Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

CHÍNH TRỊ ở CHÂU á SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.07 KB, 8 trang )

QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG ĐỊA CHÍNH TRỊ Ở CHÂU Á SAU CHIẾN TRANH LẠNH
Phần I. Xu hướng hướng tâm
Mở đầu xu hướng hướng tâm biểu hiện cụ thể ở việc thành lập ASEAN
1. Giới thiệu ASEAN

a. Lí do thành lập
Trong bối cảnh phát triển phức tạp của quan hệ quốc tế vào những năm 60-70 của thế kỷ trước, chủ
nghĩa khu vực đã hình thành và nhanh chóng phát triển. Trong thời kỳ hòa hoãn của Chiến tranh Lạnh
(1962-1978), nhiều tổ chức khu vực đã xuất hiện như Liên đoàn Ả Rập (1950), Tổ chức các nước
Trung Mỹ OCAS (1951), Cộng đồng kinh tế châu Âu EEC(1957), Tổ chức thống nhất Châu Phi –
OAU (1963). Ở khu vực Đông Nam Á (ĐNA) cũng xuất hiện Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) vào năm
1961 bao gồm Malaysia, Philippine, Thái Lan, Nam Việt Nam, rồi Maphilindo (1963) với Malaysia,
Philippine, Indonesia, nhưng các tổ chức này đều không tồn tại lâu dài.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 phản ánh nguyện vọng
của 5 nước Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Singapore, Thailand và Philippines) với mong muốn
hình thành một tổ chức khu vực vì mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển. Mặt khác, đây cũng chính
là kết quả của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Khi trật tự hai cực được hình thành, cả Liên Xô và Mỹ đều
muốn ảnh hưởng của mình ở khu vực ĐNA hiện diện một cách mạnh mẽ. Khu vực này trở thành khu
vực hết sức nhạy cảm bởi sự can thiệp từ bên ngoài, sự lôi kéo của các nước lớn vì lợi ích và an ninh
của họ và cuộc đấu tranh giữa các tư tưởng dân tộc chủ nghĩa. Mỗi quốc gia đều muốn tạo một
khoảng cách an toàn cho mình để không bị kéo sâu vào cuộc chiến tranh hai cực cũng như tránh
không để cho phong trào giải phóng dân tộc bùng lên mạnh mẽ ở khu vực này thành các cuộc nội
chiến.
ASEAN ra đời như là một xu thế chung – xu thế tất yếu khu vực hóa của thời đại. Sau khi Chiến tranh
Lạnh kết thúc, các quốc gia ở ĐNA dần nhận thấy sự khác biệt về ý thức hệ và về chế độ chính trị
không còn là yếu tố gây trở ngại cho tiến trình xây dựng một tổ chức khu vực nữa. Kết thúc chiến
tranh Đông Dương lần 3 (chiến tranh Campuchia), tổ chức này bắt tay thực hiện chương trình hợp tác
kinh tế, nhưng gặp phải khó khăn vào giữa thập niên 80 để rồi được hồi sinh vào đầu thập niên 90 với
lời đề nghị của Thái Lan về một “ khu vực thương mại tự do”. Năm 1984 Brunei gia nhập ASEAN,
tiếp theo là Việt Nam vào năm 1995, Lào và Myanmar năm 1997, và Campuchia năm 1999. Với
chặng đường gần 45 năm xây dựng và phát triển, ASEAN từ Hiệp hội của các nước nghèo, chậm phát


triển đã vươn lên thành khu vực phát triển kinh tế năng động với dân số gần 600 triệu người, diện tích
4,5 triệu km2, quy mô GDP đạt gần 900 tỷ và tổng giá trị thương mại khoảng 800 tỷ USD.
Với vị thế địa - kinh tế mang tính chiến lược như ASEAN nằm ở vị trí nối Thái Bình Dương và Ấn Độ
Dương, ASEAN cũng có thể được xem là vùng đệm giữa Trung Quốc và Ấn Độ cũng như giữa Trung
Quốc và Nhật Bản. ASEAN là con đường vận chuyển thương mại lớn của thế giới (80% dầu lửa của
Nhật), là vựa lúa của thế giới (Thái Lan và Việt Nam)… ASEAN đã trở thành một trong những chủ
thể quan trọng nhất trong QHQT ở Đông Nam Á, hợp tác của ASEAN đã bao trùm các lĩnh vực hợp
tác nội vùng và với các nước bên ngoài.

