văn bản hoàn chỉnh, diễn đạt trôi
(5.0điểm) chảy trong sáng, ít sai chính tả, ngữ pháp.
b.Yêu cầu về kiến thức : Học sinh làm rõ các nội dung sau: (4.0đ)
* Nêu rõ hoàn cảnh sáng tác khác nhau của hai bài thơ : (0.5đ)
- Bài thơ Ngắm trăng(Vọng nguyệt )được viết khi người bị giam
trong nhà tù chính quyền Tưởng Giới Thạch (Trung Quốc ) năm 19421943. (0.25đ)
- Bài thơ Tức cảnh Pác Bó được sáng tác vào tháng 2 năm 1941, sau
những năm tháng bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác Hồ trở
về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Người
sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ tại hang Cốc Bó,
thuộc bản Pác Bó xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
(0.25đ)
* Khác nhau về đề tài của hai bài thơ: (0.5đ)
- Bài Ngắm trăng (Vọng nguyệt ) tái hiện hoàn cảnh ngắm trăng đặc
biệt của Bác: Ngắm trăng trong cảnh lao tù .Trong hoàn cảnh đó, tâm
hồn nghệ sỹ, tình yêu thiên nhiên của Bác được bộc lộ rõ nét hơn bao

giờ hết. Bác yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp đặc biệt là yêu trăng đến say
mê, bất chấp những gian khổ để giữ vẹn nguyên một tâm hồn lãng mạn,
phong thái ung dung, tự tại. (0.25đ)
- Bài Tức cảnh Pác Bó : Bài thơ tái hiện cuộc sống vật chất gian khổ
thiếu thốn của Bác ở Pác Bó đồng thời cũng toát lên phong thái ung
dung, lạc quan làm chủ hoàn cảnh của Người. (0.25đ)
* Hai Bài thơ có những nét giống nhau về nội dung : (2,0 điểm)
- Đều toát lên tinh thần lạc quan, phong thái ung dung . (1.0 điểm)
- Tình cảm yêu thiên nhiên thật sâu sắc của người chiến sĩ – thi sĩ Hồ
Chí Minh (1.0 điểm)
* Giống nhau về nghệ thuật : (1,0 điểm)
- Sử dụng thành công thể thơ tứ tuyệt, tuy một bài là chữ Hán, một bài là
Tiếng Việt, bút pháp giản dị, tự nhiên, hàm súc.
Câu 4
a) Yêu cầu kỹ năng: Nắm vững kiến thức cơ bản về tác phẩm để
(8.0điểm) làm bài văn nghị luận tổng hợp. Bài văn đảm bảo bố cục ba phần, ít sai
lỗi chính tả, ngữ pháp , diễn đạt trong sáng. ( 0.5điểm)
b) Yêu cầu về kiến thức : (7,5 điểm)
1,Giới thiệu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm
(0.5điểm)
2,Câu chuyện thấm đẫm tình người, tình yêu thương con người, trước
hết là những người bạn tốt của nhau.
(2.0điểm)
- Tình yêu thương của Xiu biểu hiện ở nỗi lo sợ của Xiu khi nhìn thấy
chiếc lá thường xuân ít ỏi bám lại trên tường.(dẫn chứng)
(0.5điểm)
- Nỗi lo sợ của Xiu khi Giôn xi nghĩ đến cái chết và sự chăm sóc chu
đáo của Xiu với bạn.
(0,5 điểm )
11



“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

- Xiu bất lực, không còn cách nào cứu bạn mình, hết lòng vì bạn (0.5
điểm)
- Khi biết sự thật về chiếc lá ,chính Xiu kể lại cho bạn nghe điều này
càng chứng tỏ Xiu không chỉ thương yêu bạn mà còn thể hiện được tình
yêu thương và kính phục cụ Bơ-Men .
(0.5 điểm)
3,Tình yêu của những con người cùng khổ được tác giả khắc họa
đậm nét qua nhân vật cụ Bơ Men.
(2.0 điểm)
- Giới thiệu đôi nét về nhân vật cụ Bơ Men. (0.5điểm)
- Lo lắng cho Giôn –Xi qua lời kể của Xiu. Cụ cao thượng vì đã quên
mình vì người khác, âm thầm vẽ chiếc lá trong mưa tuyết mà không nói
ý định của mình.
(0.5 điểm)
- Chiếc lá cụ vẽ đúng là một kiệt tác nghệ thuật ,nó giống như thật, chiếc
lá góp phần cứu sống một con người, đẩy lùi căn bệnh quái ác,nó hoàn
thành trong cơn mưa gió bão tuyết, là nghệ thuật mà một đời người nghệ
sỹ già đau đáu. Chiếc lá phải trả một cái giá quá đắt. Nó cứu người
nhưng lại hy sinh một người . Nó không chỉ vẽ bằng phương tiện mà vẽ
bằng tình yêu thương cao cả, đức hy sinh thầm lặng (1.0điểm)
4,Truyện còn gửi gắm một thông điệp: Chiếc lá cuối cùng –bức tranh
đặc biệt ấy chính là nơi con người gửi gắm niền tin yêu, hi vọng để
chiến thắng bệnh tật, chiến thăng cái chết. Điều này khẳng định ý nghĩa
của nghệ thuật bao giờ cũng bắt nguồn từ tình yêu thương sâu nặng của
người nghệ sỹ với cuộc sống .
(1.0 điểm)

