Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh một số vấn đề nghiên cứu phong cách ngôn ngữ hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.9 KB, 24 trang )

"Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Một số vấn đề nghiên cứu phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh

A:MỞ ĐẦU
Ngôn ngữ là một trong những sáng tạo vĩ đại nhất của loài người.
Ngôn ngữ được tạo nên từ nhu cầu giao tiếp trong cuộc sống giữa con người
với con người. Mỗi một quốc gia, dân tộc lại sáng tạo ra cho mình một ngôn
ngữ riêng. Ngôn ngữ đã trở thành một nét văn hoá, bản sắc riêng cho một dân
tộc, một quốc gia và Tiếng Việt của dân tộcViệt Nam, con người Việt Nam
được cha ông ta sáng tạo nên đã trở thành ngôn ngữ riêng của người Việt nam
phân biệt Người Việt Nam với các dân tộc khác trên thế giới. Mỗi một người
dân Việt Nam ai mà không biết nói, biết viết Tiếng Việt nhưng nói và sử dụng
thế nào cho hay cho đúng thì không phải ai cũng biết. ”HỌC ĂN, HỌC NÓI,
HỌC GÓI, HỌC MỞ”. Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng học suốt đời
không bao giờ xong. Học ăn, học nói không dễ. Trăm bệnh từ miệng mà vào,
trăm họa từ miệng mà ra. Học gói học mở càng khó.
Học cái hay, cái đẹp của từ ngữ tiếng Việt là công việc phải học suốt
đời và thực hành suốt đời vì ngôn ngữ là vỏ bọc của trí tuệ và nhân cách. Học
ngôn ngữ không những cần thiết đối với những người trong ngành khoa học xã
hội nhân văn mà cho tất cả mọi người trong mọi ngành kinh tế kỹ thuật ... Từ
những người lao động bình thường đến những chính khách lão luyện đều rất
cần thiết phải học cái đẹp, cái hay của ngôn ngữ mà mình muốn diễn đạt.
Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới,
Người đã để lại cho nhân loại biết bao nhiêu tài sản văn hoá quý báu và vô giá,
biết bao nhiêu bài học chúng ta cần học tập và noi theo. Trong đó không thể
không kể đến phong cách sử dụng ngôn ngữ mà cụ thể ở đây là Tiếng Việt của
Người. Phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh là một phần trong toàn bộ sự
nghiệp lớn lao mà Người đã cống hiến cho dân tộc. Từng lời nói, từng bài viết
của Người tuy giản dị ngắn gọn nhưng đều toát lên những vấn đề lớn của thời
đại và đều thể hiện sâu sắc tâm huyết tấm lòng của Người với non sông đất

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hằng Hạnh- A6 QTKD K45 B



1


"Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Một số vấn đề nghiên cứu phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh

nước, với quần chúng nhân dân. Và từ đó toát lên vẻ đẹp của một tâm hồn cao
thượng, một trí tuệ sáng suốt và kiên nghị.
Ở bài viết này tác giả tập trung đi sâu đến "Một số vấn đề nghiên cứu
phong cách sử dụng ngôn ngữ của Hồ Chí Minh." Tiểu luận được chia làm 4
phần: Phần một:" Phong cách nói và viết của chủ tịch Hồ Chí Minh" ; phần
hai: " Văn phong báo chí của chủ tịch Hồ Chí Minh" . Phần ba: " Chủ tịch Hồ
Chí Minh sử dụng thành ngữ trong giao tiếp" Phần bốn: " Một số trường hợp
thể hiện cách sử dụng ngôn ngữ của Bác"
Ví thời gian có hạn nên bài viết không tránh khỏi một số sai sót rất
mong được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô!

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hằng Hạnh- A6 QTKD K45 B

2


"Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Một số vấn đề nghiên cứu phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh

B: NỘI DUNG
I) PHONG CÁCH NÓI VÀ VIẾT CỦA HỒ CHÍ MINH:
Cứ mỗi lần đến ngày kỷ niệm báo chí cách mạng Việt Nam, tất cả
những người làm báo, những người đọc báo, quan tâm đến báo chí Việt Nam
đều nhớ đến một con người, một cái tên – vĩ đại mà thân quen – Hồ Chí Minh
– người đã khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam. Cho đến hôm nay,

chúng ta vẫn có thể học tập từ nhiều điều từ sự nghiệp làm báo – làm cách
mạng của Bác; vẫn còn cảm nhận được hơi ấm của tình người và ánh sáng của
những tinh hoa văn hoá toả ra từ khối lượng đồ sộ những tác phẩm, bài nói, bài
viết của Người…
1)Học viết và học nói
Trong rất nhiều điều Bác Hồ mong muốn các cán bộ cách mạng phải rèn
luyện, có điều Bác mong muốn mỗi người đều phải học viết; học nói. Đối với
Bác, tiếng Việt là của cải lâu dài và vô cùng quý báu của dân tộc, “chúng ta phải
giữ gìn nó, Quý trọng nó, làm nó phát triển ngày càng rộng khắp”. Học viết học
nói cũng không chỉ giới hạn trong đội ngũ cán bộ tuyên truyền, trong đội ngũ
những người cầm bút mà cũng là điều cần thiết đối với mọi người, từ các em
học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường…
Trong sự đa dạng và phong phú của những bài nói, bài viết của Hồ Chí
Minh, có thể rút ra những nét chung nổi bật nhất của phong cách diễn đạt mà
Người đã thể hiện suốt cuộc đời mình, một phong cách mẫu mực cho cả hiện tại
và tương lai.
Đối với “nhà báo” Hồ Chí Minh trước hết cần xác định rõ chủ đề đối
tượng, mục đích của việc nói và viết từ đó mới có thể tìm cách nói, cách viết
cho phù hợp nhất mới chủ đề, với đối tượng để đạt được mục đích đề ra. Trong
tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, trong bài Cách viết; trong bài nói tại Đại hội Hội

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hằng Hạnh- A6 QTKD K45 B

3


"Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Một số vấn đề nghiên cứu phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh

Nhà báo Việt Nam lần thứ hai; bài nói tại Hội nghị tuyên truyền miền núi
(1958), cũng như trong toàn bộ các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh chúng ta

