Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Đồ án nhập môn KTHH ĐHBKHN tổng quan axit sunfuric

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.16 KB, 20 trang )

MỤC LỤC

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ AXIT SUNFURRIC . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
1) Một số tính chất hóa lý chính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
2) Ứng dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2

PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT AXIT SUNFURIC . . . . . . . . . 4
1) Sơ đồ nguyên tắc sản xuất axit sunfuric bằng phương pháp đơn . . . . . . . 4
2) Sơ đồ nguyên tắc sản xuất kép axit sunfuric . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
3) Các phương pháp sản xuất axit sunfuric . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
4) Phương pháp nitroz . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
5) Phương pháp tiếp xúc sản xuất axit sunfuric . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
6) Vấn đề môi trường và giải pháp giải quyết ô nhiễm của công nghệ sản
xuất axit sunfuric . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12

PHẦN III: KẾT LUẬN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20


PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ AXIT SUNFURRIC

1) Một số tính chất hóa lý chính
Axit sunfuric khan (monohydrat) là một chất lỏng nhớt và nặng, có khả
năng trộn lẫn với nước ở bất kỳ tỉ lệ nào và khi đó sẽ tỏa ra một nhiệt lượng
lớn.
Khối lượng riêng của axit sunfuric ở 0°C là 1,85g/cm3.
Axit H2SO4 sôi ở 336,5°C và kết tinh ở -10°C.
Axit sunfuric là tên gọi chung của monohydrate và của các dung dịch của
nó (H2SO4 + nH2O) cũng như của dung dịch trioxit lưu huỳnh khi hòa tan
trong monohydrate (H2SO4 + nSO3) còn gọi là oleum.


Axit sunfuric sạch không màu, còn axit kỹ thuật có màu sẫm vì chứa
nhiều tạp chất.
Nếu có đặc thì axit sunfuric chỉ đạt được nồng độ 98,3%.
Axit sunfuric có thể đẩy tất cả các axit khác từ muối khi tang nhiệt độ.
Axit sunfuric kết hợp với nước rất mạnh nhờ khả năng tạo thành các
hydrat. Nó thu được nước của các axit khác, của các tinh thể hydrat và thậm
chí thu nước của cả những dẫn xuất hydro cacbon chứa oxy.
Axit sunfuric đặc làm bỏng da khi tiếp xúc da người.

2) Ứng dụng
Axit sunfuric có tính hoạt động mạnh, giá thành rẻ nên được ứng dụng rất
rộng rãi.


Trong công nghiệp sản xuất phân bón: supephotphat, sunfat amon, …
Trong lĩnh vực gia công kim loại: làm sạch bề mặt kim loại trước khi sơn,
mạ crom, niken, …
Axit H2SO4 còn được dùng để sản xuất các loại thuốc nhuộm vải, thuốc
chữa bệnh, lụa nhân tạo, một số chất dẻo khác; điều chế hồ tinh bột.


PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT AXIT SUNFURIC
1) Sơ đồ nguyên tắc sản xuất axit sunfuric bằng phương pháp đơn

2) Sơ đồ nguyên tắc sản xuất kép axit sunfuric


3) Các phương pháp sản xuất axit sunfuric
Sản xuất axit H2SO4 gồm những giai đoạn chính sau:
- Đốt cháy nguyên liệu chứa S thu SO2.

- Oxy hóa SO2 thành SO3.
- Cho SO3 hấp thụ nước thành H2SO4.
Trong 3 giai đoạn này, quá trình oxy hóa SO2 thành SO3 trong những điều
kiện bình thường xảy ra rất chậm. Vì thế để tăng tốc quá trình này lên cần
phải sử dụng các chất xúc tác.
Căn cứ vào cách sử dụng chất xúc tác, người ta chia ra 2 phương pháp sản
xuất axit H2SO4:
- Phương pháp nitroz
- Phương pháp tiếp xúc

4) Phương pháp nitroz

Phương pháp này sử dụng chất xúc tác là các oxit nitơ.
Quá trình oxy hóa SO2 được tiến hành trong pha lỏng và thực hiện trong
các tháp đệm, vì thế phương pháp này còn được gọi là phương pháp tháp.
Phương trình tổng quát của phương pháp tháp:
SO2

+

NO2 +

H2O =>

H2SO4

+

NO.


