Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

phân tích mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong nền kinh tế cạnh tranh có quan điểm cho rằng “doanh nghiệp làm từ thiện là đã làm tốt trách nhiệm xã hội” bạn có đồng ý quan đi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.53 KB, 31 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
------

BÀI TẬP LỚN
Môn: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Nhóm tín chỉ: 07
Lớp: Ca 3 + 4 (Thứ 5)
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: LÊ HUYỀN TRANG

Hà Nội, Tháng 9 - 2017
1


HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
------

ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM
XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ CẠNH TRANH. CÓ QUAN
ĐIỂM CHO RẰNG “DOANH NGHIỆP LÀM TỪ THIỆN LÀ ĐÃ LÀM TỐT TRÁCH
NHIỆM XÃ HỘI”. BẠN CÓ ĐỒNG Ý QUAN ĐIỂM TRÊN KHÔNG? PHÂN TÍCH
QUAN ĐIỂM VÀ LẤY VÍ DỤ?

Giảng viên hướng dẫn: Lê Huyền Trang
Nhóm sinh viên thực hiện (Nhóm 6):


Hà Nội, Tháng 9 - 2017
2


MỤC LỤC
Contents

LỜI MỞ ĐẦU
Đạo đức và trách nhiệm xã hội là những vấn đề không thể
thiếu trong kinh doanh. Nhưng thức tế cho thấy rằng những vấn
đề này chưa được danh nghiệp chú ý. Thật khó mà thuyết phục
doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm và đạo đức bằng những
luận cứ dựa trên những lợi ích kinh tế trước mắt. Bài viết này
muốn làm rõ nghĩa vụ thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và đạo
đức doanh nghiệp trong nền kinh tế cạnh tranh. Đạo đức và
trách nhiệm xã hội không chỉ là những vấn đề gây tốn kém và
bó buộc mà còn có thể là những cơ hội tiềm tàng trong kinh
doanh cho những ai nhận ra và đón bắt được.
Trong thời đại ngày nay do sự phát triển càng cao về nhận
thức con người về những hậu quả khó lường của các tiến bộ kĩ
thuật cũng như kinh tế, nhất là sau những thảm họa về môi
trường nền công nghiệp gây ra trong vài thập niên gần đây, các
nhà doanh nghiệp ngày càng bị áp lực khi phải giải trình và
thuyết minh về các phương pháp sản xuất mà mình sử dụng. Vì
vậy người tiêu dùng ngày nay đòi hỏi doanh nghiệp phải có ý
thứ c trách nhiệm với công dân nhiều hơn.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tất yếu đi
liền với kinh doanh, bới nó đem lại cho doanh nghiệp những lợi
3



ích đáng kể: khẳng định thương hiệu trong lòng khách hàng và
tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp đóng vai trò người kiến tạo lòng trung thành đến khách
hàng bằng những giá trị đạo đức rất “phong cách”, và nó sẽ
đánh bóng tên tuổi của doanh nghiệp, khẳng định thương hiệu
và gây được thiện cảm trong lòng dân chúng, họ sẽ bán hàng
được nhiều hơn gấp nhiều lần.

4


I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
1. Đạo đức kinh doanh
1.1. Khái niệm
- Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã
hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với
bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội.
Vậy đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên
tắc, chuẩn mực, có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng
dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
- Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận
dụng vào trong hoạt động kinh doanh.
- Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp.
1.2. Biểu hiện
Các nguyên tắc và chuẩn mực:
- Tính trung thực:
+ Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời.
+ Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh.

+ Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng và người tiêu dùng.
- Tuân thủ luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp.
- Tôn trọng con người:
+ Đối với cộng sự và dưới quyền: tôn trọng phẩm giá, quyền lợi
chính đáng, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên…
5


+ Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý
khách hàng.
+ Đối với đối thủ cạnh tranh: tôn trọng lợi ích của đối thủ.
- Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã
hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội.
+ Thực hiện trợ cấp lao động trong doanh nghiệp.
+ Tham gia cứu trợ xã hội.
- Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt.
- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
1.3. Vai trò
- Điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh: Các doanh nhân
phải luôn luôn tự xem xét và điều chỉnh những hoạt động của
mình sao cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức kinh
doanh đã được thừa nhận. Khi ở vị trí điều hành doanh nghiệp,
sự điều chỉnh này càng có ý nghĩa quan trọng.
- Cải thiện chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp: Một doanh
nghiệp quan tâm đến đạo đức kinh doanh sẽ có được sự trung
thành của nhân viên, sự tin tưởng hài lòng của khác hàng và
các nhà đầu tư. Khi đó chất lượng sản phẩm sẽ được cải thiện
và có được sự ủng hộ tích cực của cộng đồng. Hình ảnh doanh
nghiệp được nâng cao hơn, tạo được sự tín nhiệm lâu dài với
mọi người. Để cải thiện chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp

có hai yếu tố quan trọng nhất, đó là tính trung thực và sự tôn
trọng con người.

6


- Gia tăng sự cam kết và tận tâm của nhân viên: Doanh nghiệp
làm nhiều việc thiện và càng quan tâm tới nhân viên thì nhân
viên càng tận tâm với doanh nghiệp, họ sẽ làm việc một cách
tích cực chứ không ì ạch lười biếng làm cho có. Hơn nữa, bất cứ
ai cũng muốn làm việc cho những doanh nghiệp có hoạt động
kinh doanh minh bạch, trong sáng. Họ tin tưởng hơn vào sự
phát triển bền vững của công ty. Khi làm việc trong một doanh
nghiệp hướng tới cộng đồng, hướng tới lợi ích của xã hội thì bản
thân mỗi nhân viên sẽ thấy công việc của mình có giá trị hơn.
- Làm hài lòng khách hàng: Tôn trọng luân lý xã hội và đạo đức
kinh doanh chính là cách tăng niềm tin của doanh nghiệp đối
với khách hàng và đối tác làm ăn đây chính là chìa khóa để
thành công của một công ty. Khi doanh nghiệp khiến cho khách
hàng hài lòng thì họ sẽ quay lại với doanh nghiệp và kéo tới cho
doanh nghiệp những khách hàng khác. Ngược lại, một khách
hàng không vừa lòng sẽ không bao giờ trở lại và sẽ kéo đi
những khách hàng khác.
- Tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp: Một doanh nghiệp không
thể nuôi dưỡng và phát triển một môi trường tổ chức có đạo
đức nếu kinh doanh không có lợi nhuận. Các doanh nghiệp có
nguồn lực lớn hơn, thường có phương tiện để thực thi trách
nhiệm công dân của mình cùng với việc phục vụ khách hàng,
tăng giá trị nhân viên, thiết lập lòng tin với cộng đồng.
- Góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia: Các thể chế xã hội

đặc biệt là các thể chế thúc đẩy tính trung thực là yếu tố quan
trọng để phát triển sự phồn vinh về kinh tế của một xã hội. Các
nước phát triển ngày càng giàu có hơn vì có một hệ thống thể
7


chế bao gồm đạo đức kinh doanh để khuyến khích năng suất.
Trong khi đó các nước đang phát triển sự phát triển kinh tế bị
hạn chế vì vẫn còn hiện tượng tham nhũng độc quyền phúc lợi
xã hội chưa tốt.
1.4. Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh
Chủ thể kinh doanh (gồm tất cả những ai là chủ thể của các
quan hệ và hành vi kinh doanh).
- Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh:
+ Điều chỉnh hành vi đạo đức của tất cả các thành viên trong
các tổ chức kinh doanh.
+ Sự điều chỉnh chủ yếu thông qua công tác lãnh đạo, quản lí
trong mỗi tổ chức.
- Khách hàng của doanh nhân: khi là người mua hàng thì hành
động của họ đều xuất phát từ lợi ích kinh tế của bản thân, đều
có tâm lý muốn mua rẻ và được phục vụ chu đáo. Do vậy, cần
tránh tình trạng khách hàng lợi dụng vị thế “thượng đế” để xâm
phạm danh dự, nhân phẩm của doanh nhân, làm xói mòn các
chuẩn mực đạo đức.
2. Trách nhiệm xã hội
2.1. Khái niệm
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết đóng góp
cho sự phát triển bền vững của xã hội thông qua các hoạt động
cụ thể nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống con người, an sinh
cho cộng đồng.