đều thấy Người nhấn mạnh bốn vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau: Nói, viết
cái gì? Nói, viết như thế nào? Chủ đề, đối tượng, Mục đích quyết định cách thể
hiện, cách thể hiện tốt làm cho nội dung nói và viết đúng với chủ đề, đúng đối
tượng và đạt được mục đích của việc nói và viết.
2)Giản dị và sâu sắc
Bác Hồ đã nói và viết về rất nhiều chủ đề khác nhau của cách mạng Việt
Nam, của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế… trong chủ đề bao trùm là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người
nói và viết cho rất nhiều đối tượng khác nhau, từ những đại biểu cao nhất của
chủ nghĩa thực dân đề quốc; nhân dân các nước thuộc địa; nhân dân và Đảng
Cộng sản các nước anh em; những người có lương tri tiến bộ trên khắp thế
giới… và nhiều nhất là cho đông đảo các tầng lớp nhân dân Việt Nam với dân
tộc, tôn giáo, trình độ khác nhau. Với mỗi đối tượng cụ thể, trong những văn
cảnh cụ thể, Bác Hồ đều tìm ra những cách nói cách viết phù hợp nhất. Nếu đối
tượng là người phương tây, Bác có cách viết rất “Tây”, sâu xa, châm biếm, hài
hước, ý nhị…Với nhân dân Việt Nam, Bác lại nói và viết rất giản dị, Mộc mạc,
nhiều khi có vần, có đối như ca dao tục ngữ rất quen thuộc với số đông mọi
người. Với những nhà tri thức uyên bác, Người lại bàn về những lời răn dạy của
các bậc tiên hiền, bàn về những vấn đề sâu sắc của khoa học, của thơ ca và nghệ
thuật…
Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể xướng hoạ thơ đường với các vị khoa bảng
hay với các đồng chí Trung Quốc nhưng khi nói, khi viết cho đồng bào chưa có
điều kiện học nhiều chữ, Người không dùng bất cứ một từ ngữ khó hiểu nào…
Chân biếm kẻ thù thì sâu cay “như những ngon roi quất mạnh vào mặt bọn chúa
tể ở pháp và các nơi khác…Đối với các đồng chí cán bộ đảng viên, bác lại hài

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hằng Hạnh- A6 QTKD K45 B

4



"Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Một số vấn đề nghiên cứu phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh

hước nhắc nhở nhẹ nhàng bằng những hình ảnh quen thuộc để mọi người nhớ
mãi như nhắc nhở mọi người tiết kiệm mà lẫn lôn chữ nghĩa để tiết kiệm biến
thành tiết canh…
3) Người làm tiếng Việt thêm phong phú
Đồng chí Trường Chinh nhận xét: “Hồ Chủ Tịch nói tiếng nói của dân
tộc, của nhân dân Việt Nam, Nhiều từ ngữ dân gian được bác đưa vào ngôn ngữ
của mình rất tự nhiên, hợp lý, sãng tạo… “Người còn làm giàu thêm cho kho
tàng ngôn ngữ dân tộc bằng nhiều từ mới, từ rút ngắn như Vùng trời, Giặc đói,
giặc dốt…
Nhà báo nổi tiếng U.Bơcset lại nhận xét: “nét điển hình ở Hồ Chí Minh
là chỉ với một vài từ hoặc một vài hình ảnh, Người có thể trình bầy được những
vấn đề phức tạp”. Hình ảnh đoàn quân đội viễn chinh Pháp bị nhốt váo đáy mũ
của Người minh hoạ cho cuộc chiến đấu ở Điện Biên Phủ lúc nên đến đỉnh cao
là một ví dụ rõ nét nhất…
Một nhà báo, nhà sử học Pháp còn phát hiện: “Hồ Chí Minh đã gạch tất
cả những công thức tiêu cực để thay bàng những công thức tiêu cực cùng nghĩa.
Người không đồng ý câu tôi viết trong đề cương là: Không có chủ nghĩa xã hội
thì các dân tộc không thể đi đến giải phóng hoàn toàn, mà đề nghị sửa lại là:
Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể đảm bảo cho các dân tộc giải phóng hoàn
toàn”.
Sự phong phú trong cách thể hiện của Bác Hồ khi nói và viết làm chúng
ta nhận ra những đặc trưng trong cách nói, cách viết Hồ Chí Minh. Đó là:
- Chân thực. Mỗi bài nói, bài viết của Bác Hồ đều bắt nguồn từ thực tế cuộc
sống với những con số, những sự kiện đã được xem xét, kiểm tra, chọn lọc. Bao
giờ Người cũng đem lại cho người đọc, người nghe lượng thông tin cao và
chính xác. Chính tính chân thực đã làm nên sức thuyết phục cao của những bài
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hằng Hạnh- A6 QTKD K45 B


5


"Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Một số vấn đề nghiên cứu phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh

nói, bài viết của người đối với người nghe, người đọc. Chân thực cũng là yêu
cầu đầu tiên của Bác Hồ đặt ra đối với cán bộ, đảng viên khi nói, khi viết. Bác
thường nhắc nhở: “Viết phải đúng sự thật, không được bịa ra”; không nên nói
ẩu”; “Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói chớ viết”…
- Ngắn gọn là một đặc trưng rất nổi bật trong cách nói, cách viết Hồ Chí Minh,
“ngắn gọn có nghĩa là gọn gàng, rõ ràng, có đầu, có đuôi, có nội dung thiết
thực, thấm thía, chắc chắn”. Ngắn gọn trong cách nói cách viết Hồ Chí Minh là
cô đọng, hàm súc, ý nhiều lời ít, không có lời thừa, chữ thừa. Đặc tính ngắn
gọn, hàm súc trong các bài nói, bài viết của Bác Hồ là sự kế thừa và phát triển
phong cách phương Đông. Đó cũng là kết quả công phu rèn luyện của Bác từ
những ngày đầu tham gia hoạt động chính trị, tham gia làm báo cách
mạng.Người nhiều lần phê bình nhắc nhở cán bộ về mặt ba hoa, viết vừa dài
vừa rỗng. Người thường khuyên cán bộ nói viết đều phải ngắn gọn, thiết thực,
đi thẳng vào vấn đề. Nói dài, viết dài và sáo rỗng đều hoàn toàn xa lạ với phong
cách Hồ Chí Minh.
- Trong sáng, giản dị, dễ hiểu. Toàn bộ các bài nói, bài viết của Bác Hồ đều rất
trong sáng về ý tưởng và văn phong, giản dị trong cách trình bầy và dễ hiểu với
người nghe, người đọc. Tư tưởng Hồ Chí Minh đến với mọi người bằng những
ngôn từ quen thuộc – dù đó là những vấn đề của cuộc sống chiến đấu, lao động
hàng ngày hay những vấn đề lớn của đất nước, của thời đại.
Muốn nói, muốn viết được trong sáng, giản dị, dễ hiểu, theo Bác Hồ,
trước hết phải học cách nói của quần chúng. Phải thực sự học quần chúng để có
cách nói, cách viết được quần chúng chấp nhận như những gì của chính họ. Bác
Hồ phê phán rất gay gắt những cán bộ đem “thặng dư giá trị” ra nhồi sọ cho ba

