Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài báo hoa mào gà final

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.17 KB, 10 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠM, LÂN VÀ KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY
HOA MÀO GÀ (Celosia cristata L.) TRỒNG CHẬU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
EFFECT OF NITROGEN, PHOSPHORUS AND POTASSIUM ON GROWTH AND
DEVELOPMENT OF COCKSCOMB (Celosia cristata L.) GROWN IN POT IN HO
CHI MINH CHI CITY
1
Lê Công Trình , Nguyễn Quang Chơn2, Đỗ Đình Đan2, Phạm Thị Minh Tâm3, Bùi Thị Hà3
1
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật thành phố Hồ Chí Minh
2
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
3
Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh
Liên hệ tác giả: Nguyễn Quang Chơn – Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đakao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Email: ; Điện thoại: 01234075555
Tóm tắt
Nghiên cứu liều lượng N, P, K đến sinh trưởng, phát triển của cây hoa mào gà trồng chậu được thực hiện tại
trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh bao gồm hai thí nghiệm. Thí nghiệm 1 gồm hai yếu tố N và
K (3; 6; 9 và 12 g N/chậu và 0; 1 và 2 g K 2O/chậu) trên nền 1 g P2O5/chậu. Dựa trên kết quả đạt được từ thí
nghiệm 1, thí nghiệm 2 được thực hiện với các liều lượng 0,6; 1,2; 2,4 và 3,0 g N/chậu kết hợp với 0,5; 1,0 và
1,5 g P2O5/chậu trên nền 2 g K2O/chậu. Kết quả cho thấy, trên nền giá thể xơ dừa, tro trấu và phân bò hoai với tỷ
lệ theo thể tích 2:1:1, liều lượng N, P, K thích hợp cho cây hoa mào gà trồng chậu sinh trưởng và phát triển tốt là
(g/chậu) 2,4 – 3,0 N + 1,5 P 2O5 + 2 K2O; trong đó, liều lượng (g/chậu) 2,4 N + 1,5 P 2O5 + 2 K2O đạt hiệu quả
kinh tế cao nhất với lợi nhuận 1.364.000 đồng/100 chậu và tỷ suất lợi nhuận đạt 1,35. Thời vụ trồng cây hoa mào
gà thích hợp là từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
Từ khóa: Hoa mào gà, phân đạm, phân kali và phân lân.
Abstract
Effect of N, P, K on growth and development of cockscomb grown in pot was conducted at Nong Lam university
Hochiminh city including two experiments. Experiment 1 is consist of two factors N and K (3; 6; 9 and 12 g
N/pot and 0; 1 and 2 g K 2O/pot) based on the dose of 1 g P 2O5/pot. From the results achieved from the


experiment 1, experiment 2 was then conducted with different doses of 0,6; 1,2; 2,4 and 3,0 g N/pot combined
with 0,5; 1,0 and 1,5 g P2O5/pot based on the dose of 2 g K 2O/pot. Results showed that based on the substrate of
coconut coir, rice husk ash and cow manure at the rate in volume of 2:1:1, the dose of N, P, K suitable for
cockscomb growth and development well was (g/pots) 2,4 - 3,0 N + 1,5 P 2O5 + 2 K2O; In which, the dose (g/pot)
2.4 N + 1.5 P2O5 + 2 K2O achieved the highest economic efficiency with profit of 1,364,000 VND/100 pots and
the rate of return (profit/cost) was at 1.35. Planting season of cockscomb is appropriate from November to
February next year.
Key words: Cockscomb, nitrogen, phosphorus and potassium.

Đặt vấn đề
Hoa mào gà (Celosia cristata L.) hay còn gọi kê quan hoa, kê đầu là loại cây thân thảo
thuộc họ Dền (Amaranthaceae) có nguồn gốc xuất xứ từ Ấn Độ, được trồng nhiều ở Nam Mỹ,
Châu Phi, miền Tây Ấn Độ, Đông Nam Á và được du nhập vào Việt Nam từ lâu để trồng làm
thuốc. Hạt và hoa mào gà có tác dụng cầm máu, chữa phong nhiệt, giun đường ruột, tiêu chảy,
bệnh về gan và mắt; lá dùng để chữa bỏng và vết loét (Trần Hợp, 200; Đỗ Tất Lợi, 2004;
Nermeen và ctv., 2014). Ngoài ra, do có màu hoa sặc sỡ, lấp lánh và hấp dẫn, hoa mào gà còn
là một loại cây hoa cảnh được ưa chuộng, dùng để trang trí cảnh quan tại các công viên, làm
hoa nền tại các lễ hội và có thể sử dụng như là một loại rau để chế biến các món ăn (Đỗ Tất
Lợi, 2004; Kitti và ctv., 2010).
1.