b. Một số cột mốc
Điểm lại một số cột mốc quan trọng trong lĩnh vực liên kết nội khối của ASEAN từ sau Chiến tranh
Lạnh đến nay, ta có thể kể đến những sự kiện như sau.
- Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-13 (tháng 11/2007), Lãnh đạo các nước đã ký Hiến chương
ASEAN nhằm tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ thể chế cho gia tăng liên kết khu vực, trước mắt là hỗ


trợ mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Hiến chương đã chính thức có hiệu lực
ngày 15/12/2008. Đây là một văn kiện lịch sử của ASEAN và cũng chính là một trong những cột mốc
phát triển hết sức quan trọng của tổ chức này. Hiến chương ASEAN là văn kiện pháp lý căn bản và
cao nhất của ASEAN, quy định tổng thể về các mục tiêu, nguyên tắc, chức năng, cơ cấu tổ chức và
phương thức làm việc của ASEAN. Điều quan trọng hơn cả là Hiến chương ASEAN có ảnh hưởng rất
lớn đến tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, đồng thời tạo ra một khuôn khổ thể chế và bộ máy tổ
chức ASEAN mới phù hợp hơn với mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.Tuy nhiên,
đa số vẫn cho rằng Hiến chương ASEAN đã thể hiện được tối đa sự thống nhất trong đa dạng” của
ASEAN, phù hợp với đặc thù của khu vực và tạo điều kiện cho ASEAN cũng như hợp tác khu vực
tiếp tục phát triển hơn nữa.
- Tuyên bố về khu vực ḥa bb́nh, tự do và trung lập:

Ngày 27/11/1971, tại Kuala Lumpur, Malaysia, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, Malaysia, Philippines,
Xingapo và Đặc phái viên của Hội đồng Hành pháp Quốc gia Thái Lan đă kư và công bố “Tuyên bố

về khu vực ḥa bb́nh, tự do và trung lập ở Đông Nam Á”- Tuyên bố ZOPFAN.
Tuyên bố quan trọng này đă định ra các mục tiêu cơ bản và lâu dài của ASEAN là xây dựng Đông
Nam á thành một khu vực ḥa bb́nh, tự do và trung lập, không có sự can thiệp dưới bất cứ hb́nh thức
nào của các cường quốc bên ngoài.
- Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á:
Ngày 24/2/1976, tại Bali, Indonesia, nguyên thủ quốc gia các nước ASEAN kư Hiệp ước Thân thiện
và Hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali).Hiệp ước nhằm thúc đẩy ḥa bb́nh vĩnh viễn, tb́nh hữu nghị
và hợp tác lâu bền giữa nhân dân các bên tham gia Hiệp ước, góp phần tăng cường sức mạnh, tb́nh
đoàn kết và quan hệ chặt chẽ hơn giữa các nước Đông Nam Á.
- Tháng 10/2003, Lãnh đạo các nước ASEAN đã ký Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (hay còn gọi là

Tuyên bố Ba-li II), nhất trí đề ra mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 với ba trụ cột
chính: Cộng đồng An ninh (ASC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội (ASCC);
đồng thời khẳng định ASEAN sẽ tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài, vì
mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và hợp tác cùng có lợi ở khu vực. Để kịp thích ứng với những
chuyển biến nhanh chóng và phức tạp của tình hình quốc tế và khu vực cũng như trên cơ sở những
thành tựu của ASEAN trong 40 năm qua nhất là kết quả thực hiện Chương trình Hành động Viên
Chăn (VAP), Lãnh đạo các nước ASEAN tháng 1/2007 đã quyết tâm đẩy nhanh tiến trình liên kết nội
khối dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN, nhất trí mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN
vào năm 2015 (thay vì vào năm 2020 như thỏa thuận trước đây
- Hội nghị Cấp cao ASEAN-14 (tháng 2/2009) đã thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
kèm theo 3 Kế hoạch tổng thể xây dựng 3 trụ cột Cộng đồng ASEAN và Kế hoạch công tác về IAI
giai đoạn 2 (2008-2015), đây là một văn kiện quan trọng như một chương trình hành động tổng thể đề
ra khuôn khổ và các bước triển khai cụ thể để ASEAN tiếp tục đẩy mạnh nỗ lực thực hiện mục tiêu
xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, kế tục Chương trình Hành động Viên Chăn (VAP). Để
triển khai và kế tục Chương trình Hành động Hà Nội (HPA), ASEAN đã đề ra Chương trình Hành
động Viên Chăn (VAP) cho giai đoạn 2004-2010 và các Kế hoạch hành động (KHHĐ) để xây dựng ba
trụ cột Cộng đồng về chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội, trong đó có phần quan trọng là thực
hiện Sáng kiến Liên kết ASEAN (IAI) nhằm giúp thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN với kế
hoạch hành động và các dự án cụ thể.



