Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

MÔ PHỎNG MẠNG DOANH NGHIỆP DÙNG PACKET TRACER (có code bên dưới)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 39 trang )

ĐỒ ÁN 3
Trang 1/41

ĐỒ ÁN 3

MÔ PHỎNG MẠNG DOANH NGHIỆP
DÙNG PACKET TRACER

Mô phỏng mạng doanh nghiệp dùng Packet Tracer


ĐỒ ÁN 3
Trang 2/41

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ...............................................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.........................................................................................6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI.................................................................................8
1.1

GIỚI THIỆU..................................................................................................................8

1.2

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI........................................................................................................8

1.3

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................................8


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................................9
2.1

DYNAMIC HOST CONFIGURATION PROTOCOL (DHCP)..............................................9

2.1.1

Khái niệm............................................................................................................9

2.1.2 Phương thức hoạt động của DHCP......................................................................10
2.2

ROUTING INFORMATION PROTOCOL (RIP)...............................................................11

2.2.1

Khái niệm..........................................................................................................11

2.2.2 Các thông số của RIP............................................................................................11
2.3

OPEN SHORTEST PATH FIRST (OSPF)......................................................................13

2.3.1

Khái niệm..........................................................................................................13

2.3.2 Điều kiện để các Router có thể chạy định tuyến OSPF:.......................................13
2.4


SPANNING TREE PROTOCOL (STP)...........................................................................16

2.4.1

Khái niệm..........................................................................................................16

2.4.2 Bầu chọn STP........................................................................................................16
2.5

VLAN TRUNKING PROTOCOL (VTP)........................................................................18

2.6

GIỚI THIỆU PHẦN MỀM CISCO PACKET TRACER......................................................19

CHƯƠNG 3. MÔ PHỎNG BẰNG PHẦN MỀM PACKET TRACER.......................22
3.1

SƠ ĐỒ MÔ PHỎNG:....................................................................................................22

3.2

CẤU HÌNH.................................................................................................................23

3.2.1

Cấu hình VTP....................................................................................................23

Mô phỏng mạng doanh nghiệp dùng Packet Tracer



ĐỒ ÁN 3
Trang 3/41

3.2.2

Cấu hình hiệu chỉnh STP..................................................................................24

3.2.3

Cấu hình DHCP và OSPF................................................................................26

3.2.4

Bảng cấu hình đầy đủ của các thiết bị..............................................................27

3.3

ĐÁNH GIÁ ĐƯỜNG TRUYỀN, TỈ LỆ LỖI GÓI TIN.........................................................38

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN................................................40
4.1

KẾT LUẬN.................................................................................................................40

4.2

HƯỚNG PHÁT TRIỂN.................................................................................................40

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................41


DANH MỤC CÁC HÌNH V

Mô phỏng mạng doanh nghiệp dùng Packet Tracer


ĐỒ ÁN 3
Trang 4/41

Hình 2-1: DHCP Handshake....................................................................................10
Hình 2-2: Routing table...........................................................................................13
Hình 2-3: Area_id....................................................................................................14
Hình 2-4: Sơ đồ bầu chọn của STP..........................................................................17
Hình 2-5: Các thành phần của VTP.........................................................................18
Hình 2-6: Giao diện chính của Packet Tracer..........................................................21

Hình 3-1: Sơ đồ mô phỏng mạng doanh nghiệp......................................................22
Hình 3-2: Cấu hình VTP trên Switch 1....................................................................23
Hình 3-3: Cấu hình VTP trên Switch 3....................................................................24
Hình 3-4: Cấu hình STP VLAN 10 của SW1..........................................................25
Hình 3-5: Cấu hình STP VLAN 20 của SW2..........................................................25
Hình 3-6: Cấu hình STP VLAN 30 của SW3..........................................................26
Hình 3-7: Cấu hình DHCP và OSPF của R1............................................................26
Hình 3-8: Ping thành công ra môi trường internet...................................................27
Hình 3-9: Tỉ lệ lỗi gói tin.........................................................................................38
Hình 3-10: Cơ chế hoạt động của ARP....................................................................38

