MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài
Hiện nay việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thoát nước và nước
thải đang là mối quan tâm hàng đầu của thành phố Hải Phòng nhằm giải quyết các
vấn đề ngập úng và vệ sinh môi trường. Mưa nhiều kết hợp với triều cường và
nhiều yếu tố khác thường xuyên gây lụt lội, bên cạnh đó tốc độ đô thị hóa cao làm
tăng nhanh lượng nước thải của thành phố. Việc nghiên cứu quy hoạch hệ thống
thoát nước, triển khai dự án đầu tư các công trình thoát nước ngay từ khi thiết kế
đến khi thi công và đưa vào khai thác sử dụng phải luôn đáp ứng các yêu cầu ngày
càng cao về chất lượng và hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại những bất cập,
chưa đáp ứng được nhu cầu về thoát nước thải và thoát nước mưa của thành phố
Hải Phòng. Vì vậy việc nghiên cứu tổng thể hệ thống thoát nước Hải Phòng để đưa
ra các yêu cầu cụ thể, sát thực với thực tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
hệ thống thoát nước thành phố Hải Phòng là cần thiết.
2. Mục tiêu của đề tài
Luận văn tiến hành khảo sát, nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề về hiện trạng
hệ thống thoát nước ở Hải Phòng. Nghiên cứu, đánh giá về tất cả các lĩnh vực như
pháp lý, con người, kỹ thuật, tài chính...có tác động đến lĩnh vực thoát nước và
đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống thoát nước
Hải Phòng.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Hệ thống thoát nước của thành phố Hải Phòng.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa: Phương pháp này được áp dụng trong quá trình thu
thập thông tin về các phương pháp, thực tiễn đã đạt được ở các đô thị trong và
ngoài nước. Trên cơ sở này sẽ tiến hành phân tích một cách có kế thừa những
1
ưu điểm, khắc phục những nhược điểm khi đề xuất phương án nâng cao hiệu quả
hoạt động hệ thống thoát nước cho phù hợp với điều kiện đặc thù ở Hải Phòng.
- Phương pháp phân tích số liệu, kiểm nghiệm thực tế: Khảo sát, thu thập
số liệu nhằm nắm được thực trạng vấn đề thoát nước của Hải Phòng: vấn đề
nghiên cứu quy hoạch thoát nước; về chất lượng, hiệu quả các công trình thoát
nước; về thu gom, xử lý, môi trường, cách quản lý, đặc điểm hệ thống thoát nước,
hiệu quả thu phí thoát nước... từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động của hệ thống thoát nước Hải Phòng.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn ra đời trong bối cảnh việc giảm thiểu và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn
hiện tượng ngập úng sau mưa đang là vấn đề được ưu tiên hàng đầu của các đô thị
ở Việt Nam nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng. Luận văn là tài liệu tham
khảo đưa ra những giải pháp trong hầu hết các lĩnh vực liên quan, từ đó góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thoát nước của thành phố Hải Phòng.
2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THOÁT NƯỚC CỦA
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.
1.1. Tổng quan về hệ thống thoát nước một số nước trên thế giới
1.1.1. Quy hoạch và quản lý thoát nước ở Mỹ
Tiếp cận mới trong quy hoạch thu gom và xử lý nước thải ở Mỹ với các công
trình xử lý nước thải tại chỗ và phân tán, lấy hộ gia đình làm trung tâm là vòng
đầu tiên trong dịch vụ quản lý vệ sinh. Vòng tiếp theo là nhóm hộ hoặc cụm dân cư
nơi có liên hệ với nhau trong dịch vụ vệ sinh hàng ngày. Với những ý tưởng lồng
ghép thống nhất hệ thống quản lý Nhà nước về thu gom và xử lý nước thải riêng
biệt của các khu chức năng trong đô thị (khu nhà ở, khu công nghiệp). Thu hồi chất
hữu cơ để sử dụng lại trong cải tạo đất nước (phân ủ, khí sinh học, phân bón…).
Nước thải trong các hộ gia đình được thu gom theo 4 dạng riêng: (1) Nước thải có
chứa phân (nước đen); (2) Nước tiểu; (3) Nước từ nhà bếp; (4) Nước từ tắm giặt
(nước xám). Đối với TP lớn đã được đô thị hoá có thể áp dụng công nghệ này là
chưa thích hợp, nhưng nếu sử dụng cho các đô thị mới, quy mô nhỏ, thưa dân cư,
hoặc tiêu chuẩn dùng nước thấp thì rất thích hợp. Đối với nước mưa được thu từ
mái nhà được dẫn nước vào hệ thống thu và tái sử dụng hoặc cho thấm vào đất, bổ
cập cho nước ngầm. Đây là yếu tố đáng quan tâm, lại có tính khả thi cao, rất thích
hợp với các đô thị vùng nhiệt đới, cần đề ra trong chiến lược xây dựng và phát triển
đô thị tại tất cả các thành phố.
Nước Mỹ đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ở
các đô thị nhất là các vùng đô thị lớn như New York, California, Washington... Mỹ
là nước đã áp dụng CNTT sớm nhất vào việc thiết kế, tính toán hệ thống cấp thoát
nước với các chương trình tính thuỷ lực mạng lưới đường ống thoát nước như:
EPANET, PCSWNN, MAUS. Trong HTNT, Mỹ cũng nghiên cứu khá sâu về hệ số
thấm nước thải. Theo nghiên cứu về kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải do GS.
George Tchobanoglous trường Đại học California thì nước thấm vào HTNT qua
các nắp giếng thăm, giếng kiểm tra, qua mối nối,... dao động từ 10% đến 15%.
[12]
3
1.1.2. Hệ thống thoát nước ở thành phố Hamburg - CHLB Đức
Đức là một nước có nền công nghiệp phát triển sớm, đã gây ra ô nhiễm môi
trường trầm trọng. Thành phố Hamburg có trên 1.75 triệu dân, có dòng sông, Elbe
chảy qua thành phố với bề rộng 300 - 500m, dài 90km, thành phố nằm trong vùng
ảnh hưởng của thuỷ triều. Công tác xây dựng công trình thoát nước đã bắt đầu từ
những năm 1840 với hệ thống cống chung. Sau này xây dựng hệ thống cống riêng
cho khu vực mới phát triển. Hệ thống thoát nước được xây dựng đầy đủ với chiều
dài 4.400km đường cống. Hệ thống bao gồm 5 trạm xử lý nước thải, 87 trạm bơm,
72 km cống áp lực, 52 km2 hồ điều hoà. Nước thải được xử lý sinh học theo kiểu
phân tán. [13]
Hình1.1: Thành phố Hamburg - CHLB Đức
1.1.3. Thoát nước và quản lý thoát nước ở Trung Quốc
Trước năm 1949, Trung Quốc đã xây dựng hệ thống thoát nước tại các thành
phố như Thượng Hải, Hồng Kông, Macao theo kiểu HTTN và XLNT của Châu
Âu, còn các thành phố Bắc Kinh, Nam Kinh, Vũ Hán, Tòng Châu, Nam Ninh ...
