Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Quản lý Nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ THỊ BÍCH NGHỊ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI HUYỆN ĐỨC PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ THỊ BÍCH NGHỊ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI HUYỆN ĐỨC PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG SỸ KIM

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên Lê Thị Bích Nghị, học viên cao học lớp HC20.T4, niên khoá (20152017) lớp Quản lý công – Học viện hành chính Quốc Gia – Khu vực Miền Trung.
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn "Quản lý Nhà nước về Xây dựng nông thôn
mới tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi" là do chính bản thân tôi thực hiện, không
sao chép từ bất cứ nghiên cứu nào khác, các số liệu khảo sát và phân tích là hoàn
toàn trung thực.

Học viên
Lê Thị Bích Nghị


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến:
Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, các thầy cô giáo Khoa
Sau đại học và các phòng, khoa của Học viện. Đặc biệt, xin chân thành cảm
ơn TS. Hoàng Sỹ Kim đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
Thạc sĩ Quản lý công đúng thời gian quy định.
Tôi xin ghi nhận và tiếp thu những kiến thức đã được giảng dạy, nghiên
cứu và đặc biệt là tôi đã tiếp thu chỉnh sửa theo sự hướng dẫn, giúp đỡ tận
tình của TS. Hoàng Sỹ Kim. Những kinh nghiệm, kiến thức qua học tập và

nghiên cứu này sẽ giúp tôi rất nhiều trong công tác và học tập.
Tuy bản thân đã có nhiều nỗ lực, song luận văn chắc chắn không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, tôi kính mong sẽ nhận được sự đóng góp,
những chỉ dẫn quý báu của các thầy, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Thừa Thiên Huế, ngày 29 tháng 12 năm 2017
Học viên
Lê Thị Bích Nghị


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 . CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI ......................................................................... 6
1.1. Một số khái niệm về nông thôn, nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới: 6
1.1.1. Nông thôn ............................................................................................. 6
1.1.2. Nông thôn mới...................................................................................... 7
1.1.3. Xây dựng nông thôn mới ..................................................................... 10
1.2. Quản lý Nhà nước về xây dựng nông thôn mới ..................................... 10
1.2.1. Vai trò của nông thôn và nông thôn mới đối với xây dựng đất nước: .. 10
1.2.2. Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới: ........................ 12
1.2.3. Đặc điểm của nông thôn và nông thôn mới: ........................................ 13
1.2.4. Nội dung QLNN về xây dựng nông thôn mới: .................................... 13
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến Quản lý Nhà nước về xây dựng nông thôn
mới: .............................................................................................................. 21
1.3.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 21
1.3.2. Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn: .................................. 23
1.3.3. Chính sách của Đảng, Nhà nước đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân,
nông thôn: .................................................................................................... 24
1.3.4. Đặc điểm tâm lý và văn hóa: ............................................................ 25

1.3.5. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo cơ sở: ....................................................... 26
1.3.6. Sự đồng tình ủng hộ của người dân về xây dựng nông thôn mới: ....... 26
1.4. Một số kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới: ...... 27
1.4.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn một số địa phương trong nước....... 27
1.4.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn ở một số nước trên thế giới ........... 30
1.5. Tổng quan các công trình nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới ........ 35


CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN ĐỨC PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI ... 41
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội huyện Đức Phổ................................ 41
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 41
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 43
2.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh
Quảng Ngãi, giai đoạn 2012-2016: ............................................................... 51
2.2.1. Công tác ban hành các văn bản chỉ đạo Chương trình......................... 51
2.2.2. Công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện Chương trình ......... 52
2.2.3. Công tác tuyên truyền, vận động ........................................................ 53
2.2.4. Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Đức Phổ giai đoạn 2012–2016
..................................................................................................................... 54
2.3. Đánh giá kết quả quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện
Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi ........................................................................... 70
2.3.1. Những kết quả đạt được:..................................................................... 70
2.3.2. Những hạn chế: .................................................................................. 72
2.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế: ....................................................... 73
2.3.5. Những vấn đề cần giải quyết để đẩy mạnh quá trình xây dựng nông
thôn mới: ...................................................................................................... 75
CHƯƠNG 3 . PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI
HUYỆN ĐỨC PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI ............................................. 79

3.1. Phương hướng phát triển nông thôn mới của huyện Đức Phổ đến năm
2020 ............................................................................................................. 79
3.1.1. Quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới .............................. 79
3.1.2. Quan điểm và mục tiêu xây dựng nông thôn mới của huyện Đức Phổ 80