2.2 Nghĩa vụ trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
8


- Nghĩa vụ về kinh tế:
+ Sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp.
+ Tối đa hóa lợi nhuận.
+ Nâng cao năng lực cạnh tranh.
+ Qui mô và hiệu quả kinh doanh.
+ Duy trì lòng trung thành của khách hàng.
+ Kiểm soát được chi phí rủi ro.
+ Tăng cường động lực làm việc cho nhân viên.
- Nghĩa vụ về pháp lý:
+ Tuân thủ quy định của pháp luật.
+ Hoạt động của các tổ chức và đoàn thể.
+ Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ của nhà nước.
- Nghĩa vụ đạo đức:
+ Đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
+ Đáp ứng yêu cầu của đối tác.
+ Đáp ứng yêu cầu của xã hội.
+ Tiêu chuẩn của ngành kinh doanh.
- Nghĩa vụ nhân văn:
+ Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp.
+ Quan hệ tốt với cộng đồng.
2.3. Hoạt động trách nhiệm xã hội ở Việt Nam

9


- Khái niệm trách nhiệm xã hội còn mới với nhiều doanh

nghiệp tại Việt nam và năng lực quản lý, kiến thức chuyên môn
trong thực hiện CSR ở doanh nghiệp còn hạn chế. Các doanh
nghiệp chưa quan tâm nhiều tới CSR vì:
+ Do xuất phát điểm của kinh tế Việt Nam còn ở mức thấp nên
tiêu chí về lợi nhuận luôn được các doanh nghiệp đặt lên hàng
đầu.
+ Vì thiếu sự hiểu biết và sự quan tâm của dân chúng
+ Việt Nam mình còn thiếu nhiều yếu tố để cho CSR có thể thực
hiện được, không nói đến chất lượng quản trị, có thể kể các tổ
chức phi chính phủ, các tổ chức đánh giá thái độ của cộng đồng
và ý thức về môi trường.
+ CSR không phụ thuộc vào quy mô mà nó nằm ở nhận thức
của từng doanh nghiệp.
Ví du: Công ty gây ô nhiễm môi trường (nguồn nước, tiếng
ồn…) thì công chúng chỉ viết lên báo hay tố cáo với các cơ quan
hữu trách chứ không có một cuộc tranh chấp trực diện tại tòa
án.

II. MỐI QUAN HỆ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
1.Phân biệt
Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội:
- bao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành
vi trong giới kinh doanh.

10


Ví dụ: Chỉ liên quan đến các chủ thể kinh doanh là chủ
doanh nghiệp, nhân viên, khách hàng, đối thủ cạnh tranh.

- Bao gồm các quy định rõ ràng về các phẩm chất đạo đức
của tổ chức kinh doanh, mà chính những phẩm chất này
sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra quyết định của những tổ chức
ấy.
Ví dụ: Các quy tắc đạo đức tại đàm
- Thể

hiện những mong muốn, kì vọng xuất phát từ bên

ngoài.
2. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ
chặt chẽ với nhau


Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội

- Muốn nhận thức được trách nhiệm xã hội thì doanh nghiệp
phải biết được mình cần có trách nhiệm đối với những đối tượng
nào, khu vực nào, và điều cốt yêu hơn là cả doanh nghiệp phải
có nền tảng đạo đức kinh doanh để thực hiện tốt những trách
nhiệm đặt ra. Chỉ khi doanh nghiệp có mối quan tâm về đạo
đức trong cơ sở các chiến lược kinh doanh của mình thì trách
nhiệm xã hội mới như một quan niệm mới có thể có mặt trong
quá trình ra quyết định hàng ngày được.
- Xây dựng đạo đức kinh doanh là cơ sở cho việc thực hiện
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Xây dựng tốt đạo đức
kinh doanh chắc chắn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ
được thực hiện một cách đầy đủ và hoàn thiện hơn. Vì khi các
doanh nghiệp luôn coi trọng và quan tâm đến đọa đức kinh
doanh, thiết lập cho mình nền tảng đạo đức trong kinh doanh

11


sẽ có khả năng đưa ra và thực hiện hiệu quả những quyết định
mang tính trách nhiệm đạo đức hơn so với các doanh nghiệp
khác, bởi trong cuộc sống có những vấn đề không chỉ được giải
quyết bằng lý mà còn cả bằng tình nữa.
- Khi đạo đức kinh doanh được coi trọng, doanh nghiệp có
thể thúc đẩy quá trình ứng xử trong doanh nghiệp một cách có
đạo đức, tạo được môi trường nhân văn trong doanh nghiệp, cái
làm động lực cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp, đồng thời biết cách xử lý xung đột bên trong, bên ngoài
và đưa ra được giải pháp thích hợp để thực hiện tốt trách nhiệm
xã hội đối với những đối tượng liên đới.