5, Câu chuyện gây xúc động cho người đọc bởi nghệ thuật xây dựng
truyện,nghệ thuật đảo ngược tình huống (chỉ ra trong tác phẩm)
(1.0 điểm)
6, Khái quát chủ đề của tác phẩm : (1,0 điểm)
Tình yêu thương của những người nghèo khổ, sức mạnh tình yêu cuộc
sống chiến thắng bệnh tât, sức mạnh của nghệ thuật là tình yêu thương
con người (Học sinh liên hệ ,chia sẻ)
*Lưu ý: Bài viết phải có luận điểm rõ ràng,có dẫn chứng, phân tích
dẫn chứng, bài viết có sáng tạo, diễn đạt trong sáng. Nếu không làm
đầy đủ các yêu cầu trên không cho quá 50% số điểm.
---------------------- Hết ----------------------

12


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 1 trang, gồm 3 câu)

ĐỀ SỐ: 04

ĐỀ BÀI
Câu 1. (4.0 điểm): Xác định các trường từ vựng và chỉ ra, nêu tác dụng của các biện
pháp nghệ thuật có trong khổ thơ sau (không cần viết thành bài phân tích):
“...Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;

Mực đọng trong nghiên sầu...”
(Ông đồ - Vũ Đình Liên)
Câu 2. (6.0 điểm):
Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa
quả lại ngọt ngào".
Bằng một bài văn ngắn (một trang giấy), hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn
đề được nêu trong câu ngạn ngữ.
Câu 3. (10.0 điểm):
Có ý kiến cho rằng: “Đọc một tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc
được cả nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người.”
Dựa vào hai văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An - đéc- xen),
em hãy làm sáng tỏ nỗi niềm đó.
---------------------- Hết ----------------------

13


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

Câu

Câu
1
(4.0đ)

Câu
2
(6.0đ
)


HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ: 04
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
.
Nội dung kiến thức cần đạt
Điểm
* Các trường từ vựng.
- Vật dụng: giấy, mực, nghiên.
0.25
- Tình cảm: buồn, sầu.
0.25
- Màu sắc: đỏ, thắm.
0.25
* Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ.
- Điệp ngữ (mỗi).
0.5
- Câu hỏi tu từ (Người thuê viết nay đâu?).
0.5
- Nhân hoá (giấy-buồn, mực-sầu).
0.5
* Tác dụng.
- Điệp ngữ (mỗi) -> Sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ mỗi
năm mỗi vắng.
0.5
- Câu hỏi tu từ -> Hình ảnh ông đồ già tiều tụy, lặng lẽ bên góc phố,
người trên phố vẫn đông nhưng chỗ ông ngồi thì vắng vẻ, thưa thớt
người thuê viết, tâm trạng xót xa ngao ngán.
0.5
- Nhân hóa -> Cái buồn, cái sầu như ngấm vào cảnh vật (giấy, nghiên),

những vật vô tri vô giác ấy cũng buồn cùng ông, như có linh hồn cảm
thấy cô đơn lạc lõng…
0.75
1. Yêu cầu về kĩ năng: học sinh trình bày thành bài văn nghị luận giải
thích kết hợp trình bày quan điểm của bản thân.
0.5
2. Yêu cầu cơ bản về kiến thức:
* Ý nghĩa câu ngạn ngữ.
1.5
- Câu ngạn ngữ có phép ẩn dụ: chùm rễ đắng cay, hoa quả ngọt ngào
- Tạo nên nghĩa hàm súc, cô đọng.
0.25
- Học vấn được hiểu là trình độ hiểu biết của người có học.
0.25
- Con đường đi tới học vấn đầy khó khăn, gian khổ (những chùm rễ
đắng cay).
0.5
- Học vấn mang lại niềm vui và hạnh phúc cho con người (hoa quả
ngọt ngào).
0.5
- Phải nhìn thấy cả hai mặt của vấn đề và cần xác định rõ chỉ có
không ngại khó, chúng ta mới có thể thành công trong học tập.
0.5
* Khẳng định chân lí trong câu ngạn ngữ.
3.0
- Có học vấn thì con người mới có đủ khả năng làm chủ thiên nhiên,
làm chủ xã hội, nhất là làm chủ vận mệnh của mình. Trên cơ sở ấy,
đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao.
0.75
- Muốn có học vấn cao phải nỗ lực không ngừng. Lao động trí óc vất

vả, phải lao tâm khổ trí.
0.5
- Cần có thái độ khó khăn mấy cũng không lùi bước. Thắng không
kiêu, bại không nản.
0.75
- Tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập: Bác Hồ nghiêm túc
14


