Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN CHẤM TRẢ bài môn làm văn bậc THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.94 KB, 19 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm – Đề tài : Chấm và trả bài môn làm văn bậc THPT

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay tư tưởng sư phạm “ lấy học sinh làm trung tâm” tức là coi học sinh là chủ thể
sang tạo, đang được đặc biệt coi trọng. Theo tư tưởng đó, trong quá trình dạy học, người
thầy giáo chỉ giữ vai trò và chức năng tổ chức, hướng dẫn, đưa ra phương pháp, còn học
sinh tự mình đi vào khám phá và chiếm lĩnh tác phẩm. Để đánh giá được khả năng cảm
thụ và khả năng hành văn của học sinh, cũng có rất nhiều cách, nhưng cách đánh giá dựa
vào bài viết làm văn là quan trọng nhất. Qua bài viết làm văn, chúng ta có thể đánh giá
một cách khá toàn diện về khả năng văn chương , kỹ năng làm bài, vận dụng kiến thức
ngữ pháp, từ ngữ, chính tả… của các em,. Để thực hiện tốt công việc này, đòi hỏi trong
khâu chấm và trả bài làm văn là hết sức quan trọng trong quá trình dạy học của người
giáo viên. Qua hoạt động này mà người thầy giáo cũng có thể phần nào tự đánh giá công
việc dạy học của mình và từ đó cũng có thể có biện pháp điều chỉnh cách dạy học sao cho
phù hợp với tùng nhóm đối tượng học sinh. Nói chấm và trả bài làm văn là một hoạt động
vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học nhưng nó chỉ đúng đối với những thầy cô
giáo có tâm huyết với nghề. Chúng ta phải nhìn thẳng vào thực tế là hiện nay có những
thầy cô giáo coi hoạt động chấm và trả bài còn quá hời hợt, thiếu quan tâm, làm qua loa
cho có, thậm chí có những thầy cô chỉ đưa bài cho học sinh trả tranh thủ trong giờ ra chơi
mà không có những nhận xét gì. Chính vì những lý do đó mà trong những thời gian gần
đây việc chấm và trả bài cho học sinh đã xảy ra những việc không hay, gây dư luận xấu
trong xã hội như vụ việc về bài làm của học sinh“ canh gà Thọ Xương” mà chắc hẳn ai
cũng biết.
Chấm và trả bài kiểm tra là một việc làm thường xuyên và nó đã có từ rất lâu rồi. Nói
như vậy có nghĩa là đây là một vấn đề không có gì mới mẽ và đã là giáo viên thì ai cũng
đều đã thực hiện hoạt động này. Nhưng vì những lý trên và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn
và cộng thêm những kinh nghiệm của bản thân đã nhiều năm giảng dạy và chấm trả bài
môn ngữ văn trong trong trường THPT, bản thân tôi đã mạnh dạn xin đề xuất một vài
kinh nghiệm trong việc chấm và trả bài môn làm văn bậc THPT.
2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài


Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài là đưa ra một vài kinh nghiệm về phương pháp chấm
và trả bài làm văn bậc THPT như : Ý nghĩa của việc chấm và trả bài, thái độ chấm và trả
bài của người giáo viên, trình tự các bước khi chấm và trả bài….
3. Đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc chấm và trả bài môn làm văn của học sinh bậc
THPT
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu :

Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Đơn vị :Trường THPT Krông Bông- Đăk Lăk

1


Sáng kiến kinh nghiệm – Đề tài : Chấm và trả bài môn làm văn bậc THPT
Vì đây chỉ là một sáng kiến kinh nghiệm nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại
ở cấp độ chấm và trả bài bài làm của học sinh bậc THPT ở trường THPT Krông Bông –
Đăk Lawk.
5. Phương pháp nghiên cứu :
Đề tài nghiên cứu dựa trên một vài phương pháp chủ yếu như : Tổng hợp kinh nghiệm,
phân tích tài liệu, thể nghiệm trong thực tế giảng dạy …

B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận :
Hiện nay trong hệ thống các trường sư phạm từ trung cấp đến đại học thì trong phân
môn “phương pháp dạy học” đã nói khá kỹ về việc chấm và trả bài cho học sinh. Đặc biệt
là trong việc đào tạo giáo viên giảng dạy môn ngữ văn thì việc chấm và trả bài cho học
sinh đặc biệt được chú ý và nhấn mạnh. Bên cạnh đó thì trong một số giáo trình của một
số nhóm tác giả như giáo trình “ Phương pháp dạy học văn” do Phan Trọng Luận chủ
biên, giáo trình dạy học tiếng Việt do Lê A chủ biên và một số bài viết khác do nhiều tác

giả tên tuổi khác viết cũng đã đề cập rất rỏ về tầm quan trọng của việc chấm bài. Tuy
nhiên trong những bài viết đó vẫn còn “một điều gì đó” chưa đáp ứng đầy đủ cho giáo
viên trực tiếp giảng dạy trong các trường phổ thông. Tôi thiết nghĩ “một điều gì đó” có
thể là do công việc chấm bài môn ngữ văn khá vất vả và cũng do phần nào đó giáo viên
chúng ta chưa thực sự tâm huyết với công việc này. Chính vì vậy mà việc chấm bài ở một
số giáo viên còn sơ sài, chưa thỏa đáng.

2. cơ sở thực tiễn
Thực tế cho thấy rằng, việc chấm bài môn ngữ văn là một việc làm hết sức vất vả và
công phu. Nói vất vả và công phu là bởi vì việc chấm chấm văn không thể làm qua loa,
làm cho có. Tuy nhiên chúng ta thấy rằng trong thực tế điều đó là khá phổ biến. Chính vì
vậy việc chấm và trả bài còn có nhiều điều phải lưu ý.

II. MỘT VÀI KINH NGHIỆM KHI CHẤM VÀ TRẢ BÀI MÔN LÀM
VĂN BẬC THPT
1. Ý nghĩa của việc chấm bài :
Chấm bài là một công việc hết sức vất vả, phức tạp nhưng cũng đầy hứng thú. Vất vả,
phức tạp vì công việc chấm bài không thể kết thúc nhanh chóng trong vòng vài ba tiếng,
giáo viên phải tập trung nhiều sức lực và trí tuệ, sự căng thẳng càng lớn khi phải theo dõi,
đánh giá nhiều bài viết trong khoảng thời gian liên tục.Nhưng công việc chấm bài cũng

Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Đơn vị :Trường THPT Krông Bông- Đăk Lăk

2


Sáng kiến kinh nghiệm – Đề tài : Chấm và trả bài môn làm văn bậc THPT
đầy hứng thú vì giáo viên được tận mắt nhìn thấy sản phẩm tinh thần của học sinh và đó
đồng thời cũng chính là sản phẩm của chính bản thân mình sau cả một quá trình giảng
dạy và giáo dục; được nghe những lời tâm tình, thủ thỉ của từng học sinh; được chia niềm

vui với những cảm hứng sáng tạo của các em.

