Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Chính sách tiền lương tối thiểu ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.7 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
1. Khái quát chung về tiền lương tối thiểu........................................................1
1.1 Khái niệm..................................................................................................1
1.2 Vai trò........................................................................................................1
1.3 Đặc trưng..................................................................................................2
1.4 Căn cứ xác định tiền lương tối thiểu........................................................3
2. Thực trạng chính sách tiền lương tối thiểu ở Việt Nam hiện nay..................4
2.1 Pháp luật hiện hành về tiền lương tối thiểu tại Việt Nam.........................4
2.2 Những thành tựu đạt được........................................................................5
2.3 Những bất cập, hạn chế............................................................................6
3. Giải pháp cải thiện chế độ tiền lương tối thiểu ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay..............................................................................................................9
3.1 Hoàn thiện pháp luật về tiền lương tối thiểu............................................9
3.2 Về vấn đề xác định tiền lương tối thiểu.....................................................9
3.3 Về vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu...............................................10
3.4 Thống nhất mức lương tối thiểu..............................................................11
3.5 Quản lý Nhà nước về tiền lương tối thiểu...............................................11
3.6 Vấn đề xử lý vi phạm pháp luật về tiền lương tối thiểu..........................11
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI TIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU
Tiền lương tối thiểu là một bộ phận cấu thành của chế độ tiền lương, có vi
trí hết sức quan trọng trong hệ thống tiền lương, có ảnh hưởng tới toàn bộ chính
sách tiền lương. Tiền lương tối thiểu không chỉ áp dụng cho lao động giản đơn
mà nó còn là khung pháp lý quan trọng, là cơ sở để trả công lao động toàn xã
hội. Việc quy đinh mức lương tối thiểu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ
đối với việc bảo vệ người lao động mà còn có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển


kinh tế, ổn đinh quan hệ lao động, ổn đinh chính tri - xã hội. Tuy nhiên, trước
biến động của tình hình giá cả như hiện nay, mức tiền lương tối thiểu quy đinh
hiện tại là quá thấp. Mặc dù Nhà nước đã điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu
hàng năm, song nó vẫn chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế, chưa thực
hiện được chức năng bảo đảm cho người lao động ở mức sống tối thiểu. Vì vậy
em xin lựa chọn đề tài: “Chính sách tiền lương tối thiểu ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay” nhằm đóng góp phần nào ý nghĩa lý luận cũng như thực tiễn
trong việc nhận thức một cách hệ thống, đầy đủ hơn về pháp luật, các bất cập
của pháp luật cũng như giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam về tiền
lương tối thiểu.


1. Khái quát chung về tiền lương tối thiểu
1.1 Khái niệm
Tiền lương tối thiểu được hiểu là mức trả công lao động thấp nhất trả cho
người lao động tương ứng với trình độ lao động giản đơn nhất, cường độ lao
động nhẹ nhàng nhất diễn ra trong điều kiện lao động bình thường nhằm đảm
bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động phù hợp với điều kiện kinh tế - xã
hội. Mức lương tối thiểu chính là mức lương nền móng được pháp luật quy đinh
và bắc buộc người sử dụng lao động phải thực hiện. Các hành vi trả lương cho
người lao động cho dù là sự thỏa thuận của hai bên mà thấp hơn mức tiền lương
tối thiểu sẽ bi coi là bất hợp pháp và phải chiu một chế tài tương ứng.
1.2 Vai trò
Tiền lương tối thiểu có vi trí, vai trò rất quan trọng. Hiện nay, chế độ tiền
lương bao gồm các nội dung cơ bản: tiền lương tối thiểu, hệ thống thang bảng
lương, các chế độ phụ cấp lương, chế độ tiền thưởng. Trong đó tiền lương tối
thiểu có vi trí đặc biết, nó là mức “sàn”, là cơ sở để xác đinh các nội dung khác
trong chế độ tiền lương. Vi trí đặc biệt quan trọng của tiền lương tối thiểu được
thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, tiền lương tối thiểu là cơ sở để Nhà nước và người sử dụng lao