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

Câu
3
(10đ)

trong học tập nên đã đạt tới trình độ học vấn cao, giáo sư Ngô Bảo
Châu đạt giải toán học lừng danh trên thế giới, các thủ khoa trong các
đợt thi vào đại học hàng năm... Lấy dẫn chứng trong học tập và rèn
luyện của bản thân, của những người mà mình biết để làm sáng tỏ
thêm chân lí trong câu ngạn ngữ trên.
* Mở rộng và nâng cao (bày tỏ quan điểm).
- Học vấn không chỉ là tri thức mà còn bao gồm cả việc rèn luyện tư
tưởng, tình cảm, đạo đức, nhân cách cao quý. Để đạt được những
điều đó, chúng ta cần cố gắng rất nhiều. Từ bỏ một thói xấu, làm một
việc tốt cũng cần phải đấu tranh với bản thân, vượt qua khó khăn, thử
thách.
- Không phải khi nào trong quá trình học tập cay đắng cũng đến
trước, ngọt ngào đến sau. Trong học tập nhiều lúc vừa có nỗi khổ vừa
có niềm vui. Khi đã ham học, chăm học thì sự say mê sẽ làm ta quên
cả mệt nhọc. Những lúc đó, kết quả học tập đạt được sẽ rất cao.

I. Yêu cầu về kỹ năng, hình thức:
- Kiểu bài: Nghị luận chứng minh.
- Vấn đề cần chứng minh: Nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả
về số phận con người.
- Phạm vi dẫn chứng: Hai văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán
diêm ( An-đéc-xen).
II. Yêu cầu cơ bản về kiến thức:
1. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề: Vai trò, nhiệm vụ của văn chương: Phản ánh cuộc
sống thông qua cách nhìn, cách cảm của mỗi nhà văn...về cuộc đời,
con người.
- Nêu vấn đề: trích ý kiến...
- Giới hạn phạm vi dẫn chứng: Hai văn bản Lão Hạc (Nam Cao) và
Cô bé bán diêm (An-đéc-xen)
2. Thân bài:
2.1. Giải thích ý kiến “nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số
phận con người” -> Đồng cảm, chia sẻ, tiếng nói đòi quyền sống cho
con người, tinh thần nhân đạo cao cả...
2.2. Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về số phận những
người nông dân qua truyện ngắn Lão Hạc.
* Nhân vật lão Hạc:
- Sống lương thiện, trung thực, có nhân cách cao quí nhưng số phận
lại nghèo khổ, bất hạnh.
+ Sống mòn mỏi, cơ cực: (dẫn chứng)...
+ Chết đau đớn, dữ dội, thê thảm: (dẫn chứng)...
- Những băn khoăn thể hiện qua triết lí về con người của lão Hạc:
"Nếu kiếp chó là kiếp khổ.... may ra có sướng hơn kiếp người như
kiếp tôi chẳng hạn"
- Triết lí của ông giáo: Cuộc đời chưa hẳn...theo một nghĩa khác.
* Nhân vật con trai lão Hạc: Điển hình cho số phận không lối thoát

15

1.0
1.0

0.5

0.5
0.5

0.5
0.5
0.25
0.25
8.5
0.75

0.5
0.5
0.5
0.5
0.5


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

của tầng lớp thanh niên nông thôn...(dẫn chứng)...
2.3. Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về số phận của những
trí thức nghèo trong xã hội:
- Ông giáo là người có nhiều chữ nghĩa, có nhân cách đáng trọng...

nhưng phải sống trong cảnh nghèo túng: bán những cuốn sách...
2.4. Những băn khoăn của An-đéc-xen về số phận của những trẻ em
nghèo trong xã hội:
- Cô bé bán diêm khổ về vật chất: (dẫn chứng)...
- Cô bé bán diêm khổ về tinh thần, thiếu tình thương, sự quan tâm
của gia đình và xã hội: (dẫn chứng)...
2.5. Đánh giá chung:
- Khắc họa những số phận bi kịch... -> giá trị hiện thực sâu sắc
- Đồng cảm, chia sẻ, cất lên tiếng nói đòi quyền sống cho con
người ... -> tinh thần nhân đạo cao cả.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề...
- Liên hệ...