4
chỉ có hệ thống thoát nước chung, chủ yếu thoát nước mưa. Sau năm 1949 nước
Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập thì các thành phố được xây dựng hệ thống
thoát nước theo kiểu của Liên Xô cũ (các thành phố Hồng Kông, Macao vẫn theo
công nghệ Châu Âu còn thành phố Đài Bắc thì xây dựng theo công nghệ Mỹ). Các
tiêu chuẩn, tài liệu về thiết kế hệ thống thoát nước chủ yếu tham khảo tài liệu của
Liên Xô.
Hiện nay các thành phố, các vùng trọng điểm kinh tế của Trung Quốc có
quy mô dân số khoảng 20 triệu đến 30 triệu người đã xây dựng HTTN và XLNT
tương đổi hoàn chỉnh.
Vùng thủ đô Bắc Kinh là vùng khan hiếm nguồn nước, ở đây không có con
sông lớn đáng kể nào chảy qua. Để đáp ứng các tiêu chí về phát triển bền vững
Trung Quốc đã xây dựng các HTXLNT ở Bắc Kinh theo mô hình thí điểm sử dụng
lại nước thải đã được xử lý để tưới cây xanh thành phố nhằm mục đích tiết kiệm
nước. Nhà máy nước Bắc Kinh có công suất thiết kế là 2.269.000m 3/ngày, tuy tổng
số nước thải được xử lý khoảng 1.000.000m 3/ngày. Đây là đặc điểm chung của các
nước như Trung Quốc, ASEAN vì tỷ lệ nước thải được xử lý chỉ đạt 70%.
Thoát nước TP Thượng Hải - Với dân số gần 20 triệu người, nhà máy nước
công suất thiết kế là 5.600.000m3/ngày. Hướng thoát nước chính của thành phố
Thượng Hải chảy vào lưu vực sông Hoàng Phố. Tốc độ phát triển của Thượng Hải
khá nhanh nên các nhà máy XLN đã quy hoạch trước nay nằm rải rác trong thành
phố, vì vậy Thượng Hải đặc biệt quan tâm đến vành đai bảo vệ môi trường của các
HTXLNT. Các khu công nghiệp ở Thượng Hải chiếm vị trí quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân nên toàn bộ nước thải công nghiệp đều được xử lý đạt tiêu chuẩn
xả ra nguồn nước tiếp nhận theo tiêu chuẩn Trung Quốc. [14]
1.1.4. Thoát nước ở thủ đô Tokyo - Nhật Bản
Hệ thống thoát nước dưới lòng Tokyo Nhật Bản là hệ thống cống ngầm lớn
nhất thế giới với những giếng đứng khổng lồ và hơn 70 máy bơm công suất lớn.
Điểm nhấn ấn tượng nhất của hệ thống là bể chứa nước điều áp được mệnh danh là
5
"Cung điện dưới lòng đất", công trình được xây dựng sâu 22m dưới lòng đất với
kích thước khổng lồ: dài 177m, rộng 78m, cao 25,4m: gồm 59 trụ BTCT, mỗi trụ
có thể đỡ được 500 tấn trọng lượng trần nhà.
Hình 1.2. Hệ thống thoát nước được xây dựng dưới một sân bóng đá và công
viên ở ngoại ô Tokyo; được khởi công năm 1992, hoàn thành năm 2009
6
Hình 1.3. Sơ đồ hoạt động của hệ thống cống ngầm Tokyo
Hệ thống cống ngầm gồm 5 giếng đứng bê tông lớn, cao 65m, đường kính
32m, nối với nhau bằng hệ thống đường hầm dài 64km.
Sau các trận bão lớn, các giếng đứng như những vòi hút khổng lồ, thu nước
từ hệ thống cống thoát nước và các dòng sông chính ở Tokyo qua hệ thống đường
hầm trước khi xả ra sông Edo nhờ 78 máy bơm công suất lớn có khả năng bơm
200.000 lít nước 1 giây.
Hệ thống thoát nước này bảo vệ Tokyo khỏi các trận lụt. Đây cũng trở thành
điểm tham quan thú vị thu hút khách du lịch đến Tokyo.[15]
1.1.5. Thoát nước và quản lý thoát nước ở Bangkok - Thái Lan
Thoát nước và xử lý nước thải ở Thái Lan có tính chất vùng chủ yếu là vùng
thủ đô Bangkok, còn các thành phố khác có quy mô nhỏ tương tự như Việt Nam.
Bangkok - Thủ đô của Thái Lan - nằm ở đồng bằng sông Chao Prây và kéo dài tới
vịnh Thái Lan với tổng diện tích 1.569km 2. Năm 1999, số dân của Bangkok là 7,5
triệu người. HTTN của thành phố này được quy hoạch và thiết kế trên cơ sở hệ
7
thống kênh đào. Các con kênh dẫn nước ra sông Chao Prây Bangkok có 1.145 kênh
với tổng chiều dài xấp xỉ 2.316 km. Kênh có chiều rộng từ 3 - 50m, trong đó có 54
kênh có chiều rộng lớn hơn 20m. Do có địa hình thấp nên nhiều khu vực của
Bangkok dễ bị ngập lụt.
Bangkok có 7 nhà máy XLNT tập trung với tổng công suất 992.000m 3/ngày
trên tổng diện tích lưu vực 191,17km 2. Toàn thành phố có khoảng 1.000 km cống.
Hệ thống cấp thoát nước của vùng thủ đô Bangkok được xây dựng và phát triển
mạnh nhất là năm 1975 do đầu tư của Mỹ, các nước Tây Âu và Nhật Bản. Vì vậy
công nghiệp cấp thoát nước và xử lý nước thải cũng là công nghệ Mỹ, Nhật ... [16]
1.2. Tổng quan hệ thống thoát nước của một số tỉnh, thành phố ở Việt
Nam
1.2.1. Hiện trạng hệ thống thoát nước ở Hà Nội
Hệ thống thoát nước của thành phố Hà Nội là hệ thống thoát nước chung bao
gồm: Cống ngầm, mương hở, kết hợp cống ngầm với mương hở.
