Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

một số tính chất của khoáng vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.81 KB, 8 trang )

Câu 1: một số tính chất của khoáng vật
- Hình dạng tinh thể
+ tồn tại dạng kết tinh, vô định, keo. Đối với những tinh thể kết tinh,
tinh thể có thể thuộc 1 trong 3 nhóm.
. nhóm phát triển theo 1 phương: Tinh thể dạng hình cột, que, sợi
(thạch anh)
.nhóm phát triển theo 2 phương: Tinh thể dạng tấm, vảy (Mica)
.nhóm phát triển theo 3 phương: Tinh thể dạng hạt, cầu (Halit)
- Màu sắc
.do thành phần hóa học và các tạp chất trong nó quyết định
. khoáng vật chứa nhiều Fe, Mg thường có màu sẵm. chứa nhiều
Si, Al thì có màu nhạt
. nhiều khoáng vật chỉ có một màu cố định, khi lẫn tạp chất
khoáng vật manh nhiều màu khác nhau( thạch anh có nhiều màu
trắng, tím, đen, nâu, vàng….)
- Vết vạch
+ màu sắc của vết vạch là màu bột của KV khi ta vạch lên tấm sứ
trắng và nhám.
+Màu vết vạch thường giống màu KV, tuy nhiên có một số khác
màu khoáng vật.
- Độ trong suốt
+ phản ảnh độ thấu quang khi ánh sang xuyên qua KV, có thể
thuộc nhóm: trong suốt, nữa trong suốt và không trong suốt.
- Ánh
+ ánh của KV là phần ánh sang bị phản xạ ngang trên bề mặt
khoáng sản, có thể ánh: thủy tinh, kim loại, xà cừ.
1


- Cát khai:
+ là khả năng các hạt tinh thể KV bị vỡ tách ra theo các mặt


phẳng song song.
+ KV có thể thuộc nhóm: rất dễ tách, dễ tách, trung bình hoặc
không dẽ tách.
- Vết vỡ:
+ Khoáng vật có thể có dạng mặt vỡ: Vỏ sò, phẳng, dạng hạt,…
+ Các khoáng vật có tính dễ tách rất hoàn toàn, hoàn toàn thì
thường có mặt vỡ dạng phẳng.
- Độ cứng:
+ là khả năng chống lại lực cơ học bên ngoài lên bề mặt khoáng
vật.
+ thang độ cứng tương đối gồm 10 bậc, các khoáng vật tạo đá
thường có độ cứng tương đối ≤ 7
- Tỷ trọng:
+ các KV có tỷ trọng khác nhau và thay đổi trong phạm vi khá lớn,
phụ thuộc vào thành phần hóa học và cấu trúc tinh thể
+ Khoáng vật có thể thuộc nhóm: Nặng, trung bình, nhẹ

2


CÂU 2: Đá magma:
*Đặc điểm:
1-Thành phần khoáng vật:
-Thành phần khoáng vật bình quân: 60% nhóm Fenspat, 12% Thạch anh,
17% nhóm Anfibon & Pyroxen, 4% nhóm mica.
-Các khoáng vật thứ yếu: Ziacon, Tuamalin, appatit,..
2-Kiến trúc:
-Kiến trúc toàn tinh

-Kiến trúc thủy tinh


-Kiến trúc vi tinh

-Kiến trúc Pocphia

3-Cấu tạo:
-Theo quy luật sắp xếp: +cấu tạo khối

+cấu tạo dải

-Theo độ chặt xít: +cấu tạo chặt xít
+cấu tạo lỗ rỗng
+Cấu tạo hạnh nhân
4-Thế nằm:
-Đá magma xâm nhập: dạng nền, nấm, lớp, mạch
-Đá magma phun trào: dạng vòm, dòng chảy
3


5-Đặc điểm riêng:
-Khe nứt nguyên sinh: dòng magma nguội lạnh, thể tích của chúng bị co lại,
xuất hiện các khe nứt nhỏ. Khe nứt nguyên sinh không phá hoại sự liên kết
giữa các khối mà chỉ làm giảm độ bền của cả khối đá
*Nhận xét chung về đá magma:
1. Đá magma thường gặp ở Điện Biên, Hòa Bình, Nghệ An, Kom
Tum, Bình Định
2. Các loại đá magma xâm nhập ít bị biến đổi có độ bền lớn, khả
năng chống thâm nước cao thích hợp cho việc xây dựng các hồ
chứa, đường hầm
3. Các loại đá phun trào khả năng chịu lực kém hơn, dẽ thấm

nước hơn nên không thích hợp cho việc làm nền các hồ chứa
hay XD các đường hầm.
4. Trong đá magma có các khe nứt nguyên sinh làm tăng mức độ
phong hóa, giảm độ bền, tăng tính biến dạng, tăng thấm nước
vì vậy dùng đá magma làm nền càng phải xem xét đến mức độ
nứt nẻ, mức độ phong hóa của đá tránh những sự cố xảy xa
đảm bảo công trình ổn định khai thác lâu dài.
5. Nhìn chung có magma thường có độ bền cao dễ khai thác,dễ
gia công nên được sử dụng rộng rãi làm nền ,môi trường ,
VLXD, đá ốp lát, điêu khắc, một số làm vật liệu chịu lực, chịu
axit.

