Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

NGHIỆP VỤ GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.76 KB, 38 trang )

Chuyên đề 2: Nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình

CHUYÊN ĐỀ 2

NGHIỆP VỤ GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH


Chuyên đề 2: Nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình

MỤC 1:
NỘI DUNG GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1

Khái niệm công tác giám sát thi công xây dựng công trình

1.1.1

Giám sát thi công xây dựng công trình (Theo điều 87 Luật Xây dựng)

1. Mọi công trình xây dựng trong quá trình thi công phải được thực hiện chế độ giám sát.
2. Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải được thực hiện để theo dõi, kiểm tra
về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công
xây dựng công trình.
3. Chủ đầu tư xây dựng công trình phải thuê tư vấn giám sát hoặc tự thực hiện khi có đủ
điều kiện năng lực hoạt động giám sát thi công xây dựng.
Người thực hiện việc giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề giám sát
thi công xây dựng phù hợp với công việc, loại, cấp công trình.
4. Khuyến khích việc thực hiện chế độ giám sát đối với nhà ở riêng lẻ.
Yêu cầu của việc giám sát thi công xây dựng công trình (Theo điều 88 Luật
Xây dựng):


1.1.2

1. Thực hiện ngay từ khi khởi công xây dựng công trình;
2. Thường xuyên, liên tục trong quá trình thi công xây dựng;
3. Căn cứ vào thiết kế được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
4. Trung thực, khách quan, không vụ lợi.
1.2

Nội dung giám sát chất lượng trong thi công xây dựng công trình

Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư (theo Điều
21 Luật Xây dựng)
1.2.1

1. Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư:
a) Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 72
của Luật Xây dựng;
b) Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ
sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm:
- Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình
đưa vào công trường;
- Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
- Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục
vụ thi công xây dựng công trình;
- Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây
dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
c) Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do
nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm:
- Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các
phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức



Chuyên đề 2: Nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình

được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm
xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình;
- Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công
trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực tiếp
vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng.
d) Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm:
- Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
- Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng
công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký
giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định;
- Xác nhận bản vẽ hoàn công;
- Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 23 của Nghị định
này;
- Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công
trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng
mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng;
- Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết
kế điều chỉnh;
- Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công
trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng;
- Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh
trong thi công xây dựng công trình.
2. Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư đối với hình
thức tổng thầu:
a) Trường hợp thực hiện hình thức tổng thầu thi công xây dựng và tổng thầu thiết
kế, cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình (EPC):

- Thực hiện các công việc quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này
đối với tổng thầu và với các nhà thầu phụ;
- Thực hiện kiểm tra và giám sát theo điểm d khoản 1 Điều này đối với tổng thầu
xây dựng;
- Tham gia cùng tổng thầu kiểm tra và giám sát thi công xây dựng của các nhà thầu
phụ.
b) Trường hợp thực hiện hình thức tổng thầu chìa khóa trao tay:
- Chủ đầu tư phê duyệt tiến độ thi công xây dựng công trình và thời điểm nghiệm
thu hoàn thành công trình xây dựng;
- Trước khi nghiệm thu hoàn thành công trình, chủ đầu tư tiếp nhận tài liệu và kiểm
định chất lượng công trình xây dựng nếu thấy cần thiết làm căn cứ để nghiệm thu.
3. Chủ đầu tư phải thông báo quyết định về nhiệm vụ, quyền hạn của người giám sát thi
công xây dựng công trình cho nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu thiết kế
xây dựng công trình biết để phối hợp thực hiện.


Chuyên đề 2: Nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình

4. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng cho nhà thầu thi công
xây dựng công trình; chịu trách nhiệm trước pháp luật khi nghiệm thu không bảo đảm
chất lượng làm sai lệch kết quả nghiệm thu, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết
kế và các hành vi vi phạm khác. Khi phát hiện các sai phạm về chất lượng công trình xây
dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình thì phải buộc nhà thầu dừng thi công và
yêu cầu khắc phục hậu quả.
5. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư phải bồi thường thiệt
hại do vi phạm hợp đồng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư khi nghiệm thu
không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn và chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng, sai thiết kế
và các hành vi khác gây ra thiệt hại.
Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình (theo Điều 22
Luật Xây dựng)

1.2.2

1. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình cử người đủ năng lực để thực hiện giám sát
tác giả theo quy định trong quá trình thi công xây dựng.
2. Khi phát hiện thi công sai với thiết kế, người giám sát tác giả phải ghi nhật ký
giám sát của chủ đầu tư yêu cầu thực hiện đúng thiết kế. Trong trường hợp không khắc
phục, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải có văn bản thông báo cho chủ đầu tư.
Việc thay đổi thiết kế trong quá trình thi công phải tuân thủ quy định tại Điều 17 của
Nghị định này.
3. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm tham gia nghiệm thu công
trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư. Qua giám sát, nếu phát hiện hạng mục
công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu thì nhà thầu thiết kế xây
dựng công trình phải có văn bản gửi chủ đầu tư nêu rõ lý do từ chối nghiệm thu.
1.2.3

Giám Giám sát khối lượng thi công xây dựng công trình

1. Giám sát thi công xây dựng công trình theo khối lượng của thiết kế được duyệt.
2. Tính toán và xác nhận khối lượng thi công xây dựng mà nhà thầu thi công xây dựng đã
hoàn thành theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và đối chiếu với khối lượng thiết kế
được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng.
3. Xem xét, xử lý khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được
duyệt để chủ đầu tưbáo cáo người quyết định đầu tưxem xét, quyết định.
Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư, người quyết định đầu tưchấp thuận, phê duyệt là
cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình.
4. Chịu trách nhiệm khi khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồng giữa các bên
tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán nhằm mục đích vụ lợi.
1.2.4

Giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình


1. Kiểm tra việc nhà thầu thi công xây dựng công trình lập tiến độ thi công xây dựng
trước khi triển khai thi công xây dựng công trình. Tiến độ thi công xây dựng công trình
phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt.
2. Kiểm tra việc lập tiến độ xây dựng công trình cho từng giai đoạn, tháng, quý, năm đối
với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài.
3. Kiểm tra việc nhà thầu thi công xây dựng công trình lập tiến độ thi công xây dựng chi
tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện.


Chuyên đề 2: Nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình

4. Theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình;
5. Đề xuất với chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan điều chỉnh
tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài. Trường
hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tưphải báo cáo người quyết
định đầu tưđể quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án.
6. Đề xuất chủ đầu tư xét thưởng theo hợp đồng cho nhà thầu thi công xây dựng khi thấy
đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án nhưng vẫn đảm bảo chất
lượng công trình.
7. Đề xuất chủ đầu tưphạt và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình bồi thường
thiệt hại khi kéo dài tiến độ xây dựng gây thiệt hại.
b) Xét duyệt kế hoạch tiến độ công trình : Sau ngày thông báo trúng thầu thi công, nhà
thầu giao nộp kế hoạch tiến độ công trình cho kỹ sư giám sát đúng ngày quy định, sau
khi kỹ sưgiám sát phê duyệt, phải coi đó là một bộ phận của hợp đồng ;
c)Kiểm tra và giám sát việc thực hiện tiến độ : Nếu tiến độ thi công của nhà thầu không
kịp kế hoạch tiến độ được duyệt thì phải yêu cầu nhà thầu tìm biện pháp để đuổi kịp kế
hoạch tiến độ đã được duyệt ;
d) Thời gian đã duyệt bị kéo dài : Nếu sự kéo dài tiến độ của nhà thầu do những nguyên
nhân ngoài bản thân nhà thầu thì kỹ sưgiám sát dựa vào điều kiện hợp đồng duyệt kéo dài

thời gian, nếu không nhà thầu sẽ bị đình chỉ thanh toán hoặc bồi thường tổn thất do sai
tiến độ
1.2.5

Giám sát Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng

1. Kiểm tra việc Nhà thầu thi công xây dựng công trình lập các biện pháp an toàn cho
người và công trình trên công trường xây dựng.
2. Yêu cầu các bên thoả thuận biện pháp an toàn khi liên quan đến nhiều bên;
3. Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình phải được thể hiện
công khai trên công trường xây dựng các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn.để mọi
người biết và chấp hành. ở những vị trí nguy hiểm trên công trường, yêu cầu nhà thầu thi
công xây dựng phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn.
4. Kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường;
5. Nhắc nhở nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm
tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường.
6. Đề xuất để chủ đầu tưđình chỉ thi công xây dựng khi phát hiện có vi phạm về an toàn
lao động. Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
7. Kiểm tra việc nhà thầu xây dựng đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn
lao động.
8. Kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận đào tạo an toàn lao động cho người lao động đối
với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì có phải. Cương quyết
không cho nhà thầu thi công xây dựng sử dụng người lao động chưa được đào tạo và
chưa được hướng dẫn về an toàn lao động.