c. Mục tiêu năm 2020
Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là xây dựng Hiệp hội thành một tổ chức hợp tác liên
Chính phủ liên kết sâu rộng hơn và ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN; nhưng
không phải là một tổ chức siêu quốc gia và không khép kín mà vẫn mở rộng hợp tác với bên ngoài.
Quan hệ đối ngoại của ASEAN cũng như mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN (nhất
là IAI) được lồng ghép vào nội dung của từng trụ cột Cộng đồng ASEAN.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) nhằm mục tiêu tạo ra một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản
xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có
tay nghề; từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực; tạo sự hấp
dẫn với đầu tư – kinh doanh từ bên ngoài. Ý tưởng về việc xây dựng cộng đồng này là do Philippines
và Indonesia đề xướng nhằm hướng tới cộng đồng kinh tế ASEAN 2015. Để đạt được tăng trưởng bền
vững, khu vực này cần phải duy trì môi trường an ninh và an toàn cho người dân và các nhà đầu tư.
Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC) ra đời nhằm mục tiêu là tạo dựng một môi trường hòa bình và an
ninh cho phát triển ở khu vực ĐNA thông qua việc nâng hợp tác chính trị-an ninh ASEAN lên tầm cao
mới, với sự tham gia và đóng góp xây dựng của các đối tác bên ngoài; không hướng tới một thỏa
thuận quốc phòng, một liên minh quân sự hay một cộng đồng với chính sách an ninh và đối ngoại
chung. ASC khuyến khích việc chia sẻ các quy tắc, ngăn chặn và giải quyết xung đột, đồng thời xây
dựng hoà bình thông qua phát triển chính trị tích cực. ASC được sử dụng như một phương tiện để
chống lại chủ nghĩa khủng bố và các tội phạm xuyên quốc gia.
Cộng đồng Chính trị - An ninh (APSC) hoạt động dựa trên nguyên tắc "tôn trọng độc lập, chủ
quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các quốc gia thành viên" và được
duy trì như là nền tảng của hợp tác chính trị - an ninh. Khi APSC hình thành sẽ đưa hợp tác an ninh chính trị ASEAN tới giai đoạn phát triển. Thứ nhất, thúc đẩy khái niệm an ninh toàn diện với các khía
cạnh về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, nhưng không nhằm hình thành một khối quân sự hoặc liên
minh quân sự. Thứ hai, tôn trọng các nguyên tắc chủ đạo của ASEAN như ra quyết định bằng đồng
thuận, tôn trọng độc lập, chủ quyền, không đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh
chấp. Thứ ba,tiếp tục đề cao và phát huy các cơ chế và công cụ sẵn có của ASEAN về hợp tác chính
trị - an ninh, sẵn sàng mở rộng quan hệ hợp tác với các nước bè bạn và các bên đối tác nhằm thúc
đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực. Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN sẽ nhằm đưa hợp tác

