Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận đến tỷ suất sinh lợi trên cổ phiếu trường hợp các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành chế biến lương thực thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.26 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ HỒNG KHÁNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA QUẢN TRỊ LỢI
NHUẬN ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN CỔ PHIẾU –
TRƢỜNG HỢP CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
THUỘC NHÓM NGÀNH CHẾ BIẾN
LƢƠNG THỰC THỰC PHẨM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ HỒNG KHÁNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA QUẢN TRỊ LỢI
NHUẬN ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN CỔ PHIẾU –
TRƢỜNG HỢP CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
THUỘC NHÓM NGÀNH CHẾ BIẾN
LƢƠNG THỰC THỰC PHẨM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

Ngƣờ



ƣớng ẫn

o

ọ : PGS.TS. ĐƢỜNG NGUY N HƢNG

Đà Nẵng - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả phương án nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lê T ị Hồng K án


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 2
5. Bố cục đề tài........................................................................................ 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................ 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA QUẢN TRỊ
LỢI NHUẬN ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN CỔ PHIẾU .................. 10
1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN ........................................ 10

1.1.1. Khái niệm quản trị lợi nhuận ...................................................... 10
1.1.2. Cơ sở lý thuyết của quản trị lợi nhuận ........................................ 12
1.1.3. Mục đích của quản trị lợi nhuận ................................................. 13
1.1.4. Các mô hình nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận ..................... 15
1.2. TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN CỔ PHIẾU ................................................ 20
1.2.1. Đo lƣờng tỷ suất sinh lợi trên cổ phiếu....................................... 20
1.2.2. Mối quan hệ giữa hành vi quản trị lợi nhuận và mức sinh lợi trên
cổ phiếu

...................................................................................................... 21

1.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY VỀ MỐI QUAN HỆ CỦA QUẢN
TRỊ LỢI NHUẬN ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN CỔ PHIẾU VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN CỔ PHIẾU . 29
1.3.1. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của hành vi quản trị lợi nhuận đến
tỷ suât sinh lợi trên cổ phiếu ........................................................................... 29
1.3.2. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến Tỷ suất sinh lợi
trên cổ phiếu .................................................................................................... 31
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 37


CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA QUẢN
TRỊ LỢI NHUẬN ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN CỔ PHIẾU .......... 38
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN LƢƠNG THỰC THỰC PHẨM
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁNVIỆT NAM .................................. 38
2.2. CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ... 41
2.2.1. Các giả thuyết chính của nghiên cứu .......................................... 41
2.2.2. Các giả thuyết liên quan đến các biến kiểm soát trong mô hình 43
2.3. ĐO LƢỜNG CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH ........................................ 49
2.3.1. Đo lƣờng biến phụ thuộc ............................................................ 49

2.3.2. Đo lƣờng biến độc lập................................................................. 49
2.4. CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU .................................................................. 53
2.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 53
2.5.1. Mô tả thống kê ............................................................................ 53
2.5.2. Phân tích tƣơng quan, đa cộng tuyến .......................................... 54
2.5.3. Phân tích hồi quy ........................................................................ 55
2.5.4. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ............................................ 59
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 61
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 62
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 62
3.1.1. Mô tả thống kê ............................................................................ 62
3.1.2. Phân tích mối quan hệ tƣơng quan giữa các biến ....................... 66
3.1.3. Phân tích hồi quy ........................................................................ 69
3.1.4. Kiểm định các giả thuyết ƣớc lƣợng mô hình ............................ 76
3.2. HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ ..................... 78
3.2.1. Hàm ý từ kết quả nghiên cứu ...................................................... 78
3.2.2. Kiến nghị..................................................................................... 80
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 83


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 84
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản s o)
GIẤY ĐỀ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN (Bản s o)
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN (Bản


ín )


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


ệu

D ễn g ải

BCTC

Báo cáo tài chính

DN

Doanh nghiệp

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

NQL

Nhà quản lý

TSSL

Tỷ suất sinh lợi


TTCK

Thị trƣờng chứng khoán


DANH MỤC BẢNG
Số

ệu

bảng

Tên bảng

Trang

Quy mô doanh thu, lợi nhuận, tổng tài sản của các
2.1.

công ty niêm yết nhóm ngành chế biến lƣơng thực,

39

thực phẩm từ năm 2013-2015
2.2.

Mô tả quan hệ các biến trong mô hình

48


3.1.

Kết quả mô tả thống kê các biến trong mô hình

62

3.2.

Kết quả kiểm định T-test và Wilcoxon

64

3.3.

Bảng phân tích hệ số tƣơng quan

67

3.4.

Kết quả hồi quy theo mô hình FEM

70

3.5.

Kết quả hồi quy theo mô hình REM

71


3.6.

Kết quả kiểm định Hausman

72

3.7.

Bảng so sánh kết quả và giả thuyết nghiên cứu

76


DANH MỤC HÌNH VẼ
Số

ệu

hình
2.1.
2.2.

Tên hình
Cơ cấu các công ty trong ngành
Tốc độ tăng trƣởng các chỉ tiêu cơ bản của các công ty
trong nhóm ngành từ 2014-2016

Trang
39

40

3.1.

Biểu đồ kiểm tra phân phối chuẩn của biến phụ thuộc

77

3.2.