Mô phỏng mạng doanh nghiệp dùng Packet Tracer



ĐỒ ÁN 3
Trang 5/41

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: So sánh RIP và OSPF................................................................................15

Mô phỏng mạng doanh nghiệp dùng Packet Tracer


ĐỒ ÁN 3
Trang 6/41

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
IP

Internet Protocol

TCP/IP

Transmission Control Protocol / Internet Protocol

DHCP

Dynamic Host Configuration Protocol

RIP

Routing Information Protocol

OSPF


Open Shortest Path First

STP

Spanning Tree Protocol

VTP

VLAN Trunking Protocol

ICMP

Internet Control Message Protocol

AD

Adminitrative Distance

Mô phỏng mạng doanh nghiệp dùng Packet Tracer


ĐỒ ÁN 3
Trang 7/41

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

1.1 Giới thiệu

Với thời đại khoa học công nghệ thông tin như hiện nay, nhu cầu xử lý thông tin
ngày càng cao và càng được chú trọng. Mạng máy tính trở thành một nhu cầu không
thể thiếu trong các tổ chức, trường học, quân sự và đặt biệt là các công ty, doanh
nghiệp. Vì vậy việc truy xuất thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn và
lợi ích về kinh tế đang rất được quan tâm.
1.2 Mục tiêu đề tài
Vận dụng các kiến thức đã học về truyền số liệu, mạng máy tính và sử dụng
phần mềm Packet Tracer mô phỏng các thiết bị của Cisco thì đề tài sẽ thể hiện một
cách trực quan nhất các yếu tố cấu thành nên một mạng truyền thông trong nội bộ
một doanh nghiệp.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các thiết bị chạy trên nền tảng IOS của Cisco được mô
phỏng trên phần mềm, cách cấu hình và phương thức hoạt động của các giao thức.

Mô phỏng mạng doanh nghiệp dùng Packet Tracer


ĐỒ ÁN 3
Trang 8/41

CHƯƠNG 2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.4 Dynamic Host Configuration Protocol (DHCP)
1.1.1 Khái niệm
- Là một giao thức cho phép cấp phát địa chỉ IP một cách tự động cùng với các
cấu hình liên quan khác như subnet mark và gateway mặc định. Máy tính được
cấu hình một cách tự động vì thế sẽ giảm việc can thiệp vào hệ thống mạng. Nó
cung cấp một database trung tâm để theo dõi tất cả các máy tính trong hệ thống

mạng.
- Mỗi thiết bị trên mạng dựa trên TCP / IP phải có địa chỉ IP unicast duy nhất để
truy cập vào mạng và các tài nguyên của nó. Nếu không có DHCP, các địa chỉ IP
cho máy tính hoặc máy tính mới được di chuyển từ một mạng con này sang
mạng khác phải được cấu hình bằng tay; Địa chỉ IP cho máy tính bị xóa khỏi
mạng phải được lấy lại theo cách thủ công.
- Mục đích quan trọng nhất là tránh trường hợp hai máy tính khác nhau lại có
-

cùng địa chỉ IP.
Quản trị viên mạng thiết lập các máy chủ DHCP duy trì thông tin cấu hình TCP /
IP và cung cấp cấu hình địa chỉ cho các máy khách có hỗ trợ DHCP dưới dạng
một hợp đồng cho thuê. Máy chủ DHCP lưu trữ thông tin cấu hình trong một cơ

sở dữ liệu bao gồm:
+ Các tham số cấu hình TCP / IP hợp lệ cho tất cả các máy khách trên mạng.
+ Các địa chỉ IP hợp lệ, được duy trì trong một hồ bơi để chuyển nhượng cho khách
hàng, cũng như các địa chỉ bị loại trừ.
+ Các địa chỉ IP được bảo vệ liên kết với các máy khách DHCP cụ thể. Điều này
cho phép chỉ định một địa chỉ IP duy nhất cho một máy khách DHCP.
+ Thời hạn thuê, hoặc khoảng thời gian mà địa chỉ IP có thể được sử dụng trước khi
gia hạn hợp đồng thuê.

