LỜI CẢM ƠN
Với mỗi sinh viên đại học, khóa luận tốt nghiệp là một mốc cuối cùng đánh
dấu việc kết thúc 4 năm học tập trên giảng đường và cũng là bước khởi đầu làm
quen với công việc nghiên cứu và công tác sau này.
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
thầy giáo Ths Bùi Đình Hoàn là người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời
gian làm luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo
trong Viện Môi Trường và các thầy cô trường Đại học Hàng Hải Việt Nam đã
dạy dỗ giúp đỡ em trong suốt 4 năm học qua và tạo điều kiện thuận lợi giúp em
hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Đồng thời, em gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã đã hỗ trợ, động viên
em trong thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày…tháng…năm 2015
Sinh viên
Bùi Thị Quế
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................i
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................i
2. Mục đích của đề tài...............................................................................................ii
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................ii
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................ii
5. Nội dung nghiên cứu............................................................................................iii
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ PHÍ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI
NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP………………………………………………….1
1.1. Khái quát về phí môi trường.......................................................................1
1.1.1. Khái niệm về phí môi trường................................................................1
1.1.2. Cơ sở tính phí môi trường.....................................................................3
1.1.3. Phương pháp luận tính phí môi trường................................................3
1.1.4. Tiêu chuẩn môi trường và và vấn để xác định phí môi trường.............8
1.1.5. Tính phí dựa vào đặc tính của chất gây ô nhiễm..................................9
1.2. Kinh nghiệm thu phí nước thải ở một số quốc gia trên thế giới...............10
1.3. Phí nước thải theo Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của
Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp...............14
1.3.1. Đối tượng chịu phí và người nộp phí..................................................14
1.3.2.Mức phí và cách xác định số phí phải nộp đối với nước thải công
nghiệp............................................................................................................15
1.3.3. Yêu cầu và các yếu tố đảm bảo việc chấp hành phí môi trường đối với
nước thải công nghiệp...................................................................................19
CHƯƠNG 2. HIỆU QUẢ CỦA CÔNG CỤ PHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG
QUẢN LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM................................22
2.1. Tình hình phát triển các khu công nghiệp và thực trạng ô nhiễm môi
trường do nước thải công nghiệp.....................................................................22
2.1.1. Sự phát triển của các khu công nghiệp...............................................22
2.1.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường do nước thải công nghiệp................23
2.2. Tình hình thu phí nước thải công nghiệp tại Việt Nam.............................26
2.3. Những hạn chế và nguyên nhân trong việc chấp hành phí của các doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp............................................................................31
2.3.1. Những hạn chế trong việc nộp phí của các doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp...................................................................................................31
2.3.2.Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc nộp phí của các doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp.........................................................................33
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ............................................................................................................................35
3.1. Biện pháp quản lý......................................................................................35
3.2. Biện pháp kinh tế......................................................................................37
3.3. Biện pháp kĩ thuật.....................................................................................38
3.4. Biện pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng..........................................39
KẾT LUẬN.............................................................................................................42
1. Kết luận...............................................................................................................42
2. Khuyến nghị........................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................44
PHỤ LỤC................................................................................................................45
MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
BVMT
Bảo vệ môi trường
CV
Mã lực
DN SX CN
Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
DWT
Trọng tải
KCN
Khu công nghiệp
KH-STNMT
Kế hoạch-Sở Tài nguyên & Môi trường
NSNN
Ngân sách nhà nước
NTCN
Nước thải công nghiệp
DANH MỤC BẢNG
Số bảng
Bảng 1.1
Tên bảng
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Trang
16
Bảng 1.2
công nghiệp tính theo hàm lượng COD và TSS
Hệ số thu phí theo lượng nước thải của các cơ sở
16
Bảng 2.1
sản xuất
Bảng tổng hợp kết quả thu phí tại Thành phố Hồ
28
Bảng 2.2
Chí Minh theo Nghị định 25/2013NĐ-CP
Bảng tổng hợp kết quả thu phí tại Hải Phòng theo
28
Bảng 2.3
Nghị định 25/2013/NĐ-CP
Kết quả thu phí nước thải công nghiệp của thành
30
phố Hải Phòng từ 2010 đến 31/8/2014
DANH MỤC HÌNH
Số hình
Hình 1.1
Hình 2.1
Tên hình
Mức thuế ô nhiễm
KCN Yên Phong (Bắc Ninh)
Trang
4
22
Hình 2.2
Khu công nghiệp Mỹ Phước 3
23
Hình 2.3
Cá chết hàng loạt do nước thải từ các khu công
24
Hình 2.4
nghiệp
Kênh Ba Bò bị ô nhiễm do nước thải từ các khu
25
công nghiệp
7
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi sự nỗ lực vươn lên
không ngừng của các nước kém phát triển và các nước đang phát triển để bắt kịp
tốc độ của các nước phát triển trên thế giới.Nhưng cùng với sự phát triển của
kinh tế là vấn đề môitrường đang rất đáng lo ngại, nhất là ở các nước đang phát
triển. Ở các nước này để phát triển kinh tế họ khai tài nguyên thiên nhiên quá
mức kèm theo các hoạt động thải chất thải tràn lan ra ngoài môi trường mà
không qua các khâu xử lí hoặc xử lý sơ sài chống đối làm tổn hại nghiêm trọng
đến môi trường. Trước tình hình đó,vấn đề được đặt ra là phải có những biện
pháp và công cụ hiệu quả nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường
sinh thái và môi trường sống của con người. Và thực tế cho thấy các công cụ
kinh tế là một trong những công cụ hiệu quả nhất đã được nhiều nước áp dụng
và thu được những hiệu quả nhất định trong quản lý môi trường và bảo vệ môi
trường.