1


Những năm gần đây, cùng với đời sống vật chất, tinh thần ngày một
nâng cao, việc tiêu thụ hoa, cây cảnh đã trở thành nhu cầu thiết yếu của
xã hội. Đây cũng chính là cơ hội thuận lợi để người dân phát triển nghề
trồng hoa, cây cảnh. Do vậy, diện tích trồng và sản lượng hoa, cây cảnh
không ngừng tăng lên, từ đó mang lại giá trị thu nhập rất cao so với các
ngành nông nghiệp khác (Ngô Văn Diện, 1998; Nguyễn Văn Đông, 2010).

Trong các biện pháp kỹ thuật canh tác cây trồng nói chung, cây hoa
nói riêng, phân bón đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm. Ở Việt Nam, phân bón đóng góp khoảng 45%
tổng sản lượng cây trồng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân hiệu suất sử dụng phân bón chưa
cao, chỉ 45 - 50% đối với đạm, 25 - 35% đối với lân và khoảng 60% đối với kali (Nguyễn Văn
Bộ, 2014). Do vậy, việc nghiên cứu liều lượng phân bón phù hợp cho từng loại cây trồng
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất là rất cần thiết.
Cho đến nay, đã có các công trình nghiên cứu về phân bón trên một số loài hoa như hoa
cúc (Hoàng Thị Thái Hòa và Đỗ Đình Thục, 2010), hoa đồng tiền (Nguyễn Thị Kim Thanh và
Phạm Thị Thanh Thủy, 2008), hoa lan (Nguyễn Thị Kim Lý và ctv., 2010)… Tuy nhiên, vẫn
chưa có nghiên cứu chính thống về phân bón được công bố trên cây hoa mào gà. Do vậy, đề
tài ‘Ảnh hưởng của đạm, lân và kali đến sinh trưởng, phát triển của cây hoa mào gà (Celosia
cristata L.) trồng chậu tại thành phố Hồ Chí Minh’ được thực hiện nhằm xác định liều lượng
N, P và K thích hợp cho cây hoa mào gà sinh trưởng, phát triển tốt và đạt hiệu quả kinh tế
cao.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại trại thực nghiệm Khoa Nông học, trường Đại học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh (10o52’22,0” N và 106o47’15,5” E) từ tháng 11/2016 – 05/2017
với diễn biến thời tiết: nhiệt độ không khí 27,3 – 29,8 oC, độ ẩm không khí 68,5 – 82,6%, số
giờ nắng 95,2 – 285,5 giờ/tháng và lượng mưa 5,9 – 213,6 mm/tháng.
2.1 Vật liệu nghiên cứu
- Giống: hoa mào gà lửa (Celosia cristata L.)
- Chậu trồng cây: chậu nhựa màu đen có đục lỗ ở đáy chậu (7 lỗ, đường kính 1,5 cm);
kích thước (cm) 20 x 20 x 18 (chiều cao x đường kính miệng x đường kính đáy chậu).
- Giá thể: xơ dừa, tro trấu đã qua xử lý và phân bò ủ hoai với tỷ lệ 2:1:1 (theo thể tích).
- Phân khoáng: Urê (46% N), Super lân (16% P2O5) và KCl (60% K2O).
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm hai yếu tố được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với ba lần lặp lại, gồm 20
chậu/nghiệm thức và 1 cây/chậu. Hạt giống được gieo trong khay nhựa chuyên dùng trên nền
giá thể nêu trên, khi cây được 3 cặp lá thật chuyển vào chậu trồng.

Thí nghiệm 1: gồm 12 nghiệm thức (4 liều lượng N: 3; 6; 9 và 12 g/chậu kết hợp 3 liều
lượng K2O: 0; 1 và 2 g/chậu) trên nền 1 g P2O5/chậu. Thực hiện từ tháng 11/2016 – 02/2017.
Thí nghiệm 2: liều lượng N, P, K được điều chỉnh dựa vào kết quả của thí nghiệm 1;
gồm 12 nghiệm thức (4 liều lượng N: 0,6; 1,2; 2,4 và 3,0 g/chậu kết hợp với 3 liều lượng
P2O5: 0,5; 1,0 và 1,5 g/chậu) trên nền 2 g K2O/chậu. Thực hiện từ tháng 02 – 5/2017.
Phương pháp bón phân: cả hai thí nghiệm phân lân được bón lót 100%, trộn đều với giá
thể trước khi trồng, phân đạm và kali được chia đều cho 4 lần bón thúc (10; 17; 24 và 31 ngày
2