2.1.2 Phương thức hoạt động của DHCP

Mô phỏng mạng doanh nghiệp dùng Packet Tracer


ĐỒ ÁN 3
Trang 9/41


Hình 2-1: DHCP Handshake [1]
-

Bước 1: Discover:
Khách hàng gửi gói tin broadcast (255.255.255.255) ra toàn sever để tìm ra
DHCP sever.

-

Bước 2: Offer:
Khi một máy chủ DHCP nhận được một tin nhắn DHCP DISCOVER từ một
máy khách, là một yêu cầu thuê địa chỉ IP, máy chủ dự trữ một địa chỉ IP cho
khách hàng và đưa ra một hợp đồng thuê bằng cách gửi một tin nhắn DHCP
OFFER tới khách hàng. Thông báo này chứa địa chỉ MAC của máy khách, địa
chỉ IP mà máy chủ cung cấp, mặt nạ mạng con, thời hạn thuê, và địa chỉ IP của
máy phục vụ DHCP cung cấp.

-

Bước 3: Request:

Mô phỏng mạng doanh nghiệp dùng Packet Tracer


ĐỒ ÁN 3
Trang 10/41

Để đáp lại yêu cầu DHCP, khách hàng trả lời yêu cầu DHCP phát sóng đến máy
chủ, yêu cầu địa chỉ được cung cấp. Khách hàng có thể nhận DHCP từ nhiều

máy chủ, nhưng nó sẽ chỉ chấp nhận một DHCP. Dựa trên tùy chọn nhận dạng
máy chủ được yêu cầu trong yêu cầu và tin nhắn quảng bá, các máy chủ sẽ được
thông báo mà khách hàng đã chấp nhận. Khi các máy chủ DHCP khác nhận
được tin nhắn này, họ rút lại bất kỳ cung cấp nào mà họ có thể đã thực hiện cho
khách hàng và trả lại địa chỉ được cung cấp cho các địa chỉ có sẵn.
-

Bước 4: Acknowledge:
Khi máy chủ DHCP nhận được tin nhắn DHCP REQUEST từ máy khách, tiến
trình cấu hình sẽ bước vào giai đoạn cuối của nó. Giai đoạn xác nhận bao gồm
việc gửi một gói DHCP ACK tới máy khách. Gói này bao gồm thời gian thuê và
bất kỳ thông tin cấu hình khác mà khách hàng có thể yêu cầu. Tại thời điểm này,
quá trình cấu hình IP đã hoàn tất.

1.5

Routing Information Protocol (RIP)

1.1.2 Khái niệm
- RIP là giao thức chuẩn mở của IEEE hoạt động ở tầng Transport sử dụng UDP
port 250. RIP là giao thức định tuyến nội vùng sử dụng thuật toán Distance
Vector, nó đều đặn gửi toàn bộ routing table ra các Router hàng xóm và các
Router này sẽ phát tán ra tất cả Router bên cạnh đều đặn theo chu kỳ là 30 giây.
RIP chỉ sử dụng metric là hop-count để tính ra tuyến đường tốt nhất tới mạng
đích (Hop-count là số lượng Router mà một packet phải đi qua cho đến khi đến
được địa chỉ đích).
2.2.2 Các thông số của RIP
- Route update timer: là thời gian trao đổi thông tin định tuyến của Router với tất
cả các active interface. Thông tin ở đây là toàn bộ bảng định tuyến và thởi gian
định kỳ là 30s.