2. Thái độ chấm bài
- Trước hết, đó là thái độ tôn trọng bài làm của học sinh. Bởi vì khi chúng ta tiếp xúc
với bài làm của học sinh là tiếp xúc với sản phẩm tinh thần của các em, tiếp xúc với tiếng
nói riêng biệt, cụ thể của một con người. Bài làm chính là thành quả lao động của các em,
vì thế, dù đạt hay chưa đạt, chúng ta cũng phải hết sức trân trọng thành quả đó. Sự trân
trọng được thể hiện ở chỗ : không gạch xóa tùy tiện trong bài ; không ghi những lời nhận
xét cẩu thả, thiếu sự cân nhắc, không phê học sinh những lời lẽ phủ phàng… Nhưng cũng
không nên né tránh những điều này mà đi tới chỗ không có một lời phê, một lời nhận xét
nào trong bài làm của các em. Đây chính là những thái độ không tôn trọng các em.
- Chúng ta không nên chỉ ghi nhận xét những cái chưa được mà cần phải có những lời
động viên, khích lệ đối với cái được trong bài làm của các em. Đôi khi những điều nhỏ
nhặt mà chúng ta không để ý này lại ghi nhiều dấu ấn trong suy nghĩ của các em, nhiều
khi những lời phê hay , đúng chỗ sẽ làm cho nhiều nhiều em nhớ mãi và từ đó mà các em
sẽ cố gắng tiến bộ trong những bước đường tới. Khi chấm bài chúng ta cần phái biết chắt
lọc cái hay, dù cái đó còn nhỏ bé để cổ vũ thúc đấy các em cố gắng. Tôi còn nhớ, cách
đây đã gần bảy năm, trong một lần chấm bài, với đề văn “ ước mơ nghề nghiệp của em
trong tương lai”, có một học sinh, học khá, bài làm của em khá tốt, em đã ước mơ sau này
sẽ trở thành một bác sỹ, nhưng gia đình của em rất nghèo. Tôi biết điều đó, cho nên trong
khi chấm bài ,sau những lời nhận xét về bài làm tôi có ghi thêm một câu “ thầy tin chắc
em sẽ vượt qua được hoàn cảnh và em sẽ thành công.” Sau khi tốt nghiệp ra trường và đã
trở thành một bác sĩ, em có về thăm tôi và em đã nói “ em trở thành bác sĩ cũng nhờ một
phần vào lời phê nhận xét của thầy năm nào trong bài làm văn”. Từ những điều đó, tôi
thấy rằng lời khen của giáo viên có giá trị và ý nghĩa to lớn, góp phần tạo niềm hứng thú,
say mê của các em trong học tập nói chung và trong văn học nói riêng. Chính vì vậy, khi
chấm bài, chúng ta không chỉ phải biết chê mà còn cần phải biết khen đúng chỗ, đúng
mức. Dù bài làm của các em có thể chưa đạt yêu cầu, nhưng có chỗ nào đáng biểu
dương, chúng ta vẫn nên khen ngợi các em. Sự yêu thương, thái độ ân cần, lời khen ngợi
động viên kịp thời sẽ giúp các em có nghị lực cố gắng vươn lên trong các bài làm sau.

- Khi chấm bài phải đảm bảo chấm nghiêm túc, chính xác , công bằng. Như vậy , khi
chấm bài , chúng ta không nên tiến hành theo kiểu “tranh thủ”, chấm xen kẻ vào những
giờ nghĩ giải lao, hoặc chấm vội cho kịp trả bài, hoặc “ xem mặt đạt tên”… Chấm như
vậy sẽ dẫn đến việc chấm sơ lược cẩu thả, thiếu chính xác. Vì vậy việc chấm bài nên có
lịch sắp xếp từ trước và cần phải lên được biểu điểm cụ thể, chi tiết xong rồi mới bắt tay
vào công việc chấm. Khi thực hiện chấm đúng quy trình như vậy vừa đảm bảo được sự
chính xác, vừa đảm bảo được sự công bằng giữa các bài. Khi chấm bài , tuyệt đối không
nên vì ác cảm hay thiện cảm riêng của cá nhân mình với học sinh mà có bài điểm bị hạ
Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Đơn vị :Trường THPT Krông Bông- Đăk Lăk

3


Sáng kiến kinh nghiệm – Đề tài : Chấm và trả bài môn làm văn bậc THPT
quá thấp hoặc được nâng lên quá cao. Chấm không công bằng, chấm không chính xác, sẽ
dẫn đến chỗ học sinh có những suy nghĩ sai lầm về giáo viên, gây ấn tượng khó phai mờ
trong ký ức của các em. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến
tình trạng học sinh không thích học môn văn.

3. Trình tự các bước khi chấm bài
Khi tiến hành chấm bài, chúng ta nên tiến hành một số bước cơ bản như sau :
a. Bước chuẩn bị :
Đây là bước mà chúng ta phải lập biểu điểm cho bài chấm. Dựa vào nội dung đề, dựa
vào mục đích và yêu cầu của đề, chúng ta xây dụng biểu điểm chấm cho hợp lý. Xây
dựng được một biểu điểm càng cụ thể, tỉ mỉ thì việc chấm bài càng trở nên chính xác và
dễ dàng hơn rất nhiều.
Xây dựng biểu điểm cần làm sao giúp cho giáo viên đánh giá được đúng năng lực của
học sinh. Đây là một công việc rất khó, vì không phải lúc nào chúng ta cũng có một đáp
số chính xác, đặc biệt là môn làm văn luôn đòi hỏi học sinh trong quá trình làm bài luôn
phải có những suy nghĩ và cách làm sáng tạo. Thông thường, chúng ta thấy rằng những