Biểu đồ kiểm tra mức độ phù hợp của mô hình

78


1

MỞ ĐẦU
1. Tín

ấp t ết ủ đề tà

Thị trƣờng chứng khoán có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế,
đây vừa là một kênh huy động vốn quan trọng trong nền kinh tế vừa cung cấp
môi trƣờng đầu tƣ cho công chúng. Các nhà đầu tƣ thƣờng dựa trên nhiều yếu
tố để đƣa ra quyết định đầu tƣ trên TTCK. Đối tƣợng tham gia vào TTCK là
đa dạng các cá nhân, tổ chức, nên sự quan tâm và chọn lựa thƣờng rất khác
nhau. Nhìn chung, dù mục đích đầu tƣ là nhƣ thế nào đi nữa, thì các nhà đầu
tƣ đều mong muốn mức thu nhập kỳ vọng thu đƣợc trong tƣơng lai trên mỗi
đồng vốn bỏ ra là cao nhất, tức tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu ở mức cao.

Để có đƣợc những quyết định đầu tƣ đúng đắn, nhà đầu tƣ quan tâm
đến các thông tin mà công ty niêm yết công bố thông qua BCTC của họ.Tuy
nhiên, sự tách biệt giữa chủ sở hữu, tức nhà đầu tƣ và nhà quản lý trong mô
hình công ty cổ phần dẫn đến việc xung đột lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà
quản lý. Trong khi chủ sở hữu muốn biết nhiều thông tin liên quan đến doanh
nghiệp thì nhà quản lý lại có xu hƣớng hạn chế cung cấp thông tin hoặc cung
cấp thông tin có độ tin cậy thấp. Trƣớc thực tế, trên thế giới đã trình bày nhiều
mô hình nghiên cứu hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết nhằm
đƣa đến cái nhìn đúng đắn hơn cho nhà đầu tƣ về chỉ tiêu lợi nhuận công bố.
Tại Việt Nam, đã có những nghiên cứu về mô hình thích hợp để áp dụng
trong nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên
TTCK Việt Nam. Tuy nhiên chƣa có nhiều nghiên cứu về ảnh hƣởng của
hành vi quản trị lợi nhuận đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu của các công ty
niêm yết.
Tốc độ hội nhập cao của nền kinh tế cùng với sự thay đổi thói quen ăn
uống của một thị trƣờng tiêu dùng rộng lớn Việt Nam là động cơ để nhiều
doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến thực phẩm nhanh chóng lớn mạnh. Đây


2
cũng là ngành đƣợc đánh giá có nhiều triển vọng cho dù đã tăng trƣởng ấn
tƣợng trong thời gian qua. Cổ phiếu của các công ty thuộc nhóm ngành này
luôn nhận đƣợc sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tƣ. Nghiên cứu ảnh hƣởng
của hành vi quản trị lợi nhuận đến tỷ suất sinh lợi trên cổ phiếu giúp cho nhà
đầu tƣ có cái nhìn đúng đắn hơn về chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp cũng
nhƣ có quyết định tốt hơn trong việc lựa chọn các cổ phiếu đầu tƣ. Nhận thức
đƣợc tầm quan trọng của vấn đề trên, tôi chọn đề tài : “Ng ên ứu ản
ƣởng ủ quản trị lợ n uận đến tỷ suất s n lợ trên ổ p ếu - Trƣờng
ợp á


ông ty n êm yết t uộ n óm ngàn

ế b ến lƣơng t ự t ự

p ẩm”
2. Mụ t êu ng ên ứu
Mục tiêu chính của nghiên cứu là:
-

Làm rõ ảnh hƣởng của quản trị lợi nhuận đến tỷ suất sinh lợi trên cổ

phiếu của các công ty niêm yết nhóm ngành chế biến lƣơng thực thực phẩm
-

Từ kết quả nghiên cứu, đƣa ra những đề xuất về ảnh hƣởng của

quản trị lợi nhuận đến tỷ suất sinh lợi trên cổ phiếu
3. Đố tƣợng và p ạm v ng ên ứu
-

Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là ảnh hƣởng của quản trị lợi nhuận
đến tỷ suất sinh lợi trên cổ phiếu
- Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hƣởng của quản trị lợi nhuận đến tỷ
suất sinh lợi trên cổ phiếu của các công ty niêm yết nhóm ngành chế biến
lƣơng thực thực phẩm trong 3 năm từ năm 2013 đến năm 2015.
4. P ƣơng p áp ng ên ứu
Đây là nghiên cứu thực chứng đƣợc thực hiện trên cơ sở xây dựng và

kiểm định mô hình ảnh hƣởng của quản trị lợi nhuận đến tỷ suất sinh lợi trên


3
cổ phiếu của các công ty niêm yết nhóm ngành chế biến lƣơng thực thực
phẩm.
-

Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập số liệu trên cơ sở các BCTC năm của 46 công ty niêm yết
nhóm ngành chế biến lƣơng thực thực phẩm trong giai đoạn 2013-2015
-

Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu nghiên cứu

Phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phƣơng pháp so sánh đối chiếu đƣợc
sử dụng trong suốt quá trình xử lý, phân tích số liệu.
-

Phương pháp thống kê

Đề tài sử dụng phần mềm Eviews để phân tích số liệu, xây dựng mô
hình xác định sự ảnh hƣởng của quản trị lợi nhuận đến tỷ suất sinh lợi trên cổ
phiếu các công ty niêm yết nhóm ngành chế biến lƣơng thực thực phẩm.
-

Tài liệu sử dụng:

Thông tin sơ cấp: là tài liệu thu thập từ BCTC của các công ty niêm yết

nhóm ngành chế biến lƣơng thực thực phẩm.
Thông tin thứ cấp: là tài liệu thu thập từ các nghiên cứu đã đƣợc công
bố.
5. Bố ụ đề tà
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ đƣợc trình bày thành ba chƣơng nhƣ
sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về ảnh hƣởng của quản trị lợi nhuận đến tỷ
suất sinh lợi trên cổ phiếu
Chƣơng 2: Thiết kế nghiên cứu ảnh hƣởng của quản trị lợi nhuận đến tỷ
suất sinh lợi trên cổ phiếu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và hàm ý từ kết quả nghiên cứu


4
6. Tổng qu n tà l ệu ng ên ứu
Theo quan điểm của Amadi và Amadi (2014), giá cổ phiếu đƣợc xác
định trên thị trƣờng tài chính bởi nhà đầu tƣ và các thành phần tham gia trên
thị trƣờng – những ngƣời dựa vào những thông tin trong BCTC để đánh giá
giá trị và rủi ro của dòng tiền kỳ vọng của các cổ đông. Nhà quản lý cung cấp
BCTC; các nhà đầu tƣ sử dụng thông tin để xác định giá trị của công ty, và
các cổ đông sử dụng giá trị của công ty để xác định thù lao cho việc quản lý.
Đây là động lực của việc quản trị lợi nhuận [10].
Trƣớc đó, trong nghiên cứu của Raoli (2012) về quản trị lợi nhuận và
sự lệch lạc thị trƣờng (Market Misvaluation) đã chỉ ra rằng, khi các nhà quản
lý thấy đƣợc giá trị thị trƣờng của công ty đi lên họ có động cơ để thao túng
thu nhập tăng lên để duy trì sự tăng về giá trị thị trƣờng [25].
Quản trị lợi nhuận là một biện pháp đƣợc thực thi bởi hầu hết công ty
để tác động đến nhà đầu tƣ và đem đến cho nhà quản lý kết quả sinh lời mong
muốn. Điều này là do ảnh hƣởng của công ty đến hành vi của nhà đầu tƣ và

thị trƣờng, bằng cách tăng khoảng cách giữa TSSL cổ phiếu thực sự và mức
sinh lợi mà nhà đầu tƣ có thể đạt đƣợc trong trƣờng hợp thông tin bị thao túng
không đƣợc công bố.
Các nghiên cứu trên đã chỉ ra giá cổ phiếu và TSSL trên cổ phiếu là
một trong những động cơ để nhà quản lý thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận.
Các nghiên cứu trên thế giới đều cho rằng hành vi quản trị lợi nhuận
của các công ty xuất phát từ các khoản lợi nhuận dồn tích hay còn gọi là các
khoản dồn tích trong lợi nhuận (TA), tuy nhiên biến dồn tích có thể điều
chỉnh (DA) là khoản dồn tích do nhà quản lý thực hiện nhằm mục đích điều
chỉnh lợi nhuận trong kỳ mới chính là thƣớc đo phù hợp để đánh giá các nhà
quản lý doanh nghiệp có điều chỉnh lợi nhuận hay không. (Nguyễn Anh Hiền,
Phạm Thanh Trung, 2015) Do đó, việc đo lƣờng ảnh hƣởng của hành vi quản


5
trị lợi nhuận là đo lƣờng thông qua biến dồn tích có thể điều chỉnh DA [2].
Trong mô hình nghiên cứu về ảnh hƣởng của hành vi quản trị lợi nhuận
đến TSSL trên cổ phiếu đo lƣờng thông qua biến DA, các biến quy mô công
ty và tỷ số giá trị thị trƣờng và giá trị sổ sách cũng thƣờng đƣợc đƣa vào mô
hình nghiên cứu.
Nghiên cứu của Oduma (2015), đƣa ra mô hình ảnh hƣởng của nhân tố
quản trị lợi nhuận đo lƣờng thông qua biến dồn tích có thể điều chỉnh, quy mô
doanh nghiệp và tỷ số giá trị thị trƣờng và giá trị sổ sách của công ty (Marketto-book value) đến TSSL trên cổ phiếu của công ty niêm yết. Tác giả nhận
diện hành vi quản trị lợi nhuận bằng mô hình Modiffied Jone (1991) và chỉ ra
rằng hành vi quản trị lợi nhuận có ảnh hƣởng cùng chiều và đáng kể đến
TSSL trên cổ phiếu. Trƣớc đó, kết quả nghiên cứu của Sayari, Mraihi, Finet, ,
Omri (2013) cũng chỉ ra kết luận tƣơng tự cho cổ phiếu của các công ty niêm
yết tại Tunisa [23], [27].
Cotten (2005) chỉ ra những bằng chứng về việc gia tăng TSSL có tác
động từ quản trị lợi nhuận và tác giả cho rằng hành vi quản trị lợi nhuận góp

phần vào sự bất thƣờng và làm suy yếu hiệu quả của thị trƣờng, thông qua mô
hình nghiên cứu tác động của biến dồn tích có thể điều chỉnh (DA), quy mô
vốn chủ sở hữu và tỷ lệ giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trƣờng (Book-tomarket value) đến TSSL trên cổ phiếu hằng năm của công ty.
Nghiên cứu của Birjandi, Mohammad, Mohammad (2015) về mối quan
hệ giữa quản trị lợi nhuận và TSSL trên cổ phiếu tại Tehran cho thấy có mối
quan hệ thuận chiều đáng kể giữa TSSL trên cổ phiếu và quản trị lợi nhuận,
đồng thời cũng cho thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa TSSL trên cổ phiếu
và tỷ suất nợ trên tổng tài sản (tỷ suất nợ) [12].
Bên cạnh những nghiên cứu về ảnh hƣởng của quản trị lợi nhuận đến
TSSL trên cổ phiếu, các nghiên cứu khác chỉ ra ảnh hƣởng của các chỉ tiêu kế


