Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Đồ án thang máy chở hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 69 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Thang máy là một dạng của máy nâng chuyển, được phổ biến trong các nhà
cao tầng hiện nay. Thang máy có quá trình phát triền lâu dài, từ cơ cấu kéo đơn sơ
từ thời xa xưa đến cơ cấu chấp hành và điều khiển hiện đại như ngày nay. Việc vận
chuyển con người và vật dụng trên thang máy đã khẳng định sự hiệu quả so với
cầu thang bộ, ròng rọc kéo : Tốc độ cao, độ ổn định lớn, độ an toàn cao, không
gian tiết kiệm, gia thành đỡ tốn kém hơn với cầu thang bộ. Tuy có rất nhiều ưu
điểm như vậy, song bên cạnh đó việc chế tạo thang máy phải đảm bạo độ an toàn
rất khắt khe, quá trình vận hành phải đảm bảo qua trình bảo trì, duy tu, bảo dưỡng
đúng thời hạn và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Thang máy có rất nhiều loại phục vụ
nhiều nhu cầu khác nhau, như thang máy gia đình, thang máy tải khách, tải hàng,
thực phẩm, tải ô tô, thang máy quan sát, thang máy cuốn…Khảo sát khách hàng ở
các khu đô thị, công sở,nhu cầu của khách hàng cần có một hệ thống thang máy tải
khách trong các nhà cao tầng có độ cao từ 4 tầng trờ lên, thang máy với yêu cầu tốc
độ nhanh, vận hành thông minh, đảm báo độ an toàn tối đa, không gian chiếm chổ
vừa phải.
Để hoàn thành đồ án này em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo
Thạc si Phan Văn Dư, cùng tất cả bạn bè trong lớp giúp em hoàn thành đồ án này.
Tuy nhiên do kiến thức còn hạn hẹp,không thể tránh nhiều thiếu sót trong bài
làm,em rất mong được sự giúp đỡ ,góp ý của các thầy cô để em hoàn thành bài tốt
hơn.
Kính chúc thầy cô trong khoa Vật Lý và Công Nghệ luôn mạnh khỏe và thành
công trong công việc giảng dạy!
1


CHƯƠNG 1 : PHÂN TÍCH YÊU CẦU CÔNG NGHÊ
1.1 Giới thiệu chung về thang máy


1.1.1. Khái niệm
Thang máy là một thiết bị vận tải chạy theo chiều đứng để vận chuyển người,
hàng hoá giữa các tầng của một con tàu, công trình xây dựng hoặc cấu trúc khác.
Có nhiều loại thang máy như: thang máy nâng hàng, thang máy gia đình, thang
máy tải khách, thang máy gia đình, thang máy tải giường bệnh, thang máy tải hàng,
thang tải thực phẩm... Thang máy thường được trang bị động cơ điện tạo lực kéo
dây cáp và hệ thống đối trọng như cần trục, hoặc máy bơm chất lỏng thủy lực để
nâng cao một piston hình trụ.
Ngày nay, có những hệ thống điều khiển tốc độ phức tạp ,sự phối hợp đóng
ngắt để điều khiển an toàn tốc độ cabin trong bất kỳ tình huống nào. Nút nhấn
được tích hợp vào trong những bàn phím nhỏ gọn .
Phân loại thang máy:
Có nhiều cách để chúng ta phân loại thang máy và cách phân loại thì tuỳ thuộc vào
các chức năng, thang máy có thể phân loại theo các nhóm sau:
1.1.2.

-

Phân loại theo chức năng : Như tải khách, tải hàng …

-

Phân loại theo trọng tải : Trọng tải lớn, trọng tải vừa hay nhỏ

-

Phân loại theo tốc độ di chuyển : Nhanh , chậm …

-


Phân loại theo tính chất ki thuật
2


1. Loại thang thủy lực: Đây là loại thang truyền động nhờ piston đẩy qua hệ thống
bơm thủy lực.
- Ưu điểm:






Tiết kiệm diện tích bố trí
Không cần đào sâu giếng phía dưới vì chỉ cần pit=100mm
Không cần xây nhô cao lên (Chiều cao tầng trên cùng tối thiểu 2450mm)
Bền, an toàn, chi phí bảo trì bảo dưỡng thấp.
Tiết kiệm điện: Công suất tiêu thụ từ 1.1kw – 2.2kw.
- Nhược điểm:
• Chi phí đầu tư ban đầu cao, danh sách hàng nhập khẩu nói riêng cũng tùy

