Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

giáo án về đại thi hào nguyễn du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.4 KB, 10 trang )

Tuần: 30
Tiết: 81
Ngày soạn: 5/ 3/ 2018
TRUYỆN KIỀU
Phần 1: Tác giả Nguyễn Du
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp Hs:
1. Kiến thức
- Nắm được những yếu tố kết tinh nên thiên tài Nguyễn Du: thời đại, gia đình và cuộc đời
- Biết được những nội dung cơ bản và nghệ thuật chủ yếu của Truyện Kiều.
2. Kĩ năng:
- Nhìn nhận sự tiếp nhận với mức độ phổ thông một đỉnh cao văn học.
3. Thái độ:
- Có thái độ trân trọng những di sản văn hóa, văn học dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tư duy
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học…
II. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Em hãy đọc thuộc lòng 8 câu thơ cuối của đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của
người chinh phụ” trích “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn và nêu nội dung, nghệ
thuật của tác phẩm.
3. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
Phương pháp/ Kĩ thuật: Thuyết giảng
Gv thuyết giảng: “Truyện Kiều” là một niềm say mê lớn trong hàng trăm năm đối với
hàng triệu người. Nhắc đến “Truyện Kiều” không ai là không biết đến tên tuổi của đại thi
hào Nguyễn Du – người đã có những đóng góp to lớn cho nền văn học dân tộc trên nhiều
phương diện cả nội dung và nghệ thuật. Nhân dịp kỉ niệm 200 năm ngày sinh của ông, Tố


hữu đã sáng tác bài thơ “Kính gửi cụ Nguyễn Du”, như một nén tâm hương, một lời tri ân
sâu sắc của hậu thế dành cho Nguyễn Du và kiệt tác “Truyện Kiều”:
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru tháng ngày”
Để hiểu rõ hơn về con người, cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của vị danh nhân
này, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về tác gia văn học Nguyễn Du.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
Phương pháp: Nêu vấn đề, diễn giảng, vấn đáp, thảo luận
Kĩ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, đọc hợp tác…


Hoạt động của GV và HS
Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Du
Gv: Gọi một học sinh đọc phần I, SGK.
Gv: Em hãy trình bày một vài nét tiêu biểu về tác
giả Nguyễn Du?
Hs trả lời
Gv chốt:
- Nguyễn Du sinh năm 1765.
- Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
- Quê ở làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Xuất thân trong một gia đình phong kiến quyền
quý, nhiều đời làm quan, và nhiều người sáng tác
văn chương.
Gv: Em hãy cho biết ông sinh ra trong một gia
đình như thế nào?
HS trả lời.
Gv yêu cầu Hs chú ý SGK và hỏi:

Em hãy cho biết những mốc thời gian quan trọng
trong cuộc đời Nguyễn Du?
HSTL:
Thời niên thiếu.
Thời thanh niên.
Ra làm quan cho triều Nguyễn.
Gv gọi Hs trả lời các câu hỏi:
+ Thời niên thiếu của Nguyễn Du có gì đáng chú
ý? Nó có thuận lợi gì đối với ông?
Hs trả lời
Gv nhấn mạnh: Nguyễn Du sống tại Thăng Long
trong một gia đình phong kiến quyền quý, được
sống trong vàng son nhung lụa-> từ đó có thể
thấy trong thời gian này ông có nhiều thời gian để
dùi mài kinh sử, và có dịp để hiểu biết về cuộc
sống phong lưu, xa hoa của giới qúy tộc và thân
phận đau khổ của ca nhi, kĩ nữ.
+ Thời thanh niên, Nguyễn Du trải qua những
mốc thời gian quan trọng nào? Điều đó đã ảnh
hưởng như thế nào đến quan điểm sáng tác của
ông?
Gv mở rộng:
-1783: Nguyễn Du thi đỗ Tam trường, nhận chức
quan nhỏ ở Thái Nguyên.
- Từ năm 1789: Ông phải nếm trải cuộc sống bần
hàn nghèo khó loạn lạc, trước khi ra làm quan