+ Hệ thống cống ngầm: Nội thị cũ trước 1954 có chiều dài 74km cống ngầm
với kích thước từ 400 đến 1500mm, đạt 69m/ha. Sau 1954 đến nay đã xây dựng
thêm 134km kích thước từ 400 đến 2000mm và cống bản.
+ Hệ thống mương hở kết hợp cống ngầm: Khu Kim Liên, Trung Tự, Giảng
Võ, Thành Công, Trương Định ...
+ Hệ thống mương hở: Khu Dịch Vọng, cầu Diễn, Chèm, Đông Anh, Gia
Lâm, trục đường 32, Thanh Trì, Từ Liêm ...
Mặc dù tại Hà Nội có rất nhiều ao hồ điều hoà, nhưng mỗi khi xảy ra các
trận mưa trên 100mm vẫn bị úng trên 100 điểm. Nguyên nhân gây úng ngập cục bộ
và úng ngập những khu vực trũng có địa hình thấp, cống bị tắc, kích thước đường
cống quá nhỏ hoặc các đường xung quanh khu vực cao hơn địa hình bên trong.
Hiện nay Công ty thoát nước Hà Nội quản lý 318km mương cống, trong đó
có 178,28 km cống thuộc gói thầu CP2 và 24,7 km cống từ các dự án khác. [17]
8
1.2.2. Hiện trạng HTTN và công tác quản lý HTTN thành phố Hải Dương
- Hiện trạng hệ thống thoát nước.
Thành phố Hải Dương sử dụng hệ thống thoát nước chung, kết cấu cống
ngầm, mương xây hở với tổng chiều dài khoảng 40km (trong đó gần 5km đi ngầm
xây dựng từ thời Pháp thuộc với kích thước D500mm đến D1500mm; gần 35km
cống D300mm - D400mm được xây dựng sau này.
Cao độ thành phố Hải Dương thấp hơn mực nước sông về mùa mưa vì vậy
mùa mưa phải bơm cưỡng bức ra các sông Sặt, sông Thái Bình. Các hồ điều hòa và
các trạm bơm tiêu đóng vai trò quan trọng cho công tác thoát nước của Hải Dương.
Khi mực nước sông Sặt và sông Thái Bình, nước thoát tự chảy ra còn khi mực
nước sông Thái Bình cao về mùa mưa, nước thoát tập trung vào các hồ trong thành
phố và được bơm ra sông Thái Bình nhờ trạm bơm Ngọc Châu có công suất 40.000
m3/giờ.
Với việc được cải tạo và nâng cấp trạm bơm Ngọc Châu, công tác thoát
nước cho Hải Dương tương đối tốt chỉ cần bổ sung đủ chiều dài cống và bảo dưỡng
định kỳ toàn hệ thống là có thể đảm bảo tiêu thoát nước.
Tỷ lệ dân được sử dụng hệ thống thoát nước 50%, tương đương tỷ lệ cống
mới đạt 0,23 km cống/ l km đường.
TP Hải Dương có dự án thoát nước đang chuẩn bị triển khai, tổng vốn đầu tư
hàng triệu EUR. Dự án sẽ xây dựng 50km cống, 1 trạm xử lý nước thải
15.000m3/ngày đêm. [18]
1.3. Tổng quan về tình hình thoát nước của thành phố Hải Phòng.
1.3.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Hải Phòng
Hải Phòng còn được gọi là Thành phố Hoa phượng đỏ, là một thành phố
cảng lớn nhất phía Bắc và công nghiệp ở ền Bắc Việt Nam nằm trong vùng duyên
hải Bắc bộ. Hải Phòng là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam sau thành phố Hồ Chí
Minh và Hà Nội.
9
Thành phố có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội và an ninh, quốc phòng của
vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt
Nam - Trung Quốc.
Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước
sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng
trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Là Trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ
thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâm phát triển
của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.
Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ,
du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc bộ Việt Nam. Hải Phòng
là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải
Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Hải Phòng còn
giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở của bộ tư lệnh quân khu 3 và Bộ tư
lệnh Hải quân Việt Nam.
(Nguồn: UBND thành phố Hải Phòng)
a). Vị trí địa lý
Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Thái
Bình thuộc đồng bằng sông Hồng, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh,
phía Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía
Đông là biển Đông với đường bờ biển dài 125km, nơi có 5 cửa sông lớn là Bạch
Đằng, Cửa Cấm, Lạch Tray, Văn Úc và Thái Bình.
Diện tích tự nhiên là 1.507,57 km2, tính đến tháng 12/2011, dân số Hải
Phòng tính đến tháng 12 năm 2011 là 1.907.705 người, trong đó dân cư thành thị
chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9%, là thành phố đông dân thứ 3 ở
Việt Nam, sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Hải Phòng ngày nay là thành phố trực thuộc Trung ương - đô thị loại 1 trung
tâm cấp quốc gia gồm 7 quận (Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Dương Kinh, Đồ
Sơn, Kiến An và Hải An), 6 huyện ngoại thành (Thuỷ Nguyên, Hải An, An Lão,
10
Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo) và 2 huyện đảo (Cát Hải, Bạch Long Vĩ) với
223 xã, phường và thị trấn.
Hải Phòng từ lâu đã nổi tiếng là một cảng biển lớn nhất ở miền Bắc, một đầu
mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông thuỷ, bộ, đường sắt, hàng
không trong nước và quốc tế, là cửa ngõ chính ra biển của thủ đô Hà Nội và các
tỉnh phía Bắc; là đầu mối giao thông quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc.
Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội vùng châu thổ sông
Hồng, Hải Phòng được xác định là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực
phía Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh); là Trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ
thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát
triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.
b). Sông ngòi
Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, mật độ trung bình từ 0,6 - 0,8
km trên 1km2. Phía Bắc là ranh giới với tỉnh Quảng Ninh có sông Đá Bạc nối
thông với sông Bạch Đằng ở phía Đông đổ ra biển ở cửa Bạch Đằng. Sông Giá,
một nhánh rẽ của sông Đá Bạc ở phía Tây Bắc huyện Thủy Nguyên, chảy theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam ra sông Bạch Đằng. Sông Kinh Thầy (sông Hàn) và
sông Kinh Môn ở Hải Dương đổ về họp nhau tại phía Tây Nam của huyện Thủy
Nguyên thành sông Cấm đổ ra cửa Cấm. Sông Lạch Tray tách ra từ sông Thái
Bình ở phía Tây Bắc của huyện An Lão, chảy quanh co qua các quận huyện phía
Nam thành phố rồi ra biển ở cửa Lạch Tray. Sông Văn Úc cũng là chi lưu của sông
Thái Bình chảy phía Nam sông Lạch Tray, ra cửa Văn Úc. Sông Thái Bình chảy
giữa hai Vĩnh Bảo và Tiên Lãng, ra biển ở cửa Thái Bình. Nhìn chung, sông ngòi
Hải Phòng đều là các chi lưu của sông Thái Bình, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam và đổ ra Vịnh Bắc Bộ .