vào khả năng của từng mặt hàng có trước. cho các loại mặt hàng gì.
2. Loại thang máy chân không: Đây là loại thang mà chuyển động của cabin do sự
chênh lệch áp suất phần dưới và trên cabin tạo nên.
- Ưu điểm:
• Không cần hố pit, giếng thang hay phòng máy
• Lắp đặt trong vòng 1 hoặc 2 ngày
• Phù hợp cho các căn nhà mới hoặc nhà cần cải tạo lại vì thang máy chỉ cần

không gian nhỏ



An toàn tuyệt đối trong trường hợp điện áp không ổn đình vì cabin tự động
di chuyển xuống tầng gần nhất và cửa sẽ mở để khách thoát ra ngoài

• Tiết kiệm chi phí lắp đặt
• Cấu trúc tự hỗ (Thang có thể dừng nghỉ ở bất kỳ tầng nào)
• Thân thiện với môi trường: Không tiêu tốn năng lượng trong quá trình thang

đi xuống, thay vào đó là nhờ trọng lực
• Thang hoàn toàn trong suốt giúp người đi thang bao quát được toàn cảnh bên

ngoài, thang không sử dụng cáp hay piston vốn hạn chế tầm quan sát ra
ngoài.
3


• Mạch điện trong cabin là 24V, giúp giảm nguy cơ bị va đập
• Bảo trì rất ít: Thang không yêu cầu dầu bôi trơn. (Thông thường, chỉ có

những đợt kiểm tra định kỳ 5 năm/lần hoặc 15000 thang cần thay thế lớp
đệm kính không khí chính.
• Khởi động và dừng tuyệt đối êm.

-

Nhược điểm:
• Chi phí đầu tư ban đầu cao, tải trọng hạn chế, số tầng hạn chế.

3. Loại thang máy chuyển động bằng trục: Đây là loại thang chuyển động bằng

trục vít.
- Ưu điểm:
• Nhỏ, gọn, không cần xây dựng giếng thang
• Chuyển động êm ái
- Nhược điểm:
• Số tầng thấp
4. Loại thang chuyển động bằng cáp kéo truyền thống: Đây là loại thang chuyển
động bằng hệ thống cáp kéo.
- Ưu điểm:
• Rẻ hơn các loại trên, số tầng cao, tải trọng cao

- Nhược điểm:
• Giếng thang cần phải rộng, phải đào hố pit=500mm

Thang máy là thiết bị vận tải dùng để chở hàng và chở người theo phương thẳng
đứng. Nó là một loại hình máy nâng chuyển được sử dụng trong các ngành sản
xuất của nền kinh tế quốc dân như trong ngành khai thác hầm mỏ, trong ngành xây
dựng, luyện kim, công nghiệp nhẹ. Thang máy đã thay thế cho sức lực của con
người và kiểm định lại năng suất lao động cao. Trong sinh hoạt dân dụng, thang
máy cũng được sử dụng rộng rãi ở cắc nhà làm việc cao tầng, cơ quan, khách sạn .
4


Thang máy đã trở thành một vấn đề quan trọng trong cạnh tranh xây dựng và
chiếm một chi phí tương đối lớn.

5


CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ THANG MÁY

2.1. Thiết kế thang máy:
2.1.1.
Nội dung
Khi thiết kế ta tiến hành như sau:

Hình 2.1.1- Các nội dung chính trong thiết kế sản phẩm
Thông số ban đầu
- Trọng lượng chịu tải: 2000kg.
- Số tầng 12
- Vận tốc thang máy: 1,3m/s.
2.1.2.
Thiết kế hình dáng tổng quan của thang máy.
Đề thiết kế hình dáng của thang máy, ta đi như sơ đồ sau:

6


Hình 2.1.2 - Quá trình lựa chọn hình dáng sản phẩm
Kết hợp với nhóm những yếu tố trong lược đồ:

Hình 2.1.3 - Nhóm các yếu tố trong hệ thống thang máy

7


Ta có hình dáng thang máy như sau:

Hình 2.1.4 Sơ đồ bố trí thang máy

8



Hình 2.1.5 Sơ đồ nguyên lý

9


Vị trí cabin
Hình 2.1.6 Thang máy có đối trọng nằm sau cabin
Tính toán công suất và chọn động cơ
2.2.1.
Đặc tính cơ của máy
Đặc tính cơ của máy sản xuất rất đa dạng và được biểu diễn bằng biểu thức
tổng quát:
2.2.