sau trồng - NST). Phân đạm và kali hòa tan trong nước và tưới đều vào chậu cách gốc 3 – 5
cm.
Chỉ tiêu theo dõi: đánh dấu cố định 5 cây (chậu)/nghiệm thức đo chiều cao cây (từ bề
mặt giá thể đến đỉnh sinh trưởng) tại thời điểm 10; 17; 24; 31; 38 và 45 NST. Tại thời điểm 45
NST, đo đường kính gốc (cách mặt giá thể 5 cm), số phát hoa (đếm tất cả số phát hoa/cây),
chiều dài phát hoa trên thân chính. Phẩm chất cây xuất vườn được đánh giá theo 2 cấp bằng
cảm quan; cây loại 1 có bộ lá xanh tốt, cây khỏe, tán cân đối có nhiều phát hoa và màu sắc
đẹp và cây loại 2 có bộ lá xanh tốt, có biểu hiện vết sâu bệnh, tán không cân đối và ít phát
hoa.
Tính toán hiệu quả kinh tế: Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi. Trong đó, tổng chi là tổng
các chi phí vật liệu đầu vào và công lao động; tổng thu là tổng số cây (loại 1 hay loại 2) nhân
với giá bán tại thời điểm xuất vườn. Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/Tổng chi.
Số liệu thu thập được phân tích phương sai (ANOVA), các giá trị trung bình được phân
hạng theo trắc nghiệm LSD (Least Significant Differences – khác biệt có ý nghĩa nhỏ nhất) và
T-test ở mức α < 0,05 bằng phần mềm xử lý thống kê GenStat, phiên bản 7.1 năm 2003.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1 Ảnh hưởng của N, P, K đến sinh trưởng và phát triển của cây hoa mào gà
3.1.1 Chiều cao cây
Nhìn chung, đối với các liều lượng N (N1 = 3, N2 = 6, N3 = 9 và N4 = 12 g/chậu) và K
(K1 = 0, K2 = 1 và K3 = 2 g K 2O/chậu) tốc độ tăng trưởng chiều cao cây hoa mào gà ở giai

đoạn từ 10 – 17 NST chậm hơn so với giai đoạn từ 24 – 38 NST, sau đó tăng trưởng chậm lại
ở giai đoạn từ 38 – 45 NST (Hình 1a và b). Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây trong suốt quá
trình sinh trưởng của cây mào gà đạt cao nhất ở nghiệm thức N1 > N2 > N3 > N4 (Hình 1a),
nhưng giữa các nghiệm thức K1, K2 và K3 tốc độ tăng trưởng tương đương nhau (Hình 1b).

(a)
(b)
Hình 1. Ảnh hưởng của N (a) và K (b) đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây hoa mào gà
Giai đoạn 45 NST, chiều cao cây hoa mào gà đạt cao nhất ở mức N1 (57,3 cm), khác
biệt có ý nghĩa với các mức N2, N3, N4 và thấp nhất ở mức N4 (41,8 cm). Tăng trưởng chiều
cao cây hoa mào gà tỷ lệ nghịch với liều lượng N bón. Điều này có thể là do lượng N >
3g/chậu sẽ gây mất cân đối với liều lượng P và K (1 g P 2O5/chậu và 2 g K2O/chậu), nên đã ức
chế sự sinh trưởng về chiều cao. Trong khi đó, các liều lượng K1, K2 và K3 chiều cao cây đạt
tương nhau (khoảng 50 cm) (Bảng 1).

3


Có sự hỗ tương giữa liều lượng N và K đến chiều cao cây hoa mào gà ở giai đoạn 45
NST. Chiều cao cây đạt cao nhất (58,6 cm) ở nghiệm thức N1K3, khác biệt có ý nghĩa so với
các nghiệm thức N2, N3 và N4 kết hợp với các mức K1, K2 và K3; chiều cao cây thấp nhất
(37,4 cm) ở nghiệm thức N4K3. Trong cùng một liều lượng N (N1, N2 hay N3), chiều cao cây
hoa mào gà có xu hướng tăng lên khi tăng liều lượng K, nhưng đối với liều lượng N4 chiều
cao cây lại giảm xuống khi tăng liều lượng K (Bảng 1).
Kết quả ở thí nghiệm 2 (trên nền 2 g K2O/chậu), ảnh hưởng của các mức N (N1 = 0,6;
N2 = 1,2; N3 = 2,4 và N4 = 3,0 g N/chậu) và P (P1 = 0,5; P2 = 1,0 và P3 = 1,5 g P 2O5/chậu)
đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây hoa mào gà được trình bày ở Hình 2. Ở các mức bón N
(Hình 2a) và K (Hình 2b) tốc độ tăng trưởng chiều cao cây xảy ra mạnh ở giai đoạn từ 17 – 38
NST; đối với giai đoạn đầu (10 – 17 NST) và giai đoạn cuối (38 – 45 NST), tốc độ tăng
trưởng chiều cao chậm hơn. Trong các mức N, tốc độ tăng trưởng chiều cao ở mức N4 > N3 >