Chuyên đề 2: Nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình

9. Kiểm tra việc nhà thầu thi công xây dựng cấp các trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao

động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường.
10. Tổ chức cùng nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan xử lý và báo cáo cơ
quan quản lý Nhà nước về an toàn lao động theo qui định của pháp luật khi có sự cố về
an toàn lao động.
1.2.6

Giám sát môi trường xây dựng

1. Kiểm tra việc nhà thầu thi công xây dựng thực hiện các biện pháp đảm bảo về môi
trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm
có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những
công trình xây dựng trong khu vực đô thị thì còn phải yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng
thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến nơi quy định.
2. Kiểm tra biện pháp che chắn của nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật
liệu trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải để đảm bảo an toàn, vệ sinh
môi trường.
3. Kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng của nhà thầu thi công
xây dựng
4. Đề xuất để chủ đầu tưđình chỉ thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng
biện pháp về bảo vệ môi trường khi nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy
định về bảo vệ môi trường.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra khi để
xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công
trình.
1.2.7

Trách nhiệm của nhà thầu về chất lượng thi công

1. Trách nhiệm chung
Từ lâu đã được đề cập đến trách nhiệm của nhà thầu là: Nhà thầu có nghĩa vụ cung

cấp vật tư và kỹ thuật tay nghề thi công. Trừ khi có điều khoản quy định ngược lại. Trong
hợp đồng xây dựng với nhà thầu xây dựng phải đảm bảo đưa vào các ý sau:
• Thi công và có kỹ năng đảm bảo theo khéo léo và chính xác
• Sử dụng vật tư có chất lượng và được thị trường chấp nhận
• Đảm bảo cả hai việc thi công và vật tư phải phù hợp, và đáp ứng đầy đủ, hợp lý
theo các yêu cầu đề ra.
Trong khoản 8.1 của các diều kiện hợp đồng, nhà thầu phải có nghĩa vụ thực hiện thận
trọng theo các nghĩa vụ của mình theo đúng hợp đồng. Nhà thầu cũng có nghĩa vụ cung
cấp toàn bộ lao động, lực lượng giám sát, vật tư, thiết bị v.v... Cần thiết để thực hiện và
hoàn thành dự án.
2. Chất lượng vật tư, thiết bị và kỹ năng tay nghề
Nói chung, việc thuyết minh và quy định về vật tư và thiết bị sẽ được sử dụng, cần
phải chính xác. Trong nhiều nước, có các quy trình công nghệ và quy trình của quốc gia
giúp cho việc quy định và chỉ dẫn chi tiết và loại vật tư và thiết bị cần thiết cho thi công.
Việc đưa chính xác các quy định về kỹ năng tay nghề vào các điều khoản chung có nhiều
khó khăn hơn. Không có các chỉ dẫn tiêu chuẩn về các yêu cầu đối với kỹ năng tay nghề
tiêu chuẩn trong xây dựng, vì vậy cần phải quy định rõ ràng về tiêu chuẩn phải đạt.


Chuyên đề 2: Nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình

Điều 36 về các điều kiện hợp đồng quy định rằng vật tư, thiết bị và kỹ năng tay nghề
phải tuân thủ chặt chẽ hợp đồng và mọi chỉ thị của tư vấn. Yêu cầu nhà thầu phải:
• Cung cấp mọi trang bị cơ sử vật chất cho việc thí nghiệm và phải cung cấp các
mẫu thử vật tư theo yêu cầu của tư vấn.
• Cung cấp mọi mẫu thử và tự chịu chi phí nếu hợp đồng quy định.
• Chịu mọi chi phí cho tất cả các thí nghiệm do hợp đồng quy định và phải quy định
thử tải và thử kết cấu đã làm xong nếu các việc thí nghiệm đó được nêu đầy đủ chi
tiết cho việc lập giá bỏ thầu.
• Chịu mọi chi phí cho tất cả các thí nghiệm nếu kết cấu hay vật tư không làm hài

lòng tư vấn.
Nếu tư vấn không cho phép nhà thầu kéo dài thời hạn cũng như tăng thêm chi phí.
Vấn đề chất lượng vật tư, thiết bị và kỹ năng tay nghề rất rộng và thường các điều
kiện hợp đồng không đặt vấn đề xử lý vấn đề đó ngoài việc quy định các nguyên tắc phải
được tuân thủ. Các thuyết minh chi tiết về các loại vật tư, thiết bị và kỹ năng tay nghề
thường được nêu trong các văn kiện của hợp đồng, đặc biệt là văn kiện quy định kỹ thuật.
3. Báo cáo phương pháp xây dựng
Theo quy định của điều khoản 14.1 của điều kiện hợp đồng, tư vấn có thể yêu cầu
nhà thầu cung cấp bản báo cáo phương pháp xây dựng mô tả việc bố trí tổng thể và các
phương pháp xây dựng do nhà thầu đề xuất để thi công công trình. Nhà thầu phải đảm
bảo phương pháp đề xuất thi công của họ sẽ
• Thoả mãn mọi yêu cầu cụ thể trong hợp đồng
• Cung cấp tiêu chuẩn hợp lý về kỹ năng tay nghề
• Không được gây hư hỏng hoặc cản trở bất kỳ bộ phận nào của công trình trong thi
công hay hoàn thành
• Bằng tự bản thân hay phối hợp với các đại diện khác để khắc phục mọi khuyết tật
gây gián đoạn, hư hỏng của các kết cấu trong tuổi thọ thiết kế của chúng.
4. Kế hoạch kiểm tra chất lượng
Đôi khi văn kiện Quy định kỹ thuật yêu cầu nhà thầu phải trình một kế hoạch kiểm
tra chất lượng. Thường đây là văn kiện quy định về kiểm tra chất lượng của nhà thầu mà
nội dung của nó bao gồm các phần riêng về phương pháp, trình tự trong việc kiểm tra
chất lượng vật tư, thiết bị và kỹ năng tay nghề. Mục đích của văn kiện này là chứng minh
khả năng của nhà thầu trong việc kiểm tra chất lượng thi công và bao gồm các nội dung
sau:
• Đảm bảo mội vật tư thiết bị được đưa đến hiện trường phải tuân thủ các yêu cầu
của hợp đồng.
• Phải lấy mẫu thử và thí nghiệm vật tư, thiết bị máy móc sẽ được đưa vào sử dụng
trong công trình chủ thể bao gồm các loại thí nghiệm, tần số thí nghiệm, lịch trình,
các thể lệ báo cáo và phê duyệt.
• Kiểm tra, thí nghiệm và thoả thuận về công trình tạm

• Thí nghiệm, nghiệm thu và giám sát các thiết bị của nhà thầu


Chuyên đề 2: Nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình

• Quan trắc và cải thiện dần các phương pháp thi công
• Giám sát và điều chỉnh dần việc bố trí đội ngũ cán bộ giám sát để đảm bảo chất
lượng vật tư, thiết bị, và kỹ năng tay nghề thoả mãn các yêu cầu của hợp đồng.
• Sử lý các công việc không đạt tiêu chuẩn và các kết quả thí nghiệm bị chậm trễ
• Các mẫu báo cáo tiêu chuẩn để trình tư vấn theo đúng lịch trình quy định
Có thể phải yêu cầu nhà thầu chỉ định một giám đốc kiểm tra chất lượng làm lãnh
đạo đội ngũ cán bộ đảm trách quy trình kiểm tra chất lượng được nêu trong kế hoạch
kiểm tra chất lượng. Giám đốc chất lượng phải kiểm tra độc lập với mọi hoạt động kiểm
tra chất lượng và có kinh nghiệm về nghiệp vụ cũng như phải báo cáo trực tiếp cho đại
diện của nhà thầu. Nhà thầu phải tuyển chọn đội ngũ cán bộ kỹ thuật có năng lực để làm
công việc thí nghiệm và các phương pháp kiểm tra chất lượng khác.
MỤC 2:
TỔ CHỨC CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG TRÊN
CÔNG TRƯỜNG
1.3

Mối quan hệ trong công tác quản lý TVGS XDCTGT

Khi dự án đã bước vào giai đoạn thực hiện chính thức, tức là sau khi đã ký kết hợp
đồng xây dựng giữa nhà trúng thầu và Ban QLDA, thì có 3 nhân vật thường xuyên có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là: Trưởng Ban QLDA (thông qua các phòng chức
năng và cán bộ đối tác), nhà thầu và TVGS (đã được chọn).
Quan hệ của đơn vị TVGS với các bên trong quá trình thi công xây dựng thể hiện qua
sơ đồ sau: (Hình 1-1)


