Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

HỆ THỐNG QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT, ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.01 KB, 28 trang )

Chuyên đề 3:Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu

CHUYÊN ĐỀ 3

HỆ THỐNG QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN KỸ
THUẬT, ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ
NGHIỆM THU


Chuyên đề 3:Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu

MỤC 1:
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUY CHUẨN VÀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA
VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ
1.1

Các quy định về Hệ thống tiêu chuẩn xây dựng (Điều 2 Luật Xây dựng)

1. Hệ thống tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam bao gồm quy chuẩn xây dựng và tiêu
chuẩn xây dựng.
2. Quy chuẩn xây dựng là cơ sở để quản lý hoạt động xây dựng và là căn cứ để ban
hành tiêu chuẩn xây dựng.
3. Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn xây dựng; tiêu chuẩn xây dựng đối với các
công trình xây dựng dân dụng bao gồm công trình công cộng và nhà ở, công trình công
nghiệp và các công trình hạ tầng kỹ thuật được quy định tại khoản 5 Điều 4 của Nghị
định này.
Các Bộ có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành căn cứ vào quy chuẩn xây
dựng, ban hành tiêu chuẩn xây dựng công trình chuyên ngành thuộc chức năng quản lý
của mình.
4. Những tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam thuộc các lĩnh vực sau đây bắt buộc áp
dụng:


a) Điều kiện khí hậu xây dựng;
b) Điều kiện địa chất thủy văn, khí tượng thủy văn;
c) Phân vùng động đất;
d) Phòng chống cháy, nổ;
đ) Bảo vệ môi trường;
e) An toàn lao động.
Trong trường hợp nội dung thuộc các điểm d, đ, e của khoản này mà tiêu chuẩn Việt
Nam chưa có hoặc chưa đầy đủ thì được phép áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài sau khi
được Bộ quản lý ngành chấp thuận bằng văn bản.
5. Bộ Xây dựng quy định việc áp dụng các tiêu chuẩn nước ngoài trên lãnh thổ Việt
Nam.
1.2

Hệ thống tiêu chuẩn ngành GTVT:

A. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
1. 22TCN-13-79 Quy trình kỹ thuật xác định dung trọng của đất bằng phương pháp rót
cát
2. 22TCN-56-84 Quy trình thí nghiệm phân tích nhanh thành phần hạt của đất trong điều
kiện hiện trường
3. 22TCN-57-84 Quy trình thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của đá
4. 22TCN-58-84 Quy trình thí nghiệm bột khoáng chất dùng cho bê tông nhựa đường
5. 22TCN-59-84 Quy trình thí nghiệm đất gia cố bằng chất kết dính vôi xi-măng
6. 22TCN-60-1984 Quy trình thí nghiệm bê-tông xi-măng


Chuyên đề 3:Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu

7. 22TCN-61-84 Quy trình thí nghiệm phân tích nước dùng trong công trình giao thông
8. 22TCN-62-84 Quy trình thí nghiệm bê-tông nhựa

9. 22TCN-63-84 Quy trình thí nghiệm vật liệu nhựa đường
10. 22TCN-67-84 Quy trình thí nghiệm xác định nhanh độ ẩm của đất bằng phương pháp
thể tích
11. 22TCN-68-84 Quy trình thí nghiệm cường độ kháng ép của bê-tông bằng dụng cụ
HPS
12. 22TCN-72-84 Quy trình thí nghiệm xác định mô-đun đàn hồi của vật liệu đá gia cố
chất kết dính vô cơ
13. 22TCN-73-84 Quy trình thí nghiệm xác định cường độ ép chẻ của vật liệu hạt liên kết
bằng các chất kết dính
14. ơ Quy trình kỹ thuật sản xuất và sử dụng nhựa pha dầu trong sửa chữa mặt đường ô tô
15. 22TCN-81-84 Quy trình sử dụng đất gia cố bằng chất kết dính vô cơ trong xây dựng
đường
16. TCVN4029-85 Xi-măng – yêu cầu chung về phương pháp thử cơ lý
17. TCVN4030-85 Xi-măng – phương pháp xác định độ mịn của bột xi-măng
18. TCVN4031-85 Xi-măng – phương pháp xác định độ dẻo tiêu chuẩn, thời gian đông
kết và tính ổn định thể tích
19. TCVN4032-85 Xi-măng – phương pháp xác định giới hạn bền uốn và nén
20. TCVN1770-86 Cát xây dựng – yêu cầu kỹ thuật
21. TCVN1771-86 Đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng trong xây dựng – yêu cầu kỹ thuật
22. TCVN337-86 Cát xây dựng – phương pháp lấy mẫu
23. TCVN339-86 Cát xây dựng – phương pháp xác định khối lượng riêng
24. TCVN340-86 Cát xây dựng – phương pháp xác định khối lượng thể tích xốp và độ
xốp
25. TCVN341-86 Cát xây dựng – phương pháp xác định độ ẩm
26. TCVN342-86 Cát xây dựng – phương pháp xác định thành phần hạt và mô-đun độ
lớn
27. TCVN343-86 Cát xây dựng – phương pháp xác định hàm lượng chung, bụi, bùn, sét
28. TCVN344-86 Cát xây dựng – phương pháp xác định hàm lượng sét
29. TCVN345-86 Cát xây dựng – phương pháp xác định hàm lượng tạp chất hữu cơ
30. TCVN346-86 Cát xây dựng – phương pháp xác định hàm lượng sunfat, sunfit

31. TCVN4195-86 Xi-măng – phương pháp xác định khối lượng riêng trong phòng thí
nghiệm
32. TCVN4196-86 Xi-măng – phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm trong phòng thí
nghiệm
33. TCVN4197-86 Xi-măng – phương pháp xác định giới hạn dẻo và giới hạn chảy trong
phòng thí nghiệm


Chuyên đề 3:Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu

34. TCVN4198-86 Đất xây dựng – các phương pháp xác định thành phần hạt trong phòng
thí nghiệm
35. TCVN4199-86 Đất xây dựng – các phương pháp xác định sức chống cắt trên máy cắt
phẳng trong phòng thí nghiệm
36. TCVN4200-86 Đất xây dựng – các phương pháp xác định tính nén lún trong điều
kiện không nở hông trong phòng thí nghiệm
37. TCVN4201-86 Đất xây dựng – các phương pháp xác định độ chặt tiêu chuẩn trong
phòng thí nghiệm
38. TCVN4202-86 Đất xây dựng – các phương pháp xác định khối lượng thể tích trong
phòng thí nghiệm
39. TCVN4376-86 Cát xây dựng – phương pháp xác định hàm lượng mica
40. TCVN1772-87 Đá, sỏi trong xây dựng – phương pháp thử
41. TCVN4506-87 Nước cho bê-tông và vữa – yêu cầu kỹ thuật
42. TCVN338-88 Cát xây dựng – phương pháp xác định thành phần khoáng vật
43. TCVN4787-89 Xi-măng – phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
44. TCVN139-1991 Cát tiêu chuẩn để thử xi măng
45. TCVN2683-91 Đất xây dựng – phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển và bảo quản
mẫu
46. TCVN2090-1993 Sơn – Phương pháp lấy mẫu, bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo
quản

47. TCVN2091-1993 Sơn – Phương pháp xác định độ mịn
48. TCVN2092-1993 Sơn – Phương pháp xác định thời gian chảy (độ nhớt quy ước)
bằng phễu chảy
49. TCVN2093-1993 Sơn – Phương pháp xác định hàm lượng chất rắn và chất tạo mảng
50. TCVN2094-1993 Sơn – Phương pháp gia công màng
51. TCVN2096-1993 Phương pháp xác định độ khô và thời gian khô – Sơn
52. TCVN2101-1993 Phương pháp xác định độ bóng của màng – Sơn
53. TCVN2102-1993 Phương pháp xác định màu sắc – Sơn
54. 22TCN-217-1994 Gối cầu cao su cốt bản thép – Tiêu chuẩn chế tạo, nghiệm thu, lắp
đặt
55. 22TCN-227-95 Tiêu chuẩn phân loại nhựa đường đặc (Bitum đặc) dùng cho đường
bộ
56. 64TCN-92-95 Sơn tín hiệu giao thông dạng lỏng trên nền bêtông ximăng và bêtông
nhựa đường – Yêu cầu kỹ thuật
57. 64TCN-93-95 Sơn tín hiệu giao thông dạng lỏng trên nền bêtông ximăng và bêtông
nhựa đường – Phương pháp thử
58. TCVN231-96 Quy trình lấy mẫu vật liệu nhựa dùng cho đường bộ, sân bay và bến bãi


