Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Phương pháp nâng cao hiệu suất sử dụng hệ thống cáp dựa trên dữ liệu theo thời gian (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.6 KB, 18 trang )

i


1

M Ở ĐẦU
Ngày nay ngoài việc chú trọng đến chất lượng dịch vụ của các tập đoàn viễn
thông, quy trình cung cấp dịch vụ, hỗ trợ khách hàng cũng không kém phần quan
trọng, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, viễn thông trong
những năm gần đây, số lượng thuê bao lắp mới ngày càng nhiều. Các tập đoàn viễn
thông không ngừng nghiên cứu và cải tiến quy trình nghiệp vụ công tác để nâng cao
chất lượng dịch vụ nhằm mở rộng thị phần.
Ngoài mục tiêu cung cấp dịch vụ tiện ích cho khách hàng, các tập đoàn viễn
thông còn quan tâm rất nhiều đến việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ, kỹ thuật
vào hệ thống nhằm giảm chi phí vận hành hệ thống cũng như giảm chi phí lắp đặt
hạ tầng.
Chi phí về hạ tầng trong mạng lưới cáp quang chiếm phần lớn nguồn vốn đầu
tư của các nhà cung cấp dịch vụ, chính vì vậy các nhà cung cấp dịch vụ luôn quan
tâm đến tiết giảm chi phí thi công hạ tầng mạng lưới cáp. Chính vì vậy, các nhà
mạng có đưa ra nhiều phương pháp khảo sát đài trạm, khảo sát mạng lưới cáp, khảo
sát khu vực lắp đặt tập điểm.... Tuy nhiên trong thi công lắp đặt, việc thiếu kinh
nghiệm hoặc thiếu trách nhiệm của nhân viên viễn thông có thể làm tăng chi phí cho
hệ thống cáp như tổ chức mạng lưới tập điểm trên địa bàn không phù hợp, chọn tập
điểm cho thuê bao khách hàng quá xa….
 Tập trung nghiên cứu phương pháp nâng cao hiệu suất hệ thống cáp
quang tại VNPT TP.Hồ Chí Minh.
 Xây dựng công cụ gán tập điểm cho thuê bao tự động.
 Xây dựng công cụ giao phiếu tự động đến nhân viên viễn thông.


2



Đề tài chủ yếu tập trung vào các thuê bao có sẵn và hệ thống cáp trên
địa bàn Quận 2.
Với mong muốn tìm hiểu và nghiên cứu về chủ đề này tác giả đã mạnh dạng
lựa chọn đề tài: "Phương pháp nâng cao hiệu suất sử dụng hệ thống cáp dựa trên dữ
liệu theo thời gian". Trong luận văn này tác giả sẽ trình bày một số phương pháp tổ
chức dữ liệu, gán tập điểm tự động cho thuê bao và đưa ra hướng thực nghiệm cho
hệ thống gán tập điểm tự động và giao phiếu thi công tự động.
Luận văn gồm 4 chƣơng với các nội dung khái quát nhƣ sau:
Chương 1 – Tổng quan: Sơ lược kiến trúc hệ thống cáp quang tại
VNPT TP.Hồ Chí Minh, các vấn đề cần cải tiến, phương pháp nâng
cao hiệu suất sử dụng hệ thống cáp dựa trên dữ liệu có sẵn, các giải
pháp dự kiến sẽ áp dụng để giải quyết vấn đề.
Chương 2 – Hệ thống cáp quang đang vận.
Chương 3 – Phương pháp nâng cao hiệu suất sử dụng hệ thống cáp.
Chương 4 – Đánh giá kết quả
Trong phần kết luận và hướng phát triển, luận văn tóm lại những công việc
đã thực hiện và các kết quả đạt được, đồng thời đề cập đến những mặt còn hạn chế
của luận văn và đề ra hướng nghiên cứu trong thời gian tới.


3

CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN
Chương 1 sẽ trình bày sơ lược về kiến trúc hệ thống cáp quang tại VNPT
TP.Hồ Chí Minh, các vấn đề cần cải tiến và hướng phát triển; các phương pháp
nâng cao hiệu suất sử dụng hệ thống cáp dựa trên dữ liệu có sẵn. Trên cơ sở đó xác
định những vấn đề mà luận văn cần giải quyết và đưa ra các giải pháp dự kiến sẽ áp
dụng để giải quyết vấn đề.