1.0

1.0
1.0
1.0
0.5
0.75
0.5
0.5
0.5

* Lưu ý: Hướng dẫn chấm:
- Câu 2, chỉ nêu nội dung cơ bản mang tính định hướng, giám khảo cần linh
hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm; phát hiện, trân trọng những bài có ý kiến và
giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách trình bày khác nhau, kể cả không có trong
hướng dẫn chấm, miễn là hợp lý, có sức thuyết phục.

- Câu 3: đáp án mang tính định hướng các ý cơ bản. HS có thể tách từng bài
từng ý để làm rõ và có thể lồng ghép các ý giữa các văn bản (dẫn chứng) với nhau.
Giám khảo cần linh hoạt để chấm điểm cho học sinh.
---------------------- Hết ----------------------

16


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 1 trang, gồm 4 câu)

ĐỀ SỐ: 05

ĐỀ BÀI
Câu 1: (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau đây:
" Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có
những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỷ niệm mơn mam của buổi
tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi
như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. "
( Tôi đi học - Thanh Tịnh, Ngữ văn 8)
a. Đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản nào ?
b. Nêu cảm nhận của em về nhịp điệu, ngữ điệu của đoạn văn trên. Tác giả muốm
diễn đạt điều gì qua đoạn văn ấy ?
c. Viết một đoạn văn ngắn (từ 15 đến 20 câu) ghi lại ấn tượng của em trong buổi

đến trường khai giảng lần đầu tiên.
Câu 2: (4 điểm )
Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:
" Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu..."
" Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay."
( Ông đồ - Vũ Đình Liên, Ngữ văn 8, Tập II )
Câu 3: (3 điểm)
Nhà thơ Hữu Loan đã ra đi ngày 18 tháng 3 năm 2010 để lại trong lòng độc giả
bao nỗi tiếc thương vô hạn. "Thế hệ đời sau nhớ mãi một nhà thơ chiến sĩ, nhớ mãi
một thi nhân chở đá xây đời " (Hữu Thỉnh). Để tưởng nhớ nhà thơ của quyê hương,
em hãy viết lời giới thiệu về nhà thơ Hữu Loan và kể tên một số tác phẩm tiêu biểu
của Ông đồng thời nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Hoa lúa.
( Tài liệu dạy kiến thức Ngữ văn địa phương 8)
Câu 4: (8 điểm)
Tình yêu thương cháy bỏng của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh.
( Trong lòng mẹ - Trích "Những ngày thơ ấu" - Nguyên Hồng)
---------------------- Hết ----------------------

17


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ: 05
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
.

Câu
Nội dung
Điểm
a. Đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu
tả và biểu cảm.
0,5đ
b. - Đoạn văn có 62 chữ, chỉ có 2 câu, 2 dấu chấm và 2 đấu phẩy.
0,5đ
- Nhịp điệu câu văn nhẩn nha, không gấp gáp vội vàng.
0,5đ
- Ngữ điệu câu văn không có gì căng thẳng.
0,5đ
- Cả đoạn văn là những tiếng nói thì thầm, nhỏ nhẹ như là lá rụng
Câu 1 cuối thu, lãng đãng như mây bạc lưng trời....Tất cả nhằm diễn đạt
(5đ) một tâm trạng, một hồi ức, một tấm lòng đang " náo nức những kỷ
niệm mơn mam của buổi tựu trường".
0,5đ
- Đọc đoạn văn trên phải đọc chậm, nhẹ nhàng và không được lên
giọng.
0,5đ
c. Đoạn văn phải có bố cục rõ tàng, đúng nội dung theo yêu cầu đề
bài, tình cảm chân thành, sâu sắc. Căn cứ vào đoạn văn cụ thể của
học sinh để cho điểm phù hợp.

Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo một bài văn có cấu trúc rõ ràng,
mạch lạc, hành văn trôi chảy, ít sai lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt. 0,5đ
Yêu cầu về nội dung:
Khi phân tích cần làm nổi bật: Hình ảnh ông đồ thời tàn.
- Hình ảnh ông đồ ngồi đấy nhưng cũng chẳng cần đến bút, chạm
đến giấy. Vì vậy mà:

Giấy đỏ buồn không thắm;
Câu 2
Mực đọng trong nghiên sầu...
(4đ) Nỗi buồn tủi lan sang cả vật vô tri vô giác. Tờ giấy đỏ cứ phơi ra
đấy mà chẳng được đụng đến trở thành bẽ bàng, màu đỏ của nó trở
thành vô duyên, không thắm lên được; nghiên mực cũng vậy, không
hề được chiếc bút lông chấm vào, nên mực như đọng lại bao tủi sầu
và trở thành nghiên sầu! Ở đây biện pháp nhân hoá được sử dụng rất
đắt.

- Ông đồ vẫn ngồi đấy như xưa, nhưnmg cuộc đời đã hoàn toàn
khác xưa. Đường phố vẫn đông người qua, nhưng không ai biết đến
sự có mặt của ông! Ông ngồi đấy bên phố đông mà vô cùng lạc
lõng, lẻ loi. Ông ngồi đấy lặng lẽ mà trong lòng ông là một tấm bi
kịch, là sự sụp đổ hoàn toàn. Trời đất cũng lạnh lẽo như lòng ông:
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.