Chuyên đề 3:Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu

59. 22TCN-251-98 Quy trình thử nghiệm xác định mô-đun đàn hồi chung của áo đường
mềm bằng cần đo kẽm Benkelman
60. 22TCN-279-01 Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thí nghiệm – Tiêu chuẩn vật liệu
nhựa đường đặc
61. 22TCN-283-02 Sơn tín hiệu giao thông, sơn vạch đường hệ dung môi – Yêu cầu kỹ
thuật, phương pháp thử
62. 22TCN-284-02 Sơn tín hiệu giao thông, sơn vạch đường hệ nước – Yêu cầu kỹ thuật,
phương pháp thử
63. 22TCN-300-02 Sơn phủ bảo vệ kim loại – Phương pháp thử trong điều kiện tự nhiên

64. 22TCN-282-02 Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử - Sơn tín hiệu giao thông, sơn
vạch đường nhiệt dẻo
65. 22TCN-285-02 Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử - Sơn tín hiệu giao thông lớp
phủ phản quang trên biển báo hiệu
66. 22TCN-301-02 Phương pháp thử mù muối – Sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại
B. KHẢO SÁT VÀ THIẾT KẾ
1. 22TCN-20-84 Quy trình khảo sát, thiết kế, sửa chữa, cải thiện, nâng cấp đường ô tô
2. 22TCN-82-85 Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình
3. 22TCN-171-87 Quy trình khảo sát địa chất công trình và thiết kế biện pháp ổn định
nền đường vùng có hoạt động trượt, sụt lở
4. 22TCN-16-79 Quy trình kỹ thuật đo độ bằng phẳng mặt đường bằng thước dài 3m
5. 22TCN-207-92 Công trình bến cảng biển – tiêu chuẩn thiết kế
6. 20TCN-21-86 Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế
7. 22TCN-207-92 Công trình cảng biển – Tiêu chuẩn thiết kế
8. 22TCN-222-95 Tải trọng và tác động (do sóng và do tàu) lên công trình thủy – Tiêu
chuẩn thiết kế
9. TCVN3972-84 Công tác trắc địa trong xây dựng
10. TCVN4253-86 Nền các công trình thủy công – Tiêu chuẩn thiết kế
11. TCVN5729-1997 Đường ô tô cao tốc – Yêu cầu thiết kế
12. 22TCN160-87 Khảo sát địa kỹ thuật phục vụ cho thiết kế và thi công móng cọc
13. 22TCN219-94 Tiêu chuẩn thiết kế công trình bến cảng sông
14. 22TCN242-98 Quy trình đánh giá tác động môi trường khi lập dự án nghiên cứu khả
thi và thiết kế xây dựng các công trình giao thông
15. 22TCN244-98 Quy trình thiết kế xử lý đất yếu bằng bấc thấm trong xây dựng nền
đường
16. TCVN4054-98 Yêu cầu thiết kế đường ôtô
17. 22TCN259-2000 Quy trình khoan thăm dò địa chất CT


Chuyên đề 3:Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu


18. 22TCN260-2000 Quy trình khảo sát địa chất các công trình đường thuỷ
19. 22TCN262-2000 Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ôtô đắp trên đất yếu
20. 22TCN263-2000 Quy trình khảo sát đường ôtô
21. 22TCN268-2000 Quy trình nội dung tiến hành lập nội dung báo cáo NCTKT và khả
thi các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTVT
22. 22TCN-18-79 Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn
23. 20TCN-104-83 Quy phạm kỹ thuật thiết kế đường phố, đường quảng trường đô thị
(hiện đã được thay thế bởi TCXDVN 104-2007)
24. 22TCN-223-85 Áo đường cứng đường ô tô – tiêu chuẩn thiết kế
25. TCVN4054-85 Đường ô tô – tiêu chuẩn thiết kế
26. 22TCN-86-86 Quy trình thiết kế bến phà, bến cầu phao đường bộ
27. TCVN4527-88 Hầm đường sắt và hầm đường ô tô – tiêu chuẩn thiết kế
28. 22TCN-210-92 Đường giao thông nông thôn – tiêu chuẩn thiết kế
29. 22TCN-211-93 Quy trình thiết kế áo đường mềm (hiện đã được thay thế bởi 22TCN
211-06).
30. TCVN5729-1993 Đường ô tô cao tốc – tiêu chuẩn thiết kế
31. 22TCN-218-94 Yêu cầu kỹ thuật đường cứu nạn ô tô
32. 22TCN-220-95 Tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ
33. 22TCN-221-95 Công trình giao thông trong vùng có động đất – tiêu chuẩn thiết kế
34. 22TCN-274-01 Chỉ dẫn kỹ thuật thiết kế mặt đường mềm - Phần 1
35. 22TCN-276-01 Tiêu chuẩn thiết kế - Thành phần và quy trình chế tạo bên tông mác
M60 – M80 từ xi-măng PC40 trở lên
36. 22TCN-272-05 Tiêu chuẩn thiết kế cầu – đường bộ
37. 22TCN 207-92 Tiêu chuẩn thiết kế công trình bến cảng biển
38. TCXDVN 104: 2007 Đường đô thị- Yêu cầu thiết kế
C. TIÊU CHUẨN THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
1. 166-QĐ Quy trình thi công và nghiệm thu cầu cống
2. 22TCN-02-71 Phụ lục của quy trình kiểm tra nghiệm thu độ chặt của nền đất trong
ngành GTVT

3. 22TCN-06-77 Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường đá dăm nước
4. 22TCN-07-77 Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường cấp phối
5. 22TCN-09-77 Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường nhựa dùng nhựa
dưới hình thức nhựa nóng
6. 22TCN-10-77 Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường nhựa dùng nhựa
dưới hình thức nhũ tương
7. 22TCN-11-77 Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường sỏi ong


Chuyên đề 3:Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu

8. 22TCN-24-84 Quy trình thi công và nghiệm thu dầm cầu thép liên kết bằng bulông
cường độ cao
9. 22TCN-65-84 Quy trình thí nghiệm xác định độ nhám mặt đường bằng phương pháp
rắc cát
10. 22TCN-24-84 Quy trình thi công và nghiệm thu dầm cầu thép liên kết bằng bulông
cường độ cao
11. 22TCN-79-84 Quy trình thi công vật liệu xi măng lưới thép
12. TCVN4055-85 Tổ chức thi công
13. TCVN3994-85 Chống ăn mòn trong xây dựng kết cấu bê tông và bê tông cốt thép
phân loại môi trường xâm thực
14. 22TCN159-86 Lắp ghép cống tròn BTCT
15. TCVN4452-87 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép – quy phạm thi công và
nghiệm thu
16. 20TCN-69-87 Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu công trình bến khối xếp
thông thường trong xây dựng cảng sông và cảng biển
17. TCVN4447-87 Công tác đất – Thi công và nghiệm thu
18. TCVN4252-88 Quy trình thiết lập tổ chức xây dựng và thiết kế thi công
19. TCVN4528-88 Hầm đường sắt và hầm đường ô tô – tiêu chuẩn thi công & nghiệm
thu

20. 22TCN-204-91 Bulông cường độ cao dùng cho kết cấu thép – yêu cầu kỹ thuật
21. TCVN4453-1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – quy phạm thi công
và nghiệm thu
22. 22TCN-229-95 Quy trình thi công và nghiệm thu đất gia cố vôi
23. 22TCN-235-97 Sơn dùng cho cầu thép và kết cấu thép – Yêu cầu kỹ thuật và phương
pháp thử
24. 22TCN-236-97 Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu bấc thấm trong xây dựng
nền đường trên đất yếu
25. 22TCN243-98 Quy trình kiểm định cầu trên đường ô tô
26. 22TCN245-98 Quy trình thi công và nghiệm thu lớp cấp phối đá gia cố xi măng trong
kết cấu áo đường ôtô
27. 22TCN246-98 Quy trình thi công và nghiệm thu lớp cát gia cố xi măng trong kết cấu
áo đường ôtô
28. 22TCN247-98 Quy trình thi công và nghiệm thu dầm cầu bê tong dự ứng lực
29. 22TCN249-98 Quy trình công nghệ thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa
30. 22TCN248-98 Vải địa kỹ thuật trên nền đất yếu
31. 22TCN-253-98 Sơn cầu thép và kết cấu thép. Quy trình thi công và nghiệm thu.
32. 22TCN-250-98 Tiêu chuẩn kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường đá dăm và đá
dăm cấp phối láng nhựa nhũ tương a-xít