1.1

Sơ lƣợc kiến trúc hệ thống cáp quang tại VNPT TP.HCM
a. Sơ đồ mạng lƣới hệ thống cáp quang

Hình 1.1: Sơ đồ mạng lƣới cáp quang
Hệ thống cáp quang tại VNPT TP. Hồ Chí Minh được thiết kế, xây
dựng và quản lý bởi chương trình QLCQ. Hệ thống cáp quang bao gồm
nhiều trạm/ đài viễn thông, mỗi trạm đi ra nhiều tủ cáp, mỗi tủ cáp đi ra
nhiều tập điểm, và mỗi tập điểm được đấu nối nhiều thuê bao. Các phần
tử ngoại vi trong hệ thống cáp quang đấu nối với nhau thông qua sợi cáp
quang. Các đối tượng trạm viễn thông, tủ cáp, tập điểm có đầy đủ thông
tin như tên, địa chỉ, dung lượng tủ cáp/ số cổng ra của tập điểm, và các
thông số khác, đặc biệt là thông tin về tọa độ. Tọa độ phần tử ngoại vi
giúp định vị phần tử trên sơ đồ hệ thống cáp.
b. Mô hình hệ thống cáp quang
Mô hình hoạt động: Hệ thống cáp quang được phân chia theo khu
vực quản lý, và được quản lý bởi nhân viên địa bàn. Mỗi nhân viên địa
bản được giao quản lý nhiều tủ cáp. Khi có thuê bao lắp mới, theo kinh
nghiệm nhân viên kỹ thuật sẽ chọn tập điểm gần nhất để lắp đặt cho thuê


4

bao. Đầu tiên nhân viên chọn đài/trạm thuộc địa bàn lắp đặt thuê bao, tiếp
theo chọn tủ cáp quang thuộc đài/trạm đã chọn mà tủ cáp có thể gần thuê
bao nhất, sau cùng nhân viên địa bàn sẽ xác định tập điểm sử dụng cho
thuê bao.

Các vấn đề cần cải tiến và hƣớng phát triển


1.2

a. Các vấn đề cần cải tiến
Gán tập điểm cho thuê bao tự động, từ đó xác định được nhân
viên quản lý địa bàn và thực hiện giao phiếu thi công tự động.
Dựa vào lịch sử phát triển thuê bao của tủ cáp, hệ thống cung
cấp công cụ dự đoán thời điểm hết dung lượng cáp của tập điểm trong
tương lai.
Thống kê tần suất báo hỏng và dự đoán nguyên nhân để kịp
thời khắc phục, nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng.
b. Hƣớng phát triển
Dựa vào lịch sử sử dụng của các tủ cáp hoặc tập điểm, hệ thống tự
động xác định tủ cáp hoặc tập điểm tối ưu nhất cần dùng cho một thuê
bao. Từ đó xác định được nhân viên quản lý tủ cáp để giao việc tự động.
Dựa vào lịch sử phát triển của tủ cáp hoặc tập điểm, và dựa vào
dung lượng của tủ cáp có sẵn để đưa ra các dự đoán thời điểm hết dung
lượng cáp. Từ đó giúp cho các trung tâm viễn thông có biện pháp khắc
phục cũng như nâng cấp hệ thống cáp phù hợp với xu hướng phát triển
của tương lai.
Thu thập lịch sử hư hỏng của tủ cáp hoặc tập điểm, phân tích tần
suất xuất hiện hư hỏng để tìm nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc
phục nhầm nâng cao chất lượng dịch vụ.
Sắp xếp lại hệ thống tủ cáp, tập điểm sao cho hệ thống cáp đạt
hiệu suất cao và tiết kiệm chi phí lắp đặt.

1.3
liệu đã có

Phƣơng pháp sử dụng hệ thống cáp đƣợc phát triển trên dữ



5

Chương trình Quản Lý Cáp Quang được xây dựng và phát triển để
đáp ứng nhu cầu quản lý và điều hành thi công, lắp đặt các phần tử ngoại
vi của hệ thống cáp.
Hệ thống cáp quang được chia theo địa bàn quản lý, mỗi địa bàn
được quản lý bởi một nhân viên, một nhân viên địa bàn có một hoặc
nhiều nhân viên hỗ trợ.