11
1.3.2. Hệ thống thoát nước mưa
Cũng như hệ thống thoát nước các đô thị lớn ở Việt Nam, hệ thống thoát
nước Hải Phòng đã được xây dựng từ nhiều thập kỷ nay, mạng lưới đường cống
thoát nước trong thành phố phục vụ chung cho hai mục đích là thoát nước mưa và
nước thải. Đây chính là hệ thống thoát nước chung. Nước mưa và nước thải được
xả trực tiếp ra sông hoặc ra hồ điều hòa sau đó ra sông qua các kênh dẫn và cống
ngăn triều. Một số xí nghiệp và bệnh viện có hệ thống xử lý cục bộ nhưng hầu như
không hoạt động. Tình trạng ô nhiễm môi trường do thải nước bẩn ra ao hồ, sông
ngòi đang ở mức báo động. Việc xả nước thải trực tiếp vào trong hồ, kênh gây
bồi lắng cũng như việc người dân xây dựng nhà cửa, cầu tạm, đổ rác làm lấn chiếm
lòng kênh, giảm tiết diện thiết kế dẫn đến tình trạng ngập lụt trong khu vực và gây
ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Hiện trạng hệ thống thoát nước thành phố Hải Phòng bao gồm:
- Hệ thống kênh, hồ điều hòa.
- Mạng lưới cống chính cấp 1.
- Mạng lưới cống chính cấp 2, 3.
- Các công trình khác: Cống ngăn triều, trạm bơm, TXLNT…
a). Các lưu vực thoát nước hiện trạng
Hiện nay Hải Phòng chỉ có mạng lưới thoát nước trong khu vực các Quận
nội thành (Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Hải An) còn các quận Kiến An,
Hải An, Dương Kinh hay Thị xã Đồ Sơn tuy có một số tuyến thoát nước nhưng
khối lượng chưa đáng kể. Vì vậy nói đến hiện trạng thoát nước chính của hệ thống
thoát nước trong khu vực 4 quận nội thành thành phố đã hình thành bao gồm lưu
vực thành phố cũ (Bắc đường tàu) thuộc quận Hồng Bàng, lưu vực Đông Bắc
thuộc quận Ngô Quyền, lưu vực Đông Nam thuộc quận Hải An và một phần
Ngô Quyền, Lưu vực Tây Nam thuộc quận Lê Chân. Ngoài ba lưu vực chính, còn
12
có một số lưu vực nhỏ riêng biệt do bị chia cắt bởi các sông trong nội thành thuộc
quận Hồng Bàng như Thượng Lý, Hạ Lý, Trại Chuối.
- Lưu vực Bắc đường tàu: Đây là khu vực thuộc thành phố cũ, có diện tích
khoảng 240ha, hệ thống thoát nước bắt đầu được hình thành từ đầu thế kỷ 20.
Cao độ địa hình trong khu vực dao động trong khoảng 4,2 – 4,7m. Hiện vẫn đang
sử dụng hệ thống cống chung, các tuyến cống xả trực tiếp ra sông Tam Bạc và sông
Cấm. Tuy nhiên trong những ngày triều cao cực đại trong tháng, nước sông có thể
chảy ngược vào cống và tràn lên mặt đường một số nơi như Bưu điện, đường Minh
Khai… Hệ thống thoát nước lưu vực này đang được cải tạo theo dự án vệ tinh ba
thành phố - tiểu dự án thành phố Hải Phòng.
- Lưu vực Đông Bắc: Lưu vực này hình thành muộn hơn lưu vực Bắc đường
tàu, diện tích khoảng 950ha, được giới hạn bởi đường sắt, đường Lạch Tray, đường
Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hướng thoát nước trong lưu vực này vào các hồ điều hòa và
kênh Đông Bắc, sau đó xả ra sông Cấm qua cống ngăn triều Máy đèn. Hệ thống
thoát nước lưu vực sông này là hệ thống thoát nước chung, đang được cải tạo theo
dự án vệ sinh ba thành phố - tiểu dự an thành phố Hải Phòng và dự án hai trạm
bơm Hải Phòng.
- Lưu vực Tây Nam: diện tích khoảng 1.300ha cũng được hình thành muộn,
nước mưa và nước thải chảy qua hồ điều hòa, kênh thoát nước Tây Nam và sau đó
được dẫn xả ra sông Lạch Tray qua cửa cống ngăn triều Vĩnh Niệm, chỉ một phần
nhỏ lưu vực thuộc khu vực Tô Hiệu, Trần Nguyên Hãn xả trực tiếp ra sông.
Hệ thống thoát nước lưu vực này cũng đang được cải tạo theo dự án vệ sinh ba
thành phố - tiểu dự án thành phố Hải Phòng, dự án hai trạm bơm Hải Phòng và
dự án nâng cấp đô thị.
- Lưu vực Đông Nam: khu vực này vốn là vùng nông nghiệp ngoại thành
thành phố ngoại trừ diện tích nhỏ đô thị như Cát Bi, thoát nước phần lớn bằng
tự nhiên nối với các kênh mương và chảy ra sông Cấm, Lạch Tray qua các cống
ngăn triều Nam Đông, Cát Bi. Hiện nay khu vực này đã được sát nhập vào nội
13
thành (quận Hải An) và quy hoạch chi tiết đang được thực hiện. Một số công trình
thoát nước đầu mối đã và được thành phố quan tâm chuẩn bị để có thể đầu tư
xây dựng như kênh thoát nước An Kim Hải, kênh thuộc đường quy hoạch “100m”
dẫn ra cống Nam Đông mới và hồ Đông tương lai.
- Các lưu vực độc lập: Lưu vực Thượng Lý nằm giữa sông Cấm, sông
Thượng Lý và đường quốc lộ 5, lưu vực Trại Chuối kẹp giữa sông Lạch Tray và
sông Thượng Lý. Các lưu vực này có mạng lưới cống thoát nước độc lập, nước
mưa và nước thải cũng được dẫn vào hồ và xả ra sông qua các cống ngăn triều.
