Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nhận xét tình trạng răng nhiễm sắc và một số yếu tố nguy cơ nhiễm sắc răng trên nhóm cán bộ công nhân viên CTCP môi trường đô thị tam điệp ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 83 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, chất lượng cuộc sống không
ngừng hoàn thiện và nâng cao, nhu cầu chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp ngày
càng được quan tâm và tăng lên. Một trong những nhu cầu làm đẹp đang được
quan tâm là làm sao có được một hàm răng khỏe đẹp, điều này góp phần thúc
đẩy sự phát triển của chuyên ngành nha khoa thẩm mỹ nhằm mang lại một nụ
cười đẹp, tự tin với sự hài hòa về hình dạng và màu sắc răng, trong đó màu
sắc răng đóng một vai trò quan trọng. Hiểu rõ về màu sắc không chỉ giúp cho
các bác sĩ nha khoa trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ mà cả trong lĩnh vực
nha khoa phục hồi và nha khoa tổng quát. Việc đánh giá đúng màu sắc và các
tình trạng nhiễm màu răng giúp các bác sĩ có hướng điều trị phù hợp để đem
lại sự hài lòng cho bệnh nhân. Nhu cầu cải thiện màu sắc răng ngày càng phát
triển, có nhiều phương pháp để cải thiện màu sắc răng, trong đó tẩy trắng răng
là phương pháp đạt hiệu quả cao lại phù hợp với túi tiền của nhiều người. Tuy
nhiên, không phải răng nhiễm sắc nào cũng có thể áp dụng phương pháp tẩy
trắng răng. Vì vậy, nha sĩ cần phải có sự hiểu biết về nguyên nhân, cơ chế
nhiễm màu, mức độ nhiễm màu,… để đưa ra kế hoạch điều trị tốt nhất cho
bệnh nhân, cũng như đưa ra các khuyến cáo cho cộng đồng.
Hiện nay tình trạng nhiễm sắc răng khá cao trong cộng đồng và là vấn đề
được quan tâm ở nhiều nơi như: Mỹ, Hồng Kông, Hàn Quốc…[1], [2], [3],
[4], [5], [6]. Ở Mỹ khoảng 34% dân số không thỏa mãn với màu sắc răng của
mình [7]. Ở Hà Nội – Việt Nam, theo Đỗ Quang Trung và cộng sự (2010) [2]
có 86,9% người dân bị nhiễm sắc và 89,97% người dân mong muốn có hàm
răng trắng đẹp. Nguyễn Hữu Nam (2014) [8] có 57,4% trong 176 học sinh 15
- 17 tuổi tại trường THPT Thạch Bàn - Long Biên - Hà Nội bị nhiễm sắc răng.
Tuy nhiên đến nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu, đánh giá, khảo sát về tình


2



trạng nhiễm sắc răng nhất là xác định một số yếu tố nguy cơ nhiễm sắc răng
trong cộng đồng ở Việt Nam. Do vây, tôi chọn đề tài “Nhận xét tình trạng
nhiễm sắc răng và các yếu tố nguy cơ nhiễm sắc răng trên nhóm cán bộ
công nhân viên CTCP Môi Trường Đô Thị Tam Điệp – Ninh Bình” nhằm
hai mục tiêu sau:
1. Mô tả tình trạng nhiễm sắc răng trên nhóm cán bộ công nhân viên
CTCP Môi Trường Đô Thị Tam Điệp – Ninh Bình.
2. Nhận xét một số yếu tố nguy cơ nhiễm sắc răng trên nhóm cán bộ công
nhân viên CTCP Môi Trường Đô Thị Tam Điệp – Ninh Bình.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Màu sắc răng và nguyên nhân nhiễm sắc răng
1.1.1. Màu sắc răng
Màu sắc răng được cảm nhận nhờ 3 yếu tố: Ánh sáng, vật thể (răng) và
người quan sát [9], [10].
- Ánh sáng: Là một dạng năng lượng có tính nhị nguyên, vừa là hạt lại vừa
là sóng điện từ với các bước sóng khác nhau [11]. Ánh sáng trắng là ánh sáng
trong đó tất cả các bước sóng trong phổ mắt người nhìn thấy hòa với tỷ lệ
bằng nhau [11]. Tầm nhìn của người bình thường có nguồn sáng với bước
sóng 380 – 780 nm [7]. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một khoảng giá trị bước
sóng xác định đặc trưng cho nó [10], [12].
- Vật thể (răng): Theo Jahangiri (2002) [13]: Ánh sáng đã tương tác với bề
mặt răng trước khi nó được phản ánh vào mắt người quan sát. Những biến đổi
này liên quan đến việc truyền và phản xạ ánh sáng trên bề mặt răng, sự hấp
thu và tán xạ ánh sáng bên trong mô răng. Tùy thuộc vào cấu trúc phân tử,

mật độ của vật thể, một số bước sóng có thể được hấp thu hay phản xạ. Các
ánh sáng sau khi được phản ánh từ bề mặt vật thể có sự biến đổi về thành
phần bước sóng và màu sắc của vật thế chính là màu của bước sóng phản xạ
[12], [14]. Vật thể phản xạ bước sóng ánh sáng cùng màu và hấp thu tất cả các
bước sóng còn lại.
- Người quan sát: Ánh sáng chiếu vào vật thể đến võng mạc người quan sát
kích hoạt tế bào cảm giác. Võng mạc có hai loại tế bào: Tế bào que cảm nhận
độ sáng, không liên quan đến màu, tập trung nhiều ở võng mạc ngoại biên; tế
bào nón cảm nhận màu sắc, nhiều ở võng mạc trung tâm, với những ánh sáng
cường độ cao sẽ làm tế bào nón hoạt động mạnh hơn. Mắt người có ba loại tế