A

D
B

C

Hình 1-1. Sơ đồ mối quan hệ của đơn vị TVGS với CĐT, nhà thầu, TVTK
A. Chủ công trình; B. Thi công; C. Thiết kế; D. Đơn vị TVGS
1. Quan hệ hợp đồng;

2. Quan hệ quản lý hợp đồng;

3. Quan hệ quản lý một phần hợp đồng; 4. Quan hệ thông báo tin tức.
Đây là nguyên tắc quan trọng, các đơn vị TVGS cần áp dụng theo sơ đồ tổ chức
minh hoạ mối quan hệ giữa đơn vị TVGS với Chủ đầu tư (CĐT), Nhà thầu xây lắp và Tư


Chuyên đề 2: Nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình

vấn thiết kế tạo ra sự phối hợp thuận lợi dễ dàng. Phạm vi mô tả này tuỳ thuộc vào quy
mô và độ phức tạp của DA được giao.
Trong sơ đồ quan hệ này Chủ đầu tư (CĐT) có thể tuyển chọn và uỷ quyền công
việc giám sát cho đơn vị TVGS đảm nhiệm (kể cả thiết kế).
Nếu tính chất công trình phức tạp nhiều chuyên ngành thì tổ chức TVGS phải đáp
ứng đủ các kỹ sư TVGS chuyên ngành và các giám định viên. Kỹ sư TVGS Trưởng chịu
trách nhiệm phân công các kỹ sư TVGS theo đúng chuyên ngành để giám sát công trình
đảm bảo tiến độ, chất lượng, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật khi nghiệm thu
tổng thể và đưa công trình vào sử dụng khai thác đồng bộ.
1.4


Mô hình tổ chức của đơn vị TVGS và các chức năng nhiệm vụ

1.2.1 Mô hình tổ chức của đơn vị TVGS
Tuỳ theo quy mô và tính phức tạp của công trình để xác định quy mô tổ chức của đơn
vị tư vấn giám sát xây dựng CTGT.
1. Đối với các Dự án có quy mô nhỏ, việc quản lý, giám sát các công trình đơn giản, có
thể dùng mô hình TVGS hai cấp như mô hình sau (H1-2):
Kỹ sư TVGS Trưởng
Văn phòng Kỹ sư
TVGS trưởng
Trưởng

TVGS (tổ 1)

TVGS (tổ 2)

TVGS (tổ 3)

Hình 1: Cơ cấu tổ chức TVGS 2 cấp
2. Đối với các Dự án có quy mô tương đối lớn, đặc biệt trải dài trên tuyến đường giao
thông và chia ra nhiều gói thầu có thể dùng mô hình 3 cấp như sau
Kỹ sư TVGS Trưởng
Văn phòng Kỹ sư
TVGS trưởng
Trưởng

TVGS chuyên
ngành bộ phận 1
Trưởng

1

2

TVGS chuyên
ngành bộ phận 2
Trưởng
3

1

2

TVGS chuyên
ngành bộ phận 3
Trưởng
3

1

2

3


Chuyên đề 2: Nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình

Hình 2 : Cơ cấu tổ chức TVGS 3 cấp
3. Số lượng, trình độ TVGS và nhân viên cần dựa vào tiến độ, mức độ phức tạp của
công trình và kế hoạch cấp vốn đầu tư hàng năm để bố trí.

1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức TVGS xây dựng công trình
giao thông
Nhiệm vụ chủ yếu của công tác TVGS được mô tả theo sơ đồ sau:
Giám sát thi công

Giám sát chất lượng

1 2

3

4

5

Giám sát khối lượng

6

Đảm bảo chất lượng

7

8

9

10

Đảm bảo giá thành


11

12

Đảm bảo tiến độ

Đạt mục tiêu của ba nhiệm vụ lớn

Hình 3 : Sơ đồ các nhiệm vụ chủ yếu của TVGS giai đoạn thi công
Các ký hiệu 1-12 gồm những công vịêc hợp thành nhiệm vụ chủ yếu của công tác
giám sát :
2.2.2.1. Đảm bảo chất lượng:
1.
2.

Kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật, bản vẽ thi công (BVTC) tại hiện trường thi công,
kiểm tra đề xuất những tồn tại trong thiết kế;
Kiểm tra danh mục thiết bị, công nghệ của Nhà thầu;

3.

Hướng dẫn Nhà thầu thành lập phòng thí nghiệm hiện trường và phòng thí nghiệm
trung tâm (nếu cần), kiểm tra chất lượng vật tư, quy cách sản phẩm, kết cấu, giám sát
thí nghiệm và ký nhận các kết quả thí nghiệm, kiểm tra chế độ bảo dưỡng cho từng
hạng mục công trình trình đã hoàn thành.

4.

Hướng dẫn nhà thầu xử lý khuyết tật công trình hoặc đề xuất biện pháp xử lý với

cấp có thẩm quyền.

5.

Đo đạc, lập phiếu kiểm tra nghiệm thu bộ phận ẩn dấu và các hạng mục công
trình. Các hạng mục chưa đạt yêu cầu kỹ thuật, chất lượng nhất thiết không cho tiến
hành các bước tiếp theo.

6.

Hướng dẫn Nhà thầu lập hồ sơ hoàn công theo quyết định số 2578/1998/QĐBGTVT ngày 14/10/1998 của Bộ GTVT.

2.2.2.2. Đảm bảo giá thành:


Chuyên đề 2: Nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình

7.

Kiểm tra nhà thầu trong việc chấp hành nghiêm chỉnh hợp đồng giao thầu, xác
nhận khối lượng Nhà thầu thực hiện, trình chủ đầu tư xem xét thanh toán.

8.

Thẩm tra thiết kế BVTC, phương án kỹ thuật thi công, tổ chức xây dựng và kế
hoạch tiến độ thi công công trình của Nhà thầu trình CĐT phê duyệt.

9.

Xác nhận thanh toán chi phí phát sinh, đề xuất cách giải quyết với chủ đầu tư khi

có khiếu kiện của Nhà thầu.

10.

Tổng hợp kết toán công trình.

2.2.2.3. Đảm bảo tiến độ:
11.

Xác nhận các Nhà thầu phụ do nhà thầu chính chọn, báo cáo CĐT chấp thuận, đôn
đốc Nhà thầu thi công đảm bảo tiến độ, kiểm tra biện pháp an toàn lao động, đảm bảo
giao thông, vệ sinh môi trường trong qúa trình thi công và sau khi hoàn công. Báo cáo
chủ đầu tư các hạng mục công việc từ khi khởi công đến khi kết thúc bảo hành công
trình và việc kéo dài tiến độ thi công công trình (nếu có) để Chủ đầu tư trình Cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt.

1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên đơn vị TVGS xây dựng công trình
giao thông
"Tư vấn" hoặc "TVGS" là thuật ngữ dùng để gọi chung cho các chức danh của công
ty tư vấn được chọn thầu làm giám sát dự án, còn khi nói đến cá nhân giám sát viên thì sẽ
gọi theo chức danh của từng người.
2.2.3.1. Các chức danh TVGS gồm:
• Kỹ sư TVGS Trưởng : có chức năng, quyền hạn, trách nhiệm được quy định tại Quy
chế này; là kỹ sư chuyên ngành giao thông, có thâm niên công tác đúng ngành trên 10
năm, có nhiều kinh nghiệm, thành tích, uy tín trong tư vấn thiết kế, thi công, đã giám
sát tối thiểu 02 dựa án tương tự với chức danh là kỹ sư TVGS chuyên ngành.
• Kỹ sư TVGS chuyên ngành (cầu, đường, cảng, đường sắt, kiến trúc xây dựng...)là kỹ
sư có bằng chuyên môn theo lĩnh vực mình phụ trách, có thâm niên công tác trên 5
năm, có tiêu chuẩn quy định theo quy chế này.
• Giám sát viên khác: tuỳ theo dự án sử dụng trình độ của TVGS và phân theo chuyên

môn hoá hoặc thực hiện toàn bộ công việc giám sát. Nếu sử dụng theo chuyên môn
hoá, đối với các dự án lớn phức tạp cần các chức danh công việc có bằng cấp khác
nhau như sau:
 Giám sát viên chất lượng.
 Giám sát viên khối lượng.
 Giám sát viên thí nghiệm...v.v
 Ngoài ra còn có các bộ phận nhân viên như sau:
 Kỹ sư kinh tế, tài chính.
 Cán bộ văn phòng tổng hợp, quản trị.
 Bảo vệ, lái xe.
2.2.3.2. Quyền hạn, trách nhiệm của kỹ sư TVGS Trưởng


Chuyên đề 2: Nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình

a. Kỹ sư TVGS Trưởng có quyền kiểm tra, thanh tra, phủ quyết các kết quả làm việc
không đúng của các thành viên trong đơn vị, từ chối tiếp nhận những thành viên không
đủ điều kiện về phẩm chất và chất lượng chuyên môn; đề nghị thủ trưởng đơn vị TVGS
thưởng cho các thành viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
b. Kỹ sư TVGS Trưởng phải đề xuất các chủ trương đối với các vấn đề quan trọng, xem
xét phê chuẩn báo cáo của TVGS cũng như các văn bản về quản lý hợp đồng, quản lý
tiến độ và chất lượng thi công công trình của từng nhà thầu và cả dự án, cụ thể như sau:
1.