con nông dân; có cán bộ đem “tân dân chủ nghĩa” ra giáo dục các em nhi đồng;
mang “biện chứng pháp” ra nói với anh em công nhân đang học chữ quốc
ngữ…(!). Trong cách nói cách viết của mình, bác thường giản dị hoá mọi vấn
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hằng Hạnh- A6 QTKD K45 B

6


"Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Một số vấn đề nghiên cứu phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh

đề khó hiểu mà không phải là sự đơn giản tầm thường, Sự giản dị, trong sáng
của Người bắt đầu từ sự hiểu biết thấu đáo bản chất của sự vật, từ sự gắn bó với
truyền thống dân tộc trong nếp cảm, nếp nghĩ…
Để viết và nói được trong sáng giản dị, dễ hiểu, Bác Hồ còn chỉ ra rằng
phải chống lại căn bệnh hay nói chữ, ham dùng chữ, bệnh sính dùng chữ nước
ngoài nào đã quen thuộc, đã “hoá thành chữ ta” mà không dùng thì không đúng.
Bác Hồ đã nêu ví dụ: ta nói độc lập chư không nói đứng một, nói du kích chứ
không nói đánh chơi.. Còn đối với bệnh lạm dụng chữ nước ngoài thì dù dùng
đúng cũng đã có hại, nếu dùng sai theo kiểu dốt hay nói chữ thì cái hại lại càng
to….
Sinh thời Bác Hồ đã căn dặn chúng ta nhiều điều khi học viết, học nói.
"Văn không chỉ là văn. Văn cũng chính là người. Học nói, học viết cũng là từng
bước hoàn thiện những phẩm giá của mình".

II) VĂN PHONG BÁO CHÍ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH:
Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn xem việc viết báo để cổ động,
tuyên truyền, giáo dục... gắn liền với hoạt động cách mạng của Người. Từ
những ngày còn hoạt động ở nước ngoài, Bác đã viết rất nhiều bài báo với
nhiều bút danh khác nhau. Người viết cho báo ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc và
nhiều nước khác. Sau này, khi làm Chủ tịch nước, Bác vẫn viết đều đặn cho

nhiều báo về nhiều đề tài. Văn phong báo chí của Bác giản dị, ngắn gọn nhưng
không nông cạn, thường pha chút hài hước nên rất sinh động và vui.
Có điều rất đặc biệt là, dù viết để “đánh địch” nhưng mục đích là cảnh
tỉnh, giáo hoá, Bác bao giờ cũng giữ được tình lý phân minh, đúng mực, không
có những lời thóa mạ, cay độc. Còn viết bài cho nhân dân lao động, bộ đội,

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hằng Hạnh- A6 QTKD K45 B

7


"Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Một số vấn đề nghiên cứu phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh

thanh niên, thiếu nhi... thì Bác dùng câu văn dễ hiểu, dễ nhớ nhưng lý lẽ xác
đáng đầy thuyết phục và tình cảm chân thành, thiết tha đi vào lòng người.
Ngôn ngữ của Hồ Chí Minh được sử dụng một cách dễ hiểu mà sâu sắc
ở tất cả các lĩnh vực. Đối với Người, báo chí là công cụ đoàn kết quốc tế, đoàn
kết giai cấp công nhân, đoàn kết các dân tộc bị áp bức đấu tranh giải phóng,
đoàn kết phong trào cộng sản thế giới. Mặt khác Người cũng đã dùng báo chí
để đánh địch. Người viết về con người, sự việc thuộc “đối phương” ở nước
ngoài thì rất nhậy bén về chính trị và cách sử dụng ngôn ngữ của Bác hiện ra
rất rõ nét, bằng những chứng cứ và số liệu cụ thể để vạch trần tội ác của đế
quốc. Những bài báo Bác viết đăng các báo và tạp chí uy tín ở nước ngoài thì
thấy rõ nghệ thuật đánh địch bằng lời, nghệ thuật “đẩy bóng trả lại địch”, nghệ
thuật lướt qua những vấn đề tế nhị mà vẫn giữ được nguyên tắc, đường lối, để
lấy gậy ông đập lưng ông” trong ngôn ngữ Hồ Chí Minh.
Còn những bài báo viết để đánh địch đăng báo trong nước, Bác đã sử
dụng rất khéo về từ ngữ nhằm lột rõ bộ mặt thật của chủ nghĩa đế quốc, qua đó
cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đẩy mạnh cuộc kháng chiến trường kỳ
chống thực dân Pháp xâm lược, cổ vũ ý chí giành thắng lợi cuối cùng bằng

chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu và tiếp tục cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước vĩ đại không chỉ động viên, mà qua tác phẩm báo chí với
văn phong trong sáng của mình, Bác Hồ đã giáo dục và uốn nắn những yếu
kém của Đảng ta và các ngành, các địa phương đều được Bác khen ngợi và phê
bình bằng những ngôn ngữ báo chí.
Điều đặc biệt ở văn phong báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh là
“tính quần chúng” được thế hiện rất đậm nét khi nói, khi viết. Bác nói: “Kinh
nghiệm của tôi thế này. Mỗi khi viết một bài báo, thì tự đặt câu hỏi: Viết cho ai
xem? Viết để làm gì, viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc?”.
Sinh thời bác luôn giáo dục các nhà báo đồng thời Người cũng yêu cầu khi nói,
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hằng Hạnh- A6 QTKD K45 B

