Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Phân tích chính sách thuế bảo vệ môi trường (BVMT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.02 KB, 41 trang )

----------

TIỂU LUẬN

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

GIẢNG VIÊN:
HỌC VIÊN

:

MSSV

:

LỚP

:

TPHCM
Tháng 06 - 2017
1


MỤC LỤC


PHẦN A. LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong thời gian qua, các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt


Nam nói riêng đang phải đối mặt với các thách thức từ các cuộc khủng
hoảng kinh tế, xã hội xảy ra liên tiếp tại nhiều quốc gia. Đồng thời, bối
cảnh biến đổi khí hậu ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, tài
nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. Ở nước ta trong những năm
gần đây, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát
triển đô thị đã làm gia tăng chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt,
số lượng chất thải rắn trong sinh hoạt và trong công nghiệp. Hiện trạng
môi trường xuống cấp là vấn đề nghiêm trọng đối với phát triển bền
vững của nước ta trong thời gian tới, nếu như không kịp thời có các giải
pháp giảm dần lượng phát thải chất độc hại. Do đó xu hướng phát triển
kinh tế bền vững, ít gây ô nhiễm môi trường ngày càng được thế giới
quan tâm và trở thành một trong những ưu tiên của nhiều nước.
Bảo vệ môi trường là mục tiêu to lớn, cơ bản và lâu dài của mọi
quốc gia. Để bảo vệ môi trường có thể sử dụng các chính sách, công cụ
khác nhau, trong đó, chính sách thuế được coi là chính sách rất quan
trọng điều chỉnh các chủ thể trong nền kinh tế, xã hội, các hoạt động
trong lĩnh vực môi trường, từ đó, có tác động trực tiếp đến bảo vệ môi
trường của một quốc gia. Tuy nhiên chính sách thuế bảo vệ môi trường
hiện hành trong quá trình thực thi cũng có một số hạn chế cần được
nhìn nhận đúng đắn.
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá sơ lược tác động của thuế bảo vệ môi trường đối với Việt
Nam. Từ đó sẽ có được cái nhìn khái quát về mặt tích cực cũng như
mặt hạn chế của thuế bảo vệ môi trường của Việt Nam.

3


Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp cụ thể để góp
phần cải thiện tính hiệu quả khi thực thi Luật thuế bảo vệ môi trường

tại Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên việc tham khảo Luật thuế bảo vệ môi trường
tại Việt Nam, một số bài viết trên các tạp chí, một số giáo trình về Thuế
bảo vệ môi trường của các trường Đại học tại Việt Nam…

4


PHẦN B. NỘI DUNG
Chương I: Tổng quan lý thuyết
1. Lí luận chung về thuế bảo vệ môi trường
1.1. Khái niệm Thuế
Mặc dù có nhiều cách định nghĩa về thuế nhưng có thể hiểu một
cách chung nhất về thuế như sau: Thuế là một khoản đóng góp bắt
buộc cho nhà nước do luật pháp quy định đối với các pháp nhân và thể
nhân thuộc đối tượng chịu thuế nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà
nước. Thuế là hình thức phân phối lại nguồn tài chính của xã hội, không
mang tính hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế.
1.2. Khái niệm thuế bảo vệ môi trường
Một cách khái quát, môi trường được hiểu là toàn bộ “các yếu tố
tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến
đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
Khái niệm thuế môi trường thường được tiếp cận dưới hai góc độ:
Theo nghĩa rộng, thuế môi trường là toàn bộ các khoản thuế mà
chủ thể nộp thuế phải đóng góp liên quan đến việc tác động đến môi
trường thông qua hành vi của mình. Dưới quan điểm này, thuế môi
trường được hiểu là thuế liên quan đến môi trường, bao gồm các loại
thuế như thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với các sản phẩm
gây ô nhiễm như ô tô, thuốc lá), thuế thu nhập doanh nghiệp (ví dụ: sử

dụng công nghệ sạch, khai thác tài nguyên quý hiếm), v.v.
Theo nghĩa hẹp, thuế môi trường được hiểu là một loại thuế riêng
biệt, được Quốc hội ban hành dưới hình thức Luật hoặc Pháp lệnh, điều
chỉnh quan hệ giữa nhà nước và các chủ thể có hành vi tác động tiêu
cực đến môi trường. Như vậy, thuế môi trường là loại thuế mà các chủ
thể có khả năng tác động tiêu cực đến môi trường phải nộp nhằm
phòng, chống ô nhiễm môi trường và đảm bảo phát triển bền vững.
Đa phần các quốc gia trên thế giới đều giải thích khái niệm thuế
môi trường theo nghĩa rộng, tuy nhiên ở Việt Nam, khái niệm thuế môi
trường lại được hiểu theo nghĩa hẹp cụ thể là tại Khoản 1 Điều 2 Luật
5


thuế bảo vệ môi trường năm 2010 đưa ra khái niệm về thuế bảo vệ môi
trường như sau: “Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào
sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây
tác động xấu đến môi trường”.
2. Mục tiêu của thuế bảo vệ môi trường
Việc ban hành và áp dụng Luật Thuế bảo vệ môi trường là cần
thiết, nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, ổn định điều chỉnh toàn
diện các hành vi tác động tiêu cực đến môi trường, để điều chỉnh trực
tiếp hành vi của các chủ thể có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp gây ô
nhiễm môi trường và nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, chống chuyển
dịch công nghệ bẩn vào Việt Nam. Khắc phục hạn chế trong chính sách
thu hiện hành; tạo nguồn lực tài chính bù đắp chi phí bảo vệ môi
trường, đồng thời tạo lập và sử dụng nguồn kinh phí trực tiếp đó để đầu
tư xây dựng các biện pháp cải thiện môi trường, tuyên truyền tác động
đến ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường; bảo đảm hài hoà
giữa phát triển kinh tế với phát triển bền vững; đồng thời đáp ứng việc
thực hiện cam kết quốc tế, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.

