Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Nghiên cứu áp dụng quản lý bệnh tăng huyết áp theo nguyên lý y học gia đình tại phòng khám đa khoa xuân giang sóc sơn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 135 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo,
phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội đã tận tình giảng dạy
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để
hoàn thành luận văn.
Em xin cảm ơn Bộ môn Y học gia đình - Trường Đại học Y Hà Nội,
Phòng khám đa khoa Xuân Giang, Trung tâm y tế Sóc Sơn, Hà Nội đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi, đóng góp những ý kiến quý báu cho em thực hiện và
hoàn thành luận văn này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Phạm
Lê Tuấn, Trưởng Bộ môn Y học gia đình, Trường Đại học Y Hà Nội, Thứ
trưởng Bộ Y tế - người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong
suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Em xin gủi lời cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Y học gia đình, các
bạn đồng nghiệp đã có những giúp đỡ quý báu cho em trong quá trình học tập
và làm luận văn.
Em cũng xin chân thành cảm ơn TS. Jeff Markuns, Giám đốc Trung
tâm hợp tác sức khỏe toàn cầu - Bộ môn Y học gia đình, Trường Đại học
Boston, Hoa Kỳ đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Cuối cùng em xin gửi tấm lòng ân tình đến gia đình, bạn bè đã luôn tạo
điều kiện và ủng hộ giúp đỡ, động viên, khích lệ em trong quá trình hoàn thành
luận văn này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2015
Nguyễn Thị Tuyết Nhung


ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Tuyết Nhung, học viên cao học khóa 22, chuyên ngành Y
học gia đình, Trường Đại học Y Hà Nội xin cam đoan:
1.

Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn

của Thầy PGS.TS. Phạm Lê Tuấn
2.

Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã

được công bố tại Việt Nam.
3.

Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung

thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu
cho phép lấy số liệu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2015
Người viết cam đoan

Nguyễn Thị Tuyết Nhung


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADA


: Hiệp hội đái tháo đường Mỹ

BHYT

: Bảo hiểm y tế

BSGĐ

: Bác sĩ gia đình

BSĐK

: Bác sĩ đa khoa

BVĐK

: Bệnh viện đa khoa

CSSK

: Chăm sóc sức khoẻ

CSVC

: Cơ sở vật chất

CSYT

: Cơ sở y tế


CSSKBĐ : Chăm sóc sức khoẻ ban đầu
DVYT

: Dịch vụ y tế

ĐTĐ

: Đái tháo đường

HA

: Huyết áp

KCB

: Khám chữa bệnh

THA

: Tăng huyết áp

TTB

: Trang thiết bị

TYT

: Trạm y tế


YHGĐ

: Y học gia đình

YTCS

: Y tế cơ sở

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)

WONCA : Hội Bác sĩ gia đình toàn cầu (World Organization of
National Colleges, Academies and Academic
Associations of General Practitioners/Family Physicians).


iv

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
1.1. Tổng quan về Y học gia đình ............................................................................... 3

1.1.1. Định nghĩa về Y học gia đình ............................................................. 3
1.1.2. Lịch sử phát triển của Y học gia đình. ............................................... 4
1.1.3. Các nguyên lý chăm sóc sức khỏe cơ bản của bác sĩ gia đình .......... 6
1.2. Bệnh tăng huyết áp ............................................................................................... 9

1.2.1. Định nghĩa tăng huyết áp ................................................................... 9

1.2.2. Nguyên nhân ...................................................................................... 9
1.2.3.Chẩn đoán ......................................................................................... 10
1.2.4. Điều trị ............................................................................................. 11
1.2.5 Tiến triển và quản lý người bênh tăng huyết áp ............................... 15
1.2.6. Phòng bệnh ...................................................................................... 16
1.2.7. Tuân thủ trong điều trị tăng huyết áp .............................................. 16
1.2.9. Tình hình bệnh tăng huyết áp và quản lý bệnh nhân tăng huyết áp 20
1.3. Sự hài lòng của người bệnh................................................................................ 24

1.3.1. Khái niệm sự hài lòng ...................................................................... 24
1.3.2. Sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ CSSK. ...... 24
1.3.3.Phân chia mức độ hài lòng ............................................................... 26
1.3.4. Một số nghiên cứu về sự hài lòng của bệnh nhân ........................... 26
1.4. Y tế tuyến cơ sở ................................................................................................. 28
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 31
2.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................... 31
2.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 31
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 32
2.4. Mẫu nghiên cứu.................................................................................................. 32
2.5. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 33
2.6. Thu thập số liệu .................................................................................................. 33
2.7. Các biến số và chỉ số nghiên cứu. ...................................................................... 35
2.8. Sai số nghiên cứu ............................................................................................... 38
2.9. Phân tích số liệu ................................................................................................. 38
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................................ 38
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 39


v


3.1.Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ................................................................... 39
3.2. Mô tả thực trạng áp dụng nguyên lý Y học gia đình trong quản lý bệnh nhân
tăng huyết áp. ............................................................................................................ 43

3.2.1. Diễn biến bệnh qua tái khám ........................................................... 43
3.2.2. Quản lý bệnh nhân THA theo nguyên lý Y học gia đình. ................. 45
3.3. Đánh giá mức độ hài lòng từ phía bệnh nhân được quản lý và điều trị tại phòng
khám đa khoa Xuân Giang ........................................................................................ 50

3.3.1. Lý do bênh nhân lựa chọn nơi khám chữa bệnh .............................. 50
3.3.1 Đánh giá của bệnh nhân về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và thủ
tục hành chính ..................................................................................... 50
3.3.3. Đánh giá của bệnh nhân về thái độ, chuyên môn của bác sĩ .......... 52
3.3.4.Đánh giá kỹ năng giao tiếp và tư vấn của bác sĩ .............................. 53
3.3.5. Mức độ hài lòng chung về cả quá trình KCB .................................. 55
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ....................................................................................... 57
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ....................................................... 57
4.2. Phân độ THA...................................................................................................... 59
4.3. Các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân THA ........................................................... 60
4.4 Thực trạng quản lý bệnh nhân THA theo nguyên lý Y học gia đình .................. 63