động xác đinh các thang, bảng phù hợp với đơn vi mình.
Thứ hai, tiền lương tối thiểu là cơ sở để tính toán các khoản phụ cấp và
thưởng trả cho người lao động
Thứ ba, tiền lương tối thiểu là cơ sở để thực hiện một số chế độ bảo hiểm
xã hội và chế độ ưu đãi xã hội đối với người có công.
Tiền lương tối thiểu có vai trò rất quan trọng, cụ thể:
 Tiền lương tối thiểu là sự đảm bảo có tính pháp lý của Nhà nước đối với
người lao động trong mọi ngành nghề, khu vực có tồn tại quan hệ lao
1


động, đảm bảo đời sống tối thiểu cho họ phù hợp với khả năng của nền
kinh tế.
 Xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ người lao động khi tham gia quan hệ lao
động, Nhà nước quy đinh tiền lương tối thiểu như một sự đảm baot về mặt
pháp lý đối với người lao động.
 Tiền lương tối thiểu còn là công cụ điều tiêt của Nhà nước trên phạm vi
toàn xã hội và trong từng cơ sở kinh tế.
 Tiền lương tối thiểu loại bỏ sự bóc lột có thể xảy ra đới với người làm
công ăn lương trước sức ép của thi trường.
1.3 Đặc trưng
Từ khái niệm trên, có thể thấy tiền lương tối thiểu có các dấu hiệu đặc trưng
sau:
 Tiền lương tối thiểu được xác đinh tương ứng với trình độ lao động giản
đơn nhất, chưa qua đào tạo nghề.
 Tiền lương tối thiểu tương ứng với cường độ lao động nhẹ nhàng nhất,
không đòi hỏi tiêu hao nhiều năng lượng thần kinh, cơ bắp.
 Tiền lương tối thiểu được tính tương ứng với môi trường và điều kiện lao
động bình thường, không có tác động xấu của các yếu tố điều kiện lao
động.

 Tiền lương tối thiểu được tính tương ứng với nhu cầu tiêu dùng ở mức độ
tối thiểu cần thiết.
 Tiền lương tối thiểu phải tương ứng với mức giá tư liệu sinh hoạt chủ yếu
cở vùng có mức giá trung bình.
 Tiền lương tối thiểu phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia.
Trong kết cấu tiền lương tối thiểu không bao gồm tiền lương làm thêm
giờ, phụ cấp làm việc ban đêm, phụ cấp trách nhiệm hay chức vụ, tiền ăn giữa ca
và các khoản tiền lương khác ngoài tiền lương thông thường hàng tháng do
Chính phủ quy đinh. Mức lương tối thiểu chung là căn cứ và nền thấp nhất để
xây dựng các mức tiền lương tối thiểu vùng, ngành.
2


1.4 Căn cứ xác định tiền lương tối thiểu
 Hệ thống các nhu cầu tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Hệ
thống nhu cầu tối thiểu này bao gồm các nhu cầu sinh học và nhu cầu xã
hội bao gồm: nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại, học tập, y tế, sinh hoạt văn
hóa, giao tiếp xã hội, nuôi con….
 Mức tiền lương chung của cả nước. Việc xác đinh tiền lương tối thiểu phải
dựa trên căn cứ này để đảm bảo tiền lương tối thiểu không quá thấp hoặc
không quá cao so với giá cả chung trong thi trường sức lao động đồng
thời góp phần vừa bảo vệ người lao động vừa bảo vệ được người sử dụng
lao động và đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn đinh, bền vững.
 Chi phí và sự biến động của giá cả sinh hoạt
 Mối tương quan về điều kiện sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội.
Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với việc đảm bảo công bằng trong việc
trả công trong xã hội mà còn hạn chế sự phân hóa giàu nghèo giữa các
tầng lớp dân cư. Đồng thời sự chênh lệch về mức sống giữa các tầng lớp
dân cư ở các vùng miền cũng là căn cứ để xác đinh mức lương tối thiểu