Chuyên đề 3:Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu

33. 22TCN-252-98 Quy trình thi công và nghiệm thu – Lớp cấp phối đá dăm trong kết
cấu áo đường ôtô
34. 22TCN-258-99 Quy trình kỹ thuật kiểm định cầu đường sắt.
35. 22TCN-257-2000 Cọc khoan nhồi. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.
36. 22TCN-267-2000 Yêu cầu kỹ thuật – Bộ neo dự ứng lực T13, T15 và D13, D15
37. 22TCVN 271-2001 Quy trình thi công và nghiệm thu mặt đường láng nhựa
38. 22TCN-277-01 Tiêu chuẩn kiểm tra và đánh giá độ bằng phẳng mặt đường theo chỉ

số độ gồ ghề quốc tế IRI
39. 22TCN-278-01 Quy trình thí nghiệm – Xác định độ nhám của mặt đường đo bằng
phương pháp rắc cát
40. 22TCN-288-02 Dầm cầu thép và kết cấu thép – Yêu cầu kỹ thuật chế tạo và nghiệm
thu trong công xưởng
41. 22TCN-289-02 Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu – Công trình bến cảng
42. 22TCN-304-03 Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu – Các lớp kết cấu áo đường
bằng cấp phối thiên nhiên
43. 3381/KHKT Quy định kỹ thuật thi công và nghiệm thu lớp cấp phối đá dăm trong kết
cấu áo đường ô tô
1.3

Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế áp dụng:

1. Tiêu chuẩn cầu đường bộ AASHTO-1998 của Mỹ gồm các phần có liên quan:
Tập 1: Những vấn đề chung, kết cấu bê tông và BTUST.
Chương 1: Những quy định chung.
Chương 2: Các đặc điểm chung về thiết kế.
Chương 3: Tải trọng.
Chương 4: Móng.
Tập 4: Thiết kế động đất, thiết kế kiểm định.
Chương 6: Các yêu cầu thiết kế móng và mố cầu.
2. Tiêu chuẩn Anh BS 8004-1986: Móng.
Chương 7: Móng cọc.
3. Tiêu chuẩn Liên Xô SNIP 2.02.03-85: Móng cọc
Quy định về trách nhiệm về lập thiết kế BVTC


Chuyên đề 3:Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu


MỤC 2:
QUY ĐỊNH VỀ LỰA CHỌN VÀ ÁP DỤNG QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT
TRONG KHẢO SÁT, THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

2.1 Giới thiệu chung :
Trước năm 1990 các tiêu chuẩn Việt nam nói chung và tiêu chuẩn xây dựng ban
hành đều ở dạng hình thức bắt buộc áp dụng; Trong đó các tiêu chuẩn chuyên ngành về
xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký ban hành và đăng ký mã số vào hệ TCVN. Các
tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký ban hành
thành TCVN. Ngoài ra Bộ Xây dựng còn ban hành các tiêu chuẩn ngành với ký hiệu 20
TCN. Thời kỳ này tiêu chuẩn được định nghĩa : " là một văn bản pháp quy kỹ thuật trong
đó đề ra các quy định thống nhất và hợp lý được xây dựng theo một thủ tục nhất định,
trình bày theo một thể thức nhất định, được một cơ quan có thẩm quyền ban hành để bắt
buộc áp dụng hoặc khuyến khích áp dụng". Trong định nghĩa này: tiêu chuẩn là một dạng
văn bản pháp quy, trên thực tế trước năm 1990 có tới 95% các tiêu chuẩn Việt nam nói
chung và tiêu chuẩn xây dựng nói riêng là bắt buộc áp dụng. Ai làm khác với tiêu chuẩn
phải làm đơn xin phép ngoại lệ áp dụng tiêu chuẩn.Từ năm 1990 trở lại đây Bộ Khoa học
và Công nghệ đã chuyển đa số các tiêu chuẩn Việt Nam sang loại tự nguyện áp dụng. Do
đó, để đáp ứng yêu cầu quản lý các hoạt động xây dựng trong thời kỳ đổi mới và phù hợp
với thông lệ quốc tế, Bộ Xây dựng đã xây dựng và ban hành Quy chuẩn xây dựng Việt
nam là loại văn bản pháp quy kỹ thuật bắt buộc áp dụng; Còn các tiêu chuẩn chuyên
ngành xây dựng chuyển ký hiệu thành TCXD, trong đó đa số các tiêu chuẩn xây dựng
thuộc loại tự nguyện áp dụng, riêng các số tiêu chuẩn liên quan đến an toàn sinh mạng,
phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, số liệu điều kiện tự nhiên như : khí hậu, thời
tiết, địa chất, thuỷ văn, động đất.v.v là bắt buộc áp dụng.
Hiện nay tiêu chuẩn Việt nam đã chấp nhận định nghĩa của tổ chức Tiêu chuẩn hoá
quốc tế (ISO) như sau " Tiêu chuẩn là một tài liệu kỹ thuật, được thiết lập bằng cách thoả
thuận trong đó nêu ra các quy tắc, hướng dẫn hoặc là các đặc tính của các hoạt động hay
kết quả của các hoạt động, do một cơ quan được công nhận phê duyệt, để sử dụng lặp lại
nhằm đạt được mức độ tối ưu, trong một hoàn cảnh nhất định ", với quan điểm định nghĩa

trên, để phù hợp với công tác quản lý hoạt động xây dựng, Ngành xây dựng đã quy định
cụ thể về hai loại văn bản là Quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng với định nghĩa như sau
(theo Quyết định 25/2001 QĐ-BXD ngày 4/9/2001) :
- Quy chuẩn xây dựng: Là văn bản pháp quy kỹ thuật quy định các yêu cầu tối thiểu
mang tính bắt buộc tuân thủ đối với mọi hoạt động liên quan đến xây dựng cơ bản và tình
trạng sức khoẻ của người ở trong công trình xây dựng. Quy chuẩn xây dựng có hai dạng
cơ bản:
+ Quy chuẩn mục tiêu: là các quy định hướng dẫn cơ bản chung, thiết lập các yêu cầu tối
thiểu hướng tới mục tiêu cần đạt được
+ Quy chuẩn cụ thể: là các quy định được xây dựng trên cơ sở các mục tiêu, có bao gồm
các yêu cầu cụ thể, trong trường hợp cần thiết có các hướng dẫn chi tiết rõ ràng nhằm
giảm thiểu các hiểu nhầm khi áp dụng quy chuẩn.
- Tiêu chuẩn xây dựng : Là những quy định nguyên tắc, nguyên lý chung, các định mức,
các hướng dẫn về kỹ thuật kinh tế cụ thể có liên quan đến hoạt động xây dựng; bao gồm
những quy định thống nhất được được trình bày dưới dạng văn bản pháp quy kỹ thuật,
theo một thể thức nhất định, trong một khung cảnh nhất định, nhằm đạt được một mức độ


Chuyên đề 3:Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu

để làm căn cứ đánh giá đối với một vấn đề kinh tế kỹ thuật cụ thể hoặc tiềm ẩn trong xây
dựng.
Các định nghĩa trên đã được hoàn chỉnh và cô đọng trong Luật Xây dựng được Quốc hội
khoá X thông qua và Chủ tịch nước ký lệnh công bố số 26/2003/L-CTN ngày
10/12/2003; Tại khoản 19 và 20 Điều 3 Luật Xây dựng đã định nghĩa về Quy chuẩn xây
dựng và tiêu chuẩn xây dựng như sau :
- Quy chuẩn xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành.
.
2.2 Căn cứ để phân biệt Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng :

Điểm cơ bản để phân biệt về quản lý giữa Quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng là :
- Về thẩm quyền ban hành :
+ Quy chuẩn xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
+ Tiêu chuẩn xây dựng :
* Các tiêu chuẩn xây dựng Việt nam(TCXDVN) do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành;
* Các Tiêu chuẩn xây dựng liên quan đến các chuyên ngành (Y tế, giao thông, giáo dục
đào tạo ...v.v) có thể do các Bộ, Ngành khác ban hành sau khi có sự thoả thuận nhất trí
của Bộ Xây dựng.
- Về nội dung và hình thức áp dụng :
+ Quy chuẩn là văn bản pháp quy kỹ thuật quy định các yêu cầu tối thiểu, các ngưỡng,
các mức bắt buộc phải được tuân thủ trong mọi hoạt động xây dựng trên phạm vi toàn
quốc.
+ Tiêu chuẩn là văn bản kỹ thuật trong đó các nội dung quy định không được trái với Quy
chuẩn; Đa phần tiêu chuẩn ban hành dưới dạng tự nguyện áp dụng, một số ít tiêu chuẩn
được xếp vào loại bắt buộc áp dụng; Phạm vi áp dụng của các tiêu chuẩn phụ thuộc vào
sự lựa chọn của chủ đầu tư các công trình xây dựng.
Tóm lại :- Quy chuẩn xây dựng quy định các yêu cầu phải đạt được, các yêu cầu này có
thể là tối thiểu, có thể là tối đa tuỳ theo từng đặc trưng công việc
.- Tiêu chuẩn xây dựng hướng dẫn cách thức để đạt được các yêu cầu của Quy chuẩn xây
dựng.
2.3. Nội dung chủ yếu các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong Ngành xây dựng :
a) Quy chuẩn:
- Quy chuẩn về quy hoạch xây dựng
- Quy chuẩn xây dựng nhà và công trình
- Quy chuẩn về điều kiện tự nhiên trong xây dựng
- Quy chuẩn xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị
- Quy chuẩn an toàn, phòng chống cháy cho công trình xây dựng
- Quy chuẩn xây dựng các công trình giao thông
- Quy chuẩn xây dựng các công trình thuỷ lợi