1.4

Các vấn đề chính dự kiến sẽ giải quyết
 Vấn đề về dữ liệu.
Hiện tại thông tin dữ liệu đầu vào chưa đáp ứng được bài toán đặt
ra, nên trước hết cần phải giải quyết vấn đề dữ liệu, đảm bảo dữ liệu đầu
vào đầy đủ thông tin và đáng tin cậy.

 Xây dựng phƣơng pháp nâng cao hiệu suất sử dụng tủ cáp/tập
điểm
Đưa ra các giải pháp gán lại tập điểm cho các thuê bao dựa trên
tọa độ, phương pháp đưa ra phải đáp ứng được một hoặc một số các tiêu
chí sau: khoảng cách từ tập điểm đến thuê bao là ngắn nhất (khoảng cách
được tính giữa 2 tọa độ), lịch sử phát triển của tập điểm, thông tin các
thuê bao lân cận…

1.5

Các giải pháp dự kiến sẽ áp dụng để giải quyết vấn đề

 Về dữ liệu
Thu thập dữ liệu từ các hệ thống liên quan như CCDV, SCDV,
QLCQ, và dữ liệu kiểm soát.
Thu thập dữ liệu bằng các công cụ đã được cung cấp cho nhân
viên viễn thông.
Ánh xạ tọa độ các điểm cuối phần tử lên giảng đồ Karnaugh và
áp dụng Karnaugh để truy xuất tập điểm từ tọa độ thuê bao được xác
định trước.

 Xây dựng phƣơng pháp nâng cao hiệu suất sử dụng tủ cáp/ tập
điểm


6

Xây dụng công cụ xác định tập điểm tự động cho thuê bao.
Xây dựng công cụ giao phiếu tự động dựa vào thông tin địa chỉ
của khách hàng, dựa vào các thuê bao lân cận thuê bao lắp mới và lịch
sử phát triển của tủ cáp.

1.6

Kết luận
Trên đây là tổng quan về hệ thống cáp quang và dữ liệu cáp có sẵn,

mục tiêu chính của đề tài là xây dựng hệ thống giao phiếu tự động dựa trên
dữ liệu cáp có sẵn bằng các phương pháp tối ưu hóa dữ liệu.


7


CHƢƠNG 2 – HỆ THỐNG CÁP ĐANG VẬN HÀNH
2.1

Sơ đồ tổ chức hệ thống đang có
a. Sơ đồ tổng quan hệ thống

Hình 2.1: Sơ đồ tổng quan hệ thống ĐHSXKD
Hệ thống điều hành tại VNPT TP.HCM là hệ thống tập hợp nhiều
chương trình quản lý, mỗi chương trình quản lý sẽ điều hành quản lý một
lĩnh vực khác nhau. Các chương trình trong hệ thống gồm: ĐHSXKD,
QLNV, QLCQ, QLVT-TB, Báo Cáo Thống Kê.
b. Sơ đồ hệ thống cáp hiện có


8

QUẢN LÝ CÁP QUANG

CN THỐNG KÊ

CHỨC NĂNG
KHÁC

CN KHAI THÁC

CN KHAI BÁO

Khai thác


Khai báo

Thống kê

Chức năng khác

Lắp đặt thuê bao AON

Import thuê bao AON
=> Import từ file

Theo yêu cầu

TL Hướng dẫn sử
dụng

Đổi cáp thuê bao AON

Splitter

Cáp phối S1/ S2

Quản lý Danh mục

Xóa thuê bao AON

Thiếp lập kết nối PON

Kết nối PON


Quản trị hệ thống

Xóa thuê bao GPON

Chiếu dài cáp

Splitter

Lắp đặt thuê bao AON

Import file

Chiếu dài theo đài
trạm

Đổi port AON

Chiều dài theo TTVT

Xóa thuê bao AON

Năng lực theo tập
điểm

Tái bố trí cáp

Năng lực theo tủ

Xóa account GPON


Năng lực theo TTVT

Vị trí phần từ trên
G.Map

Sơ đồ cáp

Theo yêu cầu

Hình2.5: Sơ đồ hệ thống QLCQ


9

2.2

Các giải pháp đang sử dụng
Hệ thống cáp quang được xây dựng và quản lý bởi chương trình Quản