Trong các tháp xảy ra một loạt các quá trình hấp thụ và nhả hấp thụ:

2NOHSO4 +

2H2O 

SO2 +

H2SO4

H2 O 

+

H2SO3

N2O3 -

+

Q.

Q.


H2SO3 +

SO2 +

N2O3 


N2O3 

SO3 +

2NO +

H2SO4 +

SO3

H2 O 

O2 

NO +

+

2NO +

H2SO4

2NO2

NO2 

2NO +Q.

+


+

Q.

Q.

Q.

N2O3.

Bằng phương pháp nitroz người ta nhận được axit có lần nhiều tạp chất và
nồng độ chỉ đạt 75-77%. Axit với nồng độ như vậy thường được sử dụng
trong công nghiệp sản xuất phân bón.

5) Phương pháp tiếp xúc sản xuất axit sunfuric

Phương pháp tiếp xúc chia làm 3 giai đoạn:
- Làm sạch khí khỏi những tạp chất độc có hại cho chất xúc tác.
- Oxy hóa tiếp xúc SO2 thành SO3.
- Hấp thụ SO3 thành axit H2SO4.
Quan trọng nhất là giai đoạn 2 vì qua đó người ra đánh giá toàn bộ
phương pháp.


5.1) Nguyên liệu để sản xuất axit sunfuric

Người ta có thể dùng bất cứ nguyên liệu nào có chứa lưu huỳnh (S) để sản
xuất axit sunfuric. Trong tự nhiên lưu huỳnh thường gặp ở 3 dạng:
- Lưu huỳnh nguyên tố trộn lẫn cơ học với các khoáng khác.

- Các sunfua kim loại ví dụ như pirit sắt FeS2, pirit đồng FeCuS2,
Cu2S, ZnS, PbS, CoS, NiS, …
- Các loại sunfat: thạch cao CaSO4.2H2O, thạch cao anhydric
CaSO4, Na2SO4, MgSO4, …
Trong pirit lượng S thường dao động trong khoảnh 35-50%, sắt từ 3040%, còn lại là các sunfar kim loại màu, muối cacbonat, cát, đất sét.
Nguyên liệu tốt nhất để sản xuất axit sunfuric là lưu huỳnh thu được khi
nấu chảy đá thiên nhiên có chứa lưu huỳnh. Lưu huỳnh nóng chảy ở 113°C,
dễ dàng bốc cháy. Khi đốt lưu huỳnh trong không khí ta sẽ thu được khí SO2
có nồng độ đậm đặc hơn khi đốt pirit và tạp chấy lúc đó sẽ ít hơn nhiều.
5.2) Sản xuất dioxit lưu huỳnh SO2
5.2.1) Đốt pirit
Đốt pirit trong dòng không khi được tiến hành trong các thiết bị có cấu tạo
khác nhau dưới áp suất khí quyển. Phương trình tổng quát của quá trình đốt
pirit:
4FeS2

+

11O2 ->

Lò đốt pirit kiểu tầng sôi:

2Fe2O3

+

8SO2 +

3400J.



1. Lớp lót bằng vật liệu chịu lửa
2. Ghi lò
3. Tầng sôi

Trên thực tế quá trình một chiều này bao gồm một dãy các phản ứng hóa
học xảy ra song song và nối tiếp nhau, giai đoạn khuếch tán hạn chế tốc độ
chung của quá trình ở nhiệt độ cao.
Khi đốt cháy pirit cao hơn 500°C, đầu tiên xảy ra sự phân ly pirit:
2FeS2

->

2FeS

+

S2.

