Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Câu hỏi tư vấn cho sinh viên chuyên ngoại ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.37 KB, 20 trang )

Câu hỏi tư vấn cho SV chuyên ngữ

I/ HỌC TẬP
A.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1.
Chương trình đào tạo Anh văn Kỹ thuật kéo dài 4 năm hay 4 năm rưỡi?
Chương trình đào tạo Anh văn Kỹ thuật kéo dài 4 năm và một học kỳ hè vào năm
thứ 4. Trong học kỳ hè, SV học các môn tốt nghiệp và ôn tập và thi C1.
2.
Chương trình đào tạo giảm bớt số tín chỉ còn 150 tín chỉ, vậy có ảnh
hưởng tới nội dung chương trình học không?
Chương trình đào tạo 150 tín chỉ có số tín chỉ ít hơn chương trình cũ nhưng nội
dung chương trình vẫn được đảm bảo, điểm khác biệt là chương trình hướng tới
tăng lượng thời gian tự học và tự nghiên cứu của SV.
3.
Các môn Tiếng Anh chuyên ngành kỹ thuật gồm những môn nào? Vì
sao lại chọn những môn này?
Các môn Tiếng Anh chuyên ngành kỹ thuật gồm Anh văn chuyên ngành Công
nghệ thông tin, Anh văn chuyên ngành Công nghệ Môi trường, Anh văn chuyên
ngành Điện-Điện tử, Anh văn chuyên ngành Cơ khí, Anh văn chuyên ngành
Thương mại (Tự chọn), Anh văn chuyên ngành thiết kế thời trang (Tự chọn), Anh
văn chuyên ngành Dinh dưỡng và công nghệ thực phẩm (Tự chọn).
Các môn Anh văn chuyên ngành hướng tới cung cấp cho sinh viên kiến thức cần
thiết về mảng tiếng Anh kỹ thuật.Các môn này được lựa chọn vào chương trình học
dựa trên yêu cầu thực tế của xã hội, đặc thù đào tạo của trường, và mức độ phổ
biến của mảng kiến thức trong các ngành nghề có liên quan.
4.
Đối với các môn Tiếng Anh chuyên ngành thì có được đăng ký học song
song cả tiếng Việt và tiếng Anh không?
Theo chương trình đào tạo, các môn chuyên ngành tiếng Việt được học trước hoặc


học song song với môn tương ứng bằng tiếng Anh.
5.
Những môn học thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương (Lý luận chính
trị + Pháp luật đại cương, Khoa học XH&NV, Tiếng Nhật, Toán và KHTN,
Tin học, Nhập môn ngành SPAVKT, và Luyện âm) có bắt buộc đăng ký học
không?
Các môn học thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương là những môn cung cấp kiến
thức nền cho SV, là những môn học bắt buộc.


6.
Sinh viên khoa Ngoại Ngữ học hệ Sư phạm khi học vượt có phải đóng
học phí không?
Về nguyên tắc, sinh viên hệ Sư phạm khi học lần 1 các môn học thì không phải
đóng học phí. Các trường hợp cụ sinh viên vui lòng liên hệ phòng Đào tạo để biết
thêm chi tiết.
7.
Sinh viên ngành Sư phạm Anh nếu muốn học lên cao học thì có thể học
tại các cơ sở nào ở TPHCM?
Sinh viên ngành Sư phạm Anh muốn học lên cao học trong nước có thể tham khảo
các chương trình sau:
Ngành đúng:
1.
Chương trình Thạc sĩ Lý luận và phương pháp giảng dạy tiếng Anh (TESOL)
– Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn TPHCM. Tham khảo
tại: mục Thông báo và Tuyển sinh.
2.
Chương trình Thạc sĩ Lý luận và phương pháp giảng dạy tiếng Anh (TESOL)

Trường

Đại
học
Mở
TPHCM.
Tham
khảo
tại: hoặc xem thông báo trên trang
chủ khoa Đào tạo Sau Đại học: />3.
Chương trình thạc sỹ giáo dục chuyên ngành phương pháp giảng dạy
tiếng anh (Master of Education in TESOL) - liên kết giữa trường ĐH Mở TP.
Hồ Chí Minh và trường ĐH Southern Queensland, Úc. Tham khảo
tại: hoặc xem thông
báo
trên
trang
chủ
khoa Đào
tạo
Sau
Đại
học: />Ngành gần:
1.
Chương trình Thạc sĩ Ngôn ngữ học ứng dụng (Master of Arts in Applied
Linguistics) – SEAMEO RETRAC liên kết với Đại học CURTIN, Úc. Tham khảo
tại: />2.
Chương trình Thạc sĩ Giáo dục học – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
TPHCM. Tham khảo tại: hoặc: http://sd
h.hcmute.edu.vn/
3.
Chương trình Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học - Trường Đại học Sư

phạm
Kỹ
thuật
TPHCM.
Tham
khảo
tại: hoặc:
ute.edu.vn/
B.

ĐỀ THI – ĐÁP ÁN


8.
Đáp án của các đề thi cuối kỳ có thể xem ở đâu?
Sinh viên có thể xem đáp án các môn thi cuối kỳ thuộc khoa Ngoại Ngữ trên
website của khoa: ffl.hcmute.edu.vn, trong mục Đào tạo -> Đề thi – Đáp án. Hoặc
sinh viên cũng có thể xem đáp án trên fanpage (Facebook) khoa Ngoại Ngữ tại địa
chỉ: Đáp án sẽ được đăng chậm
nhất là 1 tuần sau ngày thi.
9.
Cách thức ra đề thi và thời gian thi như thế nào?
Cách thức ra đề thi, cấu trúc đề thi, và thời điểm thông báo thông tin này do giáo
viên dạy môn học đó hoặc các giáo viên đang dạy môn học đó thống nhất quyết
định. Thời gian thi cuối kỳ bắt đầu từ tuần 17 của mỗi học kỳ theo lịch của Phòng
Đào tạo.
C.
ĐĂNG KÝ MÔN HỌC
10. Khi đăng kí học các môn tương đương, những môn nào trong chương
trình Tiếng Anh Kỹ thuật được miễn đóng học phí khi đăng kí học lần 1?