4


Câu 3: Đá Trầm tích
*Đặc điểm:
1-Thành phần khoáng vật:
-Khoáng vật nguyên sinh: thạch anh, Fenspat, mica,…
-Khoáng vật thứ sinh: canxit, halit, thạch cao
-Chất gắn kết đóng vai trò gắn kết các mảnh vụn rời rạc để tạo thành đá
trầm tích
-Theo thành phần: Silic(Sio2.nH2O), cacbonat(CaCO3), chứa
sắt(Fe2O3.nH2O), sét
-Theo kiểu gắn kết: tiếp xúc, lấp đầy, cơ sở
2-Kiến trúc:
-Đá trầm tích cơ học: phân loại theo hình dạng và kích thước hạt
-Đá trầm tích hóa học:Phân loại theo mức độ kết tinh
3-Cấu tạo:
-Cấu tạo khối-Cấu tạo dòng-Cấu tạo lớp (cấu tạo đặc trưng của đá trầm

tích)
4-Thế nằm:
-Thế nằm nguyên sinh: dạng lớp nằm ngang hoặc hơi xiên; dạng vót nhọn;
dạng xiên chéo
-Thế nằm thứ sinh: Nếp uốn; đơn nguyên
5


5-Đặc điểm riêng:
-Đá trầm tích thường có tính phân lớp, ranh giới giữa các lớp khá rõ ràng,
mỗi một lớp đồng nhất về thành phần.
-Đá trầm tích thường chứa các di chỉ hóa thạch động vật, sinh vật
*Nhận xét chung về đá trầm tích:
+ đá trầm tích chiêm 5% khối lượng vỏ trái đất. nhưng nó bao
phủ 75% diện tích bề mặt trái đất nên ảnh hưởng nhiều đến các
công trình xây dựng.
+ đá trầm tích cơ học có khả năng chịu lực cơ học lớn. tuy nhiên
đá phân lớp và trong đá thường có nhiều khe nứt sinh ra do sự
vận động của trái đất do tác dụng phong hóa, làm ảnh hưởng đến
sức chịu tải của đá. Vì vậy khi XD công trình trên đá này cần phải
câng nhắc trạng thái, kiến trúc và cấu tạo của đá.
+ đá trầm tích hóa học có độ bền cơ học cao thích hợp vs việc
làm nền công trình nhưng một số đá có tính hòa tan, nứt nẻ,
hang hốc do hoạt động karst nên khi XDCT phải quan tâm đến sự
hình thành và phát triển của karst trong quá trình XD và khai thác
CT
+ đá trầm tích hữu cơ thường yếu, dễ tan khi gặp nược không
thuận lợi để làm nền công trình.
+ làm VLXD đá vôi, sét kết, bột kết, cát kết, một số loại đá hóa
học và hữu cơ được khai thác và sử dụng như khoáng sản.

6


*Câu 4:Đá Biến chất:
*Đặc điểm:
1-Thành phần khoáng vật:
-Khoáng vật nguyên sinh: Thạch anh, Fenspat, Mica,…
-Khoáng vật thứ sinh: Clorit, Granat,..
-Nhìn chung khoáng vật của đá biết chất có:
+Cường độ cao
+Kém ổn định trong điều kiện môi trường
+Thường có tỷ trọng cao, không chứa nước hoặc nghèo nước
2-Kiến trúc:
-Kiến trúc biến tinh; vảy; Milonit; tàn dư
3-Cấu tạo:
-Cấu tạo khối; dải; phân phiến
4-Thế nằm:
-Đá biến chất tiếp xúc: dạng vành đai
-Đá biến chất động lực: dạng tuyến dọc theo khu vực đứt gãy
-Đá biến chất khu vực: giữ nguyên thế nằm ban đầu

7


5- Đặc điểm riêng:
-Do tính phân phiến nên đặc trưng của đá biến chất là luôn không đồng
nhất
-Chứa các khoáng chất của đá gốc tạo nên chúng
-Một số khoáng vật đặc trưng: Granat, Tan,..


*Nhận xét chung về đá biến chất:
 Đá biến chất thường có cường độ đủ cao đáp ứng yêu cầu
XD. Các đá biến chất không phân phiến có các tính chất XD
tương tự như đá magma xâm nhập, các đá phân phiến thì
giống đá trầm tích cơ học
 Khả năng ổn định của khối đá biến chất phụ thuộc vào mức
độ phong hóa, mức độ nứt nẻ. vì vậy khi XDCT cần nghiên
cứu đặc điểm của đá biến chất trong khu vực để đảm bảo an
toàn cho công trình
 Làm vật liệu có đá hoa được sử dụng rộng rãi như làm tượng
đài, điêu khắc, đá ốp lát, làm bột đá. Các đá khác chủ yếu
làm đá hộc để kè bờ dốc, đá dăm trong cốt liệu bê tong, bê
tong thép, tính phân phiến làm khó khai thác được khối đá
đủ lớn.

8



×