chính trị - an ninh ASEAN lên tầm cao mới, hướng tới bảo đảm hòa bình lâu dài và vững chắc cho
nhân dân các nước thành viên, qua đó góp phần tạo dựng môi trường khu vực và thế giới hòa bình,
công bằng và hòa hợp.
Cộng đồng Kinh tế (AEC) nhằm mục tiêu hướng tới cả ba mô hình liên minh thuế quan, thị trường
chung và liên minh kinh tế. Tuy nhiên, AEC lại không đáp ứng được hoàn toàn tất cả các tiêu chuẩn
của các mô hình này. AEC chưa thể hiện xu hướng tiến đến mô hình cao nhất của hội nhập kinh tế là
liên minh kinh tế. ASEAN đang phối hợp và xây dựng các chính sách chung cho khu vực như hướng
tới thành lập Cửa ngõ Hải quan trực tuyến ASEAN (ASEAN e-Customs), Hiệp định Bao quát về đầu
tư ASEAN (ACIA)... AEC đang bước tắt từ hình thành liên minh thuế quan sang thành lập thị trường
chung. Cộng đồng Kinh tế ASEAN nhằm hướng tới xây dựng thị trường duy nhất, cơ sở sản xuất
thống nhất của ASEAN, trong đó hàng hóa, dịch vụ, nhân lực và vốn lưu thông tự do. ASEAN đã đưa
ra một kế hoạch tổng thể bao gồm nhiều biện pháp hợp tác để xây dựng AEC, trong đó có hướng tới
xây dựng thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung; tạo dựng khu vực kinh tế cạnh tranh; bảo
đảm phát triển kinh tế cân đối và hội nhập thành công với kinh tế toàn cầu.
Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC) chiếm một vị trí đặc biệt trong tiến trình xây dựng cộng đồng
của ASEAN. Kế hoạch Tổng thể về lĩnh vực này hướng tới xây dựng một cộng đồng ASEAN lấy nhân
dân làm trung tâm, xây dựng một ASEAN đùm bọc, tương thân tương ái, vượt qua những khó khăn
và thách thức của quá trình toàn cầu hóa. Mục tiêu quan trọng nhất của ASCC là thúc đẩy tiến bộ xã
hội và xây dựng bản sắc chung ASEAN. Tuy nhiên, kế hoạch tổng thể ASCC chủ yếu tập trung vào
các chương trình giáo dục nâng cao nhận thức và hiểu biết về sự đa dạng về văn hóa, lịch sử, thể
chế... của các quốc gia ASEAN. Trong khi đó, bản sắc chung ASEAN vẫn chưa được xây dựng thành
khái niệm rõ ràng. Vì vậy, mục tiêu "hòa nhập trong đa dạng" của ASCC thì mặt "đa dạng" vẫn rõ nét
hơn mặt "hòa nhập".


Phần 2. xu hướng ly tâm
Mở đầu giới thiệu vấn đề biển Đông
1. Định nghĩa
Xu hướng ly tâm và biểu hiện của xu hướng trong Cộng đồng ASEAN. Dưới góc độ lý luận có thể
hiểu “ly tâm” là việc các quốc gia ưu tiên hợp tác với các quốc gia ngoài khu vực. Xu hướng ly tâm,

hay xu hướng "phá vỡ" sự liên kết của ASEAN cũng được bộc lộ rất rõ nét, đó là việc các nước kí kết
những hiệp định song phương giữa 2 quốc gia. Hiện nay, các quốc gia thiên về hành động theo chủ
nghĩa song phương, coi trọng những lợi ích đơn phương hơn là lợi ích khu vực và đa phương.

-

2. Tác động
Tích cực:

-

Tiêu cực:

3. Giới thiệu vấn đề biển Đông:
Bốn trong số 10 thành viên ASEAN (Việt Nam, Philippin, Malaysia và Brunây) có tranh chấp lãnh thổ
với Trung Quốc ở Biển Đông - khu vực có ý nghĩa chiến lược không chỉ đối với ASEAN mà còn đối
với nhiều nước lớn và khu vực châu A' - Thái Bình Dương. Tuy ASEAN đã đưa ra những nguyên tắc
chung nhằm giải quyết các tranh chấp Biển Đông (Tuyên bố của Hội nghị ngoại trưởng ASEAN tại
Manila tháng 7/1992) nhưng khi xảy ra sự việc cụ thể thì không phải các nước này đều có phản ứng
hoặc ứng xử như nhau. Các nước ASEAN chưa có sự thống nhất về giải pháp đối với tranh chấp ở
Biển Đông với Trung Quốc (ví dụ gần đây nhất là tháng 5/2000 Trung Quốc và Philippin đã ký tuyên
bố chung về quan hệ mới và thỏa thuận giải quyết song phương hòa bình ở Trường Sa). Tình hình đó
tạo điều kiện cho bên ngoài lợi dụng, gây chia rẽ ASEAN.
Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và vùng biển. Quần đảo Trường
Sa và quần đảo Hoàng Sa là hai quần đảo trên các rạn san hô ở Biển Đông, trong đó quần đảo Hoàng
Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Quần đảo Trường Sa là
nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ:Trung Quốc, Đài Loan, Việt
Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Các quốc gia này tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần
quần đảo Trường Sa. Bãi Macclesfield là đối tượng tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines Quần
đảo Đông Sa do Đài Loan quản lý là đối tượng tranh chấp giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Đài