3.2. Một số giải pháp trọng tâm chủ yếu Quản lý nhà nước về xây dựng nông
thôn mới tại huyện Đức Phổ ......................................................................... 89
3.2.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới .................... 89
3.2.2. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế, tăng thu nhập
cho người dân ............................................................................................... 90
3.2.3. Giải pháp huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới..................... 92
3.2.4. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống chỉ đạo, điều
hành, quản lý thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ................... 95
3.2.5. Giải pháp đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ...................... 98
Kết luận Chương 3 ................................................................................... 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 101
1. Kết luận .................................................................................................. 101
2. Kiến nghị................................................................................................ 102
2.1. Đối với Trung ương: ............................................................................ 102
2.2. Đối với tỉnh Quảng Ngãi ..................................................................... 102
2.3. Đối với huyện ...................................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ


BHYT

Bảo hiểm y tế

DTTN

Diện tích tự nhiên

HTX

Hợp tác xã

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

KL

Kết luận

KT-XH

Kinh tế - xã hội

MTQG

Mục tiêu quốc gia

MTTQVN


Mặt trận tổ quốc Việt Nam

NQ

Nghị quyết

NTM

Nông thôn mới

PTNT

Phát triển nông thôn



Quyết định

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TW

Trung ương


UBND

Ủy ban nhân dân

CNH

Công nghiệp hoá

HĐH

Hiện đại hoá


DANH MỤC BẢNG BIỂU
TT

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1: Tình hình dân số chia theo xã, thị trấn năm 2016 ................... 50
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp kết quả thực hiện Bộ tiêu chí xây dựng nông
thôn mới của các xã, thị trấn đến ngày 31/12/2016................................... 57
Bảng 2.3: Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Đức Phổ theo
từng tiêu chí. ............................................................................................... 59
Bảng 2.4 : Tình hình thực hiện tiêu chí giao thông................................... 63
Bảng 2.5: Tình hình thực hiện tiêu chí thủy lợi ........................................ 64
Bảng 2.6: Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường .................................. 67
Bảng 2.7: Mức độ đóng góp của người dân .............................................. 76

Bảng 2.9: Bộ tiêu chí quốc gia về NTM áp dụng cho các tỉnh Duyên hải
Nam Trung bộ ............................................................................................ 82
Bảng 3.1: Nguồn vốn huy động xây dựng NTM giai đoạn 2017 - 2020 ... 94


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn, là sự nghiệp cách mạng của toàn
Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Đây là mục tiêu, yêu cầu cấp bách cho
sự phát triển bền vững, có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện
nay. Xây dựng nông thôn mới mang tính thời sự, thu hút được sự quan tâm của
người dân, đặc biệt là cộng đồng dân cư khu vực nông thôn.
Nông thôn nước ta luôn chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình dựng nước
và giữ nước. Trong các cuộc chiến tranh chống lại các cuộc xâm lược của ngoại
bang, nông thôn là nơi cung cấp người và của để chiến thắng quân thù. Trong hàng
ngàn năm phát triển, nông thôn là nơi hình thành và lưu giữ nhiều nét bản sắc văn
hóa của dân tộc. Ngày nay, nông thôn vừa là nơi cung cấp lương thực thực phẩm
cho tiêu dùng xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nông sản hàng hóa cho
xuất khẩu, nhân lực cho các hoạt động kinh tế và đời sống của đô thị, vừa là nơi tiêu
thụ hàng hóa do các nhà máy ở thành phố sản xuất ra.
Đất nước ta có hơn 70% số dân sinh sống ở khu vực nông thôn. Vì vậy, suốt
chặng đường lịch sử hơn 86 năm qua, Đảng ta luôn xác định nông nghiệp, nông dân,
nông thôn có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã xác định phương hướng, nhiệm vụ của phát
triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm
an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu.
Muốn vậy cần đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông
nghiệp sinh thái phát triển toàn diện cả về nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện
đại, bền vững, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy

ứng dụng sâu rộng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ
thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh
tranh, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài; nâng
1


cao thu nhập và đời sống của nông dân. Chú trọng đầu tư vùng trọng điểm sản xuất
nông nghiệp. Có chính sách phù hợp để tích tụ, tập trung ruộng đất, thu hút mạnh
các nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp; từng bước hình thành các tổ hợp nông
nghiệp - công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn
gắn với xây dựng nông thôn mới và quá trình đô thị hóa một cách hợp lý, nâng cao
chất lượng dịch vụ và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thu hẹp khoảng cách về phát
triển giữa đô thị và nông thôn, tăng cường kết nối nông thôn - đô thị, phối hợp các
chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn với phát triển công nghiệp, dịch vụ
và đô thị. Phát huy vai trò chủ thể của hộ nông dân và kinh tế hộ; xác định vai trò
hạt nhân của doanh nghiệp trong nông nghiệp, đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nâng cao
hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nông, lâm, ngư nghiệp nhà nước; phát
triển hợp tác xã kiểu mới và các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng; hình thành các
vùng nguyên liệu gắn với chế biến và tiêu thụ.
Trong thời kỳ nào Đảng ta cũng chăm lo đến phát triển kinh tế xã hội ở nông
thôn. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), đất nước ta bước vào công
cuộc đổi mới, nền kinh tế được vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và ngày càng hội nhập sâu hơn với kinh tế thế giới. Sau hơn 30
năm thực hiện đường lối đổi mới, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn
diện và to lớn, góp phần ổn định tình hình kinh tế, xã hội, chính trị, xóa đói giảm
nghèo, nâng cao đời sống cho người dân. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa
tương xứng với tiềm năng, lợi thế; chưa đồng đều giữa các vùng miền trong cả
nước. Nông nghiệp phát triển kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, sản xuất nhỏ phân
tán, năng suất chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hang chưa cao, việc phát huy tốt

nguồn lực cho phát triển sản xuất, chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo
nguồn nhân lực còn hạn chế. Nhận thức rõ vấn đề này, tại Hội nghị trung ương 7
(khóa X) của Đảng ra Nghị quyết số 26- NQ/TW về “ Nông nghiệp, nông dân, nông
thôn” chỉ rõ xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ
cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu
2


bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ;
hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, Thủ tướng chính phủ đã ban hành “ Bộ
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới” tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày
16/4/2009; Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 về sửa đổi một số tiêu
chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới và nay là Quyết định số 1980/QĐTTg ngày 17/10/2016 và “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn
mới” tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 nhằm thống nhất chỉ đạo
việc xây dựng nông thôn mới trên cả nước. Tuy thời gian triển khai thực hiện
chương trình xây dựng nông thôn mới chưa lâu nhưng các địa phương, nhất là cấp
cơ sở đã bộc lộ nhiều lúng túng, vướng mắc trong quá trình chỉ đạo thực hiện.
Huyện Đức Phổ là huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi, cách Thành phố
Quảng Ngãi 40 km về phía Nam. Trong những năm qua, huyện Đức Phổ đã đẩy
mạnh các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư xây dựng bộ mặt nông
thôn như chương trình bê tông hóa kênh mương, làm đường nhựa, xây dựng trường
học, trạm y tế và các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao đạt chuẩn quốc gia, chuyển
đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi, phát triển làng nghề…theo hướng xây dựng
nông thôn mới. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng kết quả đạt được vẫn còn khiêm
tốn, cơ sở hạ tầng của huyện còn nhiều bất cập và xây dựng thiếu quy hoạch, Đức
Phổ là một huyện đồng bằng, kinh tế của huyện phát triển khá, tuy nhiên đời sống
của nhân dân ở nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn.
Triển khai thực hiện Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009; Quyết định

số 342/QĐTTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng nông thôn
mới theo chuẩn nông thôn mới, huyện Đức Phổ đang gặp nhiều khó khăn, vướng
mắc cần giải quyết như xuất phát điểm của huyện thấp, trình độ, năng lực của đội
ngũ cán bộ còn hạn chế, đời sống của nhân dân còn khó khăn. Để góp phần công
sức vào quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương, tác giả chọn đề tài nghiên
cứu: “Quản lý Nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Huyện Đức Phổ,
tỉnh Quảng Ngãi”.
3