4.4.1.Kiểm soát huyết áp mục tiêu ............................................................. 63
4.4.2. Kiểm soát mục tiêu điều trị rối loạn chuyển hóa Lipid ở bệnh nhân
THA ..................................................................................................... 67
4.4.1. Đánh giá sự tuân thủ điều trị qua đến tái khám đúng hẹn .............. 69
4.4.2.Chuyển tuyến của bệnh nhân THA ................................................... 70
4.4.3.Đánh giá sự tuân thủ điều trị qua sử dụng thuốc điều trị THA hàng
ngày ..................................................................................................... 71
4.4.4. Đánh giá sự tuân thủ điều trị qua thay đổi hành vi lối sống ........... 72
4.4.5. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp qua tăng cường hoạt động thể lực 74

4.5. Đánh giá mức độ hài lòng từ phía bệnh nhân tăng huyết áp được quản lý và
điều trị theo nguyên lý Y học gia đình tại phòng khám đa khoa Xuân Giang ..........77

4.5.1. Đánh giá của bệnh nhân về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và thủ tục
hành chính. .......................................................................................... 77
4.5.2. Đánh giá của bệnh nhân về chất lượng bác sĩ tại phòng khám....... 80
4.6. Những vấn đề hạn chế của nghiên cứu. ............................................................. 84
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 86


vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Quy trình điều trị tăng huyết áp ................................................................ 14
Hình 1.2. Hệ thống các tuyến y tế Việt Nam ............................................................ 29
Hình 2.1. Sơ đồ quá trình thu thập số liệu ................................................................ 35

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp theo từng cách đo ......................... 10
Bảng 1.2. Phân loại tăng huyết áp theo Bộ y tế ........................................................ 10
Bảng 1.3. Ngưỡng huyết áp cần điều trị ................................................................... 11
Bảng 1.4. Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo IDI/WPRO .................................... 18
Bảng 1.5. Giới hạn tốt của các thành phần Lipid huyết tương [20] .......................... 19
Bảng 2.1. Biến số nghiên cứu. .................................................................................. 35
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới .............................................. 39
Bảng 3.2. Đặc điểm chung của bệnh nhân tăng huyết áp ......................................... 40
Bảng 3.3 Mức độ THA............................................................................................. 41
Bảng 3.4. Các yếu tố liên quan đến THA ................................................................. 42
Bảng 3.5. Đạt HA mục tiêu qua các lần tái khám. .................................................... 43
Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân đạt HA mục tiêu theo tuổi qua tái khám ................... 43

Bảng 3.7. Phân bố bệnh nhân đạt HA mục tiêu theo giới qua tái khám ................... 44
Bảng 3.8. Diễn biến giá trị Cholesterol, LDL-cho và Triglycerid của BN THA qua
các lần tái khám ......................................................................................................... 45
Bảng 3.9. Tỉ lệ bênh nhân THA đến tái khám đúng hẹn .......................................... 46
Bảng 3.10 Tỉ lệ bệnh nhân chuyển tuyến qua các lần tái khám ................................ 46
Bảng 3.11. Sự tuân thủ điều trị uống thuốc của BN THA qua các lần khám. .......... 47
Bảng 3.12. Thay đổi lối sống tích cực về chế độ dinh dưỡng qua tái khám ............. 47
Bảng 3.13. Thay đổi lối sống vận động thể lực hàng ngày qua tái khám ................. 48
Bảng 3.14. Thay đổi lối sống giảm uống rượu bia qua tái khám .............................. 49
Bảng 3.15. Thay đổi lối sống giảm hút thuốc lá, thuốc lào qua tái khám................. 49
Bảng 3.16. Đánh giá về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế ......................................... 51
Bảng 3.17. Mức độ hài lòng về thời gian chờ khám chữa bệnh ............................... 51
Bảng 3.18. Thủ tục khám chữa bệnh ........................................................................ 52
Bảng 3.19. Mức độ lắng nghe bệnh nhân kể bệnh .................................................... 53
Bảng 3.20. Bác sĩ giải thích về tình trạng bệnh cho bệnh nhân ................................ 53
Bảng 3.21. Thảo luận kế hoạch điều trị với bệnh nhân ............................................ 54
Bảng 3.22. Bệnh nhân biết về uống thuốc điều trị tăng huyết áp ............................ 55


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo BHYT ............................................................ 41
Biểu đồ 3.2. Lý do bệnh nhân lựa chọn nơi khám .................................................... 50
Biểu đồ 3.3. Đánh giá của bệnh nhân về thái độ và chuyên môn của BS................. 52
Biểu đồ 3.4. Hướng dẫn về điều trị, chế độ ăn và chế độ tập luyện ......................... 54
Biểu đồ 3.5. Sự hài lòng của bệnh nhân về quá trình KCB ...................................... 55