Lưu huỳnh cháy rất nhanh trong pha khí:
S2 +

2O2

->

2SO2.

Sunfua sắt lại oxy hóa theo phương trình:
4FeS


+

7O2 ->

2Fe2O3

+

4SO2.

Khi xỉ ra khỏi lò có nhiệt độ cao và độ dư oxy nhỏ thì phương trình tổng
quát đốt quặng pirit trong lò tầng sôi được thể hiện:
3FeS2 +

8O2

->

Fe3O4 +

6SO2 +

Q.

Khi quá trình đốt cảy ra thì các sunfat kim loại khác có trong thành phần
pirit cũng sẽ oxy hóa, còn cacbonat sẽ bị phân hủy. Trong thành phần khí ra
còn có As2O3, SeO2 là tạp chất của quặng và hơi ẩm của pirit.
Oxit sắt, các muối sunfat, oxit các kim loại khác, thạch cao, aluminosilicat và FeS2 không oxy hóa sẽ đi hết vào xỉ. trong xỉ có chứa từ 0,5 đến
2% S.

Động lực của quá trình sẽ tăng lên khi tăng hàm lượng FeS2 trong quặng
pirit và khi tang nồng độ oxy trong hỗn hợp không khí vào.
Quá trình khuếch tán ngoài được cường hóa bằng cách khuấy trộn pirit
trong dòng không khí. Tuy nhiên quá trình cháy chung bị hạn chế bởi sự


khuếch tán của O2 và SO2 trong pirit sắt (quá trình khuếch tán trong). Vì
vậy để cho quá trình khuếch tán được dễ dàng hơn, người ta thường đem
nghiền mịn quặng pirit.
5.2.2) Đốt cháy lưu huỳnh
Quá trình xảy ra dễ dàng, đơn giản hơn đốt pirit và được tiến hành theo
phản ứng sau:
S

+

O2 ->

SO2 +

296kJ.

Thực tế lưu huỳnh trước khi cháy đã chảy lỏng (tnc = 113°C), bay hơi (tS =
444°C) và cháy trong pha khí. Như vậy bản thân quá trình cháy là quá trình
đồng thể.
Trước khi cho vào thiết bị người ta nấu chảy lưu huỳnh bằng hơi trong lò
nấu, đem lọc sạch khỏi tạp chất và dùng khí nén để phun qua vòi phun vào
thiết bị đốt. Khi đó lưu huỳnh sẽ bay hơi và bốc cháy.
5.3) Oxy hóa tiếp xúc SO2 thành SO3


5.3.1) Các chất xúc tác
Khi dùng chất xúc tác thì năng lượng hoạt hóa của phản ứng giảm xuống,
bậc phản ứng giảm xuống và tốc độ quá trình tăng lên. 3 loại tốt nhất được
ứng dụng trong sản xuất: Pt kim loại, oxit sắt, oxit vanadi.
Trong 3 loại trên thì oxit vanadi là loại được sử dụng thông dụng trong
sản xuất axit sunfuric.

5.3.2) Quá trình oxy hóa xúc tác
Quá trình oxy hóa xúc tác được chia làm các giai đoạn:


1. Khuếch tán cấu tử phản ứng từ trung tâm dòng khí đến bề mặt hạt xúc
tác; sau đó khuếch tán trong các mao quản của khối tiếp xúc.
2. Hấp phụ oxy bằng chất xúc tác (Chuyển điện tử từ chất xúc tác đến
các nguyên tử oxy).
3.

Hấp phụ phân tử SO2 để tạo thành phức [SO2.O.Xt].

4.

Chuyển nhóm điện tử để tạo thành phức [SO3.Xt].

5.

Giải hấp phụ SO3 (quá trình nhả).