Nội dung cần đạt
I. Cuộc đời
1. Tiểu sử


- Nguyễn Du sinh năm 1765.
- Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh
Hiên.
- Quê ở làng Tiên Điền, Nghi
Xuân, Hà Tĩnh.
- Xuất thân trong một gia đình
phong kiến quyền quý.
- Cha và anh đều giữ chức tước cao
trong triều đình Lê – Trịnh.
- Mẹ Trần Thị Tần người Kinh Bắc.
2. Các mốc thời gian quan trọng

a. Thời niên thiếu:

- Nguyễn Du sống trong một gia
đình phong kiến quyền quý -> từ đó
có hiểu biết về cuộc sống phong lưu,
xa hoa của giới qúy tộc và thân phận
đau khổ của ca nhi, kĩ nữ.

b. Thời thanh niên:

- 1783: Nguyễn Du thi đỗ Tam
trường, nhận chức quan nhỏ ở Thái
Nguyên.
- Từ năm 1789: Ông lâm vào cảnh


cho nhà Nguyễn.

-“Mười năm gió bụi” trên quê vợ Thái Bình ->
thấu hiểu cuộc sống cơ cực, nghèo khổ của người
nông dân nghèo. Hơn mười năm chìm nổi long
đong ngoài đất Bắc, Nguyễn Du sống gần gũi
nhân dân và thấm thía biết bao nỗi ấm lạnh kiếp
người, đặc biệt là người dân lao động, phụ nữ, trẻ
em, cầm ca, ăn mày… những con người “dưới
đáy”. Chính nỗi bất hạnh lớn trong cuộc đời đã
hun đúc nên thiên tài Nguyễn Du – nhà nhân đạo
chủ nghĩa lớn.
+ Sau khi ra làm quan, Nguyễn Du có những sự
kiện gì đáng chú ý? Từ những tác động đó, nó có
ảnh hưởng gì đến sự nghiệp sáng tác văn thơ của
ông?
Gv chốt:
- 1802 Nguyễn Du ra làm quan cho nhà Nguyễn.
Cũng trong năm này, ông nhậm chức tri huyện tại
huyện Phù Dung, sau đổi sang tri phủ Thường
Tín.
- Từ năm 1805 – 1809 ông được thăng chức
Đông Các điện học sĩ.
- 1809 Được bổ làm Cai bạ dinh Quảng Bình.
- 1813: Ông được thăng Cần Chánh điện học sĩ
và giữ chức chánh sứ đi Trung Quốc ->từ đây,
Nguyễn Du trực tiếp tiếp xúc với một nền văn
hóa mà từ nhỏ ông đã quen thuộc qua nhiều sử
sách và thơ văn. Chuyến đi sứ để lại những dấu
ấn sâu đậm trong thơ văn, đặc biệt góp phần nâng
tầm khái quát của những tư tưởng về xã hội và
thân phận con người trong sáng tác của ông.

-1820: Nguyễn Du lại được cử đi sứ sang Trung
Quốc lần hai, nhưng chưa kịp đi thì mất.
Gv dẫn dắt chuyển ý: Như vậy, chúng ta đã cùng
nhau tìm hiểu về cuộc đời của đại thi hào Nguyễn
Du, từ đó giúp cho chúng ta hiểu hơn về cuộc
đời, cũng như các mốc thời gian quan trọng của
ông. Vậy thì từ đâu mà Nguyễn Du trở thành một
đại thi hào? Để hiểu hơn chúng ta qua phần 3 các
yếu tố kết tinh nên thiên tài Nguyễn Du.
Gv:
+ Theo dõi tiểu dẫn em hãy cho biết xã hội Việt
Nam cuối thế kỉ XVIII – đầu XIX có gì đặc biệt?
Hs dựa vào SGK trình bày

khốn khó, ở nhờ quê vợ Thái Bình.
-> Thấu hiểu cảnh nghèo khó của
nhân dân.

c. Ra làm quan với triều Nguyễn
(1802-1820):

- 1802 Nguyễn Du ra làm quan cho
nhà Nguyễn. Cũng trong năm này,
ông nhậm chức tri huyện tại huyện
Phù Dung, sau đổi sang tri phủ
Thường Tín.
- Từ năm 1805 – 1809 ông thăng
chức Đông Các điện học sĩ.
- 1809 Được bổ làm Cai bạ dinh
Quảng Bình.

