Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 190 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VÕ HỮU CANH

CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN: TÌNH HÌNH,
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VÕ HỮU CANH

CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN: TÌNH HÌNH,
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA

Chuyên ngành : Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 9380105

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TSKH. ĐÀO TRÍ ÚC



HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đề cập trong Luận án là
trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và chính xác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Võ Hữu Canh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………………….…..1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN
ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN………………………………....8
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước…………...……..……...8
1.2. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu……………..……………………..21
1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án……………..24
Chương 2: TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ
HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN………………..…….26
2.1. Những vấn đề lý luận về tình hình các tội xâm phạm trật tự quản lý hành
chính…………………………………………………………………..……….26
2.2. Thực tiễn tình hình các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính trên địa
bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008 đến năm 2016………………….………...….36
Chương 3: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH CÁC TỘI
XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NGHỆ AN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2016…………………………65

3.1. Cách tiếp cận để nhận diện về nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm
phạm trật tự quản lý hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An………..…...…..65
3.2. Các nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm trật tự quản lý
hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008 đến năm 2016……..……….68
Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA CÁC TỘI
XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NGHỆ AN…………………………………………………..………105
4.1. Dự báo tình hình các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính trên địa bàn
tỉnh Nghệ An trong thời gian tới……………………………………………105
4.2. Các giải pháp tăng cường hiệu quả các biện pháp phòng ngừa tội xâm
phạm trật tự quản lý hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An…………….…108
KẾT LUẬN LUẬN ÁN………………………………………..………….147
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………….……….150


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANQG :

An ninh Quốc gia

ANTT :

An ninh trật tự

BLHS :

Bộ luật hình sự

HĐXX:


Hội đồng xét xử

HKTT :

Hộ khẩu thường trú

HTCT :

Hệ thống chính trị

MLBM :

Mạng lưới bí mật

NCS :

Nghiên cứu sinh

QLHC :

Quản lý hành chính

QLNN :

Quản lý nhà nước

TAND :

Tòa án nhân dân


THTP :

Tình hình tội phạm

UBND :

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
1. Bảng 2.1. Số lượng vụ án và bị cáo các tội xâm phạm trật tự quản lý hành
chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm2008 đến năm 2016.
2. Bảng 2.2. Thống kê, so sánh tình hình các tội xâm phạm trật tự quản lý
hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008 đến năm 2016 .
3. Bảng 2.3. Thống kê, so sánh số vụ, số bị cáo, số dân của tình hình tội phạm
xâm phạm trật tự quản lý hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm
2008 đến năm 2016.
4. Bảng 2.4a. Tỉ lệ, so sánh giữa số bị cáo và số vụ của tình hình tội phạm xâm
phạm trật tự QLHC của tỉnh Nghệ An và cả nước từ năm 2008 đến 2016.
5. Bảng 2.4b. Tỉ lệ so sánh giữa số bị cáo và số vụ của tình hình tội phạm
xâm phạm trật tự QLHC trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008 đến 2016.
6. Bảng 2.5. Thống kê, so sánh tình hình tội phạm xâm phạm trật tự quản lý
hành chính trên địa bàn Nghệ An với cả nước từ năm2008 đến 2016.
7. Bảng 2.6. Thống kê tình hình các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
ở tỉnh Nghệ An và một số tỉnh, thành phố từ năm 2012 đến năm 2016.
8. Bảng 2.7a. Thống kê, so sánh mức độ tình hình tội phạm xâm phạm trật tự
quản lý hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008 đến năm 2016
xét theo số dân các thành phố, thị xã, huyện trong tỉnh.
9. Bảng 2.7b. Thống kê, so sánh mức độ tình hình tội phạm xâm phạm trật tự
quản lý hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008 dến năm 2016

xét theo diện tích ở các thành phố, thị xã, huyện trong tỉnh.
10. Bảng 2.7c. Thống kê, so sánh mức độ tình hình tội phạm xâm phạm trật tự
quản lý hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008 đến năm 2016
xét theo diện tích và số dân thành phố, huyện, thị xã trong tỉnh.
11. Bảng 2.8a. Thống kê tình hình tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành
chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008 đến năm 2016 tính theo số
vụ án.


12. Bảng 2.8b. Thống kê tình hình tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành
chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008 đến năm 2016 tính theo số
bị cáo.
13. Bảng 2.8c. Tỉ lệ số vụ, số bị cáo các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
xẩy ra trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008 đến năm 2016.
14. Bảng 2.9. Diễn biến tình hình các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008 đến năm 2016.
15. Bảng 2.10. Cơ cấu của tình hình các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008 đến năm 2016 xét theo hình phạt.
16. Bảng 2.11. Cơ cấu tình hình tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính
trên địa bàn tỉnh Nghệ An xét theo giới tính, độ tuổi và nghề nghiệp của bị
cáo từ năm 2008 đến năm 2016.
17. Bảng 2.12. Cơ cấu tình hình tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính
trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008 đến năm 2016 xét theo trình độ học
vấn của bị cáo.
18. Bảng 2.13. Cơ cấu của THTP theo tôn giáo, tín ngưỡng.
19. Bảng 3.1. So sánh mức độ tăng, giảm của một số tội trong nhóm tội xâm
phạm trật tự quản lý hành chính (từ năm 2008 đến năm 2016.)
20. Bảng 3.2. Số lượng bị cáo đưa ra xét xử sơ thẩm từ năm 2008 đến năm 2016
theo tội danh trong Chương XX – Bộ Luật Hình sự



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
21. 1 Biểu đồ 2.1.1. Số vụ án xâm phạm trật tự QLHC trên địa bàn tỉnh Nghệ

An từ năm 2008 đến năm 2016.
22.