Chuyên đề 3:Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu

- Quy chuẩn xây dựng các công trình công nghiệp
b) Tiêu chuẩn
+ Các tiêu chuẩn xây dựng Việt nam: được hình thành theo 11 nhánh nội dung chủ yếu,
bao quát đầy đủ và toàn diện theo công nghệ quá trình xây dựng là :
- Những vấn đề chung : đề cập tới các vấn đề như thuật ngữ, đại lượng, số liệu, kích
thước, nguyên lý, an toàn ..v.v
- Quy hoạch, khảo sát xây dựng: gồm các tiêu chuẩn đề cập tới các loại hình quy hoạch,
các phương pháp trắc địa, khảo sát
- Thiết kế công trình: tiêu chuẩn thiết kế về nhà ở, công trình công cộng, công nghiệp,
nông nghiệp, giao thông , thuỷ lợi và dầu kh
- Kết cấu xây dựng: tiêu chuẩn đề cập từ công tác đất , đến nền, móng, các loại kết cấu
như : gạch, đá, bê tông, kim loại, gỗ..v.v.
- Công nghệ thi công và thiết bị xây dựng: các tiêu chuẩn đề cập tới thi công nghiệm thu
các loại kết cấu, công trình và một số thiết bị thi công
- Vật liệu xây dựng bao gồm các tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật các loại sản phẩm VLXD
như xi măng, gốm sứ, gạch ngói, bê tông, gỗ..v.v.
- Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật công trình xây dựng : gồm các tiêu chuẩn về thiết bị cấp
thoát nước, chiếu sáng, điều hoà thông gió, sưởi, khí đốt
.- Các phương pháp thử: gồm các tiêu chuẩn thử các loại VLXD, các chỉ tiêu khí hậu ,
môi trường ..v.v.
- Kinh tế , kế hoạch, tổ chức, quản lý: các tiêu chuẩn quản lý, bảo trì công trình, định giá,
dự toán, thầu, hợp đồng..v.v
- Giao thông vận tải: các tiêu chuẩn xây dựng cầu, đường, hầm..v.v


Chuyên đề 3:Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu


MỤC 3:
ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
3.1.Quy định chung
3.1.1. Khái niệm
Điều kiện kỹ thuật thi công là văn bản kỹ thuật thi công được chủ đầu tư phê duyệt
và cho phép thi công. Một điều kiện kỹ thuật thi công đã phê duyệt thì tất cả các bên phải
thực hiện theo điều kiện kỹ thuật đó vì vậy khi đưa ra điều kiện nào cần đưa thêm phần
trích dẫn của tiêu chuẩn hay văn bản pháp luật nào cho phép thì khi đưa ra áp dụng.
3.1.2. Cấu trúc của điều kiện kỹ thuật thi công
(Ví dụ cho công tác Bê tông)
1.1. Phạm vi công việc
Phần này bao gồm các yêu cầu về các vật liệu, thiết kế cấp phối và các trình tự cần phải
thực hiện trong việc cung cấp, đổ và bảo dưỡng bê tông của tất cả các phần của các hạng
mục (các kết cấu hở và ngầm và tất cả các loại bê tông).
1.2. Định nghĩa/mô tả
1.
Bê tông kết cấu là bất cứ loại bê tông nào được sử dụng trong các công trình bê
tông không cốt thép, có cốt thép hoặc dự ứng lực. Bê tông dự ứng lực là bê tông được tạo
ứng suất trước .
2.
Bê tông không phải bê tông kết cấu là các vật liệu theo Điều kiện kỹ thuật chỉ được
sử dụng để lấp các lỗ trống hoặc cho các mục đích tương tự.
3.
Bê tông đợt đầu tiên hoặc bê tông Đợt I là bê tông kết cấu được đổ trước khi lắp
đặt thiết bị hoặc các chi tiết đặt sẵn.
4.
Bê tông đợt thứ hai (hoặc Đợt II) là bê tông kết cấu hoặc không kết cấu được đổ
sau khi lắp đặt thiết bị hoặc các chi tiết đặt sẵn trong các khối bên ngoài hoặc trong các
hố được chừa lại của phần bê tông Đợt I.
5.


Bề mặt ván khuôn là các bề mặt được đúc sát ván khuôn.

6.
Các bề mặt tự do là các bề mặt nằm ngang hoặc có góc nghiêng nhỏ hơn 15o so với
mặt nằm ngang được tạo ra bằng cách láng hoặc trát đến cao trình yêu cầu hoặc để hoàn
thiện bề mặt.
7.
Khối đổ là một phần của cấu kiện được chia ra đổ làm nhiều lần, trong một khối đổ
bê tông phải được đổ liên tục, các khối đổ sẽ được tiến hành đổ liên tiếp trong một đợt
đổ.
8.
Cốt liệu nhỏ được xác định là cốt liệu trong đó kích thước danh nghĩa lớn nhất của
các thành phần là 5mm (d£ 5mm).
9.
Cốt liệu thô là cốt liệu mà kích thước danh nghĩa nhỏ nhất là 5mm (d³ 5mm) và
được chọn lọc thành phần cỡ hạt hợp lý từ 5mm đến kích thước lớn hơn cần thiết cho
việc sử dụng trong hạng mục.
10. Các chi tiết đặt sẵn và được lắp đặt .
1.3. Các quy phạm và tiêu chuẩn


Chuyên đề 3:Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu

1. Công tác trong phần này sẽ phải tuân thủ các yêu cầu của các tiêu chuẩn và quy
phạm Việt nam. Ngoại trừ khi Điều kiện kỹ thuật này khác với các tiêu chuẩn và quy
phạm, trong trường hợp này các yêu cầu kỹ thuật nào khắt khe hơn sẽ giữ quyền ưu tiên.
2. Trong Điều kiện kỹ thuật này, tất cả các phần của các tiêu chuẩn và hướng dẫn được
đưa ra áp dụng.
3. Một số tiêu chuẩn của nước ngoài mà chính phủ cho phép được áp dụng , nếu các chỉ

tiêu của quy phạm nước ngoài cùng có thì sẽ áp dụng theo tiêu chuẩn nào có yêu cầu kỹ
thuật nào khắt khe hơn .
1.4. Kiểm tra chất lượng
1.4.1.Các thí nghiệm kiểm tra trong phòng
1.
Nhà thầu sẽ phải cung cấp, vận hành và bảo dưỡng phòng thí nghiệm tại công
trường như quy định và sẽ phải thực hiện tất cả các thí nghiệm kiểm tra và các phân tích
để Tư vấn chấp thuận.
2.
Nhà thầu phải giám sát, cung cấp nhân viên, các vật liệu và thiết bị cần thiết để lấy
mẫu và vận chuyển các vật liệu đến phòng thí nghiệm tại tuyến từ bất kỳ khu vực nào của
dự án.
3.
Các mẫu thử chủ yếu là các cốt liệu, xi măng, nước, các chất phụ gia và bê tông
trước và sau khi đổ. Các mẫu thử phải là mẫu đại diện được lấy phù hợp với các chỉ dẫn
của Tư vấn và với số lượng đủ để phòng thí nghiệm thực hiện bất kỳ thí nghiệm kiểm tra
nào cần thiết cho các Hạng mục.
4.
Nhà thầu phải giao cho kỹ sư có kinh nghiệm về công nghệ bê tông có ít nhất ba
năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này làm giám sát viên trong phòng thí nghiệm . Kỹ sư về
thí nghiệm bê tông sẽ phải do Nhà thầu ủy quyền để ký Xác nhận tất cả các hồ sơ liên
quan đến các hoạt động thí nghiệm trong phòng.
5.
Các yêu cầu và các phương pháp lấy mẫu thử, thí nghiệm bê tông và các thành
phần của bê tông sẽ phải đúng như quy định của các Tiêu chuẩn hoặc theo các tiêu chuẩn
được Tư vấn chấp thuận.
6.
Vào bất cứ thời điểm nào, Tư vấn đều có thể lấy mẫu và thí nghiệm kiểm tra xi
măng và không được phép sử dụng xi măng nếu không được chấp thuận trước của Tư vấn
. Nhà thầu phải trang bị và tạo điều kiện thuận lợi để Tư vấn thực hiện việc lấy các mẫu

đại diện của xi măng và các cốt liệu mịn.
7. Lấy mẫu và thí nghiệm kiểm tra các Chất phụ gia
a) Mỗi đợt mà chất phụ gia được đưa đến công trường sẽ được lấy mẫu với sự có mặt
của đại diện Tư vấn.
b) Các thí nghiệm kiểm tra độ PH, dung trọng và thành phần chất rắn sẽ được thực hiện
theo yêu cầu của Tư vấn.
1.4.2. Kiểm tra chất lượng các vật liệu
A.Xi măng
Việc chuyển giao mỗi lô xi măng tới công trường phải kèm theo báo cáo thí nghiệm phù
hợp của nhà sản xuất và phải trình báo cáo này cho Tư vấn .