vùng, mức lương tối thiểu ngành cho phù hợp.
 Các nhân tố kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức năng suất lao
động. Căn cứ này thể hiện nguyên tắc điều chỉnh lương (trả lương theo
nguyên tắc phân phối theo lao động và trên cơ sở năng suất lao động)
 Sự đạt được và giữ vững về mức độ có việc làm trên phạm vi vùng và
quốc gia

3


2. Thực trạng chính sách tiền lương tối thiểu ở Việt Nam hiện nay
2.1 Pháp luật hiện hành về tiền lương tối thiểu tại Việt Nam
Hiện nay, chế độ tiền lương tối thiểu của nước ta được quy đinh rải rác ở
nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng năm
2016 vừa được Chính phủ ban hành Theo Nghi đinh 122/2015/NĐ-CP thì mức
lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp kể từ ngày 01/01/2016 như
sau:
Mức lương tối thiểu vùng 2016
Mức tăng

Vùng

Mức lương tối thiểu

Vùng 1

3.500.000 đồng/tháng

tăng 400.000 đồng


Vùng 2

3.100.000 đồng/tháng

tăng 350.000 đồng

Vùng 3

2.700.000 đồng/tháng

tăng 300.000 đồng

Vùng 4

2.400.000 đồng/tháng

tăng 250.000 đồng

(so với năm 2015)

Trưa 2/8, Hội đồng tiền lương quốc gia đã chốt phương án tăng lương
năm 2017 để trình Chính phủ, với mức đề xuất tăng chỉ 7,3%. Kết quả, mức đề
xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 so với lương tối thiểu vùng năm trước
như sau: Vùng 1 tăng thêm 250.000 đồng, tức tăng 7,1%; Vùng 2 tăng 220.000
đồng, tăng 7,1%; Vùng 3 tăng 200.000 đồng, tăng 7,4%; và Vùng 4 tăng
180.000 đồng, tăng 7,9%.
Tính bình quân chung 4 vùng, mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2017
được Hội đồng tiền lương Quốc gia đề xuất là 213.000 đồng, tức tăng 7,3% so
với năm 2016. Kết quả bỏ phiếu 13/14 đồng ý (1 thành viên vắng), bằng
92,85%.


4


2.2 Những thành tựu đạt được
Thứ nhất, quan điểm, chủ trương về cải cách chính sách tiền lương của
Đảng đến nay là đúng đắn, phù hợp với nền kinh tế thi trường (KTTT) đinh
hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt quan điểm coi việc trả lương đúng cho người
lao động là thực hiện đầu tư cho phát triển, tạo động lực để phát triển kinh tế và
nâng cao chất lượng dich vụ công, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu
lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước. Mức lương tối thiểu mà Nhà
nước quy đinh đã cơ bản đáp ứng được mục tiêu đặt ra của tiền lương tối thiểu là
nhằm đảm bảo tái sản xuất giản đơn và một phần tái sản xuất sức lao động mở
rộng, bảo vệ quyền lợi của người lao động khộng có trình độ tay nghề hoặc
những lao đông trong các ngành, nghề có cung- cầu lao động bất lợi trong thi
trường. Các mức lương tối thiểu do Nhà nước quy đinh có tác động ổn đinh mức
sống cho người lao động ở mức tối thiểu, là một trong những biện pháp ngăn
cản sự nghèo đói dưới mức cho phép.
Thứ hai, tách dần tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh với khu vực
hành chính nhà nước (HCNN) và khu vực sự nghiệp cung cấp dich vụ công;
chính sách tiền lương với chính sách bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công,
trợ giúp xã hội. Đó là bước ngoặt rất quan trọng cải cách tiền lương trong điều
kiện mới theo đinh hướng thi trường.
Thứ ba, chú ý gắn cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức
(CBCCVC) với cải cách hành chính và xây dựng nền công vụ, tinh giảm biên
chế khu vực HCNN, phát triển khu vực sự nghiệp cung cấp dich vụ công theo
nhu cầu phát triển của xã hội. Tuy phải tiến hành dần từng bước nhưng là hướng
đi đúng đắn. Một số ý kiến cho rằng cần tiếp tục cắt giảm 40% cán bộ công chức
hiện nay để có nguồn bổ sung cho cải cách tiền lương, nếu không cải cách tiền
lương khó thành công.