Khuyến khích phát triển kinh tế đi liền với giảm ô nhiễm môi
trường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất
lượng cuộc sống, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, từ đó thay đổi
nhận thức, hành vi của các cá nhân và doanh nghiệp trong sản xuất và
tiêu dùng nhằm phát thải.
Nhìn chung, mục tiêu, yêu cầu ban hành Luật thuế BVMT là:
(i) Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững, khuyến khích
phát triển kinh tế đi liền giảm ô nhiễm môi trường, phù hợp với tình
hình kinh tế hiện nay và những năm tới;

6


(ii) Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội, từ đó góp
phần thay đổi nhận thức, hành vi của tổ chức, cá nhân trong sản xuất
và tiêu dùng nhằm giảm phát thải ô nhiễm tại nguồn;
(iii) Tăng cường quản lý nhà nước, thể chế hoá chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước; thực hiện cam kết của Chính phủ với cộng
đồng quốc tế;
(iv) Các quy định trong Luật rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ
quản lý;
(v) Động viên hợp lý đóng góp của xã hội, tạo thêm nguồn thu để
giải quyết vấn đề môi trường, đồng thời phải đảm bảo tính cạnh tranh
của nền kinh tế, của các sản phẩm chủ yếu của Việt Nam.

7


Chương II: Thực trạng về thuế bảo vệ môi trường tại Việt Nam
1. Cơ sở pháp lý của thuế bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường luôn được xác định là một chủ trương, chính
sách lớn, nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Điều 29 Hiến pháp năm 1992 qui định: “Các cơ quan Nhà nước,
các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, các đoàn thể xã hội và tất cả các
cá nhân phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về việc sử dụng hợp
lý các tài sản thiên nhiên và bảo vệ môi trường”.
Điều 112 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 qui định: “Tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm gây tác
động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người thì phải nộp
thuế bảo vệ môi trường ”.
Nghị quyết số 41-NQ /TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị cũng
nêu rõ quan điểm về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiêp hoá, hiện đại hoá đất nước: “Bảo vệ môi trường là một trong
những vẫn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và
chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc
phát triển kinh tế- xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc
đẩy hội nhập kinh tế quốc tế...”.
Ngày 15/11/2010, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 đã thông qua
Luật Thuế BVMT và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012 - đây là văn
bản duy nhất điều chỉnh một cách trực tiếp vào các sản phẩm gây ô
nhiễm môi trường.
Luật thuế bảo vệ môi trường năm 2010 bao gồm 4 chương, trong
đó những nội dung chính của Luật nằm ở ba chương đầu được khái
quát như sau:
Chương 1: Luật thuế bảo vệ môi trường năm 2010 giải thích
nhằm làm rõ những thuật ngữ pháp lý, thuật ngữ khoa học; bên cạnh
đó liệt kê về các đối tượng chịu thuế – những đối tượng gây tác động
8



tiêu cực tới môi trường, sức khỏe con người và những đối tượng không
chịu thuế – những đối tượng không nằm trong đối tượng chịu thuế của
Luật hoặc thuộc đối tượng chịu thuế của Luật nhưng rơi vào một số
trường hợp nhất định. Ngoài ra, Luật còn quy định những chủ thể phải
nộp thuế bảo vệ môi trường.
Chương 2: Quy định về căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế,
biểu khung thuế.
Việc quy định những nội dung trên giúp tạo nên sự minh bạch, rõ
ràng, trong việc tính thuế bảo vệ môi trường, tạo nên sự hợp lý trong
việc tính thuế đối với các đối tượng chịu thuế khác nhau và góp phần
làm ổn định nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Chương 3: Quy định về thời điểm tính thuế, khai thuế, tính thuế,
nộp thuế, hoàn thuế.
Quy định thời điểm tính thuế riêng biệt cho từng loại hàng hóa để
nhằm phù hợp với đặc thù riêng của mỗi loại hàng hóa và thuận lợi cho
quản lý thu thuế bảo vệ môi trường; quy định khai thuế, tính thuế, nộp
thuế nhằm đảm bảo việc thực iện luật này được nhanh chóng, thuận
tiện, tránh làm tăng chi phí trong việc tổ chức thực hiện luật này. Ngoài
ra chúng ta biết rằng thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu vì
vậy sẽ là cần thiết khi qui định một số nội dung về hoàn thuế để tránh
phát sinh vướng mắc trong thực hiện.
2. Đối tượng nộp thuế bảo vệ môi trường
Luật hiện hành phân chia nhóm đối tượng nộp thuế thành 8 nhóm
chính:
* Xăng, dầu, mỡ nhờn: a) Xăng các loại; b) Nhiên liệu bay; c) Dầu
diezel;
*
*
*