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh rất thường gặp trong số những bệnh
mạn tính không lây nhiễm, là thách thức lớn với công tác chăm sóc sức khỏe
(CSSK) hiện nay. THA là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, chiếm 15% tỉ
lệ tử vong toàn cầu [1].THA nguy hiểm bởi các biến chứng của nó không chỉ
có thể gây chết người như nhồi máu cơ tim, suy tim, phù phổi cấp… mà còn
để lại những di chứng nặng nề như tai biến mạch não, ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân và là gánh nặng cho gia đình, xã hội. Bệnh
THA không chỉ phổ biến ở các nước phát triển mà hiện nay cũng đang gia
tăng ở các nước đang phát triển. Tỉ lệ người mắc bệnh THA trên thế giới năm
2000 là 26,4%, sẽ tăng lên 29,2% (khoảng 1,5 tỉ người bị bệnh THA) vào năm
2025 [2]. Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê điều tra về tỉ lệ người mắc bệnh
THA năm 1987 là 1,9%, năm 1992 là 11,7%. Năm 2002 ở miền Bắc tỉ lệ
người mắc THA đã tăng lên 16,3%, và ở Hà Nội năm 2008 là 27% [3]. Hiện
nay điều trị bệnh THA không chỉ được thực hiện tại các bệnh viện mà tại
tuyến y tế cơ sở (YTCS) cũng đã có các chương trình quản lý theo dõi và điều
trị bệnh THA.
Mô hình bác sĩ gia đình (BSGĐ) ra đời từ những năm 1960 nhằm đáp
ứng với sự thay đổi mô hình bệnh tật và nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế ở các
nước phát triển như Anh, Mỹ... Với thế mạnh của mình, mô hình này đã cho
thấy hiệu quả trong việc tăng cường khả năng tiếp cận và nâng cao chất lượng
CSSK cho người dân ở nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước đang phát
triển như Cu Ba [4]. Mô hình này đang được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
khuyến cáo áp dụng cho các nước đang phát triển khác trên thế giới [5].
BSGĐ là bác sĩ đa khoa thực hành, là nhà tư vấn, chuyên gia tâm lý và là
nhân viên y tế dự phòng. BSGĐ thực hành dựa trên 6 nguyên lý cơ bản là:
CSSK toàn diện, liên tục, phối hợp, hướng gia đình, hướng cộng đồng và



2

quan tâm đến y học dự phòng [6]. Các nguyên lý y học gia đình (YHGĐ) này
có thể thích ứng và áp dụng được cho nhiều hệ thống y tế khác nhau giúp cho
BSGĐ đánh giá và quản lý bệnh nhân một cách toàn diện, từ phát hiện bệnh,
chẩn đoán, điều trị, theo dõi và quản lý ngoại trú người bệnh lâu dài, đặc biệt
tại tuyến YTCS, là nơi chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ).
Tại Việt Nam, phát triển mô hình BSGĐ được kỳ vọng là một giải pháp
quan trọng để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế (DVYT) ở tuyến cơ sở và
giảm tải cho các cơ sở y tế (CSYT) tuyến trên [7]. Ngày 22/3/2013, Bộ Y tế
đã ký Quyết định phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng
khám BSGĐ giai đoạn 2013-2020, triển khai thí điểm ở 8 tỉnh và thành phố
gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Thừa
Thiên Huế, Khánh Hòa và Tiền Giang [8].
Hà Nội là địa phương đi đầu trong cả nước áp dụng thí điểm mô hình
BSGĐ. Sau hơn 10 năm, những CSYT có dịch vụ BSGĐ tại Hà Nội đã bước
đầu cải thiện được chất lượng CSSK cho người dân. Một số nghiên cứu cho
thấy các bác sĩ tốt nghiệp chuyên khoa 1 YHGĐ thực hành các nguyên lý của
YHGĐ tốt hơn các bác sĩ chưa được đào tạo chuyên ngành này tại các CSYT
[9], [10],[11], [12]. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào về quản lý bệnh
nhân mắc bệnh mạn tính theo nguyên lý YHGĐ, chính vì vậy chúng tôi tiến
hành đề tài “Nghiên cứu áp dụng quản lý bệnh nhân tăng huyết áp theo
nguyên lý Y học gia đình tại phòng khám đa khoa Xuân Giang, Sóc Sơn,
Hà Nội” với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng
nh n t ng h

t

ng ng


tạ phòng kh m

n

h cg
kh

X

nh tr ng

ản

nh

n G ng, Sóc Sơn, Hà Nộ

n m 2014-2015.
2. Đ nh g


mức ộ hà òng từ hí

ề trị the ng

n

h cg


nh nh n t ng h
nh tạ

hòng kh m

t
kh

ược
X

ản

n G ng.


3

CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về Y học gia đình
1.1.1. Định nghĩa về Y học gia đình
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa BSGĐ là “Những thầy thuốc
thực hành có vai trò cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trực tiếp, liên tục,
toàn diện và phối hợp cho từng cá nhân, mọi thành viên trong hộ gia đình
đang được theo dõi và quản lý... Những thầy thuốc gia đình tự chịu trách
nhiệm cung cấp các chăm sóc y tế hoặc hỗ trợ cho các thành viên của hộ gia
đình được sử dụng các dịch vụ y tế và các nguồn lực xã hội khác nếu cần”.
Theo đó, các BSGĐ sẽ là các bác sĩ đa khoa (BSĐK) chủ yếu thực hành tại
phòng khám ngoại trú ở các tuyến y tế, nhất là tuyến YTCS để giải quyết các

vấn đề sức khỏe/bệnh mà người dân trong cộng đồng thường gặp [13].
Theo định nghĩa của Hiệp hội BSGĐ Hoa Kỳ (AAFM): “YHGĐ là một
chuyên ngành y học kết hợp giữa sinh học, y học lâm sàng và khoa học hành
vi, chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ CSSKBĐ toàn diện, liên tục cho cá
nhân và hộ gia đình ở tất cả các lứa tuổi, giới tính với tất cả các loại bệnh
tật” [14]. Hiệp hội BSGĐ thế giới (WONCA) cũng nêu rõ mục đích của
YHGĐ là cung cấp các dịch vụ CSSK toàn diện, liên tục cho các cá nhân
trong bối cảnh của gia đình và cộng đồng; nhấn mạnh dự phòng bệnh tật và
nâng cao sức khoẻ [6].
Trong định nghĩa mới nhất năm 2011, Tổ chức BSGĐ châu Âu đã nhấn
mạnh “Y học gia đình là một chuyên ngành khoa học có nội dung đào tạo và
nghiên cứu cũng như cơ sở bằng chứng và hoạt động lâm sàng đặc trưng
riêng và là một chuyên ngành lâm sàng theo định hướng CSSKBĐ” [15].