Thứ tư, tiếp tục đổi mới cơ chế tiền lương, mở rộng và làm rõ trách
nhiệm, quyền tự chủ, tự chiu trách nhiệm của đơn vi sự nghiệp công lập trong
việc xếp lương, trả lương gắn với chất lượng và hiệu quả cung cấp dich vụ công
5


theo tinh thần xã hội hóa. Đây cũng là đinh hướng rất quan trọng trong cải cách
và trong cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương CBCCVC.
Thứ năm, tiền lương danh nghĩa của CBCCVC có xu hướng tăng do
nhiều lần điều chỉnh mức lương tối thiểu chung trên cơ sở bù trượt giá và tăng
trưởng kinh tế, mở rộng quan hệ tiền lương tối thiểu - trung bình - tối đa, từng
bước tiền tệ hóa các khoản ngoài lương nhằm khắc phục bình quân, bao cấp và
ổn đinh đời sống của CBCCVC. Theo Bộ Nội vụ, từ năm 2003 đến nay, mức
lương tối thiểu chung cho người lao động trong khu vực hành chính - sự nghiệp
đã điều chỉnh 7 lần từ 210.000 đồng/tháng lên 830.000 đồng/tháng, với mức
tăng gần 4 lần. Từ ngày 1/5/2012, mức lương tối thiểu đã được quyết đinh tăng
lên mức 1.050.000 nghìn đồng/tháng.
Theo Vụ Tiền lương (Bộ Nội vụ), sẽ cố gắng đến năm 2018 điều chỉnh
lương tối thiểu của công chức đảm bảo nhu cầu tối thiểu - khoảng 3 triệu
đồng/tháng và phụ cấp công vụ khoảng 30%. Tuy nhiên, theo PGS., TS.Trần
Văn Thiện, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực – Trường
Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, mặc dù đã qua 7 lần điều chỉnh mức lương tối
thiểu nhưng nếu tính tới chỉ số lạm phát và giá cả tiêu dùng thì lương tối thiểu
thực tế chỉ tăng hơn 0,05 lần. Tính ra, trung bình mỗi năm lương tối thiểu thực tế
chỉ tăng 0,64%.
2.3 Những bất cập, hạn chế
Thứ nhất, so với mức phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay, có thể
thất, mức tiêu tính đúng, tính đủ tối thiểu được đặt ra là khá cao nhưng thực tế
đạt được còn thấp. Mức lương tối thiểu so với nhu cầu của người lao động và
nhu cầu đặt ra là quá thấp không đủ cho nhu cầu cần thiết của bản thân. Việc quy

đinh mức lương tối thiểu chủ yếu phụ thuộc vào khả năng Ngân sách Nhà nước,
chưa tôn trọng thực tế mức tiền công đã hình thành trên thi trường và các kết
quả nghiên cứu khoa học. Vì vậy, lương tối thiểu chưa thực sự là cơ sở hình
thành mức tiền công thi trường sức lao động, dẫn tới tiền lương thấp hơn nhiều
lần so với thu nhập thực tế của người lao động.
6