Danh sách các môn học tương đương dành cho sinh viên các khóa trước k2012 học
thay thế:

Tên môn
STT
môn
học
học
1104171 Phonology
1
2
3

1104131 Literature 1
1104132 Literature 2

Số Tên môn học
TC chuyển đổi
2
3
3

1104170 Lexicology
4

2
120418
0

Pragmatics


5
6

3
1104081 Morphology

2

Ngữ âm học
và Âm vị học
tiếng Anh
Văn
học
Anh-Mỹ
Văn
học
Anh-Mỹ
Hình thái học
& Từ vựng
học
tiếng
Anh
Ngữ
dụng
học
tiếng
Anh(khóa
luận
tốt

nghiệp)
Hình thái học

Mã môn học

Số
TC

PHON120136
2
LITT330136
LITT330136

3
3

MOLX230236
3
PRAG430336
3
MOLX230236

3


7
8
9
10
11

12
13
14
15
16
17
18

1104082 Syntax
120405
1
120405
2
1104150

Translation 1
(E-V)
Translation 2
(V-E)
British
Civilization
1104161 American
Civilization
1104031 Public
Speaking

2
3
3
3

2
3

1104016 Nghe 1
1104021 Nói 1
1104046 Đọc 1

2
3

1104056
1104065
1104140
1104012
1104022

2
2
2
3
3

Viết 1
Ngữ pháp 1
Luyện âm
Nghe 2
Nói 2

3


& Từ vựng
học
tiếng
Anh
Ngữ
pháp
tiếng Anh 2
Biên dịch 1
(Anh-Việt)
Biên dịch 2
(Việt-Anh)
Văn
minh
Anh-Mỹ
Văn
minh
Anh-Mỹ
Nghệ thuật
diễn thuyết
Viết 4
Nghe nói 1
Đọc 1 + 2

GRAM130235
TRAN330136
TRAN330236
CIVL330136
CIVL330136
PUBS 320136
WRIT220435

LISP130135

3
3
3
3
3
2
2
3

Viết 1
Ngữ pháp 1
Luyện âm

READ120135
READ120235
WRIT120135
GRAM130135
SPTR120135

2
2
2
3
2

Nghe nói 2

LISP130235


3
2
2

19

1104047 Đọc 2

3

Đọc 1 + 2

READ120135
READ120235

20

1104052 Viết 2

3

Viết 1 + 2

WRIT120135
WRIT120235

21

1104066 Ngữ pháp 2


2

Ngữ pháp 1

GRAM130135

22

1104017 Nghe 3
1104023 Nói 3

3
3

Nghe nói 3

LISP230335

3

23

1104043 Đọc 3

3

Đọc 2 + 3

24


1104053 Viết 3

3

Viết 2 + 3

READ120235
READ120335
WRIT120235

2
2
2

2
2
3


1104067 Ngữ pháp 3
1104018 Nghe 4
1104027 Nói 4

2
3
3

Ngữ pháp 2


WRIT220335
GRAM130235

Nghe nói 4

LISP230435

3

27

1104044 Đọc 4

3

Đọc 3 + 4

28

1104054 Viết 4

3

Viết 3 + 4

29

1104068 Ngữ pháp 4
1104019 Nghe 5
1104025 Nói 5


2
3
2

Ngữ pháp 2

READ120335
READ120435
WRIT120335
WRIT220435
GRAM130235

2
2
2
2
3

Nghe nói 4

LISP230435

3

31

1104045 Đọc 5

2


Đọc 3 + 4

32

1104057 Viết 5

2

Viết 3 + 4

READ120335
READ120435
WRIT120335
WRIT220435

2
2
2
2

33

1104020 Nghe 6
1104026 Nói 6

2
2

Nghe nói 4


LISP230435

3

34

1104048 Đọc 6

2

Đọc 3 + 4

35

1104058
120408
1
120408
2
120408
3
120408
4
120415
0

Viết 6
Methodology
1

Methodology
2
Methodology
3
Methodology
4
C.nghệ dạy
học(Media in
ELT)

3

100410
1
100410
2
100410
3

Nhật ngữ 1

Viết 5
PPGD
Anh 1
PPGD tiếng
Anh 2
PPGD tiếng
Anh kỹ thuật
Kiểm tra –
Đánh giá

Công nghệ
giảng
dạy
tiếng Anh kỹ
thuật
Nhật ngữ 1

25
26

30

36
37
38
39
40
41
42
43

Nhật ngữ 2
Nhật ngữ 3

2
3
3
2
2
3

3
3

READ120335
READ120435
WRIT420535
tiếng METH320138
METH320238
METH430338
TEST420138

2
3

2
2
2
2
2
3
2

MELT320138
2
JAPN130138

Nhật ngữ 2

JAPN130238


Nhật ngữ 3

JAPN130338

3
3
3


44
45

46

47

48

49

100410
4
120401
0

Nhật ngữ 4

Anh
văn
chuyên

ngành CNTT
120403 Anh
văn
0
chuyên
ngành
CNMT
1104040 Anh
văn
chuyên
ngành cơ khí
120402 Anh
văn
0
chuyên
ngành ĐiệnĐiện tử
120413 Anh
văn
0
chuyên
ngành
thương mại