2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và các mô hình nông
thôn mới tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua, luận văn đề xuất
các giải pháp, đưa ra các mặt làm được, chưa được. Đồng thời, nghiên cứu lý luận
và thực tiễn để thực hiện mục tiêu nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn
mới ở địa phương thời gian tới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về xây dựng NTM trong phát triển
kinh tế- xã hội của địa phương cấp huyện.
- Trên cơ sở xác định những tiềm năng cùng với những thuận lợi, khó
khăn ảnh hưởng đến quá trình xây dựng NTM ở huyện Đức Phổ; đánh giá thực
trạng xây dựng NTM gắn với phát triển KT- XH của địa phương theo Bộ tiêu chí
5 nhóm với 19 tiêu chí, xác định những kết quả đạt được, những hạn chế cũng
như nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó.
- Phương hướng, giải pháp trọng tâm xây dựng NTM trong phát triển KTXH huyện giai đoạn đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là mô hình nông thôn mới, các chủ thể tham gia quá
trình xây dựng nông thôn mới bao gồm các hộ nông dân, cán bộ, các tổ chức đoàn
thể thuộc huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

4.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về không gian: Địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
* Phạm vi về thời gian: Nguồn số liệu thu thập phục vụ cho việc nghiên cứu
trong 5 năm từ 2012 đến 2016 và đề xuất phương hướng, giải pháp QLNN về xây
dựng nông thôn mới đến năm 2020.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu:
Dựa trên cư sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
4


đường lối, quan điểm của Đảng; chính sách pháp luật của nhà nước về xây dựng
nông thôn mới.
5.2. Phương pháp chọn điểm, thống kê mô tả, thu thập số liệu:
Chọn 14 xã trên địa bàn huyện để nghiên cứu. Luận văn sử dụng các phương
pháp cụ thể như: phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh và thu thập tài
liệu của UBND huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn
Luận văn đã hệ thống hóa lý luận, trình bày rõ, đúng vai trò, nội dung, chức
năng, vị trí, đặc trưng quan trọng của Chương trình xây dựng NTM và ảnh hưởng của
nó đến phát triển KT – XH trên địa bàn cả nước nói chung và ở huyện Đức Phổ nói
riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu khoa học, học tập
các chuyên đề có liên quan đến thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông
thôn mới.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3
chương được kết cấu trong 95 trang, 10 bảng.

Chương 1: Cơ sở khoa học Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới.
Chương 2: Thực trạng Quản lý Nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại
huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu Quản lý Nhà nước về xây dựng nông
thôn mới tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Một số khái niệm về nông thôn, nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới:
1.1.1. Nông thôn
Khi xây dựng lý luận về xã hội, Mác và Ăngghen đã khái quát quy luật chung
về hình thành đô thị, đó là kết quả của quá trình phân công lao động xã hội trong
quá khứ, nhờ đó xã hội loài người tách thành: đô thị và nông thôn. Theo Mác, sự
phân công lao động trong nội bộ của một dân tộc trước hết là do sự tách rời giữa
lao động công nghiệp với lao động nông nghiệp và do đó gây ra sự tách rời giữa
thành thị và nông thôn [45, tr.448]. Sự hình thành đô thị cũng là quá trình làm cho
xã hội nông thôn được khẳng định; vì vậy, giữa nông thôn và đô thị có những
điểm khác biệt. Tuy nhiên, quan niệm về nông thôn có thể khác nhau ở mỗi quốc
gia. Vùng nông thôn có thể được định nghĩa bởi quy mô định cư, mật độ dân số,
khoảng cách đến những vùng thành thị, phân chia hành chính với tầm quan trọng
của ngành công nghiệp.
Trên thế giới, cho đến nay vẫn chưa có khái niệm chính xác về nông thôn và
còn nhiều quan điểm khác nhau. Nói đến khái niệm nông thôn người ta thường so
sánh nông thôn với đô thị. Có ý kiến cho rằng có thể dùng chỉ tiêu dân số, mật độ
dân cư để phân biệt nông thôn với thành thị. Có ý kiến đưa ra nên dung chỉ tiêu
trình độ kết cấu hạ tầng, chỉ tiêu về phát triển sản xuất hàng hóa, lại có ý kiến cho

rằng nông thôn là vùng mà ở đấy chủ yếu làm nông nghiệp. Tất cả những ý kiến
trên theo nhận định của tác giả đều đúng nhưng chưa đầy đủ. Ở mỗi quốc gia đều có
sự phân biệt khác nhau giữa nông thôn và đô thị. Đối với nước ta, theo Nghị định số
41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội
thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở
là Ủy ban nhân dân xã” [6].
Theo tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc, có thể định nghĩa nông thôn theo
6