Biểu đồ 2.1.2.Số bị cáo phạm các tội xâm phạm trật tự QLHC trên địa bàn
tỉnh Nghệ An từ năm 2008 đến năm 2016.

23.

Biểu đồ 2.2.1. Tỉ lệ vụ án xâm phạm trật tự QLHC với các tội phạm
khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008 đến năm 2016.

24.

Biểu đồ 2.2.2.Tỉ lệ bị cáo phạm các tộixâm phạm trật tự QLHC với các
tội phạm khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008 đến năm 2016.

25.

Biểu đồ 2.9.Diễn biến tình hình các tội xâm phạm trật tự QLHC trên địa
bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008 đến năm 2016.

26.

Biểu đồ 2.10.Cơ cấu của tình hình các tội xâm phạm trật tự QLHC trên
địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008 đến năm 2016 xét theo hình phạt.


27.

Biểu đồ 2.11.1. Cơ cấu tình hình tội phạm xâm phạm trật tự QLHC trên địa
bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008 đến năm 2016 xét theo giới tính của Bị cáo

28.

Biểu đồ 2.11.2. Cơ cấu tình hình tội phạm xâm phạm trật tự QLHC trên
địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008 đến năm 2016 xét theo Bị cáo là người
dân tộc thiểu số.

29.

Biểu đồ 2.11.3.Cơ cấu tình hình các tội xâm phạm trật tự QLHC trên địa
bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008 đến năm 2016 xét theo tiêu chí nghề
nghiệp của Bị cáo.

30.

Biểu đồ 2.11.4.Cơ cấu tình hình các tội xâm phạm trật tự QLHC trên địa
bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008 đến năm 2016 xét theo tiêu chí tái phạm

31.

Biểu đồ 2.12. Cơ cấu tình hình các tội xâm phạm trật tự QLHC trên địa
bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008 đến năm 2016 xét theo trình độ học vấn.

32.

Biểu đồ 2.13. Cơ cấu tình hình các tội xâm phạm trật tự QLHC trên địa

bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008 đến năm 2016 xét theo tôn giáo.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý hành chính là chức năng cơ bản, quan trọng trong hoạt động
quản lý xã hội của nhà nước. Vì vậy, hoạt động bình thường của các cơ quan
quản lý hành chính nhà nước là điều kiện tiên quyết để đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội. Hoạt động của cơ
quan hành chính nhà nước còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo
quyền công dân theo qui định của Hiến pháp và pháp luật; điều đó được thể
hiện, cho dù pháp luật quy định mối quan hệ giữa nhà nước và công dân hoàn
thiện đến đâu đi chăng nữa, nhưng nếu các cơ quan hành chính không triển
khai thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì nỗ lực của cơ quan lập pháp
cũng không đem lại kết quả mong muốn. Do đó, bảo đảm hoạt động bình
thường của các cơ quan hành chính nhà nước là yêu cầu quan trọng được thể
chế hóa thành các quy định trong pháp luật và được pháp luật bảo vệ.
Hành vi xâm phạm sự hoạt động bình thường cuả cơ quan QLHC nhà
nước rất đa dạng, phức tạp, tính chất và mức độ khác nhau. Tuy nhiên, Bộ
luật hình sự Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ quy định một số
hành vi xâm phạm trật tự QLHC là hành vi phạm tội. Việc phân biệt hành vi
vi phạm các quy định về trật tự QLHC với hành vi phạm tội xâm phạm trật tự
QLHC trong nhiều trường hợp không dễ dàng, trong thực tiễn có trường hợp
hành vi xâm phạm các quy định trật tự QLHC lẽ ra phải truy cứu trách nhiệm
hình sự nhưng chỉ xử phạt hành chính, có những hành vi chỉ đáng xử phạt
hành chính thì lại bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thực tiễn cho thấy, việc
giải quyết tình hình các tội xâm phạm trật tự QLHC còn tồn tại nhận thức
khác nhau; xu hướng thứ nhất xem nhẹ loại tội này nên trong phòng ngừa, đấu
tranh, xử lý không kiên quyết, thể hiện ở việc không muốn xử lý hình sự đối
với các tội xâm phạm trật tự QLHC hoặc khi xử thì xử rất nhẹ hoặc chỉ xét đó

là một tình tiết tăng nặng của một hành vi phạm tội khác; xu hướng thứ hai lại
xem nặng tội này cho rằng các tội xâm phạm trật tự QLHC là tội phạm nguy
1


hiểm nên đã xử lý rất nghiêm khắc, chưa phân loại được tính chất mức độ
theo thực tiễn khách quan. Cả hai xu hướng này đều làm hạn chế đến kết quả
phòng ngừa, đấu tranh các tội xâm phạm trật tự QLHC.
Nghệ An là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ có diện tích tự nhiên lớn nhất
Việt Nam với 16.493,7 km2, có tuyến biên giới đường bộ giáp Lào với 491
km và 82 km biên giới bờ biển. Dân số Nghệ An có 3.133.055 người, có 06
dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm trên 86% . Nghệ An có
21 đơn vị hành chính, gồm: 01 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện. Những năm
gần đây, trật tự QLHC ở Nghệ An tương đối ổn định do Đảng bộ, chính
quyền tỉnh Nghệ An luôn chú trọng nâng cao hiệu lực QLHC, duy trì, đổi mới
và nâng cao chất lượng hoạt động bảo vệ pháp luật trong lĩnh vực hành chính.
Với những biến đổi theo chiều hướng tích cực trong các lĩnh vực kinh tế - xã
hội thì trái lại, Nghệ An đang chứng kiến tình hình tội phạm diễn biến phức
tạp, theo chiều hướng gia tăng, trong số các loại tội phạm gia tăng và đang
gây cản trở cho hoạt động quản lý của nhà nước thì đáng kể nhất là các tội
xâm phạm trật tự QLHC. Là một tỉnh có nhiều lợi thế về vị trí địa lý và các
điều kiện thuận lợi khác để phát triển kinh tế - xã hội, Nghệ An ngày nay đã
trở thành trung tâm phát triển của Bắc Trung Bộ. Nhưng bên cạnh đó, Nghệ
An vẫn không tránh khỏi nghịch lý của sự phát triển là tình hình tội phạm nói
chung và các tội xâm phạm trật tự QLHC nói riêng cũng tăng cao. Mặc dù
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nghệ An đã thấy được thực trạng này
và đã có nhiều giải pháp để đối phó, nhưng cho đến nay có thể nói tình hình
các tội xâm phạm trật tự QLHC trên địa bàn tỉnh vẫn không thuyên giảm mà
đang là thách thức đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nghệ An.
Hoạt động bình thường của các cơ quan hành chính nhà nước ở Nghệ An có