Một số hạng mục cống thoát nước sẽ được cải tạo theo dự án vệ sinh ba thành phố
- tiểu dự án thành phố Hải Phòng.[20]
b). Mạng lưới cống thoát nước hiện trạng
Mạng lưới cống thoát nước nội thành Hải Phòng là mạng lưới cống chung
được xây dựng và mở rộng từ những năm đầu thế kỷ 20 đến nay. Bao gồm các
tuyến cống thoát nước chính và các tuyến cống nhánh thoát nước mưa, nước thải
cấp 2, 3 từ các lưu vực nhỏ. Toàn bộ mạng luới có khoảng 69,6 km cống trục chính
đường kính cống từ 400 – 600mm, độ sâu đặt cống trung bình là 1,2 – 2 m.
Theo số liệu của dự án 1B toàn bộ mạng lưới có gần 4.200 ga. Các tuyến
cống hộp trong khu vực thành phố cũ chủ yếu được xây dựng trước năm 1954 và
có kết cấu bằng gạch hoặc đá xẻ, nắp cống bằng bê tông, qua khảo sát sơ bộ phần
lớn các cống loại này vẫn hoạt động, một số cống trên các trục đường Lý Tự
Trọng, Lạch Tray, Đà Nẵng bị hư hỏng nặng, lớp vữa trát mặt trong cống bị bong,
nhiều đoạn thành cống bị ăn mòn mục nát. Một phần còn lại của mạng luới thoát
nước được xây dựng từ các năm 1968- 1982 và trong những năm gần đây một số
tuyến cống mới được xây dựng, chủ yếu để giải quyết công tác thoát nước trục
đường Cầu Đất – Lãn Ông Φ2000, trục đường Nguyễn Bỉnh Khiêm 2xΦ1000, bổ
sung một số tuyến cống mới Φ800, Φ1000 trên trục đường Lê Lợi xả hồ Mắm Tôm
và hồ Tiên Nga. Trục đường Tô Hiệu đặt mới tuyến Φ1200 xả thẳng ra sông Lạch
Tray. Đặt mới tuyến cống trên đường Văn Cao có đuờng kính Φ1000. Cống hoá
14
kênh thoát nuớc Cát Bi trên trục đường Ngô Gia Tự bằng cống hộp BxH = 1600x
1000. Hầu hết các tuyến cống lắp đặt sau năm 1954 là cống tròn bằng bê tông cốt
thép, có mối nối bằng gạch xây vữa xi măng.
Hiện nay công việc cải tạo mạng lưới cống đã hoàn thành theo gói thầu C1A
do nhà thầu PAA Đan Mạch thực hiện trong Tiểu dự án vệ sinh Hải Phòng – giai
đoạn 1B, vốn Ngân hàng thế giới (Dự án vệ sinh 1B Hải Phòng). Mạng lưới cống
đã được thau rửa, nạo vét, khảo sát và đánh giá hệ thống bằng các thiết bị hiện đại
(bơm áp lực cao, CCTV), các số liệu thu được chuẩn xác về tình trạng hoạt động
của cống cũng như khả năng thủy lực để khẳng định bản đồ mạng lưới thoát nước,
đặc biệt là cao độ đáy cống, độ dốc, hướng chảy của từng tuyến cống (lúc triều
xuống), độ bền kết cấu của từng công trình. Dự kiến sau khi các gói thầu C1B và
C1D của dự án vệ sinh 1B Hải Phòng hoàn thành, mạng lưới cống thoát nước sẽ
được cải thiện nhằm giải quyết cơ bản hiện tượng ngập lụt cho khu vực trung tâm
thành phố.
c). Hệ thống hồ điều hòa
Hầu hết các hồ nước tồn tại trong thành phố đều được sử dụng để điều hòa
lưu lượng nước mưa, chứa nước thải. Tổng diện tích hệ thống điều hòa khoảng
50ha, tuy nhiên, theo số liệu đo thực tế năm 2004 diện tích của các hồ đã lại giảm
nhiều do bị lấn chiếm nghiêm trọng (hiện nay diện tích còn khoảng 40- 45ha).
Phần lớn các hồ có độ sâu trung bình từ 1.0 – 1.5 m.
Hiện nay trên địa bàn thành phố các hồ như: Hồ Sen, Hồ Tiên Nga, Hồ Lâm
Tường và Hồ Dư Hàng, Hồ Cát Bi. Trong đó 3 hồ (Hồ Sen, Hồ Tiên Nga, Hồ Lâm
Tường, Dư Hàng) đã được cải tạo (nạo vét, kè bờ, xây dựng đường quản lý xung
quanh) để nâng cao công suất chứa, hệ thống thu gom quanh hồ và các trạm bơm
cũng được xây dựng theo gói thầu CIC của Dự án vệ sinh 1B Hải Phòng.
15
d). Các tuyến kênh trục tiêu thoát nước chính và cống ngăn triều
*) Kênh dẫn nước
Trong nội thành thành phố có 3 hệ thống kênh dẫn nước chính ứng với các
lưu vực thoát nước là kênh Đông Bắc, kênh Tây Nam, kênh An Kim Hải.
- Tuyến kênh Đông Bắc (Đông Khê): Thuộc lưu vực thoát nước Đông Bắc
thành phố, dẫn nước từ hồ Tiên Nga, An Biên ra cống Máy Đèn, kênh có độ dài
tổng cộng là 3.464 m, bề rộng đáy b = 10m, bề rộng mặt B = 25 m (phần cuối hạ
lưu), độ sâu trung bình 2m.
- Tuyến kênh Tây Nam (Vĩnh Niệm): Thuộc lưu vực thoát nước Tây Nam
thành phố. Đoạn từ Hồ Sen ra hồ Dư Hàng dài 1.077 m bề rộng trung bình 6 – 12
m. Đoạn từ hồ Dư Hàng ra cống Vĩnh Niệm dài 1.552 m, rộng trung bình 25m
(phần cuối hạ lưu).
Tuyến kênh An Kim Hải: nằm trong lưu vực kênh Đông Bắc và Tây Nam.
Toàn tuyến kênh đào khoảng 10km, đầu tuyến tại cống Luồn nối với sông đào
Thượng Lý, cuối tuyến tại cống ngăn triều Nam Đông nối với sông Cấm. Theo đặc
điểm địa hình tuyến kênh có thể chia thành 5 đoạn sau:
- Đoạn 1 – Từ cống Luồn đến cống Xi phông (hồ Dư Hàng): chiều dài
2.377m, chiều rộng trung bình mặt kênh 7m.