4

bào nón khác nhau, mỗi loại có những đáp ứng với các bước sóng màu đỏ,
xanh lá cây, xanh dương tương ứng. Các biến thể của các bước sóng này sẽ
kích thích tế bào nón ở những cường độ khác nhau và cảm nhận tông màu
khác nhau [14].
Màu sắc có thể được mô tả theo phổ màu Munsell [7], [9], biểu thị bằng giá
trị và sắc độ.
- Hue (h): Là thuộc tính cho phép phân biệt các họ màu khác nhau, có 10
họ màu sắc trong hệ thống màu Munsell: R màu đỏ, YR màu vàng đỏ, Y màu
vàng, GY màu vàng xanh lá cây, G màu xanh lá cây, BG màu xanh da trời xanh lá cây, B xanh da trời, PB xanh da trời tím, P tím và RP đỏ tím. Mỗi họ
màu sắc này lại được chia thành 10 loại nhỏ.
- Value (V): Biểu thị độ nhạy hoặc độ sáng của một dải màu từ màu đen
thuần túy đến màu trắng thuần túy trong vỉ so màu Vita 2D cổ điển nó chính
là điểm Vita đi từ tối đến sáng theo 16 thang điểm sáng nhất là B1 và tối nhất
là C4 [15].
- Chroma (C): Chỉ mức độ bão hòa của màu sắc và mô tả cường độ, tính dữ
dội hay tính chói của một màu [16].


Hình 1.1: Hình ảnh trụ màu Munsell [17].
Màu sắc bình thường của răng được xác định bởi màu xanh da trời, xanh lá
cây và hồng của men răng, được tăng cường bằng màu vàng tới màu nâu dưới


5

lớp ngà. Vì thế màu sắc của răng là trong, hơi có ánh xanh xám - vàng nhạt.
Màu răng được quyết định bởi chiều dày lớp men, màu vàng nhạt của ngà bởi
tính lưỡng chiết do hiệu quả lưới của việc chồng chéo các sợi collagen dương
tính và các tinh thể âm tính về mặt quang học, độ trong và tính đồng nhất của
men răng. Điều này phụ thuộc vào mức độ khoáng hóa, độ chắc đặc của men
và đặc tính quang học của răng [18].
Đặc tính quang học của răng: Màu răng được xác định bởi sự kết hợp các
đặc tính quang học của men răng. Khi ánh sáng chiếu vào răng có bốn hiện
tượng tác động giữa răng và luồng sáng được mô tả: (1) Truyền ánh sáng qua
răng, (2) Phản xạ ánh sáng tại bề mặt răng, (3) Phản xạ ánh sáng khuyếch tán
tại bề mặt răng và (4) Hấp thụ và tán sắc ánh sáng bên trong mô răng [7].
* Yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc răng:
Màu sắc răng phụ thuộc vào tính thấm, độ trong mờ, tính tán sắc, đặc tính
quang học của men răng và bị ảnh hưởng bởi tất cả các cấu trúc men, ngà và
tủy răng. Màu sắc răng còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
- Nguồn sáng: Là một yếu tố quan trọng được nha sĩ quan tâm khi so màu
răng. Nguồn sáng có cường độ mạnh sẽ nhanh chóng gây mỏi mắt và mờ ảnh.
- Nền quan sát: Cảm nhận màu sắc của người quan sát bị ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố xung quanh. Trong đó có những yếu tố không thay đổi được như
màu nướu, màu răng lân cận,...và các yếu tố có thể thay đổi được như màu áo,
màu son môi,…[12].
+ Về độ sáng: Nền quan sát tối sẽ làm răng trở nên sáng hơn và ngược lại.

+ Về tông màu: Những người có da trắng thì răng tối màu hơn, những
người có nước da trung bình đến tối màu thì răng sáng hơn. Nam giới có màu
răng tối hơn, nữ giới có màu răng sáng hơn.
+ Về độ bão hòa: Một nền ít màu sẽ làm cho răng có màu sắc đậm hơn và
ngược lại. Ngoài ra nền có tông màu và độ bão hòa tương tự răng sẽ làm cho


6

việc phân loại màu trở nên khó khăn hơn [14].
- Người quan sát: Đánh giá màu sắc răng là quá trình chủ quan và các cá
thể khác nhau có những đáp ứng khác nhau với các kích thích ánh sáng khác
nhau tại những thời điểm khác nhau.bên cạnh đó có rất nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng lựa chọn màu của cá thể: Cảm xúc, dùng thuốc, tuổi, sự
mệt mỏi của mắt, mù màu, dinh dưỡng [14].
* Không gian màu
Năm 1931, Ủy ban quốc tế về chiếu sáng “The Commission International
d’Eclairage (CIE)” được thành lập, đây là cơ quan chịu trách nhiệm cho các
khuyến nghị quốc tế về trắc quan đo màu. CIE đưa ra các hệ thống màu sử
dụng 3 tọa độ để xác định vị trí một màu sắc trong không gian. Các không
gian màu sắc bao gồm: CIE XYZ, CIE L*a*b* và CEI L*C*h0.
- Không gian màu CIE XYZ: CIE đưa ra cơ sở đo màu cho phép mỗi màu
sắc có thể được xác định bởi ba giá trị định hướng X, Y, Z. Theo đó màu của
vật thể được biểu diễn thông qua bộ ba giá trị X, Y, Z bằng những con số cụ
thể. Nhờ đó mà có thể phân biệt sự khác biệt màu sắc một cách chính xác.
Tuy nhiên, hạn chế của không gian màu CIE XYZ là nó không đại diện đồng
nhất cho mỗi màu riêng biệt. Một đơn vị của sự khác biệt màu trong sắc thái
đỏ (red) không giống như đơn vị của sự khác biệt trong sắc thái xanh lá cây
(green) hay xanh dương (blue).
- Không gian màu CIE L*a*b*: Năm 1976 không gian màu đồng nhất hơn,