4

1.1.2. Lịch sử phát triển của Y học gia đình.
1.1.2.1. Trên thế giới.
Loại hình BSGĐ đã được đào tạo và phát triển ở nhiều nước trong thế
kỷ trước, BSGĐ là những thầy thuốc gắn với dân và gần dân nhất. Năm 1960,
YHGĐ với trung tâm là BSGĐ ra đời ở Mỹ, Anh và một số nước, là một đáp
ứng kịp thời của hệ thống y tế với sự chuyển đổi mô hình bệnh tật trên toàn
cầu dẫn đến sự thay đổi về nhu cầu CSSK của cộng đồng và những thay đổi
trong nhu cầu CSSK của người dân[16].
Năm 1972, Hiệp hội Bác sĩ gia đình toàn cầu WONCA đã được thành lập
với sự tham gia của 18 quốc gia và đến nay đã có gần 100 quốc gia thành viên.
Cho đến năm 1995, đã có ít nhất 56 nước đã phát triển và áp dụng chương
trình đào tạo chuyên khoa này.
Hiện nay, mô hình BSGĐ đã được phát triển rộng rãi không chỉ ở các

nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Australia, Canada mà còn ở cả các nước
đang phát triển như Philippines, Malaixia và đặc biệt là Cu Ba, nơi được coi
là một hình mẫu cho việc phát triển mô hình BSGĐ ở các nước đang phát
triển. Tại đây, mô hình BSGĐ được phát triển kết hợp 3 định hướng: CSSK
ban đầu, CSSK bổ sung và CSSK thay thế đã mang lại cho Cu Ba tình trạng
sức khỏe người dân tương đương với các nước đang phát triển [4].
Tại châu Á, YHGĐ được triển khai và phát triển muộn hơn khá nhiều so
với châu Mỹ và châu Âu. Cho tới năm 2002, WONCA châu Á-Thái Bình
Dương mới chỉ có 17 tổ chức thành viên, trong khi tổng dân số chiếm 1/3
tổng dân số thế giới [17].
1.1.2.2. Tại Việt Nam
YHGĐ đã xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1995, khái niệm BSGĐ còn
mới, nhưng thực hành đa khoa thì không mới. Năm 1998, dự án phát triển


5

đào tạo BSGĐ tại Việt nam đã được bắt đầu với sự tài trợ của quĩ CMB
(China Medical Board of New York). Dự án đã được Nhà nước thông qua
với sự tham gia của Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y - Dược
thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên [17].
Tháng 3 năm 2000, Bộ Y tế công nhận chuyên ngành YHGĐ và cho
phép đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I YHGĐ.
Năm 2002, thành lập Trung tâm đào tạo BSGĐ tại Trường Đại học Y Hà
Nội, Trường Đại học Y- Dược thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên và bắt đầu triển khai đào tạo chuyên khoa cấp I YHGĐ.
Đến nay đã có thêm các trường Đại học Y Hải phòng, Trường Đại học YDược Huế, Trường Đại học Y - Dược Cần Thơ và Trường Đại học Y Phạm
Ngọc Thạch triển khai đào tạo chuyên khoa cấp I YHGĐ.
Năm 2002, xây dựng bệnh án YHGĐ, năm 2005 hình thành bệnh án
điện tử YHGĐ đầu tiên và áp dụng tại phòng khám YHGĐ CSYT Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
Từ tháng 6 năm 2014, Bộ Y tế đã cho phép đào tạo định hướng 3 tháng

về chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý y học gia đình (thông tư
16/2014/TT-BYT hướng dẫn thí điểm về phòng khám BSGĐ)
Hoạt động BSGĐ đã bước đầu được hình thành tại một số thành phố lớn
như Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Cần
Thơ với các mô hình khác nhau: trung tâm BSGĐ là đơn vị thực hành của các
trường đại học Y, trạm y tế và phòng khám đa khoa khu vực có các bác sĩ
chuyên khoa I YHGĐ từng bước triển khai hoạt động KCB theo nguyên lý
YHGĐ, phòng khám tư nhân YHGĐ (chủ yếu triển khai việc KCB tại nhà).


6

Năm 2013, Bộ Y tế xây dựng Đề án: “Xây dựng và phát triển mô hình
phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020” với mục tiêu
“Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình trong hệ thống y
tế Việt Nam nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, liên tục cho
cá nhân, gia đình và cộng đồng” [8].
1.1.3. Các nguyên lý chăm sóc sức khỏe cơ bản của bác sĩ gia đình
Về cơ bản, có sự nhất trí cao giữa WHO và WONCA về các nguyên lý
hoạt động của BSGĐ. Theo đó, 6 nguyên lý của BSGĐ bao gồm:
1.1.3.1. Chăm sóc sức khỏe liên tục
Năm 1963, WHO đã định nghĩa BSGĐ là “những thầy thuốc thực hành
có chức năng cơ bản là cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trực tiếp và liên
tục cho các thành viên trong các hộ gia đình. BSGĐ tự chịu trách nhiệm cung
cấp toàn bộ các chăm sóc y tế hoặc hỗ trợ cho các thành viên của hộ gia đình
tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế khác” [17]. Tính liên tục được coi là
nguyên tắc quan trọng nhất của YHGĐ. Khác với các chuyên khoa khác, đối
tượng theo dõi của thầy thuốc là bệnh và mỗi đợt ốm là một bệnh nhân còn
với BSGĐ thì đối tượng theo dõi, chăm sóc liên tục là bệnh nhân và mỗi đợt
ốm là một bệnh. Chăm sóc liên tục đòi hỏi bác sĩ phải gặp gỡ bệnh nhân trong

nhiều lần ốm trên cơ sở mối quan hệ lâu dài và tin cậy lẫn nhau. Việc theo dõi
và CSSK lâu dài cho bệnh nhân cho phép BSGĐ biết rõ tiền sử của bệnh nhân
trước khi ra quyết định. Và cũng trên cơ sở mối quan hệ tin cậy được xây
dựng, thầy thuốc có sự thảo luận đầy đủ với bệnh nhân về tình trạng bệnh tật
cũng như phương pháp điều trị bệnh.
Chăm sóc liên tục không đồng nghĩa với việc chữa bệnh liên tục. Bởi
các BSGĐ không chỉ điều trị bệnh mà còn phải CSSK của bản thân người
bệnh cũng như cả gia đình họ. Các BSGĐ sử dụng thời gian như một công cụ