Ở nước ta hiện nay đang trong giai đoạn thực hiện CNH-HĐH đất nước
nên có thể thấy rằng vấn đề ô nhiễm nhiễm môi trường đang là vấn đề vô cùng
bức thiết và nóng bỏng cần được quan tâm. Khi lấn sâu vào hội nhập kinh tế
quốc tế yêu cầu chúng ta phải không ngừng nỗ lực phát triển để nhanh chóng
thoát khỏi đói nghèo, đưa nên kinh tế nước nhà bắt kịp với sự phát triển chung
của các nước khu vực và trên thế giới.Nhưng cùng với sự nỗ lực vươn lên ấy là
sự xâm hại nghiêm trọng đến môi trường, lợi ích mà kinh tế đem lại đã làm con
người quên đi ý thức bảo vệ môi trướng nhất là trong nền kinh tế thị trường như
hiện nay. Hàng loạt các vấn đề xảy ra với môi trường: ô nhiễm nguồn nước,
không khí do các hoạt động xả thải không được xử lý tại các nhà máy, các khu
công nghiệp; sự suy giảm, cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, suy giảm
sự đa dạng sinh học, một số loài tuyệt chủng và đang đứng trước nguy cơ bị
tuyệt chủng…những vấn đề đó đang ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống sinh hoạt,
lao động sản xuất của con người. Môi trường nước của nước ta đang bị đe doạ
nghiêm trọng, đặc biệt là nước thải tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, các
thành phố lớn. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân
và sự phát triển đi lên của đất nước. Thời gian qua các lực lượng chức năng như
Cảnh sát môi trường đã vào cuộc điều tra và phát hiện rất nhiều công ty, doanh
1
nghiệp đã xả nước thải không qua xử lý trực tiếp ra ngoài môi trường sông,
hồ.Trước tình hình đáng báo động đó thì Chính phủ đã đề ra các công công cụ
quản lý khác nhau như công cụ về kinh tế, công cụ giáo dục và truyền thông,
công cụ quản lý,…nhằm mục đích xử lý, giảm thải ô nhiễm, bảo vệ môi trường.
Để hạn chế ô nhiễm do nước thải Chính phủ đã ban hành nghị định
67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 và mới nhất là nghị định 25/2013/NĐ-CP
ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước nước
thảiđã thu được nhiều kết quả khả quan trong quản lý và giảm thiểu ô nhiễm do
nước thải công nghiệp. Để hiểu rõ hơn về phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải công nghiệp, mục đích của việc ban hành Nghị định về phí này, hiệu quả thu
được khi áp dụng phí bảo vệ môi trường trong quản lý nước thải công nghiệp và
các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, em chọn đề tài: “ Đánh giá hiệu quả
của công cụ phí môi trường trong quản lý nước thải công nghiệp tại Việt
Nam và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý”.
2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của công cụ phí môi trường đối với nước
thải, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử
dụng công cụ này trong quản lý nước thải công nghiệp ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường
trong đó đặc biệt chú trọng đến công cụ phí môi trường trong quản lý nước thải
công nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là việc áp dụng công cụ phí nước thải trên
lãnh thổ Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra, thống kê, tổng hợp dữ liệu.
Phương pháp phân tích số liệu.
2
5. Nội dung nghiên cứu
Chương 1. Tổng quan về công cụ phí môi trường đối với nước thải công nghiệp
Chương 2. Hiệu quả của công cụ phí môi trường đối với nước thải công nghiệp
Chương 3. Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ PHÍ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI
NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
1.1. Khái quát về phí môi trường
1.1.1. Khái niệm về phí môi trường
Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đã sử dụng các công cụ kinh tế nhằm
khuyến khích hành vi tích cực đối với môi trường. Trong các công cụ thì thu phí
dưới hình thức này hay hình thức khác hiện đang được áp dụng nhiều tại các
nước OECD. Các công cụ này tạo ra các khuyến khích kinh tế sau:
- Thay đổi trực tiếp các mức giá hoặc chi phí;
- Thay đổi gián tiếp các mức giá cả hoặc chi phí thông qua những biện
pháp tài chính hoặc thuế khoá ngân sách;
- Tạo lập và hỗ trợ thị trường.
Có thể áp dụng cách thay đổi trực tiếp mức giá hoặc chi phí như phí đánh
trên sản phẩm sản xuất (phí theo sản phẩm) hoặc trên qui trình sản xuất (chi phí
phát thải, phí năng lượng, phí nguyên vật liệu), hay khi các hệ thống ký thác
hoàn trả được đưa vào hoạt động. Ngoài ra có thể áp dụng trợ cấp trực tiếp, tín
dụng ưu đãi hay khuyến khích tài chính (như khấu hao nhanh) để khuyến khích
các công nghệ sạch, khuyến khích kinh tế để thực hiện qui định môi trường cũng
có thể xếp vào loại này. Tạo lập thị trường được thực hiện trên cơ sở luật lệ hay
qui định được thay đổi như mua bản giấy phép phát thải, đấu giá hạn ngạch
nhằm hạn chế mức phát thải hay mức đánh bắt cá trong một khu vực nhất định
hoặc các chương trình bảo hiểm đáp ứng sự thay đổi luật lệ về phạm vi trách
nhiệm. Hỗ trợ thị trường xảy ra khi các cơ quan nhận trách nhiệm ổn định giá cả
hay ổn định một số thị trường nhất định (ví dụ đối với nguyên liệu thứ cấp như
giấy tái sinh hay sắt tái sinh).