lúc, có nơi đã bị xâm phạm nghiêm trọng do các hành vi xâm phạm trật tự
QLHC gây ra, trong đó nổi lên là hành vi chống người thi hành công vụ.
Nhiều vụ việc đã trở thành “điểm nóng” như: Vụ một số Linh mục và chức
sắc giáo xứ Quan Lãng ở Anh Sơn, Nghệ An (tháng 7/2012) chống đối, hành
2


hung, gây rối, bắt giữ người trái phép; vụ gây rối chống người thi hành công
vụ tại giáo xứ Mỹ Yên, Nghi Lộc, Nghệ An ( tháng 9/2013) dùng gạch, đá tấn
công, đánh đập làm 6 cảnh sát bị thương...gây mất an ninh trật tự. Bên cạnh
đó, do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường nên hoạt động xâm phạm
trật tự QLHC còn diễn ra phức tạp, tác động xấu đến sự phát triển kinh tế - xã
hội, đến tình hình an ninh trật tự và hoạt động của các cơ quan hành chính
trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Từ năm 2008 đến năm 2016, cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án các
cấp của tỉnh Nghệ An đã truy tố và xét xử 378 vụ án/754 bị cáo phạm các tội
xâm phạm trật tự QLHC, chiếm tỷ lệ gần 2% các vụ án hình sự xảy ra trên địa
bàn tỉnh đã xét xử. Trong thời gian gần đây, các tội: Chống người thi hành
công vụ; làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tổ chức, cưỡng ép
người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép... diễn ra ngày
một phức tạp, ảnh hưởng xấu đến trật tự QLHC, làm giảm hiệu lực quản lý xã
hội, tác động tiêu cực đến tình hình ANTT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Các tội
xâm phạm trật tự QLHC trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã và đang gây ra nhiều
hậu quả nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, sức khỏe, đạo
đức, tâm lý, gây dư luận xấu và bức xúc trong nhân dân. Tình hình này cho
thấy, vẫn rất cần những nghiên cứu bài bản, khoa học, công phu để phân tích,
mổ xẻ tình hình các tội xâm phạm trật tự QLHC và cuộc đấu tranh phòng,
chống loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tìm ra nguyên nhân, điều
kiện làm phát sinh và duy trì, phát triển nó để từ đó đưa ra các giải pháp
phòng ngừa, ngăn chặn, loại trừ có hiệu quả và khả thi. Với mong muốn đóng

góp một phần vào cuộc đấu tranh đó, NCS chọn thực hiện nghiên cứu đề tài
“Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An:
Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về tình
3


hình các tội xâm phạm trật tự QLHC, tập trung vào tình hình, nguyên nhân và
điều kiện của tình hình các tội xâm phạm trật tự QLHC trên địa bàn tỉnh Nghệ
An. Đề xuất hệ thống các giải pháp tăng cường phòng ngừa các tội xâm phạm
trật tự QLHC trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về các tội xâm phạm trật tự QLHC và
những vấn đề liên quan đến luận án ở phạm vi trong nước và nước ngoài để
đánh giá lại toàn diện những vấn đề đã được nêu ra, những vấn đề đã được
giải quyết, những vấn đề cần bổ sung hoàn thiện, từ đó xác định những vấn đề
cần tiếp tục nghiên cứu, những kết quả cần kế thừa, học hỏi và nghiên cứu
chuyên sâu để ứng dụng và giải quyết trong luận án.
- Nhận diện thực tiễn tình hình các tội xâm phạm trật tự QLHC trên địa
bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008 đến năm 2016.
- Phân tích nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm
trật tự QLHC trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008 đến năm 2016.
- Dự báo tình hình các tội xâm phạm trật tự QLHC trong 10 năm tới và
đề xuất các nhóm giải pháp khả thi để tăng cường phòng ngừa tình hình các
tội xâm phạm trật tự QLHC trên địa bàn tỉnh Nghệ An có hiệu quả.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghiên cứu nguyên nhân, điều

kiện của THTP xâm phạm trật tự QLHC trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ 2008
đến 2016. Làm rõ mối quan hệ phụ thuộc giữa tình hình các tội xâm phạm trật
tự QLHC trên địa bàn nghiên cứu với các hiện tượng, quá trình kinh tế - xã
hội khác, tức là làm rõ qui luật của hành vi xâm phạm trật tự QLHC trên địa
bàn tỉnh Nghệ An.
- Để nghiên cứu nội dung trên, luận án sử dụng số liệu thống kê về các
tội xâm phạm trật tự QLHC do các cơ quan chức năng ngành tư pháp tỉnh
Nghệ An cung cấp, đó là các vụ án xâm phạm trật tự QLHC do Tòa án nhân
4