- Routing invalid Timer: là khoảng thời gian xác định một tuyến đường invalid.
Được bắt đầu nếu hết thời gian Hold time mà không nhận được update, sau

Mô phỏng mạng doanh nghiệp dùng Packet Tracer


ĐỒ ÁN 3
Trang 11/41

khoảng thời gian đó Router sẽ gửi một update tới tất cả các Interface là tuyến
đường đó đã invalid.
- Holddown timer: giá trị này được sử dụng khi có thông tin định tuyến bị thay
đổi. Sau khi nhận thông tin thay đổi, Router đặt tuyến đường đó vào trạng thái
hold-down. Điều này có nghĩa là Router không gửi quảng bá cũng như không
nhận quảng bá về thông tin đó trong khoảng thời gian Hold down timer. Sau
khoảng thời gian này Router mới nhận và gửi thông tin về tuyến đường đó. Điều
này làm giảm thông tin sai mà Router học được. Giá trị mặc định là 180 giây.
- Route flush timer: là khoảng thời gian được tính từ khi tuyến đường ở trạng thái
không hợp lệ đến khi tuyến bị xoá khỏi bảng định tuyến. Giá trị Route invalid
timer phải nhỏ hơn giá trị Route flush timer vì Router cần thông báo tới các
Router bên cạnh của nó về trạng thái invalid của tuyến đường đó trước khi local
routing được update.
-RIP có 2 phiên bản là, RIPv1 và RIPv2, RIPv2 thừa hưởng tất cả các ưu điểm của
RIPv1 và khắc phục được những yếu điểm của RIPv1.Vì vậy, RIPv2 được sử
dụng rộng rãi hơn RIPv1.
 Ưu điểm: Dễ cấu hình, xử lý ít tác vụ nên cho phép CPU và Memory thực hiện
được thêm các công việc khác.
 Nhược điểm: Hệ thống metric quá đơn giản nên có thể việc chọn đường đi là
chưa tối ưu nhất.
Do phải cập nhật định kì các Routing-table nên sẽ chiếm mất một khoảng băng

thông, làm giảm thông lượng của mạng.
 Nguyên lý hoạt động:
 Khi chưa cấu hình định tuyến thì Routing table của Router chỉ chứa các lớp
mạng mà nó kết nối trực tiếp với Router lân cận. ( Connected )
 Khi bật định tuyến RIP lên thì các Router kết nối trực tiếp với nhau sẽ trao đổi
với nhau bằng gói tin Hello 30s/ lần. Gói tin này chứa bảng định tuyến của
chính Router đó.
 Người ta giới hạn Metric trong RIP = 16 để tránh hiện tượng loop.

Mô phỏng mạng doanh nghiệp dùng Packet Tracer


ĐỒ ÁN 3
Trang 12/41

Hình 2-2: Routing table [2]

1.6 Open Shortest Path First (OSPF)
1.1.3 Khái niệm
- OSPF là chuẩn mở của IEEE đưa ra, là giao thức định tuyến động nội vùng
thuộc nhóm Link State. Trên mỗi Router đều có bản đồ mạng của cả vùng (bảng
định tuyến) thông qua việc đồng nhất bảng cơ sở dữ liệu trạng thái đường link
(LSDP - Link State Database). Từ bản đồ mạng này Router sẽ tự tính toán ra
-

đường đi ngắn nhất và xây dựng bảng định tuyến cho nó.
Các router trong phân vùng mạng chạy OSPF phải thiết lập mối quan hệ với các
router bên cạnh trước khi trao đổi thông tin định tuyến và sử dụng thuật toán

-


SFP để tính toán đường đi tốt nhất trước khi thêm vào bảng định tuyến.
Chỉ số AD (Adminitrative Distance ) của OSPF là 110. (AD là chỉ số xác định
sự ưu tiên về đường đi nếu sử dụng nhiều Routing Protocol trong một phân vùng

mạng ).
2.3.2 Điều kiện để các Router có thể chạy định tuyến OSPF
- Điều kiện 1: Area_id.
+ Backbone Area: Phải có ít nhất 1 vùng Area 0.
+ Non - backbone area: Phải được kết nối trực tiếp với vùng backbone.
+ Area Boder Router (ABR): Router nằm ranh giới giữa backbone area và non –
backbone area.