Chịu trách nhiệm chung công tác giám sát về tiến độ, khối lượng và chất lượng
xây dựng. Lập biểu đồ tiến độ theo dõi giám sát thi công so sánh với tiến độ thực tế
điều chỉnh.

2.


Giữ gìn quan hệ mật thiết với chủ công trình, làm rõ yêu cầu, nguyện vọng và bảo
vệ quyền lợi co chủ đầu tư. Tổ chức chuẩn bị nội dung cuộc họp tác nghiệp thượng kỳ
để đánh giá kết quả hạng mục công trình hoàn thành và giải quyết các vấn đề kỹ thuật
sắp tới.

3.

Xác định cơ cấu giám sát chất lượng công trình và chức trách các nhân viên, tổ
chức họp định kỳ và đột xuất về việc kiểm điểm trách nhiệm và phối kết hợp tất cả
các thành viên có quan hệ với công tác TVGS.

4.

Quan hệ với người phụ trách từng bộ phận của các nhà thầu, phối hợp công tác và
giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình thi công.

5.

Kiểm tra giám sát các vấn đề công nghệ, điểm dừng kỹ thuật, tình hình thi công
do Nhà thầu xây dựng thực hiện.

6.

Xác nhận và kiểm tra thường xuyên năng lực về thiết bị và nhân lực của các Nhà
thầu phụ do Nhà thầu chính chọn, kịp thời báo cho Chủ đầu tư chấp thuận.

7.

Thẩm tra thiết kế biện pháp công nghệ, phương án tổ chức thi công và tiến độ thi
công do Nhà thầu hoặc tư vấn thiết kế lập, đề xuất ý kiến cải tiến (nếu có); ký chuyển

chủ đầu tư chấp thuận trước khi thi công.

8.

Thẩm tra quy cách sản phẩm, chất lượng và thiết bị thi công do Nhà thầu xây
dựng đưa ra.

9.

Kỹ sư TVGS Trưởng không được phép tự thay đổi các tiêu chuẩn kỹ thuật trong
hợp đồng bao thầu thi công do chủ đầu tư ký với Nhà thầu.

10.

Có các biện pháp kỹ thuật đề phòng ảnh hưởng đến nhà dân; giải quyết tranh chấp
khi Nhà thầu có kiến nghị.

11.

Kiểm tra biện pháp an toàn lao động, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi
trường trong quá trình thi công và sau khi hoàn thành công trình.

12.

Kiểm tra tiến độ và chất lượng thi công, nghiệm thu từng điểm dừng kỹ thuật từng
hạng mục công trình chuyển chủ đầu tư ký chứng từ thanh toán công trình.

13.

Thông báo chủ đầu tư chỉnh lý văn bản hợp đồng quá hạn, bổ sung các hạng mục

phát sinh và tài liệu hồ sơ kỹ thuật;

14.

Cung cấp cho chủ công trình tất cả tài liệu phân tích sự thật khi có tranh chấp, đề
xuất ý kiến có tính khả thi;


Chuyên đề 2: Nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình

15.

Tổ chức để đơn vị thiết kế, chủ đầu tư và nhà thầu tiến hành nghiệm thu hoàn
công, ký xác nhận trước khi chủ đầu tư nghiệm thu chính thức và bàn giao công trình
đưa vào sử dụng, khai thác;

16.

Làm rõ giá trị cuối cùng của các công việc hoàn thành của hợp đồng. Tổng hợp
quyết toán công trình;

17.

Báo cáo định kỳ các việc có liên quan cho chủ công trình và cho các cơ quan có
thẩm quyền để kịp thời xử lý.

2.2.3.3. Quyền hạn và trách nhiệm của Kỹ sư TVGS chuyên ngành
a. Kỹ sư TVGS chuyên ngành (TVGSCN) áp dụng đối với dự án có quy mô lớn
nhiều loại công trình khác nhau hoặc một công trình độc lập; Kỹ sư TVGS chuyên ngành
là người giúp việc cho Kỹ sư TVGS Trưởng; bên dưới quản lý công việc của các giám sát

viên khác, Kỹ sư TVGS chuyên ngành phải có mặt thường xuyên ở hiện trường để chỉ
đạo giám sát Nhà thầu, giải quyết kịp thời các sai sót.
b. Được uỷ thác và yêu cầu của Kỹ sư TVGS Trưởng, Kỹ sư TVGS chuyên ngành
có thể đảm nhiệm một số hoặc toàn bộ quyền hạn sau đây:
1. Phối hợp công tác với Nhà thầu, thẩm tra chi tiết kế hoạch tiến độ thi công, triển khai
các chỉ thị cần thiết của Kỹ sư TVGS Trưởng tới Nhà thầu, am hiểu các công nghệ và
tài liệu hợp đồng;
2. Kiểm tra khâu chuẩn bị mặt bằng và toàn bộ nguồn vật liệu do Nhà thầu mua, kiểm
tra chất lượng vật liệu đưa đến công trường;
3. Theo dõi quá trình áp dụng công nghệ và vật liệu mới trong thi công, đề xuất biện
pháp xử lý thích hợp trong quá trình thực hiện;
4. Kiểm tra các việc định vị, cao độ, kết cấu của công trình phù hợp với bản vẽ thiết kế
và yêu cầu của dự án;
5. Đề xuất và lập lệnh thay đổi và kiểm tra các lệnh thay đổi của Nhà thầu. Không phát
lệnh hoặc chấp thuận bất kỳ một công việc nào có liên quan đến sự trì hoãn hay bất kỳ
một sự thanh toán nào hoặc không được tự ý thay đổi công trình trừ khi có văn bản
chỉ đạo của chủ công trình;
6. Kiểm tra hướng dẫn sửa đổi các bản vẽ thi công của Nhà thầu cho phù hợp;
7. Tổ chức các cuộc họp thường kỳ với Nhà thầu để phối hợp giải quyết mọi vấn đề và
mọi khiếu nại gồm cả vấn đề an toàn trong xây dựng;
8. Phối hợp với các Cơ quan hữu quan cùng Chủ đầu tư để giải quyết các vấn đề có liên
quan.
9. Xác nhận khối lượng và chất lượng công việc hoàn thành, trình Kỹ sư TVGS Trưởng
duyệt;
10. Bảo quản tất cả các mốc đo về trắc địa ở hiện trường và mẫu thí nghiệm tại phòng thí
nghiệm hiện trường đến khi hoàn thành công trình;
11. Nghiên cứu, phân tích tất cả vấn đề nảy sinh trong thi công, các bên quan hệ tranh
chấp, cung cấp cho Kỹ sư TVGS Trưởng chứng cứ có liên quan;
12. Kiểm tra chất lượng, khối lượng, tiến độ thi công theo quy trình hiện hành và tiêu
chuẩn kỹ thuật ghi trong hồ sơ thầu;



Chuyên đề 2: Nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình

13. Kiểm tra giá thành cuối cùng của công việc hoàn thành phần hạng mục công trình
theo hợp đồng, chứng nhận chứng chỉ thanh toán hàng tháng của Nhà thầu;
14. Được kiêm đảm nhận giám sát viên khối lượng, chất lượng tuỳ thuộc vào quy mô dự
án;
15. Theo quy định, lập báo cáo hàng tháng với Kỹ sư TVGS Trưởng các sự việc trên và
thực hiện tất cả mệnh lệnh, các phiếu giao việc của Kỹ sư TVGS Trưởng phân công
hàng ngày.
2.2.3.4. Nhiệm vụ của các nhân viên giám sát khác
Các nhân viên giám sát khác chỉ các nhân viên giám sát khác dưới quyền Kỹ sư
TVGS Trưởng, bao gồm kỹ sư giám sát viên khối lượng, giám sát viên chất lượng, giám
sát viên thí nghiệm, nhân viên tổng hợp. Ngoài ra còn có các kỹ sư kinh tế, tài chính trách
nhiệm của họ là phải hiểu hết bản vẽ và các văn bản, tài liệu, hồ sơ thiết kế, hợp đồng,
phối hợp để thực hiện mục tiêu quy định tại Hợp đồng kinh tế và có thể sẽ được phân
công một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
a. Giám sát viên khối lượng
1. Có trách nhiệm lập quy định về phương pháp đo đạc, tính toán khối lượng theo từng
điểm dừng kỹ thuật, từng hạng mục công trình.
2.