được đề xuất bởi CIE là không gian màu L*a*b*. Không gian màu đã trở nên
phổ biến và được ứng dụng trong các máy đo màu. Hệ thống L*a*b* đại diện
cho 3 mức tỉ lệ với L* biểu thị độ sáng – tối, trục a* là trục xanh lá cây – đỏ,
trục b* là trục xanh dương – vàng. Lợi thế là sự khác biệt về màu sắc biểu hiện
thông qua các đơn vị giá trị, cho phép hệ thống L*a*b* đo lường sự thay đổi


7

màu sắc; bao gồm cả sự thay đổi màu răng từ việc sử dụng các sản phẩm làm
trắng răng [9].
- Không gian màu L*C h0: Không gian màu này dựa trên phổ màu Munsell
cổ điển. Trong hệ tọa độ L*C*hº, L* là trục tung thể hiện độ sáng từ 0 (màu
đen tuyệt đối) đến 100 (màu trắng tuyệt đối), trục hoành thể hiện độ bão hòa
màu C* từ 0 (không bão hòa) ở trung tâm đến 100 (bão hòa màu cao nhất) ở
ngoài vòng tròn, và vòng quanh vòng tròn là hº là kí hiệu cho góc màu, một
giá trị của phép đo góc, với 0º là đỏ, 90º là vàng, 180º là xanh lá và 270º là
xanh dương [19].
1.1.2. Nguyên nhân nhiễm sắc răng
Nhiễm sắc răng có thể xảy ra trong giai đoạn hình thành mầm răng hay sau
khi răng đã mọc. Bất kỳ sự thay đổi cấu trúc nào trong suốt quá trình hình
thành, phát triển có thể gây ra thay đổi về cấu trúc men, ngà , tủy làm thay đổi
đường truyền ánh sáng và dẫn đến thay đổi màu sắc răng. Theo Hiệp hội Nha
khoa Pháp (2007) [4] chia nguyên nhân nhiễm sắc răng làm 2 loại: Nguyên
nhân ngoại sinh và nguyên nhân nội sinh.
1.1.2.1. Nhiễm sắc do nguyên nhân ngoại sinh
Được phân làm 2 nhóm chính [18]: Nhiễm sắc răng trực tiếp và nhiễm sắc
răng gián tiếp.
- Nhiễm sắc răng trực tiếp: Do những hợp chất lắng đọng trên răng. Răng
nhiễm sắc giống màu của chất gây nhiễm.

+ Nhiễm sắc trực tiếp có nguồn gốc ngoại lai như: Chè, cà phê, thuốc lá,
thực phẩm màu,.. lắng đọng vào cấu trúc răng và răng bị đổi màu.
+ Nhiễm sắc do vi khuẩn sinh màu [20], [21], [22]:
Màu xanh lá cây: Thường nằm ở 1/3 phía cổ răng, ở mặt ngoài hoặc
trong, có màu xanh lá sẫm hoặc nhạt. Nguyên nhân do vệ sinh răng miệng
kém, tích tụ vi khuẩn sinh màu, phổ biến là Bacillus pyocneus, aspergillus,


8

chảy máu lợi mạn tính kết hợp với màng Nasmyth. Thường có sự mất khoáng
dưới vết dính và khó làm sạch.
Màu cam: Thường nằm ở 1/3 phía cổ răng vùng răng cửa. Mảng màu
thường mỏng, ít khi có sự mất khoáng dưới vết dính.
Màu nâu hoặc đen: Khá phổ biến, thường là một đường mảnh liên tục
quanh răng ở 1/3 phía cổ răng. Thành phần tương tự với mảng bấm, vi khuẩn là
loại Gr + hình que và Actinomyces, tỷ lệ vi khuẩn thấp hơn mảng bám bình
thường. Có khuynh hướng tái phát. Vệ sinh răng miệng tốt sẽ làm giảm tái phát.
- Nhiễm sắc răng gián tiếp: Do có sự liên kết với các caution ở thuốc khử
trùng và muối kim loại, khi có những phản ứng hóa học trên bề mặt răng, răng
sẽ bị nhiễm màu khác với màu ban đầu của chất gây nhiễm. Các nước súc
miệng có chứa chlorhexidine, hexetidine cũng gây nên nhiễm sắc khi sử dụng
trong thời gian dài [4], [21].
1.1.2.2. Nhiễm sắc do nguyên nhân nội sinh
Theo Watts (2001) [23], phân loại như sau: Những khiếm khuyết trong quá
trình phát triển (nguyên nhân di truyền, nguyên nhân do dùng thuốc), các
bệnh về máu và các yếu tố khác, nhiễm màu do điều trị nha khoa, sự thay đổi
của tủy, chấn thương, sâu răng, thay đổi chức năng,…
- Những khiếm khuyết trong quá trình phát triển:
+ Nguyên nhân di truyền:

Sinh men bất toàn: Là một trạng thái di truyền mà quá trình khoáng hóa
hoặc hình thành mạng lưới của men răng bị rối loạn do di truyền gen trội hoặc
liên kết với nhiễm sắc thể X. Biểu hiện các mức độ khác nhau phụ thuộc vào
dạng sinh men bất toàn: Men răng mỏng, răng có màu vàng tới vàng nâu hoặc
có vết lốm đốm trắng trên mặt men gọi là “núi tuyết” [20], [23], [24].
Những khiếm khuyết về ngà răng: Có thể do di truyền hoặc yếu tố môi
trường. Những khiếm khuyết về gen có thể xảy ra độc lập hay kết hợp với