3
3

3

3


3

3

Nhật ngữ 3

JAPN130338

Anh
văn
chuyên
ngành CNTT
Anh
văn
chuyên
ngành
CNMT
Anh
văn
chuyên
ngành cơ khí
Anh
văn
chuyên
ngành ĐiệnĐiện tử
Anh
văn
chuyên
ngành thương
mại


ENIT220137

3
2

ENET320337
2
ENME420537
2
ENEE320437
2
ENBU220237
2

11. Số tín chỉ tối đa có thể đăng ký trong một học kỳ là bao nhiêu?
Khối lượng học tập tối thiểu mà mỗi sinh viên phải đăng ký trong mỗi học kỳ
được quy định như sau:
a) 15 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối, đối với những sinh viên được xếp
hạng học lực bình thường;
b) 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối, đối với những sinh viên đang trong
thời gian bị xếp hạng học lực yếu.
c) Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên ở học kỳ phụ.
D.
QUY ĐỔI ĐIỂM THI QUỐC TẾ
12. Những chứng chỉ quốc tế nào được chấp nhận quy đổi điểm quá trình
cho một số môn học trong chương trình 150 TC?
Chứng chỉ IELTS và TOEFL iBT.
13. Những môn học nào được quy đổi điểm quá trình từ điểm thi quốc tế?
Những môn học nào được quy đổi điểm quá trình từ điểm thi quốc tế gồm NgheNói, Đọc, Viết, Ngữ pháp và Luyện âm.



14. Những môn học được quy đổi điểm quá trình từ điểm thi quốc tế theo
thang điểm như thế nào?
Bảng quy đổi điểm từ chứng chỉ quốc tế còn hiệu lực sang điểm giữa kỳ:
Điểm tính chỉ quốc tế
Điểm giữa
(còn hiệu lực)
kỳ các học
phần
5.5 IELTS 8-12 TOEFL
CAE
Đọc 1: 8
iBT
(borderline)
6 IELTS 13-18 TOEFL
CAE
Đọc 1: 8.5
iBT
(between
Đọc 2: 8.5
borderlinegood)
6.5 IELTS 19-23 TOEFL
CAE
Đọc 1: 9
iBT
(good)
Đọc 2:9
READING
Đọc 3: 9

7 IELTS 24-26 TOEFL
CAE
Đọc 1: 9.5
iBT
(>good)
Đọc 2:9.5
Đọc 3: 9.5
Đọc 4: 9
7.5 IELTS 27-28 TOEFL
CAE
Đọc 1: 10
iBT
(exceptional
Đọc 2:10
)
Đọc 3: 10
Đọc 4: 9.5
WRITING

5.5 IELTS 18-20 TOEFL
iBT
6 IELTS

21-23 TOEFL
iBT

6.5 IELTS 24-26 TOEFL
iBT

CAE

(borderline)
(*Use of
English)
CAE
(between
borderlinegood)
(*Use of
English)
CAE
(good)

Viết 1: 8
Ngữ pháp:
8
Viết 1: 8.5
Viết 2: 8.5
Ngữ pháp:
8.5
Viết 1: 9
Viết 2: 9
Viết 3: 9


7 IELTS

7.5 IELTS

27-28 TOEFL
iBT


(*Use of
English)
CAE
(>good)

29 TOEFL
iBT

(*Use of
English)
CAE
(exceptional)
(*Use of
English)

LISTENIN
G
SPEAKING
(average
score)

5.5 IELTS

12-14 TOEFL
iBT

CAE
(borderline)

6 IELTS


15-19 TOEFL
iBT

CAE
(between
borderlinegood)

6.5 IELTS

20-23 TOEFL
iBT

CAE
(good)

7 IELTS

24-25 TOEFL
iBT

CAE
(>good)

Ngữ pháp:
9
Viết 1: 9.5
Viết 2: 9.5
Viết 3: 9.5
Viết 4: 9

Ngữ pháp:
9.5
Viết 1: 10
Viết 2: 10
Viết 3: 10
Viết 4: 9.5
Ngữ pháp:
10
Nghe-nói 1:
8
Luyệnâm: 8
Nghe-nói 1:
8.5
Nghe-nói 2:
8.5
Luyện âm:
8.5
Nghe-nói 1:
9
Nghe-nói 2:
9
Nghe-nói 3:
9
Luyện âm:
9
Nghe-nói 1:
9.5
Nghe-nói 2:
9.5
Nghe-nói 3:

9.5
Nghe-nói 4:


7.5 IELTS

26-27 TOEFL
iBT

9
Luyện âm:
9.5
CAE
Nghe-nói 1:
(exceptional
10
)
Nghe-nói 2:
10
Nghe-nói 3:
10
Nghe-nói 4:
9.5
Luyện âm:
10

Điểm quy đổi chỉ áp dụng từ Khóa 2015 trở về sau và có hiệu lực cho đến khi
có thay đổi khác.
15. Em được quy đổi điểm quá trình từ điểm thi quốc tế, vậy em có cần đến
lớp nữa không? Có cần tham gia thi cuối kỳ không?