Có trách nhiệm kiểm tra các công việc đo lường liên quan đến các công việc xây
dựng của đơn vị thi công để xác định những khối lượng đã đảm bảo yêu cầu chất
lượng (có chứng nhận của giám sát viên chất lượng kèm theo) để làm cơ sở cho Kỹ
sư TVGS chuyên ngành và Kỹ sư TVGS Trưởng xác nhận khối lượng phải trả tìên
phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện của hợp đồng.

3. Hàng ngày vào sổ "Nhật ký khối lượng" và báo cáo tình hình đo đạc kiểm tra khối

lượng các đơn vị thi công cho Kỹ sư TVGS Trưởng .
4. Chịu trách nhiệm hướng dẫn Nhà thầu thiết lập các biểu đồ ngang, đường găng để
theo dõi kiểm tra tiến độ, biện pháp thi công, so sánh khối lượng thực tế thi công. Nếu
thấy công trình chậm tiến độ, giám sát viên khối lượng phải tiến hành điều tra phân
tích trên sơ đồ găng, tìm nguyên nhân phối hợp với Nhà thầu, TVTK tìm cách khắc
phục tình trạng chậm trễ này.
5. Đo kích thước hình học hoặc cao đạc từng thời điểm, tính toán lập bảng, cung cấp số
liệu khối lượng hàng ngày, tuần, tháng, quý, năm cho Kỹ sư TVGS Trưởng và Kỹ sư
TVGS chuyên ngành.
6. Thu thập tất cả các tài liệu, chứng cứ và ghi lại (hoặc chụp ảnh) tất cả các vấn đề có
liên quan trong trường hợp có thể nhà thầu có khiếu nại về việc mất khối lượng do lũ
lụt, lún sụt, ....cũng như các công việc phát sinh khác, gửi cơ quan nơi Nhà thầu (hoặc
Chủ đầu tư) đóng bảo hiểm công trình.
7. Ghi vào bản vẽ thiết kế thi công cao độ thực tế và đặc điểm hạng mục, phát sinh (địa
chất, kết cấu công trình ...), phải vẽ bổ sung các chi tiết về tất cả các kích thước hình
học, đặc tính kỹ thuật trong quá trình thi công xây dựng công trình;
8. Giám sát viên khối lượng có trách nhiệm lưu trữ tài liệu về khối lượng công trình.
b. Giám sát viên chất lượng


Chuyên đề 2: Nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình

Có trách nhiệm xác định việc đảm bảo chất lượng công trình, bao gồm những công
việc chính sau đây:
1. Lập đề cương về khối lượng, lấy mẫu thử và thí nghiệm, vị trí cần kiểm tra trên cơ sở
quy định tiêu chuẩn kỹ thuật trong hồ sơ Nhà thầu và các quy trình, quy phạm hiện
hành phân bổ cho từng giai đoạn kiểm tra theo điểm dừng kỹ thuật, chuyển giai đoạn
thi công, thông báo cho Nhà thầu để phối hợp. Trong quá trình thí nghiệm, kiểm tra
không được làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
2. Kiểm tra việc thành lập phòng thí nghiệm trên hiện trường và trung tâm, kiểm tra các

yêu cầu chất lượng trong hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công, hướng dẫn việc đánh giá chất
lượng các vật liệu địa phương cho dự án xây dựng và quản lý chất lượng xây dựng.
3. Kiểm tra thiết bị thi công đúng chủng loại thiết bị đo lường, thí nghiệm và phải được
hợp chuẩn, đăng kiểm theo quy định hiện hành. Thẩm tra tay nghề các nhân viên của
Nhà thầu.
4. Tiếp nhận các yêu cầu kiểm tra chất lượng của đơn vị thi công và lập kế hoạch chất
lượng kế hoạch hàng ngày, đánh giá, ký xác nhận kết quả thí nghiệm từng hạng mục
để xếp loại chất lượng và tính chuyển đổi ra khối lượng làm căn cứ so sánh đối chứng
kết quả của giám sát viên khối lượng, trình Kỹ sư TVGS Trưởng và Kỹ sư TVGS
chuyên ngành xem xét, tham gia xác nhận các chứng chỉ thanh toán cho Nhà thầu.
5. Phối hợp với TVTK đề xuất các giải pháp kỹ thuật bảo dưỡng công trình trong hồ sơ
thiết kế kỹ thuật chưa phù hợp, đảm bảo giao thông, an toàn lao động liên quan xảy ra
trong quá trình thi công.
6. Hàng ngày nghiên cứu phân tích báo cáo kịp thời với Kỹ sư TVGS Trưởng và Kỹ sư
TVGS chuyên ngành tình hình kiểm tra chất lượng các đơn vị thi công, vào sổ "Nhật
ký chất lượng" một cách chi tiết tất cả những sự việc đã xẩy ra tại công trình (đặc biệt
thời tiết thay đổi ảnh hưởng đến chất lượng); tổng hợp tình hình theo biểu mẫu quy
định, lập các báo cáo hàng tuần, tháng, quý, năm.
7. Bảo quản mẫu thí nghiệm theo quy định, lưu trữ các số liệu chất lượng từng mũi thi
công, từng Km, khi cần kiểm tra đối chiếu phải đáp ứng kịp thời.


Chuyên đề 2: Nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình

MỤC 3:
QUY TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP VÀ BIỆN PHÁP KIỂM TRA, GIÁM SÁT
1.5

Nguyên tắc công tác giám sát xây dựng


- Tư vấn giám sát phải chấp hành đúng đắng qui trình qui phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, Luật
xây dựng, trung thực khách quan, công bằng, khoa học,không vụ lợi bảo vệ lợi ích hợp
pháp của Nhà nước, CĐT và Nhà thầu.
- Tư vấn giám sát không được có liên quan về lợi ích và không được thông đồng ….với
nhà thầu xây dựng, đơn vị cung ứng thiết bị và cung cấp vật tư cho dự án do mình giám
sát. Nghiêm cấm không được làm sai lệch kết quả giám sát, thông đồng với những NTTC
để vụ lợi.
- Tư vấn giám sát trưởng và giám sát viên đều phải đủ điều kiện năng lực theo qui định
của Luật xây dựng, biên chế của đơn vị tư vấn độc lập không được làm việc ở các đơn vị
thi công, đơn vị cung ứng thiết bị và cung cấp vật tư của công trình đang chịu sự giám
sát.
- Tổ chức TVGS đảm nhận hợp đồng giám sát được uỷ thác một cách độc lập, không
được chuyển nhượng hợp đồng, không cho phép những đơn vị khác không đủ điền kiện
năng lực hoặc mượn danh nghĩa đơn vị giám sát liên doanh làm công tác giám sát. Tổ
chức và cá nhan TVGS không làm giám sát những cấp hạng công trình vượt quá quyền
hạn mà Luật XD, và các văn bản dưới luật qui định hoặc hợp đồng giám sát đã cam kết .
- TVGS trong quá trình thực hiện dự án XDCTGT chịu sự quản lý, kiểm tra của Cục
giám định Bộ GTVT và định kỳ báo cáo các tình hình giám sát cho Chủ đầu tư.
- Vì thiếu trách nhiệm giám sát để gây nên hư hỏng, sự cố công trình hoặc thông đồng với
Nhà thầu với CĐT làm sai lệch kết quả giám sát về khối lượng, chất lượng theo qui định,
phải chịu bồi thường thiệt hại. Đồng thời xử lý thu hồi chứng chỉ giám sát viên, phạt hành
chính cảnh cáo chịu kỷ luật theo qui định của pháp luật.
1.6
TT
1

2

3


Phương pháp giám sát thi công và biện pháp thực hiện
Phương pháp
Biện pháp thực hiện
giám sát
Giám sát tại Giám sát viên trong thời gian thi công phải bám sát hiện trường, giám
hiện trường sát hoạt động thi công của nhà thầu.
Nếu phát hiện vấn đề, có thể kịp thời yêu cầu đơn vị thi công sửa chữa,
để ngăn ngừa xảy ra thiếu sót về chất lượng, đảm bảo chất lượng và tiến
độ.
Trắc đạc
TVGS phải giám sát trắc đạc lại trước khi khởi công, kiểm tra định vị
phóng tuyến;
Trong quá trình thi công khống chế tuyến và cao độ;
Khi nghiệm thu hoàn công, đo kích thước hình học và cao độ của các bộ
phận để xác định khối lượng.
Thí nghiệm TVGS phải chứng giám các thí nghiệm đánh giá chất lượng hạng mục;
Vật liệu phải tiến hành thí nghiệm để có số liệu về chỉ tiêu chất lượng.
Không được phép dùng kinh nghiệm, dùng mắt, cảm giác đánh giá chất
lượng.