9

sinh xương bất toàn [25].
Sinh ngà bất toàn loại I: Đi kèm theo một số dạng sinh xương bất toàn,
răng có màu hổ phách, thân răng hình cầu hay củ hành, buồng tủy tắc, ngà
gần như bình thường [25].
Sinh ngà bất toàn loại II: Buồng tủy tắc, ngà răng nhanh chóng bị bao phủ bởi
một lớp men sứt mẻ. Răng màu hổ phách, xám tới đỏ tía – xanh da trời hay mờ đục,
là kết quả của sự thấm màu vào lớp ngà sau khi ngà răng được bộc lộ [25].
Sinh ngà bất toàn loại III: Ít gặp hơn, sinh ngà bất toàn loại III khác với
loại II là buồng tủy của răng rộng (răng sò) làm cho răng dễ bị hở tủy [25].
Loạn sản ngà loại I: Sự phát triển và hình thể bình thường nhưng răng có
màu hổ phách. Buồng tủy thường bị tắc trong khi chỉ phần còn lại của sừng
tủy được thấy song song với đường nối men – cement [25].
Loạn sản ngà loại II: Liên quan tới hình thể buồng tủy và sỏi tủy với đổi
màu răng thành màu nâu [25].
+ Nhiễm sắc do nhiễm Fluor: Theo Hiệp hội Nha khoa Pháp (2007) [4] là
men răng có các vằn trắng mờ, các đốm hoặc các vằn kẻ ngang, trường hợp
nhiễm sắc nặng men răng có màu vàng và nâu. Bề mặt men có thể xuất hiện
các hố hoặc răng biến dạng. Sự đổi màu răng phụ thuộc vào từng lớp men bị
nhiễm Fluor. Theo Nathoo và Gaffa (1995) [20] chia ra 3 cấp độ:

Nhiễm Fluor đơn giản: Màu nâu đa sắc trên bề mặt men trơn bóng.
Nhiễm Fluor mờ đục: Màu bạc hoặc những vết lốm đốm trên bề mặt men
trơn bóng.
Nhiễm Fluor rỗ lỗ chỗ: Xuất hiện những hố bị thiếu hụt trên bề mặt men
và màu tối sẫm.
+ Nhiễm sắc do dùng thuốc: Dùng thuốc kháng sinh trong thời kì hình
thành răng có thể gây nhiễm sắc răng. Phổ biến và gây hậu quả nặng nhất là
nhiễm sắc răng sau khi dùng thuốc Tetracycline ở phụ nữ mang thai hoặc trẻ


10

em dưới 12 tuổi đang trong thời kỳ đang hình thành xương và răng [4], [20].
Thuốc sẽ tạo các phức hợp với canxi tạo thành các tinh thể màu Tetracycline
lắng đọng trong các tổ chức cứng như xương, răng không thể loại ra được. Ở
răng, các tinh thể này thường lắng đọng ở đường ranh giới khoáng hóa men –
ngà. Đặc điểm lâm sàng nhiễm sắc Tetracycline: Theo Jordan và Boksman
(1984) [26], tổn thương là các đường vằn vàng, tương ứng với các đường
pháp triển trong mô ngà tạo nên các dải huỳnh quang màu vàng dưới ánh sáng
cực tím. Răng nhiễm sắc Tetracycline chia làm 4 độ:
Độ I: Răng nhiễm sắc vàng nhẹ, nâu sáng hoặc xám sáng đồng nhất trên
bề mặt răng xác định tới ¾ thân răng, không có dải.
Độ II: Răng nhiễm sắc vàng, màu nâu hoặc màu xám không có dải. Có
phổ màu giống độ I nhưng đậm hơn.
Độ III: Răng nhiễm sắc vàng đậm, xanh có dải phân cách giữa cổ răng và
thân răng thường màu ở cổ răng sậm màu hơn ở thân răng.
Độ IV: Răng nhiễm sắc tím sẫm, có những dải màu tím, những dải ngang
rõ, đậm màu. Răng đổi màu nặng không điều khiển được.
Như vậy phổ màu từ màu vàng nâu đến nâu đến xám đen.
- Các bệnh về máu và các yếu tố khác:

+ Nhiễm sắc Bilirubin:
Bệnh Bilirubin máu cao bẩm sinh: Đây là bệnh hiếm gặp, thường kèm
theo tan máu. Trẻ có hiện tượng vàng da bẩm sinh, các sắc tố mật lắng đọng
trong ngà và làm cho răng sữa có màu xanh.
Tan máu do yếu tố Rh.
+ Nhiễm sắc Porphyrin: Là bệnh di truyền nhiễm sắc thể do rối loạn
chuyển hóa Porphyrin bẩm sinh (Bệnh Pophyria). Răng có màu nâu đỏ, phát
huỳnh quang màu đỏ dưới ánh sáng cực tím do sự xâm nhập của các sắc tố đỏ


11

Pophyrin lưu truyền trong máu vào men và ngà răng (chất này còn được thải
qua nước tiểu và lắng đọng trong tổ chức cứng trong cơ thể như xương).
+ Alkapton niệu: Là mội sai sót chuyển hóa bẩm sinh gây đổi màu nâu
trong một thời gian dài [23]. [27].
- Nhiễm sắc do điều trị nha khoa:
+ Mô tủy còn sót lại: Những mảnh vụn còn sót lại của mô tủy trong quá
trình nội nha (thường ở sừng tủy) có thể gây nhiễm sắc răng [4].
+ Những thuốc dùng để đặt trong ống tủy: Thuốc đặt trong ống tủy có khả
năng gây nhiễm sắc ngà bên trong. Các thuốc có nguồn gốc Phenol làm nhiễm
sắc răng từ từ.
+ Các vật liệu phục hồi: Những thuốc có chứa Eugenol gây vết màu cam –
vàng và côn bạc trong ống tủy làm cho chân răng được điều trị có màu xám
[20].
+ Vật liệu trám bít ống tủy: Gây nhiễm sắc nặng trên một răng riêng lẻ.
Nếu không lấy sạch vật liệu trám bít ống tủy khi hoàn tất công việc nội nha
thường dẫn đến đổi màu tối [20], [23], [28].
+ Vật liệu hàn: Chất hàn có bản chất là kim loại như Amalgam bạc gây ra
vết màu xám nhạt đến đậm, Amalgam đồng gây ra vết màu xanh đen đến đen.