Loan. Quần đảo Natuna do Indonesia tuyên bố chủ quyền cũng đang bị Trung Quốc đe dọa. Ngoài ra,


vùng biển trong khu vực Biển Đông cũng là đối tượng tranh chấp, với lợi ích mà các quốc gia quan
tâm gồm: ngư trường, khai thác tài nguyên đặc biệt là dầu khí và kiểm soát của một vị trí chiến
lược. Các quốc gia gián tiếp can dự đáng kể đến biển Đông là: Hoa Kỳ, Nhật Bản,Úc và Ấn Độ.
Có rất nhiều tranh cãi về lãnh hải trên vùng Biển Đông và các nguồn tài nguyên của nó. Bởi Luật
biển năm 1982 của Liên hiệp quốc cho phép các nước có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) mở
rộng 200 dặm biển (370.6 km) từ lãnh hải của họ, tất cả các nước quanh vùng biển có thể đưa
ra tuyên bố chủ quyền với những phần rộng lớn của nó. Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã tuyên
bố chủ quyền hầu như toàn bộ vùng biển mặc dù các tuyên bố đều chưa được cộng đồng quốc
tế công nhận. Những báo cáo gần đây cho thấy CHND Trung Hoa đang phát triển một nhóm tàu
sân bay để bảo vệ những đường vận chuyển nhiên liệu ở Biển Đông.
Năm 1947, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền trên Biển Đông
với đường lưỡi bò 11 đoạn, sau này chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sử dụng lại
đường lưỡi bò này nhưng chỉ còn 9 đoạn. Đường lưỡi bò bao trọn bốn nhóm quần đảo, bãi
ngầm lớn trên biển Đông (biển Nam Trung Hoa) là quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường
Sa, quần đảo Đông Sa và bãi Macclesfield với khoảng 75% diện tích mặt nước của biển Đông,
chỉ chừa lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, và Việt
Nam, tức mỗi nước được trung bình 5%.
4. Nguyên nhân xu hướng ly tâm
Hãng thông tấn Nhà nước Tân Hoa Xã dẫn thông tin cho biết, 4 điểm chính mà Trung Quốc cùng
Brunei, Campuchia và Lào đạt được đồng thuận trong vấn đề Biển Đông bao gồm: “Các nước có
quyền tự chọn giải quyết tranh chấp theo cách của mình, tôn trọng luật pháp quốc tế; Phản đối tất cả
các hành động đơn phương áp đặt một chương trình nghị sự nhất định lên các nước khác; Các tranh
chấp phải được giải quyết thông qua đàm phán giữa các bên liên quan trực tiếp đến Điều 4, Tuyên bố
Ứng xử trên Biển Đông (DoC); Trung Quốc và ASEAN cần chung tay đảm bảo hòa bình và ổn định
trên Biển Đông thông qua hợp tác. Các quốc gia bên ngoài khu vực cần đóng vai trò xây dựng trong
vấn đề này.
Các nhà quan sát cho rằng, với động thái đạt được “đồng thuận” trong vấn đề Biển Đông với Brunei,