Trách nhiệm xã hội là một phạm trù của đạo đức kinh
doanh

- Những quy định pháp lý làm tác động đến đọa đức kinh
doanh
Đối với thị trường và người tiêu dùng, doanh nghiệp phải đảm
bảo chữ tín, đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thực hiện
đúng các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, thực
hiện các cam kết dịch vụ sau khi bán như đã đảm bảo với
khách hàng, không quảng cáo quá sự thật. Pháp luật không thể
quy định và tiết chế tất cả các hoạt động của doanh nghiệp.
Chính doanh nghiệp phải đảm bảo thương hiệu của mình bằng
cách duy trì chất lượng, tính ổn định của chất lượng các sản
phẩm, các dịch vụ không vượt qua khỏi quy định của pháp luật.

Trong kinh doanh, doanh nghiệp không chỉ quan hệ với khách
hàng, các nhà đầu tư ngân hàng, nhà cung ứng sản phẩm, dịch
vụ trợ giúp, các viện khoa học, trường đại học thực hiện các
12


nghiên cứu, giảng dạy, thiết kế. Trong tất cả mối quan hệ đó,
doanh nghiệp không chỉ thực hiện đúng các cam kết theo Luật
Dân sự, Luật Hợp đồng, mà còn phải từ bỏ tham vọng làm giàu
nhanh một cách bất chính bằng cách lừa đảo khách hàng và đối
tác. Việc làm của doanh nghiệp không những phải phù hợp với
pháp luật mà còn phải đảm bảo và tôn trọng lợi ích chính đáng
và hợp pháp của khách hàng và đối tác thể hiện nguyên tắc
trung thực trong đạo đức kinh doanh.


Với tư cách là một nhân tố không thể tách rời của hệ
thống kinh tế- xã hội, doanh nghiệp phải luôn tìm cách
làm hài hòa lợi ích của các bên liên đới (đạo đức kinh
doanh) và đòi hỏi mong muốn của xã hội (trách nhiệm xã



hội).
Khi vận dụng vào kinh doanh, cần có những quy tắc riêng,
phương pháp riêng (đạo đức kinh doanh) và các trách
nhiệm ở phạm vi và mức độ rộng lớn hơn (trách nhiệm xã
hội).

13



III. PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM “DOANH NGHIỆP LÀM TỪ
THIỆN LÀ ĐÃ THỰC HIỆN TỐT TRÁCH NHIỆM CỦA XÃ HỘI’’
1. Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội ở Việt Nam
Thực tiễn cho thấy rằng, thực hiện trách nhiệm xã hội của
các doanh nhân Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện
nay là những đóng góp vô cùng to lớn của các doanh nghiệp,
doanh nhân Việt nam. Ở những năm gần đây nước ta có một số
doanh nghiệp chủ động thực hiện trách nhiệm xã hội (CRS) và
nhờ đó thương hiệu của họ ngày càng được biết đến như các
tập đoàn: Mai Linh, Tân tạo, Kinh Đô…
Các doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội, thể hiện văn
hóa kinh doanh đạo đức kinh doanh bằng việc bằng việc tuân
thủ các quy định pháp luật. Văn hóa kinh doanh không chấp
nhận sự gian lận, không chấp nhận việc gây ô nhiễm môi
trường, những hành vi sai trái gây ảnh hưởng tới mọi người
xung quanh. Như vậy có thể thấy trách nhiệm xã hội gắn chặt
chẽ với văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nhân trong các
hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thương trường.