N2 > N1 (Hình 2a); đối với các mức P có xu hướng ngược lại P1 < P2 < P3 (Hình 2b).
Bảng 1. Ảnh hưởng của N và K đến chiều cao cây hoa mào gà (cm) 45 ngày sau trồng
N (g/chậu)
Trung bình (K)
N1 = 3
N2 = 6
N3 = 9
N4 = 12
K1 = 0
56,1
50,9
47,8
43,7
49,6
K2 = 1
57,3
53,3
48,9
44,2
50,9
K3 = 2
58,6
53,3
50,9
37,4
50,1
Trung bình (N)
57,3
52,5
49,2

41,8
CV(%) = 5,4; LSD(0,05) của N = 2,6; LSD(0,05) của NK = 4,5
K2O (g/chậu)

(a)
(b)
Hình 2. Ảnh hưởng của N (a) và P (b) đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây hoa mào gà
So sánh giữa các mức N và P (Bảng 2) cho thấy, chiều cao cây hoa mào gà ở giai đoạn
45 NST đạt cao nhất ở mức N3 (3,0 g N/chậu) và mức P3 (1,5 g P 2O5/chậu) theo thứ tự là
58,8 và 52,8 cm, cao hơn có ý nghĩa so với mức N1 (0,6 g N/chậu), N2 (1,2 g N/chậu) và mức
P1 (0,5 g P2O5/chậu).
Mặc dù ảnh hưởng hỗ tương của N và P đến chiều cao cây hoa mào gà ở giai đoạn 45
NST không khác biệt có ý nghĩa, nhưng các nghiệm thức N3P3 và N4P3 có chiều cao cây cao
hơn so với các nghiệm thức còn lại (Bảng 2).
Bảng 2. Ảnh hưởng của N và P đến chiều cao cây hoa mào gà (cm) 45 ngày sau trồng
P2O5 (g/chậu)
P1 = 0,5

N1 = 0,6
42,1

N (g/chậu)
N2 = 1,2
N3 = 2,4
46,2
55,4

Trung bình (P)
N4 = 3,0
58,2


50,5
4


P2 = 1,0
P3 = 1,5
Trung bình (N)

43,0
48,4
56,7
58,7
51,7
43,3
48,8
59,4
59,6
52,8
42,8
48,8
57,2
58,8
CV(%) = 4,0; LSD(0,05) của N = 2,0; LSD(0,05) của P = 1,8
Từ những kết quả thu được từ thí nghiệm 1 và 2 cho thấy, sinh trưởng chiều cao cây
hoa mào gà xảy ra mạnh trong giai đoạn từ 17 – 38 NST và đạt cao nhất ở mức phân bón
(g/chậu): 2,4 – 3,0 N + 1,5 P2O5 + 2,0 K2O.
3.1.2 Đường kính gốc
Đối với N, liều lượng bón càng cao thì đường kính gốc càng giảm. Cây có đường kính
gốc lớn nhất ở mức 3 g N/chậu (2,11 cm) khác biệt có ý nghĩa so với các mức đạm cao (6, 9

và 12 g N/chậu). Ngược lại, đối với các mức K đường kính gốc tăng tỷ lệ thuận với liều lượng
bón. Cây có đường kính gốc lớn nhất ở mức 2 g K2O/chậu (2,5 cm) khác biệt rất có ý nghĩa so
với các mức 0 và 1 g K2O/chậu (Bảng 3). Đường kính gốc biến thiên từ 1,46 – 2,59 cm ở mức
N kết hợp với K. Mặc dù ảnh hưởng hỗ tương giữa N và K đến đường kính gốc không khác
biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức, nhưng cây hoa mào gà có đường kính gốc lớn nhất ở
mức (g/chậu) 3 N + 2 K2O (Bảng 3). Kết quả nghiên cứu của Oroka (2012) cho rằng, bón kết
hợp phân hữu cơ (75%) với phân NPK (25%) cây hoa mào gà có đường kính gốc cao hơn so
với bón 100% phân NPK và kết hợp phân hữu cơ (50%) với phân NPK (50%). Điều này cho
thấy, cây hoa mào gà trồng trên nền hữu cơ, bón N với liều lượng cao và không cân đối với P
và K có tác dụng làm giảm đường kính gốc.
Bảng 3. Ảnh hưởng của N và K đến đường kính gốc cây hoa mào gà (cm) 45 ngày sau trồng

N (g/chậu)
Trung bình (K)
N1 = 3
N2 = 6
N3 = 9
N4 = 12
K1 = 0
1,67
1,61
1,55
1,46
1,57
K2 = 1
2,06
2,00
1,91
1,85
1,96