*
*
*

d) Dầu hoả; đ) Dầu mazut; e) Dầu nhờn; g) Mỡ nhờn.
Than: a) Than nâu; b) Than đá; c) Than antraxit; d) Than mỡ.
Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC).
Túi nilông thuộc diện chịu thuế.
Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.
Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.
Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.
9


* Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.
Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế
khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ
Quốc hội xem xét, quy định. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
3. Phương pháp tính thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường được xây dựng trên nguyên tắc người
nào sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm phải nộp thuế. Đây là một loại
thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hoá khi sử dụng gây tác động
xấu đến môi trường.
Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp bằng số lượng đơn vị hàng
hoá chịu thuế nhân với mức thuế tuyệt đối qui định trên một đơn vị
hàng hoá.
* Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường là số lượng hàng hoá tính
thuế và mức thuế tuyệt đối.
* Số lượng hàng hoá tính thuế:
- Đối với hàng hoá sản xuất trong nước, số lượng hàng hoá tính

thuế là số lượng hàng hoá sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ,
tặng cho.
- Đối với hàng hoá nhập khẩu, số lượng hàng hoá tính thuế là số
lượng hàng hoá nhập khẩu.
* Mức thuế tuyệt đối được qui định tại Điều 8 của Luật thuế bảo
vệ môi trường năm 2010.
Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định mức thuế cụ thể đối với từng
loại hàng hóa chịu thuế bảo đảm các nguyên tắc:
- Mức thuế đối với hàng hóa chịu thuế phù hợp với chính sách
phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ;
- Mức thuế đối với hàng hóa chịu thuế được xác định theo mức độ
gây tác động xấu đến môi trường của hàng hóa.
4. Thực trạng thi hành thuế bảo vệ môi trường tại Việt Nam
Xuất phát từ mục tiêu của thuế BVMT là nhằm nâng cao ý thức
BVMT của toàn xã hội, động viên hợp lý sự đóng góp của xã hội, Luật
10


thuế BVMT là cơ sở pháp lý, là công cụ tài chính quan trọng góp phần
thực hiện công tác BVMT. Việc ban hành Luật thuế BVMT đã góp phần
nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành ở Trung ương và địa
phương về nhận thức vấn đề môi trường; tạo cơ sở pháp lý thuận lợi
cho việc áp dụng khoản thu mới về môi trường. Từ đó, góp phần xây
dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, có tính khả thi,
công khai và minh bạch, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển đất
nước trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
Sau gần 5 năm thực hiện, Luật thuế BVMT đã có nhiều tác động
tích cực và hiệu quả đối với đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất
nước, thể hiện ở những điểm cơ bản như sau:
4.1. Thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà

nước

Luật thuế BVMT được ban hành đã thể chế hóa đường lối chính

sách của Đảng và Nhà nước về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung
pháp lý về chính sách thuế BVMT.
BVMT được xác định là một chủ trương, chính sách lớn, nhiệm vụ
quan trọng của Đảng và Nhà nước trong quá trình CNH, HĐH đất nước.
Hiến pháp năm 1992 qui định: “Các cơ quan Nhà nước, các đơn vị
thuộc lực lượng vũ trang, các đoàn thể xã hội và tất cả các cá nhân
phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về việc sử dụng hợp lý các tài
sản thiên nhiên, và bảo vệ môi trường” (Điều 29); Luật BVMT năm 2005
quy định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh một số
sản phẩm gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe con
người thì phải nộp thuế bảo vệ môi trường”(Điều 112). Luật thuế BVMT
được ban hành phù hợp với yêu cầu cải cách, hoàn thiện khung chính
sách về thuế BVMT theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế (ban hành
kèm theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng
Chính phủ) là:“…tiếp tục nghiên cứu, bổ sung đối tượng thu, điều chỉnh

11


mức điều tiết nhằm góp phần hạn chế sử dụng những hàng hóa gây
tác động xấu đến môi trường sinh thái”.
Luật thuế BVMT quy định thuế BVMT là thuế gián thu, thu vào sản
phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Luật
thuế BVMT quy định 8 nhóm sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu
thuế, gồm: Xăng, dầu, mỡ nhờn; Than đá; Dung dịch hydro-chlorofluoro-carbon (HCFC); Túi nilông thuộc diện chịu thuế; Thuốc diệt cỏ
thuộc loại hạn chế sử dụng; Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng;

Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng; Thuốc khử trùng
kho thuộc loại hạn chế sử dụng. Người nộp thuế BVMT là tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu
thuế theo quy định của Luật (Điều 3), không phân biệt giữa các thành
phần kinh tế cũng như phân biệt doanh nghiệp trong nước, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo môi trường đầu tư ổn định, thu
hút vốn đầu tư trong và ngoài nước cho quá trình phát triển kinh tế đất
nước.
Thuế BVMT đưa chi phí “gây ô nhiễm môi trường” (các yếu tố
ngoại ứng) vào giá bán của hàng hóa nên thu thuế BVMT làm tăng giá
sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế. Vì vậy, thuế BVMT là
giải pháp tài chính khuyến khích sản xuất, sử dụng sản phẩm, hàng
hóa thân thiện với môi trường; hạn chế việc sản xuất, sử dụng hàng
hóa gây tác động xấu đến môi trường (như sử dụng xăng, dầu, than đá
thải ra khí các-bon, lưu huỳnh; sử dụng dung dịch HCFC gây hiệu ứng
nhà kính, suy giảm tầng ôzôn, biến đổi khí hậu), từ đó góp phần BVMT
và phát triển bền vững có gắn với BVMT.
Luật thuế bảo vệ môi trường được ban hành đồng bộ cùng với các
Luật thuế như Luật Quản lý thuế, Luật thuế GTGT, thuế TNDN... góp
phần đảm bảo mục tiêu xây dựng hệ thống thuế đồng bộ, thống nhất
12


với các văn bản khác có liên quan, góp phần tạo môi trường pháp lý
bình đẳng, công bằng. Luật thuế BVMT cùng với các quy định của luật
và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành, các văn bản
quy phạm pháp luật có liên quan, tạo thành hệ thống pháp luật về
chính sách thu bảo vệ môi trường hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế bền vững, khuyến khích phát triển kinh tế đi liền giảm ô
nhiễm môi trường; góp phần nâng cao trách nhiệm và nhận thức của

xã hội đối với môi trường; khuyến khích sản xuất, tiêu dùng hàng hóa
thân thiện với môi trường.
4.2. Thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam với cộng
đồng quốc tế
Luật thuế BVMT được ban hành đã thể hiện cam kết của Chính
phủ Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Cụ thể:
- Việc đưa các sản phẩm như xăng, dầu, mỡ nhờn, than, dung dịch
HCFC vào đối tượng chịu thuế BVMT góp phần thực hiện cam kết của
Việt Nam trong thực hiện“Cơ chế phát triển sạch” (CDM) trong các lĩnh
vực năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, quản lý chất thải... tại
Nghị định thư Kyoto về kiểm soát khí thải nhà kính (có hiệu lực từ ngày
16/2/2005);
- Việc đưa dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC) vào đối
tượng chịu thuế BVMT góp phần đảm bảo cam kết của Việt Nam là
hoàn thành loại bỏ HCFC vào năm 2030 tại Nghị định thư Montreal
(Việt Nam là thành viên từ tháng 1/1994) về các chất làm suy giảm
tầng ozon (là một hiệp ước quốc tế được thiết kế để bảo vệ tầng ozon
bằng cách loại bỏ dần việc sản xuất nhiều các chất, trong đó có dung
dịch HCFC).
- Việc đưa các sản phẩm như xăng, dầu, mỡ nhờn, than, dung dịch
HCFC vào đối tượng chịu thuế BVMT đã thể hiện nỗ lực của Việt Nam
trong việc thực hiện cam kết thực hiện cơ chế phát triển xanh CDM, từ
13


đó nâng cao hiệu quả trong việc tiếp nhận hỗ trợ tài chính và chuyển
giao công nghệ mới từ các nước phát triển tham gia Nghị định thư
Kyoto thông qua các dự án CDM cũng như hướng tới phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Ngoài ra, hiện nay Việt Nam đã tham gia tích cực vào các công

ước và hiệp ước đa phương khác về BVMT như Công ước Ramsar về các
vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (1989), Tuyên bố Rio về
BVMT và phát triển; Chương trình Nghị sự toàn cầu 21; Công ước khung
của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (1992); Công ước Vienna về bảo
vệ tầng Ozone; Công ước Liên hợp quốc về Luật biển; Công ước về Đa
dạng sinh học (1994); Tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch hơn
(1999)... Việc ban hành thuế BVMT góp phần hoàn thiện hệ thống pháp
luật về môi trường, thúc đẩu tuân thủ và thực thi pháp luật về môi
trường, thể hiện nỗ lực của Việt Nam đối với thực thi đầy đủ các cam
kết về môi trường với cộng đồng quốc tế.
4.3. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội,
góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của tổ chức, cá nhân
trong sản xuất, tiêu dùng sản phẩm gây ô nhiễm môi trường
Luật thuế BVMT là một công cụ kinh tế hiệu quả trong quản lý và
bảo vệ môi trường. Luật thuế BVMT đươc xây dựng trên nguyên tắc
người gây ô nhiễm phải nộp thuế. Ngoài ra, thuế BVMT được cấu thành
vào giá sản phẩm hàng hóa. Theo đó, đối với nhà sản xuất muốn bán
được nhiều sản phẩm hơn, đối với người tiêu dùng muốn mua sản
phẩm hàng hóa với giá thấp hơn thì thuế BVMT góp phần định hướng
tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường hơn.
Qua tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Luật thuế bảo vệ môi
trường cho thấy, thuế BVMT có vai trò định hướng hành vi của chủ thể
tiêu dùng, sản xuất và kinh doanh theo hướng giảm thiểu ô nhiễm môi
trường. Bên cạnh các công cụ kinh tế khác, thuế BVMT thúc đẩy các
doanh nghiệp ý thức hơn trong việc tìm kiếm các biện pháp nhằm hạn
14


chế tác động bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, quan tâm hơn
đến áp dụng các công nghệ sạch, công nghệ sản xuất tiên tiến, nghiên