7

để cam kết tiếp xúc với khách hàng trong một thời gian dài và chấp nhận sự
cam kết đối với tương lai bệnh nhân.
Chăm sóc liên tục thường được đề cập dưới 2 góc độ: Thời gian và
không gian. Chăm sóc liên tục theo thời gian đòi hỏi thầy thuốc phải quan tâm
đến sức khoẻ của khách hàng ở những độ tuổi khác nhau, ở những thời điểm
khác nhau. CSSK liên tục theo không gian đòi hỏi thầy thuốc không chỉ giới
thiệu bệnh nhân đến với các bác sĩ chuyên khoa, các tuyến điều trị cao hơn
khi cần mà còn phải quan tâm theo dõi diễn biến sức khoẻ của bệnh nhân sau
khi được điều trị và tiếp tục theo dõi sức khoẻ của họ sau khi đã bình phục [17].
1.1.3.2. Chăm sóc sức khỏe toàn diện
Tính toàn diện trong CSSK đòi hỏi BSGĐ phải xem xét bệnh nhân
không chỉ dưới góc độ sinh học mà còn phải quan tâm tới cả về mặt tâm lý và
xã hội. Nguyên tắc này đòi hỏi người thầy thuốc gia đình phải xem xét toàn
diện các cá nhân trên cơ sở các nhu cầu tổng thể của họ. Đây là những điều
mà thầy thuốc gia đình cần phải tính đến khi lập kế hoạch chẩn đoán và điều
trị cho bệnh nhân. Để đảm bảo chăm sóc toàn diện, các bác sĩ chuyên khoa
khác cũng có thể tham gia vào việc điều trị, tuy nhiên chính BSGĐ là đầu mối
giúp cho bệnh nhân tiếp cận được với các chăm sóc, điều trị đó. Trong CSSK

toàn diện, thầy thuốc gia đình cần phải lấy bệnh nhân làm trung tâm [17].
1.1.3.3. Phối hợp trong chăm sóc sức khỏe
BSGĐ thường hoạt động tại tuyến CSSKBĐ. Việc CSSKBĐ đòi hỏi sự
tham gia của nhiều chuyên khoa khác trong chăm sóc cho từng bệnh nhân.
BSGĐ sẽ là người chịu trách nhiệm đánh giá nhu cầu của bệnh nhân, xác định
người cung ứng và các nguồn CSSK khác cần thiết để hỗ trợ cho việc chăm
sóc chung của bệnh nhân. Hướng dẫn cho bệnh nhân tiếp cận với hệ thống
CSSK là trách nhiệm của BSGĐ. Sự thiếu trao đổi, thiếu phối hợp sẽ dẫn đến


8

việc chăm sóc kém hiệu quả và tạo ra gánh nặng CSSK cho bản thân người
bệnh, gia đình và cho cả hệ thống y tế [17].
1.1.3.4. Quan tâm đến dự phòng trong chăm sóc sức khỏe
Phòng bệnh được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nhiều khía cạnh: nhận
biết được những yếu tố nguy cơ mắc bệnh, làm chậm lại và giảm hậu quả
bệnh tật và khuyến khích lối sống lành mạnh. Trong YHGĐ, dự phòng còn có
nghĩa là dự kiến trước cả các vấn đề có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần
của bệnh nhân và gia đình. Phòng bệnh không chỉ giới hạn vào việc tuyên
truyền giáo dục thực hiện lối sống lành mạnh như chế độ ăn uống hợp lý, tập
thể dục thường xuyên mà còn phải giúp phát hiện ra các yếu tố nguy cơ mắc
bệnh có liên quan đến gia đình và sử dụng các biện pháp sàng lọc để phát hiện
bệnh sớm. Đối với người bệnh sẽ dự phòng các biến chứng của bệnh bằng
cách phối hợp việc điều trị với phục hồi chức năng và chế độ ăn uống, lối
sống. Tất cả các thông tin về các yếu tố nguy cơ và dự phòng bệnh tật cần
phải được thể hiện đầy đủ trong hồ sơ sổ sách và bệnh án YHGĐ [17].
1.1.3.5. Chăm sóc sức khỏe hướng gia đình
Các BSGĐ coi bệnh nhân như là những thành viên của các gia đình khác
nhau và thừa nhận ảnh hưởng của bệnh tật đến gia đình cũng như ảnh hưởng

của gia đình đến bệnh tật. BSGĐ cần được đào tạo để có thể thích ứng với
những giai đoạn chuyển tiếp có thể dự đoán trước của cuộc sống cũng như với
các bệnh tật bất ngờ để áp dụng trong chẩn đoán và điều trị.
Khái niệm gia đình ở đây không bó hẹp trong định nghĩa gia đình truyền
thống mà được hiểu rộng hơn như là một hệ thống hỗ trợ bệnh nhân. Một gia
đình được định nghĩa là những cá nhân mà bệnh nhân trông mong nhận được
sự hỗ trợ. Trong thực hành, BSGĐ cần quan tâm đến việc sử dụng các công
cụ đánh giá gia đình như cây phả hệ, bản đồ gen,… để hiểu được và đánh