6
toán, tài chính đến TSSL trên cổ phiếu.
Florou và Chalevas (2010) nghiên cứu ảnh hƣởng của các chỉ tiêu kế
toán đến TSSL trên cổ phiếu ở Hy Lạp, thông qua mô hình với biến phụ thuộc
là Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), Vòng quay tổng tài sản, hệ số
thanh toán hiện hành, tỷ suất nợ, lợi nhuận trƣớc thuế và lãi, khấu hao
(EBITDA), tỷ số giá trị thị trƣờng và giá trị sổ sách (MV/BV). Kết quả mô
hình cho thấy ROS, EBITDA và MV/BV ảnh hƣởng cùng chiều đến TSSL
trên cổ phiếu [17].
Aras và Yilmaz (2008) trong nghiên cứu về tác động của Tỷ suất cổ tức
trên giá cổ phiếu (DY), Tỷ suất giá trị thị trƣờng trên thu nhập (P/E) và tỷ số
giá trị sổ sách và giá trị thị trƣờng (B/M) đến TSSL trên cổ phiếu của 12 thị
trƣờng cổ phiếu mới nổi, đã chỉ ra rằng, tỷ số B/M và DY có ý nghĩa trong
việc dự đoán TSSL trên cổ phiếu, tuy nhiên tỷ số B/M có ý nghĩa hơn cả, P/E
ít có ý nghĩa hơn 2 tỷ số còn lại. Nghiên cứu còn cho thấy, sự kết hợp khác
nhau của những nhân tố này làm cho phân tích có ý nghĩa hơn [11].
Trong nghiên cứu của Kheradyar, Ibrahim và Mat Nor (2011) về mối
quan hệ giữa TSSL trên cổ phiếu và các tỷ số tài chính: Tỷ suất cổ tức trên giá

cổ phiếu (DY), Tỷ suất thu nhập trên giá cổ phiếu (EY) và Tỷ số giá trị sổ
sách và giá trị thị trƣờng (B/M), tác giả kết luận cả 3 chỉ số đều có động đến
TSSL trên cổ phiếu, trong đó, tỷ suất B/M có ảnh hƣởng nhiều hơn 2 tỷ số
còn lại đối với TSSL trên cổ phiếu. Bên cạnh đó, nghiên cứu kết hợp cả ba tỷ
số này sẽ đƣa ra dự đoán chính xác về TSSL hơn nghiên cứu đơn lẻ mỗi chỉ
số. Bên cạnh đó, nghiên cứu kết hợp cả ba tỷ số này sẽ đƣa ra dự đoán chính
xác về TSSL hơn là chỉ nghiên cứu đơn lẻ mỗi chỉ số [19].
Phân tích của Bukit (2013) về tác động của giá trị giá trị thị trƣờng so
với giá trị sổ sách (M/B), Tỷ lệ chi trả cổ tức (DPR), tỷ suất sinh lợi trên vốn
chủ (ROE), tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), thu nhập trên mỗi cổ


7
phần (EPS) đến TSSL trên cổ phiếu tại Indonesia đã cho thấy M/B, DPR,
ROA và EPS có ảnh hƣởng đến TSSL trên cổ phiếu trong khi đó ROE không
có ảnh hƣởng trong mô hình. M/B, DPR và EPS có tác động cùng chiều còn
ROA có tác động ngƣợc chiều dến TSSL trên cổ phiếu.Trong đó ROA, DPR
và M/B có tác động nhiều nhất đến TSSL trên cổ phiếu trên thị trƣờng
Indonesia [13].
Nhân tố tỷ suất cổ tức cũng đƣợc chỉ ra có mối quan hệ với TSSL trên
cổ phiếu ở thị trƣờng trong nghiên cứu của Safari (2009) ở thị trƣờng
Malaysia, tác giả cho rằng, sở dĩ cổ tức có thể có liên quan đến TSSL ở chỗ
cổ tức có thể làm nhà đầu tƣ bỏ qua các rủi ro. Tác giả cũng chỉ ra rằng ở các
thị trƣờng phát triển, có một mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ suất cổ tức và lợi
nhuận cổ phiếu trên thị trƣờng giá xuống và một mối quan hệ ngƣợc chiều
giữa tỷ suất cổ tức và TSSL trên cổ phiếu trong thị trƣờng giá lên. Ngƣợc lại
với điều này, trên TTCK Malaysia, có tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ
suất cổ tức và TSSL trên cổ phiếu ở cả thị trƣờng giá lên và xuống [26].
Ngoài các nhân tố trên, theo Aga và Samadiyan (2013) tỷ số khả năng
thanh toán cũng có tác động đến TSSL trên cổ phiếu. Theo đó, tỷ số thanh

toán hiện hành có mối quan hệ cùng chiều với TSSL trên cổ phiếu tại Tehran.
Tác giả cho rằng, nhà đầu tƣ, những ngƣời nắm giữ cổ phiếu có thể xem xét
sự tăng lên của tỷ số thanh toán hiện hành nhƣ là dấu hiệu của sự tăng giá trị
tỷ suất sinh lợi trên cổ phiếu của công ty [9].
Tuy nhiên trong nghiên cứu của Florou and Chalevas (2010) lại chỉ ra
mối quan hệ ngƣợc chiều giữa tỷ số thanh toán hiện hành và TSSL trên cổ
phiếu. Điều này phù hợp nghiên cứu của Stefano (2015).
Qua những tổng hợp ở trên, có thể nhận thấy, TSSL trên cổ phiếu còn
phụ thuộc vào các tỷ số tài chính của công ty.
Tại Việt Nam, có những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ


8
suât sinh lợi trên cổ phiếu, tuy nhiên chƣa có nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ
giữa quản trị lợi nhuận và TSSL trên cổ phiếu.
Theo Trƣơng Đông Lộc, Nghiêm Minh Thƣ và Võ Văn Dứt (2016),
TSSL của các cổ phiếu có mối tƣơng quan thuận với rủi ro thị trƣờng, quy mô
công ty, tỷ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trƣờng và tỷ số thanh toán hiện
thời của công ty, nhƣng lại có mối tƣơng quan nghịch với nhân tố xu hƣớng
[4].
Các nghiên cứu về tỷ suât sinh lợi trên cổ phiếu tại Việt Nam chủ yếu
là các nghiên cứu về mô hình dự đoán TSSL cổ phiếu thông qua mô hình
CAPM và mô hình Fama, nhƣ trong các nghiên cứu của Phạm Hữu Hồng
Thái và Lê Dũng Hiệp (2016), Võ Hồng Đức và Mai Duy Tân (2014), Trƣơng
Đông Lộc và Dƣơng Thị Hoàng Trang (2014).
Hành vi quản trị lợi nhuận cũng đã đƣợc nghiên cứu nhiều tại Việt
Nam, chủ yếu là các nghiên cứu về những nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị lợi
nhuận. Có các phƣơng pháp nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận đã đƣợc
nghiên cứu để áp dụng tại Việt Nam, Phùng Anh Thƣ (2016) đã thực hiện
kiểm định mức độ phù hợp của bốn mô hình nhận diện hành vi quản trị lợi

nhuận phổ biến trên thế giới gồm mô hình của Jones (1991), mô hình
Modified Jones của Dechow, Sloan, Sweeney (1995), mô hình của Kothari,
Leone and Wasley (2005) và mô hình Phạm Thị Bích Vân (2012). Qua đó,
nhận diện mô hình thích hợp nhất để nghiên cứu hành vi quản trị lợi nhuận
của các công ty tại Việt Nam là mô hình của Kothari, Leone and Wasley
(2005) [8].
Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu trƣớc đây của Nguyễn Anh
Hiền, Phạm Thanh Trung (2015) về mô hình phù hợp nhất để nhận diện hành
vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Các
tác giả cũng có kết luận mô hình của Kothari, Leone and Wasley (2005) là


9
phù hợp nhất tại Việt Nam [2].
Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình của Kothari,
Leone and Wasley (2005) để nhận diện biến dồn tích có thể điều chỉnh trong
đo lƣờng ảnh hƣởng hành vi quản trị lợi nhuận đến TSSL trên cổ phiếu tại
Việt Nam, kết hợp đồng thời với các biến thuộc về tài chính công ty.
Từ cái nhìn tổng quan về các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới,
Có thể thấy, đã có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất
sinh lợi trên cổ phiếu và mối quan hệ giữa TSSL trên cổ phiếu và hành vi
quản trị lợi nhuận tại các quốc gia khác trên thế giới. Trong các nghiên cứu
này, mô hình nghiên cứu có biến độc lập thƣờng là biến dồn tích có thể điều
chỉnh DA kèm với hai biến là quy mô công ty và tỷ suất giá trị sổ sách và giá
trị thị trƣờng. Tuy nhiên, ngoài các biến này, tác giả cho rằng, cũng cần thiết
nghiên cứu về các nhân tố tài chính khác ảnh hƣởng đến TSSL trên cổ phiếu.
Do đó, trong bài này tác giả sẽ đƣa ra mô hình nghiên cứu ảnh hƣởng của
quản trị lợi nhuận đến TSSL trên cổ phiếu với các biến độc lập là biến dồn
tích có thể điều chỉnh DA kèm, biến quy mô công ty và tỷ suất giá trị sổ sách
và giá trị thị trƣờng, và các biến thuộc về nhân tố tài chính của công ty.

Cho đến này, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị lợi nhuận và
tác động của nó đến TSSL vẫn chƣa đc đề cập trong các nghiên cứu có liên
quan tại Việt Nam. Do đó, mô hình đƣợc tác giả đề xuất trong luận văn này
cũng là mô hình đầu tiên nghiên cứu mối quan hệ hệ này tại Việt Nam.