bài làm nào của các em đi đúng hướng và có cách làm sáng tạo thì những bài làm đó có
điểm số khá cao. Ngược lại có những em làm đúng nội dung nhưng cách trình bày và
hành văn giống với những bài văn mẫu thì điểm thường không cao và khi giáo viên chấm
mà gặp phải những bài làm như thế này thì chúng ta thường không được vui và cảm thấy
ấm ức khi chấm. Tuy nhiên khi xây dựng biểu điểm, ở những mặt nào đó có thể lượng
hóa được thì ta cũng có thể linh động, dựa vào biểu điểm cụ thể sẽ giúp giáo viên đánh
giá bài làm của các em được dễ dàng, cụ thể và chính xác hơn.
Khi xây dựng biểu điểm, chúng ta có thể chia biểu điểm chấm thành hai phần : Nội
dung và hình thức.
- Phần nội dung : Biểu điểm phải xác định bài làm của học sinh có đạt được những nội
dung sau hay không ?
+ Có triển khai được đầy dủ và chính xác các vấn đề mà đề bài yêu cầu hay không ?
Mức độ sâu sắc của vấn đề đã được trình bày trong bài làm chưa ?
+ Có biết xây dựng các tiểu chủ đề trong bài không ? Xây dựng được bao nhiêu tiểu chủ
đề ? Bao nhiêu tiểu chủ đề sát đê, xa đề ? Bao nhiêu tiểu chủ đề trùng lặp nhau ?
+ Mức độ sai sót của kiến thức ? Có bao nhiêu lỗi nặng ? Có bao nhiêu lỗi thuộc kiến
thức văn học , xã hội, lịch sử ?
+ Nội dung có điểm nào đặc sắc, đáng biểu dương ? Có bao nhiêu điểm đáng biểu dương
như vậy.
- Phần hình thức :
+ Bài làm có đúng với kiểu bài mà đề yêu cầu hay không ?
+ Bố cục bài viết có hợp lí hay không ? Có cân xứng không ?
+ Kết cấu của bài có chặt chẽ không ? Kết cấu bị rời rạc, lỏng lẻo, mất tính liên tục.. ở
những điểm nào ?
Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Đơn vị :Trường THPT Krông Bông- Đăk Lăk

4


Sáng kiến kinh nghiệm – Đề tài : Chấm và trả bài môn làm văn bậc THPT

+ Cách hành văn có trong sáng không ? Có bao nhiêu có ý mà không biết cách diễn đạt ?
Có bao nhiêu chỗ diễn đạt cầu kỳ sáo rỗng không có nội dung ? Có biết dùng hình ảnh
không ? Bao nhiêu chỗ dùng đúng, bao nhiêu chỗ dùng sai ?
+ Từ ngữ có bị lặp không? Có sai nghĩa không ? Có từ ngữ dùng hay và sáng tạo không ?
+ Câu sử dụng có đa dạng không ? Câu có mắc lỗi ngữ pháp không ?
Đoạn văn phân chia có hợp lý không ? Bao nhiêu đoạn viết có câu chủ đề ?
+ Có mắc lỗi chính tả không ?...
+ Trình bày bài viết có đẹp không ? …

* Ví dụ minh họa cho một biểu điểm chấm
BÀI VIẾT SỐ 1( NLXH)- NGỮ VĂN 12 ( thời gian 90 phút)
A/ Đề :
Ý kiến của anh (chị) về hiện tượng học sinh lười phát biểu xây dựng bài
đang diễn ra trong các giờ học ở học đường hiện nay.
B/ Đáp án và biểu điểm:
I/ Đáp án:
* Yêu cầu về hình thức :
- Biết viết một bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống có sử dụng tổng
hợp các thao tác nghị luận.
- Bố cục chặt chẽ, mạch lạc.
- Hành văn lưu loát. Không sai các lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu.
- Biết thể hiện ý kiến riêng của mình trên cở sở nhận thức đúng về vấn đề cấn nghị
luận.
*Yêu cầu về nội dung : Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng
miễn là đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản sau :
1. Nêu được nội dung và bản chất của hiện tượng cần nghị luận : việc lười phát
biểu trong giờ học của học sinh là một hiện tượng phổ biến trong tất cả các giờ học, môn
học ... ở trường học hiện nay.
2.Dùng thao tác giai thích để làm rõ:
- Phát biểu xây dựng bài là một hoạt động thuộc về ý thức và phương pháp học tập

đối với người học sinh khi đến lớp.
- Lười phát biểu xây dựng bài là hiện tượng thụ động, không chịu giơ tay phát
biểu ý kiến của một hay nhiều học sinh trước những câu hỏi mà thầy cô giáo đặt ra trong
giờ học.

Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Đơn vị :Trường THPT Krông Bông- Đăk Lăk

5


Sáng kiến kinh nghiệm – Đề tài : Chấm và trả bài môn làm văn bậc THPT
3.Phân tích, chứng minh,bình luận về thực trạng và nguyên nhân của hiện tượng :
a.Thực trạng : Lười phát biểu hay nói khác đi là hiện tượng học sinh thụ động trong
tất cả các giờ học ở nhiều môn học... đang là căn bệnh đang lây lan từ học sinh này sang
học sinh kia, từ lớp này sang lớp khác, từ trường này sang trường nọ... Thực trạng này,
thật sự làm cho không ít thầy cô giáo nói chung và thầy cô giáo có tâm huyết nói riêng rất
đau đầu và bức xúc.
b. Nguyên nhân :
- Nguyên nhân khách quan :
+ Có thể do khối lượng kiến thức các môn học quá nhiều...nên thời gian đầu tư
cho từng môn học bị hạn chế .
+ Một số thầy cô quá nghiêm khắc, chưa tạo được sự hưng phấn cho người học,
thậm chí còn tạo tâm lý sợ hãi, căng thẳng, mệt mỏi cho các em; Do cách đặt câu hỏi
nhàm chán ( quá dễ hoặc quá khó) chưa phù đối tượng; một số giờ học, môn học thầy cô
chưa thu hút được học sinh....
- Nguyên nhân chủ quan :
+ Do nhận thức chưa đúng : nhiều học sinh chưa hiểu hết tác dụng của việc phát
biểu xây dựng bài, chưa đủ tự tin vào năng lực của bản thân nên ngại phát biểu; hoặc đa
phần học sinh chỉ đầu tư vào các môn mà mình thi đại học nên bỏ rơi các môn khác.
+ Do thái độ, ý thức của một số học sinh lười biếng, không chuẩn bị bài trước khi