Nếu mở rộng định nghĩa về các công cụ khuyến khích kinh tế, nghĩa là đưa
vào cả các công cụ tài chính và thuế khoá ngân sách không nhằm làm biến đổi
trực tiếp hành vi của người gây ô nhiễm và những người tái sử dụng tài nguyên,
ta sẽ có một hệ thống các công cụ khuyến khích kinh tế đa dạng. việc lựa chọn
công cụ hay nhóm các công cụ phụ thuộc vào nhiều điều kiện, phải vừa có tính
hiệu quả kinh tế vừa có tính công bằng, khả thi về mặt quản lý, độ tin cậy và
thực sự góp phần cải thiện môi trường. Trong thực tế có thể sử dụng một hệ
thống các công cụ, trong đó, mỗi công cụ tập trung vào một phần của vấn đề bảo
vệ môi trường.
Thuế là khoản thu của cho ngân sách nhà nước, dùng để chi cho mọi hoạt
động của nhà nước. Thuế môi trường nói chung hay thuế ô nhiễm môi trường
nói riêng đều do nhà nước định ra thu về cho ngân sách, dùng để chi chung,
không chi riêng cho lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Phí môi trường là khoản thu của Nhà nước nhằm bù đắp một phần chi phí
thường xuyên và không thường xuyên đối với công tác quản lý, điều phối hoạt
động của người nộp phí. Như vậy khác với thuế môi trường, phần lớn kinh phí
thu phí sẽ được sử dụng, điều phối lại cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường
và giải quyết một phần các vấn đề môi trường do những người đóng góp gây ra.
Lệ phí là khoản thu có tổ chức, bắt buộc với những người hưởng lợi hoặc
sử dụng một dịch vụ nào đó do nhà nước hoặc một cơ quan được nhà nước cho
phép cung cấp. Khác với phí môi trường lệ phí phải chỉ rõ lợi ích của dịch vụ mà
người trả lệ phí được hưởng, còn đối với phí môi trường, đôi khi lợi ích này
không rõ ràng.
Trong thực tế có nhiều cách tính, đánh phí phụ thuộc vào đối tượng đánh
phí, điều kiện thực tế, khả năng thông tin, dưới đây là một số loại phí đang được
áp dụng ở nhiều nước:
Phí phát thải: Đây là phí đánh vào việc phát chất ô nhiễm ra môi trường và
gây tiếng ồn, phí phát thải liên quan đến số lượng, đặc tính của chất gây ô nhiễm
và chi phí gây tác hại ô nhiễm cho môi trường.
Phí sản phẩm: Phí này đánh vào sản phẩm có hại cho môi trường khi sử
dụng chúng trong các quy trình sản xuất, tiêu thụ hoặc thải nó. Mức phí này
được xác định tuỳ thuộc vào chi phí thiệt hại đến môi trường có liên quan đến
sản phẩm đó.
Phí sử dụng: Phí sử dụng có chức năng làm tăng nguồn thu và liên quan
đến chi phí xử lý, chi phí thu gom và thải bỏ hoặc thu hồi lại chi phí quản lý tuỳ
thuộc vào tình huống mà chúng được áp dụng, phí sử dụng không liên quan trực
tiếp đến chi phí tác hại đến môi trường.
1.1.2. Cơ sở tính phí môi trường
Trước tình hình ô nhiễm nghiêm trọng và phổ biến đang gia tăng trong các
nền kinh tế công nghiệp phát triển, tổ chức OECD đã soạn thảo và chấp nhận
nguyên tắc “ người gây ô nhiễm phải trả tiền” đây là một nguyên tắc cơ bản cho
chính sách môi trường.
Nguyên lý cơ bản của PPP là giá cả của một hàng hóa hay dịch vụ phải
được thể hiện đầy đủ trong tổng chi phí sản xuất hàng hóa, dịch vụ đó bao gồm
cả chi phí của tất cả các tài nguyên môi trường sử dụng. Theo đó, việc sử dụng
không khí, nước hay đất để đổ thải các chất thải cũng là sử dụng tài nguyên
giống như sử dụng tài nguyên, nhiên liệu cho sản xuất. Tình trạng chưa tính đến
hoặc giá cả chưa đúng mức đối với tài nguyên môi trường và đặc tính sử dụng
công cộng đối với nhiều tài nguyên như đất, nước, không khí… đang là nguy cơ
nghiêm trọng dẫn đến khai thác quá mức có thể làm cạn kiệt hoàn toàn nguồn tài
nguyên đó.
Để khắc phục ngoại ứng trong quá trình sản xuất, nhà nước cần có sự tác
động tích cực tới người gây ô nhiễm. Một trong các biện pháp đó là đánh thuế
hoặc phí đối với các hãng thải chất thải gây ô nhiễm.
1.1.3. Phương pháp luận tính phí môi trường
Pigou, nhà kinh tế học người Anh đưa ra sáng kiến tiếp cận kinh tế vào giải
quyết vấn đề tác động ngoại ứng gây ô nhiễm môi trường. Ông chỉ ra rằng do có
những tác động ngoại ứng này, mà các chi phí cận biên của một đơn vị sản xuất
kinh doanh để sản xuất ra một sản phẩm có sự khác biệt hoàn toàn các chi phí
cận biên mà toàn xã hội phải chịu để có được sản phẩm đó. Thực tế thường xảy
ra là: Người sản xuất một loại sản phẩm cụ thể nào đó, trong quá trình sản xuất
luôn thải ra các chất ô nhiễm gây tổn hại đối với sức khoẻ hay tài sản của những
người khác mà không phải chịu các chi phí bồi hoàn nào cho những tổn hại đó.
