Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Thuyết minh Bình Ngô đại cáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.55 KB, 2 trang )

Chủ nghĩa yêu nước luôn là nội dung lớn xuyên suốt của nền văn học trung đại Việt Nam. Trong số đó
bài thơ “ Bình Ngô đại cáo “ của tác gia Nguyễn Trãi là áng văn yêu nước lớn của thờ đại, là áng thiên
hùng cổ văn của dân tốc. Đó cũnglà trong số tác phẩm đạt đến đỉnh cao của văn chính luận Viêt Nam.
Nguyễn Trãi trong suốt cuộc đời ông đã phải gánh chịu nhiều bất hạnh, trải qua nhiều thăng trầm và
cái chết oan khuất nhưng ông đã để lại cho đời một sự nghiệp văn học đồ sộ, có giá trị nhiều mặt. Nguyễn
Trãi không những là một nhà thơ trữ tình sâu sắc mà còn là một nhà văn chính luận xuất sắc được coi là
bậc thầy của văn chính luận trung đại VN. Tác phẩm “ Bình Ngô đại cáo “ được viết theo thể văn nghị
luận cổ Trung Quốc. Tác giả đã dùng từ “ đại cáo” để nhấn mạnh đay là 1 bài cáo mang tính quộc gia, và
chữ “ Ngô” để gợi lên sự khinh bỉ là lòng căm thù đối với giặc phương Bắc. Tóm lại “ Bình Ngô đại cáo “
là bài đại cáo tuyên bố với thiên hạ về việc đánh thắng giặc Minh.
Tác phẩm được chia làm 4 phần gồm đoạn 1 nêu luận đề chính nghĩa, đoạn 2 nhằm vạch lại tội ác của
kẻ thù, đoạn 3 kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa, đoạn 4 tuyên bố
chiến thắng và khẳng đinh sự nghiệp chính nghĩa của nghĩa quân.
Đoạn 1 có vị trí và vai trò hết sức quan trọng đói với toàn bộ bài đại cáo. Nguyễn Trãi đã nêu cao luận
đề chính nghĩa là nền, làm tư tương cố lõi, chỗ dựa và sức mạnh tinh thần cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Nguyễn Trãi đã khẳng định tư tưởng nhân nghĩa của dân tộc ta, của nghĩa quân. Nguyễn Trãi đã phát
triển tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo theo hướng tích cực và tiến bộ, mới mẻ là làm cho dân được sống
yên ổn “ cốt ở yên dân”. Đội quân nhân nghĩa trước lo trừ bạo gây họa cho dân. Đó là việc nhân nghĩa lớn
cần làm. Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn nêu ra hàng loạt chứng cứ khẳng đinh về sự tồn tại độc lập có chủ
quyền và nước Đại Việt qua các câu văn chứa đựng niềm tin tự hào.Như vậy, việc nghĩa quân Lam sơn
dấy cờ khởi nghĩa, diệt trừ hung bạo, bảo vệ cuộc sống nhân dân là phù hợp với lẽ phải. Với thái độ
cương quyết chặt chẽ Nguyễn Trãi đã nêu cao ngọn cờ chính nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn.
Sang đoạn 2, Nguyễn Trãi đã vạch trần tội ác của kẻ thù. Đây được xem là 1 bản cáo trạng đanh thép
hùng hồ mà lời lời câu câu đều như đẫm máu và nước mắt đồng bào vô tội của Nguyễn Trãi. Bằng những
lời lẽ đánh thép ông đã tố cáo những chủ trương và hành động cai trị tàn độc, hà khắc, vô nhân đạo của kẻ
thù. Chúng khủng bố, tàn sát nhân dân ta từ người già đén phụ nhữ, trẻ em trong biển máu. Sự độc ác
nham hiểm của kẻ thù khủng khiếp vô cùng khiến trời không dung đất không tha, thần và người đều
không chịu được. Nguyễn Trãi đứng trên lập trường nhân bản vì quyền sống của người dân vô tội để lên
án tố cáo tội ác của kẻ thù, thể hiện sự khinh bỉ,căm uất “ bọn cuồng Minh” cũng như nỗi đau xót nghẹn
ngào trước sự đau thương tang tóc mà nhân dân phải chịu.
Ở đoạn 3, tác giả đã kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ở


gian đầu của cuộc khởi nghĩa, Nguyễn Trãi đã tập trung khắc họa hình tượng chủ tướng Lê Lợi với đặc
điểm chủ yếu là hình tượng tâm lý, bằng bút pháp trữ tình, qua đó phản ánh những khó khăn, gian khổ
buổi đầu và ý chí đấu trang giải phóng đất nước của quân nhân Đại Việt.Và với bút pháp nghệ thuật đối
và liệt kê, nhịp điệu dồn dập của gió lay bão giât hết trận này đến trận khác, tác giả đã dựng lại không khí
gấp gáp khẩn trương của những trận đánh liên hoàn, những chiến thắng oanh liệt. Từ tưởng nhân nghĩa
của Nguyễn Trãi thấm đẫm trong từng cây chữ trong bài Cáo. Việc tha chết chua kẻ thù, cấp ngựa thuyền
cho chúng về nước cũng đủ khẳng định tính chất chính nghĩa, nhân đọa sáng ngời của khởi nghĩa Lam
Sơn. Hành động của nghĩa quân chính là chiến lược để tính kế lâu dài bền vững cho non sông và muôn
dân Đại Việt.


Kết thúc bài cáo là lời tuyên bố chién quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa. Nguyễn Trãi nêu rõ bài
học lịch sử: Điều kiện thiết lập sự bền vững là sự thay đổi, phục hưng. Nguyên nhân thắng lời là sự kết
hợp sức mạnh truyền thống, công lao của tổ tiên và quy luật thịnh-suy-bĩ-thái mạng đậm tính triết lí
phương Đông khẳng định niềm tin và quyết tâm xây dựng đất nước của toàn dân tộc.
“ Bình Ngô đại cáo” là một áng văn yêu nước của thời đại, là bản tuyên ngôn về chủ quyền độc lập
dân tộc, bản cáo trạng tội ác kẻ thù, bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.Tác phẩm cũng là đỉnh cao
của nghệ thuật luận tài tình và cảm hứng trữ tình sâu sắc. Bài văn đã gây được niềm xúc động và tự hào
trong độc giả Việt Nam qua các thế hệ và còn trường tồn cũng năm tháng.



×