Chuyên đề 2: Nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình

TT
4

5

6


7

8

9

10

Phương pháp
giám sát
Chấp hành
nghiêm túc
trình tự giám
sát

Biện pháp thực hiện

Không thi công hạng mục công trình chưa được TVGS cho phép;
Đơn vị thi công phải làm tốt các công tác chuẩn bị trước khi chuyển
bước thi công;
Chưa có xác nhận khối lượng, chất lượng của TVGS, CĐT chưa được
thanh toán, điều đó đảm bảo vị trí quan trọng của TVGS
Các văn bản TVGS phải thông báo bằng văn bản cho nhà thầu đối với mọi việc và
có tính chỉ ghi vào nhật ký công trình,
thị
Đôn đốc đơn vị thi công chấp hành nghiêm chỉnh các văn bản của
TVGS, đồng thời gửi CĐT để báo cáo.
Họp tại công Thảo luận tiến độ, trình tự công nghệ thi công giữa TVGS và đơn vị thi
trường
công,

Khi cần thiết có thể mời CĐT chủ trì và các thành viên TVTK có liên
quan tham gia.
Quyết định của CĐT hoặc TVGS có thể thông qua hội nghị hiện trường
ra các thông báo liên quan.
Hội nghị
Đối với các vấn đề kỹ thuật phức tạp, CĐT có thể triệu tập hội nghị
chuyên gia chuyên gia, tiến hành nghiên cứu thảo luận.
Dựa vào quy định hiện hành, ý kiến chuyên gia và điều kiện thực tế phát
sinh tại công trường để kết luận.
Giảm tính phiến diện, tránh được sai sót xử lý các vấn đề kỹ thuật phức
tạp của TVGS
Sử dụng máy TVGS sử dụng máy tính hỗ trợ quản lý như tính toán khối lượng thanh
tính, thông toán, chất lượng công trình, tiến độ công trình và điều kiện hợp đồng.
tin, mạng
Chuyển và nhận thông tin bằng Intenet cho CĐT và các cơ quan quản
internet trong lý.
quản lý
Đình chỉ
TVGS phải sử dụng đầy đủ quyền lực về mặt xác nhận khối lượng, chất
thanh toán lượng cho việc thanh toán trong hợp đồng đã ghi. Bất cứ vi phạm nào
của đơn vị thi công không đạt tiêu chuẩn, từ chối xác nhận khối lượng
thanh toán. Để ràng buộc đơn vị thi công nghiêm túc hoàn thành các
nhiệm vụ trong hợp đồng qui định.
Gặp gỡ đơn Khi đơn vị thi công không chấp hành chỉ thị của TVGS, thi công không
vị thi công theo điều kiện hợp đồng TVGS trưởng mời người phụ trách chính của
đơn vị thi công, chỉ rõ tính nghiêm trọng của đơn vị thi công ở công
trình, đề xuất biện pháp giải quyết. Nếu vẫn không thực hiện, kỹ sư
TVGS có thể dùng các biện pháp bắt buộc khác như đình chỉ thi công,
báo cáo CĐT sau 24 giờ.



đ
ộn g

l

ợ n
g vậ
t liệ
u vàcác h
ạn
g

c ủa


m b
áo cáo

ôn g

ợ n
g th
i

ki ể
mtra
,

Đ ệt


n
h ch

n
g

b
áo cáo

n
h

h
ê
c
h
u

n
k
hố
i
ợ n
g v
à p
h
ê p
c
h

u

n
C
L
X
D

S mi quan h cụng tỏc gia Ch u t vi t chc TVGS, Nh thu xõy dng thụng thng

c

c
áo
v

t
ih
ế

ộc
ô
n
g
t
hu

n
th
a

n
h t
o
án
t
h
n
t

n
h
đ

t
a
y
n
g

v
à
t
h
u

nn
ch

tu
lậ

ợ n
g
v

t
l
i

u
v
à
h
a
y
ba

C
hấ
p
th
u
n

o
Tổ
n
h

p
t

à
i
lệ
i

u
v

v
iậ

c
c
h

p
P
h
ê
c
h
u

n ch

p
Tổ
n
g h
ợ p


ig
li

u
v

vi
c
c
h

p

ti
ế
n đ

ch
o các cô
n
g vi ệ
c ti
ế
p t
he
o
.

h

o
à
nth
à
n
h t
he
o
ch

p n
h

n t
a
y n
g
h

, m
áy m
ó
c

v
ih

c
c
ủa

N
T
c
h
o n
h
àth

u
áy
ó
c t
hi
c
ô
n
g
các h
ạn
gm
m

cm

ng
trì
n
q
u


n lý
P
d
h

ê án
d
u
yệ
t

Ch
ủ đ

ut

Đ

ợ c

l h
ợà
n
g
ô
ng
v
iệ
c
củ

a cô
n
g vi ệ
c
n
gc
n
g
à
y
v
à
(G
S
T) d
u
yệ
t
ki ể
mtra


n
g
V
G
S
KT
iế
n

n
g
h
ịp
h
ê
l
ợ n
g s
a
uk h
i

l

ch

h
à
n
g th
án
g

S

p x
ế
p
vit


c
v
S

p xế
p g
i ám
sát
k
iể
m
r

co
h




n
g

Ch

p t
h
uậ
n ch


t

GS trì
n
h

ợ n
g

GStrì
n
h

G
i ámđ

n
h vi ên(G S
V)

p th
u

n
g

g
i ách
C
NV N

ch

tl
l

h
ợ p

g
i áms
lát

ym

u & T N ki ể
m
th

ch
i hu

nẩ
s
o v
ớ i cá
bị
củ
an
h
à t

hầ
u

t

t
c
n
áo
vớb
i
ch

to
l. ợ n
g
t
h
uậ
t, cô
n
g

Khô
n
g

ợ c
Đ


kh

i



X e
mx
é

án
h
Đ
o
l K

ng
k
hố
Ki ể
mtra h
à
n
g
i

m
t
ra i
n

h

n
g

K h
ô
n
g

G
i ámsá
t ch

t l
ợ n
g
t
r
a c
hấ
t l

n
g
đ

b
áo cáo
đ

án
đ
h
án
h
th
e
o
yêu
cầ
u
ng
h

th
i cô
n
g

Tr

c

X e
mxé

án
h
g
iá c

ô
v
iệ
c
lng
ợ n
g
c
ô
ngvi ệ
c

n
g ch

h
à
n
g
ng
à
y về
đ

ạ c, ch

a ra b

n vẽ


n
gh
iệ
m

t
hi cô
n
g

Đ

việ
c

G
i ámsát vi ê
n
t
he
o d
õ
i

i ám
t Nh
à t
hầ
u
v ấn g i G

á m
s sá
á t
t
h

c
h
iệ
n p
h
ê
gi
á vi

c ch
uẩ
n
n
h
àth

u
đ

X e
X
m
e
m

t
h
á
ngp
h
ù
về
m
áy, kỹ

Kỹ s

T



hv
o
t
h
ệl đ
àm
iạ

c

y
êu cầ
u ch


pth
u

n về
ch

t

qu a n

V ạc
h kế h
o
ạc

Đô
o
l

ng
k
hố
Y
u cầ
uc
n
g
Ch

n

gich

h
à
n
g

hức

l n
ợg
n
g
ô
ng
vi

c
vi ệ
ch
à
n
g
à
yc
th
án
g
vàti ế


ộ là
m
m
ụ c cô
n
g v
i

c sa
u khi th
í
Nh
àth

u

T
ổc

Chuyờn 2: Nghip v giỏm sỏt thi cụng xõy dng cụng trỡnh


T

vấn

rộn
g r
i
ch

u

n kỹ

S hot ng ca cụng tỏc t vn giỏm sỏt
thầ
u

Nhà

côn
g trì
n
h của

t
h
iệ
n cá
c công việ
c

Gi ả
i th
í
ch và h

n

N h

à t
h

u
.

nh
à thầ
u

th
an
h to
án

X á
c n
h
ận

d

n

úng T C
K T

c
h
í

n
h đ ợ c xâ
y


c công

thầ
u


n
g t
r

ờn
g
t
h
à
n
h
.

n
g
iệ
m
ra


n
g
t
rh

n
g
đ
h
o
à
n
ch
í
n
h
th
á
n
g

trì
n
h t
ạ m.