Mô phỏng mạng doanh nghiệp dùng Packet Tracer


ĐỒ ÁN 3
Trang 13/41

+ Autonomous System Boder Router (ASBR): là Router biên giới giữa định
tuyến OSPF và 1 giao thức định tuyến khác. (nghĩa là nó vừa chạy OSPF vừa
chạy RIP).

Hình 2-3: Area_id [3]
-

Điều kiện 2: Hai Router phải cùng subnet và subnet mask.
Ví dụ: 192.168.1.110/25 và 192.168.1.11/26
Hai router cùng mạng nhưng không thể làm neighbor của nhau vì không cùng


subnet-mask.
- Điều kiện 3: Có cùng hello-timer/die-timer(10s/40s)
- Điều kiện 4: Cùng loại xác thực (plain – text hoặc MD5).
 Khi cả 4 điều kiện trên giống nhau thì 2 Router có thể làm neighbor của
nhau.
 Quá trình tìm đường đi tối ưu:
 B1: thiết lập được neighbor của nhau. Sau đó liệt kê các neighbor vào trong
neighbor của mình. Lúc này, mối quan hệ giưa các neighbor gọi là 2-way
 B2: Bắt đầu gửi thông tin trạng thái đường link để dựng lên 1 bảng
database(bảng topology).
 B3: từ bảng topology nó bắt đầu dùng thuật toán Dijkstra để tìm ra đường đi tối
ưu để đưa ra bảng định tuyến.
 Công thức tính Cost trong OSPF:
Cost OSPF = 10^8 / Bandwidth (bit/s)

Mô phỏng mạng doanh nghiệp dùng Packet Tracer


ĐỒ ÁN 3
Trang 14/41

 So sánh giữa hai giao thức định tuyến RIP và OSPF
Bảng 1: So sánh RIP và OSPF
RIP

OSPF

Đặc điểm

Khả năng mở rộng

Độ phức tạp tính toán
Hội tụ
Trao đổi thông tin
Giải thuật
Cập nhật hàng xóm
Đơn vị chi phí



Router bình đẳng



Phân cấp



Cấu hình dễ dàng



Cấu hình phức tạp



Mạng cỡ nhỏ



Mạng cỡ vừa và lớn


Không
Nhỏ
Chậm
Bảng chọn đường
Distant Vector
30s
Số nút mạng


Lớn
Nhanh
Trạng thái liên kết
Link-State
10s (hello packet)
Băng thông

 Dựa vào việc so sánh tổng quan giữa hai giao thức trên thì ta thấy OSPF
tuy có cấu hình phức tạp hơn nhưng nó có rất nhiều ưu điểm vượt trội hơn
so với RIP, chính vì vậy OSPF được rất nhiều doanh nghiệp ưu tiên sử dụng
hiện nay.

1.7 Spanning Tree Protocol (STP)
1.1.4 Khái niệm
- STP là giao thức được định nghĩa trong chuẩn IEEE 802.1D, là một giao thức
ngăn chặn sự lặp vòng, cho phép các bridge truyền thông với nhau để phát hiện
vòng lặp vật lý trong mạng. Sau đó giao thức này sẽ định rõ một thuật toán mà
bridge có thể tạo ra một topology luận lý chứa loop-free.
2.4.2 Bầu chọn STP
- Hoạt động của spanning-tree protocol trải qua 4 bước (bầu chọn) sau:

+ Root switch.
+ Root port.
+ Designated port.