Chuyên đề 3:Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu

Nhà thầu phải lấy mẫu của chất độn thêm mỗi tuần một lần cho các thí nghiệm kiểm tra
chất lượng dưới đây:
i)

Độ mịn (sàng 45 micrô)

ii) Trọng lượng riêng
iii) Tính chất thay đổi của độ mịn và trọng lượng riêng
Nhà thầu sẽ phải lấy một mẫu thử của hỗn hợp Xi măng và chất độn thêm cho các thí
nghiệm kiểm tra dưới đây:
Cho mỗi 500 tấn, với ít nhất 1 mẫu phân tích thành phần hóa học, phản ứng với kiềm, 6
mẫu về sự co ngót của vữa.
Mỗi đặc tính sẽ được lấy bằng giá trị trung bình của ba lần đo cho mỗi thí nghiệm (ngoại
trừ cường độ kháng nén được lấy bằng giá trị trung bình của 6 lần đo).
Hàng tuần, 5kg mẫu thử của hỗn hợp xi măng và chất độn sẽ được giữ lại trong phòng thí
nghiệm để tham khảo khi cần hoặc cho đến khi hết Hợp đồng.

Xi măng sẽ không được sử dụng trước khi chưa biết được cường độ kháng uốn và kháng
nén ở 2 ngày tuổi, các thời gian đông kết ban đầu và cuối cùng và Các tính chất đặc
trưng.
1.4.3.Kiểm soát Chất lượng Bê tông
1. Trừ khi Tư vấn có chỉ dẫn khác, các mẫu thử của bê tông để thực hiện các thí nghiệm
lập phương sẽ phải được Nhà thầu lấy từ máy trộn bê tông, nhưng Tư vấn có thể yêu cầu
lấy mẫu tại vị trí đang đổ bê tông.
2. Các phương pháp được sử dụng để lấy mẫu, chuẩn bị, bảo dưỡng và thí nghiệm các
mẫu bê tông sẽ tuân theo các Tiêu chuẩn TCVN tương ứng.
3. Tần số lấy mẫu
a) Các định nghĩa
Lô : một lô bê tông là một kết cấu hoặc một phần của nó, một nhóm kết cấu hoặc các bộ
phận của các kết cấu tương tự nhau được đổ trong cùng một lần và sử dụng bê tông cùng
loại.
Lấy mẫu : việc lấy mẫu được thực hiện tại mỗi mẻ trộn và một mẻ có thể chỉ một lần lấy
mẫu tùy thuộc vào loại cấp phối Bêtông.
Kết quả : kết quả là giá trị trung bình của các giá trị đo đạc được trên tất cả các mẫu thử
được lấy trong một lần lấy mẫu (nói chung là ba mẫu).
b) Số lần lấy mẫu được thực hiện như sau:
4.

Các thí nghiệm kiểm tra được thực hiện

a) Các thí nghiệm kiểm tra dưới đây sẽ phải được thực hiện cho mỗi lấn lấy mẫu:
b) Trung bình cứ 33 lần lấy mẫu ngoài các thí nghiệm kể trên và theo các chỉ dẫn của
5. Tiêu chuẩn chấp nhận bê tông :
Một lô sẽ được xem là phù hợp với các Điều kiện kỹ thuật khi các điều kiện sau được
thỏa mãn



Chuyên đề 3:Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu

Bê tông loại quy định được xem là phù hợp với Điều kiện kỹ thuật khi giá trị trung bình
của bất kỳ ba kết quả liên tiếp (không cần chung một lô) lớn hơn fc.
6.
Độ sụt của bê tông khi đổ được thí nghiệm sẽ phải không vượt quá các giới hạn của
hỗn hợp thiết kế khác nhau cho phép .
Nói chung, độ sụt, mức độ dễ thi công và nhiệt độ của mỗi loại bê tông sẽ phải được đo
đạc và báo cáo tối thiểu 6 giờ một lần.
7.
Việc sử dụng các Kiểm tra 3;7 ngày tuổi, sự tương quan cường độ giữa 3;7 và 28
ngày có thể thực hiện trong phòng thí nghiệm cho mỗi loại bê tông và được cập nhật liên
tục trong thời hạn Hợp đồng. Dựa trên sự tương quan này, các kết quả thí nghiệm ở 3;7
ngày tuổi có thể được sử dụng như một đặc trưng về các cường độ kháng nén để dự đoán
cường độ vào 90 ngày. Nếu các thí nghiệm kiểm tra cho các cường độ kháng nén quá
thấp, các đo đạc thay thế có thể được thực hiện ngay không cần chờ các kết quả sau 90
ngày.
8. Căn cứ để chấp nhận
a)
Việc chấp nhận các kết quả thí nghiệm về cường độ sẽ phải phù hợp với
TCVN.4453-1995. Không một hỗn hợp nào được sử dụng trong các hạng mục nếu không
được Tư vấn chấp thuận bằng văn bản.
b) Khi mà bản chấp thuận của Tư vấn đã ký cho việc sử dụng hỗn hợp riêng biệt, các
thành phần xi măng, cốt liệu, nước, chất độn và các phụ gia sẽ không được phép thay đổi
trước khi được Tư vấn đồng ý.
9.

Không phù hợp

a) Nếu độ chặt của bê tông không nằm trong các giới hạn quy định, thành phần của bê

tông tươi sẽ phải được kiểm tra ngay lập tức, đặc biệt là hàm lượng nước của các cốt liệu
và khối lượng nước trong bê tông. Nhà thầu sẽ phải làm tất cả các điều chỉnh cần thiết để
đạt được độ chặt đúng quy định.
b) Bê tông tươi không tuân theo các yêu cầu của Điều kiện kỹ thuật sẽ bị loại bỏ.
c) Nếu các kết quả của các thí nghiệm kiểm tra vào 28 ngày tuổi dựa vào các kết quả
của thí nghiệm vào 3;7 ngày tuổi thấp xuống không bình thường Nhà thầu sẽ phải dừng
đổ bê tông, tìm hiểu các nguyên nhân của sự giảm cường độ và thực hiện các biện pháp
xử lý cần thiết.
d) Nếu thí nghiệm kiểm tra vào 28 ngày tuổi xác nhận sự đánh giá từ thí nghiệm 7 ngày
tuổi rằng các đặc tính của bê tông không phù hợp với Điều kiện kỹ thuật thì khối lượng
bê tông do các mẫu này đại diện sẽ được tư vấn xem xét theo các điều dưới đây:
i)
Các lõi được lấy từ các chỗ bị nghi ngờ trong kết cấu sẽ được khoan và thí nghiệm
để xác định cường độ lập phương tương đương của bê tông tại chỗ có phù hợp hay không
với các yêu cầu quy định về cường độ.
ii) Nếu các kết quả thí nghiệm trên các mẫu được lấy theo điểm (i) chỉ ra rằng bê tông
không thỏa mãn các yêu cầu quy định, Tư vấn sẽ quyết định có thực hiện các thí nghiệm
chất tải toàn bộ hoặc tiến hành kiểm tra bằng xung siêu âm hay không.
iii) Nếu theo quan điểm của Tư vấn , các thí nghiệm kiểm tra chất tải không thực tế,
hoặc bộ phận của kết cấu bị hỏng khi thí nghiệm, trong trường hợp có thể được và theo
các hướng dẫn và chỉ đạo của Tư vấn bằng các phương pháp được chấp thuận Nhà thầu


Chuyên đề 3:Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu

sẽ phải gia cố tăng cường mỗi đoạn hoặc phần bê tông bị hỏng để kết cấu đảm bảo được
chức năng của nó.
iv) Các hạng mục sẽ phải bị phá bỏ và xây dựng lại với chi phí do Nhà thầu chịu nếu
như các biện pháp gia cường cốt thép hoặc tăng cường độ không thể thực hiện được.
e) Nếu phát hiện được đối với một loại bê tông hệ số biến động của các kết quả kiểm

tra ở 28 ngày tuổi vượt quá 14%, Nhà thầu và Tư vấn sẽ phải quyết định tăng hàm lượng
xi măng cần thiết để cường độ tiêu chuẩn của bê tông bằng với cường độ phá hủy. Độ
tăng hàm lượng xi măng sẽ do Nhà thầu chịu nếu điều này thuộc trách nghiệm của Nhà
thầu.
1.4