hai phương pháp: Thứ nhất, thành thị được xác định bởi luật, theo đó, là tất cả
những trung tâm của tỉnh, huyện và các vùng còn lại được xác định là nông thôn.
Thứ hai, sử dụng mức độ tập trung dân số thành cụm quan sát để xác định vùng
thành thị. Việt Nam theo phương pháp thứ nhất để phân định thành thị, nông thôn.
Vì vậy, khái niệm nông thôn mới chỉ có tính chất tương đối, thay đổi theo thời
gian và theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới.
Trong điều kiện ở nước ta hiện nay, nhìn nhận ở góc độ quản lý, có thể hiểu: “Nông
thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp
dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong
một thể chế nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác” [15].
“ Nông thôn được hiểu là địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng
lớn, là nơi sinh sống và lao động của người nông dân, có mật độ dân cư thấp, kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội kém phát triển, trình độ dân trí thấp…”
1.1.2. Nông thôn mới
Đã có một số diễn giải và phân tích về khái niệm thế nào là nông thôn mới.
Nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn chứ không phải là thị tứ; đó là nông
thôn mới chứ không phải nông thôn truyền thống. Nếu so sánh giữa nông thôn mới
và nông thôn truyền thống, thì nông thôn mới phải bao hàm cơ cấu và chức năng
mới (Cù Ngọc Hưởng, 2006).

Nông thôn mới là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của
người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và
thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh
chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Nông thôn mới có kinh tế
phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát
triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô
thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo
vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính
trị và trật tự xã hội. [21]
Đặc trưng của nông thôn mới:
7


Theo cuốn “Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới” (Nxb Lao động
2010), đặc trưng của Nông thôn mới thời kỳ CNH –HĐH, giai đoạn 2010-2020, bao
gồm: Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được
nâng cao; Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội
hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ; Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa
dân tộc được giữ gìn và phát huy; An ninh tốt, quản lý dân chủ; Chất lương hệ
thống chính trị được nâng cao...[21]
Ngày 20/02/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 342/QĐTTg sửa đổi bổ sung Quyết định số 491/QĐ-TTg về Bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới gồm 19 tiêu chí là: Tiêu chí về quy hoạch và thực hiện quy hoạch; tiêu chí
về giao thông; tiêu chí về thủy lợi; tiêu chí về điện; tiêu chí trường học; tiêu chí cơ
sở vật chất văn hóa; tiêu chí chợ nông thôn; tiêu chí về bưu điện; tiêu chí về nhà ở
dân cư; tiêu chí về y tế; tiêu chí về văn hóa; tiêu chí về môi trường; tiêu chí về hệ
thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; tiêu chí về an ninh, trật tự xã hội.
- Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT, ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn
mới quy định tại điều 3: Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
có thể bổ sung thêm tiêu chí hoặc quy định mức đạt của các tiêu chí cho phù hợp

với điều kiện cụ thể của địa phương nhưng không được thấp hơn mức quy định
trong Bộ tiêu chí quốc gia.
Từ Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và quy định của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, chúng ta thấy nông thôn mới là nông thôn toàn diện bao gồm
tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội đến quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường
sinh thái và phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng.
Ngày 4/6/2010 Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg
về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 – 2020 và đến ngày 16/8/2016 Thủ Tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết
định số 1600/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020. Tại quyết định này, mục tiêu chung của
8


Chương trình được xác định là: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý,
gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông
thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn
hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời
sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng
xã hội chủ nghĩa.[8]
Các nhà nghiên cứu có nhiều tiếp cận khác nhau: tác giả Vũ Trọng Khải trong
cuốn sách “ Phát triển nông thôn Việt Nam”: Từ làng xã truyền thống đến văn minh
hiện đại cho rằng, NTM là nông thôn văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ được nét
đẹp truyền thống Việt Nam. TS. Tô Văn Trường cho rằng, NTM cũng phải giữ
được tính truyền thống, những nét đặc trưng nhất, bản sắc từng vùng, từng dân tộc
và nâng cao giá trị đoàn kết của cộng đồng, mức sống của người dân. Mô hình nông
thôn tiên tiến phải được dựa trên nền tảng cơ bản là nông dân có tri thức. Họ phải có
trình độ khoa học về thổ nhưỡng, giống cây trồng, hóa học phân bón, thuốc trừ sâu,
quản lý dịch bệnh, bảo quản sau thu hoạch, kinh tế nông nghiệp… Có tác giả lại