8


"Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Một số vấn đề nghiên cứu phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh

khi viết: “Phải học cách nói quần chúng. Chớ nói như giảng sách. Mỗi tư
tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của
quần chúng...
Khi viết, khi nói, phải luôn luôn làm thế nào cho ai cũng có thể hiểu
được. Làm sao cho quần chúng đều hiểu, đều tin, đều quyết tâm theo lời kêu
gọi của mình ...’’ Chỉ thống kê trong 10 năm, từ 1955 đến 1965, Hồ Chí Minh
đã thực hiện hơn 700 lượt đi xuống cơ sở, thăm các địa phương, công trường,
xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị bộ đội từ miền xuôi đến miền ngược, từ biên giới
đến hải đảo... Tính ra mỗi năm có hơn 70 lần Người đi xuống cơ sở, mỗi tháng
có 6 lần Người gặp gỡ quần chúng,. Chỉ với con số đó thấy rõ phong cách của
một lãnh tụ suốt đời gắn bó với quần chúng, một phong cách lê-nin-nít mẫu
mực. Mỗi lần đi xuống cơ sở Bác vừa là vị Chủ tịch nước, vừa là kỹ sư hướng
dẫn kỹ thuật, vừa là nhà báo khai thác thông tin, vừa là nhà văn nhà thơ tìm

cảm hứng sáng tác.
Do vậy, những bài báo của Bác luôn có tương cà, mắm muối và những
công việc thường ngày của quần chúng nhân dân lao động và các em học sinh
nhi đồng.
Tư tưởng, quan niệm của Hồ Chí Minh, việc sử dụng ngôn ngũ báo chí
chủ yếu là tiếng Việt được thể hiện bằng tình cảm, thái độ của Người đối với
dân tộc. Người nói: ‘‘Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý
báu của dân tộc” do đó trong khi viết, Bác rất chú trọng đặt câu và phát triển
câu. Người đặt ra cho văn phong là giản dị, ngắn ngọn, rõ ràng, dễ hiểu, không
cầu kỳ chữ nghĩa, bố cục chặt chẽ thể hiện ở từng từ từng câu mà trước hết là
sự trình bày các ý trong các bài báo, bài văn để nhằm vào hành động của người
nghe, người đọc. Người thường dùng lối so sánh ví von hoặc ca dao, tục ngữ,
thành ngữ dân gian, báo của Bác đích chủ yếu giải thích cho cán bộ, đảng viên
quần chúng,... hiểu một vấn đề gì đó hoặc động viên khen thưởng, phê bình để
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hằng Hạnh- A6 QTKD K45 B

9


"Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Một số vấn đề nghiên cứu phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh

mọi người cùng thực hiện được thường thường Người giải thích lý do tại sao
phải hành động như vậy? Nên hành động bằng những cách nào? v.v... Bác nói :
‘‘Một tấm guơng tốt còn có tác dụng hơn một trăm bài diễn văn» . Người đã
đòi hỏi cán bộ đảng viên khi nói, viết sao cho giản dị, dễ hiểu cốt để quần
chúng hiểu ngay và làm được, nắm cái thần của sự vật, đi ngay vào cái cốt lõi
của vấn đề.
Trình độ viết báo của Bác Hồ là trình độ của bậc thầy, từ năm 1951 –
1969 Bác đã viết l.205 bài báo với 23 bút danh khác nhau cho báo Nhân dân và
gần 300 bài cho báo chí nước ngoài, không có nhà báo chuyên nghiệp nào viết

kỷ lục như vậy. Thế nhưng trong khi viết báo, Bác luôn luôn yêu cầu mọi
người xung quanh Người đọc lại bản thảo xem có từ ngữ nào khó hiểu để Bác
sửa lại văn phong cho trong sáng, từ ngữ giản đơn, ý tứ, sâu sắc. Bác viết bài
báo: ‘‘Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân’’ đăng trên
báo Nhân dân số 5409 ra ngày 3-2-1969, bài báo này trước khi gửi đến Toà
soạn Bác đã cho đánh máy thành nhiều bản gửi đến từng đồng chí ủy viên Bộ
Chính trị đề nghị tham gia ý kiến. Hiện nay, chúng ta đọc lại bài báo của Bác
thấy câu chữ vô cùng sâu sắc, bố cục rất chặt chẽ, còn nguyên tính thời sự nóng
hổi.
Hồ Chí Minh đã qua đời nhưng Người để lại cho chúng ta một tài sản
vô cùng quý báu. Đó 1à thời đại Hồ Chí Minh – thời đại rực rỡ nhất trong lịch
sử vinh quang của dân tộc. Đó là kỷ nguyên độc lập tự do của Tổ quốc, kỷ
nguyên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đối với những người viết báo, viết văn
hiện nay, được hưởng thụ tài sản vô giá của Người về phong cách, tư tuởng,
quan niệm... làm báo cách mạng. Người vừa là lãnh tụ tối cao của dân tộc
nhưng cũng là người thầy, nguời bạn đồng nghiệp suốt cả cuộc đời vì sự nghiệp
báo chí nước nhà để lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng 1ợi này đến
thắng lợi khác.

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hằng Hạnh- A6 QTKD K45 B

10


"Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Một số vấn đề nghiên cứu phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh

III) HỒ CHÍ MINH SỬ DỤNG THÀNH NGỮ TRONG GIAO
TIẾP:
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng trong việc sử
dụng từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ trong những bài viết, bài nói của mình. Là

người hiểu rõ đặc trưng tư duy dân tộc của người Việt và người phương Ðông,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng rất thành thục từ ngữ và thành ngữ trong giao
tiếp.
Trong cách viết, cách nói nét đặc trưng ở Người là tạo lập mối liên hệ
giữa người nói và người nghe (người viết và người đọc) trước khi đi vào vấn đề
chính để thu hút sự chú ý của các liên chủ thể trong khi mối giao cảm giữa họ
đang hình thành.
Trong các bài nói, bài viết cũng như khi trao đổi chuyện trò, phong cách
ứng xử của Người là luôn luôn quan tâm đến người đối thoại. – Một yếu tố
quan trọng dẫn đến hiệu quả cao trong giao tiếp. Nghệ thuật mở đầu câu
chuyện, dẫn dắt việc giao tiếp theo tính mục đích và ý đồ định sẵn của giao tiếp
đặt ra.
Bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gắn liền với việc làm
rõ tính mục đích của nội dung sẽ được trình bày: Viết cho ai? Viết để làm gì?
Viết cái gì? và Viết như thế nào?
Bài viết này đề cập những điểm cơ bản trong giao tiếp ngôn ngữ trong
các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ yếu ở cấp độ từ ngữ, thành
ngữ.