Mô phỏng mạng doanh nghiệp dùng Packet Tracer


ĐỒ ÁN 3
Trang 15/41

+ Blocking port (alternated port).
 Bước 1: Bầu chọn Root switch:
Khi bật STP thì các switch gởi tất cả các gói BPDU(là đơn vị thông tin, là loại
gói tin được sử dụng trong giao thức STP) ra các cổng của nó.
BPDU: Bridge ID (8 byte) trong đó priority (độ ưu tiên) (2 byte) và MAC (6
byte).
Đầu tiên mỗi con switch đều tự xem nó là root switch. Sau khi trao đổi thông tin
thì switch nào có Bridge ID nhỏ nhất sẽ được bầu làm root switch. Giá trị bridge
ID nhỏ nhất được tính như sau:
So sánh switch nào có priority nhỏ nhất ngay lập tức sẽ được làm root
switch.Nếu như các switch có priority bằng nhau thì mới sử dụng địa chỉ MAC
để so sánh. Switch nào có địa chỉ MAC nhỏ nhất sẽ đc bầu làm root
switch.Priority (2 byte) có giá trị từ 0-65535 và mặc định là 32768.
 Bước 2: Bầu chọn Root port:
Là port cung cấp đường về root switch cho con switch đang xét mà có tổng path
cost nhỏ nhất.(Cost là giá trị đặc trưng trên mỗi cổng và biến đổi theo
bandwidth)Tổng path cost được tính từ root switch đến switch đang xét nếu đi
vào thì cộng và đi ra thì không cộng.
Nếu tổng path trên các cổng bằng nhau thì sẽ xét sender Bridge ID trên các
switch nối với nó. Cổng nào nối với Bridge ID nhỏ nhất sẽ được bầu làm Root

port.Nếu nếu giữa 2 switch có nhiều cổng thì sẽ xét port id gồm (port priority
mặc định là 128) và port number (số vật lý của cổng).
 Bước 3: Bầu chọn Designated port:
Là port cung cấp đường về root switch cho phân đoạn mạng mà có tổng path
cost là nhỏ nhất.
Tất cả các cổng của root switch đều là Designated port và các cổng nối với root
port đều là Designated port
 Bước 4: Blocking port:
Cổng không có tác dụng gì sẽ bị khóa.

Mô phỏng mạng doanh nghiệp dùng Packet Tracer


ĐỒ ÁN 3
Trang 16/41

Hình 2-4: Sơ đồ bầu chọn của STP [4]

1.8 Vlan Trunking Protocol (VTP)
- VTP là giao thức được định nghĩa trong chuẩn IEEE 802.1Q, là giao thức giúp
cho việc duy trì cấu hình VLAN nhất quán giữa toàn bộ Switch trong mạng.
VTP sử dụng gói trunk lớp 2 quản lý các bổ sung, xóa bỏ và thay đổi tên của
VLAN trên tất cả các Switch trong một miền VTP. Các Switch chia sẻ trong một
miền VTP thông qua trao đổi VTP updates để phân phối bản cập nhật và đồng
bộ hóa thông tin VLAN, được chia làm các mode:
+ VTP server: Được quyền tạo, xóa, sửa thông tin các Vlan.
+ VTP client: Không thể tạo, xóa, sửa Vlan, chỉ có thể gửi, đồng bộ và chuyển tiếp
Vlan từ VTP server.
+VTP transparent: Chỉ có thể tạo, xóa, sửa Vlan trên chính switch đó, không gửi
thông tin, không đồng bộ mà chỉ có thể chuyển tiếp thông tin từ VTP server

xuống các switch phía sau.

Mô phỏng mạng doanh nghiệp dùng Packet Tracer


ĐỒ ÁN 3
Trang 17/41

Gói tin VTP aclver lesment gửi định kì 5 phút/1 lần để đồng bộ thông tin VLAN
từ server gửi xuống.