đến lớp; một số học sinh khác muốn trả lời nhưng lại sợ sai, nếu sai thì mắc cỡ với bạn
bè.....
4.Hậu quả và biện pháp khắc phục:
a.Hậu quả của hiện tượng học sinh lười phát biểu :
- Lười phát biểu làm nảy sinh tâm lý thụ động, ỷ lại nên học sinh khó nắm bắt và làm
chủ kiến thức của bài học, lâu dần tạo thói quen thiếu tự tin, hạn chế tính tư duy sáng tạo
của học sinh.Đồng thời, việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử của học sinh
với cộng đồng sẽ gặp nhiều hạn chế, học sinh không dám mạnh dạn thể hiện suy nghĩ và
chính kiến của mình trước một vấn đề nào đó...
- Lười phát biểu làm cho giờ học thiếu sinh khí, giờ học buồn tẻ; không có sự hợp tác
hai chiều giữa thầy và trò; hiệu qủa giờ học bị giảm sút;thầy cô chán nản, không muốn
nhiệt tình truyền hết tâm huyết trong khi lên lớp.
b.Biện pháp khắc phục :
- Về phía thầy cô giảng dạy bộ môn : có phương pháp và phong cách và thái độ
lên lớp tạo hứng thú cho học sinh; xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối
tượng; cần có nhiều hình thức khích lệ đối với các học sinh có ý thức phát biểu tốt...
- Về phía nhà trường và giáo viên chủ nhiệm : có những tiêu chí đánh giá chất lượng
học sinh kịp thời sau mỗi tuần, mỗi tháng ( đưa việc phát biểu xây dựng bài trở thành tiêu
chí có khen chê, thưởng phạt kịp thời).

Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Đơn vị :Trường THPT Krông Bông- Đăk Lăk

6


Sáng kiến kinh nghiệm – Đề tài : Chấm và trả bài môn làm văn bậc THPT
- Về phía học sinh : cần có sự thay đổi về nhận thức, ý thức và thái độ hành động đúng
đắn về việc phát biểu... ; xây dựng bản lĩnh tự tin; luyện khả năng tư duy, diễn đạt tốt ;
chuẩn bị bài chu đáo khi đến lớp.
5. Rút ra bài học về thái độ ý thức học tập chủ động sáng tạo từ hiện tượng...

II / Biểu điểm:
- Điểm 9-10 : Đáp ứng một cách toàn diện 2 yêu cầu về hình thức và nội dung. Mỗi ý
nêu lên cần phải có dẫn chứng thực tế có tính thuyết phục. .
- Điểm 7-8 : Đáp ứng các yêu cầu về hình thức; về nội dung có thể chưa nêu được
yêu cầu 2,nhưng đáp ứng được cơ bản các yêu cầu (1),(3),(4).Dẫn chứng khá thuyết
phục. Bài viết có thể còn sai một vài lỗi chính tả và lỗi dùng từ.
- Điểm 5-6 : Bố cục rõ. Nêu được nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng nhưng
phân tích chưa sâu sắc; đồng thời đưa ra được một vài giải pháp khắc phục hiện tượng
về phía người học.Dẫn chứng chưa thật thuyết phục.Còn sai một số lỗi chính tả, dùng từ
và viết câu.
- Điểm 3-4 : Tỏ ra hiểu đề, nhưng kỹ năng làm bài còn hạn chế; nội dung còn sơ
sài,chưa chỉ ra được một cách cụ thể nguyên nhân, hậu quả của hiện tượng.Giải pháp
khắc phục còn chung chung . Còn sai nhiều lỗi các loại.
- Điểm 1-2 : Bài làm chưa hiểu đề.Văn lan man, lủng củng .Sai nhiều lỗi chính tả,
dùng từ, viết câu...Bố cục không rõ hoặc chỉ viết được một đoạn.
- Mỗi lỗi hành văn ( chính tả , dùng từ, đặt câu...) trừ 0,25 điểm
* Ghi chú : Chú ý khuyến khích các bài viết có ý riêng, sáng tạo.
******************************************************************
Trên đây là một số vấn đề cần lưu ý khi xây dựng biểu điểm chấm. Tuy nhiên trong
thực tế thì phải tùy thuộc vào từng bài cụ thể để giáo viên có hướng xây dựng biểu điểm
hợp lí hơn và phải khuyến khích học sinh trong bài viết cần có ý riêng, sáng tạo.
Khi giáo viên đã xây dựng được một biểu điểm cụ thể như trên, bước tiếp theo là tiến
hành chấm bài.

b. Bước chấm bài.
- Trước khi tiến hành chấm, giáo viên nên đọc lướt qua một số bài làm của những học
sinh khá và một số bài của những học sinh yếu từ đó có sự đối chiếu với đáp án đã xây
dựng để có một cái nhìn tổng quát hơn đối với bài làm của các em.
- Dựa vào biểu điểm đã xây dựng, giáo viên lần lượt chấm từng bài làm của học sinh.


Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Đơn vị :Trường THPT Krông Bông- Đăk Lăk

7


Sáng kiến kinh nghiệm – Đề tài : Chấm và trả bài môn làm văn bậc THPT
- Trong bài làm của các em, chỗ nào các em thể hiện tốt hoặc chưa tốt đều được giáo viên
đánh dấu bằng cách ghi vài lời nhận xét ngắn gọn bên lề giấy hoặc gạch dưới những lời
khen hoặc chê đó.
- Bài nào có điểm đáng lưu ý chung, hoặc lưu ý riêng cần được giáo viên ghi vào sổ chấm
để tiện dẫn chứng trước lớp trong tiết trả bài.
- Ghi lời nhận xét và cho điểm vào bài làm của học sinh :
+ Lời nhận xét trong bài làm văn của các em vô cùng quan trọng .Lời phê đúng mực
không chỉ giúp các em học sinh thấy được thiếu sót của mình mà còn gợi ra hướng khắc
phục. Điều này có tác dụng cao trong việc hình thành tình cảm, giáo dục nhân cách cho
học sinh. Bên cạnh đó, sự ghi nhận với những tiến bộ, cố gắng của HS chính là nguồn
động viên mạnh mẽ nhất để các em tiếp tục tự tin vươn lên . Chính vì vậy, lời nhận xét
cần phải được ghi cụ thể, tránh chung chung, hời hợt như : tốt, được, đạt yêu cầu… Khi
ghi lời nhận xét, cần phải ghi cả những ưu điểm và khuyết điểm của bài làm. Lời nhận xét
phải đảm bảo tính mô phạm, tôn trọng nhân cách học sinh. Lời nhận xét cần được ghi rõ
ràng, sạch sẽ, tránh tẩy xóa và phải dùng thống nhất một thứ mực là mực đỏ và tránh
dùng cùng màu mực với mực bài viết của học sinh. Ngôn từ phải chuẩn mực, tuyệt đối
không ghi những lời phê ảnh hưởng tới nhân cách của học sinh. cần có sổ theo dõi HS để
ghi nhận những nét chính về sự tiến bộ của từng em cũng như hạn chế mới phát sinh ở
mỗi cá nhân. Thống kê tỷ lệ kém - yếu - trung bình - khá - giỏi để đối chiếu với các bài
kiểm tra trước nhằm củng cố lại tinh thần học tập của cả lớp. Khi chấm xong bài nào nên
ghi lời nhận xét ngay vào bài đó.
- Cho điểm là công việc cuối cùng, kết thúc quá trình chấm bài của giáo viên. Một điều
đáng lưu ý là không nên sau khi ghi lời nhận xét là cho điểm ngay, vì như thế sẽ khó điều
chỉnh khi cần thiết và hơn nữa khi chưa chấm xong toàn bộ bài viết của học sinh, giáo