Thứ hai, về việc xác đinh tiền lương tối thiểu, ngoại trừ hệ thống nhu cầu
của người lao động, các căn cứ xác đinh mức lương tối thiểu chung chỉ được
phản ánh trong lý luận nhiều hơn thực tế áp dụng. Chúng ta vẫn áp đặt khả năng
cân đối ngân sách với đối tương hưởng lương và trợ cấp từ ngân sách nhà nước
để xác đinh là chủ yếu. Bên cạnh đó, không có sự luân chuyển lao động và sự đa
dạng hóa các hình thức tổ chức lao động giữa các vùng, ngành, nghề nên tiền
lương tối thiểu chung ở nước ta còn nhiều bất hợp lý, nhất là đối với khu vực
sản xuất kinh doanh. Vì vậy, mức lương tối thiểu chưa phát huy được hết chức
năng cân đối cung- cầu giữa các vùng, các ngành, nghề. Việc quy đinh mức
lương tối thiểu chung chỉ có ý nghĩa đối với việc trả lương từ ngân sách nhà
nước, với việc đóng bảo hiểm xã hội, không có tác dụng trong việc hình thành
đúng chi phí tiền lương trong sản xuất kinh doanh. Việc áp dụng mức lương tối
thiểu theo vùng dường như chỉ có ý nghĩa đối với khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài.
Thứ ba, trong khi tiền lương không đủ sống, thì thu nhập ngoài lương lại
rất cao (phụ thuộc vào vi trí, chức danh công việc, lĩnh vực quản lý, vùng,
miền…) và không có giới hạn, không minh bạch, cũng không kiểm soát được.
Trong phần thu nhập ngoài lương cho đến nay không ai có thể thống kê, đánh
giá đinh lượng được, có thể có phần chính đáng, song chủ yếu là không chính
đáng do lợi dụng quyền lực để tham nhũng, tiêu cực trong thi hành công vụ (từ
biếu xén, cơ chế xin - cho, cơ chế ăn chia…). Mức lương tối thiểu của công
chức năm nay được nâng lên, song vẫn là mức quá thấp, không đủ cho chi phí

trong cuộc sống vốn ngày càng đắt đỏ do lạm phát. Chính điều này đã tạo “đất
sống” cho tham nhũng, tiêu cực ngày càng nhức nhối…
Thứ tư, tiền lương Nhà nước quy đinh trả cho CBCCVC mặc dù còn rất
thấp, nhưng tổng quỹ lương và trợ cấp do NSNN bảo đảm lại chiếm tỷ lệ khá
cao trong tổng chi NSNN, cho nên buộc phải “gọt chân cho vừa giày”. Đó là
một trong những nút thắt khó gỡ nhất trong cải cách chính sách tiền lương đối
với CBCCVC vừa qua. Theo Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài
7


chính), hiện nay mức độ đảm bảo từ NSNN cho trả lương và các khoản có tính
chất lương là khá cao và liên tục tăng nhanh. Cụ thể, năm 2011, lương, phụ cấp
ước chiếm 51% chi thường xuyên của NSNN, đạt gần 9,6% GDP. Trong khi
năm 2010, con số này chỉ là 6,7% GDP. Ngoài ra, 21 ngành được hưởng ở 16
loại phụ cấp ưu đãi khác nhau đang có xu hướng mở rộng hơn, khiến NSNN
dành cho lương tối thiểu ngày càng bi mỏng đi.
Thứ năm, việc thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp
công (dich vụ công) còn chậm và đạt kết quả thấp, nhất là trong y tế, giáo dục và
đào tạo… gây khó khăn cho cải cách tiền lương và tạo nguồn để trả lương cao
cho CBCCVC. Đối với các tỉnh, thành phố lớn đông dân cư như Hà Nội, TP.Hồ
Chí Minh… dễ dàng kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước triển khai thực
hiện, nhưng đối với cấp huyện, nhất là đối với huyện thuộc vùng núi cao, trung
du, hải đảo, việc triển khai thực hiện xã hội hóa rất khó khăn. Đây cũng là một
trong những cản trở lớn nhất của cải cách tiến lương, do chưa tách bạch rõ ràng
chính sách tiền lương đối với công chức khu vực HCNN và viên chức khu vực
sự nghiệp cung cấp dich vụ công.
Có thể nói rằng, cải cách chính sách tiền lương đối với CBCCVC từ năm
2003 đến nay chưa thành công và vẫn không thoát ra được vòng luẩn quẩn: Đó
là chính sách tiền lương thấp không đủ sống, nhưng thu nhập ngoài lương lại rất
cao, mỗi lần tăng lương tối thiểu làm cho gánh nặng của NSNN càng tăng.