- Đoạn 2 – Từ cống Xi phông (Hồ Dư Hàng) đế đường Lạch Tray: chiều dài
2.541m, chiều rộng trung bình mặt kênh 10m.
- Đoạn 3 – từ đường Lạch Tray đến cống Kiều Sơn: Chiều dài 1.598m,
chiều rộng trung bình mặt kênh 15m.
- Đoạn 4 – từ cống Kiều Sơn đến ngã ba Hạ Đoạn: chiều dài 3.104m chiều
rộng trung bình mặt kênh 15m.
- Đoạn 5 – từ ngã ba Hạ đoạn đến cống Nam Đông: chiều dài 586m, chiều
rộng trung bình mặt kênh 19m.
16
Trên toàn tuyến có 24 cầu dân sinh bắc qua kênh, trong đó có 5 cầu tạm,
ngoài ra còn có nhiều cầu do dân tự bắc qua bằng gỗ.
Tuyến kênh này trước đây là kênh thủy lợi, nhưng hiện nay chỉ còn chức
năng tiêu thoát nước do sự phát triển đô thị hóa và quy hoạch. Tuy nhiên khả năng
tiêu thoát nước khá hạn chế do sự lấn chiếm bởi các công trình xây dựng trái phép,
đặc biệt là đoạn 2, 3 làm cho tiết diện dòng chảy bị thu hẹp và lòng kênh bị bồi lấp
bởi bùn khá dày, trung bình 0.6 – 1m. Lần nạo vét bùn kênh gần nhất là năm 1993,
được thược hiện bởi công trình kỹ thuật thủy nông huyện An Hải.
Kênh An Kim Hải đã được dự kiến đầu tư thành kênh thoát nước chính, mà
nhiệm vụ quan trọng nhất là kết nối với các hệ thống kênh Đông Bắc, Tây Nam
thành một hệ thống thoát nước liên hoàn cho toàn bộ khu vực phía Nam đường sắt
của thành phố Hải Phòng.
Các hướng xả chính của kênh này gồm có: xả ra sông đào Thượng Lý, sông
Cấm, hồ Dư Hàng, cống Ba Tổng, hồ Phương Lưu.
Ngoài ra, trong khu vực phía nam thành phố còn có một số kênh chính thoát
nước gồm: kênh Ba Tổng để xả nước ra sông Lạch Tray, kênh nối kênh Tây Nam
và kênh An Kim Hải. Các tuyến kênh này tùy thuộc mạng lưới thoát nước cấp 1
nhưng khả năng thoát nước rất kém và chưa có dự án nâng cấp cải tạo.
*) Cống ngăn triều
Trên toàn mạng lưới thoát nước Hải Phòng có khoảng 50 miệng xả ra áo hồ,
sông. Ngoài ra các điểm xả nước thải chính ra sông là các cống ngăn triều. Hiện có
8 cống ngăn triều chủ yếu: Cống Máy Đèn nối kênh Đông Bắc với sông Cấm, cống
Vĩnh Niệm nối kênh Tây Nam với sông Lạch Tray, cống Tam Bạc nối hồ Tam Bạc
với sông Tam Bạc, cống Thượng Lý nối hồ Thượng Lý và sông Thượng Lý, cống
Cát Bi nối hồ Cát Bi với sông Lạch Tray và cống Trại Chuối với sông Thượng Lý,
cống Ba Tổng thoát nước từ lưu vực bộ phận ra sông Lạch Tray. Cống ngăn triều tự
động mới đưa vào hoạt động nối tuyến Φ2000mm mới lắp đặt trên đường Lãn Ông
ra sông Tam Bạc.
17
Các cống ngăn triều hoạt động theo chế độ thủy triều và phụ thuộc mực
nước trong hệ thống thoát nước. Trừ cống mới xây dựng trên đường Lãn Ông, các
cống còn lại do người điều khiển, khi triều xuống mở các cửa triều để nước từ ao
hồ kênh rạch chảy ra sông, khi triều cường đóng lại, nước thải trong thời gian triều
cường được lưu lại trong hệ thống hồ điều hòa và kênh dẫn nước.
BẢNG 1.1. KÍCH THƯỚC CÁC CỬA CỐNG NGĂN TRIỀU
TT
Tên cống
Số cửa
cống
Kích thước mỗi
cửa B x H
Đặc điểm
1
Máy Đèn
3
B x H = 2.5 x2.7m Vận hành cơ khí
độ cao đáy-+ 0.00m (1971)
2
Vĩnh Niệm
3
B x H = 2.5 x2.7m Vận hành cơ khí
độ cao đáy-+ 0.00m (19715)
3
Tam Bạc
1
B = 1,2m
Vận hành cơ khí
4
Thượng Lý (2)
1
Φ 1000mm
Vận hành thủ công
5
Cát Bi
1
B = 2,7M
Vận hành thủ công
6
Trại Chuối
1
B = 2,3M độ cao
Vận hành thủ công
đáy + 0.5m
7
Ba Tổng (Sở thủy
2
lợi quản lý)
B x H = 2 x 3m
Vận hành thủ công
8
Lãn Ông
1
Φ 2000mm
Cửa lật
9
Sở Dầu
1
B x H = 3 x 3m
Vận hành thủ công
10
Vạn Kiêp
1
Φ 1000mm
Vận hành thủ công
Chế độ thủy triều, khả năng pha loãng và tự làm sạch nước thải của các hồ
và kênh gắn liền với chế độ đóng mở các cống ngăn triều. Công ty thoát nước Hải
Phòng quản lý vận hành 9 cửa ngăn triều này (Cống ngăn triều Ba Tổng là do Sở
18
Thủy lợi quản lý điều hòa dòng chảy từ các ao hồ và kênh rạch vào sông xung
quanh thành phố Hải Phòng. Trong cả thời gian đóng và mở cống ngăn triều ở các
hồ, kênh đều diễn ra quá trình tự làm sạch nước thải.