Lý Cáp Quang, cung cấp cho người dùng các chức năng quản lý các phần tử
ngoại vi của hệ thống cáp như Trạm, Tủ, Tập Điểm, và các thông số kỹ thuật
của các phần tử, thiết lập các tuyến cáp trên hệ thống, và các chức năng về
quản lý địa bàn hệ thống cáp, cập nhật tập điểm cho thuê bao.
Hiện tại hệ thống đang sử dụng phương pháp quản lý tủ cáp theo địa
bàn, mỗi nhân viên được giao quản lý một số tủ cáp ở một khu vực nhất
định.
.

2.3


Nguồn dữ liệu hiện có

Hình 2.6: Nguồn dữ liệu trong hệ thống ĐHSXKD
Nguồn dữ liệu Điều Hành Sản Xuất Kinh Doanh (ĐHSXKD): chứa
các dữ liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị như:


10

thông tin khách hàng, hợp đồng khách hàng, hợp đồng thuê bao, danh bạ
thuê bao, thông tin các dịch vụ viễn thông, loại hình thuê bao, thông tin nhân
viên.
Nguồn dữ liệu Quản Lý Nhân Viên (QLNV): chứa thông tin tổ chức
đơn vị, thông tin nhân viên và thông tin phân quyền nhân viên.
Nguồn dữ liệu CCDV: chứa thông tin thi công lắp đặt, thông tin giao
phiếu công tác từ trung tâm điều hành đến đơn vị và nhân viên viễn thông.
Nguồn dữ liệu SCDV: chứa thông tin phiếu báo hư, điều hành giao
phiếu báo hư cho nhân viên kỹ thuật, lịch sử sửa chữa, hỗ trợ khách hang.
Nguồn dữ liệu QLCQ: chứa thông tin chi tiết về các phần tử ngoại vi
như trạm, tủ cáp, tập điểm, và thông tin thuê bao sử dụng tuyến cáp…

2.4

Các vấn đề cần cải tiến
 Vấn đề 1: Nâng cao hiệu suất sử dụng hệ thống cáp bằng phương
pháp tự động xác định tập điểm cho thuê bao. Từ đó xây dựng công
cụ giao phiếu tự động đến nhân viên quản lý địa bàn tủ thay cho
phương pháp giao phiếu thủ công khi có hợp đồng mới thành lập,
giảm khối lượng công việc cho các trung tâm viễn thông, đặc biệt
giúp rút ngắn thời gian và quy trình cung cấp dịch vụ.


 Vấn đề 2: cải tiến việc giám sát dung lượng cáp để tránh tình trạng
hết cáp không lắp đặt được thuê bao, cải tiến bằng phương pháp thống
kê lịch sử phát triển của tủ cáp hoặc tập điểm để đưa ra dự đoán thời
điểm hết cáp và cảnh báo cho đơn vị quản lý địa bàn.

 Vấn đề 3: trong quá trình chăm sóc khách hang, nhiều trường hợp báo
hư lặp lại mà chưa xác định được nguyên nhân chính xác, cần đề xuất
một phương pháp để xác định nguyên nhân hư hỏng thực tế và có biện
pháp khắc phục sửa chữa.


11

CHƢƠNG 3 – PHƢƠNG PHÁP CHỌN TẬP ĐIỂM
TỰ ĐỘNG CHO THUÊ BAO
Trong Chương I và Chương II của luận văn đã giới thiệu sơ lược về
hệ thống cáp quang tại VNPT TP.HCM và các phương pháp đang sử dụng
trong hệ thống cáp cũng như các vấn đề cần giải quyết của hệ thống cáp
quang. Trong Chương III này sẽ trình bày phương pháp chọn tập điểm tự
động cho thuê bao và cài đặt chương trình thử nghiệm để mô phỏng phương
pháp đó. Chương trình được chạy trên nền HĐH Windows.
3.1