6. Khuếch tán SO3 từ các mao quản của khối tiếp xúc và từ bề mặt của
các hạt.
Để tăng mức độ oxy hóa SO2 thì cần phải tăng nồng độ O2 trong không

khí. Nhưng khi pha loãng khí bằng không khí sẽ làm giảm nồng độ SO2 và
năng suất của thiết bị. Vì vậy cần tìm nồng độ tối ưu của SO2 trong không
khí: khi đốt lưu huỳnh trong không khí thì SO2 có 9%; khi đốt quặng pirit thì
khí chứa 7% SO2 và 11% O2.
Thời gian quá trình:
Thời gian tiếp xúc trong các thiết bị càng nhỏ thì nhiệt độ tối ưu càng lớn.
Để đạt được tốc độ tối đa cần phải bắt đầu quá trình ở nhiệt độ cao hơn (gần
600°C) và kết thúc ở 400°C. Để thực hiện được như vậy cần phải đốt nóng
sơ bộ khí và không ngừng dẫn nhiệt ra khỏi thiết bị. Vấn đề này có thể thực
hiện được nhờ các thiết bị hiện đại tuy nhiên cũng không thể hoàn chỉnh
tuyệt đối.
Thiết bị tiếp xúc:
Khí chứa SO2 được sấy nóng lên nhờ nhiệt của khí sản phẩm phản ứng
(nhiệt phản ứng) đến nhiệt độ phản ứng 440 - 450°C, sau đó quá trình tiếp
xúc nhiệt độ tăng gần đến 600°C, sau đó nhiệt giảm dần.
Giữa các tầng xúc tác người ta đặt các bộ phận trao đổi nhiệt. Trong loại
thiết bị này, tầng xúc tác dưới cao hơn tầng trên nó, nghĩa là xúc tác sẽ dày
thêm theo đường đi của khí. Còn chiều cao của các tầng trao đổi nhiệt lại


giảm đi vì theo độ tăng của mức độ chuyển hóa chung, tốc độ phản ứng
giảm đi và tương ứng lượng nhiệt tỏa ra sẽ giảm đi. Trong không gian giữa
các ống, khí đầu sẽ đi ra từ dưới lên, làm lạnh sản phẩm phản ứng và được
sấy nóng đến nhiệt độ đầu phản ứng.
Do hậu quả của sự phá vỡ chính các hạt xúc tác, làm nhiễm độc các lớp
xúc tác, làm bẩn cơ học lớp xúc tác do bụi, hay do nhiệt độ bất ngờ làm hỏng
xúc tác khi chế độ làm việc dao động khỏi chế độ tối ưu, khối tiếp xúc
vanadi phải được thay trung bình 4 năm 1 lần. Nếu quá trình làm sạch khí
sau công đoạn đốt pirit không tốt thì chế độ làm việc của thiết bị tiếp xúc sẽ
bị phá hỏng sau vài ngày.


5.4) Hấp thụ SO3 bằng nước nhận H2SO4.
SO3 tạo thành trong thiết bị tiếp xúc được hấp thụ bằng nước trong tháp
đệm tưới sunfuric 98,3%.
SO3

+

H2O ->

H2SO4

+

9200J.

Nước là nước tự do trong axit H2SO4. Dùng axit H2SO4 98,3% để giảm
đến mức tối đa lượng SO3 hoặc H2SO4 thoát ra ngoài. Dùng axit này độ hấp
thụ SO3 lớn nhất và sẽ càng lớn nếu nhiệt độ tiến hành hấp thụ càng thấp.
Sau khi hấp thụ, axit xuống thùng chứa, được pha thêm nước để đưa về
nồng độ 98,3%, bơm qua dàn lạnh, sau đó một phần hồi lưu để tưới tháp và
một phần đưa về kho.