M c = M C 0 + ( M dm + M C 0 ).(

ω a
)
ωdm

Trong đó:
Mc : moment ứng với tốc độ ω
MC0 : moment ứng với tốc độ ω=0
Mđm : moment ứng với tốc độ định mức ωđm
Thang máy là cơ cấu nâng hạ theo phương thẳng đứng a=0 do đó biểu
thức đặc tính cơ của thang máy : MC=Mđm=const

10



Hình 2.2.1 Đặc tính cơ của máy
Mômen cản thế năng (mômen cản tinh) của thang máy có đặc tính MC =const
và không phụ thuộc vào chiều quay.
Được biểu diễn trên hình:

Hình 2.2.2 momen cản tinh

11


Mômen phản kháng luôn chống lại chiều quay như mômen ma sát

Hình 2.2.3 momen phản kháng
2.2.3. Trạng thái làm việc của truyền động điện:
Trong hệ truyền động điện, bao giờ cũng có quá trình biến đổi năng lượng
điện cơ. Chính quá trình biến đổi này quyết định trạng thái làm việc của truyền
động điện.
Dòng công suất điện Pđiện có giá trị dương nếu như có chiều quay từ nguồn
đến động cơ và từ động cơ biến đổi công suất điện thành công suất cơ Pcơ = M.ω
cấp cho máy sản xuất. Công suất này có giá trị dương nếu như mômen động cơ
sinh ra có cùng chiều quay với tốc độ quay. Nếu ngược lại, dòng công suất điện có
giá trị âm, nếu nó có chiều từ động cơ đi về nguồn.
Công suất cơ có giá trị âm khi nó truyền từ máy sản xuất về động cơ và
mômen động cơ sinh ra ngược chiều với tốc độ quay.
Mômen của máy sản xuất được gọi là mômen phụ tải hay mômen cản MC. Nó
cũng được định nghia dấu âm và dấu dương ngược lại với dấu mômen của động
cơ.
Phương trình cân bằng công suất của hệ truyền động:

Pđ = PC + ΔP
Trong đó:
Pđ : công suất điện.
PC : công suất cơ.
ΔP : tổn thất công suất.
12


Tùy thuộc vào biến đổi năng lượng trong hệ mà ta có trạng thái hãm được
mô tả trên hình:

Hình 2.2.3 Trạng thái hãm

Trạng thái động cơ bao gồm chế độ có tải và không tải
Trạng thái hãm bao gồm :
-

Hãm tái sinh Pđiện < 0, Pcơ < 0, cơ năng biến thành điện năng trả về lưới.

-

Hãm ngược Pđiện > 0, Pcơ < 0, điện năng và cơ năng trở thành tổn thất ΔP

ΔP

Hãm động năng Pđiện = 0, Pcơ < 0, cơ năng biến thành công suất tổn thất

2.2.4 Quy đổi momen cản, lực cản và moment quán tính
Trong mỗi một cơ cấu truyền động đều có các đại lượng: ω, M, v, F và
mômen quán tính J. Để thuận tiện cho tính toán người ta thường tính quy đổi tất cả

các đại lượng về trục động cơ nhưng phải theo nguyên tắc là đảm bảo năng lượng
của hệ trước và sau quy đổi không thay đổi.
13


Hình 2.2.4.1 biểu diễn mooomen cản,momen quán tính
Trong đó:
1: động cơ điện.
2: Bộ thay đổi vận tốc.
3: Tang quay.
4: Tải trọng.
2.2.5 Đặc tính cơ của động cơ:
Động cơ không đồng bộ được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp. Do có
những đặc tính phù hợp, tính ổn định, độ bền và giá thành khá rẽ.
+

Ưu điểm nổi bật của loại này:

Giá thành rẻ hơn nhiều so với động cơ một chiều hay động cơ đồng bộ cùng
công suất.
-

Hệ truyền động có thể đáp ứng tốt những chỉ tiêu ki thuật.