- Đây có phải là những câu thơ tả tình không? Đúng là tuy có tả
cảnh nhưng chính là nói nỗi lòng...Có thể nói đây là hai câu thơ đặc
sắc nhất của bài thơ. Lá vàng rơi vốn đã gợi sự tàn tạ, buồn bã; đây
lại là lá vàng rơi trên những tờ giấy dành viết câu đối của ông đồ.
18


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

Vì ông ế khách, tờ giấy đỏ cứ phơi ra đấy hứng lá vàng rơi và ông
cũng bỏ mặc...! Ngoài giời mưa bụi bay, câu thơ ấy tả cảnh hay tả
lòng người? Chẳng phải mưa to, gió lớn, cũng chẳng phải mưa rả

rích dầm dề sầu não ghê gớm, chỉ là mưa bụi bay rất nhẹ, vậy sao
mà ảm đạm, mà lạnh lẽo tới buốt giá!
- Thì ra cái mưa phùn chỉ lất phất, cái mưa bụi chỉ nhẹ bay vậy thôi
mà cũng đủ làm người buồn xót xa, buồn nát ruột! Đây là mưa trong
lòng người chứ đâu còn là mưa ngoài trời! Dường như cả trời đất
cũng ảm đạm, buồn bã cùng ông đồ.
- Hữu Loan tên thật: Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 02 tháng 4 năm
1916, tại thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh
Hoá.
- Hội viên Hội nhà văn Việt Nam
- Thuở nhỏ, Hữu Loan học thành chung ở Thanh Hoá, sau đó đi dạy
học tự kiếm sống. Ông tham gia Cách mạng từ năm 1936, hoạt động
trong phong trào Mặt trận bình dân, Tham gia Việt Minh ở Thanh
Câu 3 Hoá. Năm 1943 về Nga Sơn gây dựng phong trào Việt Minh ở quê,
(3đ) là Phó chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa ở Nga Sơn. Sau được cử làm uỷ
viên văn hoá trong Uỷ ban lâm thời tỉnh Thanh Hoá, phụ trách các
ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính. Trong kháng
chiến chống Pháp, Ông tham gia phục vụ trong quân đội, Phụ trách
báo Chiến sỹ của Sư đoàn 304 ở liên khu IV.
- Sau năm 1954, ông về công tác tại báo Văn nghệ một thời gian, rồi
về sống ở quê nhà cho đến khi mất.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Mầu tím hoa sim, Đèo cả...
- Bài thơ Hoa lúa được sáng tác trong không khí những ngày vui
lớn của nông thôn, nông dân miền Bắc năm cuối cuộc kháng chiến
chống Pháp, đầu hoà bình lập lại. Kháng chiến thắng lợi, nông dân
được giải phóng ruộng đất khỏi từng lớp địa chủ, " Ruộng đất về tay
dân cày", được giải phóng tư tưởng tình cảm.
Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo một bài văn có cấu trúc rõ ràng,
mạch lạc, hành văn trôi chảy, ít sai lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt.
Yêu cầu về nội dung:

Khi phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bé Hồng cần đi theo
trình tự thời gian, trong mối quan hệ với các lời nói, cử chỉ của nhân
vật người cô.
Phản ứng tâm lý của chú bé khi nghe những lời giả dối, thâm độc
Câu 4 xúc phạm sâu sắc đối với mẹ chú.
(8đ)
* Những ý nghĩ, cảm xúc của chú bé Hồng khi trả lời người cô:
+ Mới đầu nghe người cô hỏi, lập tức trong ký ức chú bé sống dậy
hình ảnh vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ. Từ " cúi đầu không
đáp" đến " cũng đã cười và đáp lại cô" là một phản ứng thông minh
xuất phát từ sự nhạy cảm và lòng tin yêu mẹ của chú bé. Bởi chú
nhận ra ngay những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt
của cô mình nhưng lại không muốm tình yêu và lòng kính mến mẹ
19



0,5đ
0,5đ
0,5đ

0,5đ
0,5đ
0,5đ

0,5đ






“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.
+ Sau lời hỏi thứ hai của người cô, lòng chú bé càng thắt lại khoé
mắt đã cay cay. Đến khi mục đích mỉa mai, nhục mạ của người cô
đã trắng trợn phơi bày ở lời nói thứ ba thì lòng đau đớn của chú bé
không còn nén nổi: " Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mét
rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ". Cái " cười dài trong tiếng
khóc" để hỏi lại sau đó thể hiện sự kìm nén nỗi đau xót, tức tưởi
đang dâng lên trong lòng.
+ Tâm trạng đau đớn, uất ức của chú bé dâng đến cực điểm khi khi
nghe người cô cứ tươi cười kể về tìmh cảnh tội nghiệp của mẹ mình.
Nguyên Hồng đã bộc lộ lòng căm tức tột cùng ở những giây phút
này bằng các chi tiết đầy ấn tượng. Lời văn lúc này dồn dập với các
hình ảnh, các động từ mạnh mẽ: " Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi
đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đầy đoạ mẹ
tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết
vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi".
* Cảm giác sung sướng cực điểm khi được ở trong lòng mẹ.