Theo quy định của bảng quy đổi điểm quá trình, sinh viên có chứng chỉ quốc tế
còn thời hạn được quy đổi điểm quá trình, không cần phải tham dự lớp, không làm
bài tập đánh giá quá trình. Các em được hưởng 100% điểm quá trình tương ứng
với số điểm Toefl ibt, IELTS và CAE mà các em có. Sinh viên KHÔNG BỊ RÀNG
BUỘC phải đến lớp, làm bài tập, thuyết trình, v.v. nhưng các em vẫn phải tham gia
kỳ thi cuối kỳ của các môn học tương ứng để có điểm cuối kỳ.
E.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
16. Sinh viên năm thứ mấy thì được làm khóa luận tốt nghiệp?
Sinh viên năm thứ tư nếu đạt đủ điều kiện của Khoa và Nhà trường sẽ được đăng
ký làm khóa luận tốt nghiệp vào học kỳ thứ 8.
17. Khối lượng tín chỉ của khóa luận tốt nghiệp là bao nhiêu?
Theo quy định của Nhà trường, đồ án, khóa luận tốt nghiệp là học phần có khối
lượng là 7 tín chỉ cho trình độ Đại học.
18. Điều kiện để được làm khóa luận tốt nghiệp là gì?
Theo quy định của Nhà trường, các đối tượng sinh viên có đủ các tiêu chí sau được
đăng ký làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp:
Là sinh viên được đào tạo ở trình độ đại học hệ chính quy học đúng tiến độ
hay học vượt tiến độ.


Đến học kỳ đăng ký làm khóa luận tốt nghiệp, khối lượng kiến thức tích lũy
từ đầu khóa học tối thiểu bằng tổng số tín chỉ của ngành đào tạo trừ đi tổng số tín
chỉ của học kỳ có học phần tốt nghiệp.
Có điểm trung bình tích lũy đạt mức do trưởng khoa quy định trên cơ sở thực
tế về đội ngũ giảng viên tham gia hướng dẫn và nhu cầu của sinh viên.
Theo đó, điều kiện cụ thể để được làm khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên năm thứ
tư khoa Ngoại Ngữ như sau:
Đối với các khóa từ 2011 trở về trước:
Là sinh viên được đào tạo ở trình độ đại học hệ chính quy học đúng tiến độ

hay học vượt tiến độ.
Sinh viên đã tích lũy (đã học và đạt kết quả đậu) ít nhất 191 tín chỉ (tổng số
tín chỉ của 7 học kỳ đầu).
Điểm trung bình tích lũy sau 7 học kỳ đầu phải đạt từ 7.0 trở lên (thang điểm
10).
Điểm trung bình môn Viết 4 và Viết 6 phải đạt từ 7.0 trở lên (thang điểm 10).
Đối với các khóa từ 2012 trở về sau:
Là sinh viên được đào tạo ở trình độ đại học hệ chính quy học đúng tiến độ
hay học vượt tiến độ.
Sinh viên đã tích lũy (đã học và đạt kết quả đậu) ít nhất 134 tín chỉ (tổng số
tín chỉ của 7 học kỳ đầu).
Điểm trung bình tích lũy sau 7 học kỳ đầu phải đạt từ 7.0 trở lên (thang điểm
10).
Điểm trung bình môn Viết 4 và Viết 5 phải đạt từ 7.0 trở lên (thang điểm 10).
Bất kỳ sinh viên nào đạt đủ tiêu chuẩn như trên đều có thể đăng ký làm khóa luận
tốt nghiệp, Khoa Ngoại Ngữ không xét theo chỉ tiêu từ trên xuống.
19. Những sinh viên có đủ điều kiện để làm khóa luận tốt nghiệp có bắt buộc
phải làm khóa luận tốt nghiệp hay không?
Tùy theo nhu cầu của cá nhân, những sinh viên có đủ điều kiện không bắt buộc
phải làm khóa luận tốt nghiệp. Sinh viên có thể đăng ký các học phần tốt nghiệp để
học và thi tốt nghiệp bình thường thay vì làm khóa luận tốt nghiệp. Tuy nhiên
Khoa khuyến khích tất cả các sinh viên có đủ điều kiện nên thực hiện khóa luận tốt
nghiệp.
20. Quy trình/Cách thức làm khóa luận tốt nghiệp như thế nào?
Quy trình và cách thức làm khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên năm tư khoa Ngoại
Ngữ như sau:


Vào đầu học kỳ thứ 8 của khóa học, Khoa Ngoại Ngữ tiến hành xét và công
bố danh sách các sinh viên có đủ điều kiện làm khóa luận tốt nghiệp dựa trên các