14


2. Quan điểm “Doanh nghiệp làm từ thiện là đã thực
hiện tốt trách nhiệm của xã hội”
2.1 Ý kiến đồng tình với quan điểm “Doanh nghiệp làm
từ thiện là đã thực hiện tốt trách nhiệm của xã hội”
Có thể thấy rằng việc làm từ thiện là một trong những biểu
hiện của việc thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, nó mang lại

nhiều lợi ích cho xã hội, mang tính nhân văn sâu sắc.
-

Thể hiện tính trách nhiệm: để có thể phát triển mạnh
doanh nghiệp cần sự ủng hộ của chính người tiêu dùng.
Bởi vậy giữa doanh nghiệp và cộng đồng cần có sự liên kết
với nhau. Và việc làm thiết thực nhằm thể hiện tính trách
nhiệm với cộng đồng chính là quan tâm và thực hiện công
tác từ thiện đối với người dân có hoàn cảnh khó khăn và
những công việc quan trọng của đất nước

-

Ví dụ:
+ Rất nhiều công ty đã tham gia quyên góp trong chương
trình góp đá xây Hoàng Sa thể hiện trách nhiệm với tổ
quốc và cộng đồng (góp phần bảo vệ chủ quyền của Đất
nước)
+ xây nhà tình nghĩa cho những cựu chiến binh có hoàn
cảnh khó khăn (họ ghi ơn những người đã có công)

-

Mang lại lợi ích và tính nhân văn sâu sắc: hàng năm số
tiền và vật chất được quyên góp từ các doanh nghiệp vô
cùng lớn. Từ những hoạt động từ thiện đó các doanh
nghiệp sẽ hỗ trợ cho những người khó khăn cần giúp đỡ.
Nó mang lợi ích to lớn cho toàn cộng đồng ‘‘lá lành đùm lá
rách” là hành động và truyền thống rất tốt đẹp bởi nó
15



mang tính nhân văn sâu sắc. Dù những món quả được gửi
đến có giá trị nhỏ nhưng nó chứa đụng tình cảm và sự sẻ
chia.
-

Ví dụ:
+ Tập đoàn hoa Sen tiếp sức để nghèo vượt lên chính
mình.
+ trương trình hỗ trợ thức ăn và quần áo cho các em miền
núi (áo ấm cho em)
+ phát lương thực cho các vùng miền gặp thiên tai mưa


=> Việc doanh nghiệp làm từ thiện là một hoạt động thể hiện
trách nhiệm xã hội, giúp nâng cao uy tin của doanh nghiệp,
mang lại lợi nhuận kinh tế và lợi ích chính trị xã hội.

2.2 Ý kiến không đồng tình với quan điểm “Doanh
nghiệp làm từ thiện là đã thực hiện tốt trách nhiệm của
xã hội”
Có thể thấy rằng doanh nghiệp làm từ thiện là một biểu hiện
của việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Nhưng chỉ dựa trên điều
đó thôi thì chưa thể chứng minh rằng doanh nghiệp đó đã hoàn
toàn thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
+ Nhiều doanh nghiệp chỉ hiểu đơn thuần là làm từ thiện mà
chưa hiểu rằng việc thực hiện trách nhiệm xã hội là phải thể
hiện trực tiếp trong toàn bộ những cái hoạt động sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp.


16




Vì vậy trên thực tế đã có không ít doanh nghiệp, một mặt,
vẫn tham gia tích cực hoạt động từ thiện, nhân đạo, nhưng
mặt khác vẫn lao vào vòng quay của lợi nhuận kinh doanh
không lành mạnh theo kiểu buôn bán lòng vòng tranh thủ
các khe hở của chính sách thị trường do nhà nước ban



hành để kiếm lời.
Thêm vào đó là tình trạng lợi dụng thương hiệu của nhau
để làm hàng giả, hàng nhái và kém chất lượng vẫn còn



diễn ra ở các doanh nghiệp đó.
Bên cạnh đó cũng không ít các doanh nghiệp vì lợi ích cá
nhân mà sử dụng các chất bảo quản độc hại không được
bộ y tế cho phép để đưa vào thực phẩm như: hàn the,
nước tương đen chứa 3-MCPD (chất có thể gây ung thư),
chất kích thích làm tăng trưởng…