K3 = 2
2,59
2,46
2,41
2,38
2,46
Trung bình (N)
2,11
2,02
1,96
1,90
CV(%) = 4,7; LSD(0,05) của N = 0,09; LSD(0,05) của K = 0,08
Kết quả thu được từ thí nghiệm 2 cho thấy, khi giảm mức đạm nhỏ hơn 3,0 g N/chậu
(0,6; 1,2 và 2,4 g N/chậu) đều làm cho đường kính gốc nhỏ hơn có ý nghĩa so với mức 3,0 g
N/chậu. Trong khi đó, đường kính gốc tăng tỷ lệ thuận và khác biệt có ý nghĩa với liều lượng
P (0,5; 1,0 và 1,5 g P 2O5/chậu). Đường kính gốc đạt cao nhất (2,59 và 2,61 cm) ở nghiệm thức
N3P3 và N4P3 và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại (Bảng 4).
Bảng 4. Ảnh hưởng của N và P đến đường kính gốc cây hoa mào gà (cm) 45 ngày sau trồng
K2O (g/chậu)

N (g/chậu)
Trung bình (P)
N1 = 0,6
N2 = 1,2
N3 = 2,4
N4 = 3,0
P1 = 0,5
1,77
2,05
2,16

2,46
2,11
P2 = 1,0
1,83
2,15
2,31
2,55
2,21
P3 = 1,5
2,02
2,19
2,59
2,61
2,35
Trung bình (N)
1,87
2,13
2,36
2,54
CV(%) = 1,4; LSD(0,05) của N = 0,03; LSD(0,05) của P = 0,03; LSD(0,05) của NP = 0,05
Tương tự như chiều cây cao, kết quả từ thí nghiệm 1 và 2 cho thấy, đường kính gốc cây
hoa mào gà đạt cao nhất ở mức (g/chậu): 2,4 – 3,0 N + 1,5 P2O5 + 2,0 K2O.
3.2 Ảnh hưởng của N, P, K đến chất lượng cây hoa mào gà
P2O5 (g/chậu)

5


Bảng 5 cho thấy liều lượng đạm đã ảnh hưởng đến số lượng phát hoa/cây khác biệt có ý
nghĩa thống kê. Cây có nhiều phát hoa nhất khi bón đạm ở mức 3 g N/chậu đạt 13,0 phát

hoa/cây và thấp nhất ở mức 12 g N/chậu (12,0 phát hoa/chậu). Ảnh hưởng của kali đến số
phát hoa/cây cũng khác biệt có ý nghĩa. Cây có nhiều phát hoa nhất ở mức 2 g K 2O/chậu (16,4
phát hoa/cây) và cây có số phát hoa thấp nhất khi không bón kali chỉ 8,9 phát hoa/cây. Bón
kết hợp 3 g N/chậu với 2 g K2O/chậu làm tăng số phát hoa cao nhất (16,7 phát hoa/cây).
Bảng 5. Ảnh hưởng của N và K đến số lượng phát hoa (hoa/cây) 45 ngày sau trồng
K2O (g/chậu)
K1 = 0
K2 = 1
K3 = 2
Trung bình (N)

N (g/chậu)
N1 = 3
N2 = 6
N3 = 9
N4 = 12
9,7
9,0
8,7
8,3
12,7
12,0
11,7
11,3
16,7
16,3
16,3
16,3
13,0
12,4

12,2
12,0
CV(%) = 5,4; LSD(0,05) của N = 0,7; LSD(0,05) của K = 0,6

Trung bình (K)
8,9
11,9
16,4

Đạm và lân đều có ảnh hưởng đến số lượng phát hoa/cây trong thí nghiệm 2 (Bảng 6).
Đối với đạm, cây có nhiều phát hoa nhất khi bón đạm ở mức 2,4 g N/chậu (13,5 phát hoa/cây)
cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại (0,6; 1,2 và 3,0 g N/chậu). Đối
với lân, cây có phát hoa nhiều nhất ở mức 1,5 g/chậu (14,7 phát hoa/cây), cao hơn và khác
biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức 0,5 g P 2O5/chậu (9,8 phát hoa/cây) và 1,0 g P 2O5/chậu
(11,8 phát hoa/cây). Kết quả này phù hợp với quan điểm của Lê Nghiêm (2012) đã cho rằng,
liều lượng đạm phù hợp cho cây hoa mào gà trồng chậu là 2,7 g N/chậu.
Ảnh hưởng hỗ tương giữa 2 yếu tố N và P đến số phát hoa trên cây khác biệt có ý nghĩa
thống kê (Bảng 6). Số phát hoa/cây dao động từ 8,7 – 16,1; trong đó, cây có nhiều phát hoa
nhất khi bón đạm ở mức 2,4 và 3,0 g N/chậu kết hợp 1,5 g P 2O5/chậu, theo thứ tự là 16,1 và
15,9 phát hoa/cây, khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Điều này cho thấy
ngoài đạm và kali, lân cũng là yếu tố rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của
cây hoa mào gà. Lân có tác dụng xúc tiến quá trình phân chia tế bào, kích thích cây ra rễ, làm
thân cây cứng, thúc đẩy việc ra hoa, hình thành quả và giúp cải thiện chất lượng của sản phẩm
(Vũ Hữu Yêm, 1998).
Bảng 6. Ảnh hưởng của N và P đến số lượng phát hoa (hoa/cây) 45 ngày sau trồng
N (g/chậu)
Trung bình (P)
N1 = 0,6
N2 = 1,2
N3 = 2,4