- 1813: Ông được thăng Cần Chánh
điện học sĩ và giữ chức chánh sứ đi
Trung Quốc.
- 1820: Nguyễn Du lại được cử đi sứ
sang Trung Quốc lần hai, nhưng
chưa kịp đi thì mất.

3. Những yếu tố kết tinh nên thiên
tài Nguyễn Du

a. Thời đại
- Cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ
XIX -> thay đổi triều đại.


+ Một xã hội loạn lạc như vậy thì cuộc sống con
người trở nên như thế nào?
->Số phận con người điêu đứng, chà đạp :
“Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
+ Sống dưới một thời đại có nhiều biến động như
vậy, Nguyễn Du có bị tác động đến quan niệm
sáng tác không?
Hs trình bày ý kiến cá nhân
Gv diễn giảng: Một thời đại bão táp của lịch sử,
những cuộc chiến tranh kéo dài triền miên giữa
các tập đoàn phong kiến đã làm cho cuộc sống xã
hội trở nên điêu đứng, số phận con người bị chà
đạp thê thảm.
=> Môi trường sống có ảnh hưởng lớn tới quan

điểm nhân sinh và sáng tác của tác giả.
Gv hỏi: Theo em, nó có tác động như thế nào?
=> Bối cảnh xã hội với nhiều biến động dữ dội,
nhiều sự kiện lịch sử trọng đại trên, chính là cơ sở
sâu xa làm xuất hiện những quan niệm mới về
nhân sinh, về xã hội và con ngời trong đó có trào
lưu nhân đạo chủ nghĩa với tư tưởng chống đối
các thế lực phong kiến chà đạp con người với sự
đề cao con người, đề cao cuộc sống trần tục và
đòi giải phóng tình cảm con người.
Gv yêu cầu Hs chú ý SGK và hỏi: Gia đình và
quê hương Nguyễn Du có tác động đặc biệt gì
đến ông?
Hs trình bày
Gv mở rộng:
- Gia đình:
+ Cha: Nguyễn Nghiễm (1708-1775), là người
tài hoa, từng giữ chức tể tướng.
+ Mẹ: Trần Thị Tần (1740-1778), là người con
gái xứ Kinh Bắc.
→ Gia đình quyền quý, nhiều khoa bảng. Như
câu thơ:
“Bao giờ ngàn hống hết cây
Sông Rum hết nước họ này hết quan”
Để chỉ rõ rằng gia đình ông là một gia đình quyền
quý, nhiều đời làm quan, giàu truyền thống văn
học.
- Quê hương:
+ Cha: Hà Tĩnh: là vùng đất “Địa linh nhân kiệt”,


->Một thời đại bão táp của lịch sử,
những cuộc chiến tranh kéo dài triền
miên giữa các tập đoàn phong kiến
đã làm cho cuộc sống xã hội trở nên
điêu đứng, số phận con người bị chà
đạp thê thảm.

b. Gia đình và quê hương
- Quê hương núi Hồng sông Lam
cùng với truyền thống khoa bảng
lớn cũng là yếu tố quan trọng làm
nên thiên tài Nguyễn Du.


có truyền thống hiếu học. Nhiều câu hò, điệu ví…
+ Mẹ: Bắc Ninh: cái nôi của dân ca quan họ.
+ Sinh trưởng tại kinh thành Thăng Long nghìn
năm văn hiến.
+ Quê vợ: Thái Bình.
→ Từ đó cho thấy, Nguyễn Du chịu ảnh hưởng từ
nhiều vùng văn hóa khác nhau, tiếp thu nhiều
truyền thống văn hóa phong phú của nhiều vùng
miền, tạo điều kiện cho việc tổng hợp nghệ thuật
trong sáng tác văn chương.
Gv dẫn và hỏi: Để kết tinh nên một thiên tài
Nguyễn Du, không chỉ cần các yếu tố khách quan
như thời đại, quê hương gia đình, mà còn phải nói
đến yếu tố chủ quan đó là tài năng, sự cố gắng
của bản thân. Vậy theo em, Nguyễn Du là con
người như thế nào?