dân các cấp tỉnh Nghệ An xét xử từ năm 2008 đến năm 2016 (378 vụ). Ngoài
ra, NCS còn thu thập thông tin về tình hình các tội xâm phạm trật tự QLHC
trên các phương tiện thông tin đại chúng và tham khảo kết quả nghiên cứu của
các công trình khoa học có liên quan đến tình hình các tội xâm phạm trật tự
QLHC để nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến tình
hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa các tội xâm phạm trật tự QLHC
trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo cách tiếp cận của khoa học tội phạm học,
thuộc chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, có kết hợp kiến
thức chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự.
- Về thời gian: Đề tài luận án sử dụng chất liệu từ năm 2008 đến năm
2016, gồm số liệu thống kê 378 vụ án xâm phạm trậ tự QLHC do Tòa án nhân
dân các cấp của tỉnh Nghệ An đã xét xử từ năm 2008 đến năm 2016.
- Về không gian: Đề tài luận án được thực hiện trên phạm vi tỉnh Nghệ
An; khảo sát 21 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Nghệ An.
- Về tội danh: Đề tài luận án nghiên cứu 20 tội danh được qui định từ
điều 257 đến điều 276 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 ( tức từ
điều 330 đến điều 351 Bộ luật hình sự 2015), và khảo sát số liệu của 7 tội

danh có tội phạm xẩy ra trên địa bàn Nghệ An gồm: Tội chống người thi hành
công vụ (Điều 257); Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều
267); Tội xuất cảnh, nhập cảnh trái phép, tội ở lại Việt Nam trái phép (Điều
274); Tội tổ chức cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước
ngoài trái phép (Điều 275); Tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận các tài
liệu của cơ quan tổ chức (Điều 266); Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc (Điều
265); Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở (Điều 270).
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phép duy vật biện chứng và duy
5


vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm,
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác đấu
tranh phòng, chống tội phạm.
4.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận án, NCS sử dụng phương pháp nghiên
cứu của chuyên ngành tội phạm học, gồm các phương pháp cụ thể như: Phân
tích, tổng hợp, suy luận logic, qui nạp, diễn giải là những phương pháp chủ
đạo được áp dụng xuyên suốt toàn luận án. Phương pháp thống kê hình sự,
tổng kết thực tiễn được sử dụng trong phần thực tiễn tình hình các tội xâm
phạm trật tự QLHC thể hiện ở các bảng thống kê về cơ cấu, diễn biến...tình
hình các tội xâm phạm trật tự QLHC. Phương pháp nghiên cứu điển hình áp
dụng cho việc nghiên cứu một số vụ án cụ thể. Phương pháp phân tích quy
phạm pháp luật dùng để phân tích điều luật qui định về các tội xâm phạm trật
tự QLHC trong bộ luật hình sự. Phương pháp điều tra xã hội học dùng bảng
hỏi, phỏng vấn, thăm dò dư luận về các vấn đề liên quan đến qui định của
pháp luật, thực trạng diễn biến, tính chất, mức độ, nguyên nhân, điều kiện của

tình hình các tội xâm phạm trật tự QLHC và hiệu quả của công tác phòng
chống các tội xâm phạm trật tự QLHC để tham khảo trong quá trình nhận xét,
đánh giá về những vấn đề nghiên cứu trong luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án cung cấp thông số của tình hình các tội xâm phạm trật tự
QLHC trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008 đến năm 2016, đặc biệt là
những đánh giá về phần ẩn của tình hình các tội xâm phạm trật tự QLHC.
- Khái quát, đánh giá một cách có hệ thống tình hình các tội xâm phạm
trật tự QLHC trên địa bàn tỉnh Nghệ an, từ đó phân tích làm rõ nguyên nhân,
điều kiện nảy sinh của nhóm tội phạm này.
- Đề xuất các nhóm giải pháp có tính khả thi để tăng cường phòng
ngừa có hiệu quả các tội xâm phạm trật tự QLHC trên địa bàn tỉnh Nghệ An
trong thời gian tới.
6


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về tình hình
tội phạm xâm phạm trật tự QLHC trên địa bàn tỉnh Nghệ An dưới góc độ tội
phạm học nhằm đưa ra các luận cứ khoa học cho việc áp dụng các kết quả
nghiên cứu vào việc nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội xâm phạm trật tự
QLHC trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung. Đồng thời,
có thể khai thác sử dụng trong quá trình nghiên cứu, phục vụ giảng dạy, biên
soạn, làm tài liệu tham khảo về công tác phòng ngừa, xử lý các tội xâm phạm
trật tự QLHC.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
gồm 4 chương như sau;
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Tình hình các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính trên

địa bàn tỉnh Nghệ An
Chương 3: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm trật
tự quản lý hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008 đến 2016
Chương 4: Các giải pháp tăng cường phòng ngừa các tội xâm phạm trật
tự quản lý hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An

7


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Các tội xâm phạm trật tự QLHC là một trong những nhóm tội xảy ra
tương đối phổ biến trên thực tế làm giảm hiệu lực quản lý của nhà nước và gây
ra nhiều hậu quả xấu cho xã hội. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về các tội xâm
phạm trật tự QLHC trong thời gian qua chưa được chú trọng, quan tâm và còn
nhiều hạn chế. Đến nay đã có một số công trình khoa học nghiên cứu lĩnh vực
trật tự QLHC dưới nhiều cấp độ khác nhau và đã có những đóng góp tích cực
vào việc nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của pháp luật nói chung và pháp
luật hình sự nói riêng.
Tổng quan tình hình nghiên cứu được xem xét, tiếp cận ở nhiều góc độ
khác nhau nhằm phục vụ cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm như:
nghiên cứu xây dựng lý thuyết về tội phạm học; nghiên cứu lý thuyết chuyên
sâu và nghiên cứu một tội cụ thể.
Nhóm thứ nhất: Gồm các công trình khoa học nghiên cứu về tội phạm
(nói chung), các tội phạm xâm phạm trật tự QLHC và một số loại tội phạm
trong nhóm tội xâm phạm trật tự QLHC theo khoa học Luật hình sự và khoa
học Tố tụng hình sự.