N4 = 3,0
P1 = 0,5
8,7
8,8
10,7
10,9
9,8
P2 = 1,0
10,3
11,8
13,7
11,3
11,8
P3 = 1,5
11,9
14,7
16,1
15,9
14,7
Trung bình (N)
10,3
11,7
13,5
12,7
CV(%) = 3,1; LSD(0,05) của N = 0,4; LSD(0,05) của P = 0,3; LSD(0,05) của NP = 0,6
P2O5 (g/chậu)

Chiều dài phát hoa đạt cao nhất (30 cm) ở mức 3 g N/chậu và giảm mạnh ở mức 9 và 12
g N/chậu (dao động từ 21,6 – 22,9 cm). Chiều dài phát hoa tăng tỷ lệ thuận theo mức K, đạt
cao nhất (26,8 cm) ở mức 2 g K2O/chậu so với mức 0 và 1 g K2O/chậu chỉ đạt 25,1 và 25,8

cm. Các nghiệm thức kết hợp N và K có chiều dài phát hoa từ 20,3 – 30,7 cm, đạt cao nhất là
nghiệm thức N thấp và K cao (3 g N + 2 g K2O/chậu) (Bảng 7).
6


Khi giảm mức đạm bón, chiều dài phát hoa giảm so với mức bón 3 g N/chậu; cụ thể là
chiều dài phát hoa cao nhất (29,1 cm) ở mức 3 g N/chậu, giảm dần từ 26,0; 22,6 và 21,4 cm
theo thứ tự với các mức 2,4; 1,2 và 0,6 g N/chậu (Bảng 8). Bón lân ở mức 1,5 g P 2O5/chậu
cho phát hoa có kích thước dài hơn so với mức 0,5 và 1,0 g P 2O5/chậu. Trong các nghiệm thức
bón kết hợp N và P, nghiệm thức N4P3 (3 g N + 1,5 g P 2O5/chậu) có phát hoa dài nhất (29,4
cm).
Bảng 7. Ảnh hưởng của N và K đến chiều dài phát hoa (cm) 45 ngày sau trồng
K2O (g/chậu)
K1 = 0
K2 = 1
K3 = 2
Trung bình (N)

N (g/chậu)
N1 = 3
N2 = 6
N3 = 9
N4 = 12
29,8
27,9
20,5
22,0
29,7
29,3
22,0

22,3
30,7
29,8
20,3
24,4
30,0
29,0
21,6
22,9
CV(%) = 5,8; LSD(0,05) của N = 1,5; LSD(0,05) của K = 1,3

Trung bình (K)
25,1
25,8
26,8

Bảng 8. Ảnh hưởng của N và P đến chiều dài phát hoa (cm) 45 ngày sau trồng
P2O5 (g/chậu)
P1 = 0,5
P2 = 1,0
P3 = 1,5
Trung bình (N)

N (g/chậu)
N1 = 0,6
N2 = 1,2
N3 = 2,4
N4 = 3,0
20,5
22,3

23,6
28,7
21,6
22,6
25,1
29,0
22,0
22,8
29,2
29,4
21,4
22,6
26,0
29,1
CV(%) = 6,0; LSD(0,05) của N = 1,5; LSD(0,05) của P = 1,3

Trung bình (P)
23,8
24,5
25,9

3.3 Sinh trưởng và chất lượng cây hoa mào gà theo thời vụ

Thí nghiệm 1 và 2 được thực hiện tại hai thời điểm khác nhau, dưới điều kiện thời tiết
khác nhau, đồng thời trong cả hai thí nghiệm đều có cùng một nghiệm thức (g/chậu) 3 N + 1
P2O5 + 2 K2O. Do vậy các chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng của cây hoa mào gà ở nghiệm
thức này tại hai thời điểm khác nhau được so sánh, nhằm đánh giá ảnh hưởng của thời vụ đến
cây hoa mào gà và được trình bày ở Bảng 9.
Bảng 9. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng và phát triển của cây hoa mào gà trên
cùng liều lượng phân bón (3 N + 1 P2O5 + 2 K2O g/chậu)

CCC
ĐKG
ĐKT
SPH
CDPH
Cây loại 1
Thí nghiệm
(thời vụ)
(cm)
(hoa/cây)
(cm)
(%)
Thí nghiệm 1
58,6
2,59
55,1
16,7
30,7
91,7
(11/2016 - 02/2017)
Thí nghiệm 2
58,7
2,55
43,5
11,3
29,0
80,0
(02 - 05/2017)
P
0,978

0,186
< 0,001
0,007
0,044
< 0,001
CCC: chiều cao cây; ĐKG: đường kính gốc; ĐKT: đường kính tán; SPH: số phát hoa; CDPH: chiều
dài phát hoa.