+ Chú ý hành động chạy đuổi theo chiếc xe của chú bé Hồng với tất
cả cử chỉ vội vã, bối rối, lập cập. Vừa được ngồi lên xe cùng mẹ,
chú đã " oà lên khóc rồi cứ thế nức nở". Giọt nước mắt lần này khác
hẳn lần trước ( khi trả lời người cô ): dỗi hờn mà hạnh phúc, tức
tưởi mà mãn nguyện.
+ Cảm giác sung sướng đến cực điểm của đứa con khi ở trng lòng
mẹ được Nguyên Hồng diễn tả bằng cảm hứng đặc biệt say mê cùng
những rung động vô cùng tinh tế. Nó vẽ nên một không gian của
ánh sáng, mầu sắc, của hương thơm vừa lạ lùng vừa gần gũi. Nó là

hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, hồi sinh, một thế giới dịu
dàng kỷ niệm và ăm ắp tình mẫu tử...
+ Chú bé Hồng bồng bềnh trong cảm giác vui sướng, rạo rực,
không mảy may nghĩ ngợi gì. Những lời cay độc của người cô,
những tủi cực vưà qua bị chìm đi giữa dòng cảm xúc miên man ấy.
* Đoạn trích Trong lòng mẹ, đặc biệt ở phần cuối này, là bài ca 1đ
chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Lưu ý:
Người chấm vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, khuyến khích cho những bài có
sáng tạo độc đáo.
---------------------- Hết ----------------------

20


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 1 trang, gồm 4 câu)

ĐỀ SỐ: 06

ĐỀ BÀI
Câu 1:(2điểm) Tục ngữ Phương Tây có câu : “Im lặng là vàng”. Nhưng nhà thơ
Tố Hữu lại viết:
Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối.
Và dại khờ là những lũ người câm.
Trên đường đi như những bóng âm thầm.

Nhận đau khổ mà gửi vào im lặng.
( Liên hiệp lại)
Theo em mỗi nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào?
Câu 2: (4điểm). Hãy viết một đoạn văn nêu lên suy nghĩ của em từ câu văn sau: “
Giữa một vùng sỏi đá khô căn, có một loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa
thật đẹp”.
Câu 3: (4 điểm)
Người xưa nói “Thi trung hữu hoạ” (trong thơ có tranh), em cảm nhân
điều đó như thế nào qua đoạn thơ sau đây:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang son ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
(Nhớ rừng – Thế Lữ)
Câu 4 :(10 điểm): Chân dung Hồ Chí Minh qua: “Tức cảnh Pác Bó”, “Ngắm trăng”,
“Đi đường”- (Ngữ văn 8-tập 2).
---------------------- Hết ----------------------

21


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ: 06

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
.
Câu
Nội dung – Thang điểm
Câu 1 Cả hai nhận xét đều đúng, mỗi nhận xét đều đúng với những hoàn cảnh
(2điểm) khác nhau. (0,5đ)
- “ Im lặng là vàng” là im lặng để giữ bí mật nào đó thật cần thiết, im
lặng thể hiện sự im lặng đối với người khác, im lặng để đảm bảo sự tế
nhị trong giao tiếp. (0,5đ)
- Nếu im lặng trước sự bất công, sai trái ,bạo ngược … thì đó là im lặng
hèn nhát. (0,5đ)
- Còn “ im lặng” trong câu thơ của Tố Hữu : Là im lặng cần thiết, sẵn
sàng im lặng để chấp nhận gian khổ, hi sinh với mục đích cao cả, với lí
tưởng cách mạng. (0,5đ)
Câu 2 - Hình thức: Đảm bảo một đoạn văn nghị luận, làm rõ được luận điểm
(4điểm) bằng các luận cứ rõ ràng, lời văn trong sáng.
- Nội dung: Đạt được các ý sau
- Từ một hiện tương của thiên nhiên: ( ở một nơi mà tưởng chừng như
không thể tồn tại sự sống nhưng có những loài cây vẫn mọc lên và nở
những chùm hoa thật đẹp để diễn tả sức chịu đựng, sức sống kì diệu của
các loài cây.(2đ)
- Hiện tượng thiên nhiên đó, gợi suy nghĩ về vẻ đẹp của những con
người- môi trường khó khăn không khuất phục ý chí con người. (Trong
hoàn cảnh nghiệt ngã là lúc con người thể hện nghị lực phi thường , sức
chịu đựng và sức sống kì diệu nhất. Đói với họ, nhiều khi sự gian khổ,
khắc nghiệt của hoàn cảnh lại chính là môi trường để giúp họ tôi luyện,
giúp họ vững vàng hơn trong cuộc sống. Thành công mà họ đạt được thật
có giá trị , thật rực rỡ vì nó là kết quả những cố gắng phi thường.(2đ)
Câu 3 * Hình thức: Viết một bài văng ngắn hoặc đoạn văn.