đ
ồng
h
ò

n
gt
h
í
d
iệ
np
k

s

v
iệ
t

n
h ng
1
2
,c
1
8, 2
4

nộp hồ sơ

K ý kế
t h

p

m
óc
t
li

u

n
g ờ
i đ
ạ ivậ
t
o
n
c
ác

c

n
g
c
ô
n
g t

n
h

Th

i công

n
h
â
n
c
m
áy
Chỉ
đ

n
hlự
hậ
n
t
h
a
n
h
Th
iN

n
g
B

o
h

à
n
h
C
h
u
ẩn b
ịvà

thầ
u
đ
ồng kh
á
c

Đ ảm bả
o c
ông t

nh

công trì
n
h t
ạ m th
ời.

c
ôn

g t

n
h ch
í
nh

n
h
à th

u và c
ác

H u

ộn
g

kh
á
c

m
ời

tham g
iađ
ấu
tài li ệ

u h
ợ p

ơ
ng án

g
iải qu
yế
t

ph

dõi b
ảo hà
nh

thi ế
t kế(nế
u có)
ởn
g và c
ác
kh
ối l
ợ n
g thi

kiế
n ng

h
ị các n
h
à t
h

u
T VGS
thu

t v
à cá

XD

Kỹ s

d

ng và t
h
eo
ợ ng

s


trê n đ
ài, b
áo

th
ẩm t
ra BVTC củ
a
v
ẽ , t
i êu
g
i ám s
át v
iên
công của c
ác

n
g
h
iên

cứu m

t b
ằng

CĐ T

kh
ối l

th

a
n
h t
oán ch
o

BVTC

c
h
í
n
h
. Đ iề
u c
h

nh
Chọn TV GS
S
oát
, ki ể
m tra
Th
ôn
gb
áo
ki ể
mt
ra b


n
tr

cầ
n t
h
iế
t củ
a


c

thầ
u

ch
ọn n
h
à

s
ơt
hầ
u và

đ
ồng
đ


nh sự
C
h
u
ẩn b


h
iệ
nh
ợ p

đ
ồng

Đ án
hg
i á hồ

nh
â
n đ
ểt
h

c


ch ph

áp

TV GS có t

tổ
n
gh
ợ p
Tổ
c
h
ức

s

đ

u

t

TK BVTC M B

Cầ
n th
iế
t kỹ

Chủ


K iể
m tra đ
ơ
ng
iá,


n g
iao, đ a và

đ
iề
u từ 1
07
-1
10

K ý kế
t h
ợ p
d
u
yệ
t TK G
Ki
T
,
Chấ
p t
hu

ận

i p
h
ón
g

Qu
yế
t đ

nh

h
ợ pđ
ồn
g the
o

L uậ
t xâ
yd

ng

Quả
n lý
s
át và b
á

o cáo

TK BVTC

K hả
o
Tổ
ch

c

Chuyờn 2: Nghip v giỏm sỏt thi cụng xõy dng cụng trỡnh


Chuyên đề 2: Nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình

MỤC 4:
KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN KHỞI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.7
Quy định về điều kiện để khởi công xây dựng công trình (theo điều 72-luật
Xây dựng)
Công trình xây dựng chỉ được khởi công khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng
do chủ đầu tư xây dựng công trình và nhà thầu thi công xây dựng thoả thuận;
2. Có giấy phép xây dựng đối với những công trình theo quy định phải có giấy
phép xây dựng, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 68 của Luật này;
3. Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục, công trình đã được phê duyệt;
4. Có hợp đồng xây dựng;
5. Có đủ nguồn vốn để bảo đảm tiến độ xây dựng công trình theo tiến độ đã được
phê duyệt trong dự án đầu tư xây dựng công trình;

6. Có biện pháp để bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công
xây dựng;
7. Đối với khu đô thị mới, tuỳ theo tính chất, quy mô phải xây dựng xong toàn bộ
hoặc từng phần các công trình hạ tầng kỹ thuật thì mới được khởi công xây dựng công
trình.
1.8

Quy định về giấy phép xây dựng

1. Trước khi khởi công xây dựng công trình chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ
trường hợp xây dựng các công trình sau đây:
a) Công trình thuộc bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp,
công trình tạm phục vụ xây dựng công trình chính;
b) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy
hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt;
c) Công trình hạ tầng kỹ thuật quy mô nhỏ thuộc các xã vùng sâu, vùng xa;
d) Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm dân
cư tập trung, điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt;
đ) Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi
kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình.
2. Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn, các quy định về giấy phép xây dựng phải phù hợp
với tình hình thực tế ở địa phương. Uỷ ban nhân dân cấp huyện quy định cụ thể các điểm
dân cư tập trung thuộc địa bàn phải cấp giấy phép xây dựng.
3. Việc xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trong vùng đã có quy hoạch xây dựng được
duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện thì chỉ được cấp giấy phép xây dựng tạm có thời
hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch.
Trước khi khởi công công trình nhà thầu phải cụ thể hoá thiết kế tổ chức xây dựng và
biện pháp thi công đã nêu trong hồ sơ dự thầu để thông qua CĐT và TVGS làm căn cứ
triển khai thi công và kiểm tra việc thực hiện.

Trường Cao đẳng Giao thông vận tải

CĐ2-Tr 20


Chuyên đề 2: Nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình

MỤC 5:
KIỂM TRA SỰ PHÙ HỢP NĂNG LỰC CỦA NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH VỚI HỒ SƠ DỰ THẦU VÀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
1.9

Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với

hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm:
- Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa
vào công trường;
- Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
- Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi
công xây dựng công trình;
- Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng
phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
1.10

Đối chiếu với quy định trên, khi phát hiện nhà thầu thi công xây dựng không

đủ điều kiện năng lực phù hợp với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng thì chủ đầu
tư cần thực hiện các việc sau đây:
- Đình chỉ công việc do nhà thầu đang thực hiện;
- Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng bổ sung nhân lực, thiết bị thi công để đảm bảo

điều kiện năng lực phù hợp với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng.
- Chấm dứt hợp đồng xây dựng với nhà thầu thi công xây dựng theo quy định tại điểm c
khoản 1 Điều 75 của Luật Xây dựng nếu nhà thầu thi công xây dựng không thực hiện yêu
cầu nêu trên.
Theo quy định Điều 13 của Nghị định 126/2004/NĐ-CP nhà thầu xây dựng còn bị xử
phạt vi phạm hành chính do có hành vi vi phạm các quy định về điều kiện năng lực hoạt
động xây dựng.

Trường Cao đẳng Giao thông vận tải

CĐ2-Tr 21


Chuyên đề 2: Nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình

MỤC 6:
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ, VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ TRƯỚC KHI
LẮP ĐẶT VÀO CÔNG TRÌNH
1.11

Nhà thầu tự kiểm tra
Nhà thầu phải thực hiệnviệc tự kiểm tra, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ

thuật, quy trình, quy phạm thi công, theo quy định kỹ thuật thi công trong hồ sơ mời thầu
và theo phương án chất lượng kỹ thuật thi công nêu trong hồ sơ dự thầu.
1.12

Kiểm tra của Chủ đầu tư:
Thường xuyên hoặc đột xuất TVGS, CNĐHDA hoặc CĐT hoặc tổ chức giám


định, cơ quan quản lý Nhà nước được quyền có nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra tại các nơi
sản xuất, chế tạo hoặc tại kho bãi của Nhà thầu về chất lượng thi công và hoạt động kỹ
thuật của Nhà thầu. Nhà thầu phải cung cấp đầy đủ hồ sơ kỹ thuật, chất lượng, nhân lực,
trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra đó theo yêu cầu của CĐT và
TVGS.
1.13

Kiểm tra, thanh tra của cơ quan pháp lý:
Việc kiểm tra, thanh tra của các tổ chức nói trên có thể là kiểm tra việc thực hiện

tự kiểm tra của Giám đốc điều hành, của KCS thuộc Nhà thầu qua các biên bản thí
nghiệm, biên bản kiểm tra, sổ nhật ký, sổ chất lượng thi công. Cũng có thể thực hiện theo
xác suất việc đo đạc, đối chứng với số liệu của Nhà thầu để đánh giá độ tin cậy của việc
tự kiểm tra KCS của Nhà thầu đối với vật liệu bán thành phẩm, thành phẩm công trình
hoặc đối với tổ chức sản xuất.
MỤC 7:
KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình bao gồm các nội
dung sau:
1.14 Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư các điều kiện khởi công công trình xây
dựng theo qui định của pháp luật;
1.15 Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi
công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm:
1.16 Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về nhân lực, thiết bị thi công của nhà
thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường;
Trường Cao đẳng Giao thông vận tải