Mặc dù sinh trưởng chiều cao và đường kính gốc của cây hoa mào gà không khác biệt
giữa hai thời vụ trồng, nhưng đường kính tán, số phát hoa, chiều dài phát hoa và tỷ lệ cây xuất
vườn loại 1 ở thí nghiệm 1 (11/2016 – 2/2017) đều cao hơn có ý nghĩa so với thí nghiệm 2 (02
– 05/2017) (Bảng 9). Điều này có thể là do điều kiện thời tiết khác nhau ở hai thời điểm nêu
trên, cụ thể là ẩm độ không khí, số giờ nắng và lượng mưa giai đoạn 02 – 05/2017 cao hơn so
7


với giai đoạn 11/2016 – 2/2017 (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu,
2017). Đây là những yếu tố gây trở ngại đến sinh trưởng và tạo điều kiện sâu bệnh hại trên
cây hoa mào gà. Do vậy, thời vụ trồng cây hoa mào gà thích hợp là từ tháng 11 đến tháng 2
năm sau, đúng vào thời điểm tiêu thụ sản phẩm vào dịp Tết Nguyên đán.
3.4 Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế của việc trồng cây hoa mào gà tính trên 100 chậu và được trình bày ở
Bảng 10 và 11. Đối với thí nghiệm 1, trong các nghiệm thức bón kết hợp các liều lượng N và
K trên nền P = 1 g P2O5/chậu, nghiệm thức N1K3 (3 g N + 2 g K2O/chậu) cho tỷ lệ cây loại 1
cao nhất (91,7%), cho nên đã mang lại lợi nhuận (1.371.000 đồng/100 chậu) và tỷ suất lợi
nhuận (1,34) cao nhất so với các nghiệm thức còn lại (Bảng 10).
Bảng 10. Ảnh hưởng của N và K đến hiệu quả kinh tế của cây hoa mào gà (tính trên 100
chậu)
Tỷ suất
Tỷ lệ cây loại 1 Tỷ lệ cây loại 2 Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận

Nghiệm
lợi nhuận
thức
(%)
(1.000 đồng)
N1K1
88,3
6,7
2.308
1.017
1.291
1,27
N1K2
90,0
8,3
2.375
1.019
1.356
1,33
N1K3
91,7
6,7
2.392
1.020
1.371
1,34
N2K1
88,3
6,7
2.308

1.024
1.285
1,25
N2K2
88,3
6,7
2.308
1.025
1.283
1,25
N2K3
90,0
6,7
2.350
1.027
1.323
1,29
N3K1
78,3
8,3
2.083
1.030
1.053
1,02
N3K2
81,7
10,0
2.192
1.032
1.160

1,12
N3K3
85,0
10,0
2.275
1.033
1.242
1,20
N4K1
76,7
8,3
2.042
1.037
1.005
0,97
N4K2
80,0
10,0
2.150
1.038
1.112
1,07
N4K3
80,0
11,7
2.175
1.040
1.135
1,09
Giá bán: loại 1 = 25.000 đồng/chậu; loại 2 = 15.000 đồng chậu


Đối với thí nghiệm 2, nghiệm thức N3P3 (2,4 g N + 1,5 g P 2O5/chậu) trên nền K = 2 g
K2O/chậu cho tỷ lệ cây loại 1 cao nhất (90%), từ đó đã góp phần tăng lợi nhuận (1.364.000
đồng) và tỷ suất lợi nhuận (1,35) cao nhất so với các nghiệm thức còn lại (Bảng 11).
Bảng 11. Ảnh hưởng của N và P đến hiệu quả kinh tế của cây hoa mào gà (tính trên 100 chậu)
Tỷ suất
Tỷ lệ cây loại 1 Tỷ lệ cây loại 2 Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận
Nghiệm
lợi nhuận
thức
(%)
(1.000 đồng)
N1P1
75,0
8,3
2.000
1.005
995
0,99
N1P2
78,3
5,0
2.033
1.006
1.027
1,02
N1P3
81,7
11,7
2.217

1.007
1.210
1,20
N2P1
81,7
10,0
2.192
1.006
1.186
1,18
N2P2
83,3
10,0
2.233
1.007
1.226
1,22
N2P3
86,7
11,7
2.342
1.008
1.333
1,32
N3P1
85,0
10,0
2.275
1.009
1.266