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hằng Hạnh- A6 QTKD K45 B

11


"Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Một số vấn đề nghiên cứu phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh

Trong bài giảng tại lớp chỉnh Ðảng trung ương ngày 17/8/1953 (sau
này in thành sách dưới tựa đề Cách viết) khi nói đến mục Cách viết như thế
nào?
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một cách nôm na, giản dị: "Trước hết là

cần phải tránh cái lối viết "rau muống", nghĩa là lằng nhằng "trường giang đại
hải", làm cho người xem như là "chắt chắt vào rừng xanh". Mình viết ra cốt để
giáo dục, cổ động, nếu người xem mà không nhớ được, không hiểu được, là viết
không đúng, nhằm không đúng mục đích. Mà muốn cho người xem hiểu được,
nhớ được, làm được thì phải viết cho đúng trình độ của người xem, viết rõ
ràng, gọn gàng, chớ dùng chữ nhiều"
Hoặc tại hội nghị cán bộ văn hóa ngày 30/10/1958 Người đã nhận
xét: "Quần chúng là những người sáng tạo, công nông là những người sáng
tạo. Nhưng, quần chúng không phải chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho
xã hội. Quần chúng còn là người sáng tác nữa... Những câu tục ngữ, những câu
vè, ca dao rất hay là những sáng tác của quần chúng. Các sáng tác ấy rất hay mà
lại ngắn, chứ không "trường thiên đại hải", "dây cà ra dây muống"..."
Ở đây cái mà Bác nhằm đạt tới ở người nghe (và người đọc) chính là
cái quy định nội dung và cách thể hiện của phát ngôn. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất
chú ý đến mục đích, đối tượng liên cá nhân (người phát và người tiếp nhận) và
hoàn cảnh của giao tiếp, mà trong giao tiếp thì phát ngôn của người nói hay
người viết vừa là sản phẩm vừa là phương tiện của chính họ.
Bởi vậy, chủ trương của Bác là nội dung của bài nói, bài viết phải có
sức tác động đến người nghe, người đọc, nghĩa là phải có sức thuyết phục, "lọt
tai quần chúng".
Như trong bài viết ngắn chỉ có 130 từ đăng trên báo Nhân Dân ngày
23/9/1959, Bác viết thật dễ hiểu: "Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hằng Hạnh- A6 QTKD K45 B

12


"Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Một số vấn đề nghiên cứu phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh

làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ,

chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng
cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu
thành người tốt"
Bác dùng thành ngữ đúng với hoàn cảnh giao tiếp nên đạt được mục
đích của chiến lược giao tiếp là đả thông được tư tưởng cho đối tượng nghe (ở
đây là giáo viên phổ thông): "Bác nghe nói một số giáo viên phàn nàn là không
được chính quyền địa phương coi trọng. Người ta có câu: "Hữu xạ tự nhiên
hương". Giáo viên chưa được coi trọng là vì chưa có hương, còn xa rời quần
chúng. Có nhiều giáo viên được quần chúng coi trọng, như chiến sĩ thi đua, giáo
viên bình dân học vụ, họ cùng với nhân dân kết thành một khối nên được quần
chúng yêu mến"
Gần mười năm sau, ngày 29/6/1963, cũng trên báo Nhân Dân, Bác
dùng lại thành ngữ này, nhưng cách giải thích lại phù hợp với hoàn cảnh giao
tiếp và vì thế mang tính thời sự: "Bọn trùm đế quốc như tổng Ken đều là: "Khẩu
Phật tâm xà; miệng là Bồ tát, bụng là Xatăng!".
Có thể nói, trong việc sử dụng từ ngữ và thành ngữ, Chủ tịch Hồ Chí
Minh rất có ý thức chuyển đạt thông tin đến người tiếp nhận (người nghe, người
đọc) và luôn quan tâm đến sự lắng nghe của người cùng giao tiếp. Yếu tố này
hầu như thường trực trong tiềm thức của Người, khiến những phát ngôn Người
nói ra rất sinh động và gây được tác động đến người tiếp nhận thông báo.
Không phải là không có lý do khi GS Phạm Huy Thông, một người
thông hiểu tiếng Pháp và văn hóa Pháp, đã đánh giá rất chuẩn xác rằng văn của
Nguyễn Ái Quốc khi Người hoạt động trên đất Pháp những năm 20 của thế kỷ
trước là "Văn Pháp (của Nguyễn Ái Quốc) rất Pháp" (Tạp chí Ngôn ngữ, số 21986). Ðiều này cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ thời còn trẻ đã rất chú

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hằng Hạnh- A6 QTKD K45 B

13



"Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Một số vấn đề nghiên cứu phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh

ý đến hiệu quả của giao tiếp và việc gây tác động đến đối tượng tiếp nhận thông
báo (ở đây là người bản ngữ Pháp).
Về nước, sống trong lòng Tổ quốc và đồng bào, Bác đặc biệt chú ý
đến cách hành văn sao cho dễ hiểu, dễ nhớ và dùng thành ngữ sao cho đắc địa
nhất, bởi một từ ngữ, một thành ngữ được dùng đúng chỗ có thể thay thế cho
một câu, thậm chí cho cả một đoạn câu. Ví như câu Bác nói tại lớp học chính trị
của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền bắc ngày 13/9/1958: "Vì lợi ích mười
năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người".
Ðến nay câu nói nổi tiếng của Bác vẫn giữ nguyên giá trị thời sự đối
với việc chấn hưng nền giáo dục nước nhà. Trồng người ở đây được dùng như
một cụm từ mang tính thành ngữ cao, được Chủ tịch Hồ Chí Minh kết hợp tài
tình tạo nên một cụm từ gồm động từ trồng với nghĩa "vun xới, chăm sóc, giáo
dục" kết hợp với danh từ người là đối tượng được chăm sóc giáo dục với nghĩa
tổng quát "toàn thể mọi người trong xã hội".
Trong việc sử dụng thành ngữ của dân tộc cũng như trong việc sáng tạo
lại thành ngữ cho dễ hiểu hơn, phù hợp hơn với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể,
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một mẫu mực dùng chuẩn xác thành ngữ trong giao
tiếp và ứng xử. Rõ ràng ở Người thể hiện đậm nét ngữ cảm của người Á Ðông
về triết lý âm dương. Tình huống hài hòa, chuyển hóa cho nhau của hai yếu tố
này hầu như có mặt trong nhiều thành ngữ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng
trong giao tiếp, trong các bài viết, bài nói của Người.
Chẳng hạn, thành ngữ Nhìn thấy tận mắt, nghe thấy tận tai được Chủ tịch
Hồ Chí Minh tạo ra từ thành ngữ dân gian Tai nghe mắt thấy; hoặc "To" gan
như cáy (HCM) được tạo ra từ thành ngữ dân gian Nhát như cáy.
Cùng với ngữ cảm trên, Người đã sáng tạo ra những thành ngữ mới diễn
tả những hiện tượng khách quan mới nảy sinh: Ông cụ non, quan cách mạng, gõ
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hằng Hạnh- A6 QTKD K45 B


