Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG: MỘT NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH CHO NĂNG SUẤT MÍA ĐƯỜNG TẠI TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.75 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN ĐIỆN TOÁN

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NĂNG
SUẤT CÂY TRỒNG: MỘT NGHIÊN CỨU ĐIỂN
HÌNH CHO NĂNG SUẤT MÍA ĐƯỜNG TẠI
TÂY NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN ĐIỆN TOÁN

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NĂNG
SUẤT CÂY TRỒNG: MỘT NGHIÊN CỨU ĐIỂN
HÌNH CHO NĂNG SUẤT MÍA ĐƯỜNG TẠI
TÂY NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Người hướng dẫn: T.s TRẦN ĐỘC LẬP
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Đánh giá tác
động của biến đổi khí hậu đến năng suất mía đường tại tỉnh Tây Ninh thông qua
quan hệ lượng mưa và dung tích Hồ Dầu Tiếng ” do NGUYỄN ĐIỆN TOÁN,
sinh viên khóa 34, ngành KINH TẾ NÔNG LÂM, đã bảo vệ thành công trước
hội đồng vào ngày ___________________
TS. TRẦN ĐỘC LẬP
Người hướng dẫn,

________________________
Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký


Họ tên)

Họ tên)

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ

Con xin gửi lời tri ân trân thành đến Ba Mẹ và gia đình đã động viên,
khích lệ tôi trong suốt hành trình thực hiện khóa luận.
Và đây là dịp quan trọng để em gửi những lời cám ơn sâu sắc nhất của
mình đến trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã cung cấp kiến thức và
thông tin để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Cách đặc biệt là Thầy TS.Trần Độc Lập đã giúp tôi nhiệt tình trong việc
soạn thảo đề tài tốt nghiệp, hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành bài khóa luận
này.
Ban lãnh đạo công ty MTV Khai Thác Thủy Lợi Dầu Tiếng, Trung Tâm
Khí Tượng Thủy Văn Tây Ninh, Công Ty Mía Đường BourBon Tây Ninh, Tổng

Cục Thống Kê Tỉnh Tây Ninh.
Tất cả những người bạn Thân yêu là người tôi muốn cám ơn trân thành vì
đã đóng góp, động viêc, kích thích tôi hoàn thành khóa luận.


NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN ĐIỆN TOÁN. Tháng 3 năm 2012. “Tác động của Biến Đổi
Khí Hậu đến năng suất cây trồng: Một nghiên cứu điển hình cho năng suất
Mía đường tại tỉnh Tây Ninh”

NGUYỄN ĐIỆN TOÁN. March 2012. “Impact of climate change on
crop yields: A case study for Sugarcane’s yeild at Tay Ninh province”

Xuất phát từ tình hình diễn biến phức tạp của khí hậu hiện nay, đề tài tập
trung nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến tình hình sản xuất mía đường
tại tỉnh Tây Ninh. Để đạt được mục tiêu trên thì đề tài tập trung phân tích những
nội dung sau:
- Phân tích sự thay đổi của nguồn nước tưới theo kịch bản BĐKH lên
lượng mưa.
- Mô phỏng sự biến đổi năng suất mía dưới các tình huống khí hậu khác
nhau được dự báo cho 100 năm tới, từng 10 năm một.
Các phương pháp phân tích:
- Phân tích đặc điểm nguồn nước tưới tại tỉnh Tây Ninh, tập chung vào
các mức nước của Hồ Dầu Tiếng và lượng mưa tương ứng với các mức nước đó.
- Năng suất mía đường tại các mức tưới tiêu sẽ được mô phỏng thông qua
hàm sản xuất với một yếu tố đầu vào là nước (Water production function). Sự
thay đổi năng suất của mía tại các tình huống khí hậu khác nhau có thể xem như
là tác động của thay đổi khí hậu đến năng suất mía đường.