9

giá đúng về các ảnh hưởng của yếu tố sinh học, đời sống tâm sinh lý, mức
độ chia sẻ và khả năng hỗ trợ của các thành viên trong gia đình từ đó dự
kiến được các khủng hoảng có thể xảy ra trong vòng đời của gia đình. Việc
chẩn đoán và điều trị cần phải được thực hiện trên cơ sở đánh giá các ảnh
hưởng của bệnh tật đối với các thành viên của gia đình và ảnh hưởng của
gia đình đối với bệnh tật. Đây là một điểm khác biệt cơ bản giữa BSGĐ và
bác sĩ đa khoa thông thường [17].
1.1.3.6. Chăm sóc sức khỏe hướng cộng đồng
Nghề nghiệp, văn hoá, môi trường là những khía cạnh của cộng đồng tác
động đến việc chăm sóc bệnh nhân. Sự hiểu biết về các bệnh thường gặp
trong cộng đồng sẽ giúp ích cho BSGĐ trong việc đưa ra hướng chẩn đoán,
các quyết định điều trị cũng như các giải pháp giáo dục cộng đồng và thúc
đẩy việc nâng cao sức khoẻ. Bên cạnh đó cộng đồng cũng đóng vai trò là môi
trường hỗ trợ cho bệnh nhân tuân thủ chế độ điều trị và theo dõi kết quả điều
trị của bệnh nhân. BSGĐ cũng cần phải vận dụng sự hiểu biết về tần suất
bệnh tật trong cộng đồng khi chẩn đoán bệnh, sử dụng nguồn lực của cộng
đồng trong chẩn đoán và điều trị bệnh, CSSK cho khách hàng. Việc chẩn
đoán và điều trị cần được thực hiện trên cơ sở lối sống của bệnh nhân trong

môi trường, bối cảnh cụ thể của cộng đồng [17].
1.2. Bệnh tăng huyết áp
1.2.1. Định nghĩa tăng huyết áp
Theo Tổ chức y tế thế giới: Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥
140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg [18]
1.2.2. Nguyên nhân
Phần lớn tăng huyết áp (THA) ở người trưởng thành là không rõ nguyên
nhân (THA nguyên phát), chỉ có khoảng 10% các trường hợp là có nguyên


10

nhân [18].
1.2.3.Chẩn đoán
1.2.3.1. Chẩn đoán xác định THA
Dựa vào trị số huyết áp đo được sau khi đo huyết áp đúng quy trình.
Ngưỡng chẩn đoán THA thay đổi tùy theo từng cách đo huyết áp [18].
Bảng1.1. Các ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp theo từng cách đo

Cách đo

HA tâm thu

HA tâm trương

1. Cán bộ y tế đo theo đúng
quy trình

 140 mmHg


 90 mmHg

2. Đo bằng máy đo HA tự
động 24 giờ

 130 mmHg

3. Tự đo tại nhà (đo nhiều
lần)

 135 mmHg

 80 mmHg

và/hoặc

 85 mmHg

1.2.3.2. Phân độ THA: dựa vào trị số huyết áp do cán bộ y tế đo được [18].
Bảng 1.2. Phân loại tăng huyết áp theo Bộ y tế

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3192 /QĐ-BYT)
Phân loại
Huyết áp tối ưu

HA tâm trương
(mmHg)

HA tâm thu
(mmHg)

<120



<80

Tiền tăng huyết áp

120-139

Và/hoặc

80-89

Tăng huyết áp độ 1

140-159

Và/hoặc

90-99

Tăng huyết áp độ 2

160 – 179

Và/hoặc

100 – 109


Tăng huyết áp độ 3

≥ 180

Và/hoặc

≥ 110

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc

≥ 140



< 90

Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng mức phân độ
thì chọn mức cao hơn để xếp loại. THA tâm thu đơn độc cũng được phân độ


11

theo các mức biến động của huyết áp tâm thu.
1.2.4. Điều trị
1.2.4.1. Nguyên tắc chung:
- Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng
và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài.
- Mục tiêu điều trị là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ
tim mạch”.
Bảng 1.3.Ngưỡng huyết áp cần điều trị


(dựa trên số huyết áp và nguy cơ của bệnh nhân)
Các nhóm

JNC8, 2014

ESC/ESH 2013

CHEP 2014

Nhóm chung > 18 tuổi
-

Chưa có biến chứng

140/90mmHg

160/100 mmHg

160/100 mmHg

-

Nguy cơ cao biến chứng

140/90mmHg

140/90 mmHg

140/90 mmHg


150/90mmHg

160/90 mmHg

160/90 mmHg

ĐTĐ

140/90mmHg

140/85 mmHg

130/80 mmHg

Bệnh Thận mạn tính

140/90mmHg

140/90 mmHg

140/90 mmHg

Nhóm tuổi cao
-

> 60

-


> 80

Nguồn: Cập nhật điều trị tăng huyết áp- Báo cáo tại Đại hội tim mạch Việt Nam 2014 [19]

- “Huyết áp mục tiêu” cần đạt là < 140/90mmHg đối với người lớn
<60 tuổi, người trên 60 tuổi cần đạt là <150/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu
người bệnh vẫn dung nạp được . Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần
tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định
kỳ để điều chỉnh kịp thời.