Ngoài ra răng có thể đổi màu do hở rìa miếng trám bởi Composite, do chất
màu thấm qua kẽ giữa mối hàn và cấu trúc mô răng gây nhiễm sắc ngà răng
bên dưới. Hơn nữa Composite theo thời gian bị lão hóa đổi màu [29], [30].
- Nhiễm sắc do nguyên nhân khác:
+ Sâu răng: Gây ra màu nâu tại một vài vùng trên răng [23].
+ Thay đổi chức năng: Mòn răng – răng, mài mòn và mòn hóa học làm
mất men răng, lộ ngà khiến răng có màu vàng chỗ bị mòn [20], [27].
+ Tủy hoại tử: Răng không còn tủy khô và không có hệ bạch huyết hặc
dịch trong răng làm tăng khả năng thẩm thấu. Vì vậy men răng có khuynh


12

hướng ngấm, thẩm thấu màu từ nguồn ngoại sinh cũng như là muối sắt từ sự
phân hủy Hemoglobin trong buồng tủy [4], [23], [31].
+ Xuất huyết nội tủy do chấn thương răng: Do sự đứt vỡ các mạch máu,
xuất huyết và tán huyết gây tích tụ các phân tử Hemoglobin hay Hematin, các
sản phẩm phân hủy từ máu như Sulfit sắt xâm nhập vào các ống ngà gây đổi
màu răng [27].
+ Đổi màu do tuổi tác: Răng bị tối dần và vàng đi một cách tự nhiên theo
tuổi là do thay đổi của đường truyền ánh sáng. Men răng mỏng đi và có sự
thay đổi về mặt cấu trúc, có sự tích tụ dần của lớp ngà thứ phát, lớp ngà thứ
ba và sỏi tủy [4], [27], [32].

Hình 1.2: Hình ảnh răng sinh men bất toàn [20].

Hình 1.3: Hình ảnh răng nhiễm Fluor [20].


13


Hình 1.4: Hình ảnh răng nhiễm sắc Tetracycline độ I, II, III, IV [20].

Hình 1.5: Răng đổi màu do mòn răng – răng [20]
1.2.Các phương pháp xác định màu sắc răng và một số nghiên cứu về
tình
hình nhiễm sắc răng trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Các phương pháp xác định màu sắc răng
Hiện nay có rất nhiều phương pháp đánh giá màu răng như sử dụng bảng so
màu bằng giấy, sứ có màu hoặc nhựa acrylic, sử dụng quang phổ kế, sắc kế và
kỹ thuật phân tích hình ảnh.
1.2.1.1. Sử dụng bảng so màu có hướng dẫn


14

Răng và bảng so màu được quan sát cùng lúc dưới điều kiện ánh sáng như
nhau. Việc đánh giá màu sắc răng bằng bảng so màu có tính chủ quan và
không phải lúc nào cũng chính xác, có thể dẫn đến mâu thuẫn và sai lệch kết
quả vì nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Nguồn sáng, tuổi, kinh
nghiệm, vấn đề sinh lý… Tuy nhiên đây là phương pháp được sử dụng phổ
biến trong nha khoa lâm sàng vì cho kết quá khá nhanh, chi phí thấp, hiệu quả
khá cao [12], [33].
- Vita 2D Master (Vita Classic): Vita 2D Master là bảng hướng dẫn so màu
cổ điển được giới thiệu vào năm 1956, và hiện nay vẫn còn được sử dụng
rộng rãi trong nha khoa. Đặc tính chung của bộ so màu Vita 2D Master:
+ Hue: có 4 nhóm gồm: A (cam), B (vàng), C (vàng - xám), D (cam - xám
hay nâu).
+ Value: Có 4 mức độ: 1,2,3,4.
+ Chrom: Bộ so màu sắp xếp theo thứ tự sáng nhất là B1 và tối nhất là

C4.
Theo sự phân chia về độ sáng, màu sắc răng theo bảng so màu Vita 2D
được tính điểm như sau:
B1 A1 B2 D2 A2 C1 C2 D4 A3 D3 B3
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A
B4 C3 A4 C4
3.5

11 12


13 14 15

16

So màu bằng bảng Vita 2D Master thực hiện theo các bước như sau:
1. Chọn tông màu: Đánh giá răng thật thuộc tông màu nào trong 4 nhóm
A, B, C, D.
2. Chọn độ bão hòa của tông màu đó: Giả sử răng thật thuộc tông màu A,
tiếp theo đánh giá răng thật đậm hay nhạt, tức là thuộc A1, A2, A3 , A3,5 hay
A4.


15

3. Đánh giá độ sáng: Độ trong của răng được đánh giá theo 16 thang
điểm. Nên nheo một mắt và nhìn khoảng cách 0.4 - 0.5m. Điều này giúp giảm
lượng ánh sáng tới võng mạc nhằm giảm độ nhạy cảm của tế bào nón tăng
nhạy cảm của tế bào que, tức tăng nhạy cảm với sáng tối. Khi nheo mắt, răng
nào mờ đi trước là răng có độ trong thấp (tức là răng đen hơn).
4. Kiểm tra lại. Khả năng có thể xảy ra là: Tông màu chọn không trùng
với độ bão hòa màu và độ sáng đã chọn. Như vậy, nên xem xét lại tông màu
và độ bão hòa màu có phù hợp không.
- Vita 3D Master: Được phát triển một cách hệ thống hóa, cho phép đánh
giá màu sắc chính xác hơn. Nó hoạt động dựa trên việc áp dụng hệ quả lý
thuyết của màu sắc hiện đại.
+ Bộ so màu gồm 5 nhóm chính được phân chia dựa trên độ sáng, như
sau: Nhóm 1 sáng nhất (2 thẻ), nhóm 2 (7 thẻ), nhóm 3 (7 thẻ), nhóm 4 (7
thẻ), nhóm 5 tối nhất (3 thẻ). Trong các nhóm 2, 3, 4 các thẻ có tông màu
khác nhau được chia làm cột, ký hiệu bằng chữ : L (trái) vàng nhất, M (giữa)
trung gian, R (phải) đỏ nhất. Độ bão hòa màu từ cột 1 là nhạt đến cột 3 là

đậm.
+ Các bước so màu:
1. Xác định nhóm thẻ có độ sáng gần nhất với độ sáng răng cần so màu.
2. Xác định độ bão hòa màu: Sau bước 1  lấy thanh M, tách từng thẻ
 chọn 1 trong 3 thẻ để xác định độ bão hòa.
3. Xác định tông màu: Từ độ bão hòa màu đã chọn, kiểm tra xem răng tự
nhiên có màu vàng hơn – L hay đỏ hơn – R để lấy thẻ màu phù hợp.