HSTL
Gv thuyết trình:
- Là một con người tài năng, Nguyễn Du có năng
khiếu văn từ thuở nhỏ, tư chất thông minh, ham
học, sinh ra trong một gia đình có truyền thống
văn học.
- Là người có hiểu biết sâu rộng, có vốn sống
phong phú, Nguyễn Du đã sống nhiều năm lưu
lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời và thân phận con
người trong thời loạn lạc, dâu bể.
- Khi làm quan bất đắc dĩ dưới triều Nguyễn, ông
đã từng đi sứ sang Trung Quốc, qua nhiều vùng
đất rộng lớn, tiếp xúc với nền văn hóa rực rỡ ở
Trung Hoa. Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng
lớn đến sáng tác của Nguyễn Du.
- Là người có một trái tim giàu tình yêu thương.
Chính ông đã từng viết trong “Truyện Kiều”:
“Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
- Xuất thân trong một gia đình phong kiến đại
quý tộc có danh vọng vào loại bậc nhất đương
thời, nhưng Nguyễn Du sống trong nhung lụa
không được bao lâu. Bởi vì nhà thơ lớn lên giữa
lúc gia đình đang sụp đổ, nhanh chóng theo đà
sụp đổ của tập đoàn phong kiến thống trị Lê Trịnh. Nguyễn Du phải sớm đương đầu với
những biến cố lớn lao của gia đình và xã hội. Có
lúc nhà thơ cũng bị hất ra giữa cuộc đời, đã từng

c. Bản thân
Cuộc đời gió bụi, phiêu bạc trong

loạn lạc chính là yếu tố quan trọng
để ông có vốn sống và tư tưởng làm
nên tác phẩm đỉnh cao văn học:
Truyện Kiều.


chịu nhiều nỗi bất hạnh. Ông có một thời gian dài
khoảng 16 năm sống lưu lạc ở quê vợ ở Thái
Bình, quê cha Hà Tĩnh. Những năm tháng bất
hạnh này có ảnh hưởng trực tiếp quyết định đến
sự hình thành con người nghệ sĩ vĩ đại ở ông.
- Nguyễn Du là một nhà thơ có tấm lòng nhân
đạo sâu xa. Qua thơ chữ Hán, Văn chiêu hồn,
Truyện Kiều ta thấy ông luôn day dứt về số phận
con người, trong tác phẩm của mình đã hơn một
lần nhà thơ thốt lên:
“Ðau đớn thay, phận đàn bà!
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
Gv hướng dẫn Hs khái quát: Nguyễn Du đã có
những yếu tố cơ bản để trở thành một nghệ sĩ
thiên tài: tài năng, tri thức, vốn sống, tâm hồn, tư
tưởng tình cảm.
Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu về hoạt động văn
học.
GV: Trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du
gồm những bộ phận sáng tác nào?
HSTL: Sáng tác bằng chữ Hán và sáng tác bằng
chữ Nôm.
Gv:
+ Em hãy trình bày bộ phận sáng tác bằng chữ

Hán của Nguyễn Du?
HSTL:
“Thanh hiên thi tập”, (78 bài)
“Nam trung tạp ngâm”, (40 bài)
“Bắc hành tạp lục”, (131 bài)
Gv chia lớp làm 3 nhóm để tìm hiểu về 3 tập thơ.
Các nhóm thảo luận. Đại diện trình bày
Nhóm 1:
+ Trình bày những hiểu biết của em về “Thanh
hiên thi tập”?
Nhóm 2:
+ Em hãy cho biết những nét chính về “Nam
trung tạp ngâm”? Ở tập thơ này thể hiện tâm
trạng gì của tác giả?
Nhóm 3:
+ “Bắc hành tạp lục” gồm bao nhiêu bài, được
viết trong thời gian nào? Nêu nội dung chính?
Gv nhận xét, nhấn mạnh:
- “Thanh hiên thi tập”, (78 bài), viết trong khoảng
thời gian lưu lạc trước khi ra làm quan, chứa