- Nhóm công trình nghiên cứu về khái niệm và những dấu hiệu pháp lý
của tội phạm (nói chung) và các tội xâm phạm trật tự QLHC
Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Phần các tội phạm, Tổng cục Xây
dựng lực lượng CAND, GS.TS Đỗ Đình Hòa chủ biên, Nxb CAND; Giáo
trình Luật Hình sự Việt Nam, Quyển II (Tội phạm theo luật Hình sự Việt
Nam), Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật do GS.TS Đào Trí Úc chủ
biên, Nxb Khoa học xã hội, năm 2000; bài viết“Tìm hiểu khái niệm về những
đặc trưng cơ bản của tội phạm theo Luật hình sự Việt Nam” của tác giả Đào
8


Trí Úc, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6/2001; sách, Bình luận khoa học
Bộ luật hình sự (Phần các tội phạm cụ thể), Trần Văn Luyện và các tác giả
khác, Nxb CAND năm 2010; Sách chuyên khảo "Tội phạm, cấu thành tội
phạm những vấn đề lý luận và thực tiễn", của tác giả Nguyễn Ngọc Thế,
Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật 2013; “Bình luận khoa học chuyên sâu các
tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính”, của tác giả Đinh Văn Quế, Nxb
thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002; "Hỏi - Đáp pháp luật về các tội xâm
phạm trật tự quản lý hành chính" của tác giả Giang Vân; Nxb Tư pháp
2012; Giang Quyết “Những dấu hiệu cấu thành tội chống người thi hành
công vụ” tạp chí Pháp luật Luật sư, năm 2012; “Về mặt khách quan của tội
chống người thi hành công vụ trong Bộ luật hình sự 1999” của tác giả
Nguyễn Hữu Minh, Tạp chí Tòa án nhân dân, tháng 12/2005 (Số 24); “Tội
chống người thi hành công vụ theo pháp luật hình sự Việt Nam, từ thực tiễn
thành phố Đà Nẵng", luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Vũ Hoàng, Học
viện Khoa học xã hội, năm 2015; "Tội chống người thi hành công vụ theo
pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh", luận văn
thạc sĩ của tác giả Nguyễn Ngọc Hoài, Học viện Khoa học xã hội, năm 2014;
“Tội chống người thi hành công vụ từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh”, luận văn thạc
sĩ của tác giả Nguyễn Thị Luyến, Học viện Khoa học xã hội, năm 2015.

Các công trình nghiên cứu đã làm rõ khái niệm và dấu hiện pháp lý của
tội phạm (nói chung), các tội xâm phạm trật tự QLHC và một số loại tội phạm
trong nhóm tội xâm trật tự QLHC theo quy định của Bộ luật hình sự năm
1999, trong đó có những công trình tiêu biểu, cụ thể:
Cuốn chuyên khảo "Tội phạm, cấu thành tội phạm, những vấn đề lý
luận và thực tiễn" của tác giả Nguyễn Ngọc Thế cung cấp những cách hiểu
trong việc xác định thế nào là tội phạm, thế nào là cấu thành tội phạm, để từ
đó giúp cho các cơ quan tố tụng, luật sư, người bào chữa vận dụng đúng quy
định của Bộ luật hình sự hiện hành trong việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án
hình sự được khách quan, chính xác, bảo đảm đúng người, đúng tội, không bỏ
9


lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Trong cuốn "Hỏi - Đáp pháp luật về các tội xâm phạm trật tự quản lý
hành chính" của Giang Vân, tác giả giới thiệu 46 câu "hỏi - đáp" liên quan
đến các tội xâm phạm trật tự QLHC được quy định tại Bộ luật hình sự năm
1999 (bổ sung năm 2009), mục đích nhằm phổ biến rộng rãi trong nhân dân
về những điểm cơ bản, về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước thể hiện trong từng điều của Bộ luật hình sự, trong đó có các quy định
về trật tự QLHC.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu khoa học trực tiếp làm rõ khái
niệm và các dấu hiệu pháp lý của của tội phạm (nói chung), các tội xâm phạm
trật tự QLHC và một số loại tội phạm trong nhóm tội xâm trật tự QLHC theo
quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, còn có những công trình qua so sánh
các tội phạm cụ thể, trách nhiệm hình sự của từng loại tội phạm cụ thể để làm
rõ các dấu hiệu pháp lý đặc trưng, trách nhiệm hình sự của từng loại tội phạm
trong nhóm tội xâm phạm trật tự QLHC, cụ thể: "Chống người thi hành công
vụ" hay "Cố ý gây thương tích để cản trở người thi hành công vụ" của tác giả
Võ Tề, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 3/2011; bài viết:“Phân biệt tội chống

người thi hành công vụ với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân”
của Mai Bộ, tạp chí Tòa án, Tòa án nhân dân tối cao, Số 12/2012. Tr.9-13; bài
viết “Chống người thi hành công vụ hay phòng vệ chính đáng” của Ngô
Ngọc Trai, tạp chí Luật sư Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Số
5/2016, tr 22-23; trao đổi về bài viết: Nguyễn Từ H và đồng bọn phạm tội
"Cướp tài sản" hay "Chống người thi hành công vụ" của tác giả Nguyễn Anh
Chung, tạp chí Tòa án nhân dân số 5/2014; Nguyễn Từ H và đồng bọn phạm
tội “Cướp tài sản” hay “Chống người thi hành công vụ” của tác giả Lê Văn
Sua, Tạp chí Toà án nhân dân, kỳ 1 tháng 9/2014; “Bàn về trách nhiệm hình
sự đối với hành vi chống người thi hành công vụ và xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của
10