+ Ví dụ minh chứng cho vấn đề này:
-


Công ty Vedan đã có rất nhiều hoạt động từ thiện như:
chương trình khám, chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho
bà con nghèo ở vùng sâu vùng xa ở Đồng Nai được công ty
Vedan phối hợp với đoàn y bác sĩ Tổng bệnh viện Vinh
Dân, Đài Tring, Đài Loan (Trung Quốc) – một trong những
bệnh viện lớn nhất của Đài Loan cung cấp dịch vụ y tế có



chất lượng cao, đưa đến với bà con nghèo ở tỉnh Đồng Nai.
Đây là một việc làm từ thiện của công ty Vedan, nhưng
gần đây công ty nay đã bi tẩy chay vì hành động thải các
chất độc hại ra sông Thị Vải.

2.3. Quan điểm của cá nhân
- Từ hai ý kiến ta thấy rằng hành động làm từ thiện của
doanh nghiệp là một việc làm tốt thể hiện trách nhiệm xã
17


hội. Nhưng không thể nói rằng bất cứ doanh nghiệp nào làm
từ thiện thì đã là thực hiện tốt trách nhiệm, bởi chỉ làm từ
thiện không vẫn chưa đủ và có nhưng doanh nghiệp chỉ làm
tốt một phần của từ thiện còn các hoạt động khác chưa chắc
doanh nghiệp đó đã thực hiện tốt.
=> Quan điểm này có ý dúng nhưng chưa đủ
=> Không đồng tình với quan điểm
3. Giải pháp
Đạo đức kinh doanh
-


Xác định mục tiêu kinh doanh là đạt tới sự thống nhất giữa
lợi ích doanh nghiệp và lợi ích cộng đồng ( cả về trước mắt
và lâu dài). Vì vậy, việc hoạch định chiến lược kinh doanh
và mở rộng kinh doanh phải đảm bảo lợi ích chung của
cộng đồng trên cả phương diện lợi ích vật chất lẫn lợi ích
tinh thần, cả về chất lượng sản phẩm lẫn vấn đề đảm bảo

-

môi trường sinh thái cho cộng đồng.
Trong kinh doanh phải luôn giữ chữ tín. Chữ tín phải được thể
hiện không chỉ ở nhãn hiệu hàng hóa, mà quan trọng hơn là

-

ở thương hiệu của doanh nghiệp, của sản phẩm.
Sự trung thực trong kinh doanh. Điều này phải được thể hiện
ở cả thương hiệu hàng hóa và cả uy tín đối với khách hàng.
Đó chính là vấn đề xây dựng thương hiệu trong kinh doanh
mà thiếu đạo đức kinh doanh – một trong những chuẩn mực

-

của nó là tính trung thực – thì không thể nào có được.
Kinh doanh phải tuân thủ theo pháp luật, phải phù hợp cả với
các quy định và các văn bản dưới luật được nhà nước và xã
hội quy định. Trong kinh doanh phải thực hiện đầy đủ trách
nhiệm và nghĩa vụ đối với xã hội.
18



-

Thường xuyên làm công tác xã hội, làm từ thiện. Vì đây cũng
chính là phương thức quảng bá và củng cố thương hiệu của
doanh nghiệp, là thể hiện đạo đức kinh doanh của người kinh
doanh đối với cộng đồng phù hợp với truyền thống người Việt

-

Nam.
Là chủ doanh nghiệp phải có hành xử đối với những cộng sự,
những người làm trong đơn vị kinh doanh của mình một sự
biết ơn, công bằng và sòng phẳng. Nói cách khác là tạo ra
tình người trong quan hệ với đồng nghiệp và người dưới
quyền trong hoạt động kinh doanh và trong cả việc phân chia
lợi nhuận và trả lương.