Động cơ không đồng bộ có cấu trúc đơn giản, đặc biệt là động cơ không
đồng bộ Rôto lồng sóc dễ chế tạo, bảo dưỡng, sữa chữa.
-

Sử dụng được điện xoay chiều từ lưới.


+

Nhược điểm của động cơ không đồng bộ:

14


-

Dải điều chỉnh chưa lớn.

Khả năng điều chỉnh vô cấp tốc độ thấp. Để đạt được yêu cầu cao cần có đầu
tư lớn.
-

Khả năng tự động hóa kém.

2.2.6 Tính toán công suất
Phụ tải của thang máy chủ yếu do tải trọng quyết định, vì thang máy có đối
trọng nên trong tính toán ta phải lưu ý đến trọng lượng của đối trọng và trọng
lượng của cơ cấu nâng. Để xác định phụ tải một cách chính xác và khoa học ta cần
phải xây dựng sơ đồ động học của hệ thống truyền động thang máy, từ sơ đồ động
học ta phân tích các quá trình nâng hạ ở chế độ định mức và ở chế độ khi không tải
để tính toán các thông số kỹ thuật liên quan.
Cơ cấu truyền động thang máy có hộp điều tốc nên trong tính toán ta phải tính
đến tỉ số truyền vì tỉ số này có ảnh hưởng rất nhiều đến mômen nâng hạ của động
cơ truyền động và tốc độ di chuyển của buồng thang.
Trạng thái làm việc của truyền động phụ thuộc vào mômen quay do động cơ
sinh ra và mômen cản tinh do phụ tải quyết định. Mỗi mômen trên đều có thể là
mômen gây chuyển động hoặc mômen hãm, như vậy rõ ràng là động học của

truyền động được xác định bởi mômen tổng của 2 mômen trên.
Để xác định phụ tải tinh, giả sử rằng thang máy trong quá trình đi lên mang
tải định mức và tải không thay đổi trong suốt quá trình. Đây là trường hợp nâng
nặng nề nhất. Và khi hạ thang máy cũng mang tải định mức.
Công suất tinh của động cơ khi nâng tải không dùng đối trọng:
(Gbt + G ).v.g .10 −3
Pc =
(kw)
η

Trong đó:
Gbt: khối lượng buồng thang(kg).
G : Khối lượng hang hóa (kg).
v : tốc độ nâng (m/s).
g : gia tốc trọng trường (m/s2), chọn g = 9,8(m/s2).
15


η : hiệu suất của cơ cấu nâng (0,5 > 0,8), chọn n= 0,8
 Theo số liệu đã cho:
Gbt =1200(kg)
G = 2000(kg)
v = 1,3(m/s)
(1200 + 2000).9,8.10−3
Pc =
= 39.2(kW )
0.8

Vì thang máy có đối trọng, nên tính toán đối trọng phù hợp là cần thiết. Tuy
nhiên trong thực tế đối trọng có thể được thay đổi trong quá trình hiệu chỉnh chạy

thử thang máy. Vì vậy, việc tính đối trọng sau đây cần thiết cho tính chọn thiết bị.
Khối lượng của đối trọng:
Gđt = Gbt + α .G (kg )

Trong đó:
Gđt : khối lượng đối trọng (kg).
a : hệ số cân bằng (0,3 - 0,6), đối với thang máy ta chọn
a = 0,5.
Gđt= 1200 + 0,5.2000 = 2200 (kg)
Công suất tinh của động cơ khi nâng tải có đối trọng:
1
Pcn = [(Gbtđt+ G). − G .η ].v.k .g.10−3 (kw)
η

Công suất tinh của động cơ khi hạ tải có đối trọng:
1
Pch = [(Gbtđt+ G ).η + G . ].v.k .g .10−3 (kw)
η

Trong đó:

16


Pcn : công suất tinh của động cơ khi nâng tải có đối trọng. Pch : công
suất tinh của động cơ khi hạ tải có đối trọng.
k : hệ số tính đến ma sát giữa thanh dẫn huớng và đối trọng (1,15 - 1,3),
1
Pcn = [(Gbtđt+ G ). − G .η ].v.k .g .10−3 ( kw)
η


= [(1200 + 2000).

chọn k = 1,2

1
− 220.0.8].1, 2.9,8.10 −3 = 44.97( kw)
0.8

1
Pch = [(Gbtđt+ G ).η + G . ].v.k .g.10 −3 (kw)
η

= [(1200 + 2000).0,8 + 2200.