cứu sử dụng nguyên liệu thay thế nguyên liệu hóa thạch để sản xuất
các sản phẩm thân thiện với môi trường, thay thế các sản phẩm gây ô
nhiễm môi trường và kiểm soát ô nhiễm, góp phần sử dụng tài nguyên
tiết kiệm, hiệu quả.
4.4 Về tính rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ quản lý
trong các quy định tại Luật
Luật thuế BVMT có bố cục rõ ràng, bao gồm 4 Chương, 13 Điều
với những quy định cụ thể về phạm vi điều chỉnh, đối tượng chịu thuế,
đối tượng không thuộc diện chịu thuế, người nộp thuế BVMT, căn cứ
tính thuế, khai, tính, nộp và hoàn thuế…đã tạo thuận lợi trong quá
trình triển khai Luật. Ngoài ra, những quy định cụ thể về thuế suất và
biểu khung thuế suất, đối tượng chịu thuế, đã đảm bảo tính rõ ràng, dễ
hiểu, dễ quản lý của Luật. Cụ thể như:
- Về thuế suất và biểu khung thuế suất:
Luật quy định Biểu khung thuế BVMT với mức thuế tuyệt đối tối
thiểu và mức thuế tuyệt đối tối đa. Các mức thuế tuyệt đối tối thiểu và
mức thuế tuyệt đối tối đa được xây dựng theo nguyên tắc phân biệt
theo mức độ gây tác động xấu đến môi trường hoặc chi phí khắc phục
hậu quả do sử dụng hàng hóa gây ra và có kế thừa chính sách thu có
liên quan trước đây nên đã không gây xáo trộn trong việc quản lý thu,
đồng thời thuận lợi, linh hoạt cho việc điều hành và thực thi Luật. Ví dụ
như: tại thời điểm ban hành Luật, để không gây xáo trộn việc quản lý
thu, không gây tác động lớn đến sản xuất, tiêu dùng thì mức thuế
BVMT cụ thể áp dụng đối với xăng là 1.000 đồng/lít (bằng với mức phí
xăng dầu trước đây)1.

1 Khoản 2 Điều 12 Luật thuế BVMT quy định: Các quy định về thu phí xăng, dầu tại Pháp lệnh
phí và lệ phí hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

15



Luật thuế BVMT quy định thu theo thuế suất tuyệt đối (là một
khoản thu cộng thêm vào giá của sản phẩm, hàng hóa đã bao gồm
thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt) đã giúp đơn giản và
minh bạch trong thực hiện; đã phù hợp với mục tiêu thu thuế để giảm
tác động xấu đến môi trường; đồng thời bảo đảm ổn định số thu NSNN
vì không phụ thuộc vào biến động của giá hàng hóa, sản phẩm chịu
thuế.

- Luật quy định rõ ràng 8 nhóm sản phẩm, hàng hóa thuộc đối

tượng chịu thuế2, qua đó giúp công tác quản lý thu nhanh chóng, hiệu
quả. Ngoài 8 nhóm hàng hoá chịu thuế nêu trên, Luật còn quy định:
Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác
cho phù hợp với từng thời kỳ thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ
Quốc hội xem xét, quy định.
Theo đó, việc quy định cụ thể phù hợp với nguyên tắc ban hành
văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả,
kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật
trong thực tế.
4.5 Động viên hợp lý đóng góp của xã hội, tạo thêm nguồn
thu để giải quyết vấn đề môi trường
Cùng với các chính sách thu hiện hành liên quan đến bảo vệ môi
trường (như phí bảo vệ môi trường, phí xăng dầu, thuế TNDN, thuế
TTĐB, thuế XNK,..), thuế BVMT đã tạo thêm nguồn thu ổn định cho
NSNN, góp một phần chi đầu tư giải quyết các vấn đề môi trường, giúp
giảm bớt gánh nặng tài chính cho Nhà nước trong việc quản lý và
BVMT. Cụ thể:
- Thuế BVMT góp phần ổn định nguồn thu NSNN


2 Điều 3 Luật thuế BVMT quy định 8 nhóm hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế như sau: (1) Xăng, dầu, mỡ nhờn
gốc hóa thạch; (2) Than đá; (3) Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC); (4) Túi nilông thuộc diện chịu thuế;
(5) Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng; (6) Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng; (7) Thuốc bảo quản lâm
sản thuộc loại hạn chế sử dụng; (8) Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.

16


Trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, tăng trưởng
kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng tiêu cực đến tình
hình thu - chi và thực hiện cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) giai
đoạn 2011 - 2015, nhiều giải pháp đã được thực hiện nhằm tăng cường
huy động cho ngân sách, trong đó có thuế BVMT.
Dưới đây là kết quả thực hiện thu thuế BVMT trong giai đoạn 20122015 được thể hiện tại Biểu 1 và Biểu 2:
Biểu 1. Tỷ lệ thu thuế BVMT so với GDP và thu NSNN giai đoạn
2012 - 2016
Đơn
vị tính: tỷ đồng
ST
T