16

Hình 1.6: Bảng so màu Vita 2D Master [9]

Hình 1.7: Bảng so màu Toothguide Vita 3D Master [9].
- Chromascope: 5 nhóm phân chia dựa trên tông màu, mỗi nhóm có 4 thẻ.
Nhóm 1 – trắng (110 – 140), nhóm 2 – vàng (210 – 240), nhóm 3 – cam (310
– 340), nhóm 4 – xám xanh (410 – 440), nhóm 5 – nâu (510 – 540).
+ Cách so màu: Chọn tông màu  chọn 1 trong 4 thẻ trong nhóm.
1.2.1.2. So màu bằng máy
Việc so màu bằng máy chính xác hơn và khách quan hơn so màu bằng mắt.
Xác định màu bằng máy không bị ảnh hưởng của môi trường xung quanh,
không có ảnh hưởng của ánh sáng, kết quả có thể tái lập được, ghi thành tài
liệu dễ dàng, có thể truyền tải thành dữ liệu.


17

- Máy ảnh kỹ thuật số: Phương pháp này không quá phức tạp và đánh giá
được toàn bộ màu sắc răng. Ảnh kỹ thuật số có thể là một công cụ bổ trợ lý
tưởng cho các nha sỹ và kỹ thuật viên labo để định lượng màu, so sánh sự

thay đổi màu răng liên quan với các sản phẩm tẩy trắng, tuy nhiên nó không
có hiệu quả để phân tích màu.
- Sắc kế điện tử: Đây là thiết bị đo màu răng dựa theo nguyên lý cảm nhận
màu sắc của tế bào cảm quang ở hố mắt. Thiết bị này đưa ra kết quả tương tự
với cảm nhận màu sắc của người quan sát tiêu chuẩn nhưng giảm được sai số
do đánh giá chủ quan của đối tượng.
- Phổ quang kế: Là dụng cụ đo bước sóng ánh sáng phản xạ từ một vật thể
ở nhiều điểm dọc theo quang phổ khả kiến và các phép đo cho ta dữ liệu về phổ
màu. Đây là dụng cụ cho độ chính xác cao và sử dụng tương đối đơn giản. Nhiều
nghiên cứu về màu sắc răng tự nhiên và răng sứ đã được tiến hành trên in vivo
và vitro có phổ quang kế để đồng bộ độ tin cậy và chính xác khi đo màu sắc
[34], [35].
+ Có rất nhiều loại phổ quang kế khác nhau: Spectro Shade Micro,
Crystaleye X – Rite, Shade – X, Vita Easyshade, Vita Easyshade compact
[35]. Trong các thiết bị trên thí phổ quang kế Vita đưa ra chỉ số màu theo Vita
2D, Vita 3D – rất thuận tiện cho các bác sĩ lâm sàng, nhất là khi việc sử dụng vỉ
so màu Vita đang rất phổ biến như hiện nay. Vita Easyshade là thiết bị cầm tay
có dây, Vita Easyshade Compact là thiết bị cầm tay không dây nên sử dụng tiện
hơn.
+ Đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành để đánh giá, so sánh độ chính
xác của thiết bị trên [36], [37]. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, việc đánh giá
màu sắc răng bằng phổ quang kế của Vita cho kết quả chính xác và độ tin cậy
cao. Thêm vào đó, Trịnh Thị Thái Hà và cộng sự [38] tiến hành 1 nghiên cứu
trên thực nghiệm đã đưa ra kết luận, phổ quang kế Vita Easyshade Compact


18

cho kết quả đánh giá màu sắc răng theo bảng so màu Vita 2D Master tương
đồng với khả năng đánh giá màu của 1 quan sát viên có kinh nghiệm. Như

vậy, phổ quang kế Vita Easyshade Compact có tính chính xác, độ tin cậy cao
và phù hợp để sử dụng trên lâm sàng.
+ Vita Easyshade Compact là thiết bị đo lường điểm với đầu dò kích
thước 3mm2, có một nguồn ánh sáng chuẩn phát ra từ đầu dò đi trực tiếp đến
răng, theo nguyên lý phát sáng ở 45º và thu ở 0º. Thiết bị này có khả năng đưa
ra cho các nhà lâm sàng nhiều chế độ đánh giá màu sắc răng. Đó là các chế độ
đánh giá màu sắc ở vị trí chính giữa thân răng; đánh giá màu sắc ở từng vị trí
cổ răng, thân răng và rìa cắn của răng; đánh giá màu sắc của một phục hồi
răng.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về nhiễm sắc trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Ngày nay, tình trạng nhiễm sắc răng là vấn đề được quan tâm rộng rãi ở
nhiều nơi trên thế giới như ở Mỹ, Hồng Kông, Hàn Quốc…[1], [3], [5], [6],
[39], [40]. Nghiên cứu về răng nhiễm sắc tại Anh năm 2004 của Bedia Roltb
Alkhatiba [41] trong 3215 người độ tuổi trên 18 cho thấy tỉ lệ răng nhiễm sắc
là 44%. Theo nghiên cứu của Len Boksman (2007) [42] cho thấy 78,1%
người Mỹ bị nhiễm sắc răng, ở người Canada là 75%. Ở Mỹ 34% dân số
không thỏa mãn với màu sắc răng của mình [7].
Theo báo cáo của Matthew A Seden (2004) [43] cho thấy 2,2% trong số
3750 người trong độ tuổi từ 11 đến 37 tại Benin, Nigieria bị nhiễm
Tetracycline. Tại Hồng Kông, tỷ lệ người bị nhiễm Tetracycline trong cộng
đồng là 16% [5].
Cho và cộng sự [44] đánh giá màu răng sử dụng một phổ quang kế đưa ra
kết quả theo phổ màu Munsell là chỉ số C* (20,1 ± 4,2) và hº (75,5 ± 3,1).