viên chưa thể bao quát được kết quả chung của cả lớp. Bởi vậy điểm lần đầu nên ghi nhỏ
vào góc bài làm của học sinh để tiện cho điểm chính thức sau khi đã chấm xong tất cả.
Sau khi đã cân nhắc tính toán giữa yêu cầu của bài, dự kiến số điểm dựa vào biểu điểm,
kết quả chung của cả lớp…khi đó giáo viên sẽ quyết định điểm chính thức. Việc làm này
sẽ tránh được phải chữa đi chữa lại điểm số trong bài làm của các em.

c. Bước tổng kết việc chấm bài.
Khi chấm xong bài làm văn của học sinh, nhiều giáo viên cho rằng như thế là đã hoàn
thành công việc. Nhưng chúng ta nên nhớ rằng đây là bước khép lại việc chấm bài nhưng
lại là bước chuẩn bị cho một quá trình mới : quá trình trả bài viết cho học sinh. Nếu
chúng ta chuẩn bị kĩ và tốt bước này thì quá trình tiến hành tiết trả bài sẽ thuận lợi hơn.
Chính vì vậy việc tổng kết cũng phải hết sức cẩn thận, chu đáo.
Trong quá trình chấm bài, giáo viên chấm thường tiến hành mọi ghi chép cần thiết cho
việc tổng kết. Giáo viên có thể tổng kết teo mẫu :
.
.
.
Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Đơn vị :Trường THPT Krông Bông- Đăk Lăk

8


Sáng kiến kinh nghiệm – Đề tài : Chấm và trả bài môn làm văn bậc THPT
……………………………………………………………………………………..
Sau khi đã hoàn tất công việc chấm bài, dựa vào những ghi chép giáo viên lập bảng
chung cho cả lớp. Giáo viên lần lượt nêu nhận xét chung và nhận xét dẫn chứng cụ thể.
- Nhận xét chung lần lượt nêu ưu và khuyết điểm về nội dung và hình thức.
- Nhận xét dẫn chứng cụ thể :
+ Kiến thức : đầy đủ, chính xác, sai lạc…
+ Triển khai chủ đề : hợp lí, không hợp lí, lạc đề, xa đề…

+ Bố cục kết cấu : cân xứng, không cân xứng, chặt chẽ, lỏng lẻo…
+ Hành văn : trong sáng, trôi chảy, giàu hình ảnh…
+ Từ ngữ : sai nghĩa, sáng tạo , độc đáo, sai chính tả…
+ Câu : sai ngữ pháp, kiểu câu phong phú, đa dạng…
+ Đoạn : hay, không hợp lí…
+ Cách trình bày : sạch sẽ, cẩn thận, cẩu thả…
Trên đây là những bước cần phải thực hiện trong quá trình chấm bài. Tuy nhiên còn tùy
thuộc vào vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác, cho nên khi chấm , giáo viên
cũng có thể lược qua một vài ý nhỏ nhưng nhất thiết phải tuân theo quy trình chấm để
hoạt động chấm bài đạt kết quả như mong muốn.
4. Quy trình của một tiết trả bài làm văn.
Tiết trả bài làm trên lớp cho học sinh là một hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Giờ trả bài là giờ thông báo kết quả kiểm tra, là giờ để thầy và trò đánh giá lại những ưu
khuyết điểm mà bài làm của các em đã thực hiện sau khi có kết quả chấm vì vậy đây là
tiết mà học sinh rất chờ đợi và hết sức chú ý. Trả bài là một tiết dạy mà theo tôi là không
nhằm mục đích nâng cao hiểu biết nhận thức mà chủ yếu là hướng học sinh đi sâu vào kỹ
năng làm bài thực hành và vận dụng những điều đã học từ lý thuyết để đưa vào thực tế.
Chính vì vậy, trả bài cũng như làm bài không phải những tiết để giáo viên nghỉ ngơi.
Cũng không phải vì dạy không kịp chương trình mà biến giờ trả bài thành giờ dạy văn
học giảng văn… Hoạt động làm văn trong nhà trường chưa thể coi là kết thúc khi chưa
tiến hành giờ trả bài. Trả bài làm văn cho học sinh không chỉ là hoạt động hoàn lại bài
viết cho học sinh sau khi chấm và công bố điểm số. Trả bài còn là hoạt động đúc rút kinh
nghiệm, phân tích cái hay, cái dở, thấy được chỗ mạnh , chỗ yếu của cả lớp và của từng
cá nhân các em học sinh, để từ đó các em có hướng sữa chữa, rút kinh nghiệm và vươn
lên trong những bài làm văn sau. Một giờ trả bài nếu được giáo viên chuẩn bị một cách
chu đáo, tỉ mỉ thì đó cũng là một giờ học hấp dẫn, lô cuốn sự hứng thú của học sinh. Để
thực hiện được điều đó, giờ trả bài đòi hỏi phải có một qui trình hoạt động hợp lí và khoa
học và phải theo thứ tự của tiết trong phân phối chương trình. Qui trình đó có thể thực
hiện như sau :


Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Đơn vị :Trường THPT Krông Bông- Đăk Lăk