Campuchia và Lào, Trung Quốc đang tiến gần hơn đến mục tiêu chia rẽ các quốc gia ASEAN trong
lập trường về Biển Đông.
Chưa kể, việc Bắc Kinh lôi kéo Brunei, Campuchia và Lào trong bối cảnh phán quyết của Tọa trọng
tài Quốc tế (PCA) sắp được đưa ra trong vụ kiện do Philippines khởi xướng, chính là hành động đi
ngược lại Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) và Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (1982).
Đặc biệt, động thái của Bắc Kinh là hành động gây xói mòn niềm tin và tình đoàn kết trong khối
ASEAN, đi ngược lại nhận thức chung của ASEAN về Biển Đông. Mới đây nhất, tại Hội nghị Bộ
trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 48 (AMM-48) tổ chức tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia
tháng 8/2015, Bộ trưởng Ngoại giao 10 nước thành viên ASEAN đã cùng nhất trí tăng cường đoàn
kết, trách nhiệm và vai tr Trung Quốc tiến hành chia rẽ, phân hóa các nước ASEAN nhằm phân tán sức mạnh
đoàn kết của ASEAN. Một khi ASEAN bị chia rẽ, không coi Biển Đông là vấn đề chung của Hiệp hội mà chỉ là
vấn đề giữa Trung Quốc với một nước ASEAN thì Trung Quốc có thể dễ đạt được các thỏa hiệp có lợi nhất về
vấn đề Biển Đông. Nhằm mục tiêu ấy, Trung Quốc đã lợi dụng sự bất đồng về lợi ích, về quan điểm giải quyết
các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông của các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền để gây chia rẽ, không để
các nước này đoàn kết thành một khối đối trọng với Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc sử dụng con bài viện
trợ để các nước này vì lợi ích quốc gia trước mắt mà không ủng hộ các nước ASEAN khác trong “hồ sơ Biển
Đông”; chủ trương đàm phán riêng rẽ đối với các nước có liên quan trực tiếp đến tranh chấp ở Biển Đông để đạt
lợi ích riêng. Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng đối với các nước ASEAN khác nhằm tách họ khỏi các vấn đề
Biển Đông, tập trung vào bao vây, cô lập Việt Nam với các nước ASEAN, vì Trung Quốc cho rằng, Việt Nam là


lực cản lớn nhất đối với chiến lược độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. ò

của ASEAN trong xử lý vấn đề

Biển Đông.
Trung Quốc chủ trương chủ yếu đàm phán song phương với từng nước ASEAN, không đàm phán chung với cả
Hiệp hội về vấn đề Biển Đông. Chủ trương của Trung Quốc là thể hiện chủ quyền ở Biển Đông thuộc về Trung
Quốc và làm giảm vai trò, sức mạnh tập thể của ASEAN trong các vấn đề an ninh khu vực, qua đó làm tăng vai
trò nước lớn của Trung Quốc.

Cùng với việc phản đối đàm phán về vấn đề Biển Đông với ASEAN, Trung Quốc đồng thời vô hiệu hóa các nội
dung về Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà hai bên đã ký kết năm 2002. Trung Quốc luôn
nói tuân thủ DOC nhưng thực tế, Trung Quốc trắng trợn hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu
trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ ngày 1-5-2014, đưa các tàu, kể cả tàu chiến và
máy bay quân sự chủ động đâm va, dùng vũ lực đối với các lực lượng dân sự thi hành pháp luật của Việt Nam,
đâm chìm tàu cá của ngư dân ta, đe dọa an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông, bất chấp phản đối của
Việt Nam và nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế.
Trung Quốc tìm lý do trì hoãn bàn với ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Trong khi
chưa hoàn tất COC, Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng DOC!
Trung Quốc cũng lôi kéo ASEAN ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực. Trung Quốc luôn coi Đông Nam Á là
“khu vực ảnh hưởng truyền thống” của mình. Trước việc Mỹ thực hiện chính sách “tái cân bằng” ở khu vực, lấy
Biển Đông làm khâu đột phá để làm suy yếu ảnh hưởng của Trung Quốc, nước này đã tìm cách phản công lại
bằng cách quy kết lập trường của Mỹ về Biển Đông chỉ mang lại lợi ích cho Mỹ, không có lợi cho ASEAN.
Trung Quốc ban hành các quy định về vùng đặc quyền kinh tế (phi pháp), cấm các nước khác khảo sát, đo đạc
trong vùng đặc quyền kinh tế (phi pháp) của Trung Quốc; phản đối hoạt động của các tàu do thám Mỹ, muốn đẩy
Hải quân Mỹ ra khỏi Biển Đông nhằm phá thế bao vây về quân sự của Mỹ. Đồng thời, Trung Quốc có ý đồ dùng
quân sự để khống chế các đường hàng hải quốc tế ở Biển Đông, nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực
và hạn chế khả năng Mỹ can thiệp vào vấn đề Đài Loan khi có tình huống xảy ra.
Trung Quốc đang thực hiện ý đồ kiểm soát Biển Đông bằng “sức mạnh mềm”, đồng thời độc đoán, liều lĩnh hơn
trong khẳng định yêu sách chủ quyền. Trung Quốc tăng cường đầu tư cho quân sự, quyết tâm thực hiện ba
nhiệm vụ quan trọng là: Mạnh về hải quân để trở thành cường quốc biển; chạy đua trên vũ trụ; giành ưu thế về
công nghệ thông tin, chiến tranh mạng.
Trung Quốc cũng phản đối “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông, tránh đưa tranh chấp ra các cơ chế phán quyết quốc
tế. Trung Quốc luôn yêu cầu đàm phán song phương với từng nước tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa, luôn
khước từ một bên thứ ba can thiệp vào những tranh chấp trên Biển Đông vì muốn dùng áp lực nước lớn “nói
chuyện” với các nước nhỏ; phản đối Philippine, Việt Nam đưa vấn đề tranh chấp ra Tòa Trọng tài Thường trực
Quốc tế (PCA). Trung Quốc né tránh sử dụng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, điều này chứng tỏ
Trung Quốc yếu thế về cơ sở pháp lý trong các yêu sách chủ quyền phi lý của họ trên Biển Đông.