Chỉ tiêu

2012

2013

2014


3.245.4

3.584.2

3.937.8

19

62

56

754.57

828.34

2

8

422.87

513.09

0

0

11.160


11.512

0,34

0,32

2015

2016

Tổng sản phẩm
1

quốc nội (GDP
theo giá hiện

4.192.8 4.530.3
62

98

hành)
2
3
4

Tổng thu NSNN
Tổng thu thuế
nội địa
Tổng thu thuế

BVMT

877.697

997.78 1.039.0
5

00

740.06

829.00

2

0

11.970

27.020

42.393

0,30

0,64

0,94

537.997


Tỷ lệ thu từ thuế
5

BVMT so với
GDP (%)

17


Tỷ lệ thu từ thuế
6

BVMT so với
tổng thu NSNN

1,48

1,39

1,36

2,70

4,08

2,64

2,24


2,22

3,65

5,11

(%)
Tỷ lệ thu từ thuế
7

BVMT so với
tổng thu thuế
nội địa (%)

Biểu 2. Số thu thuế BVMT chi tiết các nhóm hàng hóa từ năm
2012 – 2016

3

Đơn vị tính: tỷ đồng
ST
T

Chỉ tiêu
Tổng số thu
thuế BVMT
Nhóm hàng sản

1


xuất trong
nước

1.1 Xăng
1.2 Dầu diezel

200
1
200

2012

2013

11.16

201

2014

2015

11.51

11.9

27.02

41.9


0

2

70

0

24

11.16

11.03

8.05

14.26

21.2

0

6

9

0

87


5.899

6.210

4.410

7.977

3.656

3.525

2.421

4.485

3 Số thu thuế BVMT tháng 12/2016 là số ước tính.

18

6

11.1
19
7.68


2
1.3 Dầu hỏa
1.4


Dầu mazut, dầu
nhờn, mỡ nhờn

1.5 Than đá
Dung dịch hydro1.6 choloro-fluorocarbon
1.7 Túi ni lông
1.8 Thuốc diệt cỏ
1.9 Nhiên liệu bay
1.1 Các hàng hóa
0

khác

200
3
200
4
200
5
200
6
200
7
200
8
200
9
201
9


9
26

45

11

22

13

226

210

186

309

753

516

581

577

794


806

9

0

21

0

0

827

168

71

69

56

0

0

0

0


0

0

296

362

603

851

0

0

0

0

0

0

477

3.91

12.75


20.6

1

9

37

0

274

2.098

6.599

0

20

235

1.084

0

180

1.522


4.800

Nhóm hàng hóa
2

nhập khẩu để
bán trong nước
Xăng nhập khẩu

2.1 để bán trong
nước
Nhiên liệu bay
2.2 nhập khẩu để
bán trong nước
2.3 Dầu diezel nhập
khẩu để bán

204
1
204
2
204
3

10.1
07
2.12
9
7.91
8


19


trong nước
Dầu hỏa nhập
2.4 khẩu để bán
trong nước

204
4

0

0

3

4

6

0

2

53

272


477

Dầu mazut, dầu
2.5

nhờn, mỡ nhờn
nhập khẩu để

204
5

bán trong nước
(Nguồn: Tổng cục Thuế)
Luật thuế BVMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012, được
triển khai trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới phục hồi tăng trưởng
chậm, kinh tế trong nước nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải
ngưng hoạt động, ảnh hưởng tới kết quả thu NSNN. Đánh giá kết quả
thu thuế BVMT năm 2012 đạt 11.160 tỷ đồng , tỷ lệ thu thuế BVMT so
với tổng thu thuế nội địa năm 2012 đạt 2,34% đã góp phần đảm bảo
thu NSNN vượt mức dự toán được giao trong điêu kiện tiếp tục phải
điều chỉnh giảm thuế theo cam kết hội nhập, thực hiện chính sách
miễn, giảm, giãn nộp thuế để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Số liệu tại Biểu 1 cho thấy số thu từ thuế BVMT liên tục tăng ổn
định qua các năm từ năm 2012 đến năm 2016 (tổng số thu thuế BVMT
năm 2012 là 11.160 tỷ đồng, năm 2013 là 11.512 tỷ đồng, năm 2014
là 11.970 tỷ đồng, năm 2015 là 27.020 tỷ đồng và năm 2016 khoảng
42.393 tỷ đồng 4), chiếm tỷ trọng khoảng 1,5% - 4,1% tổng thu ngân
sách nhà nước và chiếm tỷ trọng khoảng 0,3% - 0,9% trên GDP hàng
năm; trong đó, số thu thuế BVMT đối với nhóm xăng dầu, than đá
4 Số thu thuế BVMT của tháng 12 năm 2016 là số ước đạt được.