(4điểm) * Nội dung phải đảm bảo được các ý sau:
1. Cảnh thiên nhiên:( 2đ)
Học sinh trình bày được bức tranh tứ bình (bốn hình ảnh) nổi bật trong
đoạn thơ:
- Cảnh đêm vàng bên bờ suối.
- Cảnh mưa chuyển bốn phương ngàn.
- Cảnh bình minh rộn rã.
- Cảnh hoàng hôn buông xuống.Ở cảnh nào núi rừng cũng mang vẻ đẹp
vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng, và con hổ - ngôi vị "chúa sơn lâm" nổi bật
lên với tư thế lẫm liệt, kiêu hùng, đầy uy lực.
2. Tâm trạng con hổ: (1đ) Cảnh thiên nhiên tươi đẹp trên chỉ là cảnh
thuộc về quá khứ huy hoàng, thể hiện nỗi nhớ da diết, khôn nguôi, đau
đớn, u uất của "chúa sơn lâm". Tâm trạng con hổ chính là tâm trạng của
nhân vật trữ tình lãng mạn, đó phần nào đó thể hiện tâm trạng của người
22


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

dân Việt Nam mất nước lúc bấy giờ.
3. Nét đặc sắc nghệ thuật (1đ) Cảm hứng lãng mạn trữ tình; hình ảnh
thơ giàu chất tạo hình, tiêu biểu, ấn tượng; ngôn ngữ và nhạc điệu phong
phú, cách dùng các dấu câu, từ ngữ, biện pháp tu từ sáng tạo.
Câu 4
a.Mở bài: Giới thiệu về Hồ Chí Minh (0,5 điểm)
(10điểm) b.Thân bài:
*Hoàn cảnh sáng tác bài thơ (1đ)
*Giới thiệu chân dung Hồ Chí Minh (6đ)
- Tình cảm của nhà thơ đối với: (Đại nhân) Tổ quốc, thiên nhiên và con
người.(3đ)

+Yêu tổ quốc (1đ)
+Yêu thiên nhiên: (1đ)
+Yêu thương con người: (1đ)
“Bác ơi ! Tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người”
(Tố Hữu)
- Tinh thần thép:( Đại dũng) Ung dung, lạc quan, tự tại (trong 1 số bài
của Bác). Bác chỉ nhắc đến một từ thép trong bài đề từ của “Nhật kí
trong tù”, nhưng bài nào, dòng nào, câu nào cũng thể hiện rõ tinh thần
thép:(3đ)
+Đi đường: Rèn luyện ý chí nghị lực: (1đ)
+Ngắm trăng:Vượt lên hoàn cảnh: (1đ)
+Tức cảnh Pác Bó: Lạc quan, tin tưởng cuộc sống.(1đ)
*Mở rộng, nâng cao vấn đề (2đ)
- Sự sáng suốt thể hiện chiến lược quân sự lãnh đạo.( Đại trí) (1đ)
(Qua bài học đánh cờ: “ Lạc nước hai xe đành bỏ phí
Gặp thời một nước cũng thành công”
( Nhật kí trong tù)
- Liên hệ thú lâm tuyền của Bác với người xưa: (1đ)
-Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến: Sống ẩn giật, gửi tâm sự với
cảnh, quay về với thiên nhiên.
-Hồ Chí Minh: Tình yêu thiên nhiên gắn liền với hoạt động
yêu nước, cứu nước ->Chất cộng sản trong con người Hồ Chí Minh
-Hình ảnh, tư tưởng Bác gắn với hành động của bản thân em
và thế hệ trẻ hôm nay.
c.Kết bài: (0,5 điểm)
-Cảm nghĩ về chân dung Hồ Chí Minh
-Hình ảnh về người chiến sĩ cộng sản.
* Lưu ý:- Bài viết phải có bố cục rõ ràng, lời văn trong sáng, giàu cảm
xúc, không sai lỗi chính tả.