Đến nay 3 cống ngăn triều là Máy Đèn, Vĩnh Niệm, Cát Bi đã được cải tạo
trong gói thầu C1C của Dự án vệ sinh 1B Hải Phòng.[10]
1.3.3. Hệ thống thoát nước thải
a). Hiện trạng hệ thống thoát nước thải
Dự báo nhu cầu cấp nước cho thành phố Hải Phòng vào năm 2020 là
544.000m3/ngày đêm. Phần lớn lượng nước này sẽ trở thành nước thải, nếu không
có giải pháp xử lý sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm mặt nước và nước ngầm nghiêm
trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Hiện nay, Hải Phòng chưa có hệ thống thoát nước thải thích hợp. Các khu
vực đô thị được phục vụ bởi một mạng lưới cống chung. Mạng lưới này thu gom
vận chuyển phần chảy tràn ra từ các bể phốt, toàn bộ phần nước xám và nước mưa,
sau đó xả ra các nguồn nước mặt gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Có một số trạm xử lý nước thải cục bộ như: Nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện
(Bệnh viện Lao, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Việt Tiệp). Hiện có một trạm bơm nhỏ
tại làng Bông Sen là hoạt động tốt và trạm xử lý nước thải của khu công nghiệp
NOMURA.
b). Lưu lượng nước thải hiện trạng
Hiện nay hệ thống cấp nước Hải Phòng phục vụ cho 102.650 hộ tiêu thụ
khoảng 70% số dân được phục vụ bởi hệ thống thu gom. Lưu lượng nước thải được
tính theo lượng nước sinh hoạt và công nghiệp cũng như dịch vụ khác, ước tính
bằng khoảng 80% lượng nước cấp.
19
BẢNG 1.2. NHU CẦU DÙNG NƯỚC VÀ LƯỢNG NƯỚC THẢI
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NĂM 2012
Nhu cầu sử dụng nước và lưu lượng thải tại
Năm 2012
Thành phố Hải Phòng (m3/ngđ)
Nước sản xuất trung bình năm
224.000
Lưu lượng nước thải trung bình
182.000 (ước tính)
Nước thải của các bệnh viện nội thành khoảng 1.000 m3/ngđ.
c). Nước thải của các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp.
Theo các số liệu của sở KHCN&MT thì trước khi có Luật Bảo vệ
môi trường, các nhà máy xí nghiệp này đều không có trạm xử lý nước thải.
Sở đang có kế hoạch chọn các nhà máy gây ô nhiễm nhất như NM chế biến
hải sản, NM giấy, NM bia, NM ắc qui buộc phải xây dựng trạm xử lý nước thải.
Theo các hợp đồng của Công ty Cấp nước Hải Phòng thì tổng khối lượng
tiêu thụ nước hiện nay của các khách hàng công nghiệp, kinh doanh, cơ quan, công
cộng tại thành phố Hải Phòng, Kiến An, Đồ Sơn, Vật Cách khoảng 43.000 m 3/ngđ.
Lượng nước thải công nghiệp xả vào sông hồ và hệ thống cống thoát nước
Hải Phòng ước tính 18.000 – 20.000 m 3/ngđ. Trong đó các xí nghiệp sau đây lượng
nước thải trên 200 m3/ngđ.
20
BẢNG 1.3. LƯỢNG NƯỚC THẢI CỦA
CÁC NHÀ MÁY, XÍ NGHIỆP
Lưu lượng m3/ngđ
Các quận nội thành
Quận Lê Chân
Nhà máy bia – nước ngọt
1.200
Nhà máy cơ khí
300
Xí nghiệp giầy dép
1.500
Xí nghiệp dệt Hải Phòng
1.000
Xí nghiệp thảm Tràng Kênh
250
Khu công nghiệp Vĩnh Niệm
1.100
Quận Ngô Quyền
Xí nghiệp cá hộp Hạ Long
1.600
Xí nghiệp Liên hiệp thủy sản
500
Xí nghiệp sắt tráng men
350
Xí nghiệp nhựa Tiền Phong
250
Nhà máy ắc qui
200
Quận Hồng Bàng.
Nhà máy Xi măng
2.000
Nhà máy cơ khí Duyên Hải
200
Cảng Hải Phòng
1.500
Nhà máy hóa chất Sông Cấm
210
Thành phần và tính chất nước thải các xí nghiệp công nghiệp rất đa dạng,
chế độ chất thải nước không điều hòa theo các giờ trong ngày.
d). Hiện trạng chất lượng nước thải
21
Ô nhiễm nước mặt nghiêm trọng nhất xảy ra tại 3 quận nội thành cũ. Hàm
lượng BOD tại các hồ và kênh mương rất cao, lên tới 150 mg/l lớn hơn tiêu chuẩn
Việt Nam là 30mg/l. Hàm lượng a-mô-ni-ắc tại các hồ cao và chủ yếu là do ô
nhiễm hữu cơ từ nước thải.
Không sẵn có các số liệu thống kê về các bệnh từ ô nhiễm đường nước tại
Hải Phòng nhưng căn cứ vào các số liệu quốc gia, ước tính số trường hợp mắc
bệnh đến khám bác sĩ hoặc đến bệnh viện dao động trong khoảng từ 10.000 đến
15.000 mỗi năm. Ước tính này căn cứ vào các trường hợp được đăng ký. Tuy
nhiên, theo đánh giá số lượng các trường hợp không đăng ký còn nhiều hơn.
e). Hiện trạng xử lý nước thải
Hiện nay ở Hải Phòng chưa có một công trình xử lý nước thải chung của
thành phố. Ngoại trừ trạm xử lý nhỏ ở làng Bông Sen là hoạt động tốt, còn một số
trạm xử lý nước thải cục bộ ở các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện tuy được xây
dựng nhưng đến nay không còn hoạt động nữa (hai trạm xử lý xây dựng tại bệnh
viện trẻ em và bệnh viện hữu nghị Việt - Tiệp), một số khác chỉ hoạt động với chức
năng là bể trung hòa nước thải có hóa chất từ các dây chuyền sản xuất trong nhà
máy. Ngoài ra hệ thống mương hồ điều hòa có nhiệm vụ lưu giữ nước thải tự
nhiên, tuy nhiên các hồ này đều bị quá tải và xử lý sinh học không có hiệu quả.
g). Thu gom và xử lý bùn bể phốt
Hiện nay chưa có công trình xử lý bùn bể phốt. Nước xám từ bùn bể phốt
thường được xả ra các nguồn nước mặt hoặc môi trường xung quanh mà không qua
xử lý. Quy trình thu gom phân bắc cho các hố xí thùng hiện nay không vệ sinh,
phân bắc được thu gom và không được xử lý mà chuyển cho nông dân ở khu vực
ngoại thành làm phân bón.