12

- Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan
đích. Không nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các
cơ quan đích, trừ tình huống cấp cứu.
1.2.4.2. Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống
Áp dụng cho mọi bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển và giảm được
huyết áp, giảm số thuốc cần dùng…
- Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng:
- Giảm ăn mặn (< 6 gam muối hay 1 thìa nhỏ muối mỗi ngày). Tuy
nhiên, hạn chế tuyệt đối muối natri trong thức ăn là điều không thể thực hiện
được. Do đó nên hạn chế vừa phải bằng cách tránh thức ăn chế biến sẵn, tránh
thêm muối, nước mắm khi nấu món ăn, không ăn mỡ động vật,…Lợi ích của
chế độ ăn giảm muối vừa phải bao gồm : gia tăng hiệu quả của thuốc hạ huyết
áp, giảm mất kali do thuốc lợi tiểu, giảm phì đại thất trái, giảm protein niệu,
giảm nguy cơ đột quỵ, giảm huyết áp.
- Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi.
- Hạn chế thức ăn có nhiều Cholesterol và axít béo no.
- Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ

số khối cơ thể (BMI: body mass index) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2.
- Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ.
- Hạn chế uống rượu, bia: Số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít
hơn 2 cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít
hơn 9 cốc chuẩn/tuần (nữ). 1 cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với
330ml bia hoặc 120ml rượu vang, hoặc 30ml rượu mạnh.
- Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.


13

- Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ
hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.
- Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ
ngơi hợp lý.
- Tránh bị lạnh đột ngột.
1.2.4.3. Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc tại tuyến cơ sở
Chọn thuốc khởi đầu:
- Tăng huyết áp độ 1: có thể lựa chọn một thuốc trong số các nhóm:
lợi tiểu thiazide liều thấp; ức chế men chuyển; chẹn kênh canxi loại tác dụng
kéo dài; chẹn beta giao cảm (nếu không có chống chỉ định).
- Tăng huyết áp từ độ 2 trở lên: nên phối hợp 2 loại thuốc (lợi tiểu,
chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển, ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II,
chẹn bêta giao cảm).
- Từng bước phối hợp các thuốc hạ huyết áp cơ bản, bắt đầu từ liều
thấp như lợi tiểu thiazide (hydrochlorothiazide 12.5mg/ngày), chẹn kênh
canxi dạng phóng thích chậm (nifedipine chậm (retard) 10-20mg/ngày), ức
chế men chuyển (enalapril 5mg/ngày; perindopril 2,5-5 mg/ngày…).
- Quản lý người bệnh ngay tại tuyến cơ sở để đảm bảo bệnh nhân được
uống thuốc đúng, đủ và đều; đồng thời giám sát quá trình điều trị, tái khám,

phát hiện sớm các biến chứng và tác dụng phụ của thuốc theo 4 bước quản lý
tăng huyết áp ở tuyến cơ sở (Phụ lục 3- Quy trình 4 bước điều trị tăng huyết
áp tại tuyến cơ sở).
- Nếu chưa đạt huyết áp mục tiêu: chỉnh liều tối ưu hoặc bổ sung thêm
một loại thuốc khác cho đến khi đạt huyết áp mục tiêu.


14

- Nếu vẫn không đạt huyết áp mục tiêu hoặc có biến cố: cần chuyển
tuyến trên hoặc gửi khám chuyên khoa tim mạch.

Hình 1.1. Quy trình điều trị tăng huyết áp
Nguồn Hướng dẫn điều trị tăng huyết áp- Bộ y tế - 2010

1.2.4.4. Các lý do để chuyển tuyến trên hoặc chuyên khoa tim mạch
- Cân nhắc chuyển đến các đơn vị quản lý THA tuyến trên hoặc
chuyên khoa tim mạch trong các trường hợp sau:
- Tăng huyết áp tiến triển: THA đe doạ có biến chứng (như tai biến
mạch não thoáng qua, suy tim...) hoặc khi có các biến cố tim mạch.


15

- Nghi ngờ tăng huyết áp thứ phát hoặc THA ở người trẻ hoặc khi cần
đánh giá các tổn thương cơ quan đích.
- Tăng huyết áp kháng trị mặc dù đã dùng nhiều loại thuốc phối hợp (
3 thuốc, trong đó ít nhất có 1 thuốc lợi tiểu) hoặc không thể dung nạp với các
thuốc hạ áp, hoặc có quá nhiều bệnh nặng phối hợp.
- THA ở phụ nữ có thai hoặc một số trường hợp đặc biệt khác.

1.2.5 Tiến triển và quản lý người bênh tăng huyết áp
Tăng huyết áp không được điều trị và kiểm soát tốt sẽ dẫn đến tổn
thương nặng các cơ quan đích và gây các biến chứng nguy hiểm như tai biến
mạch não, nhồi máu cơ tim, phình tách thành động mạch chủ, suy tim, suy
thận… thậm chí dẫn đến tử vong[16] .
THA nếu không được điều trị đúng và đầy đủ sẽ có rất nhiều biến
chứng nặng nề:
- Các biến chứng về tim
+ Cấp: THA có thể gây phù phổi cấp, nhồi máu cơ tim cấp.
+ Mạn: Dày thất trái, suy vành mạn, tim to, suy tim…
Các triệu chứng hay gặp: Hồi hộp, khó thở, tim đập không đều, đau
ngực…
- Các biến chứng về não
+ Cấp: Xuất huyết não, tắc mạch não, bệnh não do THA.
+ Mạn: Tai biến mạch não thoáng qua.
Những biểu hiện thường gặp nhất có thể là: nói hơi ngọng hoặc không
nói được, miệng lệch, tê ở một bên tay hoặc chân, ở mức độ nặng hơn có thể
liệt nửa người, hôn mê hay các cơn co giật, thậm chí có thể tử vong rất nhanh
nếu bị chảy máu não gây lụt não thất.
- Các biến chứng về thận