khẳng định, NTM phải tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng làm đòn bảy phát
triển các ngành nghề khác; NTM đạt được bộ tiêu chí do Chính phủ ban hành; NTM
phải cải tạo được cảnh quan, bảo vệ môi trường, phục vụ CNH, HĐH đất nước;
NTM phải áp dụng khoa học kỹ thuật mới, nâng cao thu nhập cho người dân. Một
số quan niệm khác cho rằng, NTM là nông thôn có kinh tế phát triển, đời sống vật
chất tinh thần của nhân dân nâng cao, có quy hoạch, kết cấu hạ tầng hiện đại, môi
trường sinh thái trong lành, dân trí cao, giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, an
ninh chính trị được giữ vững.
Như vậy, công thức NTM là: Nông thôn mới = Nông dân mới + Nền nông
nghiệp mới.
Qua đó cho thấy, nhìn chung các học giả khá thống nhất khẳng định quan điểm
về NTM đó là, nông thôn có kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân được nâng cao, dân trí cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và tái tạo.
9


1.1.3. Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng
đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang
trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ);
có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời
sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của
cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế – xã hội, mà là vấn
đề kinh tế – chính trị tổng hợp.
Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực,
chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ,
văn minh.
1.2. Quản lý Nhà nước về xây dựng nông thôn mới
1.2.1. Vai trò của nông thôn và nông thôn mới đối với xây dựng đất nước:

Xây dựng nông thôn mới đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạn mới. Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi
mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt
nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, trong những năm qua việc xây dựng nông thôn
mới còn gặp không ít khó khăn và đang bộc lộ những hạn chế cần được khắc phục.
Do đó, việc xây dựng nông thôn mới đối với xây dựng đất nước trong giai đoạn
hiện nay là hết sức cần thiết, bởi một số lý do sau:
- Quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển nông thôn còn nhiều bất cập.
Nông thôn phát triển mang tính tự phát; không bảo vệ được cảnh quan, môi trường
sinh thái; bản sắc văn hóa truyền thống bị mai một.
- Kết cấu hạ tầng nông thôn như giao thong, thủy lợi, trường học, trạm y tế,
cấp nước… còn yếu kém.
- Môi trường nông thôn ngày càng ô nhiễm, tệ nạn xã hội ngày một gia tăng;
đạo đức xã hội xuống cấp…
- Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao
10


khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Sản xuất nông nghiệp
còn lạc hậu, quan hệ sản xuất chậm đổi mới.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp
còn chậm, lao động đang sinh sống và làm việc ở khu vực nông thôn lớn nhưng tỷ
lệ đóng góp vào thu nhập quốc nội chưa tương xứng, chênh lệch giàu nghèo giữa
nông thôn và thành thị còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc.
Vì vậy, xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, góp phần cải
thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân sinh sống ở địa bàn
nông thôn. Mặt khác, mục tiêu mà Đảng và Chính phủ đặt ra đến năm 2020 là nước
ta phải cơ bản trở thành nước công nghiệp.
- Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng
đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang

trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ);
có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời
sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
- Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân,
của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là
vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.
- Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực,
chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ,
văn minh. [21]
Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
- Nội dung xây dựng nông thôn mới hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc
gia được qui định tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng
Chính phủ.
- Xây dựng nông thôn mới theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của
cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban
hành các tiêu chí, quy chuẩn, xã đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn.
11


Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để
quyết định và tổ chức thực hiện.
- Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu
quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển
khai ở nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế,
chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy động
đóng góp của các tầng lớp dân cư.
- Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy hoạch
và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch.
- Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp uỷ Đảng, chính

quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ
chức thực hiện; Hình thành cuộc vận động “toàn dân xây dựng nông thôn mới" do
Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp
nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng nông thôn mới.[21]
Từ Quyết định 800/Q Đ-TTg; Quyết định số 1600/QĐ-TTg của Thủ Tướng
Chính phủ thì: Xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông thôn đạt 19 tiêu chí của
Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới.
“Xây dựng nông thôn mới là cuộc vận động sâu rộng để dân cư nông thôn
hiểu, cùng tham gia với các cấp, các ngành đóng góp nguồn lực xây dựng quê
hương khang trang, sạch đẹp, sản xuất phát triển toàn diện, bền vững; nếp sống văn
hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo, đồng thời không ngừng nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hòa giữa các vùng, tạo sự
chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn”.[3]
1.2.2. Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới:
Vai trò của người dân trong xây dựng NTM văn minh, hiện đại, được thể hiện
là: (1) chủ thể tích cực tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch và thực hiện quy
hoạch xây dựng NTM; (2) chủ thể chủ động và sáng tạo trong xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn; (3) chủ thể trực tiếp trong phát triển kinh tế và tổ
12