Hình 2-5: Các thành phần của VTP

-

Để có thể cấu hình được VTP thì các đường dây nối giữa các Switch phải là các

đường trunk (đường cho nhiều Vlan đi qua) và phải cùng một vùng Domain.
 Revision Number:
 Là một thông số đặc trưng phản ánh độ cập nhật thông tin của các VLAN trên
các switch.
 Revision bắt đầu = 0, khi ta tác động vào Switch(tạo, thêm, xóa, sửa …) thì nó
sẽ tặng lên 1 và không thể giảm. Tăng tối đa đến 2^32. Chỉ số càng cao thì thông
tin càng mới.
 Khi đấu nối giữa 2 switch thì switch nào có số Revision thấp hơn sẽ học nhưng
thông tin của switch có Revision cao hơn. Giả sử doanh nghiệp muốn đấu nối
thêm một switch vào hệ thống mạng sẵn có thì phải chuyển switch về mode
transparent hoặc reset số Revision number để tránh trường hợp switch mới có số
Revision cao hơn switch server dẫn đến hệ thống mạng bị lỗi.


1.9 Giới thiệu phần mềm Cisco Packet Tracer

Mô phỏng mạng doanh nghiệp dùng Packet Tracer


ĐỒ ÁN 3
Trang 18/41

- Cisco Packet Tracer là phần mềm giả lập hệ thống mạng của Cisco, khác với

phần mềm GNS3, phần mềm này không giao tiếp với các phần mềm giả lập máy
ảo khác như VMware hay Virtualbox… nhưng ưu điểm là nhẹ hao tổn ít tài
nguyên trên máy tính được cài đặt và mô phỏng đúng với các yêu cầu về các
thiết lập hệ thống, cách nối dây… đáp ứng đúng theo lý thuyết mạng của Cisco.
Nó có giao diện rất trực quan với hình ảnh giống như Router thật, chúng ta có
thể nhìn thấy các port, các module, thay đổi các module của chúng bằng cách
drag-drop những module cần thiết để thay thế, có thể nhìn thấy các gói tin đi
trên các thiết bị như thế nào.
Nó cung cấp nhiều thiết bị đầu cuối như: Routers, Switches, Wireless Devices,
End Devices (PC, Laptop, IP Phone…), và Connections (các loại cáp).
- Những tính năng chính của chương trình:

+ Logichal Workspace – Vùng làm việc Logic:
Bạn có thể tạo được nhiều kiểu mạng như Bus, Star, Ring, Tree, …, sử dụng các
thiết bị có sẵn hoặc có thể thêm các modul nếu cần thiết, Sử dụng các router,
hub, switch, wireless access point, …Các thiết bị được kết nối theo nhiều cách
khác nhau.
+ Physical Workspaces – Vùng làm việc vật lý
Cho bạn biết các thiết bị được đặt, tổ chức như thế nào trong một phòng hoặc
trong hệ thống, … sau khi bạn thiết kế ở mức logic,….

+ Realtime Mode – Chế độ chờ thời gian thực
Cho phép bạn cấu hình router, switch, … sử dụng các câu lệnh như ping, show,
… Đồng thời kiểm tra các thiết bị khi di chuột đế một đối tượng nào đó.
Ví dụ: Khi bạn di chuột tới một con router thì nó sẽ hiển thị thông số cho bạn
biết được địa chỉ IP.
+ Protocols – Các giao thức
LAN: Ethernet (bao gồm CSMA/CD), 802.11, .. .
Switching: VLANs, 802.1q, trunking, VTP, DTP, STP
TCP/IP: HTTP, DHCP, Telnet, TFTP, DNS, TCP, UDP, IP, ICMP, và ARP.
Routing: tĩnh, default, RIPv1, RIPv2, EIGRP, OSPF, VLAN routing.
NAT (tĩnh, động ); ACLs, CDP, …
WAN: HDLC, PPP, and Frame Relauy.
+ Simulation Mode – Chế dộ giả lập
Ở chế độ này bạn có thể nhìn thấy mạng hoạt động từng bước chậm, quan sát
các tuyến đường mà gói tin đi và kiểm tra chúng hoạt động một cách chi tiết.