Quy định chung về nghiệm thu công trình

3.2.1. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng
1. Nhà thầu thi công xây dựng phải tự tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng, đặc
biệt các công việc, bộ phận bị che khuất; bộ phận công trình; các hạng mục công trình và
công trình, trước khi yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu. Đối với những công việc xây dựng
đã được nghiệm thu nhưng chưa thi công ngay thì trước khi thi công xây dựng phải
nghiệm thu lại. Đối với công việc, giai đoạn thi công xây dựng sau khi nghiệm thu được
chuyển nhà thầu khác thực hiện tiếp thì phải được nhà thầu đó xác nhận, nghiệm thu.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng kịp thời sau khi có
phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng. Nghiệm thu công trình xây
dựng được phân thành:
a) Nghiệm thu từng công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;
b) Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng;
c) Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.
3. Các hạng mục công trình xây dựng hoàn thành và công trình xây dựng hoàn thành chỉ
được phép đưa vào sử dụng sau khi được chủ đầu tư nghiệm thu.
4. Khi chủ đầu tư, nhà thầu là người nước ngoài thì các biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn
công bộ phận công trình và công trình xây dựng được thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng
nước ngoài do chủ đầu tư lựa chọn.
3.2.2. Nghiệm thu công việc xây dựng
1. Căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng:
a) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;
b) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã

được chấp thuận;
c) Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
d) Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng;
đ) Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá
trình xây dựng;
e) Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan
đến đối tượng nghiệm thu;
g) Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng.


Chuyên đề 3:Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu

2. Nội dung và trình tự nghiệm thu:
a) Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt
tĩnh tại hiện trường;
b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà nhà thầu thi công xây dựng phải thực
hiện để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt
vào công trình;
c) Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng và việc lắp đặt thiết bị so với thiết kế,
tiêu chuẩn xây dựng và tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật;
d) Nghiệm thu cho phép thực hiện công việc tiếp theo. Kết quả nghiệm thu phần xây
dựng được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 4a và Phụ lục 4b của Nghị
định này. Những người trực tiếp nghiệm thu phải ký tên và ghi rõ họ tên trong biên bản
nghiệm thu.
3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
a) Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi
công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu;
b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của
chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công việc của tổng thầu đối với nhà

thầu phụ.
4. Trường hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của nhà thầu thi công xây dựng
thì nhà thầu phải khắc phục hậu quả và chịu mọi chi phí kể cả chi phí kiểm định phúc tra.
Trường hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của chủ đầu tư thì chủ đầu tư phải
có trách nhiệm khắc phục hậu quả và đền bù phí tổn cho nhà thầu thi công xây dựng công
trình.
3.2.3. Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng
1. Căn cứ nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng:
a) Các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 24 của Nghị định này và
các kết quả thí nghiệm khác;
b) Biên bản nghiệm thu các công việc thuộc bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi
công xây dựng được nghiệm thu;
c) Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng;
d) Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng và giai đoạn thi công xây dựng
hoàn thành của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng;
đ) Công tác chuẩn bị các công việc để triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo.
2. Nội dung và trình tự nghiệm thu:
a) Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn
thi công xây dựng, chạy thử đơn động và liên động không tải;
b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường do nhà thầu thi công xây dựng đã thực
hiện;
c) Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng;


Chuyên đề 3:Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu

d) Kết luận về sự phù hợp với tiêu chuẩn và thiết kế xây dựng công trình được phê duyệt;
cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên
bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 5a, 5b và 5c của Nghị định này.
3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:

a) Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc
người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu trong
trường hợp nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng do nhà
thầu phụ thực hiện;
b) Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây
dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu
đối với các nhà thầu phụ.
3.2.4. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa
vào sử dụng
1. Căn cứ nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng
đưa vào sử dụng:
a) Các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều 24 của Nghị định này;
b) Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng;
c) Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành liên động có tải hệ thống thiết bị công nghệ;
d) Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;
đ) Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng
của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng;
e) Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống
cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định.
2. Nội dung và trình tự nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình
xây dựng:
a) Kiểm tra hiện trường;
b) Kiểm tra bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;
c) Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công
nghệ;
d) Kiểm tra các văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về phòng chống
cháy, nổ, an toàn môi trường, an toàn vận hành;
đ) Kiểm tra quy trình vận hành và quy trình bảo trì công trình xây dựng;
e) Chấp thuận nghiệm thu để đưa công trình xây dựng vào khai thác sử dụng. Biên bản

nghiệm thu được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 và Phụ lục 7 của Nghị định này.
3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu gồm:
a) Phía chủ đầu tư:
- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng
công trình của chủ đầu tư;


Chuyên đề 3:Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu

- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng
công trình của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình.
b) Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình:
- Người đại diện theo pháp luật;
- Người phụ trách thi công trực tiếp.
c) Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ
đầu tư xây dựng công trình:
- Người đại diện theo pháp luật;
- Chủ nhiệm thiết kế.


Chuyên đề 3:Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu

MỤC 4:
QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG
1. Quy định chung
Kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng:
1. Đối với các công trình xây dựng khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa phải được kiểm
tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng nhằm đảm bảo an toàn trước khi đưa công
trình vào khai thác sử dụng, bao gồm:

a) Các công trình xây dựng công cộng tập trung đông người như nhà hát, rạp chiếu bóng,
rạp xiếc, trường học, sân vận động, nhà thi đấu, siêu thị và các công trình xây dựng có
chức năng tương tự;
b) Nhà chung cư, nhà làm việc, khách sạn nhiều tầng;
c) Các công trình hóa chất và hóa dầu, công trình kho chứa dầu, khí;
d) Các công trình đê, đập, cầu, hầm lớn.
2. Các công trình quan trọng theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ phải kiểm tra và
chứng nhận chất lượng.
3. Khuyến khích thực hiện kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình
xây dựng đối với các công trình xây dựng không thuộc các trường hợp quy định tại khoản
1 và khoản 2 Điều này.
4. Bộ Xây dựng hướng dẫn hoạt động kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng
đối với công trình xây dựng.
2. Kiểm tra chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng
1. Đối tượng áp dụng:
a) Các công trình phải có chứng nhận sự phù hợp về chất lượng trước khi đưa vào sử
dụng là công trình khi xẩy ra sự cố có nguy cơ gây thảm hoạ đối với người, tài sản và
môi trường gồm: công trình tập trung đông người như nhà hát, rạp chiếu bóng, rạp xiếc,
hội trường, trường học, sân vận động, nhà thi đấu, siêu thị và các công trình xây dựng có
chức năng tương tự; nhà chung cư, công trình bệnh viện, nhà làm việc, công trình khách
sạn, công trình hóa chất, hóa dầu, chế biến khí, kho chứa dầu, khí không phân biệt cấp và
các công trình đê, đập, cầu, hầm từ cấp II trở lên;
b) Các công trình được chứng nhận chất lượng khi có yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà
nước có thẩm quyền; các tổ chức bán bảo hiểm; tổ chức, cá nhân sử dụng hoặc quản lý
công trình (gọi tắt là bên yêu cầu).
2. Nội dung kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng:
a) Đối với đối tượng công trình quy định tại điểm a, mục I của Thông báo này; tuỳ theo
yêu cầu về an toàn đặt ra cho công trình; nội dung kiểm tra, chứng nhận chất lượng phù
hợp có thể là một, một số hoặc toàn bộ các nội dung sau:
- An toàn về khả năng chịu lực của công trình;

- An toàn sử dụng, khai thác và vận hành công trình;