nạn nhân” của tác giả Mai Bộ, Tạp chí Kiểm sát, tháng 9/2014.
Trên cơ sở so sánh các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của từng loại tội
phạm cụ thể, các công trình nghiên cứu đã làm rõ được ranh giới định tội, qua
đó giúp các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án đảm bảo khách quan,
đúng người, đúng tội, đúng hình phạt.
- Các công trình nghiên cứu về trình tự, thủ tục theo tố tụng hình sự để
giải quyết các vụ án về các tội xâm phạm trật tự QLHC
Các công trình nghiên cứu này trước hết phải kể đến các công trình:
"Giải pháp nâng cao hiệu quả hỏi cung bị can trong điều tra các vụ án tổ
chức người khác trốn đi nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh",
đề tài cấp cơ sở, Phạm Quang Điểm làm chủ biên, năm 2013; Bài viết “ Về tư
cách người tham gia tố tụng của người thi hành công vụ trong vụ án chống
người thi hành công vụ” của tác giả Trần Thị Kim Oanh, tạp chí Kiểm sát,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Số 6/2010, [tr.46-47]; Bài viết “ trao đổi về
tư cách người tham gia tố tụng của người thi hành công vụ trong vụ án chống

người thi hành công vụ” của Trần Hiếu Đức, tạp chí Kiểm sát, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Số 11/2010, tr.42-46; Bài viết “Một số khó khăn, vướng
mắc trong việc áp dụng pháp luật hình sự để xử lý hành vi chống người thi
hành công vụ” của Trần Vi Dân, Đào Anh Tới, tạp chí Kiểm sát, Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao, [Số 14/2001, tr.36-39].
Các công trình nghiên cứu trên đã đã tập trung làm rõ một số vấn đề cơ
bản sau:
Thứ nhất: Đã làm rõ cái gì là cơ sở chung của trách nhiệm hình sự và
được quy định trong Bộ luật hình sự như thế nào? Xác định các dấu hiệu đặc
trưng của tội phạm gồm: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, tội phạm
là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, tội phạm là hành vi có lỗi. Đưa ra các
quan điểm áp dụng pháp luật để xử lý hành vi phạm tội bảo đảm khách quan,
đúng người, đúng tội, đặc biệt là đối với tội chống người thi hành công vụ
được quy định tại điều 257 Bộ luật hình sự.
11


Thứ hai: Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra những bất cập, hạn chế
trong việc định tội danh các tội xâm phạm trật tự QLHC, trong đó chủ yếu là
tội chống người thi hành công vụ (Điều 257). Bên cạnh đó các tác giả vẫn còn
có một số quan điểm khác nhau trong việc làm rõ khái niệm chung về phạm
tội và việc định tội, điều đó đã ảnh hưởng đến quá trình giải quyết các vụ án
hình sự về các tội xâm phạm trật tự QLHC . Để định tội danh đúng và để loại
bỏ những hậu quả tiêu cực của tình trạng đó, các tác giả đề xuất các cơ quan
có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn để tháo gỡ một số
vướng mắc trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử những hành vi phạm tội,
chẳng hạn như hành vi dùng vũ lực chống người thi hành công vụ.
Nhóm thứ hai: Gồm các công trình khoa học nghiên cứu về các thông
số về lượng và chất, nguyên nhân và điều kiện, dự báo và các giải pháp phòng
ngừa của tình hình các tội xâm phạm trật tự QLHC nói chung và một số loại

tội phạm trong nhóm tội xâm phạm trật tự QLHC nói riêng.
- Các công trình nghiên cứu liên quan đến các thông số về lượng và
chất của tình hình tội phạm
Ngoài những đặc điểm và dấu hiệu thì tình hình tội phạm nói chung và
các tội xâm phạm trật tự QLHC còn được thể hiện ở các thông số về lượng và
thông số về chất. Vì vậy đã có một số công trình nghiên cứu về các thông số
này, cụ thể:“Các thông số của tình hình tội phạm chống người thi hành công
vụ tại Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Hồ Thế Hòe và Bùi Phan Khánh
Linh, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 01/2014; “Cơ cấu hành chính - Lãnh
thổ của tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ ở nước ta những
năm qua” của tác giả Phạm Văn Tỉnh, Đào Bá Sơn, Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, Số 4/2010; “Gia tăng tội phạm chống người thi hành công vụ” của
báo Congannghean.vn ra ngày 11/6/2015.
Các công trình nghiên cứu nói trên đã làm rõ được các thông số của
tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ tại thành phố Hồ Chí Minh
và cơ cấu hành chính – lãnh thổ của tình hình tội phạm chống người thi hành
12


công vụ ở nước ta. Tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ đưa ra được các thông
số của tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ mà chưa đưa ra được
thông số của các tội xâm phạm trật tự QLHC nói chung và thông số của tình
hình các tội xâm phạm trật tự QLHC trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng.
- Các công trình nghiên cứu về nguyên nhân và điều kiện của tình hình
tội phạm
Trong lý luận tội phạm học, nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của
THTP là vấn đề cơ bản và là một nội dung quan trọng. Qua nghiên cứu
nguyên nhân và điều kiện của THTP để làm tiền đề cho việc đưa ra các giải
pháp phòng ngừa THTP. Vì vậy, vấn đề này được đề cập đến nhiều trong các
công trình nghiên cứu tội phạm học về các tội xâm phạm trật tự QLHC nói