14


"Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Một số vấn đề nghiên cứu phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh

đầu trẻ kiếm cơm, các cô tú cậu tú, đạp vỏ dưa tránh vỏ dừa, buôn dân bán
nước, măng mọc quá tre (trứng khôn hơn vịt) vắt cam vứt xác, chết thì chết nết
không chừa (đánh chết cái nết không chừa), mặc áo gấm đi đêm, dùng người
như dùng gỗ, ông tướng bà tướng, chiếm của công làm của tư, v.v...
Nguyễn Văn Tu (1982) đã có nhận xét tinh tế rằng, từ mẹ được Bác
dùng với nghĩa là quan trọng nhất như: "Bây giờ còn một điểm rất quan trọng,
cũng là điểm mẹ. Ðiểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt: đó là
đoàn kết". Trong câu này Bác còn dùng từ con cháu song song với từ mẹ cho
cân đối. Con cháu ở đây cũng có nghĩa mới"
Sự vận dụng sáng tạo từ ngữ, thành ngữ tiếng Việt trong các bài viết,
bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh phản ánh một điều quan trọng là, chiến lược
giao tiếp ngôn ngữ hướng đến người tiếp nhận là mục đích của chủ thể nhằm
chuyển đạt những thông tin có mục đích của mình. Ðạt được điều này không
phải đơn giản mà phải có quá trình trau dồi, rèn luyện năng lực ngôn ngữ của
mỗi người trong việc giữ gìn, bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt giàu đẹp về
hình ảnh và ngôn từ thể hiện.
Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cách viết đến nay vẫn
giữ nguyên ý nghĩa thời sự của nó. Ðây là bài học bổ ích không chỉ đối với các
nhà báo, phóng viên, diễn giả mà cả đối với đội ngũ giáo viên khi đứng trên bục
giảng truyền thụ kiến thức cho học sinh, sinh viên.

IV) MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP THỂ HIỆN CÁCH SỬ DỤNG
NGÔN NGỮ CỦA BÁC:
1)" Hai tay xây dựng một sơn hà"
Trong bài thơ Pác Bó hùng vĩ, Bác Hồ viết:

Non xa xa, nước xa xa

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hằng Hạnh- A6 QTKD K45 B

15


"Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Một số vấn đề nghiên cứu phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh

Nào phải thênh thang mới gọi là
Đây suối Lê Nin, kia núi Mác
Hai tay gây dựng một sơn hà
Để ý trong bài thơ này, Bác dùng từ gây dựng. Xây dựng và gây dựng là
hai động từ tương đồng nhưng có khác nghĩa nhau do từ xây và từ gây tạo nên .
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Xây(là): dùng vật liệu mà xây dựng nên. Xây
dựng(có nghĩa là): xây đắp, dựng nên; Gây (là): làm, tạo ra, nhóm lên. Gây
dựng (có nghĩa là):tạo ra cơ sở để từ đó hình thành.
Trong bài thơ trên, ý Bác muốn nói gây dựng một sơn hà kiểu mới,
không phải độc lập thống nhất kiểu cũ (vì thời phong kiến, nước ta cũng đã
từng có độc lập, thống nhất) mà là gây dựng một chế độ mới "chế độ dân chủ và
xã hội chủ nghĩa" vì theo lô gích ở câu thứ ba có suối Lê Nin, núi Mác nên ta
hiểu gây dựng một sơn hà theo đường lối của Mác, Lê Nin.
2) Bác dùng từ trái nghĩa để giải đáp:
Giữa năm 1950, Bác nói chuyện với lớp học của cán bộ tư pháp. Bác
bước lên chiếc ghế cao dành cho giảng viên ngồi hàng ngày khi lên lớp.Vừa
ngồi vào ghế, Bác đã nói "Thật là cao như bệ ông tòa án". Bác rút trong cặp ra
một tập giấy ghi các câu hỏi. Bác giơ lên và nói: Tất cả 86 tờ, gồm 172 câu hỏi"
Bác cười: Trả lời hết ngần này câu hỏi cũng gay đấy, nhưng Bác sẽ cố gắng trả
lời hết". Bác đọc lên từng câu và trả lời. Có câu hỏi: "Làm thế nào để tư pháp
gần được dân ?". Bác trả lời rất ngắn gọn, giản dị và sâu sắc:"Tư pháp muốn

gần dân thì đừng xa dân"
3) Hai chữ" muôn vàn" trong Di chúc của Bác:
Bác Hồ mất được vài hôm . Một buổi sáng đến tòa soạn, anh Hoài
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hằng Hạnh- A6 QTKD K45 B

16


"Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Một số vấn đề nghiên cứu phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh

Thanh Hỏi tôi:
- Anh đọc di chúc của Bác có chú ý đến hai chữ này không ?
Anh dừng lại như đế xem tôi có đoán được hai chữ anh định nói .
- Hai chữ gì hả anh ?
- "Muôn vàn" "Tôi gửi lại muôn vàn tình thân yêu"
- Tôi chỉ thấy hay thôi
- Tôi thấy ông cụ tài quá . Tôi đã thử tìm những từ có thể thay thế hai chữ đó
nhưng không thể nào thay thế nổi . Tôi gửi lại vô vàn tình thân yêu ... vô vàn
hay muôn nghìn tình thân yêu đều không đươc. Vô vàn thì trừu tượng hoàn toàn
còn muôn nghìn thì quá cụ thể . Chỉ có muôn vàn là hay nhất .
- Vì sao muôn vàn lại là hay nhất hả anh ?
- Vì nó có một phần cụ thể: muôn là con số đếm được nhưng lại có phần trừu
tượng ; vạn là cụ thể nhưng vàn là trừu tượng; mà thương yêu thì phải có phần
trừu tượng chứ !
Chữ muôn vàn đã có trong Kiều mà Kiều thì dân mình ai chẳng biết . Hai
chữ muôn vàn như đã có sẵn trong lòng mọi người . Cứ đọclên là như đã cảm
nhận được ngay cái ý nghĩa cũng như tấm lòng và cái tình của Bác trong hai
chữ đó .
(Nhà văn Phạm Hổ kể lại)
4) Từ xưng hô khi Bác đối thoại:

Xưng là từ chỉ về mình, hô là gọi người khác.Trong tiếng Việt từ xưng
đều có nguồn gốc là danh từ chỉ quan hệ gia đình, gia tộc như cụ, ông, bà, bác,
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hằng Hạnh- A6 QTKD K45 B

17


"Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Một số vấn đề nghiên cứu phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh

cô, chú, anh, chị, em, cháu ...thêm vào đó có một số danh từ chỉ quan hệ xã hội
như thầy, bạn, đồng chí, vị, ngà
Tự xưng
Theo văn bản vào tháng 5-1950 trong bài nói chuyện tại hội nghị huấn
luyện toàn quốc, ta thấy Bác tự xưng là bác với các cán bộ trẻ .Từ Bác tạo nên
sự thân mật, gần gũi, rút ngắn khoảng cách giữa lãnh tụ và quần chúng.
Bác rất ít tự xưng là tôi hoặc ta . Trong trường hợp lễ nghi long trọng, với
cương vị Chủ tịch Nước, Bác mới xưng tôi (Tôi nói, đồng bào nghe rõ
không ?). Chỉ duy nhất một trường hợp Bác xưng ta trong bài điếu Hồ Tùng
Mậu : Lòng ta rất đau xót, linh hồn chú biết chăng ? (Từ ta ở đây vẫn tạo được
sự thân mật vì hoà người nói và người nghe làm một).

Bác là một lãnh tụ rất gần gũi với quần chúng và Bác sử dụng tiếng Việt
vô cùng trong sáng và nhuần nhuyễn.Khi gọi người khác, tùy từng đối tượng
giao tiếp, Bác dùng tiếng Việt rất thuần thục:
Bác dùng từ em để gọi các chiến sĩ quyết tử quân Thủ đô (thư ngày
27/1/1947): "Các em ăn Tết thế nào ? Tôi và nhân viên chính phủ vì nhớ đến
các em cho nên cũng không ai nỡ ăn Tết . Các em là đội cảm tử . Các em cảm
tử để cho Tổ quốc quyết sinh (Những lời kêu gọi-tập 1,trang 140)
Bác dùng từ đồng bào khi nói với toàn dân .Bác dùng từ bà con để tỏ vẻ
thân tình khi nói chuyệ n với một bộ phận nhân dân. Bác dùng từ đồng chí khi

nói với đảng viên cán bộ .
Bác dùng từ ngài trong trường hợp ngoại giao với các nhân vật nước ngoài
để tỏ vẻ kính trọng.
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hằng Hạnh- A6 QTKD K45 B

18


"Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Một số vấn đề nghiên cứu phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh

Bác dùng từ người (một từ mang sắc thái trung tính) khi nói chuyện với tù
binh Pháp "Tôi rất lấy làm phiền lòng vì thấy các người đang ở trong tình trạng
nạy Tôi coi các người như là bạn của tôi (Những lời kêu goi. Tập 1, trang 110).
5) Bác không lạm dụng từ ngữ:
Một lần đọc báo, thấy câu: "Chúng ta giành hết thắng lợi này đến thắng
lợi khác". Bác Hồ đã gọi tác giả đến và nói:"Không bao giờ giành hết được
thắng lơi. Nên sửa lại câu văn là: "Chúng ta giành từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác".
Một lần khác, có một cán bộ dùng từ "thiệt là một thắng lợi long trời lở
đất". Bác đã phê bình bằng một câu hỏi hóm hỉnh:"Thế sau thắng lợi, Bác và
chú sẽ ở đâu ?".
(Theo lời kể của anh Việt Phương, chuyên viên cao cấp ở Phủ Thủ tướng)
6) Bác Hồ chọn từ khi nói và viết.
Trong Tuyên ngôn Độc lập, để vạch trần thái độ tàn ác của thực dân Pháp
trước công luận, Bác viết: “Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những
bể máu”. Từ tắm có nghĩa mạnh hơn từ dìm, còn nói lên sự khát máu của bọn
thực dân Pháp, chỉ rõ được tim đen của bọn xâm lược.
Từ thuần Việt mà Bác dùng hay nhất có lẽ là từ ngóc trong câu: “Chúng
không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên”. Từ ngóc, một khẩu ngữ thông
thường nhưng được dùng rất hay, diễn tả rất đúng. Ngóc chỉ tư thế một người

đang nằm sát đất, nằm sấp, đầu và thân mình nằm trên một mặt phẳng… Từ
ngóc chỉ tình thế khốn quẫn, sống dở chết dở của tầng lớp tư sản dân tộc trước
năm 1945. Họ là những người có tinh thần dân tộc, muốn mở mang công
nghiệp nhưng bị thực dân cấm đoán, chèn ép, đè bẹp.