tiêu chí nêu trên.
Sinh viên nằm trong danh sách được quyền đăng ký hoặc không đăng ký làm
khóa luận tốt nghiệp.
Lựa chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp: Sau khi đăng ký làm khóa luận, sinh
viên có thể tự chọn đề tài nghiên cứu, hoặc lựa chọn đề tài nghiên cứu trong danh
sách đề tài do Khoa Ngoại Ngữ gợi ý.
Sau khi sinh viên lựa chọn đề tài, Khoa Ngoại Ngữ sẽ tiến hành phân công
giáo viên hướng dẫn đề tài cho sinh viên.
Sinh viên thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp trong 8 tuần dưới sự hướng
dẫn của giáo viên hướng dẫn.
Thời gian bảo vệ khóa luận tốt nghiệp: Cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8 hàng
năm. Sinh viên phải nộp báo cáo khóa luận tốt nghiệp tại văn phòng khoa Ngoại
Ngữ trước ít nhất 2 tuần trước ngày bảo vệ trước hội đồng. Hội đồng bảo vệ luận
văn bao gồm hội đồng khoa học Khoa và các Giảng viên có uy tín khác.
Sau khi bảo vệ khóa luận, sinh viên chỉnh sửa báo cáotheo ý kiến đóng góp
của hội đồng phản biện và nộp báo cáo khóa luận bản cuối cùng cho Khoa Ngoại
Ngữ 2 tuần sau ngày bảo vệ.
21. Quy định về hình thức và nội dung khóa luận tốt nghiệp như thế nào?
Quy định về hình thức và nội dung khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm Anh văn
kỹ thuật được trình bày trong đề cương chi tiết học phần khóa luận tốt nghiệp. Đề
cương chi tiết sẽ được đăng trên website của khoa (ffl.hcmute.edu.vn) sau khi đã
được Khoa và phòng Đào tạo phê duyệt.
22. Các tiêu chí chấm khóa luận tốt nghiệp là gì?
Tiêu chí chấm điểm khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm Anh văn kỹ thuật được
trình bày trong đề cương chi tiết học phần khóa luận tốt nghiệp. Đề cương chi tiết
sẽ được đăng trên website của khoa (ffl.hcmute.edu.vn) sau khi đã được Khoa và
phòng Đào tạo phê duyệt.
23. Cách tính điểm học phần khóa luận tốt nghiệp:
Điểm học phần khóa luận tốt nghiệp được tính trên thang điểm 10 với những nội
dung như sau:

Nội dung bản báo cáo khóa luận tốt nghiệp (luận văn): 25%
Hình thức bản báo cáo khóa luận tốt nghiệp (trình bày, bảng biểu, trích dẫn,
thư mục): 25%
Bảo vệ trước Hội đồng phản biện (3 người): 25%
Trả lời câu hỏi của Hội đồng: 25%


Xem chi tiết trong đề cương học phần khóa luận tốt nghiệp. Đề cương chi tiết sẽ
được đăng trên website của khoa (ffl.hcmute.edu.vn) sau khi đã được Khoa và
phòng Đào tạo phê duyệt.
24. Lợi ích của việc làm khóa luận tốt nghiệp là gì?
Sinh viên thực hiện luận văn tốt nghiệp được phát triển nhiều kiến thức và kỹ năng
cần thiết:
Phát triển kỹ năng đọc tài liệu chuyên ngành Giảng dạy tiếng Anh
Phát triển kỹ năng viết tiếng Anh, viết báo cáo nghiên cứu, bài báo khoa học,
phân tích bảng biểu
Phát triển kỹ năng thu thập, phân tích, giải thích, lập luận, và diễn dạt liên
quan đến việc hoàn thành một bài nghiên cứu khoa học
Phát triển kỹ năng nghiên cứu độc lập, tư duy phản biện và phê phán
Phát triển kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm thông qua các hoạt động
nghiên cứu
Phát triển khả năng thiết kế đề cương chi tiết và bảng câu hỏi/phỏng vấn
Mở rộng vốn kiến thức về phương pháp giảng dạy, là nền tảng cho sự nghiệp
dạy học sau này
Giúp sinh viên làm quen với việc đọc tài liệu và nghiên cứu khoa học, chuẩn
bị các kỹ năng cần thiết để học các chương trình cao học và đứng lớp.
F.
THỰC TẬP SƯ PHẠM
25. Sinh viên năm thứ mấy thì phải thực tập sư phạm? Thời gian thực tập sư
phạm là bao lâu?

Sinh viên năm thứ tư phải thực tập sư phạm vào học kỳ thứ 8.Thời gian kiến tập và
thực tập kéo dài trong 8 tuần đầu của học kỳ thứ 8 (học kỳ 2 năm thứ tư).
26. Khối lượng tín chỉ của thực tập sư phạm là bao nhiêu?
Khối lượng tín chỉ của học phần thực tập sư phạm là 6 tín chỉ, trong đó kiến tập 1
tín chỉ và thực hành giảng dạy 5 tín chỉ.
27. Các môn học để thực tập sư phạm là những môn nào?
Sinh viên bắt buộc phải thực tập sư phạm các môn Anh văn không chuyên (anh văn
1, 2, 3), và Anh văn chuyên ngành kỹ thuật.
28. Sinh viên được thực tập sư phạm tại trường hay tại trường khác?
Sinh viên Khoa Ngoại Ngữ được thực tập Sư phạm tại trường.
29. Sinh viên có được quyền tự chọn và liên hệ trường hoặc trung tâm ngoại
ngữ để thực tập sư phạm không?


Theo quy định hiện hành của Khoa Ngoại Ngữ, sinh viên phải thực tập sư phạm
theo sự sắp xếp bố trí của khoa.
30. Quy trình thực tập sư phạm như thế nào?
Quy trình thực tập sư phạm cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm Anh văn Kỹ
thuật như sau:
Vào cuối học kỳ 7 (học kỳ 1 năm thứ tư), Khoa Ngoại Ngữ tiến hành lên danh
sách các sinh viên thực tập sư phạm, chia nhóm (5-6 sinh viên/nhóm) và phân công
giáo viên hướng dẫn cho từng nhóm.
Trước tuần đầu tiên của học kỳ thứ 8, Khoa tổ chức một buổi hướng dẫn thực
tập sư phạm dành cho sinh viên thực tập và giáo viên hướng dẫn.
Bắt đầu từ tuần đầu tiên của học kỳ thứ 8, sinh viên tiến hành làm việc với
giáo viên hướng dẫn của mình để lên kế hoạch kiến tập, thực tập, đăng ký bài
giảng, soạn giáo án và thực hành giảng dạy tại các lớp học do giáo viên hướng dẫn
và sinh viên sắp xếp. Việc kiến tập và thực tập kéo dài trong vòng 8 tuần. Mỗi sinh
viên phải thực hành 4 tiết giảng cho 4 lớp khác nhau.
Sau 8 tuần kiến tập và thực tập, sinh viên phải làm bản báo cáo thực tập sư