Từ những dự báo khí hậu thay đổi trong tương lai ta sẽ đề ra được những
hướng khắc phục như:
- Thay đổi diện tích trồng để đạt sản lưởng tối ưu
- Điều chỉnh hệ thống đê điều, hệ thống thủy lợi cho tưới cây mía, có thể
chuyển đổi dẫn dòng từ cây trồng ít cần nước hơn sang cho mía, hoặc ngược lại
để trán lãng phí
- Sử dụng nghiên cứu các giống khác phù hợp hơn trong tương lai


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC



DANH MỤC CÁC BẢNG

ix 

DANH MỤC PHỤ LỤC

xii 

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU



1.1 


Đặt vấn đề



1.2 

Mục tiêu và nội dung nghiên cứu



1.2.1 

Mục tiêu chung



1.2.2 

Mục tiêu cụ thể



1.2.3 

Nội dung nghiên cứu



1.3 


Phương pháp nghiên cứu



1.4 

Phạm vi nghiên cứu



1.5 

Cấu trúc đề tài



CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 



Tổng quan địa bàn tỉnh Tây Ninh.



2.1.1 

Điều kiện tự nhiên.




2.1.2 

Điều kiện kinh tế - xã hội.



2.2 

Đặc điểm vùng nguyên liệu mía tỉnh Tây Ninh.

10 

2.3 

Lịch sử hình thành và phát triển hồ Dầu Tiếng.

13 

2.3.1 

Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý

13 

2.3.2 

Đặc điểm hệ thống hồ DT: Hệ thống kênh từ hồ DT:

14 


2.3.3 

Vai trò và nhiệm vụ

14 

2.3.4 

Quá trình phát triển Hồ Dầu Tiếng

15 

CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



v


3.1 

Cơ sở lý luận



3.1.1 

Đặc điểm của cây Mía




3.1.2 

Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam (dự

thảo)

3.2 

21 

3.1.3 

Khái niệm về Mưa.

27 

3.1.4 

Lượng mưa và dự báo thời tiết

28 

3.1.5 

Hồ chứa

29 


3.1.6 

Những khái niệm cơ bản về mực nước

29 

3.1.7 

Dung tích nước

31 

3.1.8 

Năng suất

31 

Phương pháp nghiên cứu

32 

3.2.1 

Phương pháp thu thập số liệu.

32 

3.2.2 


Phương pháp thống kê mô tả.

33 

3.2.3 

Phương pháp so sánh.

33 

3.2.4 

Phương pháp hồi quy tương quan.

33 

3.2.5 

Phương pháp mô phỏng.

34 

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 

Mối quan hệ giữa lượng mưa và dung tích hồ DT.

35 
35 


4.1.1 

Lượng mưa trung bình năm tại Tây Ninh từ 1985

35 

4.1.2 

Quan hệ lượng mưa và dung tích Hồ.

36 

4.2 

Kết quả điều tiết nước tại Hồ Dầu Tiếng cho cây Mía.

4.3 

So sánh lượng mưa trung bình năm với khả năng đáp ứng tưới cho

Mía ở Tây Ninh.
4.4 

38 
40 

Dự báo lượng mưa và lưu lượng tưới cho Mía theo kịch bản BĐKH
40 
4.4.1 


Dự báo lượng mưa theo kịch bản 3 kịch bản.

40 

4.4.2 

Dự báo lưu lượng tưới cho Mía theo kịch bản BĐKH.

42 

vi


4.5 

Dự báo năng suất theo hàm sản xuất một yếu tố đầu vào là nước. 43 
4.5.1 

Năng suất Mía đường tại Tỉnh Tây Ninh

43 

4.5.2 

Kết quả dự báo.

44 

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


50 

5.1 

Kết quả.

50 

5.2 

Kiến nghị.

52 

5.2.1 

Đối với nhà hoạch định chính sách.

52 

5.2.2 

Đối với Công Ty khai thác thủy lợi Dầu Tiếng.

52 

5.2.3 

Đối với nhà nông.