Mô tả bài toán
Trong bối cảnh các tập đoàn, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn

thông cạnh tranh với nhau quyết liệt để mở rộng thị phần, các tập đoàn
không ngừng cải tiến quy trình cung cấp dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch
vụ, sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bài

toán đặt ra là phải xây dựng một hệ thống tự động hóa quy trình giao phiếu
đảm bảo cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhanh nhất có thể, đồng thời phát
huy được hiệu quả của hệ thống cáp quang nhằm làm giảm chi phí thi công
lắp đặt. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, luận văn hướng tới việc xây dựng
một ứng dụng thử nghiệm dùng để xác định tập điểm tự động cho thuê bao
dựa trên dữ liệu đã có và giao phiếu tự động đến nhân viên viễn thông.
3.2

Mục tiêu cần giải quyết
 Tiền xử lý dữ liệu đầu vào
 Biểu diễn tọa độ hệ thống cáp trên giảng đồ Karnaugh.
 Xây dựng công cụ xác định tập điểm cho thuê bao.
 Xây dựng công cụ giao phiếu tự động cho nhân viên viễn thông.

3.3

Tổng quan thiết kế của giải pháp


12

Hình 3.1: Tổng quan thiết kế của giải pháp
 Thu thập và xử lý dữ liệu đầu vào
 Biểu diễn tọa độ hệ thống cáp quang trên giảng đồ Karnaugh
 Xây dựng công cụ xác định tập điểm cho thuê bao
 Xây dựng công cụ giao phiếu tự động cho nhân viên viễn thông
3.4

Nguồn dữ liệu có thể có
a.


Dữ liệu ĐHSX: Chứa các thông tin hợp đồng khách hàng, hợp

đồng thuê bao, danh bạ thuê bao, thông tin các dịch vụ viễn thông,
loại hình thuê bao, và các thông tin liên quan.
b.

Dữ liệu CCDV: Chứa thông tin thi công lắp đặt, thông tin giao

phiếu công tác, lịch sử giao phiếu thi công, trạng thái phiếu công tác ở
các bước của quy trình điều hành thi công.
c.

Dữ liệu SCDV: Chứa thông tin phiếu báo hư, phân công phiếu

báo hư, lịch sử giao báo hư, trạng thái phiếu báo hư.
d.

Dữ liệu cáp quang: Chứa tất cả thông tin về các phần tử mạng

lưới cáp quang, thông tin tuyến cáp, thông tin quản lý địa bản tủ cáp,
và các tin liên quan khác.


13

e.

Dữ liệu sau khi xử lý: Là dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn


trên, được thiết kế phù hợp với phương pháp đã đề xuất.
3.5

Phƣơng pháp giải quyết vấn đề
 Thu thập và xử lý dữ liệu đầu vào
Thu thập và xử lý dữ liệu đầu vào là bước đầu tiên cần thực hiện để
đảm báo thông tin dữ liệu đầy đủ và kết quả của phương pháp nâng
cao hiệu suất sử dụng hệ thống cáp quang đạt được như mong muốn.
 Biểu diễn tọa độ hệ thống cáp quang trên giảng đồ Karnaugh
 Xây dựng công cụ xác định tập điểm cho thuê bao
Sau khi đã ánh xạ tập điểm lên giảng đồ Karnaugh, bước tiếp theo sẽ
gán tập điểm cho thuê bao. Dữ liệu đầu vào thử nghiệm phương pháp
này được lấy từ giai đoạn triển khai hệ thống cho đến tháng 02 năm
2017. Dữ liệu tập điểm của thuê bao được giữ lại 50%, chương trình
sẽ áp dụng phương pháp xác định tập điểm tự động cho thuê bao ở
phần dữ liệu còn lại. Kết quả đạt được sẽ được so sánh với tập dữ liệu
ban đầu. Từ đó đưa ra các nhận xét, đánh giá phương pháp đã được đề
xuất.
 Xây dựng công cụ giao phiếu tự động cho nhân viên viễn thông
Kết quả của công cụ xác định tập điểm tự động sẽ được áp dụng cho
phương pháp giao phiếu công tác tự động bằng cách xác định nhân
viên viễn thông quản lý địa bàn thông qua tập điểm gần với thuê bao
nhất.