6) Vấn đề môi trường và giải pháp giải quyết ô nhiễm trong công nghệ
sản xuất axit sunfuric
6.1) Vấn đề môi trường trong công nghệ sản xuất axit sunfuric


Quá trình sản xuất axit sunfuric tạo ra nhiều dạng chất thải khác nhau,
chia thành 3 dòng chính là:

- Khí thải
- Chất thải rắn
- Chất thải lỏng
Mỗi dòng thải này đều có những đặc trưng riêng khác nhau, nhưng tựu
chung lại đều ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của con người và môi trường
sống.
6.1.1) Khí thải
Thành phần bao gồm: khí axit và khói bụi.
1. Khí axit:
- Thành phần: chủ yếu là khí SO2, ngoài ra còn có SO3 và mù H2SO4 (CO
và CO2 không phải là chất thải đặc trưng của công nghệ sản xuất axit
sunfuric nên không đề cập tới)
- Nguyên nhân: phát sinh phần lớn do các công đoạn: tạo khí SO2, tinh
chế khí SO2, công đoạn tiếp xúc và quá trình hấp thụ tạo axit sunfuric; ngoài
ra quá trình đốt nhiên liệu (than) cũng tạo ra SO2.
- SO2 là chất khí không màu, không mùi, kích thích mạnh, dễ hóa lỏng, dễ
hòa tan trong nước với nồng độ thấp. Ở điều kiện bình thường: 1 thể tích
nước hòa tan 40 thể tích SO2.
- SO2 thuộc loại chất ô nhiễm độc hại nhất và phổ biến trong sản xuất
công nghiệp và trong cuộc sống sinh hoạt của con người
- SO2 có hại cho sức khỏe, là tác nhân chính gây ra mưa axit.
SO2 + 1/2O2 + H2O = H2SO4
2. Khói bụi:


- Nguyên nhân: phát sinh từ các quá trình chuẩn bị nguyên liệu (gia công
kích thước nhỏ), vận chuyển nguyên liệu. Ngoài ra trong quá trình đốt nhiên
liệu, khói lò thoát ra ngoài cũng đem theo các hạt bụi xỉ.
- Lượng bụi trong không khí phụ thuộc vào các loại quặng, kích thước hạt
xỉ, cấu tạo lò đốt.

- Phân loại bụi: dựa vào kích thước hạt bụi người ta chia thành:
+ Bụi toàn phần
+ Bụi PM10 (có đường kính khí động học dưới 10 micron)
+ Bụi hô hấp là những hạt bụi có đường kính khí động học dưới 5 micron,
có thể xâm nhập sâu đến tận các phế nang là vùng trao đổi khí của hệ thống
hô hấp.
- Tác hại:
+ Do những đặc điểm trên, bụi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người,
đặc biệt là người dân sống xung quanh những nhà máy, cơ sở sản xuất phát
sinh nhiều bụi. Và trước mắt là những người công nhân trực tiếp làm việc
trong dây chuyền.
+ Ngoài ra, khi bụi trong không khí bám lên lá cây, sẽ ngăn cản dẫn đến
làm giảm hoạt động quang hợp, làm cây bị còi cọc, có thể chết.

6.1.2) Chất thải rắn
- Thành phần chủ yếu là:
+ Các loại xỉ quặng từ các lò đốt quặng, chứa các loại oxit như oxit sắt và
oxit tạp chất khác.
+ Quặng rơi vãi trong quá trình vận chuyển nguyên liệu (nếu không được
che chắn kĩ).
+ Trong quá trình sản xuất có sử dụng một số loại chất xúc tác. Những
chất này chỉ sử dụng được trong một thời gian, sau đó chúng trở nên trơ,


giảm hoặc không còn khả năng xúc tác. Vì vậy chúng sẽ bị thải ra ngoài như
một loại chất thải rắn.
+ Do sự ăn mòn các thiết bị bằng kim loại trong quá trình sản xuất axit.
- Tác hại: chất thải rắn thường bị đổ ra ngoài hoặc chôn lấp, với đặc điểm
là chứa kim loại nặng trong xỉ, khi đó chúng sẽ đi vào môi trường, gây ảnh
hưởng tới các loài sinh vật và cả con người qua sự trao đổi dinh dưỡng.