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hằng Hạnh- A6 QTKD K45 B

19


"Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Một số vấn đề nghiên cứu phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh

Để phát huy hiệu lực nghệ thuật và mang tính đại chúng, bản Tuyên
ngôn Độc lập có 46 câu, số câu ngắn đã chiếm đến 38 câu. Ví dụ: “Pháp chạy,
Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”. Số câu dài có từ 30 tiếng trở lên, Bác đều
ngắt đoạn rất rành mạch. Vì vậy, ai đọc cũng hiểu.
(Dựa theo bản thống kê và một số ý của Phan Đăng Khải)
7) Cách dùng từ của Bác trong bản "tuyên ngôn độc lập"
Do tính chất lịch sử của một bản tuyên ngôn, một văn bản mang tính
chất đối nội, đối ngoại của một vị Chủ tịch đứng đầu chính phủ. Bác Hồ đã
đứng trước một sự lựa chọn vô cùng khó khăn: Một mặt phải bảo đảm tính
trang trọng, chuẩn mực của một văn bản Tuyên ngôn, một mặt phải hết sức giản
dị, dễ hiểu mới đi sâu vào lòng quần chúng cách mạng, lúc ấy 90% còn mù chữ.
Bản tuyên ngôn có 1020 tiếng (âm tiết), tác giả đã dùng khoảng 300 từ
(những từ có tần số xuất hiện từ hai lần trở lên cũng chỉ tính một lần). Trong
khoảng 300 từ này, Bác chỉ dùng khoảng 40 từ Hán Việt, phần còn lại là từ
thuần Việt. (từ Hán Việt chỉ chiếm 13,3%). Dùng nhiều từ thuần Việt mà văn
bản vẫn mang tính trang trọng, không rơi vào tình trạng nôm na, thông tục thì
đúng là bậc thầy trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ.
Ta hãy xem một số từ thuần Việt Bác đã dùng. Khi nêu tội ác của thực

dân Pháp, Bác đã viết: “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông
Dương, thì bọn thực dân Pháp qùy gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật”.
Cụm từ “quỳ gối đầu hàng” rất hình tượng”ai cũng hiểu lại bộc lộ được thái độ
hèn nhát của Pháp. Bác dùng từ rước mà không dùng từ đón cũng rất hay. Từ
rước có nghĩa gốc là cung kính, trọng vọng nhưng trong văn cảnh lại có ý xun
xoe.Chỉ với vài từ, Bác đã vạch trần bản chất nịnh bợ, tráo trở của thực dân
Pháp vốn đang là kẻ thù chính của nhân dân ta lúc này (Qủa nhiên, chỉ 20 ngày

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hằng Hạnh- A6 QTKD K45 B

20


"Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Một số vấn đề nghiên cứu phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh

sau, Pháp nổ súng tái chiếm Nam Bộ). Hoàng Kim (sưu tấm, tuyển chọn, giới
thiệu)

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hằng Hạnh- A6 QTKD K45 B

21


"Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Một số vấn đề nghiên cứu phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh

C: KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu một số vấn đề trong phong cách sử dụng ngôn
ngữ của Hồ Chí Minh chúng ta càng hiểu thêm nhiều điều về con người của
Bác. Phong cách ngôn ngữ của Người không phải chỉ là kết quả của cách sử
dụng thành thạo các hình thức ngôn ngữ mà trước hết đó là phẩm cách của một

trí tuệ anh minh, một vốn văn hoá vô cùng phong phú, một thế giới quan và
nhân sinh quan cách mạng, một đạo đức cao cả, một quan điểm sâu sắc và toàn
diện về ngôn ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ. Qua ngôn ngữ Hồ Chí Minh đã để
lại cho chúng ta những mẫu mực về cách nói, cách viết, cách sử dụng điêu
luyện Tiếng Việt và tạo ra một phong cách đặc sắc cho ngôn ngữ Việt Nam.
Trong phạm vi nghiên cứu có hạn của tiểu luận " Một số vấn đề
nghiên cứu phong cách sử dụng ngôn ngữ Hồ Chí Minh" đối chiếu với những
vấn đề đặt ra ở phần mở đầu tiểu luận đã trình bày được một số vấn đề như sau:
-

Đã trình bày được một số đặc điểm cơ bản trong phong cách sử dụng
ngôn ngữ Hồ Chí Minh.

-

Thể hiện cụ thể trong từng lĩnh vực: báo chí, giao tiếp ...

-

Đưa ra một số dẫn chứng cụ thể minh hoạ sinh động cho đề tài.

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hằng Hạnh- A6 QTKD K45 B

22


"Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Một số vấn đề nghiên cứu phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Hồ Chí Minh toàn tập (2000), Tr 119, tập 7. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

(2) Hồ Chí Minh toàn tập T9, Tr 250. Nxb Chính trị Quốc gia, 1996.
(3) Hồ Chí Minh toàn tập (2000), Tr 509, tập 9. Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
(4) Hồ Chí Minh toàn tập (2000), Tr 493, tập 9. Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
(5) Nguyễn Văn Tu (1982). Một số vấn đề về ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ
Chí Minh. ÐH THHN, Hà Nội.
(6) Trịnh Mạnh 2005. Bác Hồ chọn từ khi nói và viết. Tiếng Việt lý thú .Tập 1.
Nhà Xuất bản Giáo dục , trang 5(7) Báo Phụ Nữ Việt Nam ngày 20/06/2005.
(8) www.dddn.com.vn
(9) www.edu.net.vn

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hằng Hạnh- A6 QTKD K45 B

23


"Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Một số vấn đề nghiên cứu phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh

MỤC LỤC
A Mở đầu.....................................................................................................1
B Nội dung....................................................................................................3
I. Phong cách nói và viết của Hồ Chí Minh.................................................3
1. Học nói và học viết............................................................................3
2. Giản dị và sâu sắc..............................................................................4
3. Người làm tiếng Việt thêm phong phú..................................................5
II. Văn phong báo chí của chủ tịch Hồ Chí Minh.........................................7
III. Hồ Chí Minh sử dụng thành ngữ trong giao tiếp....................................11
IV. Một số trường hợp thể hiện cách sử dụng ngôn ngữ của Bác.................15
1. " Hai tay xây dựng một sơn hà"..........................................................15

2. Bác dùng từ trái nghĩa để giải đáp......................................................16
3. Hai chữ" muôn vàn" trong Di chúc của Bác........................................16
4. Từ xưng hô khi Bác đối thoại ............................................................17
5. Bác không lạm dụng từ ngữ...............................................................19
6. Bác Hồ chọn từ khi nói và viết...........................................................19
7. Cách dùng từ của Bác trong" Bản tuyên ngôn độc lập "......................20
C. Kết luận....................................................................................................22
Tài liệu tham khảo.........................................................................................23
Mục lục........................................................................................................24

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hằng Hạnh- A6 QTKD K45 B

24



×