1
].1, 2.9,8.10−3 = 55.99( kw)
0.8

Số liệu về cáp dẫn động:
-

Khối lượng riêng dây cáp = 0,651(kg/m) cáp Φ14.

-

Sử dụng 4 sợi = 4.0,651 = 2.604(kg/m).

-


Chọn 1 tầng cao 4(m) vậy hành trình dài nhất của cáp = 4.12 = 48(m)

-

Tổng trọng lượng dây cáp Gd = 2,604.48 =124.992(kg).

Lực kéo đặt lên puli cáp kéo buồng thang khi có tải định mức
F = (Gbt + G − K1.∆G1 − Gbt ) g

Trong đó:
k1: số lần dừng buồng thang.
ΔG1: sự giảm khối lượng tải sau mỗi lần dừng
17


F=(1200+2000-1.6-2200).9,8=9741.2(N).
Tỉ số truyền i của hộp điều tốc:
i=

2π Rn
vu

Trong đó:
R: bán kính puli dẫn động (m).
n: tốc độ động cơ (v/s), n=945 (v/p)=15,75 (v/s).
u: bội số của hệ thống ròng rọc, chọn u=1
=

2π 0, 4.15, 75
= 39,58

1.1

Thời gian làm việc của thang máy:
tlv=h/v=48/1=48(s)
Thời gian toàn bộ một chu kì làm việc của thang máy có thể tính theo năng suất và
tải trọng định mức:

tck = 2.t1v + t1 + t2 + t3
Trong đó:
t1 : thời gian ra, chọn t1 = 4(s).
t2 : thời gian vào, chọn t2 = 4(s).
t3 : thời gian đóng mở cửa buồng thang, chọn t3 = 4(s).
tlv=2.48+4+4+4=108(s)
Hệ số tiếp điện tương đối:
TD % =

2t1v 2.48
=
= 88,8%
tck
108

18


Mômen tương ứng với lực kéo:
Mn =

Mômen nâng tải:
Mn =


Mômen hạ tải:

FR 7941, 2.0, 4
=
= 100.31( Nm)
i.η
39,58.0,8

FR 7941.2.0, 4
=
= 80.25( Nm)
i.η
39,58

Công suất động cơ
Công suất động cơ khi nâng tải tốc độ nhanh
Pn =

F .v 7941, 2.10−3
=
= 9.9265( Nm)
η
0,8

Công suất động cơ khi hạ tải tốc độ nhanh
Ph = F .v.η = 7941, 2.0,8.10 −3 = 6.352( kw)

Công suất trung bình của động cơ
PTB =


∑ Pi .t1v .k (9,9265 + 6, 352).48.1, 2
=
= 9, 7887( kw)
2.t1v
2.48

Công suất định mức của động cơ
Pdm = Ptb .

TD%
88,8
= 9, 7887.
= 11.908( KW )
TDTC %
60

Truyền động thang máy làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại, khi có tải định
mức động cơ khởi động nặng nề. Nên ta chọn động cơ hai cấp tốc độ, hai dây quấn
riêng biệt cho từng cấp tốc độ và tốc độ động cơ dưới 1000(v/p). Chọn động cơ
loại có công suất = 15kW.