Chuyên đề 3:Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu

- An toàn về phòng cháy và chữa cháy;
- An toàn môi trường.
b) Đối với công trình quy định tại điểm b, mục I của Thông báo này: Phạm vi kiểm tra
chứng nhận sự phù hợp là một bộ phận, một hạng mục hoặc toàn bộ công trình theo các
tiêu chí chất lượng cụ thể do bên yêu cầu đặt ra.
3. Điều kiện năng lực đối với tổ chức chứng nhận chất lượng công trình xây dựng:
a) Tổ chức chứng nhận chất lượng phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động tư vấn xây
dựng theo quy định của pháp luật phù hợp với loại, cấp công trình và nội dung chứng
nhận chất lượng. Về kinh nghiệm tối thiểu đã từng tham gia một trong các hoạt động tư
vấn xây dựng sau: quản lý dự án, thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng và kiểm
định chất lượng công trình xây dựng trong thời gian liên tục 5 năm gần nhất và không có
vi phạm trong hoạt động xây dựng.
b) Các cá nhân trực tiếp thực hiện công tác kiểm tra và chứng nhận chất lượng phải có
chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoặc giám sát thi công xây dựng phù hợp với
công việc được phân công thực hiện. Các cá nhân này không có vi phạm trong hoạt động
xây dựng trong thời gian 3 năm gần nhất. Cán bộ đảm nhận cương vị chủ trì công việc
kiểm tra, chứng nhận chất lượng phải có trên 10 năm công tác trong lĩnh vực chuyên môn
phù hợp
4. Chi phí kiểm tra, chứng nhận chất lượng công trình xây dựng:
a) Đối với các công trình phải có chứng nhận chất lượng:
Chi phí kiểm tra và chứng nhận chất lượng công trình xây dựng do chủ đầu tư trả cho tổ
chức chứng nhận chất lượng được lấy từ chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình.
Khi chi phí kiểm tra và chứng nhận chất lượng vượt quá 35% chi phí giám sát thi công
xây dựng của chính đối tượng được chứng nhận chất lượng, thì chủ đầu tư trình người

quyết định đầu tư quyết định.
b) Đối với các công trình được chứng nhận chất lượng khi có yêu cầu:
Chi phí kiểm tra và chứng nhận chất lượng do Chủ đầu tư hoặc do bên có yêu cầu chứng
nhận chất lượng công trình trả thông qua thoả thuận với chủ đầu tư.
c) Tổ chức chứng nhận chất lượng có trách nhiệm lập dự toán cho công việc kiểm tra,
chứng nhận chất lượng tương ứng với nội dung và phạm vi kiểm tra, chứng nhận chất
lượng trình chủ đầu tư phê duyệt.
5. Bảo trì công trình xây dựng
Công trình sau khi được nghiệm thu đưa vào sử dụng phải được bảo trì để vận hành, khai
thác lâu dài.
a -Thời hạn bảo trì công trình xây dựng (Theo quy định tại điều 32, Nghị định số
209/2004/NĐ-CP - Thời hạn bảo trì công trình được tính từ ngày nghiệm thu đưa công
trình xây dựng vào sử dụng cho đến khi hết niên hạn sử dụng, theo quy định của nhà thầu
thiết kế xây dựng công trình.
- Trường hợp công trình xây dựng vượt quá niên hạn sử dụng nhưng có yêu cầu được tiếp
tục sử dụng thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải xem xét, quyết định cho
phép sử dụng trên cơ sở kiểm định đánh giá hiện trạng chất lượng công trình do tổ chức


Chuyên đề 3:Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu

tư vấn có đủ điều kiện năng lực thực hiện. Người quyết định cho phép sử dụng công trình
xây dựng phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
b - Quy trình bảo trì công trình xây dựng (Theo quy định tại điều 33, Nghị định số
209/2004/NĐ-CP, ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình).
Đối với công trình xây dựng mới, nhà thầu thiết kế, nhà sản xuất thiết bị công trình lập
quy trình bảo trì công trình xây dựng phù hợp với loại và cấp công trình xây dựng.Nhà
thầu thiết kế xây dựng công trình lập quy trình bảo trì từng loại công trình xây dựng trên
cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì công trình xây dựng tương ứng.
Đối với các công trình xây dựng đang sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì thì chủ sở

hữu, chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng phải thuê tổ chức tư vấn kiểm định lại chất
lượng công trình xây dựng và lập quy trình bảo trì công trình xây dựng.
c - Trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trìnhxây dựng trong
việc bảo trì công trình xây dựng (Theo quy định tại điều 34, Nghị định số 209/2004/NĐCP, ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình).
Chủ sở hữu, người quản lý sử dụng công trình xây dựng trong việc bảo trì công trình xây
dựng có trách nhiệm sau đây:
- Tổ chức thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo quy trình bảo trì công trình xây
dựng.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chất lượng công trình xây dựng bị xuống cấp
do không thực hiện quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định.
6. Tổ chức thực hiện:
Việc thực hiện kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng là bắt
buộc đối với những công trình xây dựng nêu tại điểm a, mục 1 của thông báo này. Đồng
thời là một phần trong hồ sơ quản lý chất lượng công trình xây dựng trước khi nghiệm
thu, bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng.
Sở Xây dựng chủ trì xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo phân cấp,
cũng như các vi phạm liên quan đến chất lượng công trình xây dựng của các bên liên
quan.


Chuyên đề 3:Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu

MỤC 5:
ÁP DỤNG QUY CHUẨN VÀ TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG TRONG GIÁM SÁT
THI CÔNG XÂY DỰNG CTGT
Đảm bảo kỷ cương tiêu chuẩn hóa là điều kiện tiên quyết để kiểm soát chất lượng và
chống tiêu cực trong xây dựng CTGT
1. Một số vấn đề chung
Tiêu chuẩn hóa là một lĩnh vực hoạt động bao gồm việc nghiên cứu, xây dựng, ban
hành & áp dụng tiêu chuẩn nhằm đưa ra các hoạt động của xã hội, đặc biệt là hoạt động

sản xuất, kinh doanh vào cùng một chuẩn mực, cùng một mức chất lượng đã được khẳng
định trước đó như một thước đo chuẩn để làm cơ sở thống nhất cho việc kiểm soát chất
lượng trong quá trình triển khai thực hiện & đánh giá kết quả thực hiện của những hoạt
động đó. Mục tiêu của tiêu chuẩn hóa là để đạt được hiệu quả chung có lợi nhất cho xã
hội. Trong xây dựng công trình thì tiêu chuẩn hóa là điều kiện tiên quyết, định ngay trong
giai đoạn chuẩn bị đầu tư để làm cơ sở cho việc khảo sát, tính toán, thiết kế, triển khai thi
công xây dựng, giám sát chất lượng, nghiệm thu bàn giao & bảo trì khai thác công trình.
Nội dung hoạt động của tiêu chuẩn hóa không chỉ dừng lại ở việc xây dựng & ban hành
tiêu chuẩn mà còn ở chỗ làm thế nào để áp dụng tốt các tiêu chuẩn đó vào thực tiễn. Vì
vậy sau khi đã có tiêu chuẩn còn phải tiến hành một loạt tiêu chuẩn đã được ban hành,
theo dõi kiểm tra việc thực hiện & chấp hành các tiêu chuẩn đó, tiếp nhận ý kiến phản hồi
từ thực tiễn để sửa chữa hoàn thiện, soát xét hay thay thế các tiêu chuẩn không còn phù
hợp để đáp ứng trình độ phát triển của nền kinh tế & của khoa học công nghệ. Hoạt động
tiêu chuẩn hóa trong xây dựng giao thông vừa qua đã thực sự trở thành cụ đắc lực của
công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng đối với các bước thực hiện dự án. Tuy vậy, hoạt
động này cũng đã bộc lộ những vấn đề cần được xem xét để có những biện pháp phù hợp
nhằm đảm bảo kỷ cương trong công tác tiêu chuẩn hóa. Đó là các vấn đề quan niệm về
qui chuẩn xây dựng, các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng & các tiêu chuẩn mang tính khuyến
nghị áp dụng, hệ thống tiêu chuẩn, qui trình, qui phạm yêu cầu & chỉ dẫn kỹ thuật của dự
án, qui trình công nghệ, hội nhập kinh tế khu vực & quốc tế với yêu cầu đổi mới hệ thống
tiêu chuẩn xây dựng giao thông & nhất là thể chế hòa việc áp dụng tiêu chuẩn khi thực
hiện các dự án xây dựng giao thông theo Luật xây dựng, Pháp lệnh chất lượng hàng hóa
& Nghị định 178 của Chính phủ.
2. Qui chuẩn xây dựng & các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng trong xây dựng liên quan
đến xây dựng giao thông.
Điều 6, khoản 2 của Luật xây dựng, đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4
thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 & ban hành, qui định: “Hoạt động xây dựng phải
tuân thủ các qui chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng”.
Theo định nghĩa của Luật xây dựng ở khoản 18 điều 3 thì “Qui chuẩn xây dựng là
các qui định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do cơ quan quản Nhà nước có

thẩm quyền về xây dựng ban hành”. Đối với xây dựng công trình giao thông chưa được
ban hành nhưng một số yêu cầu tối thiều mang tính chung bắt buộc tuân thủ đã được xác
định trong Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GTVT số 556/1999/CÔNG TRÌNH-BGTVT. Đó là
các số liệu về khí hậu xây dựng, địa chất, thủy văn, phân vùng động đất, phòng chống
cháy nổ, phòng chống sét, bảo vệ môi trường, an toàn công trình dưới tác động của khí
hậu địa phương, an toàn lao động.