Như vậy chi phí cận biên của người sản xuất để cho ra sản phẩm đó đã không
phản ánh hết chi phí cận biên toàn xã hội gánh chịu, để có được sản phẩm này
và vì thế trong một thị trường có cạnh tranh, nơi các xí nghiệp đó sẽ sản xuất ra
loại hàng hoá này với số lượng lớn hơn mức cân bằng trên thị trường, đồng thời
sẽ thải ra các chất ô nhiễm vượt quá mức cân bằng thị trường, vượt quá mức sức
chịu đựng của môi trường. Vì vậy, Pigou cho rằng để khắc phục mức sản lượng
vượt quá mức cân bằng thị trường do các tác động ngoại ứng gây ra, bằng cách
điều chỉnh số lượng sản phẩm sản xuất thông qua việc đặt một hệ thống thuế/phí
thích hợp đối với từng đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm.
Pigou đã đề ra mức thuế/phí như sau: mức thế tính cho mỗi đơn vị sản
phẩm gây ô nhiễm có giá trị bằng chi phí bên ngoài do đơn vị sản phẩm gây ô
nhiễm tại mức hoạt động tối ưu Q*.
Trên hình 1.1, mức thuế Pigou chính bằng MEC tại mức hoạt động Q *,
nghĩa là bằng giá trị t*. Như vậy sau khi trừ đi thuế/phí Pigou, đường lợi nhuận
biên MNPB sẽ trở thành (MNPB – t*) là đường lợi nhuận biên mới.
Thật vậy, với mức thuế Pigou t *, nhà sản xuất sẽ điều chỉnh mức hoạt động
về Q*. Vì đánh phí vào từng đơn vị sản phẩm nên chỉ khi nào MNPB lớn hơn
mức thuế thì người sản xuất mới có lãi. Điều này chỉ đạt được khi sản xuất ở
mức Q*. Do đó ý tưởng đánh thuế đã đạt được hoạt động tối ưu được thực hiện.
Trên thực tế, xác định mức tối ưu t* rất khó khăn. Để xác định được mức
phí này thì phải xác định được mức hoạt động Q *. Sau đó xác định mức thải do
hoạt động Q* gây ra, đồng thời phải tính được mức thiệt hai (chi phí ngoại ứng)
do ô nhiễm gây ra tại mức hoạt động Q*.
Hình 1.1. Mức thuế/phí ô nhiễm
Xét về mặt toán học, có thể tính phí tối ưu như sau:
Gọi NSB là lợi nhuận xã hội do hoạt động sản xuất mang lại. P là giá của
sản phẩm, Q là mức hoạt động hoặc mức sản lượng (P được coi là không phụ
thuộc vào mức hoạt động Q). C là chi phí riêng (chi phí cá nhân) cho hoạt động
sản xuất (C phụ thuộc vào Q kí hiệu là C(Q)), EC là chi phí bên ngoài do hoạt
động ô nhiễm gây ra (EC phụ thuộc vào Q, kí hiệu EC(Q)) thì lợi nhuận xã hội
do hoạt động sản xuất đem lại bằng doanh thu của hoạt động gây ô nhiễm trừ đi
tổng chi phí cá nhân và chi phí bên ngoài.
Ta có:
NSB = Q.P – C(Q) – EC(Q)
(1.1)
Trong đó thì Q.P là doanh thu do hoạt động sản xuất đem lại. Mục tiêu của
xã hội là tối đa hoá lợi nhuận NSB (NSB phụ thuộc vào mức hoạt động Q)
Để tìm được cực trị của hàm ta đạo hàm theo Q, sau đó cho bằng 0 ta được:
- =0
(1.2)
Như vậy, điều kiện cần để có lợi nhuận xã hôi cực đại là:
P= --
(1.3)
Trong đó, SC bằng chi phí biên riêng của người sản xuất cộng với chi phí ngoại
ứng, gọi là chi phí xã hội.
Từ (1.3) ta có:
P- =
(1.4)
Hay
=
(1.5)
Trong đó NPB là lợi nhuận ròng, riêng
Từ công thức (1.3) cho thấy, giá của sản phẩm (gây ra ô nhiễm) bằng chi
phí xã hội trên đơn vị sản phẩm đó. Từ (1.5) cho thấy, để đạt được mức tối ưu
lợi nhuận riêng cá nhân phải băng chi phí bên ngoài do ngoại ứng gây ra.
Nếu biến số Q tiến tới điểm Q* ta có:
P= -
(1.6)
Vậy dEC/dQ* trong (1.6) chính là mức thuế mà Pigou đã đề ra:
= t*
(1.7)
Vậy giá sản phẩm bằng chi phí cá nhân trên đơn vị sản phẩm là mức tối ưu Q *
cộng với thuế ô nhiễm Pigou:
P = – t*
(1.8)
Mức thuế được xác định phải tương đương với chi phí một đơn vị tác động
ngoại ứng hay sự chênh lệch giữa chi phí cá nhân của xí nghiệp kinh doanh
(MC) với chi phi biên của xã hội (MSC)
Gọi t là mức phí đánh vào một đơn vị đo chất thải ta có:
MSC = t + MC
Hay MSC - MC
Hiệu số (MSC – MC) cũng chính là chi phí ngoại ứng trên một đơn vị chất
thải (MEC) do đó ta có:
t = MSC - MC = MEC
Mức thuế t được đánh theo sản lượng, do đó thuế/ phí có liên quan đến lợi
nhuận, để tối ưu hóa lợi nhuận của xã hội thì sản lượng của doanh nghiệp phải
chịu một mức thuế/phí là t* = MSC – MC = MEC tại sản lượng tối ưu của doanh
nghiệp đã tính đến chi phí môi trường. Giả sử sản lượng tối ưu lớn hơn sản
lượng mà doanh nghiệp sản xuất ra thì doanh nghiệp sẽ không tối đa hoá lợi
nhuận. Khi mức sản lượng tối ưu nhỏ hơn sản lượng mà doanh nghiệp sản xuất
ra có nghĩa là chi phí ngoại biên sẽ lớn hơn và khi MSC càng lớn thì thuế/phí
gây ô nhiễm càng lớn . Do đó, để đạt được lợi nhuận cao nhất của doanh nghiệp
sả n xuất thì phải tự điều chỉnh để có được sản lượng tối ưu Q*.