19

Có nhiều tác giả trên thế giới tiến hành nghiên cứu và đưa ra các chỉ số
màu sắc răng theo không gian màu CIE L*a*b*:

Bảng 1.3: Các báo cáo về các chỉ số màu theo không gian màu CIE L*a*b*
Nội dung
Phương
pháp
Đất nước N
O'Brien et al Phổ quang
Hoa Kì 24
[45]
kế
Paravina et Phổ quang
Hoa Kì 133
al [46]
kế
Gozalo-Diaz Phổ quang
Hoa Kì 120
et al [47]
kế
Bellamy et Phổ quang
Anh
8
al [48]
kế
Zhu et al
Phổ quang Trung
162
[49]
kế
Quốc
Cho B.H. et Phổ quang
Hàn

47
al [44]
kế
Quốc
Tác giả

Tuổi

Các chỉ số màu sắc
L*
a*
b*

?

72,4

1,2

16,2

?

74,5

-0,4

20,9

18 –

85

73,3 ±
7,7

4,7±
2,3

18,8 ±
4,9

≥18

81,2

-1,0

19,6

20 –
73
>19

54,9 ± -1,7 ±
6,3
1,5
74 ±
5 ± 1,5
3,4


11,1±
4,6
19,4 ±
4,0

1.2.2.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu của Đỗ Quang Trung và CS (2009 – 2010) [2] trên 1076 bệnh
nhân tuổi từ 18 đến 60 cho thấy tỉ lệ răng nhiễm sắc cao tới 86,9%, trong đó
nhiễm sắc do nguyên nhân ngoại lai chiếm 40,9%, do nhiễm Fluor chiếm
23,1%, do nhiễm Tetracycline chiếm 22,9%.
Điều tra của Nguyễn Hữu Nam (2014) [8] trên 176 học sinh tuổi từ 15 – 17
tại trường THPT Thạch Bàn – Long Biên – Hà Nội cho thấy tỷ lệ nhiễm sắc
chiếm 57,4% trong đó nhiễm sắc nội sinh chiếm 28,7%, nhiễm sắc ngoại sinh
chiếm 71,3%.
Điều tra của Hoàng Trọng Sĩ, Nguyễn Trọng Liêm (2010) [50] về tình hình
nhiễm Fluor ở huyện Ninh Hòa – Khánh Hòa cho thấy 100% đối tượng
nghiên cứu đều bị nhiễm Fluor.


20

Theo Phan Lê Thu Hằng (2004) [51] tỷ lệ nhiễm sắc Tetracycline là 7,8%
chủ yếu ở lứa tuổi 25 - 35, tỷ lệ nhiễm sắc Tetracycline ở nữ gấp 1,5 lần nam
giới.
Phạm Thị Thu Hiền và cộng sự [52] nhận thấy trên 10 bệnh nhân nhiễm
màu ngoại sinh, màu răng tính theo thang điểm Vita 2D là 11,3 và trên 20
bệnh nhân nhiễm tetracylin, màu răng tính theo thang điểm Vita 2D là 14,8.
Nguyễn Thị Châu (2013) [53] nghiên cứu trên 78 bệnh nhân độ tuổi từ 20 45 nhiễm sắc Tetracycline độ I và II cho thấy tỷ lệ nhiễm sắc Tetracycline ở
nữ cao hơn ở nam và lứa tuổi thấp hơn thì tỷ lệ nhiễm Tetracycline ít hơn
cũng như mức độ nhiễm cũng nhẹ hơn. Nghiên cứu cũng đưa ra các chỉ số

màu chung cho nhóm đối tượng nghiên cứu: Vita 2D (13,6 ± 1,2), C (27,7 ±
4,3), hº (80,0 ± 3,8), L* (69,9 ± 4,6). a* (5,2 ± 1,3), b* (27,1 ± 4,4).
Nghiên cứu của Phạm Thị Phương (2014) [54] đưa ra các chỉ số màu trên
nhóm răng cửa giữa hàm trên là: Vita 2D (6,2 ± 2,6), C (20,3 ± 3,6), h0 (92,3
± 3,2), L* (80,3 ± 3,2), a* (-0,3 ± 0,9), b* (20,2 ± 3,6).
Nghiên cứu của Võ Thị Phương Linh (2013) [55] về màu sắc răng trên
nhóm sinh viên học viện ngoại giao đưa ra các chỉ số: Vita 2D (8,6 ± 2,5), C
(25,2 ± 3,1), h0 (90,1 ± 3,7), L* (81,7 ± 6,5), a* (0,3 ± 1,6), b* (25,4 ± 3,3).
Kết quả của những nghiên cứu trên cho thấy tình trạng nhiễm sắc răng ở
nước ta cũng như các nước trên thế giới rất cao, gặp trên mọi đối tượng và độ
tuổi. Tuy nhiên ở Việt Nam, nghiên cứu về vấn đề nhiễm sắc còn chưa nhiều.
Do vậy, cần các nghiên cứu sâu, rộng hơn về vấn đề này.


21

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhóm cán bộ công nhân viên CTCP Môi Trường Đô Thị Tam Điệp – Ninh
Bình.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Là cán bộ công nhân viên CTCP Môi Trường Đô Thị Tam Điệp – Ninh
Bình.
Lứa tuổi trên 18 tuổi.
Không phân biệt giới tính.
Quốc tịch Việt Nam.
Không điều trị nắn chỉnh răng cố định.
Không có phục hình.
Không trám răng thẩm mỹ.