19


Chọn động cơ
Động cơ điện 3 pha dây cuốn

YZR200L-8


(15kW)

Hãng sản xuất

Wuxi

Loại động cơ

Động cơ điện

Điện áp (V)

380-400

Tốc độ vòng quay (v/phút)

750

Công suất (kW)

15

Đặc điểm khác

Tốc độ đầu ra: 715-750 rpm
Chế độ làm việc: S3, 40%
Cấp bảo vệ: IP44

Trọng lượng (Kg)


317 kg

Xuất xứ

Trung Quốc

2.3. Tính chọn trang thiết bi
2.3.1. Tính cho tiết diện cáp động học
Để chọn tiết diện cáp động lực cho động cơ truyền động ta cần chú ý:
Nếu chọn dây có tiết diện lớn quá thì vốn đầu tư cao, nhưng điện dẫn xuất
lớn, điện trở nhỏ.
• Nếu chọn tiết diện dây nhỏ vốn đầu tư ít, nhưng nếu nhỏ hơn dẫn đến cáp bị
quá tải gây chập cháy giữa các pha trong cáp.
Vì vậy ta phải dựa vào các thông số kỹ thuật đã tính toán để chọn cáp sao cho
phải đảm bảo chỉ tiêu ki thuật, nhưng vẫn hợp lí về yêu cầu kinh tế.


Chọn loại cáp 3 pha 3 sợi có lõi bằng đồng, vỏ nhựa bọc từng sợi và vỏ cao su
bọc bên ngoài cả cáp.

20


Stt =

Tính tiết diện dây 1 sợi theo công thức

I tb
J kt


Trong đó:
Itb: dòng điện làm việc định mức
Jkt: tra bảng chỉ tiêu kinh tế
Ta chọn

J KT = 2 ÷ 2,5( A / mm2 )

J KT = 2, 2( A / mm 2 )

Stt =

I tb 30, 4
=
= 13,82( mm 2 )
J kt
2, 2

Ta chọn tiết diện theo tiêu chuẩn S = 16 (mm2)
Đường kính dây tính toán:
Dtt =

4.Stt
4.13,82
=
= 4, 2(mm)
π
π

Tra bảng thông số cấp tròn, chọn đường kính dây cáp động lực. Để đảm bảo ta
chọn d > dtt , d = 4,5 (mm) cho một sợi.

2.3.2. Tính chọn phanh hãm điện từ

Trong thang máy, chuyển động buồng thang lên xuống theo phương thẳng
đứng với tải trọng lớn, nên lực quán tính khá lớn. Khi đột ngột mất điện buồng
thang và hàng hóa sẽ rơi tự do với một gia tốc rất lớn, người vận hành không thể
kìm chế được ngoài phanh hãm điện từ tác động nhanh.
Chính vì vậy phanh hãm là một bộ phận không thể thiếu được trong hệ truyền
động khống chế thang máy. Trong thiết kế thang máy thường sử dụng phanh hãm
điện từ nguồn cung cấp trực tiếp với lưới điện xoay chiều.
21


Phanh hãm thường có 3 loại:
Phanh guốc.
• Phanh đia.
• Phanh đại.
Nguyên lí hoạt động của phanh nói trên cơ bản giống nhau. Khi động cơ của
cơ cấu nâng hạ được đóng vào lưới điện, thì đồng thời cuộn dây của nam châm
cũng mất điện, ngay lúc này lực căng của lò xo sẽ ép chặt má phanh vào trục
động cơ kịp thời hãm dừng động cơ.


Phanh hãm điện từ thường được chế tạo theo 2 kiểu: hành trình phản ứng dài
(hàng chục mm) và hành trình phần ứng ngắn (vài mm). Loại phanh hành trình
dài yêu cầu lực hút nhỏ nhưng kết cấu cồng kềnh và phức tạp.
Thực tế thường dùng phanh hãm hμnh trình ngắn.
Khi chọn thông số phanh cần chú ý đến 3 thông số cơ bản:
Điện áp làm việc.
• Hệ số tiếp điện tương đối.
• Độ dài hành trình phần ứng.

+Tính toán và lựa chọn phanh hãm cho thang máy


Lực tác dụng lên trục động cơ khi phanh phụ thuộc vào vị trí số mômen của
cơ cấu phanh và chế độ làm việc của cơ cấu nâng hạ buồng thang:
Mph = k.Mch
Trong đó:
Mph : mômen của cơ cấu phanh.
k : hệ số dự trữ tùy thuộc vào chế độ làm việc.
Mch : mômen cản tinh khi hạ tải với tải định mức.
+ Tính chọn nam châm điện của cơ cấu phanh
Lực cần thiết đặt lên má phanh (lực hướng tâm) được tính :