Chính sách tiền lương dù đã “cải cách” vẫn chưa tạo ra động lực đủ mạnh cho
người hưởng lương phát huy tài năng và cống hiến. Tiền lương thấp không kích
thích được CBCCVC gắn bó với Nhà nước, không thu hút được nhân tài; ngược
lại, người làm việc giỏi, người có tài bỏ khu vực nhà nước ra làm việc cho khu
vực ngoài nhà nước, nơi có tiền lương và thu nhập cao, có xu hướng tăng. Mặt
khác, lương thấp cũng là nguyên nhân quan trọng của tiêu cực, tham nhũng.

8


3. Giải pháp cải thiện chế độ tiền lương tối thiểu ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay
3.1 Hoàn thiện pháp luật về tiền lương tối thiểu
Hiện nay, hệ thông các văn bản quy đinh về tiền lương tối thiểu ở nước ta
là khá nhiều, tuy nhiên các quy đinh đó còn chung chung, có những điểm chưa
hợp lý, thậm chí là chồng chéo, mâu thuẫn với nhau và nằm rải rác ở nhiều vấn
đề khác nhau. Thực tế trên yêu cầu cần đến một văn bản quy phạm pháp luật có
tính thống nhất cao quy đinh để điều chỉnh toàn bộ các vấn đề liên quan đến vấn
đề tiền lương tối thiểu. Luật tiền lương tối thiểu ra đời hứa hẹn sẽ giải quyết hợp
lý những mâu thuần đang tồn tại hiện nay trong pháp luật về tiền lương tối thiểu
ở Việt Nam. Luật này phải thiết lập dựa trên những căn cứ, nguyên tắc xác đing,
điều chỉnh và cơ chế áp dụng mức lương tối thiểu chung cũng như cơ chế hình
thành mức lương tối thiểu theo vùng, mức lương tối thiểu theo ngành.
3.2 Về vấn đề xác định tiền lương tối thiểu
Thực tế ở nước ta tiền lương được tiền tệ hóa ở mức thấp, không đáp ứng
được các nhu cầu trong cuộc sống của người lao động và gia đình họ. Chính vì
vậy, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng người lao
động đòi hỏi có các khoản thu nhập ngoài lương nhằm đáp ứng những nhu cầu
trong cuộc sống. Lúc đó, tiền lương không đủ mạnh để thực hiện các chức năng
của mình, điều đó kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực trong xã hội. Do đó, khi xác

đinh tiền lương tối thiểu, cần phải:
 Đánh giá một cách khách quan mức sống thực tế và tối thiểu để có các
phương án tiền lương tối thiểu đảm bảo các yêu cầu của đất nước, đảm
bảo lương thực sự đáp ứng được các nhu cầu và phản ánh đúng cuộc sống
của người lao động tránh tình trạng “lương chỉ là phụ” như hiện nay.
 Phải tiến hành điều tra một các nghiêm túc thực trạng của các cơ sở sản
xuất kinh doanh để có căn cứ xác đinh mức lương tối thiểu có tính khả thi.
Để làm được điều đó phải tiến hành thực hiện cải cách chế độ tài chính
9