16

Mức độ thấp nhất là xuất hiện microalbumin niệu hoặc protein niệu,
sau đó có thể bệnh nhân bị phù, đái ít hoặc suy thận với mức độ ngày càng
tăng.
- Các biến chứng về mắt
HA tăng cao làm tổn thương nhữngmạch máu cung cấp cho võng mạc
dẫn đến tổn thương các tế bào võng mạc. Các biến chứng tại mắt hay gặp là:

phù gai thị, xuất tiết võng mạc, xuất huyết võng mạc, tắc mạch máu nuôi võng
mạc.
- Các biến chứng về mạch máu
Phình hoặc phình tách thành động mạch chủ
THA là một bệnh mạn tính thường gặp nhưng hậu quả và biến chứng
của nó lại rất nguy hiểm, do đó việc quản lý và điều trị THA là hết sức quan
trọng. Cần giáo dục tư vấn cho bệnh nhân hiểu rõ: Điều trị THA là điều trị
suốt đời, cần tuân thủ một chế độ điều trị đều đặn, thích hợp mới kiểm soát
được các tai biến của THA.
1.2.6. Phòng bệnh
Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống là những biện pháp để phòng
ngừa tăng huyết áp ở người trưởng thành, phối hợp với việc giáo dục truyền
thông nâng cao nhận thức và hiểu biết về bệnh tăng huyết áp cũng như các
biến chứng của tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác.
1.2.7. Tuân thủ trong điều trị tăng huyết áp
Theo khuyến nghị của Bộ y tế về điều trị bệnh THA, tuân thủ chế độ
điều trị bao gồm dùng thuốc kéo dài theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và thay đổi
lối sống như chế độ ăn hạn chế muối natri, hạn chế thực phẩm có nhiều
Cholesterol và acid béo bão hòa, giảm uống rượu/bia, không hút thuốc
lá/thuốc lào, tập thể dục mức độ vừa phải khoảng 30 - 60 phút mỗi ngày, và
cần đo huyết áp hàng ngày [18]. Những khuyến cáo này cũng hoàn toàn phủ


17

hợp với những khuyến cáo mà JNC VII đưa ra năm 2003 [20].
1.2.7.1. Các yếu tố liên quan tuân thủ điều trị THA không thay đổi được
- Tuổi: Thông thường ở người trưởng thành tuổi càng cao, trị số huyết
áp càng cao. THA xuất hiện thường xuyên hơn ở nhóm nam ≥ 55 và nữ ≥ 65.
- Giới: Nam thường có tỉ lệ mắc THA cao hơn nữ. Riêng với nữ trong

độ tuổi đã mãn kinh cũng có tỉ lệ mắc THA cao.
- Chủng tộc: Người châu Mỹ gốc Phi hoặc người Phi gốc Mỹ có nguy
cơ mắc THA cao hơn so với người gốc châu Âu.
- Tiền sử gia đình: Những người có cùng huyết thống trong gia đình bị
THA cũng có nguy cơ bị THA cao hơn [21].
1.2.7.2. Các yếu tố liên quan tuân thủ điều trị THA thay đổi được
Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được bao gồm: hút thuốc lá, uống rượu
bia, chế độ ăn nhiều muối, ít rau quả, sử dụng dầu mỡ không hợp lý, ít vận
động thể lực, béo phì (BMI ≥ 23), rối loạn Lipid máu, ĐTĐ [22].
Hút thuốc lá: Thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh THA cao gấp 1,45
lần so với người không hút thuốc lá. Trong thuốc lá có tới hơn 4000 chất với
200 chất độc hại trong đó quan trọng nhất là nicotin có tác dụng co mạch
ngoại biên, tăng nồng độ serotonin ở não và tuyến thượng thận gây THA [22].
Hút thuốc lá có thể gây ra THA kịch phát. Ngoài ra khí CO trong quá trình
hút thuốc lá lâu dài sẽ gây nên mảng xơ vữa động mạch là nguy cơ gây THA.
Uống rượu bia nhiều: Rượu có thể gây rối loạn nhịp tim, rối loạn điều
hóa lipoprotein và triglyceride, làm tăng nguy cơ THA, nhồi máu cơ tim và
các bệnh lý về mạch máu. Rượu còn làm mất tác dụng của thuốc điều trị
THA. Khoảng 10% trường hợp THA liên quan đến uống rượu [22].
Ít hoạt động thể lực: Hoạt động thể lực thường xuyên giúp tim mạch


18

khỏe, hạn chế nguy cơ THA. Việc luyện tập thường xuyên ở người THA
không những làm tăng Lipoprotein, HDL mà còn tác dụng giảm THA. Lối
sống ít vận động ngày càng tăng và kéo theo hệ lụy của nó dẫn tới tăng nguy
cơ THA, xơ vữa động mạch.
Tình trạng thừa cân béo phì: Chỉ số khối cơ thể (BMI), được tính bằng
cân nặng(kg)/(chiều cao)2(m) thường được sử dụng để phân loại tình trạng

dinh dưỡng. Theo qui ước của Hiệp hội Đái tháo đường châu Á (IDI/WPRO),
ngưỡng chẩn đoán béo phì ở người châu Á là BMI từ 23 trở lên [23]. Một số
nghiên cứu nhận thấy béo phì có mối liên quan với các mức huyết áp. Nguy
cơ THA ở người thừa cân, béo phì cao gấp hai lần so với người bình thường
và cao gấp ba lần so với người nhẹ cân [24]. Chỉ số BMI càng lớn mức độ
THA càng cao [24].
Bảng 1.4. Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo IDI/WPRO
Tình trạng dinh dưỡng

Chỉ số BMI

Gầy

BMI < 18,5

Bình thường

18,5≤ BMI < 23

Thừa cân

BMI ≥ 23

Tiền béo phì

23 ≤ BMI < 25

Béo phì độ I

25 ≤ BMI < 30


Béo phì độ II

BMI ≥ 30

Bên cạnh đó, chế độ ăn nhiều muối, ít rau, sử dụng dầu mỡ không hợp
lý (ăn nhiều mỡ động vật) cũng là những yếu tố làm nặng lên tình trạng THA.
Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ thuộc tiền sử các bệnh không lây
nhiễm như tim mạch, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, bệnh mạch máu ngoại
biên… cũng là những yếu tố nguy cơ gây THA thứ phát.
Rối loạn chuyển hóa mỡ máu bao gồm rối loạn chuyển hóa các thành


×