Khi một doanh nghiệp đầu tư thay đổi quy trình công nghệ để làm giảm
thải chất gây ô nhiễm, mà doanh nghiệp vẫn giữ được mức sản lượng tối ưu
đồng thời giảm được ngoại ứng nghĩa là doanh nghiệp chi chi ra một chi phí để
làm giảm chất thải gây ô nhiễm hay để xử lý chất thải trước khi thải ra môi
trường. Chi phí để làm giảm thải thêm một đơn vị chính là chi phí cận biên giảm
thải gây ô nhiễm. Khi doanh nghiệp giảm bớt chất thải gây ô nhiễm đối với môi
trường càng nhiều thì chi phí giảm thải càng cao. Đây là căn cứ cho việc xác
định suất phí trên một đơn vị chất thải thích hợp sao cho xã hội lẫn doanh
nghiệp đều có lợi, hoặc không bên nào chịu thiệt.
Mục tiêu của việc thu phí ô nhiễm môi trường có thể là khác nhau: cải thiện
chất lượng môi trường thông qua thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm hoặc
làm tăng doanh thu cho ngân sách nhà nước. Nhưng phí môi trường cần mang
tính trung lập nghĩa là không nhằm buộc các nhà sản xuất ngừng sản xuất và
cũng không vì mục tiêu lợi nhuận mà hủy hoại môi trường.
Để xác định phí môi trường, cần phải xét thêm mối quan hệ giữa chi phí
biên làm giảm ô nhiễm (MAC) và phí gây ô nhiễm. Chi phi biên làm giảm ô
nhiễm của một hãng hay một ngành công nghiệp cho biết chi phí để giảm bớt
một lượng chất thải. Thông thường chi phí biên giảm thải chất ô nhiễm giảm
theo chất thải ô nhiễm. Vì vậy, khi nào chi phí biên giảm ô nhiễm thấp hơn phí ô
nhiễm môi trường mà doanh nghiệp phải nộp, doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương
án đầu tư làm giảm chất thải gây ô nhiễm thay vì nộp phí, phương án này có lợi
cho các doanh nghiệp vì rẻ hơn. Ngược lại khi MAC cao hơn phí gây ô nhiễm
phải trả, doanh nghiêp sẽ lựa chọn phương án trả phí vì rẻ hơn so với tiếp tục
các phương pháp giảm thải chất thải gây ô nhiễm. Như vậy, doanh nghiệp phải
chịu hai lần chi phí: thứ nhất để giảm ô nhiễm chừng nào MAC thấp hơn phí ô
nhiễm, thứ hai, đóng phí khi MAC lớn hơn mức phí phải đóng. Thực tế cho thấy
các doanh nghiệp và các ngành công công nghiệp thường có hàm chi phí biên
giảm chất ô nhiễm khác nhau. Đây là những yếu tố quyết định chi phí làm giảm
ô nhiễm để doanh nghiệp cân nhắc trước khi xây dựng hệ thống xử lý hay nộp
phí.
Vấn đề đặt ra với xác định phí gây ô nhiễm là phí thải có tác dụng khuyến
khích các doanh nghiệp tiếp tục sản xuất để có lợi nhuận, đồng thời phải đảm
bảo được tiêu chuẩn, chất lượng môi trường quy định. Theo kinh nghiệm của
nhiều nước, việc xác định mức phí vẫn là vấn đề phức tạp gây nhiều tranh cãi,
trong đó nguyên nhân quan trọng chính là thiếu thông tin hay thông tin không
chính xác dẫn đến không đủ cơ sở để xác định chi phí thiệt hại chính xác.[1]
1.1.4. Tiêu chuẩn môi trường và và vấn để xác định phí môi trường
Tiêu chuẩn môi trường được coi là một chuẩn mực để xác định trách nhiệm
của đối tượng gây ra ô nhiễm môi trường, nói cách khác, khi người sản xuất chất
thải ô nhiễm có nồng độ vượt tiêu chuẩn môi trường thì họ đã vi phạm qui định.
Khi đó việc xác định mức phí phải cao hơn nhiều và được coi là tiền phạt khi vi
phạm tiêu chuẩn.[1]
Hiện nay ở Việt Nam đang áp dụng một bộ tiêu chuẩn môi trường bao gồm
giới hạn nồng độ của các chất thải vào môi trường không khí, môi trường nước
và tiếng ồn. Những tiêu chuẩn này đưa ra giới hạn đối với các khu vực xung
quanh cũng như cho các điểm nguồn. Các tiêu chuẩn tại điểm nguồn phần lớn
dựa vào nồng độ ô nhiễm thay vì tổng lượng chất thải. Khi tính phí ô nhiễm môi
trường phải căn cứ vào các tiêu chuẩn môi trường, thường chi phí ô nhiễm đánh
vào nguồn gây ô nhiễm có nồng độ các chất dưới mức cho phép, còn khi nồng
này vượt quá tiêu chuẩn được cho phép thì sẽ bị phạt và mức phạt phải lớn hơn
rất nhiều so với mức phí. Điều này sẽ bắt buộc đối tượng bị phạt bằng mọi cách
phải giảm nồng độ chất gây ô nhiễm và giúp họ hiểu được rằng: đóng phí là
trách nhiệm và nghĩa vụ đối với môi trường.