Thêm vào đó, trong chất thải rắn còn một lượng quặng rơi vãi, quặng này
chứa một lượng lưu huỳnh và những chất khác, gây bệnh tật cho con người.
Ngoài ra, do sản xuất liên tục, lượng chất thải rắn sẽ ngày càng nhiều
thêm, vì vậy càng làm tốn các diện tích đất để chôn lấp, và những diện tích
đất này cũng ít an toàn cho việc sử dụng vào bất cứ mục đích gì sau đó.

6.1.3) Chất thải lỏng
Thành phần gồm:
- Nước thải:
+ Do rò rỉ khí axit trong một số công đoạn nói trên, người ta thường sử
dụng nước để hấp thụ, tạo thành nước thải chứa một lượng axit nhất định.
+ Ngoài ra, lượng khí bị rò rỉ sẽ bám vào bụi ẩm, tạo thành các hạt axit,
rơi xuống sàn, bám vào bề mặt dụng cụ, đồ đạc. Dùng nước để lau rửa sàn
nhà hay các đồ đạc nói trên cũng tạo ra nước thải có tính axit.
+ Nước làm mát axit trong công đoạn hấp thụ tạo axit sunfuric cũng là
một dạng nước thải.
+ Nước mưa khi rơi xuống khu vực sản xuất sẽ mang theo các hạt bụi, xỉ,
quặng, axit, … và cùng tham gia vào lượng nước thải của quá trình sản xuất.
- Chất thải lỏng khác như: dầu mỡ trong bảo trì, sửa chữa máy móc, …


Tác hại: do có tính axit, tùy nồng độ khác nhau, nếu nước thải không được
xử lý hoặc xử lý không đủ tốt, khi bị thải ra môi trường sẽ trực tiếp ảnh
hưởng tới hệ thủy sinh vật.
6.2) Giải pháp giải quyết ô nhiễm trong công nghệ sản xuất axit
sunfuric
6.2.1) Về khí thải
- SO2:
+ Đánh giá lựa chọn loại lò đốt.
+ Sử dụng nguyên liệu khác như S nguyên chất (giảm lượng chất thải).

+ Sử dụng than có ít hàm lượng sulfua hơn.
+ Thay đổi xúc tác: xúc tác ít độc hơn và có khả năng chuyển hóa phản
ứng cao hơn.
+ Lựa chọn phương pháp làm lạnh khí.
+ Lựa chọn sơ đồ tiếp xúc kép (hiệu suất cao hơn tiếp xúc đơn).
Để xử lý triệt để lượng SO2 thoát ra dưới dạng khí thải, có thể sử dụng các
phương pháp như: Phương pháp hấp thụ (bằng nước hoặc huyền phù
CaCO3), phương pháp hấp phụ (bằng đá vôi, dolomit vôi), …
Sơ đồ hệ thống xử lí SO2 bằng nước:


- Mù H2SO4 và SO3 trong khí thải:
+ Lựa chọn tháp hấp thụ kiểu đệm.
+ Lựa chọn loại đệm phù hợp.
+ Có phương pháp khử mù.
+ Xử lý khí thải: chủ yếu bằng hấp thụ hoặc hấp phụ.
- Khói bụi: biện pháp xử lý chủ yếu là thu hồi bụi trong khí thải. Có 2
phương pháp xử lý chính là:
+ Phương pháp cơ học.
+ Phương pháp lọc điện.
6.2.2) Về chất thải rắn
Đối với chất thải rắn, biện pháp chủ yếu là thu gom, tận thu, tái sử dụng
sao cho nâng cao năng suất sử dụng, hạn chế tối đa sự phát thải. Phần còn
lại, những chất thải rắn bắt buộc bị thải ra, có thể được xử lý bằng một số


phương pháp sau (quá trình xử lý này thường không phải của nhà máy sản
xuất axit sunfuric).
- Phương pháp cơ học, gồm:
+ Phương pháp ép