phạm báo cáo toàn bộ quá trình kiến tập và thực tập, đồng thời tự nhận xét quá
trình làm việc của bản thân.
31. Quy định về ngôn ngữ sử dụng, nội dung và hình thức báo cáo thực tập
sư phạm là gì?
a.
Quy định về ngôn ngữ sử dụng:
Báo cáo thực tập sư phạm có thể được thực hiện bằng tiếng Việt, trừ các phần sau
đây:
o Lesson plans
o Reflection paper
Tuy nhiên Khoa khuyến khích sinh viên làm báo cáo thực tập bằng tiếng Anh, đặc
biệt các sinh viên có khả năng viết khá/tốt.
b.
Nội dung báo cáo thực tập:
Nội dung báo cáo thực tập sư phạm được quy định thống nhất bao gồm những nội
dung theo thứ tự như sau:
Preface
Acknowledgement
Table of content
Supervisor’s comments
Instructor’s comments
Part A: General introduction
I.
(Brief) Introduction to UTE
II.
(Brief) Introduction to FFL


III. Teaching practicum course
Part B: Teaching pratice

I.
Observation and teaching practice plan
II.
Teaching materials
1.
Lessons plans
2.
Coursebook materials
3.
Teaching aids (handouts, ppt slides, visual aids etc.)
III. Observations forms
1.
Instructor’s lessons
2.
Other teachers’s lessons
3.
Other students’ lessons
4.
Your lessons
IV. Reflection and evaluation
1.
Reflection paper
2.
Evaluation
2.1. Self-evaluation
2.2. Peer-evaluation
c.
Hình thức trình bày báo cáo thực tập:
Sinh viên tổng hợp các phần như trên theo khổ giấy A4 và đóng thành tập có bìa
kính (có trang bìa).

32. Khi nào phải nộp báo cáo thực tập sư phạm?
Báo cáo thực tập sư phạm phải nộp cho giáo viên hướng dẫn hai tuần sau khi kết
thúc đợt thực tập.
33. Cách tính điểm đợt thực tập sư phạm là gì?
Điểm học phần Thực tập sư phạm được tính như sau:
Dự giờ (của giáo sinh và giáo viên): 20%
Thực hành giảng dạy: 50%
Đánh giá giờ dạy: 20%, trong đó:
+ Tự đánh giá: 10%
+ Bạn học đánh giá: 10%
Bản tự phản ảnh: 10%
G.
XÉT TỐT NGHIỆP
34. Chuẩn C1 áp dụng để xét tốt nghiệp cho các khóa nào?
Từ khóa 2012 trở về sau, chuẩn C1 được áp dụng để xét tốt nghiệp.
Những bước được Khoa tiến hành nhằm chuẩn bị cho sinh viên đáp ứng chuẩn
C1 khi ra trường là gì?


Từ khóa 2012 trở về sau, trong chương trình đào tạo có 1 khóa Tiếng Anh Nâng
cao 1 vào học kỳ 7 (bắt buộc) và 1 khóa Tiếng Anh Nâng cao 2 vào học kỳ 8 (môn
tốt nghiệp, được lựa chọn học hoặc không). Trong học kỳ hè của năm cuối, SV
được đăng ký học khóa chuẩn bị cho kỳ thi C1 và sau đó được tham gia kỳ thi lấy
chứng chỉ tương tương trình độ C1.
35. Chứng chỉ IELTS có thể xét tương đương với trình độ C1 khi xét tốt
nghiệp không?
Chứng chỉ IELTS được xét tương đương với trình độ C1 khi xét tốt nghiệp.Chứng
chỉ C1 này là một trong các điều kiện cấp bằng tốt nghiệp, nhưng không có tính
chất tương đương với chứng chỉ quốc tế, không quy đổi điểm tương đương với
chứng chỉ IELTS được.

36. Nếu không có chứng chỉ C1 hoặc IELTS 7.0 thì có được ra trường
không? Áp dụng cho khóa nào?
Từ khóa 2012 trở về sau, chứng chỉ C1 hoặc IELTS 7.0 là một trong các điều kiện
cần thiết để được tốt nghiệp ra trường.
37. Sinh viên được điểm trung bình học tập cuối khóa là bao nhiêu thì được
xét loại tốt nghiệp khá?
Sau toàn khóa học, nếu điểm trung bình chung học tập của sinh viên đạt từ
6.5 đến <8.0 thì được xếp loại tốt nghiệp KHÁ.
38. Sinh viên ngành Sư phạm Anh phải đạt trình độ C1 để được xét tốt
nghiệp. Những chứng chỉ nào và mức điểm nào có thể được xét tương đương
với trình độ C1?
Sinh viên có thể tham dự các kỳ thi của Cambridge, IELTS, TOEIC hoặc TOEFL
ibt để lấy chứng chỉ tương đương C1.
Tham khảo bảng tham chiếu trình độ và số điểm của các kỳ thi Cambridge tại
đây: />IELTS tương đương C1: 7.0
TOEFL ibt tuong đương C1: ~100
TOEIC tương đương C1: ~780
Tham khảo chi tiết tại: />H.
HỌC BỔNG FLUTES KHOA NGOẠI NGỮ
39. Học bổng Flutes là học bổng gì? (Định nghĩa, mục đích, nguồn tài chính)
Điều kiện xét học bổng? Có quy định gì về chỉ tiêu xét học bổng không?
Quỹ Học bổng FLUTES được thành lập vào tháng 06 năm 2012.Quỹ học bổng chỉ
được sử dụng với một mục đích duy nhất là trao cho Sinh viên khó khăn thuộc