20


chiếm chủ yếu (khoảng 99%) tổng số thu thuế BVMT qua các năm, góp
phần chuyển dịch cơ cấu thu NSNN theo hướng bền vững, tăng tỷ trọng
thu nội địa từ 59% (giai đoạn 2006-2010) lên 68% (giai đoạn 20112015), đến năm 2015 chiếm 74% tổng thu NSNN theo đúng định hướng
Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2020 là tăng dần tỷ trọng
nguồn thu trong nước để bù đắp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu giảm
do hội nhập quốc tế.
Số thu thuế BVMT từ năm 2015 tăng lên đáng kể so với số thu
năm 2014 (đưa tỷ lệ thu thuế BVMT/tổng thu nội địa chiếm 3,65%) là
do từ tháng 5/2015 thực hiện điều chỉnh tăng thuế suất đối với xăng
dầu tại Nghị quyết số 888a/2015/UBTVQH13.
Như vậy, số thu từ thuế BVMT tăng liên tục qua các năm đã góp
phần ổn định nguồn thu thuế nội địa trong giai đoạn thu ngân sách gặp
nhiều khó khăn, góp phần bù đắp một phần giảm thu NSNN do cắt
giảm mức thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế.
-. Việc sử dụng nguồn thu từ thuế BVMT
Một trong các mục tiêu của thuế BVMT là tạo nguồn thu cho ngân
sách nhà nước lấy từ người gây ô nhiễm và gây thiệt hại cho môi
trường để bù đắp cho các chi phí xã hội như gây quỹ tài trợ cho các
hoạt động để xử lý hoặc đền bù ô nhiễm. Thu NSNN từ thuế BVMT là
khoản thu nhằm huy động thêm nguồn lực cho hoạt động bảo vệ môi
trường, đáp ứng nhu cầu phòng, chống, khắc phục ô nhiễm môi trường
và các mục tiêu kinh tế xã hội khác của đất nước.
Theo quy định của Luật BVMT, chi ngân sách nhà nước cho BVMT
là chi cho mục đích đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng BVMT công cộng,
chi thường xuyên cho sự nghiệp môi trường (như chi cho hoạt động
điều tra, thống kê chất thải, đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái và

sự cố môi trường; xây dựng năng lực tái chế chất thải, xử lý chất thải

21


nguy hại, hỗ trợ hoạt động tái chế, xử lý, chôn lấp chất thải, hỗ trợ xử
lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng…).
Giai đoạn 2011-2015, nguồn kinh phí cho sự nghiệp môi trường
đạt 47.452 tỉ đồng, trong đó ngân sách trung ương đạt 6.622 tỉ đồng,
ngân sách địa phương đạt 40.830 tỉ đồng. Triển khai thực hiện Nghị
quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề
cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, kinh phí hàng năm bố trí
cho sự nghiệp môi trường đảm bảo không dưới 1% tổng chi NSNN và
tăng dần theo tốc độ tăng trưởng kinh tế, cụ thể như sau:

Biểu 3. Chi sự nghiệp môi trường giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: Tỷ đồng
Nội dung
gu Tổng chi cân đối NSNN
n: Tổng chi SN BVMT

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

(N

978.000


1.006.700

1.147.100



9.772

9.980

11.400

2,1%

14,2%

1.450

1.700

Tốc độ tăng chi SN
BVMT
NSTW

1.172

NSĐP
8.600
8.530

9.700
Công văn số 17278/BTC-CST ngày 5/12/2016 của Bộ Tài chính báo cáo
kết quả 03 năm thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP)
Tổng chi sự nghiệp môi trường năm 2010 là 6,2 ngàn tỉ đồng,
năm 2011 chi 7,6 ngàn tỉ đồng, năm 2012 tăng lên 9 ngàn tỉ. Đến năm
2014, tổng chi sự nghiệp môi trường gần 10 ngàn tỉ đồng. Riêng trong
năm 2015, chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp bảo vệ môi trường ở
mức 11.400 tỷ đồng, chiếm 1% trong tổng chi NSNN, trong đó, 9.700 tỷ
đồng là từ nguồn ngân sách địa phương và 1.700 tỷ đồng là từ nguồn
ngân sách Trung ương. Theo dự kiến, giai đoạn 2016-2020, NSNN vẫn
22


tiếp tục đảm bảo bố trí 1% tổng chi NSNN cho hoạt động sự nghiệp môi
trường và tăng dần tỷ lệ này theo tốc độ chi NSNN. Riêng năm 2016,
NSNN bố trí chi sự nghiệp môi trường 12.290 tỷ đồng, đạt 1% tổng chi
NSNN, trong đó ngân sách trung ương 1.700 tỷ đồng và ngân sách địa
phương là 10.590 tỷ đồng.
Theo đó, thực hiện chính sách thuế BVMT đã góp phần động viên
hợp lý đóng góp của xã hội, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà
nước để giải quyết vấn đề môi trường với nhu cầu ngày càng tăng.
Như vậy, với vai trò là một công cụ kinh tế, thuế BVMT thể hiện
định hướng, điều tiết của Nhà nước đối với việc tiêu dùng một số sản
phẩm, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường. Qua 5 năm triển khai thực
hiện, chính sách thuế BVMT đã cơ bản đạt được những yêu cầu khi ban
hành, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, giảm
thiểu các tác động có hại đến môi trường sinh thái, phù hợp với xu
hướng phát triển của thế giới.
4.6. Góp phần xây dựng hệ thống chính sách thuế, phí và
lệ phí đồng bộ, thống nhất trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Luật thuế BVMT được ban hành góp phần xây dựng hệ thống
chính sách thuế, phí đồng bộ, thống nhất trong lĩnh vực BVMT, cụ thể:
Chính sách phí BVMT
Các chính sách phí BVMT hiện hành thu vào chủ thể gây ô nhiễm
(chủ thể thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường nước, đất, không khí)
nhằm mục đích thúc đẩy các đối tượng gây ô nhiễm phải giảm thiểu
khối lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường và đóng góp một phần tài
chính vào việc xử lý ô nhiễm môi trường. Hiện nay, đã có 3 khoản phí
BVMT đang được thực hiện như sau:
- Phí BVMT đối với nước thải: Được thực hiện từ năm 2003 với mục
tiêu huy động đóng góp tài chính để khôi phục môi trường và khuyến
khích giảm thiểu việc xả chất ô nhiễm ra môi trường, sử dụng nguồn
nước sạch một cách tiết kiệm và hiệu quả.
23