Hiện tại thông tin về bể phốt còn hạn chế: vị trí, kích cỡ, số lượng bể phốt,
v.v … không được kiểm soát, ước tính sơ bộ cho thấy số lượng bể phốt là khoảng
50.000, thực tế thu gom phân bắc hiện nay không đảm bảo vệ sinh. Việc thu gom
được thực hiện từ 11h đêm đến 4h sáng. Nhân viên của URENCO thu gom phân
22
một cách thủ công và cung cấp cho nông dân các khu vực ngoại thành vì có một
truyền thống lâu đời và một nhu cầu lớn về việc sử dụng phân bắc làm phân bón.
Hiện ở Hải Phòng chưa có hệ thống xử lý phân bắc. Có 5 xe bồn được xử dụng để
thu gom phân bắc, dung tích mỗi xe 3m3 hay 5 tấn. Tần suất thu gom hiện nay là 2
ngày một lần từ mỗi hố xí thùng do URENCO phụ trách.
Các bể phốt tư nhân nói chung được đặt trực tiếp bên dưới nhà vệ sinh ở
phía sau nhà. Tại những vị trí như thế chúng thường ở cách xa điểm gần nhất mà có
xe có thể đi vào được, thậm chí nếu xe bồn có thể tới được phía trước nhà. Trong
trường hợp không thể thực hiện việc hút dọn, nhân viên của URENCO sẽ được yêu
cầu tiến hành hút dọn bể phốt theo phương pháp thủ công.
Xét khó khăn của việc tiếp cận, FINNIDA đã cung cấp 3 xe hút chân không
có gắn toa móc. Tuy nhiên, bề rộng của các xe này đã là 1,5m. quá rộng đối với
phần lớn các ngõ hẻm chật hẹp. Kết quả là SADCO không thể sử dụng các xe này.
Hoạt động thu gom chất thải bể phốt được tóm tắt dưới đây.
BẢNG 1.4. CÔNG TÁC THU GOM CHẤT THẢI BỂ PHỐT CỦA SADCO
(Đơn vị: m3 )
Khu vực
2011
2012
2013 (đến tháng 3)
794
2.417
138,5
Kiến An
--
8
2,5
Đồ Sơn
--
--
1
Các khu vực ngoại ô
--
26
7
3 quận nội thành
Trong khuôn khổ dự án 1B do Ngân hàng Thế giới tài trợ, một trạm xử lý
chất thải bể phốt được đề xuất tại bãi chôn lấp Tràng Cát với diện tích trạm là 17ha
đất, công suất xử lý là 260.000m3/năm.
Như đã nêu ở trên, 88% dân số ở khu vực trung tâm Kiến An sử dụng bể
phốt. Phần lớn các bể phốt được nối với các đường ống cống. Vì công ty công trình
23
công cộng Kiến An không có phương tiện nên SADCO được đề nghị thực hiện thu
gom chất thải bể phốt.
Tại thị xã Đồ Sơn tất cả các bể phốt được nối liền với một ga lọc hay tự
thấm. Đây là điều có tính chất bắt buộc vì không có đường ống cống ở khu vực Đồ
Sơn. Ngoài 5% hộ gia đình, toàn bộ các hộ dân và khách sạn đều có bể phốt. Vì
Công ty công trình công cộng Đồ Sơn không có phương tiện, nên SADCO được
yêu cầu thu gom chất thải bể phốt. Thông thường các khách sạn có các bể phốt
nhiều ngăn lớn. Theo số liệu tham khảo thực tế, với khách sạn có 150 phòng thì
kích cỡ của bể phốt là khoảng từ 40 đến 50m3.
( Nguồn: Công ty MTV thoát nước Hải Phòng)
1.3.4. Thực trạng các dự án thoát nước tại Hải Phòng đã thực hiện
a). Dự án thoát nước 1B (Dự án thoát nước và vệ sinh thành phố Hải Phòng)
* Khối lượng công việc đã thực hiện được sau dự án:
- Các hạng mục được cải tạo:
+ Thông rửa khoảng 130 km/528km hệ thống thoát nước chung của nội thành.
+ Cải tạo khoảng 9.000/25.039 hố ga.
+ Cải tạo 6,2 km/51,9km mương thoát nước (bao gồm làm kè, nạo vét bùn, xây
dựng trạm bơm chuyển tiếp và làm đường quản lý cho mương thoát nước Đông
Bắc, Tây Nam).
+ Cải tạo 3 cống ngăn triều/13 cống ngăn triều.
+ Cải tạo 4hồ/10 hồ điều hòa (bao gồm xây dựng đường ống thu gom, làm kè mới,
nạo vét bùn các hồ điều hòa Tiên Nga, Mắm Tôm, Cát Bi và Hồ Sen).
- Các hạng mục được xây dựng mới:
+ Xây dựng 6 km đường ống thoát nước chung ở những vùng có nguy cơ ngập úng
nhiều.
+ Xây dựng bãi đổ và xử lý phân bùn rộng 17 ha tại bãi Tràng Cát.
24
+ Cải tạo thoát nước thải với cống chính cho 37 phường, với cống xóm ngõ cho 17
phường.
+ Mua sắm thiết bị chuyên dùng để bảo dưỡng mương, thông cống, hút phốt, bãi
thải....
+ Xây dựng mới hồ Phương Lưu rộng 22 ha.
* Đánh giá chung vể dự án 1B:
- Dự án đã cải thiện đáng kể năng lực thoát nước của hệ thống thoát nước, và
ô nhiễm môi trường, đặc biệt là 2 tuyến kênh Đông Bắc, Tây Nam; các hồ Lâm
Tường, hồ Sen, Dư Hàng, Tiên Nga góp phần chỉnh trang cảnh quan đô thị.
- Dự án 1B mới chỉ cải tao được 1/3 các công trình thoát nước của Thành
phố.
b). Dự án JICA
- Dự án thoát nước mưa, nước thải và quản lý chất thải rắn Hải Phòng giai
đoạn 1 (2004-2010)
- Tổng mức đầu tư cho toàn bộ dự án khoảng 155.218 triệu USD.
- Nội dung đầu tư của dự án: chia làm 3 hợp phần: Thoát nước mưa, thoát
nước thải và quản lý chất thải rắn.
- Tình hình thực hiện dự án đến nay:
+ Tiến độ triển khai dự án hiện nay chậm, đến nay chưa có một hạng mục
công trình nào phát huy được tác dụng.
+ Trong quá trình thi công các hạng mục của dự án đã ảnh hưởng đến việc
tiêu thoát nước của các tuyến phố và khu dân cư tại các khu vực mà dự án triển
khai thi công.
Tuy nhiên, khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng chỉ bao phủ được 50%
diện tích thành phố.
c). Dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng khu dân cư thu nhập thấp
25