Khoa Ngoại ngữ mà không dùng vào bất cứ việc nào khác. Quỹ duy trì dựa trên sự
đóng góp của các thầy cô, sinh viên trong và ngoài Khoa, và cựu sinh viên dưới
mọi hình thức từ hiện kim, hiện vật (văn phòng phẩm, dụng cụ/tài liệu học tập) đến
các suất học bổng là các khóa học ngoại ngữ, kỹ năng sống, tin học, vv… Danh
sách các quý thầy cô và các bạn sinh viên có lòng hảo tâm cũng như các sinh viên

được nhận học bổng được đăng tải công khai trên trang web của
Khoa: />Đối tượng được xét học bổng:
Sinh viên khoa Ngoại ngữ đang học tập tại trường có điểm trung bình học
kỳ gần nhất từ 5.5 trở lên.
Sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình chính sách, chịu nhiều
thiệt hại do thiên tai…
Tích cực tham gia các hoạt động VHVN, TDTT, Tình nguyện, CTXH…
Ưu tiên sinh viên không được miễn, giảm học phí, chưa được hưởng học
bổng khuyến khích học tâp, học bổng tài trợ trong năm học.
40. Quy trình và thời gian xét học bổng Flutes như thế nào?
Trong thời gian xét học bổng, thông báo về học bổng được thông báo rộng rãi đến
sinh viên qua trang Facebook và Website của Khoa, đồng thời được thông tin tới
sinh viên thông qua Ban cán sự lớp và Ban chấp hành Đoàn, Hội của Chi đoàn lớp.
Quy trình xét học bổng:
Sinh viên nộp hồ sơ xét học bổng về cho Ban Điều hành Quỹ tại văn phòng
khoa Ngoại ngữ trong thời gian được thông báo
Ban Điều hành quỹ kết hợp với BCN khoa, Đoàn khoa, Chi Đoàn GV, Các
CVHT-RL sẽ tiến hành họp xét và ra quyết định.
Sinh viên nhận học bổng khuyến học vào Lễ đón Tân Sinh viên 2014 của
khoa NN.
II/ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
41. Đối tượng sinh viên nào được tham gia nghiên cứu khoa học?
Tất cả các sinh viên có đam mê và mong muốn thực hiện nghiên cứu khoa học đều
được khuyến khích tham gia.Khoa và Nhà trường sẽ đạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất
để các em thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
42. Có bắt buộc tham gia nghiên cứu khoa học không?
Không. Việc tham gia nghiên cứu khoa học là tự nguyện theo nhu cầu và mong
muốn của sinh viên.
43.


Việc lựa chọn đề tài do ai quyết định?


Sinh viên tự đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học hoặc có thể tham khảo trước với
các giáo viên trong khoa để xin ý kiến lựa chọn đề tài nghiên cứu.
44. Sinh viên làm nghiên cứu khoa học một mình hay theo nhóm?
Sinh viên có thể làm nghiên cứu khoa học một mình hoặc làm theo nhóm dưới sự
hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn, tùy theo nhu cầu, năng lực thực tế của sinh
viên và phạm vi đề tài nghiên cứu.
45. Sinh viên có được chọn giáo viên hướng dẫn không?
Để hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên làm nghiên cứu khoa học, Khoa sẽ cử giáo viên có
năng lực và chuyên môn, đặc biệt các giáo viên có chuyên môn về lĩnh vực mà
sinh viên nghiên cứu để hướng dẫn cho các em thực hiện đề tài nghiên cứu khoa
học.
46. Việc nghiên cứu khoa học gồm những gì? Quy trình tiến hành nghiên
cứu như thế nào?
Về quy trình và cách thức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, sinh viên có thể
tham khảo trên trang web trường.Trong quá trình thực hiện, giáo viên hướng dẫn
cũng sẽ phổ biến và định hướng cho sinh viên về quy trình và cách thức thực
hiện.Khoa và Nhà trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất khuyến khích sinh viên
nghiên cứu khoa học.
47. Nguồn tài liệu nghiên cứu lấy ở đâu?
Sinh viên tự tìm kiếm nguồn tài liệu nghiên cứu trong thư viện, trên mạng hoặc đề
nghị giáo viên hướng dẫn giúp đỡ. Giáo viên hướng dẫn sẽ cung cấp tài liệu cần
thiết hoặc hướng dẫn sinh viên cách tìm tài liệu, các nguồn tài liệu có uy tín và phù
hợp với đề tài mà sinh viên nghiên cứu.
III/ PHONG TRÀO
A.
CÁC HỌAT ĐỘNG PHONG TRÀO CỦA KHOA NGOẠI NGỮ, CÁC
HOẠT ĐỘNG CÓ TÍNH ĐIỂM RÈN LUYỆN CTXH CỦA KHOA NGOẠI

NGỮ.
48. Các hoạt động nào do Khoa tổ chức có tính điểm rèn luyện cho SV tham
gia?
Các buổi sinh hoạt học thuật của Khoa (có bài tham luận hoặc báo cáo
chuyên đề, hoặc có tham gia trong buổi sinh hoạt)
Dự thi các cuộc thi, hội thi học thuật cấp khoa
Tham dự các buổi hội thảo, báo cáo chuyên đề, tọa đàm, huấn luyện kỹ
năng, sinh hoạt, giao lưu, trao đổi về học tập, nghiên cứu khoa học cấp Khoa