Chuyên đề 3:Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu

Như vậy, theo các qui định nêu trên của Luật xây dựng & Nghị định 179 thì công
trình xây dựng giao thông bắt buộc phải tuân thủ qui chuẩn xây dựng & các tiêu chuẩn
xây dựng được Bộ xây dựng, Bộ GTVT công bố bắt buộc áp dụng liên quan đến công
trình đó & bắt buộc phải tuân thủ các tiêu chuẩn được Bộ GTVT quyết định sử dụng cho
chính công trình đó. Trong khi qui chuẩn xây dựng chưa được hoàn thiện, phần qui chuẩn
xây dựng chi tiết liên quan đến xây dựng công trình giao thông chưa được ban hành, các
tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng chưa được công bố đầy đủ & các tiêu chuẩn tự nguyện áp
dụng cũng như các tiêu chuẩn nước ngoài có thể áp dụng rất đa dạng& phong phú (theo
Thông tư số 07 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý & áp dụng các tiêu chuẩn qui phạm
kỹ thuật xây dựng thì “Tiêu chuẩn xây dựng hiện hành của các tổ chức & các nước sau
đây: ISO, EURO, Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Nhật, Đức, Nga sau khi được duyệt thẩm định của
các Bộ chuyên ngành thì không cần có sự thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Xây dựng”)
thì việc quan trọng nhất hiện nay là đối với mỗi dự án xây dựng công trình giao thông, kể
cả các dự án do các địa phương, các bộ ngành khác làm chủ đầu tư, đều phải có quyết
định của Bộ GTVT về các tiêu chuẩn sử dụng cho từng dự án đó. Đây chính là nội dung
công việc cần được thể chế hóa để tăng cường một bước việc đảm bảo kỷ cương tiêu
chuẩn hóa trong các dự án xây dựng giao thông. Có như vậy mới có thể thống nhất xác
định được mức chất lượng hay còn gọi là tiêu chuẩn của sản phẩm, ở đây là các công
trình giao thông được xây dựng mới ngay từ kyhi bắt đầu & trong khi thực hiện dự án
đầu tư. Mức chất lượng, hay nói cách khác là tiêu chuẩn chất lượng cần được khẳng định

ngay từ đầu, chính là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của việc thực hiện dự án
đầu tư. Do vậy, mục đích này cần được quyết định trước để làm cơ sở cho việc khảo sát,
thiết kế, thi công, giám sát chất lượng kể cả chất lượng vật liệu, nghiệm thu từng giai
đoạn, nghiệm thu bàn giao & bảo trì khai thác công trình.
3. Tiêu chuẩn, qui phạm, qui trình công nghệ, định mức kinh tế kỹ thuật trong xây
dựng.
Nghị định 141/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 24/8/1982
định nghĩa: “Tiêu chuẩn là một văn bản pháp chế kỹ thuật trong đó đề ra các qui định
thống nhất & hợp lý được xây dựng theo một thủ tục nhất định, trình bày theo một thể
thức nhất định do một cơ quan có thẩm quyền ban hành để bắt buộc áp dụng hoặc khuyến
khích áp dụng cho các bên liên quan. Qui phạm, qui trình là một dạng tiêu chuẩn”. Định
nghĩa này cho thấy tiêu chuẩn là một văn bản pháp chế kỹ thuật. Trên thực tế trước năm
1990 có tới 95% các tiêu chuẩn được ban hành ở Việt Nam nói chung & tiêu chuẩn xây
dựng, kể cả xây dựng giao thông nói riêng là bắt buộc áp dụng. Ai làm khác với tiêu
chuẩn phải làm đơn xin phép ngoại lệ áp dụng tiêu chuẩn.
Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa & yêu cầu hội nhập kinh
tế khu vực & quốc tế hiện nay đối với nước ta đã làm thây đổi quan niệm về tiêu chuẩn.
Việt Nam đã chấp nhận định nghĩa của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) như sau:
“Tiêu chuẩn là một tài liệu kỹ thuật, được thiết lập bằng cách thỏa thuận trong đó nêu ra
các qui tắc, hướng dẫn hoặc là các đặc tính của các hoạt động hay kết quả của các hoạt
động, do một cơ quan được công nhận phê duyệt, để sử dụng lặp lại nhằm đạt được mức
độ tối ưu trong một hoàn cảnh nhất định”.
Quyết định số 25/2001 – BXD định nghĩa tiêu chuẩn xây dựng như sau: “Tiêu
chuẩn xây dựng là những qui định, nguyên tắc, nguyên lý chung, các định mức, các
hướng dẫn về kỹ thuật kinh tế cụ thể có liên quan đến hoạt động xây dựng, bao gồm
những qui định thống nhất được trình bày dưới dạng văn bản pháp qui kỹ thuật, theo một
thể thức nhất định, trong một khung cảnh nhất định, nhằm đặt được một mức đọ để làm


Chuyên đề 3:Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu


căn cứ đánh giá đối với một vấn đề kinh tế kỹ thuật cụ thể hoặc tiềm ẩn trong xây dựng”.
Trong quyết định này cũng nêu rõ khái niệm Qui phạm xây dựng là văn bản tiêu chuẩn
trong lĩnh vực xây dựng, là các qui định gắn kết các tiêu chuẩn cần sử dụng để đi đến
hoàn chỉnh một qui trình công nghệ trong xây dựng & coi định mức kinh tế kỹ thuật là
một dạng văn abnr tiêu chuẩn.
Khoản 20, điều 3 của Luật xây dựng định nghĩa: “Tiêu chuẩn Xây dựng là các qui
định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc
kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật & các chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng. Tiêu chuẩn
xây dựng gồm tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng & tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng”. Như
vậy, việc cần thiết hiện nay là phải rà soát, phối hợp với Bộ Khoa học & Công nghệ cũng
như Bộ Xây dựng để từng bước công bố các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng trong lĩnh vực
xây dựng giao thông, Công việc này đòi hỏi phải có lộ trình & thời gian nhất định. Do đó
để đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn hóa trong xây dựng giao thông, cách
làm cần thiết & khả thi nhất trước mắt là thực hiện chế hóa việc áp dụng tiêu chuẩn bằng
cách Bộ GTVT sẽ phải quyết định danh mục các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng cho từng
dự án. Điều này hoàn toàn tuân thủ qui định của khoản 2 điều 9 của Nghị định 179 về
việc công bố những sản phảm gì phải áp dụng những tiêu chuẩn tương ứng nào như đã
nêu ở mục 2 trên đây.
4. Yêu cầu đổi mới hệ thống tiêu chuẩn xây dựng giao thông để hội nhập kinh tế khu
vực & quốc tế
Để thực hiện AFTA (ASEAN Free Trade Area), các chương trình sau đây đã được
đề xuất thực hiện:
Ưu đãi về thuế quan
Hài hòa tiêu chuẩn
Công nhận lẫn nhau trong thử nghiệm & chứng nhận chất lượng sản phẩm
Xóa bỏ những hạn chế về đầu tư nước ngoài
Xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp nước ngoài thuộc khối ASEAN
với doanh nghiệp trong nước.

Là thành viên chính thức từ 28/7/1995, Việt Nam đã cùng cam kết thực hiện mọi
hiệp định, tuyên bố & thỏa thuận của ASEAN trong lĩnh vực kinh tế. Trong lĩnh vực xây
dựng nói chung, kể từ tháng 7 năm 1997 Chính phủ Việt Nam đã gửi văn kiện tham gia
Hiệp định ưu đãi các nhà thẩu ASEAN trong sở tuyển, tạo điều kiện để các doanh nghiệp
xây dựng của Việt Nam có cơ hội tham gia đầu thầu các dự án của các nước trong khối
ASEAN. Hiệp định nói trên đã được các nước ASEAN ký kết từ năm 1986 khi chỉ mới
có 6 dự án do WB hoặc ADB tài trợ, ở giai đoạn sơ tuyển sẽ có ít nhất 1 nhà thầu ASEAN
được lọt vào danh sách ngắn.
Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 06/1999/QĐ-TTg phê duyệt Nghị định
thư để thực hiện các cam kết đợt đầu trong khuôn khổ Hiệp định khung về hợp tác dịch
vụ ASEAN. Tại vòng đàm phán thứ nhất về dịch vụ ASEAN, ngành xây dựng nước ta đã
cam kết thực hiện một số nội dung xóa bỏ rào cản như qui định về giấy phép, chứng
nhận, về xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng hài hòa. Trước hết, rào cản phi thuế
quan về tiêu chuẩn kỹ thuật cần được dỡ bỏ trong các nước ASEAN. Do vậy các nước
ASEAN quyết định thành lập Ủy ban Tư vấn về tiêu chuẩn & Chất lượng viết tắt là


×