Để tính phí với các chỉ tiêu BOD5, COD gây ô nhiễm nước phải xem xét
tiêu chuẩn của các chất này trong tiêu chuẩn chất lượng môi trường Việt Nam.
Theo quy định của một số nước ,việc quy định tiêu chuẩn chất lượng môi
trường của chương trình phí không nhất thiết phải thống nhất trên toàn lãnh thổ.
Quy định các loại tiêu chuẩn khác nhau đối với các loại chất thải tại các nguồn
thải hay nơi phải chịu ô nhiễm là do có sự chênh lệch về khả năng chịu tải của
môi trường và do đảm bảo tính phí công bằng trong việc thu phí. Vì vậy khi xác
định được mức phí thải phải căn cứ vào đặc tính, mức độ nhạy cảm của môi
trường chịu ô nhiễm. Thông thường, người ta chia lãnh thổ thành các vùng có
mức chịu phí tải khác nhau làm căn cứ cho việc xác định mức phí theo các
hướng sau:
1. Quy định tiêu chuẩn chất lượng môi trường đối với chất thải phải nộp
phí khác nhau theo trình độ công nghệ của xí nghiệp, chẳng hạn phân theo:
- Các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới tại thời điểm đang xét;
- Các doanh nghiệp áp dụng công nghệ cũ tính tại cùng thời điểm.
Cũng có thể quy định tiêu chuẩn chất lượng môi trường theo ngành công
nghiệp, ví dụ: ngành công nghiệp sản xuất giấy, hóa chất, chế biến… Tuy nhiên,
cách phân loại này không thực chính xác vì các ngành công nghiệp đó sử dụng
công nghệ khác nhau
2. Quy định tiêu chuẩn môi trường khác nhau cho cùng một chất tại một
vùng theo khả năng chịu tải của ô nhiễm môi trường tại khu vực đó.
Đối với Việt Nam, đây là một vấn đề quan trọng cần xem xét để chọn đươc
phương án thích hợp. Tuy nhiên, không nên qui định một tiêu chuẩn chất thải
giống nhau cho một loại chất thải khi chúng thải ra khu vực khác nhau. Giải
pháp giải quyết cho vấn đề này là xác định hệ số chịu tải riêng cho từng khu vực
và từ đó qui dịnh tiêu chuẩn môi trường thích hợp.
1.1.5. Tính phí dựa vào đặc tính của chất gây ô nhiễm
Đặc tính của chất gây ô nhiễm là một trong các yếu tố quan trọng để xác
định mức phí. Dưới đây sẽ phân tích đặc tính và khả năng gây hại của một số
chất ô nhiễm môi trường nước:
Nhu cầu oxi sinh hóa –BOD
Nhu cầu oxy sinh hóa là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức ô nhiễm
chất hữu cơ có thể phân hủy bởi vi sinh vật trong nước thải đô thị và chất thải
công nghiệp. BOD là nhu cầu oxy cần cho vi sinh vật trong quá trình phân hủy
chất hữu cơ.
Nhu cầu oxy hóa học – COD
Thông số này đặc trưng cho hàm lượng chất hữu cơ của chất thải trong
nước tự nhiên. COD là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa các chất hữu
cơ trong nước thành CO2 và nước. Lượng oxy này tương đương với hàm lượng
chất hữu cơ có thể bi oxy hóa. Trong thông số COD biểu thị tất cả các lượng các
chất hữu cơ, kể cả phẩn không bị oxy hóa bằng vi sinh vật, do đó nó có giá trị
cao hơn BOD.
Tổng chất rắn lơ lửng
Chất rắn lơ lửng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên đồng
thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục của nước) gây bồi lắng dòng
chảy. Đây là chỉ tiêu xác định chất lượng nước thải và nước tự nhiên.[1]
1.2. Kinh nghiệm thu phí nước thải ở một số quốc gia trên thế giới.
Từ những năm 70, công cụ phí môi trường mới chỉ được áp dụng trong một
số ít nước có nền kinh tế phát triển hơn như các nước thuộc nhóm OECD, các
nước công nghiệp mới NIC, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc...với phạm vi còn
hạn chế trong một số ngành hoặc lĩnh vực.
Phí nước thải công nghiệp đã được sử dụng thành công ở một số nước:
Đức và Italia
Hình thức phí đánh vào chất gây ô nhiễm và nguồn gây ô nhiễm lại được
sự ủng hộ của quần chúng vì nếu đánh vào chất gây ô nhiễm như các chất lắng
đọng, các chất có thể oxi hóa, thủy ngân, cadimi, COD...thì sau khi công bố suất
lệ phí, nếu doanh nghiệp nào tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn về lượng phát thải,
doanh nghiệp đó sẽ được giảm 50% phí.
Hàn quốc
Phí nước thải đánh vào nguồn gây ô nhiễm được Hàn Quốc áp dụng từ
những năm 1983. Ban đầu phí được áp dụng dưới dạng phạt do không thực hiện
được đúng cam kết. Cơ quan môi trường (hiện nay là Bộ Môi trường của Hàn
Quốc) được quyền phạt tiền các cơ sở gây ô nhiễm nếu như vi phạm tiêu chuẩn
môi trường và sau đó yêu cầu phải có biện pháp xử lí nếu vẫn tiếp tục vượt quá
giới hạn cho phép.
Từ năm 1986 biện pháp này đã thay đổi bằng thu phí về phần thải vượt tiêu
chuẩn. Mức phí được xác định trên cơ sở nồng độ chất gây ô nhiễm, vị trí thải ô
nhiễm, thời gian vượt tiêu chuẩn cho phép và tùy vào số lần vi phạm tiêu chuẩn.