5. Thực trạng

Các quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp trên Biển Đông đã dựa vào ASEAN như là một trung
gian để giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc và các thành viên của ASEAN. Các thỏa thuận
giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc bao gồm các cam kết thông báo cho nhau về bất kỳ
động thái quân sự tại khu vực tranh chấp, và tránh xây dựng thêm công trình mới trên các hòn
đảo Trong đầu thế kỷ 21, là một phần của chính sách đối ngoại của chính phủ Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoatrỗi dậy hòa bình (Hán Việt: Hòa bình quật khởi), Trung Quốc đã hạn chế sử dụng
vũ lực ở quy mô lớn trong khu vực Biển Đông, chuyển sang hiện thực hóa tuyên bố chủ quyền
của mình qua các vụ bắt ngư dân tịch thu ngư cụ, bắn vào tàu đánh cá, húc chìm tàu đánh cá,


ngăn cản các công ty thăm dò khai thác dầu khí ký hợp đồng với các quốc gia khác trong khu
vực.[cần dẫn nguồn] Trung Quốc và ASEAN cũng đã bắt đầu các cuộc đàm phán nhằm tạo ra một quy
tắc ứng xử nhằm giảm bớt căng thẳng đối với quần đảo tranh chấp, đã thống nhất Tuyên bố về
cách ứng xử các bên trên Biển Đông (DOC).

Vai trò hòa giải đã khiến ASEAN vừa có thể hối thúc các bên có tranh chấp triển khai và duy trì đối
thoại, vừa có thể làm hạ nhiệt tình hình Biển Đông. Về mặt thực chất, đây cũng là mối quan tâm của
ASEAN trong vấn đề Biển Đông - kiểm soát các tranh chấp ở Biển Đông nhằm đảm bảo sự ổn định
của khu vực này. Sau khi Trung Quốc đưa ra “chính sách hai mặt” với hình thức khởi xướng, vai trò
này của ASEAN cũng đã được xác nhận.
Lịch sử ASEAN và vấn đề Biển Đông đương đại có chiều dài gần như bằng nhau, tuy nhiên trong thời
kỳ Chiến tranh Lạnh, Biển Đông không phải là trọng tâm của vấn đề an ninh khu vực, sau khi thành
lập trọng tâm của ASEAN cũng không phải là chủ đề này.
Được coi là vấn đề lớn hàng đầu liên quan đến sự tồn tại của ASEAN, mối quan hệ giữa các nước
thành viên trong tổ chức là nghị trình hàng đầu của ASEAN; sau khi đảm bảo được sự sống còn của tổ
chức, vấn đề quan tâm của ASEAN mới là sự phát triển của tổ chức và toàn bộ bên ngoài, sự liên kết
phát triển kinh tế giữa các nước thành viên và vấn đề an ninh của bán đảo bán đảo Đông Dương là
trọng tâm của ASEAN trong thời kỳ này.
Trong quá trình điều phối mối quan hệ giữa các nước thành viên và xử lý, tham gia các vấn đề kinh tế
và an ninh khu vực, ASEAN đã hình thành nguyên tắc làm việc được giới học thuật gọi là “phương