1,26
N3P2
88,3
8,3
2.333
1.010
1.324
1,31
N3P3
90,0
8,3
2.375
1.011
1.364
1,35
N4P1
76,7
10,0
2.067
1.010
1.057
1,05
N4P2
80,0
15,0
2.225
1.011
1.214
1,20
N4P3

81,7
16,7
2.292
1.012
1.279
1,26
Giá bán: loại 1 = 25.000 đồng/chậu; loại 2 = 15.000 đồng chậu
8


Kết luận
Tại thành phố Hồ Chí Minh, cây hoa mào gà trồng chậu trên nền giá thể xơ dừa, tro trấu
và phân bò hoai với tỷ lệ theo thể tích 2:1:1, liều lượng N, P, K thích hợp cho cây sinh trưởng
và phát triển tốt là (g/chậu) 2,4 – 3,0 N + 1,5 P 2O5 + 2 K2O; trong đó, liều lượng (g/chậu) 2,4
N + 1,5 P2O5 + 2 K2O đạt hiệu quả kinh tế cao, với lợi nhuận 1.364.000 đồng/100 chậu và tỷ
suất lợi nhuận đạt 1,35. Thời vụ trồng cây hoa mào gà thích hợp là từ tháng 11 đến tháng 2
năm sau.
4.

Tài liệu tham khảo
[1] Đặng Văn Đông, 2010. Ứng dụng khoa học công nghệ phát triển hoa, cây
cảnh theo hướng sản xuất hàng hóa: hiện trạng và một số vấn đề đặt ra. Báo
cáo Khoa học năm 2010. Viện Nghiên cứu Rau Quả. Hà Nội.
[2] Đỗ Tất Lợi, 2004. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà Xuất Bản Y học.
Hà Nội.
[3] Hoàng Thị Thái Hòa và Đỗ Đình Thục, 2010. Thăm dò ảnh hưởng của một số
loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển của cây hoa cúc tại thành phố
Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế (57): 51-58.
[4] Kitti Bodhipadmaa, Sompoch Noichindaa, Intira Yadbuntunga, Waranya
Buaeiama and David W. M. Leung, 2010. Comparison of in vitro and in vivo

inflorescence of common cockscomb (Celosia argentea var. cristata).
ScienceAsia 36: 68-71.
[5] Lê Nghiêm, 2012. Hoa, cây kiểng - Hoa mào gà. Trung tâm Khuyến nông
thành
phố
Hồ
Chí
Minh.
/>BRSR=30&mnu=5&s=600007
[6] Nermeen T. Shanan, Medhat Y. Abou-Zeid and Zeinab H. El Sadek, 2014.
Response of Celosia cristata cv. Red Velvet Plant Growth and Floral
Performance to Organo and Bio-Stimulants. World Journal of Agricultural
Sciences 10 (4): 146-153.
[7] Ngô Văn Diện, 1998. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài đánh giá ảnh hưởng
của các quá trình đô thị hóa và đề xuất giải pháp duy trì, phát triển vùng hoa
ở Hà Nội 12-1998.
[8] Nguyễn Thị Kim Lý, Hoàng Thị Lan Hương và Lê Đức Thảo, 2010. Nghiên cứu
ảnh hưởng của các biện pháp bón phân đến sinh trưởng phát triển của lan hồ
điệp HL3 (Phalaenopsis stockhon). Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ
2006 – 2010. Viên Di truyền Nông nghiệp.
[9] Nguyễn Thị Kim Thanh và Phạm Thị Thanh Thủy, 2008. Nghiên cứu sử dụng
chế phẩm phân bón lá nhằm giảm lượng phân bón gốc cho cây hoa đồng tiền
(Gerbera jamesoii L.) trồng tại Hải Phòng. Tạp chí Khoa học và Phát triển, VI
(2): 254-260.
[10] Nguyễn Văn Bộ, 2013. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng phân bón ở
Việt Nam. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh.
[11] Oroka F. O., 2012. Comparative Effects of Municipal Solid Waste Compost
and NPK Fertilizer on the Growth and Marketable Yield of Celosia argentea L.
New York Science Journal 5 (10): 34-38.
[12] Trần Hợp, 2000. Cây cảnh, hoa Việt Nam. Nhà Xuất Bản Nông nghiệp.

Thành phố Hồ Chí Minh.
9


[13] Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu, 2017. Thông báo
khí tượng nông nghiệp (từ tháng 11/2016 đến tháng 5/2017).
[14] Vũ Hữu Yêm, 1998. Giáo trình phân bón và cách bón phân. Nhà Xuất Bản
Nông nghiệp. Hà Nội.
[15] Yagia M. I., Widad M. O. Modaweib, Mohammed Almubarak A. A., 2014.
Effect of Nitrogen and Spacing in Growth, Yield and Quality of Celocia
cristata. International Journal of Sciences: Basic and Applied Research
(IJSBAR) 18 (1): 132-142.

10



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×