- Khuyến khích những em có cách viết sáng tạo.
---------------------- Hết ----------------------

23


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 1 trang, gồm 5 câu)

ĐỀ SỐ: 07

ĐỀ BÀI
Câu 1 (1,5 điểm):
Hãy sắp xếp các từ ngữ sau thành các nhóm trường từ vựng và đặt tên cho các
trường từ vựng đó:
Lạnh, hy vọng, sợ hãi, thất vọng, sung sướng, chán nản, giá, hạnh phúc, mừng rỡ,
rét, phấn khởi, bi quan.
Câu 2 (2,5 điểm):
Em hãy cho biết tác dụng của dấu hai chấm (:), dấu ngoặc kép (“ ’’) trong đoạn
trích sau:
Trong tác phẩm “ Tắt đèn” nhà văn Ngô Tất Tố đã viết: “ Người nhà lý trưởng sấn
đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn.
Hai người rằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau.
Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị
chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống vừa run

vừa kêu: - U nó không được thế ! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người
ta thì mình phải tù, phải tội.
Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận:
- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…”
Câu 3 (3 điểm):
Hãy phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”.
Trích: “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.)
Câu 4 (3 điểm):
Có ý kiến cho rằng hai câu thơ:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
(Trích: Ngắm trăng- Hồ Chí Minh)
Là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác Hồ. Em hãy cho biết ý kiến của mình.
Câu 5 (10 điểm):
Qua các tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 8, hãy chứng minh rằng
văn học của dân tộc ta luôn đề cao tình yêu thương và phê phán những kẻ bất nhân,
bất nghĩa.
---------------------- Hết ----------------------

24


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ: 07
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

.
Câu
Nội dung – Thang điểm
Câu 1 Trường từ vựng chỉ thời tiết: lạnh, rét, giá
(0,5đ)
(1,5đ) Trường từ vựng chỉ trạng thái tâm lý vui mừng: hy vọng, sung sướng,
hạnh phúc, phấn khởi, mừng rỡ
(0,5đ)
Trường từ vựng chỉ trạng thái tâm lý buồn bã: bi quan, sợ hãi, thất vọng,
chán nản.
(0,5đ)
Câu 2 Dấu hai chấm trong đoạn trích có tác dụng:
(2,5đ) ….Ngô Tất Tố đã viết: (Báo lời dẫn trực tiếp)
(0,5đ)
(….vừa run vừa kêu lên:) và ( …nguôi cơn giận:) báo lời đối thoại. (0,5đ)
Dấu ngoặc kép có tác dụng:
“Tắt đèn” có tác dụng: Đánh dấu tên tác phẩm
(0,5đ)
“Người nhà lí trưởng… không chịu được” có tác dụng: Đánh dấu đoạn
trích dẩn trực tiếp.
(0,5đ)
“ hầu cận ông lí” có tác dụng mỉa mai, châm biếm
(0,5đ)
Câu 3 Tác giả đã sử dụng nghệ thuật chơi chữ: quốc quốc (chim cuốc); gia gia
(3,0đ) (đa đa) mượn tiếng kêu của loài chim này để nói lên tâm sự, nỗi lòng của
bà Huyện Thanh Quan đó là:
(1,0đ)
Tâm trạng buồn tủi, cô đơn, hoài cổ của một con người khi nhớ về các
triều đại đã qua bây giờ chỉ còn trong qúa khứ.
(1,0đ)

Khi nhớ về nó làm cho lòng ta khắc khoải, bồn chồn, luyến tiếc. Nó còn là
tâm sự, tiếng lòng của một người phụ nữ xa xứ, lẻ loi, trống vắng. (1,0đ)
Qua hai câu thơ ta thấy toát lên ở Bác tinh thần, ý chí nghị lực vượt qua
mọi khó khăn gian khổ:
Câu 4
Sức mạnh được thể hiện ở ý chí, nghị lực; Nhà tù Tưởng Giới Thạch có
(3,0đ) thể giam hãm được thân thể Bác chứ không thể giam hãm được tinh thần
Bác. (1,0đ)
Vượt qua cái giới hạn nhà tù Bác đã giao hòa cùng thiên nhiên, tìm đến
thế giới kỳ diệu của tự nhiên. (1,0đ)
Vượt qua sự khắc nghiệt của thực tại, với nghệ thuật nhân hóa dường
như Bác đã cảm hóa được thiên nhiên. Trăng đã trở thành người bạn tâm
giao, người bạn tri kỉ cả hai cùng tâm sự. Vì vậy giữa chốn lao tù Tưởng
Giới Thạch có thể giam hãm được thân thể Bác chứ không thể giam hãm
được tinh thần Bác nên có thể nói đây là cuộc vượt ngục có một không hai
trong lịch sử. (1,0đ)
Mở bài:(0,5đ)
Câu 5 - Vẻ đẹp của văn chương là hướng người đọc đến với sự hiểu biết và tình
(10,0đ) yêu thương yêu.
- Những tác phẩm học trong chương trình Ngữ văn giúp ta hiểu rằng: Văn
học của dân
25


×