10
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA QUẢN TRỊ LỢI
NHUẬN ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN CỔ PHIẾU
1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN
1.1.1 K á n ệm quản trị lợ n uận
Quản trị lợi nhuận đã đƣợc nghiên cứu nhiều trên thế giới, có rất nhiều
khái niệm khác nhau đƣợc đƣa ra để định nghĩa về quản trị lợi nhuận.
Theo Schipper (1989), quản trị lợi nhuận có nghĩa là quản trị công bố
thông tin, tức là một sự can thiệp có mục đích trong quá trình cung cấp thông
tin tài chính ra bên ngoài nhằm đạt đƣợc những mục đích cá nhân [28].
Gần với quan điểm trên, Healy và Wahlen (1999) cho rằng hành vi quản
trị lợi nhuận là việc nhà quản lý sử dụng các đánh giá của mình trong quá
trình lập và công bố BCTC và quá trình thực hiện các nghiệp vụ để thay đổi
BCTC nhằm đánh lừa các bên có liên quan nhất định, hoặc nhằm ảnh hƣởng
đến kết quả của các hợp đồng mà có điều khoản ràng buộc dựa trên số liệu kế
toán [18].
Theo hai định nghĩa trên, có thể nhận thấy hành vi quản trị lợi nhuận
đƣợc xem nhƣ là một can thiệp có mục đích và có chủ tâm của BCTC, nhằm
ảnh hƣởng đến cái nhìn của nhà đầu tƣ về các hoạt động tài chính của doanh
nghiệp. Các định nghĩa này tập trung vào việc quản trị lợi nhuận cho các mục
đích quản trị mà chƣa chỉ rõ đƣợc một trong những mục đích tiêu cực của
quản trị lợi nhuận là sự gian lận tài chính (Patricia and Skinner, 2000). Theo

đó, quản trị lợi nhuận là hành động có mục đích, cố ý, sự trình bày sai lệch
hay sự bỏ sót những thông tin hoặc số liệu kế toán trọng yếu nhằm gây hiểu
nhầm hoặc khi xem xét cùng với các thông tin có sẵn khác thì sẽ làm cho
ngƣời sử dụng BCTC thay đổi quyết định hoặc xét đoán của mình [24].


11
Nhà quản lý có quyền sử dụng các xét đoán chủ quan của mình trong
việc lựa chọn chính sách và thực hiện các ƣớc tính để phản ánh một cách
đúng đắn bản chất kinh tế và kết quả hoạt động của DN. Tuy nhiên, có thể
nhận thấy, hành vi quản trị lợi nhuận thƣờng mang nghĩa tiêu cực vì thƣờng
làm sai lệch thông tin về lợi công bố trên BCTC do vận dụng không đúng đắn
các chính sách và ƣớc tính kế toán và thời điểm ghi nhận nghiệp vụ làm sai
lệch bản chất của nghiệp vụ.
NQL sử dụng các đánh giá chủ quan của mình trong việc thực hiện các
ƣớc tính về các sự kiện kinh tế tƣơng lai đƣợc phản ánh trong BCTC của DN,
chẳng hạn ƣớc tính về thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cố định, tổn thất
có thể của các khoản phải thu không thu hồi đƣợc, hoặc tổn thất từ việc giảm
giá của hàng tồn kho. Cùng với việc thực hiện nhiều ƣớc tính, NQL cũng phải
sử dụng đánh giá chủ quan của mình để quyết định việc lựa chọn các chính
sách kế toán. Cùng xử lý một vấn đề của một đối tƣợng kế toán, NQL có thể
nhiều lựa chọn khác nhau, chẳng hạn, việc lựa chọn giữa phƣơng pháp khấu
hao bình quân hay khấu hao nhanh, giữa phƣơng pháp nhập trƣớc - xuất trƣớc
hay phƣơng pháp bình quân gia quyền trong tính giá xuất kho hàng tồn kho.
Đánh giá chủ quan của NQL cũng đƣợc vận dụng trong việc thực hiện các
nghiệp vụ kinh tế. Các quyết định liên quan đến quản trị vốn lƣu động thƣờng
sẽ ảnh hƣởng đến việc ghi nhận các đối tƣợng kế toán, chẳng hạn, NQL phải
quyết định về thời điểm giao hàng hay nhận hàng. NQL cũng có thể quyết
định thực hiện hay hoãn lại các khoản chi tiêu không bắt buộc nhƣ chi phí
nghiên cứu và phát triển, quảng cáo, hay bảo trì.

Hiển nhiên, việc thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận là nhằm thu đƣợc
những lợi ích nhất định cho DN hoặc cho NQL và thƣờng gây tác động tiêu
cực đến nhà đầu tƣ và các bên có lợi ích liên quan đến DN. Trƣờng hợp phổ
biến là ngƣời sử dụng thông tin BCTC của DN để ra quyết định có thể dẫn


12
đến quyết định không tối ƣu.
Nhƣ vậy, quản trị lợi nhuận đã trình bày ở trên chúng ta có thể thấy
đƣợc những đặc điểm chung trong các khái niệm về quản trị lợi nhuận nhƣ
sau:
- Là hành vi phụ thuộc vào quyết định có chủ ý của nhà quản lý
- Là sự can thiệp làm thay đổi các thông tin trên BCTC của nhà quản lý
- Là sự công bố thông tin liên quan đến các thời điểm trình bày báo cáo.
1.1.2 Cơ sở lý t uyết ủ quản trị lợ n uận
Cơ sở của hành vi quản trị lợi nhuận chính là kế toán theo cơ sở dồn
tích (Đƣờng Nguyễn Hƣng, 2013). Điểm khác nhau mấu chốt giữa kế toán
theo cơ sở dồn tích và kế toán theo cơ sở tiền là cách thức doanh thu và chi
phí đƣợc ghi nhận. Kế toán theo cơ sở dồn tích có nghĩa là mọi giao dịch kinh
tế liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu và chi
phí đƣợc ghi nhận tại thời điểm phát sinh giao dịch, không quan tâm đến thời
điểm thực tế thu hoặc chi tiền (Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS số 01) [3].
Chênh lệch giữa lợi nhuận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
và dòng tiền trong báo cáo lƣu chuyển tiền tệ hình thành nên biến kế toán mà
các nhà nghiên cứu gọi là biến kế toán dồn tích. Hay nói cách khác, biến kế
toán dồn tích là phần lợi nhuận kế toán không bằng tiền đƣợc trình bày trong
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Do phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp một cách xác thực, kế
toán theo cơ sở dồn tích chính là cơ sở quan trọng chi phối phƣơng pháp ghi
nhận các đối tƣợng kế toán trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, do doanh thu và

chi phí có thể đƣợc ghi nhận khi tiền chƣa đƣợc thu hay chi, dẫn đến vấn đề
quan trọng luôn cần phải xem xét đó là doanh thu và chi phí đã thực sự phát
sinh chƣa và nếu đã phát sinh rồi thì đã đƣợc ghi nhận chƣa.
Kế toán cần phải ghi nhận doanh thu khi doanh thu đã thực sự phát sinh