- Phí BVMT đối với chất thải rắn: Được thực hiện từ năm 2007, phí
thu đối với chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại được
thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, h. Ngoài phí bảo vệ
môi trường đối với chất thải rắn, hiện nay còn đang áp dụng thu “phí
vệ sinh” là khoản thu nhằm bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí cho
hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại các hộ gia đình.
- Phí BVMT đối với khai thác khoáng sản được thực hiện từ năm
2005, thu vào các hoạt động khai thác khoáng sản gồm khoáng sản
kim loại và khoáng sản phi kim loại.
Nhìn chung, thực hiện thu phí BVMT đã tạo thêm nguồn thu, góp
một phần chi đầu tư giải quyết các vấn đề về môi trường, đồng thời
góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của tổ chức, cá nhân trong
việc giữ gìn môi trường, nâng cao nhận thức về BVMT trong cộng đồng.
Tuy nhiên, các loại phí BVMT hiện hành mới đạt mục tiêu huy

động đóng góp một phần của những đối tượng xả thải vào môi trường
mà không tự mình xử lý chất thải; hỗ trợ thêm chi phí làm sạch môi
trường. Nguồn thu từ phí còn rất hạn chế (năm 2015 số thu đối với 3
loại phí nêu trên chỉ khoảng 4.491 tỷ đồng; trong đó số thu phí BVMT
đối với nước thải khoảng 1.000 tỷ đồng, phí BVMT đối với khai thác
khoáng sản khoảng 2.500 tỷ đồng và phí BVMT đối với chất thải rắn
khoảng 991 tỷ đồng). Vì vậy, bên cạnh các khoản phí đối với môi
trường, thuế BVMT với vai trò là một chính sách thuế riêng để thu vào
các sản phẩm mà việc sử dụng chúng gây tác động xấu tới môi trường,
đã đóng góp vào điều chỉnh hành vi xã hội đối với môi trường.
Chính sách thuế có gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường
Bên cạnh thuế BVMT, là chính sách thuế riêng thu vào sản phẩm,
hàng hóa khi sử dụng gây tác động đến môi trường, Việt Nam đã ban
hành và thực thi nhiều biện pháp tài chính khác nhằm khuyến khích
nhà đầu tư tham gia trực tiếp các hoạt động xử lý ô nhiễm môi trường,
sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài nguyên. Các biện pháp
24


này được thực hiện trong một số loại thuế như thuế TTĐB, thuế TNDN,
thuế GTGT, thuế xuất nhập khẩu, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, lệ
phí trước bạ.
Việc quy định ưu đãi thuế đối với lĩnh vực môi trường đã góp phần
khuyến khích các doanh nghiệp có ý thức hơn trong việc tìm các biện
pháp nhằm hạn chế tác động bất lợi do hoạt động sản xuất gây ra cho
môi trường; khuyến khích việc nghiên cứu, áp dụng các công nghệ sản
xuất tiên tiến để giảm bớt xả thải chất độc hại ra môi trường; thúc đẩy
doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng công nghệ sạch vào sản xuất,
nghiên cứu sử dụng nguyên liệu thay thế nguyên liệu hoá thạch để sản
xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, thay thế các sản phẩm gây

ô nhiễm môi trường.
Theo đó, cùng với các chính sách thuế có gắn với mục tiêu BVMT,
việc ban hành Luật thuế BVMT hướng tới nền kinh tế phát triển bền
vững, phát triển kinh tế gắn với mục tiêu BVMT.
5. Những tồn tại trong chính sách thuế bảo vệ môi trường
Bên cạnh kết quả đạt được như nêu trên, các chính sách thuế, phí
hiện hành cũng có một số hạn chế như sau:
Các loại phí bảo vệ môi trường hiện hành mới dừng lại ở mục tiêu
huy động đóng góp một phần của những đối tượng xả thải mà không tự
mình xử lý chất thải; hỗ trợ thêm chi phí làm sạch môi trường. Nguồn
thu từ phí còn rất hạn chế. Tổng thu các khoản phí bảo vệ môi trường
năm 2008 là 1.224 tỷ đồng. Nếu tính cả số thu từ phí xăng dầu 9000 tỷ
đồng/năm thì tổng số thu là 10.224 tỷ đồng/năm. Hàng năm, Nhà nước
dành 1% tổng chi ngân sách nhà nước (tương đương 4.000 tỷ đồng) để
chi sự nghiệp bảo vệ môi trường.Trong khi nhu cầu tài chính cho bảo vệ
môi trường rất lớn. Tính riêng nhu cầu cho các đề án tổng thể cải tạo
môi trường và chương trình xử lý ô nhiễm ở các làng nghề, khu công
nghiệp vào khoản g 17.678 tỷ đồng/năm . Nếu tính cả nhu cầu đầu tư
25


×