9


Sáng kiến kinh nghiệm – Đề tài : Chấm và trả bài môn làm văn bậc THPT
4.1 Giáo viên thông báo việc trả bài làm văn. Đọc lại đề và chép đề lên bảng, cho học
sinh nhớ lại bài viết của mình.
4.2 Căn cứ vào đề, giáo viên xác định những yêu cầu chủ yếu của bài làm về mọi mặt :
kiến thức , phạm vi, phương pháp… và những yêu cầu khác do yêu cầu đề bài đặt ra.
4.3 Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng dàn bài làm văn mẫu sau đó ghi lên bảng và
cho các em ghi chép vào vở.
4.4 Dựa vào việc phân tích đề và dàn ý ở trên, giáo viên đánh giá kết quả bài làm chung
của cả lớp. Kết quả này đã được chuẩn bị trước trong bảng tổng kết chung. Nêu
những ưu khuyết điểm lớn của cả lớp, những em có cố gắng vươn lên và có sự tiến
bộ so với các bài làm trước. Đến đây, giáo viên chưa nên công bố điểm số vội vì làm
như vậy các em sẽ mất tập trung và không chú ý tiếp những hoạt động tiếp theo của
giáo viên.
4.5 Giáo viên tiến hành nêu dẫn chứng cụ thể về các ưu khuyết điểm, trích đọc một số
dẫn chứng phù hợp với nhận xét của mình. Bài nào làm tốt , giáo viên cũng có thể
nêu tên học sinh một cách cụ thể để biểu dương, khích lệ, động viên các em trươc
lớp. Ngược lại những bài làm nào chưa đạt , giáo viên cũng có thể đọc một vài dẫn
chứng, nhưng lưu ý là không nên nêu tên học sinh của các bài viết này vì làm như
thế có thể gây cho học sinh tâm lí như bị phê bình trước lớp từ đó làm cho học sinh
chán nản và dần dần không còng hứng thú và yêu thích môn văn nữu.
4.6 Phân tích và sửa lỗi. Đây là một hoạt động chiếm nhiều thời gian nhất. Tuy nhiên khi
thực hiện hoạt động này, chúng ta cũng nên lưu ý là không phải những lỗi nào cũng
đem ra sửa chữa mà chỉ nên sửa chửa những bài làm bị mắc lỗi cơ bản, lỗi điển hình
như : lỗi kiến thức, lỗi kết cấu, lỗi về câu đoạn, lỗi chính tả…để những lần sau hạn
chế học sinh mắc lại những lỗi này.

4.7 Giáo viên nên đọc một vài đoạn văn hay cho cả lớp nghe để các em học tập rút kinh
nghiệm.
4.8 Công bố điểm và trả bài cho học sinh.
4.9 Học sinh xem lại bài, xem lại những chỗ sai và tự sửa chữu, các em có thể nêu thắc
mắc hoặc cần trao đổi điều gì , giáo viên có thể trao đổi trực tiếp với các em học sinh
đó. Giáo viên tiến hành lấy điểm vào sổ điểm.
4.10 Dặn dò học sinh về việc tự sửa chữa bài viết và chuẩn bị tiếp cho bài viết tiếp theo.

Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Đơn vị :Trường THPT Krông Bông- Đăk Lăk 10


Sỏng kin kinh nghim ti : Chm v tr bi mụn lm vn bc THPT

THIT K GIO N MINH HA CA MT TIT TR BI

TR BI LM VN S 1 I. MC CN T:
Giỳp hc sinh:
- Hiểu rõ những u, khuyết điểm của bài làm để củng cố kiến thức
và kĩ năng về văn nghị luận.
- Rút kinh nghiệm về cách phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị
luận.
- Viết đợc bài văn nghị luận vừa thể hiện sự hiểu biết về tác phẩm,
vừa nêu lên những suy nghĩ riêng, bớc đầu có tính sáng tạo.
- Rèn luyện cách phân tích, nêu cảm nghĩ của bản thân.
II. TIN TRèNH BI DY:
Gii thiu bi mi:
Cỏc em ó hc cỏch lm vn v NGH LUN V MT HIN TNG I SNG v
ó cú mt bi vit c th v ti ny. Hụm nay, trong tit hc ny, chỳng ta cựng nhỡn
nhn li kt qu lm bi ca minh rỳt kinh nghim cho nhng bi vit tip theo.


Ngi thc hin : Mai Vn Chỏnh n v :Trng THPT Krụng Bụng- k Lk 11


Sáng kiến kinh nghiệm – Đề tài : Chấm và trả bài môn làm văn bậc THPT

Ho¹t ®éng cña GV vµ HS

Néi dung cÇn ®¹t

Đề 1: Ý kiến của anh (chị) về hiện
* Hoạt động 1: Đọc lại đề và chép đề tượng học sinh lười phát biểu xây dựng
lên bảng, cho học sinh nhớ lại bài viết
bài
của mình.
đang diễn ra trong các giờ học ở học
đường hiện nay.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh
phân tích đề.
I. Phân tích đề:
- GV: Khi phân tích một đề bài, ta cần
phân tích những gì?
- Nội dung vấn đề: việc lười phát biểu
- GV: Bài viết cần theo thể loại nào, sử trong giờ học của học sinh là một hiện
dụng những thao tác lập luận nào?
tượng phổ biến trong tất cả các giờ học,
môn học ... ở trường học hiện nay.
- GV: Dẫn chứng ta có thể lấy từ đâu?
- Thể loại và thao tác nghị luận: nghị
luận xã hội: giải thích, phân tích, chứng
minh, bình luận, bác bỏ…

- Phạm vi tư liệu:
+ Trong đời sống xã hội, báo chí…
+
II. Xây dựng dàn ý:
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh lập
dàn ý.
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm ý
cho phần mở bài.
+ GV: Mở bài ta có thể giới thiệu những
ý nào?
+ GV: Gọi 1 học sinh tập mở bài miệng
cho đề bài.

1. Mở bài:
- Phát biểu xây dựng bài là một
hoạt động thuộc về ý thức và phương
pháp học tập đối với người học sinh khi
đến lớp.
- Lười phát biểu xây dựng bài là
hiện tượng thụ động, không chịu giơ tay
phát biểu ý kiến của một hay nhiều học
sinh trước những câu hỏi mà thầy cô giáo
đặt ra trong giờ học.

- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm ý
cho phần thân bài.
2. Thân bài:
+ GV: Luận điểm 1 là gì?
Phân tích, chứng minh,bình luận về
thực trạng và nguyên nhân của hiện

+ GV: Thế nào là lười phát biểu xây tượng :
dựng bài ? thực trạng của vấn đề đó như
a.Thực trạng : Lười phát biểu hay

Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Đơn vị :Trường THPT Krông Bông- Đăk Lăk 12


Sáng kiến kinh nghiệm – Đề tài : Chấm và trả bài môn làm văn bậc THPT
Ho¹t ®éng cña GV vµ HS

Néi dung cÇn ®¹t

thế nào ?

nói khác đi là hiện tượng học sinh thụ
động trong tất cả các giờ học ở nhiều
môn học... đang là căn bệnh đang lây lan
+ GV: nguyên nhân của vấn đề do đâu?
từ học sinh này sang học sinh kia, từ lớp
này sang lớp khác, từ trường này sang
trường nọ... Thực trạng này, thật sự làm
cho không ít thầy cô giáo nói chung và
thầy cô giáo có tâm huyết nói riêng rất
đau đầu và bức xúc.
b. Nguyên nhân :
+ nguyên nhân khách quan ?
- Nguyên nhân khách quan :
+ Có thể do khối lượng kiến thức
các môn học quá nhiều...nên thời gian
đầu tư cho từng môn học bị hạn chế .