Chưa từng điều trị tẩy trắng răng.
Không có bênh toàn thân cấp tính.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trên.
Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Công ty Cổ phần Môi Trường Đô Thị Tam Điệp – Ninh Bình.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Tháng 01 đến tháng 05 năm 2015
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.


22

2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu: Đối với mẫu điều tra nhiễm sắc răng trên nhóm cán bộ công nhân
viên CTCP Môi Trường Đô Thị Tam Điệp – Ninh Bình, nghiên cứu xác định cỡ
mẫu bằng công thức sau: (cỡ mẫu cho các nghiên cứu ước lượng trung binh) [56].

Trong đó:
Khoảng tin cậy

là 95%.

:

hệ số tin cậy ở 95% là 1,962.


d

:

sai số chuẩn, lấy d = 0,04.

n

:

cỡ mẫu nghiên cứu.

Lấy p = 0,869 [2] (với p là tỉ lệ người nhiễm sắc răng trong cộng đồng).
Áp dụng công thức, tính được n ~ 140 người. Thực tế chúng tôi lấy mẫu
là 150 người.
2.4.3. Cách chọn mẫu
Bước 1: Khám toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty. Lập danh sách
công nhân đủ tiêu chuẩn. Chúng tôi khám được 198 người đủ tiêu chuẩn.
Bước 2: Chọn ngẫu nhiên đủ 150 công nhân từ nhóm danh sách những
người đủ tiêu chuẩn chuẩn trên theo phần mềm R.
2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu


23

Bảng 2.1: Các biến số và chỉ só nghiên cứu
Nhóm biến số
Tên, tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ

Chỉ số và đo


Phương pháp thu

lường

thập số liệu

Phỏng vấn

Ghi vào phiếu
khám

Tiền sử bệnh toàn thân, sử dụng

Phỏng vấn

Ghi vào phiếu

kháng sinh
Thời gian sử dụng các loại nước sinh

khám
Phỏng vấn

Ghi vào phiếu

hoạt, thói quen ăn uống, sử dụng

khám


thuốc lá, ăn trầu
Thói quen vệ sinh răng miệng, lấy

Phỏng vấn

Ghi vào phiếu

cao răng
Chấn thương răng, điều trị tủy răng
Màu răng, các bệnh răng miệng khác

khám
Phỏng vấn,

Ghi vào phiếu

khám

khám

Khám

Ghi vào phiếu
khám

Khám tổng quát, so màu sắc răng

Khám, so màu

Ghi vào phiếu


bằng phổ quang kế cho răng nhiễm

bằng phổ quang

khám và chụp ảnh

màu nặng nhất trên cung hàm

kế

lưu

2.6. Phương pháp thu thập số liệu
2.6.1. Dụng cụ, phương tiện thu thập số liệu
Phiếu khám.
Dụng cụ khám: Khay quả đậu, gương, gắp, banh miệng, thám trâm, bông,
cây đè lưỡi.
Trang phục bảo hộ: Áo blouse, mũ, khẩu trang, kính mắt, găng tay sạch.
Dụng cụ làm sạch răng: Bàn chải, kem đánh răng, nước sạch.


24

Máy so màu: Phổ quang kế Vita Easyshade Compact
Khử khuẩn dụng cụ.
Bảo quản dụng cụ.
Máy ảnh: Canon.
2.6.2. Khám lâm sàng
Người thực hiện: Tác giả và nhóm sinh viên Y6 thuộc Viện Đào Tạo Răng

Hàm Mặt – Trường Đại Học Y Hà Nội đã được tập huấn và hướng dẫn cách
ghi chép số liệu, thống nhất phương pháp đánh giá.
Thu thập thông tin theo mẫu phiếu khám (theo phụ lục 1).
+ Hành chính: Họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, số điện thoại.
+ Tiền sử toàn thân: Bệnh lý toàn thân, tiền sử dùng Tetracycline.
+ Nguồn nước sinh hoạt sử dụng cho ăn uống: Nước giếng khoan, nước
giếng đào, nước mưa, nước ao hồ, nước máy và số năm sử dụng.
+ Thói quen uống nước chè khô, chè xanh, cà phê, nước có gas và thực
phẩm có màu khác.
+ Thói quen hút thuốc lá, nhai trầu, lấy cao răng, vệ sinh răng miệng.
+ Tiền sử bệnh răng miệng: Chấn thương răng, điều trị tủy.
+ Nhu cầu tẩy trắng răng.
Khám:
- Đánh giá tình trạng vệ sinh răng miệng.
- Các bệnh răng miệng: Mòn răng, sâu răng, trám răng, …
- Xác định răng nhiễm màu đậm nhất trên cung hàm, tính đồng nhất của
màu trên răng đó và trên toàn hàm.
2.6.3 Xác định màu răng
Điều kiện so màu răng: Thực hiện so màu răng trong cùng một điều kiện
(trong phòng, ánh sáng trắng) và răng được để ướt.
Làm sạch răng bằng chải răng.


25

Thực hiện so màu với Vita Easyshade compact theo các bước sau:

Hình 2.1 : Phổ quang kế Vita Easyshade Compact
- Làm test chuẩn.


Hình 2.2: Làm test chuẩn với máy Vita Easyshade Compact
- Xác định răng nhiễm màu đậm nhất trên cung hàm, lấy điểm tại vị trí
nhiễm màu đậm nhất trên bề mặt răng.
- Đặt đầu dò vuông góc và áp sát mặt răng cần đánh giá màu.
- Mỗi răng được đo 3 lần. Nghiên cứu viên đo một lần và 2 cộng sự mỗi
người đo 1 lần, trong cùng một điều kiện ánh sáng và lấy chỉ số trung bình.
2.6.4. Xác định nhiễm sắc
- Theo mức độ nhiễm sắc:


×