CĐ2-Tr 22



Chuyên đề 2: Nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình

1.17 Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về các hệ thống quản lý chất lượng của
nhà thầu thi công xây dựng công trình;
1.18 Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về giấy phép sử dụng các máy móc, thiết
bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình;
1.19 Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về phòng thí nghiệm và các cơ sở sản
xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi
công xây dựng công trình đề xuất .
1.20 Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị
lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung cấp thiết
bị thực hiện theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm:
1.21 Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về giấy chứng nhận chất lượng của nhà
sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định
chất ượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối
với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt cho công trình trước khi đưa
vào công trình;
1.22 Trường hợp nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào
công trình do nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp thiết bị thực hiện thì TVGS
báo cáo chủ đầu tư để tiến hành thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp
đặt vào công trình xây dựng.
1.23 Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư trong quá trình thi công xây dựng công
trình, bao gồm:
1.24 Giám sát, kiểm tra sự phù hợp của biện pháp thi công do nhà thầu thi công xây
dựng đệ trình ;
1.25 Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây
dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi
nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định;
1.26


Xác nhận bản vẽ hoàn công;

1.27

Giám sát, kiểm tra và nghiệm thu theo quy định;

1.28 Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công
trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng
mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng;
1.29 Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để đề nghị chủ đầu tư điều chỉnh hoặc yêu
cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh;
1.30 Báo cáo, đề xuất với chủ đầu tư để tổ chức kiểm định chất lượng bộ phận công
trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng;
1.31 Báo cáo Chủ đầu tư và phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng
mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình.
1.32

Các yêu cầu cụ thể khác:

1.33 Thiết lập hệ thống và các yêu cầu cho việc báo cáo và nghiệm thu( trong giai đoạn
sau đấu thầu) cùng các nhà Tư vấn, Nhà thầu hoặc nhà thầu phụ ;

Trường Cao đẳng Giao thông vận tải

CĐ2-Tr 23


Chuyên đề 2: Nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình


1.34 Giám sát và báo cáo Chủ đầu tư về tiến độ xây dựng tại các thời điểm hoàn thành
các công tác thi công được tiến hành đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, các tiêu chí
thực hiện và tiến độ quản lý chất lượng.
1.35 Giám sát và báo cáo các tác động của tất cả các phát sinh, sự chậm trễ đối với các
thỏa thuận về tiến độ. Tiếp nhận và xem xet trình nộp các yêu cầu thanh toán của Nhà
thầu đề xuất lên Chủ đầu tư.
1.36 Liên hệ và phối hợp cùng các nhà Tư vấn, Nhà thầu hoặc thầu phụ trong việc trình
nộp tất cả các chỉ dẫn và hướng dẫn bảo trì, vận hành, chứng chỉ thí nghiệm, bảo hành,
bảo đảm, bản vẽ hoàn công và sơ đồ lắp đặt.
1.37 Nghiệm thu các công tác đã hoàn thành trong việc tuân thủ theo Hồ sơ hợp đồng
và bản vẽ trước khi phát hành chứng chỉ nghiệm thu.
1.38 Nghiệm thu các công tác cần sửa chữa trong quá trình hoàn chỉnh và cuối quá
trình hoàn chỉnh , phối hợp cùng các nhà thầu tư vấn trước khi phát hành chứng chỉ hoàn
thành.
1.39 Liên hệ và phối hợp cùng các nhà Tư vấn, Nhà thầu hoặc thầu phụ trong giai đoạn
vận hành và thử nghiệm, xắp xếp bàn giao cho Chủ đầu tư sau khi hoàn tất công tác thử
nghiệm vận hành và triển khai toàn bộ các công tác liên quan.
1.40 Thực hiện cho Chủ đầu tư việc Tư vấn giám sát thi công và lắp đặt thiết bị của
Hợp đồng giữa Chủ đầu tư và các nhà thầu , biện pháp thi công, vấn đề an toàn và vệ sinh
công trường. Kiểm tra trình độ tay nghề, hiệu quả chi phí thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật,
dàn xếp tranh chấp đối với các hợp đồng liên quan.
1.41

Phối hợp với các nhà thầu tư vấn khác do Chủ đầu tư chỉ định cho dự án.

1.42 Giám sát và kiểm tra tất cả các công tác thi công một cách tổng thể dựa theo bản
vẽ, hợp đông, tiêu chuẩn kỹ thuật và các điều kiện khác được thể hiện trong các hồ sơ
liên quan.
1.43 Tham dự các cuộc họp hàng tuần hay cuộc họp phối hợp cần thiết cùng nhà thầu
hoặc thầu phụ trong suốt quá trình thi công.

1.44 Đánh giá sơ bộ trước tất cả các hồ sơ trình nộp ( Bản vẽ triển khai, bản vẽ biện
pháp thi công, mẫu vật liệu, báo cáo thí nghiệm, do các nhà thầu hoặc thầu phụ đệ trình.
1.45 Phát hành chỉ dẫn của nhà quản lý giám sát thi công cho việc bổ sung, loại bỏ hay
chỉnh sửa so với hợp đồng gốc, bao gồm bất kỳ việc chỉnh sửa nào có sự chấp thuận của
Chủ đầu tư.
1.46

Cung cấp cho Chủ đầu tư báo cáo tiến độ thường xuyên hàng tuần.

1.47

Giám sát, quản lý tất cả nhân viên thuộc quyền của mình.

1.48 Kiểm tra và xác nhận tất cả các bản vẽ hoàn công của các Nhà thầu hoặc Nhà thầu
phụ trình nộp sau khi hoàn tất hợp đồng.
1.49 Cung cấp các danh sách chỉnh sửa cần thiết sau khi thực hiện công tác nghiệm thu
bàn giao.
1.50 Đề xuất chứng chỉ nghiệm thu lên Chủ đầu tư sau khi thỏa mãn với các công tác
nghiệm thu hoàn thành, các công tác còn tồn đọng và danh sách các công tác cần thiết
phải sửa chữa.
Trường Cao đẳng Giao thông vận tải

CĐ2-Tr 24


Chuyên đề 2: Nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình

1.51

Thực hiện các trách nhiệm khác theo như hợp đồng đã lập với Chủ đầu tư.


MỤC 8:
NGHIỆM THU CÔNG VIỆC XÂY DỰNG, BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH, GIAI
ĐOẠN XÂY DỰNG, NGHIỆM THU HOÀN THÀNH HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
VÀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1.52

Quy định về tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng (điều 23 NĐ209)

1. Nhà thầu thi công xây dựng phải tự tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng, đặc biệt
các công việc, bộ phận bị che khuất; bộ phận công trình; các hạng mục công trình và công trình,
trước khi yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu. Đối với những công việc xây dựng đã được nghiệm thu
nhưng chưa thi công ngay thì trước khi thi công xây dựng phải nghiệm thu lại. Đối với công
việc, giai đoạn thi công xây dựng sau khi nghiệm thu được chuyển nhà thầu khác thực hiện tiếp
thì phải được nhà thầu đó xác nhận, nghiệm thu.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng kịp thời sau khi có
phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng. Nghiệm thu công trình xây dựng được
phân thành:
a) Nghiệm thu từng công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;
b) Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng;
c) Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.
3. Các hạng mục công trình xây dựng hoàn thành và công trình xây dựng hoàn thành chỉ được
phép đưa vào sử dụng sau khi được chủ đầu tư nghiệm thu.
4. Khi chủ đầu tư, nhà thầu là người nước ngoài thì các biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn
công bộ phận công trình và công trình xây dựng được thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng nước
ngoài do chủ đầu tư lựa chọn.

1.53

Quy định về nghiệm thu công việc xây dựng (điều 24 NĐ209)

1. Căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng:
a) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;

b) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã
được chấp thuận;
c) Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
d) Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng;
đ) Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá
trình xây dựng;
e) Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến
đối tượng nghiệm thu;
g) Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng.
2. Nội dung và trình tự nghiệm thu:
a) Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt tĩnh
tại hiện trường;
b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà nhà thầu thi công xây dựng phải thực
hiện để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt vào
công trình;

Trường Cao đẳng Giao thông vận tải

CĐ2-Tr 25


×