22


1
 1 
Fh =  ÷.F = 
÷.9,741, 2 = 27832( N )
 0.35 
µ

Trong đó:
µ = 0,35

:là hệ số ma sát ( má phanh làm từ chất liệu milang va puli làm bằng gang)

F: lực tác dụng lên puli cáp kéo buồng thang.
Lực hút nam châm

biểu thức sau:

Fnc

và hành trình của phần ứng yêu cầu hn được xác định bởi

 1 
( Fnc .hn ) yc = F .h. 
÷
 η .k 

Trong đó:
Fnc: lực hút nam châm.
hn: hành trình phần ứng, chọn hn = 4 (mm).
h: hành trình khi hãm, chọn h = 6 (mm).
η = 0,85

là hiệu suất.

k : hệ số dữ trữ :

(0, 75 ÷ 0,85)

chọn k =0,85

Fnc ( yc )

 1 
1
F .h. 

9741, 2.6.
÷
0,85.0,85
 η .k  =
=
= 20224(V )
hn
4

Chọn aptomat:
Việc chọn aptomat dựa vào các thông số sau:
2.3.3.

- Dòng điện tính toán trong mạch.
23


- Dòng điện quá tải.
- Tính thao tác có chọn lọc.

Ngoài việc lựa chọn còn phải căn cứ vào đặc tính làm việc của phụ tải,
aptomat không được phép cắt khi có quá tải ngắn hạn th-ờng xảy ra trong điều kiện
làm việc bình thường như dòng khởi động của động cơ.
Yêu cầu chung là dòng điện định mức của giới hạn bảo vệ không đ-ợc bé hơn
dòng điện tính toán (Iap > Itt), tùy theo đặc tính và điều kiện làm việc cụ thể của
phụ tải, chọn dòng điện của giới hạn bảo vệ là 125%-150% so với Itt của mạch.
Iđm của động cơ = 30,4(A). Vậy việc chọn aptomat bảo vệ mạch với tải chủ
yếu là động cơ nâng hạ làm việc ở chế độ làm việc ngắn hạn lặp lại.
Vậy chọn aptomat có các thông số sau: 500V – 50Hz – 35A
Chọn khởi động từ

 Yêu cầu:

2.3.4.

- Tiếp điểm phải có độ bền chịu mài mòn cao.
-

Khả năng đóng cắt cao.
Thao tác đóng cắt dứt khoát.
Tiêu thụ năng lượng ít.
Bảo vệ tin cậy động cơ khỏi bị quá tải lâu dài (có rơle nhiệt đi kèm).
Chọn: Ikđt= (1,5 -1,7)Iđm

Chọn

24


Hình 2.3.4 Mạch điều khiển đảo chiều quay của động cơ không đồng bộ
rôto lồng sóc bằng khởi động từ kép có rơle nhiệt
Trong đó:
• U và D : là hai khởi động từ thuận và nghịch.
• RN : rơle nhiệt.
• Đ : động cơ.
• AT : aptomat đóng mở mạch.
• Stop : nút dừng.
• Run : nút chạy thuận ngịch

Lựa chọn khởi động từ:
+ Công suất và điện áp của động cơ khi làm việc.

+ Ikđt= (1,5 -1,7)Iđm
Vậy chọn 4 khởi động từ có các thông số sau: 110V – 50A (điện áp và dòng điện
qua tiếp điểm chính)

Hệ thống an toàn
Để đảm bảo cho thang máy hoạt động an toàn trong phạm vi cho phép, trong
mạch phải có các công tắc hạn chế hành trình của cabin và chống quá tải.
2.3.5.

Trong thiết kế cabin chuyển động cơ từ sàn tầng 1 đến tầng 10 là hết hành
trình. Để đảm bảo cho chuyển động của cabin không vượt quá hành trình khi đi lên
(đội tầng) và chuyển động qua tầng cuối cùng (tụt tầng), trong mạch phải có công
tắc hành trình hạn trên (TOP) chống đội tầng và công tắc hạn dưới (BOT) chống
tụt tầng. Hai công tắc trên phải có tiếp điểm thường đóng. Khi cabin chuyển động
quá hành trình thì các tiếp điểm thường đóng của công tắc hành trình TOP hoặc

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×