+ Một số thầy cô quá nghiêm
khắc, chưa tạo được sự hưng phấn cho
người học, thậm chí còn tạo tâm lý sợ
hãi, căng thẳng, mệt mỏi cho các em; Do
cách đặt câu hỏi nhàm chán ( quá dễ
hoặc quá khó) chưa phù đối tượng; một
số giờ học, môn học thầy cô chưa thu
+ nguyên nhân chủ quan ?
hút được học sinh....
- Nguyên nhân chủ quan :
+ Do nhận thức chưa đúng : nhiều
học sinh chưa hiểu hết tác dụng của việc
phát biểu xây dựng bài, chưa đủ tự tin
vào năng lực của bản thân nên ngại phát
biểu; hoặc đa phần học sinh chỉ đầu tư
vào các môn mà mình thi đại học nên bỏ
rơi các môn khác.
+ GV: Theo em hậu quả của hiện tượng
+ Do thái độ, ý thức của một số học
học sinh lười phát biểu ?
sinh lười biếng, không chuẩn bị bài trước
khi đến lớp; một số học sinh khác muốn
trả lời nhưng lại sợ sai, nếu sai thì mắc cỡ
với bạn bè.....
4.Hậu quả và biện pháp khắc phục:
a.Hậu quả của hiện tượng học sinh
lười phát biểu :

Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Đơn vị :Trường THPT Krông Bông- Đăk Lăk 13



Sáng kiến kinh nghiệm – Đề tài : Chấm và trả bài môn làm văn bậc THPT
Ho¹t ®éng cña GV vµ HS

GV : Hãy nêu một vài biện pháp khắc
phục của hiện tượng học sinh lười phát
biểu ?

+ GV: em rút ra được bài học gì cho bản
thân về vấn đề trên ?
+ GV: Ta cần phê phán hiện tượng đó
như thế nào?
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm ý
cho phần kết bài.
+ GV: Phần kết bài ta có thể trình bày
những ý nào?
+ GV: Nêu lên lời kêu gọi, nhắc nhở cho
mọi người?

Néi dung cÇn ®¹t
- Lười phát biểu làm nảy sinh tâm lý
thụ động, ỷ lại nên học sinh khó nắm bắt
và làm chủ kiến thức của bài học, lâu dần
tạo thói quen thiếu tự tin, hạn chế tính tư
duy sáng tạo của học sinh.Đồng thời, việc
rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng
xử của học sinh với cộng đồng sẽ gặp
nhiều hạn chế, học sinh không dám mạnh
dạn thể hiện suy nghĩ và chính kiến của
mình trước một vấn đề nào đó...

- Lười phát biểu làm cho giờ học thiếu
sinh khí, giờ học buồn tẻ; không có sự
hợp tác hai chiều giữa thầy và trò; hiệu
qủa giờ học bị giảm sút;thầy cô chán nản,
không muốn nhiệt tình truyền hết tâm
huyết trong khi lên lớp.
b.Biện pháp khắc phục :
- Về phía thầy cô giảng dạy bộ môn :
có phương pháp và phong cách và thái
độ lên lớp tạo hứng thú cho học sinh; xây
dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với từng
đối tượng; cần có nhiều hình thức khích
lệ đối với các học sinh có ý thức phát
biểu tốt...
- Về phía nhà trường và giáo viên chủ
nhiệm : có những tiêu chí đánh giá chất
lượng học sinh kịp thời sau mỗi tuần, mỗi
tháng ( đưa việc phát biểu xây dựng bài
trở thành tiêu chí có khen chê, thưởng
phạt kịp thời).
- Về phía học sinh : cần có sự thay đổi
về nhận thức, ý thức và thái độ hành động
đúng đắn về việc phát biểu... ; xây dựng
bản lĩnh tự tin; luyện khả năng tư duy,
diễn đạt tốt ; chuẩn bị bài chu đáo khi đến
lớp.
3. Kết bài
. Rút ra bài học về thái độ ý thức học

Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Đơn vị :Trường THPT Krông Bông- Đăk Lăk 14



Sáng kiến kinh nghiệm – Đề tài : Chấm và trả bài môn làm văn bậc THPT
Ho¹t ®éng cña GV vµ HS

Néi dung cÇn ®¹t
tập chủ động sáng tạo từ hiện tượng...

* Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá bài
làm.

III. Nhận xét, đánh giá:
* Các tiêu chí đánh giá:
- Nhận thức đúng vấn đề nghị luận chưa?
- Vận dụng các thao tác lập lụân như thế
- Thao tác 1: Nhận xét về ưu điểm của nào?
học sinh trong bài viết.
- Hệ thống luận điểm đủ hay thiếu? Sắp
xếp hợp lí chưa?
- Các luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) có chặt
chẽ, tiêu biểu, phù hợp với vấn đề không?
- Những lỗi về kĩ năng, diễn đạt:
+ Chính tả
- Thao tác 2: Nhận xét về nhược điểm + Dùng từ
của học sinh trong bài viết.
+ Đặt câu
+ Xây dựng đoạn
* Ưu điểm:
- Nhận thức vấn đề nghị luận:
- Vận dung các thao tác:

- Thao tác 3: Nêu biểu điểm để học - Hệ thống ý:
sinh tham khảo.
- Các lí lẽ, dẫn chứng:
- Kĩ năng, diễn đạt:
* Khuyết điểm:
- Nhận thức vấn đề nghị luận:
- Vận dung các thao tác:
- Hệ thống ý:
- Các lí lẽ, dẫn chứng:

Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Đơn vị :Trường THPT Krông Bông- Đăk Lăk 15


Sỏng kin kinh nghim ti : Chm v tr bi mụn lm vn bc THPT
Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