3.6

Giao diện


14


Hình 3.7: Giao diện giới hạn giảng đồ Karnaugh


15

CHƢƠNG 4: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
4.1

Công cụ thực hiện
Các công cụ được xây dựng gồm có: Ứng dụng thu thập tọa độ

tập điểm – tủ cáp, ứng dụng thu thập tọa độ thuê bao trên mobile, web
service.
Ứng dụng thu thập tọa độ tập điểm – tủ cáp: cung cấp cho người
dung các chức năng cập nhật tọa độ tập điểm – tủ cáp theo địa bàn quản
lý, cho phép người dùng cập nhật lại tọa độ.
Ứng dụng thu thập tọa độ thuê bao trên mobile: cung cấp cho
người dùng các chức năng tìm kiếm thuê bao, cập nhật tọa độ thuê bao
theo phiếu lắp mới, cập nhật tọa độ thuê bao theo phiếu sửa chữa.
Web service: cung cấp các chức năng như đồng bộ dữ liệu, tự
động gán tập điểm cho thuê bao, tự động giao phiếu lắp đặt, và các hàm
cung cấp cho các ứng dụng trên.
4.2

Nguồn dữ liệu sử dụng
Công cụ đã thực hiện trên các nguồn dữ liệu sau: Nguồn dữ liệu

ĐHSX, QLCQ, QLNV, CCDV, SCDV.


4.3

Phƣơng pháp đánh giá
Tập dữ liệu đầu vào của công cụ được chia làm hai phần, phần thứ

nhất chứa dữ liệu gốc của chương trình, phần thứ hai được xóa tập điểm ra
khỏi thuê bao. Chương trình sẽ áp dụng phương pháp xác định tập điểm tự
động cho thuê bao ở phần dữ liệu còn lại.
Kết quả đạt được sẽ được so sánh với tập dữ liệu ban đầu, so sánh cự
ly mới từ tập điểm đến thuê bao với cự ly cũ.
Thống kê số lần thuê bao trả lại phiếu công tác lắp mới.

4.4

Kết quả đạt đƣợc


16

Tôi đã thử nghiệm trên tập dữ liệu cáp quang của địa bàn Quận 2 gồm
10,960 thuê bao, với 50% dữ liệu có sẵn và 50% dữ liệu đã xóa tập điểm.
Kết quả thử nghiệm đạt được như sau:
Tỉ lệ gán tập điểm cho thuê bao đạt 100%.
Số tập điểm được gán tự động cho thuê bao có cự ly nhỏ hơn cự ly cũ
là 3243, chiếm tỉ lệ khoảng 59.18%.
Số tập điểm được gán tự động cho thuê bao có cự ly bằng cự ly cũ là
1868, chiếm tỉ lệ khoảng 34%.
Số tập điểm được gán tự động cho thuê bao có cự ly lớn hơn cự ly cũ
là 156, chiếm tỉ lệ khoảng 6.82%.
Thời gian cung cấp dịch vụ cho khách hàng được rút ngắn đáng kể

thông qua công cụ giao phiếu tự động.


17

KẾT LUẬN
Luận văn này đã giới thiệu tổng quan về hệ thống Điều Hành Sản Xuất Kinh
Doanh, Quản Lý Cáp Quang của VNPT TP.Hồ Chí Minh. Chương III cũng đã trình
bày phương pháp nâng cao hiệu suất sử dụng hệ thống cáp quang dựa trên dữ liệu
có sẵn.
Đây mới là kết quả bước đầu trong quá trình nghiên cứu của bản thân tôi.
Luận văn này đã thực hiện được:

 Tìm hiểu mô hình hệ thống cáp quang và quy trình nghiệp vụ.
 Tìm hiểu cách ánh xạ tọa độ lên giảng đồ Karnaugh.
 Tìm hiểu Google Maps API.
Tuy nhiên luận văn vẫn còn một số hạn chế cần phát triển thêm:

 Dữ liệu tọa độ hiện tại chưa đầy đủ để thực hiện gán tủ cáp tự động cho thuê
bao trên toàn địa bàn TP.Hồ Chí Minh.

 Khoảng cách giữa tập điểm và thuê bao là khoảng cách đường thẳng, nên
chưa có cơ sở để so sánh tính hiệu quả của phương pháp.



×