+ Phương pháp cắt
+ Phương pháp nghiền
+ Phương pháp sàng
+ Phương pháp tuyển
- Phương pháp hóa-lý: dùng để xử lý, thu hồi những chất hóa học độc hại
cho cơ thể con người và cho môi trường, cụ thể có:
+ Hấp thụ
+ Hấp phụ
+ Kết tủa
+ Oxi hóa
+ Cố định và hóa rắn
- Phương pháp nhiệt-cơ:
+ Tạo khối: sử dụng nhiệt độ cao nhằm chuyển các chất thải rắn thành
những dạng mới có thể sử dụng như vật liệu xây dựng.
- Phương pháp sinh học: dùng để xử lý các chất thải rắn hữu cơ.
6.2.3) Về nước thải
- Nước làm mát axit có thể được giải quyết như sau (với mục đích giảm
thiểu lượng nước thải, tái sử dụng nước thải):
+ Tuần hoàn nước làm mát.
+ Thay đổi sơ đồ làm mát (để nâng cao hiệu quả sử dụng).


- Toàn bộ lượng nước thải từ nhà máy thải ra cần được xử lý bằng các
phương pháp khác nhau để có thể đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường. Một số
phương pháp xử lý nước thải là:
+ Phương pháp cơ học: dùng để loại bỏ các chất rắn lơ lửng trong nước
thải. Đây là giai đoạn xử lý sơ bộ. Phương pháp chủ yếu là: lọc qua lưới,
lắng, lọc qua vật liệu cát và quay li tâm, … Lượng chất lắng thu được cũng
trở thành một dạng chất thải rắn.
+ Phương pháp hóa-lý: sử dụng các hiện tượng và phản ứng lý hóa để thu

hồi hoặc khử đi các loại độc chất nguy hiểm. Phương pháp thường sử dụng
là: oxi hóa, trung hòa (dùng kiềm), keo tụ, tuyển nổi, màng bán thấm, …
+ Phương pháp sinh học: thường để loại bỏ các hợp chất hữu cơ trong
nước nhờ dựa vào đặc tính sống của các loại thực vật, vi sinh vật, chúng sử
dụng chấtv hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng. Phương pháp này thường là công
đoạn xử lý cuối cùng.

PHẦN III: KẾT LUẬN


Axit sunfuric là một chất lỏng nhớt và nặng, có khả năng trộn lẫn với
nước ở bất kỳ tỉ lệ nào.
Axit sunfuric là 1 axit mạnh, có tính oxy hóa và tính háo nước. Axit
sunfuric đặc gây bỏng da khi tiếp xúc da người.
Axit sunfuric có nhiều ứng dụng trong thực tế: Sản xuất phân bón, gia
công kim loại, sản xuất các loại thuốc nhuộm vải, thuốc chữa bệnh, lụa nhân
tạo, một số chất dẻo khác; điều chế hồ tinh bột.
Sản xuất axit H2SO4 gồm những giai đoạn chính sau:
- Đốt cháy nguyên liệu chứa S thu SO2.
- Oxy hóa SO2 thành SO3.
- Cho SO3 hấp thụ nước thành H2SO4.
Căn cứ vào cách sử dụng chất xúc tác, người ta chia ra 2 phương pháp sản
xuất axit H2SO4:
- Phương pháp nitroz
- Phương pháp tiếp xúc
Quá trình sản xuất axit sunfuric sinh ra nhiều loại chất thải gây nguy hại
cho sức khỏe con người và môi trường, từ đó cần có những biện pháp xử lý
thích hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



1. Thông tin trên mạng internet.
2. Kỹ thuật hóa học đại cương, TS Nguyễn Thị Diệu Vân, Nhà xuất bản
Bách khoa Hà Nội, 2007.
2. Chuyên đề: “Tìm hiểu công nghệ sản xuất axit sunfuric và các dòng
thải đặc trưng”, nhóm sinh viên Công nghệ môi trường K51, Viện KH – CN
Môi trường, Trường đại học Bách khoa Hà Nội.



×