53 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

54 

PHẦN PHỤ LỤC

56 

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

FAO

Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (Food and
Agricultural Organization)

NN&PTNT

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

DT

Dầu Tiếng

QTK


Lưu lượng dòng chảy

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

SDI

Chỉ số mật độ phù sa

BĐKH

Biến đổi khí hậu

SCK

So với cùng kì

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 3.2. Mức Thay Đổi (%) Lượng Mưa Năm So với Thời Kỳ 1980-1999 Theo
Kịch Bản Phát Thải Trung Bình tại tỉnh Tây Ninh.(trích kịch bản biến đổi khí

hậu, nước biển dâng cho Việt Nam)

27

Bảng 4.1. Lượng Mưa tại Lưu Vực Hồ DT từ Năm 1985-2011

35

Bảng 4.2: Lượng Mưa và Dung Tích Tương Ứng Trong 27 Năm tại Hồ Dầu
Tiếng.

36

Bảng 4.3: Khả Năng Tưới Nước cho Cây Mía của Hồ Dầu Tiếng.

38

(Nguồn: Chi cục thủy lợi Tây Ninh)

39

Bảng 4.4: Mức % Dung Tích Hồ, Lượng Mưa Tương Ứng và Lưu Lượng Tưới
cho Mía.

40

Bảng 4.5. Lượng Mưa tại Tây Ninh Giai Đoạn 1980-1999.

41


(Nguồn: Worldbank.org)

41

Bảng 4.6: Dự Báo Lượng Mưa theo Kịch Bản BĐKH.

42

Bảng 4.7: Dự Báo Lưu Lượng Tưới cho Mía theo kịch bản phát thải trung bình.
42
Bảng 4.8. Năng Suất Mía Đường tại Tỉnh Tây Ninh từ 1985 Đến Nay.

43

Bảng 4.9: Kết Quả Dự Báo Tưới cho Từng Giai Đoạn.

45

ix


Bảng 4.10: Kết quả dự báo năng suất giảm tại từng giai đoạn:

46

Bảng 4.11: Kết Quả Dự Báo Năng Suất.

46

x



DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Tây Ninh.



Hình 2.2. Hồ Dầu Tiếng

13 

Hình 3.1: Mô Hình Copwat 8.0 (Fao, 1998)

21 

Hình 3.3: Mức Thay Đổi Lượng Mưa Năm (%) vào Giữa (a) và Cuối Thế Kỷ 21
(b) Theo Kịch Bản Phát Thải Trung Bình

27 

Hình 4.1: Biểu Đồ Tương Quan Giữa Lượng Mưa và Dung Tích Hồ Dầu Tiếng.
38 
Hình 4.2: Biểu Đồ Dự Báo Lượng Mưa trong Tương Lai.

47 

Hình 4.3: Biểu Đồ Dự Báo Thay Đổi Năng Suất.


48 

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Thống Kê Khí Hậu tại tỉnh Tây Ninh.
Phụ lục 2. Mối Quan Hệ Giữa Lượng Mưa và Dung Tích Hồ Dầu Tiếng.
Phụ lục 3. Kết Quả Nhu Cầu Nước qua Phần Mềm Cropwat (Fao)

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1

Đặt vấn đề
Việt Nam là nước có nền nông nghiệp lâu đời, trong xu thế hiện nay, khi

đất nước ta đang trong thời kì mở cửa hội nhập cùng với nền kinh tế thế giới qua
sự kiện Việt Nam gia nhập WTO thì những chính sách ngày càng mở rộng đã đem
đến cho nông dân cũng như nhiều doang nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội và thách
thức, trong đó có ngành mía đường
Cây mía đã từ lâu trở thành một loài cây trồng quen thuộc với bà con nông
dân. Cây mía là một loài cây trồng cho năng suất cao, niên vụ 2010-2011 đạt bình
quân đến hơn 70 tấn/ha (Sơn Trần, 2012), ngoài ra cây mía còn có khả năng thích
ứng cao với điều kiện ngoại cảnh tại Tây Ninh (nhiệt đới gió mùa nóng ẩm) và tại

một số huyện ở Tây Ninh như Châu Thành, Tân Châu, Tân Biên. Sản xuất cây mía
đã trở thành hoạt động tạo nguồn thu nhập chính và người nông dân ở đây cung
cấp chủ yếu cho nhà máy đường Bourbon Tây Ninh.
Để đạt hiệu quả kinh tế cao từ cây mía đường đòi hỏi phải hiểu biết chi tiết
về đặc tính sinh thái của cây trồng này. Đối mặt với sự biến đổi liên tục của khí
hậu trong những năm gần đây, chúng ta cần phải làm rõ hơn ảnh hưởng của yếu tố
khí hậu, lượng nước tưới đến sự sinh trưởng và phát triển của cây mía đường. Đề
tài này hướng vào nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất mía