Mô phỏng mạng doanh nghiệp dùng Packet Tracer


ĐỒ ÁN 3
Trang 19/41

Cho bạn biết được hành trình của các gói tin, sự hoạt động của mô hình OSI, chi
tiết thành phần bên trong mỗi PDU, …

Hình 2-6: Giao diện chính của Packet Tracer

Mô phỏng mạng doanh nghiệp dùng Packet Tracer



ĐỒ ÁN 3
Trang 20/41

CHƯƠNG 3. MÔ PHỎNG BẰNG PHẦN
MỀM PACKET TRACER
1.10

Sơ đồ mô phỏng:

Hình 3-1: Sơ đồ mô phỏng mạng doanh nghiệp

 Sơ đồ mạng gồm 4 switch Layer2 2960, 3 Router 2911 và 2 PC.
Cấu hình sơ đồ mạng đảm bảo những tính năng và yêu cầu cơ bản của một doanh
nghiệp vừa và nhỏ như: Định tuyến VLAN (VTP), hiệu chỉnh Spanning-tree, cấp
địa chỉ động DHCP, sử dụng OSPF để định tuyến nội vùng và NAT đi ra môi trường
Internet thông qua các ISP.

1.11

Cấu hình

1.1.5 Cấu hình VTP
- Cấu hình VTP trên các switch: Domain: VNPRO
+Switch 1: Server
Mô phỏng mạng doanh nghiệp dùng Packet Tracer


ĐỒ ÁN 3
Trang 21/41


+Switch 2,3 : Client
+Tạo VLAN 10, 20, 30 trên Switch 1 và kiểm tra các VLAN này đã được đồng
bộ trên các Switch 2 và Switch 3.

Hình 3-2: Cấu hình VTP trên Switch 1

Mô phỏng mạng doanh nghiệp dùng Packet Tracer


ĐỒ ÁN 3
Trang 22/41

Hình 3-3: Cấu hình VTP trên Switch 3

1.1.6 Cấu hình hiệu chỉnh STP
- Cấu hình đảm bảo:
+VLAN 10: Block port F0/2 – SW1
+ VLAN 20: Block port F0/3 – SW2
+ VLAN 30: Block port F0/3 – SW3

Mô phỏng mạng doanh nghiệp dùng Packet Tracer


ĐỒ ÁN 3
Trang 23/41

Hình 3-4: Cấu hình STP VLAN 10 của SW1

Hình 3-5: Cấu hình STP VLAN 20 của SW2


Mô phỏng mạng doanh nghiệp dùng Packet Tracer


ĐỒ ÁN 3
Trang 24/41

Hình 3-6: Cấu hình STP VLAN 30 của SW3

-

3.3.3 Cấu hình DHCP và OSPF
Cấu hình để các máy tính PC1 và PC2 lấy địa chỉ từ server để đi ra môi trường
internet.

Hình 3-7: Cấu hình DHCP và OSPF của R1
-

Trên PC ta tiến hành xóa địa chỉ IP và yêu cầu cấp lại sau đó ping đến địa chỉ
8.8.8.8 của Google.

Mô phỏng mạng doanh nghiệp dùng Packet Tracer


ĐỒ ÁN 3
Trang 25/41

Hình 3-8: Ping thành công ra môi trường internet

3.3.4 Bảng cấu hình đầy đủ của các thiết bị
-


Router 1:

R1#show running-config
Building configuration...
Current configuration : 1187 bytes
!
version 12.4
no service timestamps log datetime msec
no service timestamps debug datetime msec
no service password-encryption
!
hostname R1
!
ip dhcp pool VLAN10
network 10.1.10.0 255.255.255.0
default-router 10.1.10.1
dns-server 8.8.8.8
ip dhcp pool VLAN20
network 10.1.20.0 255.255.255.0

Mô phỏng mạng doanh nghiệp dùng Packet Tracer


×