13
và chi phí cần phải đƣợc ghi nhận phù hợp với việc tạo ra doanh thu trong kỳ
kế toán. Việc áp dụng nguyên tắc phù hợp bảo đảm cho lợi nhuận đƣợc đo
lƣờng một cách xác thực, phản ánh đúng đắn kết quả hoạt động của DN. Việc
thực hiện kế toán theo cơ sở dồn tích dẫn đến thời điểm các khoản doanh thu
và chi phí đƣợc nhận khác với kế toán theo cơ sở tiền nhƣ sau:
- Doanh thu chƣa thu tiền: Doanh thu phát sinh đƣợc ghi nhận trƣớc khi
tiền thu đƣợc.
- Chi phí chƣa chi tiền: Chi phí phát sinh đƣợc ghi nhận trƣớc khi tiền
đƣợc chi ra.
- Doanh thu chƣa thực hiện: Doanh thu đƣợc ghi nhận sau khi tiền đã
thu vào.
- Chi phí trả trƣớc: Chi phí đƣợc ghi nhận sau khi tiền đã chi trả.
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí trong trƣờng hợp này có thể chịu
ảnh hƣởng bởi quyết định chủ quan của nhà quản lý. Nếu nhà quản lý có động
lực muốn thay đổi kết quả lợi nhuận, việc điều chỉnh thời điểm ghi nhận
doanh thu và chi phí có thể dẫn đến lợi nhuận công bố thay đổi. Đây chính là
hành vi quản trị lợi nhuận.
Theo đó, quản trị lợi nhuận đƣợc thực hiện dựa trên việc điều chỉnh
thời điểm và mức độ ghi nhận các khoản doanh thu, chi phí và từ đó tác động
đến lợi nhuận.
1.1.3 Mụ đí

ủ quản trị lợ n uận


Nhà quản lý có thể có nhiều động lực để thực hiện hành vi quản trị lợi
nhuận nhằm đặt đƣợc một mục tiêu nào đó.
Theo Healy and Wahlen (1999), nhà quản lý quản trị lợi nhuận vì
những động cơ sau:
a. Tránh vi phạm điều khoản thoả thuận với bên ngoài
Bên cạnh mối quan hệ với cổ đông, doanh nghiệp cũng có mối quan hệ


14
chặt chẽ với các bên có lợi ích liên quan khác, đặc biệt là mối quan hệ với nhà
cung cấp tín dụng. Các hợp đồng bên ngoài là hợp đồng vay nợ, hợp đồng
cung cấp… Trong mối quan hệ với ngƣời cấp tín dụng cho DN nhƣ các ngân
hàng, các công ty tài chính, DN phải ký kết hợp đồng với nhiều điều khoản
ràng buộc dựa trên các chỉ tiêu tài chính. NQL có thể có các hành vi quản trị
lợi nhuận để tránh vi phạm các điều khoản.
Ví dụ nhƣ hợp đồng vay nợ, các ngân hàng có thể yêu cầu các công ty
duy trì hạn mức vay cụ thể so với vốn chủ hoặc vốn lƣu động. Nếu các điều
khoản này bị vi phạm, các ngân hàng có thể áp dụng những hình phạt nhƣ lãi
suất cao hơn, hoặc những hạn chế về vay thêm hoặc yêu cầu trả nợ ngay lập
tức. Do đó, khi các công ty đang gần hạn mức và có khả năng vi phạm chúng
thì các nhà quản lý có động cơ sử dụng các kỹ thuật quản trị lợi nhuận để tăng
thu nhập nhằm nới lỏng hoặc trì hoãn sự hạn chế áp đặt bởi các thỏa thuận
vay nợ dựa trên thu nhập.
b. Đạt được những yêu cầu trong hợp đồng thù lao nhà quản lý
Hầu hết các hợp đồng giữa với nhà quản lý doanh nghiệp đo lƣờng
thành quả của nhà quản lý bằng các con số kế toán nhƣ doanh thu hoặc lợi
nhuận, các điều khoản này có thể hƣớng nhà quản trị đến việc quản trị lợi
nhuận để đạt đƣợc các thỏa thuận trong hợp đồng. Trong trƣờng hợp này,
quản trị lợi nhuận đƣợc thực hiện vì những lợi ích cá nhân, NQL sẽ đƣợc

hƣởng nhiều quyền lợi khi hoàn thành các chỉ tiêu đƣợc giao, chẳng hạn nhƣ
các khoản thƣởng, đề bạt, tăng lƣơng, và cả việc giữ đƣợc vị trí của mình. Do
đó, nếu không hoàn thành các chỉ tiêu lợi nhuận, NQL có thể điều chỉnh tăng
lợi nhuận để đạt đƣợc các chỉ tiêu này, hoặc khi đã đạt vƣợt chỉ tiêu lợi nhuận
nhƣng mức thƣởng có giới hạn, NQL có thể điều chuyển bớt lợi nhuận sang
năm sau. Mặt khác, NQL cũng có thể sở hữu cổ phiếu của DN. Khi này, nếu
muốn bán đi số cổ phiếu nắm giữ và thu lợi đƣợc mức cao, NQL cũng có thể