chung và một số loại tội phạm trong nhóm tội xâm phạm trật tự QLHC nói
riêng, cụ thể: “Nguyên nhân và điều kiện của tội chống người thi hành công
vụ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”, luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Bích
Thủy, Học viện Khoa học xã hội năm 2017; “Đấu tranh với tội phạm chống
người thi hành công vụ: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” của tác giả
Hồ Thế Hòe, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, [Số 7/2011, tr68-72]; Sách:
“Đấu tranh với tình hình chống người thi hành công vụ ở nước ta hiện nay”,
của tác giả Phạm Văn Tỉnh, Nhà xuất bản CAND, năm 2010; "Đấu tranh
phòng, chống tội chống người thi hành công vụ ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay", luận văn thạc sĩ của tác giả Đào Bá Sơn, Học viện Khoa học xã
hội, năm 2009; "Đấu tranh phòng, chống tội chống người thi hành công vụ
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh", luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Văn Tính, Học
viện Khoa học xã hội, năm 2012; "Đấu tranh phòng, chống tội chống người
thi hành công vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội" luận văn thạc sĩ của tác giả
Đỗ Thị Thúy Quỳnh, Học viện Khoa học xã hội, năm 2013; "Các tội xâm
phạm trật tự quản lý hành chính trên địa bàn tỉnh Hải Dương: Tình hình,
nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa", luận văn thạc sĩ của tác giả Vũ
Thành Thuyết, Học viện Khoa học xã hội, năm 2014; "Tội chống người thi
13


hành công vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội: Tình hình, nguyên nhân và giải
pháp phòng ngừa", luận văn thạc sĩ của tác giả Hà Thị Thanh Huyền, Học
viện Khoa học xã hội, năm 2014; "Tội chống người thi hành công vụ trên địa
bàn TP.Hồ Chí Minh: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” luận
văn thạc sĩ của tác giả Hà Văn Đoàn, Học viện Khoa học xã hội, năm 2013;
"Hoạt động viết, tán phát, xuất bản hồi ký có nội dung trái quan điểm của
Đảng, pháp luật của Nhà nước: Công tác phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý
của cơ quan An ninh", đề tài cấp cơ sở do tác giả Nguyễn Khắc Thanh chủ
nhiệm, năm 2013; “Xử lý đối với hành vi dùng vũ lực chống người thi hành

công vụ ở nơi công cộng” của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà, Tạp chí Tòa án nhân
dân tháng 4/2005 (số 7); “Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, ngăn chặn hoạt
động tổ chức người khác trốn ra nước ngoài trái phép ở địa bàn tỉnh Quảng
Bình” của tác giả Trần Ngọc Tư, Tạp chí An ninh xã hội, số 3/2015;
Tác giả Vũ Thành Thuyết trong nghiên cứu về "Các tội xâm phạm trật
tự quản lý hành chính trên địa bàn tỉnh Hải Dương: Tình hình, nguyên nhân
và giải pháp phòng ngừa” đã khái quát chung về nguyên nhân và điều kiện
của tình hình tội phạm và các nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội
xâm phạm trật tự QLHC trên địa bàn tỉnh Hải Dương, cụ thể: Những nguyên
nhân và điều kiện xét ở góc độ kinh tế-xã hội; những nguyên nhân, điều kiện
xét ở góc độ tổ chức, quản lý nhà nước; những nguyên nhân, điều kiện về văn
hóa, giáo dục…Trong khuôn khổ đề tài luận văn thạc sỹ, những kết quả
nghiên cứu chỉ mang tính khái quát trên địa bàn tỉnh Hải Dương mà chưa nêu
lên được tổng thể nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội phạm xâm
phạm trật tự QLHC nói chung.
- Các công trình nghiên cứu về dự báo và các giải pháp phòng ngừa
tình hình các tội xâm phạm trật tự QLHC nói chung và một số loại tội phạm
trong nhóm tội xâm phạm trật tự QLHC nói riêng
Trong phòng ngừa tội phạm, dự báo tội phạm đóng vai trò quan trọng, có
thể giúp cơ quan chức năng nắm rõ THTP ở thời điểm hiện tại và tương lai
14


cũng như các vấn đề khác có liên quan. Đối với các tội xâm phạm trật tự
QLHC, các công trình nghiên cứu về dự báo còn rất hạn chế, chỉ có một số
công trình dự báo về một loại tội phạm cụ thể trong nhóm tội xâm phạm trật tự
QLHC, cụ thể như: "Dự báo tội phạm chống người thi hành công vụ những
năm tới", đề tài cấp cơ sở của tác giả Nguyễn Quốc Minh, Viện Chiến lược và
Khoa học Công an , năm 2013.
Một số giải pháp phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự QLHC

nói chung và một số loại tội phạm trong nhóm tội xâm phạm trật tự QLHC
nói riêng đã được các tác giả đề cập trong các công trình nghiên cứu và tiêu
biểu là các công trình nghiên cứu: bài viết “Thực trạng tội phạm chống người
thi hành công vụ ở thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp phòng chống” của
Hồ Thế Hòe, Nguyễn Tiến Hùng, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp,
[Số 11, tr. 53-57]; “Phòng ngừa tội chống người thi hành công vụ ở Việt
Nam”, luận văn thạc sĩ của Võ Thị Thùy Giang, Đại học Luật Hà Nội, năm
2015; bài viết “Nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội chống người thi hành công
vụ trong tình hình hiện nay” của Trần Ngọc Đường, Tạp chí Dân chủ và Pháp
luật, Bộ tư pháp, Số 1/2016, tr. 15-19; "Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
bảo vệ bí mật Nhà nước trong lực lượng công an nhân dân", đề tài cấp bộ của
tác giả Ma Văn Kỳ, Thanh tra Bộ Công an, năm 2011; "Giải pháp nâng cao
hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực An ninh, trật tự", đề tài cấp
bộ của tác giả Đặng Anh, Vụ Pháp chế - Bộ Công an, năm 2011; "Vi phạm
pháp luật trong hoạt động xuất bản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh:
Thực trạng và một số ý kiến đề xuất", đề tài cấp cơ sở tác giả Trương Hải
Triều, Trường Đại học An ninh Nhân dân, năm 2012; "Tăng cường quản lý
Nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn xã hội trong hoạt động của lực
lượng Cảnh sát nhân dân nước ta hiện nay", luận án tiến sĩ luật học của tác
giả Lê Thế Tiệm, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 1996; "Hoàn thiện pháp
luật về trật tự, an toàn xã hội ở nước ta hiện nay", luận án tiến sĩ luật học của
tác giả Trần Quốc Toàn, Học viện Khoa học xã hội, năm 2015. Các công trình
15