doanh nghiệp, áp dụng phương pháp kế toàn và tài chính mới để đánh giá
đúng tình hình của doanh nghiệp.
 Một thực tế là lao động Việt Nam luôn được trả lương với giá rất thấp so
với các nước khác. Cho nên cần có biện pháp tiến hành điều tra mức
lương tối thiểu thực tế áp dụng ở các nước trên thế giới có điều kiện kinh
tế- xã hội tương đương với Việt Nam. Trên cơ sở đó sẽ tính toán mức
lương tối thiểu ở Việt Nam sao cho phù hợp, đảm bảo sự bình đẳng giữa
người lao động Việt Nam với lao động các nước trong xu thế toàn cầu hóa
hiện nay.
3.3 Về vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu
Theo quy đinh của pháp luật thì khi chỉ số giá sinh hoạt tăng lên làm cho
tiền lương thực tế của người lao động bi giảm sút, khi đó Chính phủ điều chỉnh
mức lương tối thiểu để đảm bảo tiền lương thực tế. Tuy nhiên, trên thực tế khi
chỉ số giá sinh hoạt tăng thì chưa chắc lương tối thiểu đã được tăng, nếu có tăng
thì mức tăng cũng khó mà xác đinh được khi mà mức tăng giá chưa có quy đinh
nào cụ thể.
Bản chất của tiền lương tối thiểu là giá cả sức lao động được hình thành
trên cơ sở giá tri sức lao động cho nên luôn chiu tác động của các quy luật của
nền kinh tế thi trường. Nhưng ở nước ta, tiền lương không được tự điều chỉnh

theo thi trường mà có sự can thiệp quá sâu của Nhà nước nên chỉ điều chỉnh
lương tối thiểu khi có sức ép của xã hội và cứ nói đến tiền lương là nói đến cân
đối ngân sách. Thực tế đó đặt ra yêu cầu, phải xây dựng một cơ chế kiểm soát
và điều chỉnh lương tối thiểu sao cho lương tối thiểu được điều chỉnh thường
xuyên theo yếu tố thi trường.
Việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu không phải quan trọng nhất là tăng
lương mà là cơ chế trả lương thay đổi đối với từng khu vực. Lương phải đảm
bảo nguyên tắc: trả lương công bằng, phải tiến tới xóa bỏ cơ chế trả lương bình
quân, công bằng như hiện nay.
10


3.4 Thống nhất mức lương tối thiểu
Hiện nay ở nước ta đang song song tồn tại hai loại tiền lương tối thiểu là
tiền lương tối thiểu chung và tiền lương tối thiểu áp dụng trong khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài. Như vậy, cùng là lao động Việt Nam, cùng làm việc trên lãng
thổ Việt nam nhưng lại có hai mức lương khác nhau, thậm chí ở các tỉnh, thành
phố lớn lương tối thiểu áp dụng trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn
gần hai lần so với mức lương tối thiểu áp dụng trong khu vực nhà nước và tư
nhân. Do đó, yêu cầu phái tiến tới thống nhất hai mức lương tối thiểu này để xóa
bỏ cách biệt, tạo sự công bằng trong trả công lao động. Để làm được điều nay,
đòi hỏi tiền lương tối thiểu chung phải được nâng lên từng bước cho ngang tầm
với tiền lương tối thiểu áp dụng trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
3.5 Quản lý Nhà nước về tiền lương tối thiểu
Vấn đề quản lý Nhà nước về tiền lương tối thiểu ở nước ta hiện nay hầu
như không được quan tâm đúng cách, thanh tra lao động hoạt động kém hiệu
quả, lỏng lẻo. Cho nên phải tăng cường quản lý nhà nước về tiền lương tối thiểu,
quy đinh rõ thẩm quyền chung, cơ quan chuyên trách và các cơ quan có liên
quan. Đồng thời, phải tăng cường năng lực cho các cơ quan hoạch đinh, nghiên
cứu chính sách tiền lương.