Nhưng sau một thời gian thực hiện biện pháp này đã bộc lộ một số nhược
điểm:
Xuất phí đặt ra quá thấp, trong một số trường hợp còn thấp hơn cả chi phí
vận hành và mua các thiết bị xử lý ô nhiễm nên không có tác dụng khuyến khích
giảm ô nhiễm
Việc chỉ dựa vào nồng độ chất gây ô nhiễm để tính phí có thể buộc các cơ
sở sản xuất kinh doanh giảm lượng ô nhiễm thải ra ngoài môi trường bởi họ cố
tình lẩn tránh bằng cách pha loãng nồng độ chất thải trong khi đó lượng chất thải
không thay đổi.
Để khắc phục những nhược điểm trên từ năm 1990 Hàn Quốc đã đánh phí
căn cứ vào lượng thải vượt tiêu chuẩn cho phép và kết hợp nồng độ chất thải
trong công thức tính phí. Ngoài ra, Hàn Quốc đã điều chỉnh xuất phí cao hơn chi
phí vận hành hệ thống xử lý ô nhiễm để khuyến khích giảm ô nhiễm.
Trung Quốc
Từ nhiều năm qua Trung Quốc đã áp dụng một hệ thống phí phạt với hơn
100 mức phí đánh giá vào các nguồn gây ô nhiễm đối với nước thải, khí thải,
phế thải tiếng ồn và các loại khác do vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Hệ thống
này được áp dụng theo 3 giai đoạn, bắt đầu từ năm 1979 bằng việc thực nghiệm
tại thành phố Suzhou, sau đó được mở rộng ra toàn quốc vào những năm 1981
và ba giai đoạn được tiếp tục cho đến ngày hôm nay. Kết quả của việc áp dụng
hệ thống phí này đã giảm tới 60,4% tổng lượng chất gây ô nhiễm thải ra môi
trường trong giai đoạn 1979-1996. Mức phí ô nhiễm được căn cứ vào cả lượng
và nồng độ của các chất thải ra ngoài môi trường. Tuy nhiên hệ thống này cũng
bộc lộ những nhược điểm là mức phí đặt ra quá thấp nên đã hạn chế được tác
động tích cực khiến người gây ô nhiễm phải thay đổi hành vi của mình.
Mục đích chính của việc áp dụng hệ thống này là tăng nguồn thu cho các
ủy ban bảo về môi trường ở địa phương. Theo quy định, các ủy ban này được
giữ phép lại 20% nguồn thu từ phí và 100% tiền phạt để dùng cho các hoạt động
của họ. Trên thực tế, nguồn thu được từ phí đã được sử dụng để trợ cấp cho các
xí nghiệp để họ thực hiện biện pháp kiểm soát và xử lý ô nhiễm. Hệ thống phí
này hiện đã được cải cách theo hướng không dùng nguồn thu để trợ cấp cho
công việc kiểm soát và xử lý ô nhiễm. Ngày nay, 80% nguồn thu từ quỹ được
đưa vào quỹ của các địa phương để cho các xí nghiệp vay cho mục đích môi
trường, 20% còn lại dùng để duy trì bộ máy kiểm soát và chi phí thực hiện
chương trình này bao gồm cả cán bộ môi trường, mua sắm, vận hành thiết bị
quan trắc, đo đạc.
Bên cạnh đó việc thu phí nước thải công nghiệp ở một số nước cũng chưa
đem lại hiệu quả kinh tế cao điển hình như tại Pháp. Ở Pháp việc sử dụng hệ
thống phí nước thải công nghiệp không có tính chất khuyến khích bởi xuất phí
và lệ phí thấp. Việc tăng suất phí và lệ phí đối với các chất gây ô nhiễm nguồn
nước bởi các ngành công nghiệp bị phản đối kịch liệt vì họ không muốn phải
chịu thêm gánh nặng về tài chính. Đây là điểm yếu của hệ thống phí và lệ phí
của Pháp. Người gây ô nhiễm sẵn sàng thực hiện biện pháp chống ô nhiễm nếu
được họ giúp đỡ về mặt tài chính nhưng lại không muốn chịu các khoản đóng
góp cao hơn để tạo nguồn cho hỗ trợ tài chính này.
Qua tìm hiểu kinh nghiệm thu phí ở một số nước trên thế giới ta có thể rút
ra được một số kết luận như sau:
Trước hết, muốn quản lý chất thải nguy hại nói riêng và triển khai các giải
pháp chống ô nhiễm môi trường nói chung đạt tới sự thành công thì phải làm
cho từng cơ sở gây ô nhiễm (nhà sản xuất) và các liên đới (người tiêu dùng) hiểu
rõ và thấy được trách nhiệm của mình trong bảo vệ môi trường
Thứ hai, cần thiết phải sử dụng đa dạng các công cụ để cùng bảo vệ môi
trường.
Cho đến nay, ở nước ta việc quản lý và bảo vệ môi trường chủ yếu vẫn dựa
vào các công cụ pháp lý và mệnh lệnh hành chính. Gần đây, một số công cụ tài
chính mới bước đầu được quan tâm sử dụng như một số chính sách thuế, phí, lệ
phí và thành lập một số định chế tài chính hoạt động với mục tiêu hỗ trợ và
khuyến khích việc bảo vệ môi trường như Quỹ môi trường quốc gia và một số
quỹ môi trường của ngành, của địa phương. Tuy nhiên, việc tìm kiếm các công
cụ thích hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta vẫn là một vấn đề bất cập
cần giải quyết.
Trong khi NSNN còn nhiều khó khăn, khả năng bố trí cho các mục tiêu về
quản lý, giữ gìn và bảo vệ môi trường còn hạn chế, thì việc sử dụng các công cụ
kinh tế tài chính để huy động nguồn lực toàn xã hội tham gia bảo vệ môi trường
được coi là các biện pháp tốt, vừa giảm gánh nặng cho NSNN, vừa giúp đạt
được các mục tiêu về môi trường có hiệu quả cao hơn.