Là thành viên Ban cán sự lớp, là chủ nhiệm CLB/Đội/Nhóm thuộc Khoa
quản lý
Tham dự các buổi sinh hoạt, hoạt động chính trị – xã hội, văn hóa, văn
nghệ, thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội cấp Khoa
Dự thi, tham gia tổ chức, thực hiện các cuộc thi, hội diễn, các hoạt động
chính trị – xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội cấp
khoa.
Các hoạt động thường tổ chức trong năm học gồm Chào đón Tân sinh viên, Dã
ngoại với Khóa mới, Câu lạc bộ Step-up, Gala Night, Olympic Tiếng Anh, Ngày
Hội Sinh Viên Với Ngoại Ngữ, Chủ nhật xanh, Ngày Mở, Hội thảo của Khoa.
49. Nội dung hoạt động,cách thức tham gia và cách tính điểm như thế nào?
Tham khảo Quy định đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên hệ chính quy tại
trường
Đại
học

phạm
Kỹ
thuật Tp.
Hồ

Chí
Minh
( hoặc hỏi
phòng CTHS-SV.
50. Các kênh thông tin về các hoạt động của Khoa?
Trang website của Khoa Ngoại Ngữ: và Facebook Khoa
Ngoại Ngữ: />IV/ CÁC CÂU HỎI KHÁC
51. Ban chấp hành Hội Cựu Sinh viên gồm những ai ? Nếu muốn đóng góp
hỗ trợ cho các hoạt động của sinh viên thì liên hệ với ai?
Ban liên lạc lâm thời Hội cựu sinh viên khoa Ngoại Ngữ được thành lập với 9
thành viên là cựu sinh viên các khóa từ 2006-2010, có nhiệm vụ là cầu nối giữa
các thế hệ sinh viên và giảng viên, đồng thời hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động
trong và ngoài trường.
DANH SÁCH BAN LIÊN LẠC LÂM THỜI HỘI CỰU SINH VIÊN
KHOA NGOẠI NGỮ
Chức
Đ/c Email
vụ

Quốc
K.NNĐH Trưởng
1
2006

Kiệt
SPKT TP.HCM ban
Nguyễn
Phó
2
2009 TrungtâmViệtÚc


Tấn Quang
ban
Cao Xuân
Phó
3
2010
Thân
ban

TT

Họ tên

Khóa Đơn vị công tác


Lâm
4 Ngọc Min 2006
h Thùy
Phạm Văn
5
2007
Khanh
6

Nguyễn Thị
2008
Nga


Trần
Thị
2008
Thúy Vy

Việt
8
2009
Tiên
Nguyễn
9
2010
Ngọc Tiến
7

K.NNĐH Thành
SPKT TP.HCM viên m
K.NNĐH Thành
SPKT TP.HCM viên
TTHTĐTQT - Thành
ĐH
SPKT viên
TP.HCM
Thành
viên
TT DVSV - ĐH Thành
SPKT TP.HCM viên
Thành
viên








Các Cựu sinh viên có câu hỏi về hoạt động của Hội hoặc có mong muốn đóng góp
hỗ trợ cho các hoạt động của sinh viên có thể liên hệ Trưởng Ban chấp hành Hội
Cựu SV: Thầy Lê Quốc Kiệt (Email: ).
52. Khoa Ngoại Ngữ thường tổ chức các chương trình nào nhằm chào đón
Tân sinh viên?
Kể từ năm học 2013-2014, vào đầu các năm học mới, Ban chấp hành Đoàn Khoa,
Liên chi Hội Khoa Ngoại Ngữ kết hợp với sinh viên của Khoa tổ chức 2 chương
trình chào đón Tân Sinh viên: Chương trình Hello FFL thường được tổ chức vào
tuần thứ 2 hoặc thứ 3 của tháng 9 nhằm tạo cơ hội cho Tân sinh viên gặp gỡ Ban
chủ nhiệm Khoa và các Giảng viên trong Khoa, cá canh chị sinh viên các khóa
trước và cơ hội giao lưu, gặp gỡ với các câu lạc bộ trong và ngoài Khoa.
Chương trình Picnic thường được tổ chức sau chương trình Hello FFL, diễn ra tại
Bửu Long, Đồng Nai là cơ hội để Tân sinh viên giao lưu với Giảng viên trong
Khoa và cùng nhau tham gia các trò chơi tập thể nhằm tạo lập tình bạn, sự gắn kết
và nâng cao tinh thần đoàn kết và đồng đội trong các em.
53. Sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm tiếng Anh của trường có thể đi dạy
tại các trường Trung học phổ thông được không?
Sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm Anh của trường ĐH SPKT, sinh viên sẽ được
cấp bằng cử nhân Sư phạm Tiếng Anh và có thể dạy ở tất cả các đơn vị giáo dục sự
nghiệp trong và ngoài công lập như Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Trung học phổ
thông,... tương tự như như sinh viên tốt nghiệp các trường Sư phạm khác trong cả
nước.



54. Ngoài việc đi dạy, sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm tiếng Anh của
trường có thể làm những công việc gì?
Ngoài việc đi dạy, sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh của trường có thể làm tất cả
các công việc khác có liên quan đến việc sử dụng tiếng Anh như biên dịch, phiên
dịch, tiếp viên hàng không, quản lý nhân sự, trợ lý giám đốc, cũng như các vị trí
quản lý hoặc nhân viên khác tùy theo năng lực của bản thân tại các công ty, tổ chức
nhà nước và nước ngoài.



×