Trách nhiệm xã hội
-

Nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của các
doanh nghiệp mà đứng đầu là cán bộ lãnh đạo, quản lý
doanh nghiệp trong việc sản xuất với bảo vệ môi trường. Đây
là việc làm cấp thiết, để có hành vi đúng trong việc bảo vệ
và giải quyết tốt những vấn đề về môi trường, trước hết các
doanh nghiệp cần phải có nhận thức đúng đắn, từ đó họ mới
có thái độ, ý thức tích cực, tự giác trong các hoạt động bảo
vệ môi trường. Vì vậy, nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã

hội của các doanh nghiệp, việc đầu tiên là họ cần nhận thức
đúng đắn được vị trí, vai trò của mình trong mối quan hệ với

-

tự nhiên
Cần thay đổi nhận thức về việc thực hiện trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với đội ngũ các nhà
quản trị cấp cao trong doanh nghiệp. Việc thực hiện trách
nhiệm xã hội không chỉ đơn giản là vấn đề đạo đức kinh
doanh hay các hoạt động từ thiện theo cách hiểu mang tính
truyền thống, không phải là các hoạt động đòi hỏi doanh
19


nghiệp phải bỏ chi phí mà không đem lại lợi ích kinh tế,
ngược lại, thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ giúp các doanh
-

nghiệp có được nhiều lợi thế trong cạnh tranh trên thị trường.
Các doanh nghiệp cần có chiến lược dài hạn trong việc
xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội.
Các doanh nghiệp cần xây dựng một lộ trình phù hợp trong
việc từng bước thực hiện những nội dung trách nhiệm xã hội
không chỉ phù hợp với các chuẩn mực chung, mà còn được
các chủ thể có liên quan chấp nhận, góp phần tích cực vào
sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình
hội nhập ngày càng sâu và rộng hơn vào kinh tế khu vực và

-


toàn cầu.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn thể hiện ở ứng
xử với người lao động, vừa là một yếu tố cấu thành của
doanh nghiệp, đồng thời chính là đối tượng xã hội chịu tác
động từ các chính sách của doanh nghiệp. Tiêu chuẩn sử
dụng lao động, quyền lợi người lao động, môi trường làm
việc... phải là mối quan tâm hàng đầu của người điều hành
doanh nghiệp, nhằm tăng năng suất lao động, tạo sự gắn kết
của các thành viên trong công ty. (Tăng thêm điều kiện vật
chất để cải thiện đời sống người lao động. Cụ thể là tăng thu
nhập, nâng cao hơn chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho
người lao động và gia đình họ; hỗ trợ người lao động thực
hiện tốt hơn luật pháp lao động và mở rộng hơn khả năng
bảo hiểm y tế, xã hội cho họ…)

20


IV. LÊN HỆ TẬP ĐOÀN HOA SEN
1. Giới thiệu chung về Tập đoàn Hoa Sen
Ngày 8/8/2001, nhằm ngày 19-6 âm lịch, là ngày vía Đức
Quan Thế Âm Bồ Tát, đánh dấu sự ra đời của Tập đoàn Hoa Sen.
Từ một doanh nghiệp kinh doanh tôn nhỏ lẻ, dưới sự điều hành
linh hoạt, sáng tạo của ông Lê Phước Vũ và các cộng sự, Tập
đoàn Hoa Sen đã trở thành doanh nghiệp sản xuất và kinh
doanh tôn, thép số 1 Việt Nam và là nhà xuất khẩu tôn, thép
hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
- Tên doanh nghiệp (tiếng Việt): CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
HOA SEN

- Tên doanh nghiệp (tiếng Anh): HOA SEN GROUP
- Trụ sở chính: Số 9 Đại lộ Thống Nhất, KCN Sóng Thần 2, P.Dĩ
An, TX. Dĩ An, T.Bình Dương.
- Người đại diện theo pháp luật: Ông LÊ PHƯỚC VŨ – Chủ tịch
Hội đồng Quản trị.

21


- Tập đoàn có 7 công ty con và gần 200 chi nhánh trải dài khắp
cả nước.
Từ ngày thành lập, năm đầu tiên với vốn điều lệ chỉ có 30
tỷ đồng và có 22 cán bộ công nhân viên đến nay, Tập đoàn Hoa
Sen đã trở thành một tập đoàn tôn, thép hùng mạnh trong khu
vực Đông Nam Á với vốn điều lệ lên đến hơn 1.300 tỷ đồng,
khoảng 6000 cán bộ công nhân viên, có nhiều cán bộ quản lý
có tuổi đời còn rất trẻ, từ 23 đến 35, tạo nên sự năng động
trong

quá

trình

phá

triển.