thức ASEAN” và nguyên tắc ASEAN.
Sau Chiến tranh Lạnh, những thay đổi của môi trường an ninh khu vực đã làm cho khu vực xuất hiện
cái gọi là “khoảng trống quyền lực”, vì lý do đó các nước ASEAN buộc phải tăng cường sự độc lập về
quốc phòng, và vì vậy ASEAN đã giành được cơ hội hiếm có tích cực chủ động tham gia các vấn đề
khu vực và dần trở thành “người điều khiển” của khung đối thoại và hợp tác đa phương về các vấn đề
trong khu vực. Cùng với việc ASEAN chuyển hướng tập trung vào vấn đề Biển Đông, “phương thức
ASEAN” và các nguyên tắc liên quan khó tránh được sẽ bị suy diễn trong vấn đề Biển Đông, và trong
cơ chế đối thoại đa phương dưới sự chủ đạo của ASEAN, vấn đề Biển Đông đã trở thành một đề tài
thảo luận quan trọng không chính thức.

Quan hệ Trung Quốc-ASEAN[sửa | sửa mã nguồn]
Trung Quốc nhiều lần tìm cách áp lực lên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để tránh
sự liên kết của những quốc gia thành viên chống lại họ.
Vào tháng 7 năm 2012 tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao, ASEAN không tìm được đồng thuận
và không ra được tuyên bố chung về biển Đông, vì nước chủ nhà Campuchia do áp lực của
Trung Quốc, luôn phản đối bất kỳ đề cập nào đến các tranh chấp tại đó. [42][43]

Quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]


Trung Quốc và Hoa Kỳ hiện đang bất đồng về chính sách vận hành các tàu quân sự và máy bay
ở biển Đông của Hoa Kỳ. Bất đồng này càng trở nên trầm trọng hơn bởi một thực tế là Mỹ là
chưa phải là một thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Tuy nhiên,
Mỹ đã đứng cuộc diễn tập của mình, tuyên bố rằng "các hoạt động khảo sát thăm dò hòa bình
và các hoạt động quân sự khác mà không có sự cho phép trong vùng đặc quyền kinh tế của một
quốc gia" được Công ước cho phép. Ngoài ra, việc tự do lưu thông trong biển Đông nằm trong
tổng thể lợi ích kinh tế và địa chính trị của của Mỹ. Mặc dù Mỹ không phải là một bên trong tranh
chấp nhưng nếu Trung Quốc giành được đặc quyền tại biển này thì Mỹ sẽ phải xin phép Trung
Quốc nếu muốn lưu thông qua biển Đông chứ không dựa vào UNCLOS được nữa. Với giả
thuyết là Hoa Kỳ muốn duy trì vị thế hàng đầu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương thì việc chịu

thua áp lực từ Trung Quốc là một viễn cảnh nước này không hề mong muốn.

Theo nhận xét của báo mạng Asia Times ra ngày 23/8 thì viên Thượng Nghĩ Sĩ Lao
Meng Khin nhiều quyền lực của Đảng Nhân Dân Campuchia hiện nay sẽ hợp tác với
Công Ty Đầu Tư Nội Mông Erdos Hongjun trong hai dự án nhà máy thủy điện và
khai thác quặng mỏ trị giá khoảng 2 tỷ USD. Campuchia có thể không cần sự giúp
đỡ của Ngân hàng Thế giới khi họ dựa vào tài chính của Trung Quốc mà không phải
bị bó buộc vào bất cứ điều kiện nào.
Giới quan sát đã đặc biệt ghi nhận chiều hướng tăng cường hợp tác Phom Penh Bắc Kinh vào lúc quan hệ Trung Việt có căng thẳng vì hồ sơ Biển Đông.
Trong khi ngoài Biển Đông, Trung Quốc làm cho các nước trong khu vực, đặc biệt là
Philipines và Việt Nam lo ngại về tấm hải đồ tự vẽ của Trung Quốc mang tên
“Đường Lưỡi Bò”, thì ở trên bộ, sát biên giới phía Tây của Việt Nam, Trung Quốc lại
từng bước tiến hành chiến lược nắm quyền chi phối các nước từng nằm trong vòng
ảnh hưởng của Việt Nam là Lào và Campuchia.



×