đường, tập chung phân tích thay đổi lượng mưa đến lượng nước tưới_Kết quả
nghiên cứu của luận văn này hy vọng có thể được sử dụng như một tài liệu tham
khảo cho các nhà hoạch định chính sách và các kĩ sư nông nghiệp trong việc đề
suất các biện pháp kĩ thuật, chính sách thủy lợi phù hợp nhằm tăng năng suất cây
mía.
Để giải quyết vấn đề làm sao đo lường năng suất dựa vào lượng nước tưới
cho cây mía trong điều kiện biến đổi khí hậu trong 10…100 năm tới, tôi quyết
định chọn đề tài “Tác động của biến đổi khí hậu lên năng suất cây trồng: Một
nghiên cứu điển hình cho năng suất Mía đường tại tỉnh Tây Ninh” Với những
mong muốn phản ánh được thay đổi khí hậu và lượng nước tưới lên sản lượng mía
đường trong những năm tới đây trong điều kiện dự báo khí tượng có sẵn, đồng
thời đề ra những biện pháp thiếu hụt cũng như dư thừa lượng nước tưới cho mía.
1.2

Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài tập trung vào đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến
năng suất mía đường tại tỉnh Tây Ninh qua tác động của lượng mưa đến dung tích
Hồ Dầu Tiếng.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Xác định năng suất mía đường dưới kịch bản biến đổi khí hậu đối với lượng
mưa.
Dựa vào dự báo của chương trinh nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở VN mà
tập trung là lượng mưa để xem xét ảnh hưởng của những tình huống khác nhau
của khí hậu Tây Ninh trong 20, 40… 100 năm đến lưu lượng nước tưới cho cây
Mía, ở các tình huống đó năng suất của mía sẽ thay đổi ra sao? Từ đó xem xét sự
thay đổi của các yếu tố khác như: thu nhập, diện tích canh tác, thay đổi giống mới
1.2.3 Nội dung nghiên cứu
2


Xác định nhu cầu nước tưới cho cây Mía tại tỉnh Tây Ninh dưới các thông
số điều kiện tự nhiên, khí hậu ở tỉnh Tây Ninh bằng phần mềm Cropwat 8.0 của
Fao.
Xác định mối quan hệ của lượng mưa đến dung tích Hồ Dầu Tiếng, từ đó
đánh giá khả năng cung ứng nước cho nông nghiệp của Hồ.
Xác định sự thay đổi về năng suất mía đường ở các tình huống khí hậu khác
nhau và chế độ tưới nước khác nhau từ đó có thể đánh giá được ảnh hưởng của khí
hậu lên năng suất mía đường tại Tây Ninh
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả nghề trồng mía, tránh thất thoát
vô ích, điều chính lượng nước cho phù hợp
1.3

Phương pháp nghiên cứu
Để xác định nhu cầu nước của cây mía ở các tình huống khí hậu khác nhau

ở Tây Ninh, chúng tôi sử dụng phần mềm mô phỏng xác định nhu cầu nước và
nhu cầu tưới tiêu cho cây trồng do FAO cung cấp, phần mềm có tên là Cropwat
8.0 (Swennenhuis, 2006)