3.6 Vấn đề xử lý vi phạm pháp luật về tiền lương tối thiểu
Hiện nay, tình trạng vi phạm pháp luật về tiền lương tối thiểu ở nước ta là
khá nhiều, không chỉ ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động mà còn gây
ảnh hưởng tới các vấn đề xã hội khác. Để hạn chế vi phạm pháp luật về tiền
lương tối thiểu, cần phải:
 Xây dựng các quy đinh về vấn đề này một cách cụ thể, rõ ràng hơn hiện
nay. Không nên chỉ dừng lại ở những quy đinh chung chung các hành vi
vi phạm mà phải có hướng dẫn cụ thể các dấu hiệu trên thực tế của các
dạng vi phạm đó để thuận tiện cho các công tác phát triển và xử lý kip
thời.
11


 Bản chất của tiền lương là giá cả của hàng hóa sức lao động trên sở sự
thỏa thuận của hai bên. Chính vì vậy cần có những quy đinh rõ ràng, cụ
thể về trách nhiệm của người lao động trong vấn đề này, khi có hành vi vi
phạm thì người lao động cũng có thể bi xử lý. Quy đinh này sẽ ràng buộc
trách nhiệm của người lao động để họ ý thức được rằng việc thực hiện các
quy đinh về tiền lương tối thiểu không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ
của họ.
 Tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong doanh
nghiệp, phải có các quy đinh đảm bảo quyền lợi cho họ khi đứng ra bảo
vệ quyền lợi cho người lao động. Hiện nay, cán bộ công đoàn chủ yếu đi
lên từ công đoàn cơ sở cho nên trình độ còn hạn chế, do đó yêu cầu phải
tăng cường đào tạo đội ngũ này để có thể bảo vệ người lao động một cách
có hiệu quả hơn.
 Trên thực tế người lao động khi bi vi phạm có nhiều trường hợp không
biết là mình bi vi phạm nên cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo
dục pháp luật cho người lao động để họ có thể tự bảo vệ quyền lợi chính
đáng của mình.


12


KẾT LUẬN
Tiền lương tối thiểu không phải là vấn đề mới nhưng nó là vấn đề quan
trọng gắn liền với quan hệ lao động và luôn được các ngành, các cấp, toàn thể
người lao động và người sử dụng lao động quan tâm.
Trên cơ sở những phân tích trên đây, nhằm đưa ra một số đánh giá riêng
với mục đích muốn đóng góp ý kiến để hoàn thiện pháp luật cũng như chế độ
tiền lương tối thiểu hiện nay ở Việt Nam. Hiện nay, chế độ tiền lương tối thiểu
đòi hỏi ngày càng được hoàn thiện thể hiện sự đồng bộ, nhất quán, đồng thời
phù hợp với thế giới. Muốn như vậy, trong quá trình xây dựng và thực hiện, Nhà
nước ta cần thâm khảo tiếp thu những tiến bộ trong quá trình xây dựng chế độ
tiền lương tối thiểu của các nước đang phát triển trên thế giới.
Trong khuân khổ tìm hiểu và kiến thức còn hạn chế, bài tiểu luận không
thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đánh giá của cô để
bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !


DANH MỤC TÀI TIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

Bộ luật Lao động 2012
Luật Tổ chức Chính phủ 2001

Luật Doanh nghiệp 2014
Nghi đinh 122/NĐ-CP năm 2015
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, NXB

Công an Nhân dân, Hà Nội, 2005
6. Giáo trình kinh tế chính tri
7. Tạp chí cộng sản, Nghiên cứu và trao đổi, số 24
8. Tống Văn Đường, Đổi mới cơ chế và chính sách quản lý lao động tiền
lương trong nền kinh tế thi trường ở Việt Nam, NXB Chính tri quốc gia
9. Tìm hiểu về cải cách chính sách tiền lương, NXB Thống kê
10. Nguyễn THi Lan Hương, Thi trường lao động Việt Nam đinh hướng và
phát triển



×