chức sản xuất CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn; (4) chủ thể tích cực, sáng tạo
trong xây dựng và gìn giữ đời sống văn hoá – xã hội, môi trường ở nông thôn; (5) là
nhân tố góp phần quan trọng vào xây dựng hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh,
bảo đảm an ninh trật tự xã hội ở cơ sở.
Xây dựng NTM là nhiệm vụ chiến lược, đang đặt ra nhiều vấn đề cần tập trung
nỗ lực của Nhà nước và nhân dân. Muốn xây dựng nông thôn mới thành công việc
đầu tiên là đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động mọi tầng lớp nhân dân tham
gia, làm cho người dân hiểu rõ vai trò của mình là chủ thể xây dựng nông thôn mới,
tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước, tạo ra phong trào thi

đua sôi nổi trong xã hội và giúp cho cộng đồng chủ động hơn trong việc hưởng lợi
từ chương trình.
Lấy phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ”
làm mục tiêu định hướng cho các nội dung tuyên truyền vận động nhân dân xây
dựng nông thôn mới.
Bên cạnh đó thường xuyên lồng ghép trong tổ chức các hoạt động văn hoá,
văn nghệ, thể thao, trong sinh hoạt chính trị, học tập Nghị quyết chuyên đề; công tác
tuyên truyền thực sự làm chuyển biến nhận thức trong các cấp chính quyền; đặc biệt
là nhân dân hiểu về vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới là của nhân dân,
do nhân dân làm chủ.
1.2.3. Đặc điểm của nông thôn và nông thôn mới:
Xây dựng nông thôn mới sẽ làm kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh
thần của cư dân nông thôn được nâng cao. Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ
cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ. Dân trí được
nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy. An ninh tốt, quản lý
dân chủ. Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao.
1.2.4. Nội dung QLNN về xây dựng nông thôn mới:
1.2.4.1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Quy hoạch NTM là bố trí, sắp xếp các khu chức năng, sản xuất, dịch vụ, hạ
tầng KT - XH, môi trường trên địa bàn theo tiêu chuẩn NTM, gắn với đặc thù, tiềm
13


năng, lợi thế của từng địa phương. Nội dung chủ yếu của quy hoạch xây dựng NTM
là đầu tư xây dựng, mở rộng phát triển theo hướng đa dạng hóa sản xuất nông
nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống, các dịch vụ nhằm
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn.[5]
Nội dung:
- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu:
+ Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông

nghiệp hàng hóa theo Thông tư 07/2010/TT-BNNPTNT, ngày 08/02/2010 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ theo Thông tư số 31/2009/TT-BXD, ngày 10/9/2009 của
Bộ Xây dựng.
- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường; phát triển các khu
dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã theo Thông tư số
09/2010/TT-BXD, ngày 04/8/2010 và Sổ tay hướng dẫn lập quy hoạch nông thôn
mới của Bộ Xây dựng. [7]
Yêu cầu: Đạt tiêu chí số 01 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
1.2.4.2. Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội
Cùng với khoa học - công nghệ, phát triển kết cấu hạ tầng là điều kiện quan
trọng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển. Hệ thống kết
cấu hạ tầng là cầu nối quan trọng giữa nông thôn với thành thị và thị trường quốc tế.
Xây dựng kết cấu hạ tầng có vai trò quan trọng đối với việc phát triển KT - XH,
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nông thôn, góp phần thu hẹp
chênh lệch khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị, tạo dựng bộ mặt
NTM văn minh, hiện đại.
Nội dung:
- Về giao thông:
+ Hoàn thiện đường xã, liên xã, đường xã xuống thôn bằng nhựa hóa hoặc bê
tông hóa theo tiêu chuẩn đường ô tô cấp VI được quy định trong TCVN 4054-2005;
14