- K nng, din t:
* Biu im:
- Điểm 9 - 10: Đáp ứng tốt và
đầy đủ các yêu cầu trên về nội
dung và kĩ năng.
- Điểm 7 - 8: Trình bày đợc
khoảng 2/3 số ý đã nêu, bố cục
rõ ràng, hợp lý, có một số nội
* Hot ng 5: Hng dn hc sinh dung giải quyết tốt, có thể mắc
cha nhng li tiờu biu trong bi vit. sai sót nhỏ về diễn đạt.
- GV: Nờu cỏc li m hc sinh thng
- Điểm 5 - 6: Giải quyết đợc

gp trong bi vn ca mỡnh.
1/2 số ý nói trên, phân tích dẫn
chứng cha sâu sắc, diễn đạt
còn hạn chế.
- Điểm 3 - 4: Trình bày đợc
khoảng 1/3 số ý nói trên, phân
tích dẫn chứng cha sâu sắc,
diễn đạt còn hạn chế.
- Điểm 1 - 2: Phân tích đề
- GV: a ra nhng cõu vn sai ph bin, yếu, không nắm đợc yêu cầu
yờu cu hc sinh sa cha.
của đề, diễn đạt kém.
- HS: Ln lt sa nhng li sai.
- Điểm 00: Không hiểu đề,
mắc lỗi trầm trọng về kiến thức
và kĩ năng
IV. Sa li bi vit:
* Cỏc li thng gp cn trỏnh:
- Thiu ý, thiu trng tõm, ý khụng rừ,
sp xp ý khụng hp lớ.
- S kt hp cỏc thao tỏc lp lun cha
hi ho, cha phự hp vi tng ý.
- K nng phõn tớch, cm th cũn kộm.
- Din t cha tt, cũn dựng t, vit cõu
* Hot ng 6: c nhng bi vit khỏ sai, din t ti ngha, trựng lp
gii ca hc sinh.
* Mt s li ph bin:
Ngi thc hin : Mai Vn Chỏnh n v :Trng THPT Krụng Bụng- k Lk 16



Sỏng kin kinh nghim ti : Chm v tr bi mụn lm vn bc THPT
Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

- Chẳng lẽ những việc nh vậy
chúng ta không làm đợc hay sao,
có chăng là chúng ta không chịu
làm.
Cách viết khẩu ngữ, đề nghị
sửa lại: Những việc nh vậy chúng
* Hot ng 7: Tng kt bi vit ca ta có thể làm đợc.
hc sinh.
- Là một học sinh còn ngồi trên
ghế nhà trờng, em hứa sẽ cố
gắng tu dỡng đạo đức.
Cách diễn đạt không phù hợp
với bài văn nghị luận. Đề nghị:
bỏ cả câu.
V. Bi vit tiờu biu:
- Bi vit tt:
- Bi vit t yờu cu:
- Bi vit kộm

VI. Tng kt rỳt kinh nghim:
* Thống kê:

12a5

12a8


im gii:
im khỏ:
im TB:
im kộm:
* Rỳt kinh nghim:
IV. Hng dn hc bi, chun b bi::
1. Hng dn hc bi:
Rỳt kinh nghim cỏc li ó thng kờ cho nhng bi vit sau
2. Hng dn son bi:
- Đọc và soạn mi

Ngi thc hin : Mai Vn Chỏnh n v :Trng THPT Krụng Bụng- k Lk 17


Sáng kiến kinh nghiệm – Đề tài : Chấm và trả bài môn làm văn bậc THPT

C. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI :
Qua nhiều năm áp dụng qui trình chấm và trả bài làm văn nghiêm túc tôi thấy các em
học sinh đã có sự tiến bộ đáng khích lệ như : các em đã có ý thức hơn trong việc viết câu
và dựng đoạn trong bài làm văn, dần dần các em ít viết sai chính tả hơn, các em đã có
nhận thức tốt hơn về tiết trả bài làm văn và điều đặc biệt là đã khích lệ các em yêu thích
môn văn hơn. Bản thân tôi cũng cảm thấy tay nghề cũng dần được nâng cao.

D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
* Chấm bài làm văn là một công việc hết sức tỉ mỉ và rất khó khăn, nó đòi hỏi người
giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao. Phải thực sự yêu nghề và gắn bó với nghề và
đặc biệt là phải hết sức trân trọng thành quả lao động sáng tạo của các em học sinh.
Trả bài làm văn cũng là một tiết dạy quan trọng, nó cũng có một vị trí quan trọng trong
quá trình dạy học.

* Kiến nghị :
- Chấm và trả bài là một công việc rất quan trọng ( như đã trình bày ở trên). Chính vì
vậy, đối với giáo viên khi chấm phải có tâm huyết và yêu nghề. Phải trân trọng, nhận xét
động viên học sinh cho dù nhiều em làm bài chưa đạt để giúp đỡ học sinh ngày càng tiến
bộ.
- Trong quá trình chấm bài phải ghi chép tỉ mỉ những sai sót của bài làm trong sổ theo dõi
để dễ giúp học sinh sửa chữa.
- Chấm bài làm văn là một công việc hết sức nặng nhọc và mất rất nhiều thời gian. Nhiều
khi phải mất hàng đêm mới chấm xong một xấp bài để trả cho học sinh. Chính vì vậy, tôi
đề nghị cần xem xét lại chế độ chấm bài cho giáo viên nói chung và giáo viên bộ môn
Ngữ Văn nói riêng để một phần nào đó động viên tinh thần và vật chất cho giáo viên khi
hằng đêm miệt mài soạn bài và chấm bài cho các em học sinh.
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc chấm và trả bài làm văn cho học
sinh. Hy vọng qua đề tài này, quí đồng nghiệp cũng có thể tìm cho mình được một vài
điều có ích trong việc chấm và trả bài làm văn cho học sinh. Qua đây cũng mong mỏi quí
thầy cô, đồng nghiệp có thể chân thành góp ý xây dựng để chúng ta có một tiếng nói
chung trong việc chấm và trả bài cho học sinh ngày một hiệu quả hơn.
Krông Bông tháng 3 năm 2013
Người thực hiện : Mai Văn Chánh

Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Đơn vị :Trường THPT Krông Bông- Đăk Lăk 18


Sáng kiến kinh nghiệm – Đề tài : Chấm và trả bài môn làm văn bậc THPT

1.
2.
3.
4.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phương pháp dạy học văn – Phan Trọng Luận chủ biên- Nxb ĐHQG, Hà Nội
-2005.
Một số vấn đề lý luận và phương pháp trong sách làm văn 12 CCGD- Trần Đình
Sử chủ biên – NXB ĐHSP, Hà Nội 1998.
Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ Văn 10,11,12, NXB Giáo Dục- 2008.
Phương pháp dạy học Tiếng Việt – Lê A chủ biên NXB GD 1998.

Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Đơn vị :Trường THPT Krông Bông- Đăk Lăk 19



×