15
điều chỉnh lợi nhuận tăng để tác động vào giá cổ phiếu nhằm thu lợi.
c. Tránh các điều khoản quy định và tối thiểu hóa chi phí pháp lý,
chi phí thuế hiện hành
Liên quan đến thuế, DN phải đóng thuế thu nhập DN dựa trên lợi nhuận
phải chịu thuế. Mặc dù, ngày nay, kế toán cho mục đích thuế và kế toán cho
mục đích cung cấp thông tin đã có sự tách biệt, nếu muốn giảm thuế, một khả
năng xảy ra là DN tránh báo cáo lợi nhuận kế toán ở mức cao để hợp lý hóa
hành vi điều chỉnh giảm lợi nhuận chịu thuế, từ đó giảm số thuế thu nhập phải
nộp.
DN cũng có thể điều chỉnh lợi nhuận nhằm tránh công bố các mức lợi
nhuận cao, để tránh cơ quan quản lý Nhà nƣớc có những hành động chính
sách điều tiết hoạt động của DN nhƣ rút bớt các ƣu đãi đang đem lại lợi ích
quá cao cho DN.
d. Đạt hiệu quả trên TTCK
Đối với các DN niêm yết, mối quan hệ giữa cổ đông, NQL và nhà đầu
tƣ luôn là mối quan hệ chủ đạo trong hoạt động của DN. Đối với cổ đông,
NQL đƣợc giao những trách nhiệm phải hoàn thành, cụ thể hoàn thành các chỉ
tiêu kinh doanh, trong đó, quan trọng nhất là chỉ tiêu về lợi nhuận tạo ra áp
lực lớn mà có thể khiến cho NQL thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận khi lợi
nhuận không đạt đƣợc nhƣ kỳ vọng. Bên cạnh đó, DN một khi đã niêm yết

tức là mong muốn có đƣợc cơ hội tiếp cận các nguồn vốn từ thị trƣờng một
cách dễ dàng hơn. Để có thể thuyết phục đƣợc nhà đầu tƣ bỏ vốn đầu tƣ DN
phải chứng minh đƣợc triển vọng về lợi nhuận trong tƣơng lai của DN. Đây
cũng là một động lực lớn thúc đẩy NQL có hành vi quản trị lợi nhuận nhằm
mục tiêu huy động vốn với chi phí vốn thấp hơn.
1.1.4 Cá mô ìn n ận

ện àn v quản trị lợ n uận

Trong các mô hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận công bố ở


16
nƣớc ngoài, các tác giả đã dựa trên nguyên tắc cơ sở dồn tích của kế toán để
chia lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp thành hai loại là lợi nhuận thực thu
bằng tiền và lợi nhuận dồn tích. Trong đó, lợi nhuận thực thu bằng tiền hình
thành từ các khoản doanh thu và chi phí bằng tiền mà doanh nghiệp đã thu và
chi trong kỳ. Riêng lợi nhuận dồn tích là lợi nhuận đƣợc tính trong kỳ của
doanh nghiệp nhƣng chƣa thu đƣợc bằng tiền nhƣ các khoản doanh thu bán
chịu cho khách hàng sau khi đã trừ các khoản chi phí không phải chi trả bằng
tiền; các khoản chi phí phải trả; chi phí trích trƣớc; các khoản dự phòng giảm
giá tài sản; dự phòng phải trả, khấu hao tài sản cố định trong kỳ...
Các nhà quản lý thƣờng không thể thực hiện hành vi điều chỉnh trên
các khoản lợi nhuận bằng tiền. Tuy nhiên, đối với khoản lợi nhuận dồn tích
thì nhà quản lý có thể điều chỉnh khi sử dụng nguyên tắc cơ sở dồn tích trong
kế toán. Trên lý thuyết, nguyên tắc cơ sở dồn tích nhằm đảm bảo doanh
nghiệp phản ánh đúng doanh thu, chi phí trong kỳ nhằm bảo đảm lợi nhuận
đƣợc phản ánh một cách trung thực và hợp lý. Trong thực tế, nguyên tắc này
có thể bị lợi dụng để thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận nhƣ ghi nhận
doanhthu khi chƣa phát sinh nghiệp vụ bán hàng, cung cấp dịch vụ hoặc sử

dụng việc trích lập các khoản dự phòng, chi phí phải trả, phân bổ chi phí trả
trƣớc nhằm gia tăng hay giảm bớt chi phí trong kỳ.
Do đó, các nghiên cứu trên thế giới đều cho rằng hành vi quản trị lợi
nhuận của các công ty xuất phát từ các khoản lợi nhuận dồn tích hay còn gọi
là các khoản dồn tích trong lợi nhuận (TA). TA còn đƣợc gọi tắt là biến kế
toán dồn tích.
Khoản dồn tích trong lợi nhuận (TA) đƣợc tính bằng cách lấy tổng lợi
nhuận kế toán sau thuế trừ dòng tiền thuần HĐKD:
TA = Lợi nhuận sau thuế - dòng tiền thuần HĐKD
Tuy nhiên, không thể sử dụng biến TA để đo lƣờng mức độ điều chỉnh


×