Hệ thống dây chuyền NOF tại KCN Phú Mỹ I, Bà Rịa Vũng Tàu

Xây dựng thành công chuỗi lợi thế cạnh tranh cốt lõi, bao gồm:

+ Quy trình sản xuất kinh doanh khép kín từ nhập khẩu thép
cán nóng, sản xuất ra thành phẩm và bán hàng đến tận tay
người tiêu dùng cuối cùng
+ Hệ thống gần 200 chi nhánh phân phối - bán lẻ trên khắp cả
nước
22


+ Hệ thống quản trị và văn hóa doanh nghiệp đặc thù, chuyên
nghiệp theo triết lý “Trung Thực – Cộng Đồng – Phát Triển”
+ Hệ thống thương hiệu thân thiện và hướng về cộng đồng
+ Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại được liên tục đầu tư theo
công nghệ mới.

Tôn kẽm phủ màu Hoa Sen
Những lợi thế này đã giúp Tập đoàn Hoa Sen xác lập và
giữ vững vị thế số 1 về sản xuất kinh doanh tôn, thép ở Việt
Nam, chiếm gần 40% thị phần tôn, gần 20% thị phần ống thép
trong nước và là nhà xuất khẩu tôn, thép hàng đầu khu vực
Đông Nam Á.
Tập đoàn Hoa Sen lấy Hoa Sen - đã được chọn làm quốc
hoa - làm tên gọi và biểu tượng logo của mình. Điều đó mang ý
nghĩa triết lý của Phật giáo: màu nâu giống như màu áo của
23


một vị tu sĩ, màu vàng của hoa sen 8 cánh tượng trưng cho đạo
Phật, 8 con đường chân chính mà Đức Phật dạy phật tử thực
hiện. Ngoài ra, với triết lý hoạt động: TRUNG THỰC - CỘNG
ĐỒNG - PHÁT TRIỂN, văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Hoa

Sen là sự khác biệt, khẳng định sứ mệnh của một doanh nghiệp
vì cộng đồng và vì sự phát triển của đất nước, mà cụ thể Tập
đoàn Hoa Sen đã đóng góp cho nền kinh tế quốc gia nhiều sản
phẩm chủ lực có giá trị cao, giải quyết công ăn việc làm cho
hàng ngàn lao động, tham gia và tài trợ cho các hoạt động từ
thiện và xã hội. Với nền tảng vững chắc được gây dựng trong
15 năm qua, Tập đoàn Hoa Sen đang từng bước khẳng định tầm
vóc của một doanh nghiệp Việt Nam năng động trong hội nhập
kinh tế, không ngừng vươn cao vị thế trên thị trường thế giới.

a. Đạo đức kinh doanh
Chất lượng sản phẩm: Hoa Sen group luôn đạt chất lượng
hàng đầu về tôn thép, vừa rồi đã nhận được “ Chứng nhận hợp
chuẩn Quacert - JIS, TCCS HSG ”. ( trung tâm chứng nhận phù
hợp Quacert là tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Tổng
cục tiêu chuẩn đo lường Chất lượng do Bộ khoa học và Công
nghệ thành lập, thực hiện chức năng phục vụ quản lý nhà nước
về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng)

24


Chế độ chính sách đối với người lao động: Với Tập đoàn
Hoa Sen, người lao động là những con người làm nên thành
công của doanh nghiệp, Hoa Sen có chế độ phúc lợi hấp dẫn:
Đóng BHXH, BHYT, BHTN, BH Tai nạn 24/24 - Cấp đồng phục Du lịch hằng năm cho toàn thể CBCNV - Khám sức khoẻ định kỳ
hằng năm - Thưởng tết, thưởng lương kinh doanh dựa vào kết
quả Kinh doanh của Công ty - Điều chỉnh lương hàng năm theo
kết quả đánh giá năng lực - Chế độ Bảo hiểm sức khỏe; chi phí
tiếp khách, điện thoại… dành cho cấp Quản lý - Các chế độ của

Công Đoàn: Sinh nhật, Quà Trung thu, Tết thiếu nhi, ốm đau,
ma chay, cưới hỏi. Các khoản phức lợi này giúp người lao động
yên tâm làm việc cùng với các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định của
25


×