* Tóm lại: Nguyễn Du đã có những
yếu tố cơ bản để trở thành một nghệ
sĩ thiên tài: tài năng, tri thức, vốn
sống, tâm hồn, tư tưởng tình cảm.
II. Sự nghiệp văn học
1. Các sáng tác chính

a. Sáng tác bằng chữ Hán


- “Thanh hiên thi tập”, (78 bài) ),
viết trong khoảng thời gian lưu lạc


đựng tình cảm quê hương thân thuộc, có khi ốm
đau mà chẳng thuốc thang gì, có lúc đói rét phải
nhờ cậy vào lòng thương của người khác. Tâm sự
của tác giả trong thời kì này là một tâm sự buồn
rầu, có khi chán nản uất ức.
“Thập tải phong trần khứ quốc xa
Tiêu tiêu bạch phát kí nhân gia
Trường đồ nhật mộ tân du thiển
Nhất nhất xuân hàn cựu bệnh đa…”
(U Cư – bài 1)
Tạm chuyển lục bát:
“Mười năm gió bụi quê xa
Phơ phơ tóc trắng nương nhà của ai
Trời chiều bạn ít đường dài
Mùa xuân bệnh cũ rét cài một gian”.
(Ở nơi vắng vẻ)
- “Nam trung tạp ngâm”, (40 bài), viết trong thời
gian làm quan cho nhà Nguyễn, nói lên tâm trạng
bất đắc chí. Mở đầu tập là bài “Phượng hoàng lộ
thượng tảo hành” (Trên đường Phượng Hoàng)
và cuối tập là bài “Đại các cửu tư quy” (Làm
thay người đi thú lâu năm mong về).
Những bài thơ trong tập thơ này vẫn là những
tiếng thở dài của nhà thơ trước một thực trạng mà
ông không thấy có gì gắn bó. Trong một số bài,
Nguyễn Du lại nói về sự nghèo túng, ốm đau của

mình (Ngẫu đề, Thủy Liên đạo trung tảo hành…)
hay nói một cách mỉa mai và bóng gió về thói
quen hay chèn ép của các quan lại (Ngẫu đắc,
Điêu khuyển…). Trong một số bài khác, ông than
thở việc ra làm quan là bị nhốt vào lồng củi,
không tìm được đâu những ngày phóng khoáng
tự do nữa (Tân thu ngẫy hứng, Tặng nhân, Vọng
Thiên thai tự…).Và trong một số bài khác nữa,
ông vẫn cứ trở đi trở lại cái tâm sự u uất, bế tắc
của mình (Tạp ngâm, Thu chí…)
- “Bắc hành tạp lục”, (131 bài), viết trong thời
gian đi sứ Trung Quốc, miêu tả những điều tai
nghe mắt thấy.
Điều đặc biệt là mặc dù làm Chánh sứ với biết
bao công việc ngoại giao phiền toái, Nguyễn Du
vẫn viết rất khỏe. Bởi khối lượng tác phẩm trong
“Bắc hành tạp lục” được viết trong khoảng hai
năm đi sứ, đã trội hơn toàn bộ Sáng tác thơ chữ

trước khi ra làm quan, chứa đựng
tình cảm quê hương thân thuộc, có
khi ốm đau mà chẳng thuốc thang
gì, có lúc đói rét phải nhờ cậy vào
lòng thương của người khác. Tâm
sự của tác giả trong thời kì này là
một tâm sự buồn rầu, có khi chán
nản uất ức.

- “Nam trung tạp ngâm”, (40 bài),
viết trong thời gian làm quan cho

nhà Nguyễn, nói lên tâm trạng bất
đắc chí.

- “Bắc hành tạp lục”, (131 bài), viết
trong thời gian đi sứ Trung Quốc,
miêu tả những điều tai nghe mắt
thấy.