Năng suất mía tại các mức tưới tiêu sẽ được mô phỏng qua hàm sản xuất
một yếu tố đầu vào là nước (Rao et al, 1988) năng suất mía sẽ được xác định tại
các tình huống khí hậu khác nhau và các chế độ tưới nước khác nhau và đây coi là
tác động của thay đổi khí hậu lên năng suất mía
Dự báo năng suất mía thay đổi thông qua phương pháp mô phỏng kết hợp
sử dụng số liệu trong quá khứ, cụ thể trong các giai đoạn nguồn nước tưới thay đổi
với điều kiện khí hậu tương ứng thì năng suất thay đổi tương ứng ra sao?
Và một số phương pháp khác như so sánh, thống kê mô tả.
1.4

Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: từ năm 1985 đến năm 2011
Địa điểm: tỉnh Tây Ninh
3


1.5

Cấu trúc đề tài
Cấu trúc đề tài gồm 5 chương
Chương 1: Nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục đích, nội dung nghiên cứu,

phạm vi nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan
Tổng quan địa bàn nghiên cứu: tỉnh Tây Ninh, Hồ Dầu Tiếng.
Đặc điểm vùng nguyên liệu mía Tây Ninh.
Chương 3: Cơ sở Lý Luận và Phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm kỹ thuật và nhu cầu nước tưới.
Tác động của BĐKH lên năng suất cây trồng qua biến đổi lượng mưa.
Khái niệm lượng mưa, hồ chứa, mực nước và dung tích Hồ chứa.

Giải thích cách xác định nhu cầu nước của mía đường tại tỉnh Tây Ninh
(phần mềm Cropwat).
Giải thích cách xác định sản lượng mía ở các chế độ tưới nước khác nhau
thông qua hàm sản xuất một yếu tố đầu vào là nước.
Định nghĩa các phương pháp nghiên cứu: thống kê mô tả, so sánh, mô
phỏng.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1

Tổng quan địa bàn tỉnh Tây Ninh.

2.1.1 Điều kiện tự nhiên.
Tỉnh Tây Ninh thuộc miền Đông Nam Bộ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, tọa độ từ 10057’08’’ đến 11046’36’’ vĩ độ Bắc, và 105048’43’’ đến
106022’48’’ kinh độ Đông. Phía Tây và Tây Bắc giáp với vương quốc Campuchia,
phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước, phía Nam giáp TP.Hồ Chí Minh và
tỉnh Long An. Là tỉnh chuyển tiếp giữa vùng núi và cao nguyên Trung bộ xuống
Đồng Bằng sông Cửu Long.
Tây Ninh có diện tích tự nhiên là 4.035,45Km2, dân số trung bình :
1.066.402 (2009), mật độ dân số là: 264 người/Km2. Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối
giữa TP.Hồ Chí Minh và thủ đô Phnom Penh vương quốc Campuchia và là một
trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.



Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Tây Ninh.

Tây Ninh có 1 thị xã và 8 huyện bao gồm: Tân Biên, Tân Châu, Dương
Minh Châu, Châu Thành, Hòa Thành, Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng. Thị xã Tây
Ninh là trung tâm kinh tế-chính trị-văn hóa của Tỉnh, cách TP.Hồ Chí Minh 99km
về phía Tây Bắc theo quốc lộ 22B và cách thủ đô Hà Nội 1809km theo quốc lộ
1A.
Tây Ninh có núi bà Đen cao 986m, đây là ngọn núi cao nhất vùng Đông
Nam Bộ. Tây Ninh có nhóm đất chính là đất xám chiếm 84,13% đất tự nhiên toàn
tỉnh, địa hình bằng phẳng thuận tiện cho việc cơ giới hóa trong sản xuất nông
nghiệp, phù hợp để trồng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày.
Khí hậu Tây Ninh trương đối ôn hòa, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và
mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 cho đến tháng 11, mùa nắng (từ tháng 12 cho đến
tháng 4 năm sau) tương phản rất rõ với mùa mưa có các đặc điểm: Chế độ bức xạ
dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định. Mặt khác tỉnh Tây Ninh nằm sâu trong lục địa, ít
bị ảnh hưởng của bão và những yếu tố bất lợi khác. Nhiệt độ trung bình là 27,40C,
lượng ánh sáng quanh năm dồi dào, mỗi ngày trung bình có 6h nắng.
6


Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1800-2200 mm, độ ẩm trung bình trong
năm vào khoảng 70 - 80%, tốc độ gió là 1,7m/s và thổi điều hòa trong năm. Tây
Ninh chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chủ yếu là: Tây – Tây Nam vào mùa mưa và
gió Bắc – Đông Bắc vào mùa khô.
Về tài nguyên nước: nguồn nước mặt ở Tây Ninh chủ yếu dựa vào hệ thống
kênh rạch trên địa bàn toàn tỉnh, với chiều dài hệ thống là 617km, trung bình
0,11km/km2 và chủ yếu dựa vào 2 sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ
Đông. Tài nguyên nước tại tỉnh Tây Ninh rất phong phú chưa kể nguồn nước

ngầm có thể khai thác vào mùa khô
Về khoáng sản: chủ yếu ở Tây Ninh là thuộc nhóm khoáng sản phi kinh
loại như: than bùn, đá vôi, đá cuội, sỏi, cát, sét và đá xây dựng.
Tây Ninh là vùng đất có điều kiện khí hậu phù hợp phát triển cây công
nghiệp ngắn ngày trong đó có cây Mía đường, các thông số khí hậu đã lưu tại Phụ
lục 1 để phục vụ cho điều tra nhu cầu nước cây Mía qua phần mềm Cropwat 8.0.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.
Xã hội: Hiện nay, trên đất Tây Ninh có 26 dân tộc anh em sinh sống. Mỗi
dân tộc tuy có những phong tục, tập quán sinh hoạt khác nhau nhưng đều có
truyền thống chung là sống đoàn kết với cộng đồng, lao động cần cù, chiến đấu
chống địch họa, thiên tai dũng cảm, tất cả đã tạo nên cho Tây Ninh một nền văn
hoá đa dạng, phong phú và đầy bản sắc.
Về tôn giáo, ở Tây Ninh có đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo Công giáo, đạo Tin
Lành, đạo Hồi và một số tôn giáo khác...
Về phương diện lịch sử, Tây Ninh là địa phương giàu truyền thống cách
mạng yêu nước, là thủ đô của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam
Việt Nam, là nơi đứng chân của các lực lượng vũ trang miền. Ngoài các di tích
Trung ương cục Miền Nam, ở Tây Ninh còn nhiều di tích lịch sử khác gắn liền với
7


cuộc kháng chiến giải phóng Miền Nam như di tích căn cứ Bời Lời, chiến khu
Dương Minh Châu, địa đạo An Thới và nhiều di tích khác.
Kinh tế: Tây Ninh là một trong những cửa ngõ giao lưu quốc tế quan trọng
giữa Việt Nam với các nước láng giềng Campuchia, Thái Lan…Tây Ninh cũng là
tỉnh có vị trí quan trọng trong mối giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Theo dự thảo báo cáo của Tỉnh uỷ, năm 2011, dù phải đối mặt với nhiều
khó khăn thách thức, song kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh tiếp tục
đạt được kết quả khá toàn diện. Đã có 20/23 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt Nghị

quyết đề ra. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 14% so với cùng kỳ năm 2010
(SCK). Giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, kim ngạch
xuất khẩu, thu hút đầu tư trong và ngoài nước tăng cao SCK. Cụ thể giá trị sản
xuất nông -lâm -ngư nghiệp ước đạt 6.124,6 tỷ đồng, tăng 5,5% SCK; giá trị sản
xuất công nghiệp - thủ công nghiệp ước đạt 9.921,3 tỷ đồng, tăng 22% SCK; giá
trị các ngành dịch vụ ước thực hiện 10.815 tỷ đồng, tăng 14,1% SCK. Cơ cấu kinh
tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (nông -lâm -ngư
nghiệp: 24,8%; công nghiệp, xây dựng: 31,4%; dịch vụ: 43,8%.) GDP bình quân
đầu người (giá hiện hành) đạt 1.990 USD. Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt
3.824,40 tỷ đồng, đạt 127,47% dự toán, tăng 20,63% SCK. Tổng chi ngân sách
ước thực hiện 4.875,27 tỷ đồng, đạt 139,60% dự toán, bằng 38,55% SCK. Thu hút
đầu tư trong và ngoài nước tăng mạnh; đã cấp giấy phép đầu tư mới cho 34 dự án
được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với vốn đăng ký 610,3 triệu USD. Hiện nay,
toàn tỉnh có 204 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký 1.428,1 triệu
USD; 289 dự án đầu tư trong nước, với vốn đăng ký 34.808 tỷ đồng.
Phương hướng phát triển của Tây Ninh trong thời gian tới gắn liền với
phương hướng phát triển kinh tế – xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,