Kinh nghiệm tại các nước cũng chỉ ra rằng quyết định sử dụng công cụ
kinh tế không đồng nghĩa với việc quá nhấn mạnh các công cụ này mà bỏ đi các
biện pháp hành chính và kiểm soát truyền thống. Cần phải có một hệ thống hỗn
hợp để vừa duy trì được những yếu tố tích cực của các biện pháp hành chính,
vừa phải sử dụng các công cụ kinh tế để phát huy tính linh hoạt, giảm chi phí
thực hiện, khuyến khích phát triển bền vững.
Việc sử dụng các công cụ kinh tế tài chính sẽ mang lại hiệu quả cao hơn khi
nó được sử dụng một cách đồng bộ ở tất cả các khâu, các hoạt động chủ yếu của
công tác quản lý và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết hợp các biện pháp hành
chính. Các công cụ kinh tế rất đa dạng nhưng cần ưu tiên sử dụng những công
cụ có tác động làm thay đổi hành vi của con người.
Thứ ba, nên thực hiện tốt phương châm phòng ngừa hơn chữa trị.
Trong lĩnh vực môi trường, việc phòng ngừa và ngăn chặn những bất lợi
gây ra đối với môi trường sẽ đỡ tốn kém hơn rất nhiều so với chi phí xử lý, khắc
phục hậu quả. Để giúp các chủ thể kinh doanh giảm bớt khó khăn do việc phải
chi các khoản phí được xem là “bất thường” trong việc khắc phục các hậu quả
môi trường và tạo nguồn tài chính cho hoạt động phòng ngừa, khắc phục rủi ro
về môi trường, thì việc sử dụng các công cụ kinh tế là cần thiết.
Kinh nghiệm các nước cho thấy, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, các
công cụ kinh tế có thể được sử dụng ở hầu hết các khâu và việc sử dụng các
công cụ kinh tế này thường mang lại hiệu quả một cách tổng hợp, cả về kinh tế,
xã hội và môi trường.
Các công cụ kinh tế cũng tiềm tàng các hiệu quả phòng ngừa và cả chữa trị
bởi việc bắt buộc trả tiền khi xâm hại đến môi trường đã đủ làm cho các chủ thể
gây ô nhiễm môi trường phải cân nhắc, tính toán trước khi gây hại đến môi
trường. Đồng thời, nguồn tiền thu được sẽ được tập hợp vào NSNN hoặc các
quỹ để tăng khả năng tài chính cho việc khắc phục sự cố, cải thiện chất lượng
môi trường.
1.3. Phí nước thải theo Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của
Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp
1.3.1. Đối tượng chịu phí và người nộp phí
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo Nghị định số 25/2013/NĐ-CP
ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải được
xâ dựng theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả”.
Đối tượng chịu phí
Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là nước thải ra môi
trường từ hoạt động công nghiệp:
a) Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: nông sản, lâm sản, thủy sản;
b) Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thuốc
lá;
c) Cơ sở chăn nuôi, giết mổ: gia súc, gia cầm tập trung;
d) Cơ sở nuôi trồng thuỷ sản;
đ) Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề;
e) Cơ sở: thuộc da, tái chế da;
g) Cơ sở: khai thác, chế biến khoáng sản;
h) Cơ sở: dệt, nhuộm, may mặc;
i) Cơ sở sản xuất: giấy, bột giấy, nhựa, cao su;
k) Cơ sở sản xuất: phân bón, hoá chất, dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật,
vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, đồ gia dụng;
l) Cơ sở: cơ khí, luyện kim, gia công kim loại, chế tạo máy và phụ tùng;
m) Cơ sở sản xuất: linh kiện, thiết bị điện, điện tử;
n) Cơ sở: sơ chế phế liệu, phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu;
o) Nhà máy cấp nước sạch;
p) Hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp, khu đô thị (trừ các
trường hợp được miễn phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật);
q) Cơ sở sản xuất công nghiệp khác.[4]
Người nộp phí
- Tổ chức, cá nhân xả nước thải công nghiệp ra ngoài môi trường là người
nộp phí bảo vệ môi trường.
- Trường hợp các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào hệ thống thoát nước
và nộp phí thoát nước thì đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước là người
nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đã tiếp nhận và thải ra ngoài môi
trường.
- Đối với các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản thủy sản quy
định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 25/2013/NĐ-CP này sử dụng nguồn nước từ
đơn vị cung cấp nước sạch cho hoạt động sản xuất, chế biến phả nộp phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải công nghiệp (không phải nộp phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải sinh hoạt).[5]
1.3.2.Mức phí và cách xác định số phí phải nộp đối với nước thải công nghiệp
1.3.2.1. Mức phí đối với nước thải công nghiệp
a) Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của cơ sở sản xuất, cơ sở chế
biến không thuộc Danh mục lĩnh vực, ngành sản xuất, chế biến có nước thải
chứa kim loại nặng do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành (sau đây gọi tắt là
Danh mục), được tính theo công thức:
F = f + C, trong đó:
- F là số phí phải nộp;
- f là phí cố định: 1.500.000 đồng/năm;
- C là phí biến đổi, tính theo: tổng lượng nước thải ra; hàm lượng 02 (hai)
chất gây ô nhiễm là nhu cầu ô xy hoá học (COD) và chất rắn lơ lửng (TSS).
Mức thu đối với mỗi chất theo Biểu chi tiết dưới đây:
Bảng 1.1: Mức thu phí đối với nước thải theo hàm lượng COD và TSS