+ Hoàn thiện đường trục thôn, xóm được cứng hóa theo tiêu chuẩn 22TCVN
210:1992.
+ Xây dựng đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa, trong đó
phần lớn được cứng hóa theo tiêu chuẩn 22TCVN 210:1992 (hoặc tiêu chuẩn thiết
kế áo đường cứng 22 TCN 223-95);

+ Xây dựng đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận
tiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 4454/1987 của Bộ xây dựng.
- Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt
và sản xuất trên địa bàn đáp ứng Quy trình kỹ thuật điện nông thôn năm 2006
(QĐKT - ĐNT-2006).
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa
thể thao trên địa bàn:
+ Xây dựng, hoàn thiện trung tâm văn hóa, thể thao xã (gồm nhà văn hóa đa
năng và sân thể thao phổ thông) đảm bảo theo Quy chuẩn trung tâm văn hóa, thể
thao xã của Bộ văn hóa, thể thao và Du lịch (ban hành kèm theo Quyết định
2448/QĐ-BVHTTDL, ngày 07/7/2009);
+ Xây dựng, hoàn thiện nhà văn hóa và khu thể thao thôn.
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trên địa
bàn theo Quyết định 370/2002/QĐ-BYT, ngày 07/2/2002 của Bộ Y tế.
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục trên
địa bàn.
+Hoàn thiện trường mầm non, nhà trẻ có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia
theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 262:2002 và đảm bảo quy định theo
Quyết định số 36/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 16/7/2008 của Bộ Giáo dục về ban
hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia;
+Hoàn thiện trường tiểu học có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia theo tiêu
chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 3978-1984 và đảm bảo quy định theo Quyết định
số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT, ngày 24/10/2005 của Bộ Giáo dục về ban hành Quy chế
chuẩn công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia;
15


+ Hoàn thiện trường trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia theo
tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 3978-1984 và đảm bảo quy định theo Quyết
định số 27/2001/QĐ-BGD&ĐT, ngày 05/7/2001 của Bộ Giáo dục về ban hành Quy

chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
- Xây dựng, hoàn thiện chợ nông thôn đạt chuẩn TCXDVN 361:2000 của Bộ
xây dựng.
- Về bưu điện:
+ Xây dựng điểm phục vụ bưu chính viễn thông (đại lý bưu điện hoặc ki ốt,
bưu cục hoặc điểm bưu điện – văn hóa, thùng thư công cộng, điểm truy nhập dịch
vụ bưu chính, viễn thông...) với diện tích tối thiểu 150m2;
+ Xây dựng điểm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet ở thôn (đối với Internet
băng rộng (ADSL) theo tiêu chuẩn TCN 68-227:2006 ban hành tại Quyết định định
số 55/2006/QĐ-BBCVT ngày 25/12/2006 của Bộ Bưu chính viễn thông) .
- Cải tạo, xây mới xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn:
+Xây dựng đê hoặc bờ bao chống lũ theo tiêu chuẩn hoàn chỉnh mặt cắt thiết
kế, cứng hóa mặt đê và đường hành lang chân đê, trồng cỏ mái đê, trồng cây chân
đê phía sông, phía biển; cống dưới đê vững chắc, đồng bộ với mặt cắt đê; lử lý sạt
lở đảm bảo ổn định; đảm bảo môi trường xanh sạch đẹp; có ban chỉ huy phòng
chống lụt bão xã, có đội quản lý đê nhân dân, đội tuần tra, canh gác đê trong mùa
mưa lũ theo quy định, hoạt động có hiệu quả;
+ Hoàn thiện các công trình tưới tiêu, cấp nước công nghiệp, cấp nước sinh
hoạt đảm bảo theo tiêu chuẩn thiết kế Việt Nam đối với từng loại, phát huy trên
75% năng lực thiết kế, 100% công trình có chủ quản lý đích thực;
+ Kiên cố hóa kênh mương (kể cả mương nội đồng);
- Hoàn chỉnh trụ sở xã: Trụ sở xã xây dựng ở nơi trung tâm, thuận tiện đối nội,
đối ngoại, diện tích khuôn viên tối thiểu 1000m2, diện tích sử dụng của trụ sở đối
với khu vực đồng bằng, trung du tối thiểu 500m2, khu vực miền núi hải đảo tối
thiểu 400m2; mật độ xây dựng dưới 50%, mật độ cây xanh trên 30%.
- Nhà ở nông thôn: Chỉnh trang các khu dân cư hiện có; xóa nhà tạm, dột nát,
16



×