8


một trong những vùng kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và giữ
vai trò quyết định đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới:
- Đẩy mạnh dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ cấu vùng, cơ cấu ngành, lĩnh
vực, tập trung khai thác lợi thế so sánh, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế với
tốc độ nhanh, bền vững.
- Tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư (tăng cường huy động nguồn vốn trong
nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài), khai thác các lợi thế, đẩy nhanh chuyển
đổi cơ cấu kinh tế vùng.

+ Các huyện phía Nam tỉnh (Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu) theo hướng
phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ trên cơ sở đầu tư vào các khu, cụm công
nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài và các dịch vụ dọc theo đường Xuyên Á.
+ Các huyện phía Bắc (Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Dương Minh
Châu) tập trung chuyển đổi cây trồng vật nuôi, ổnn định vùng nguyên liệu cây
công nghiệp cho các nhà máy chế biến và thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá
nông thôn trên cơ sở khai thác tốt lợi thế cửa khẩu.
+ Đối với thị xã Tây Ninh, Hòa Thành phát triển nhanh và nâng cao chất
lượng các hoạt động thương mại du lịch ,dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, tập
trung chỉnh trang, xây dựng khu đô thị văn minh, hiện đại.
- Tây Ninh thực hiện các chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư đúng với quy
định của chính phủ, nhưng luôn luôn dành cho nhà đầu tư ở mức tốt nhất như:
Mức ưu đãi cao nhất của khung và Mức nghĩa vụ thấp nhất. Ngoài ra, Tùy điều
kiện cụ thể của mỗi dự án, tỉnh xem xét hỗ trợ hạ tầng ngoài hàng rào, tập trung hỗ
trợ nhà đầu tư thực hiện nhanh các thủ tục để giảm chi phí và thời gian ra nhập thị
trường.
9


Tây Ninh đang phấn đấu đến năm 2020 trở thành một tỉnh công nghiệp phát
triển bền vững với khoảng 25 khu công nghiệp hoạt động (tổng điện tích khoảng
12.000 ha). Một số khu công nghiệp đang hoạt động tại tỉnh như: Vường công
nghiệp Bourbon An Hòa (phát triển khu công nghiệp sinh thái, KCN Trảng Bàng,
KCN Phước Đông…
2.2

Đặc điểm vùng nguyên liệu mía tỉnh Tây Ninh.
Do hiệu quả kinh tế của cây mía so với một số cây trồng khác kém hơn, nên