nghiên cứu này đã góp phần bổ sung nhận thức về dự báo THTP, các giải
pháp phòng ngừa tội phạm và đề xuất một số giải pháp phòng ngừa một số tội
trong nhóm tội xâm phạm trật tự QLHC.
Tóm lại các công trình nghiên cứu trên tập trung nghiên cứu làm rõ một
số vấn đề liên quan đến các hành vi xâm phạm trật tự QLHC dưới góc độ tội

phạm học và phòng ngừa tội phạm. Các tác giả nêu lên tình hình tội phạm
xâm phạm trật tự QLHC, chỉ ra các nguyên nhân phát sinh loại tội phạm này,
đồng thời đánh giá nguyên nhân của THTP xâm phạm trật tự QLHC và kiến
nghị một số giải pháp nhằm đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm này.
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu kể trên đã làm rõ nhiều nội dung
liên quan đến các tội xâm phạm trật tự QLHC. Tuy nhiên, như đã nêu ở trên
chỉ có một số rất ít các công trình nghiên cứu chung về các tội phạm xâm
phạm trật tự QLHC và tuyệt đại đa số các công trình còn lại tập trung nghiên
cứu về một tội danh cụ thể và trong số đó nhiều nhất là các công trình nghiên
cứu về tội chống người thi hành công vụ, chủ yếu ở góc độ tội phạm học.
Trên thực tế ở nước ta các tội như: Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan,
tổ chức (Điều 267); tội tổ chức cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc
ở lại nước ngoài trái phép (Điều 275) xảy ra nhiều, song rất ít công trình
nghiên cứu cụ thể về hai tội danh nói trên. Đặc biệt chưa có công trình khoa
học nào nghiên cứu về các tội phạm xâm phạm trật tự QLHC nói chung và
các tội danh cụ thể trong nhóm tội này nói riêng trên địa bàn Nghệ An. Vì
vậy, thiết nghĩ cần phải có công trình nghiên cứu một cách tổng thể, có hệ
thống về các tội xâm phạm trật tự QLHC để tìm ra những hạn chế, vướng mắc
trong quá trình áp dụng pháp luật, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống các tội
xâm phạm trật tự QLHC trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Tội phạm học được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu từ lâu,
các nghiên cứu đã góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm an
16


ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội có hiệu quả ở mỗi nước. Mặc dù còn
những quan điểm khác nhau về tội phạm học, song ở những nước có nền khoa
học tội phạm học phát triển thì ở đó an ninh, trật tự xã hội được đảm bảo. Để

thực hiện chức năng quản lý xã hội, Nhà nước cần có sự ổn định và trật tự mà
trước hết là hoạt động bình thường của các cơ quan trong bộ máy nhà nước;
vì thế, bảo vệ trật tự QLHC là vấn đề luôn được đặt ra và đòi hỏi phải giải
quyết đối với bất kỳ nhà nước nào trên thế giới. Các tội xâm phạm trật tự
QLHC là nhóm tội xuất hiện rất sớm trên thế giới, do đó luật hình sự của các
nước đều có điều luật để điều chỉnh đối với nhóm tội phạm này. Để có cái
nhìn tổng quan và chi tiết về tình hình nghiên cứu tội phạm xâm phạm trật tự
QLHC, cũng như để thuận lợi hơn trong đánh giá kết quả nghiên cứu của một
số công trình liên quan trực tiếp đến luận án, NCS đề cập một số công trình
nghiên cứu như sau:
- Ở Châu Á
Sách “Tội phạm và tội phạm học ở Nhật Bản” của tác giả Can Ueda do
GS, TS Nguyễn Xuân Yêm và GS, TS Hồ Trọng Ngũ dịch từ nguyên bản tiếng
Nga của Nxb Tiến bộ, Moscow năm 1989, tác giả đã tập trung vào việc xác
định nội dung cơ bản của các biện pháp đấu tranh chống tội phạm, trong đó
Can Ueda nhấn mạnh toàn bộ các chính sách xã hội gồm cả chính sách kinh tế
và văn hóa là những biện pháp đấu tranh chống tội phạm. Chủ thể của hoạt
động phòng, chống tội phạm theo tác giả bao gồm cả các nhà khoa học, với chủ
thể là các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội. Bên cạnh việc áp dụng hình phạt
tử hình, các biện pháp nhằm tái hòa nhập cộng đồng cũng được đề cập đến.
Bài viết: Crime facilitating migration from Pakistan and Afghanistan
(Tạm dịch: Tội phạm tạo điều kiện cho nạn di cư từ Pakistan, Afghanistan),
báo cáo của văn phòng liên hợp quốc về Ma Túy và tội phạm, đăng trên tạp
chí A Report of UN Office on Drugs and Crime, năm 2010.
Công trình này nghiên cứu về tội phạm và mạng lưới tội phạm thực
hiện hành vi tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép từ Pakistan
17



×