trong những năm gần đây, diện tích cây mía ở tỉnh Tây Ninh đã bị giảm sút

nghiêm trọng. So với cây mía thì trồng cây sắn, cây cao su sẽ cho thu nhập cao
hơn. Bình quân cây cao su cho lãi khoảng từ 60 đến 70 triệu/ha/năm; cây sắn cho
lãi khoảng từ 30 đến 40 triệu/ha/năm. Cùng với đó, giá thuê đất để trồng mía tăng
nhanh hơn tốc độ tăng giá mua mía, trồng mía tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn các loại
cây trồng khác và đặc biệt là khâu thu hoạch mí còn rất khó khăn do chủ yếu vẫn
là thủ công. Chính vì vậy mặc dù nhà nước và các doanh nghiệp đã áp dụng các
chính sách đầu tư, hỗ trợ, thu mua ngày càng thoáng và tạo lợi nhuận cho người
trồng mía nhằm khội phục vùng nguyên liệu mía, nhưng hiện nay, diện tích mía ở
Tây Ninh chỉ còn chưa đến 20.000ha, không còn đủ nguyên liệu mía cung cấp cho
các nhà máy. Việc mở rộng vùng nguyên liệu mía và vấn đề được các doanh
nghiệp quan tâm hàng đầu.
Trước tình hình quỹ đất trồng mía trong tỉnh ngày càng co lại, các nhà máy
có công suất lớn một mặt tiếp tục vận động nông dân trong tỉnh tiếp tục trồng mía,
một mặt tìm hướng đầu tư vùng cận biên giới. Đến nay, nhiều nhà máy đang triển
khai và đã có những tín hiệu khả quan. Tại hội nghị tổng kết sản xuất mía đường
niên vụ 2010-2011 Tỉnh Tây Ninh, tổng diện tích mía đường trên toàn tỉnh là
23.271 ha, năng suất bình quân là 71,57 tấn/ha, sản lượng là 1.708.441 tấn. Theo
kế hoạch dự tính sản xuất niên vụ 2011-2012, diện tích dự kiến là 28.000 ha, năng
suất 73 tấn/ha. Sản lượng 2.044.000 tấn.
10


Theo quy hoạch vùng nguyên liệu mía được phê duyệt vào năm 2004, thì
đến năm 2010 diện tích vùng nguyên liệu mía là 41.546 ha với năng suất bình
quân dự kiến là 70 tấn/ha. Song song đó là các chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng
vùng nguyên liệu, đầu tư phát triển giống mới, đầu tư vốn và hỗ trợ lãi suất cho
nông dân trồng mía… Sau khi quy hoạch được phê duyệt, Nhà nước đã tăng
cường vốn đầu tư phát triển hạ tầng vùng nguyên liệu mía. Cụ thể như Nhà nước
đã đầu tư 164 tỷ đồng xây dựng hệ thống thuỷ lợi Tân Hưng lấy nước từ hồ Dầu
Tiếng để tưới tiêu cho gần 10.000 ha vùng nguyên liệu mía Tân Biên. Sau đó, Nhà

nước tiếp tục đầu tư thêm 80 tỷ đồng xây dựng hệ thống thuỷ lợi Tân Châu lấy
nước từ hồ Tha La tưới cho vùng nguyên liệu mía trên địa bàn huyện Tân Châu.
Ngoài ra, Nhà nước còn đầu tư xây dựng nhiều công trình trạm bơm khác và xây
dựng nhiều tuyến đường giao thông để tạo điều kiện thuận tiện trong việc vận
chuyển mía. Thống kê đến nay, Tây Ninh đã đầu tư khoảng hơn 2.000 tỷ đồng để
tạo điều kiện thực hiện quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía. Ngoài ra, các
nhà máy chế biến mía đường hằng năm cũng có đầu tư xây dựng hạ tầng trong
vùng nguyên liệu mía, đồng thời có chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân trồng và
chăm sóc mía. Tất cả sản lượng mía đều được các nhà máy thu mua chế biến.
Thế nhưng, thực tế việc phát triển vùng nguyên liệu mía trong thời gian qua
không ổn định được như dự kiến. Năm 2004, tổng diện tích mía toàn tỉnh thực
hiện được gần 28.500 ha. Năm 2005 diện tích vùng nguyên liệu mía được nâng lên
hơn 31.500 ha. Năm 2006 tiếp tục tăng lên gần 38.000 ha- đạt được hơn 90% diện
tích mía theo quy hoạch. Thế nhưng đó cũng là năm diện tích mía ở Tây Ninh đạt
cao nhất, bởi vì những năm sau đó diện tích mía liên tục giảm sút. Năm 2007 diện
tích mía từ gần 38.000 ha giảm xuống còn khoảng 33.000 ha. Năm 2008 diện tích
mía “tuột dốc” thê thảm hơn - từ 33.000 ha giảm xuống chỉ còn có hơn 18.800 hachỉ còn chưa đến phân nửa diện tích quy hoạch do lợi nhuận từ cây mía không

11


×