Hán của ông.
Sáng tác được nhiều, một phần vì những vấn đề
xã hội trước đây Nguyễn Du mới cảm biết một
cách lờ mờ, thì bây giờ cuộc sống giúp nhà thơ
nhận thấy rõ nét. Phần nữa, nhờ đi ra nước ngoài,
nhà thơ có thể mượn nhiều đề tài lấy từ lịch sử và
hiện tại của nước người để nói những điều
Nguyễn Du muốn nói về nước mình, tránh được
sự công kích của các thế lực phong kiến lúc ấy.
Gv: Em hãy trình bày nội dung của bộ phận sáng
tác này?
HSTL:
- Phê phán chế độ phong kiến Trung Hoa chà đạp
lên quyền sống của con người.
Gv lấy dẫn chứng minh họa:
+ Trong “Tô tần đình”, ông hết lời chử mắng là
phường xu danh trục lợi trong chốn quan trường,
chỉ “cốt cầu phú quý để vênh vang với vợ con”.
Hay giới quan lại “ra ngoài ngựa ngựa xe xe”,
“bàn bàn tán tán như ông Cao ông Qùy”, cốt che
đậy “nanh vuốt, nọc độc” để “nhai xé thịt người

ngọt xớt như đường”. Trong khi đó thì nhân dân
“chỉ là những gầy gò, không ai béo tốt” (Phản
chiêu hồn).
- Ca ngợi, đồng cảm với những nhân cách sống
cao thượng và phê phán những nhân vật phản
động.
- Cảm thông với những thân phận nhỏ bé dưới
đáy xã hội, bị đọa đày, hắt hủi.
- Thể hiện trực tiếp tư tưởng, tình cảm và nhân
cách của Nguyễn Du qua các giai đoạn khác nhau
trong cuộc đời.

=> Nội dung:

- Phê phán chế độ phong kiến
Trung Hoa chà đạp lên quyền sống
của con người.

- Ca ngợi, đồng cảm với những nhân
cách sống cao thượng và phê phán
những nhân vật phản động.
- Cảm thông với những thân phận
nhỏ bé dưới đáy xã hội, bị đọa đày,
hắt hủi.
- Thể hiện trực tiếp tư tưởng, tình
cảm và nhân cách của Nguyễn Du
qua các giai đoạn khác nhau trong
cuộc đời.
Hoạt động 3. Luyên tập
Phương pháp/ Kĩ thuật: Ai nhanh hơn

Gv nêu câu hỏi, Hs suy nghĩ trả lời nhanh:
Câu 1: Nhận định nào nêu đủ nhất về cuộc đời và con người Nguyễn Du ?
A. Từng trải, vốn sống phong phú, kiến thức sâu rộng, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, thiên
tài văn học.
B. Từng trải, vốn sống phong phú, kiến thức sâu rộng, là thiên tài đóng góp to lớn cho
văn học dân tộc
C. Gia đình quí tộc , kiến thức sâu rộng, là một thiên tài văn học, là một nhà nhân đạo
chủ nghĩa lớn.


D. Từng trải, có vốn sống phong phú, kiến thức sâu rộng, một nhà nhân đạo chủ nghĩa
lớn của nước ta.
Câu 2: Truyện Kiều thuộc thể loại nào dưới đây ?
A. Truyện ngắn
B. Tiểu thuyết chương hồi
C. Truyện thơ Nôm
D. Tiểu thuyết lịch sử
Câu 3: Ý nào dưới đây nói đúng và đủ nhất giá trị hiện thực của Truyện Kiều ?
A. Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống
trị, của thế lực đồng tiền và số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số
phận bi kịch của người phụ nữ;
B. Phản ánh sâu săc hiện thực xã hội đương thời với những bất công, những xấu xa do
bọn quan lại gây nên và số phận những con người bị bóc lột, nhất là người phụ nữ.
C. Phản ánh những bất công của xã hội đương thời do bị thế lực đồng tiền chi phối,
những đau khổ của con người do bọn quan lại gây nên, nhất là đối với người phụ nữ.
D. Phản ánh sâu sắc số phận con người bị áp bức đau khổ, nhất là người phụ nữ và bộ
mặt xấu xa bỉ ổi của giai cấp phong kiến, của bọn buôn thịt bán người.
Câu 4: Ý nào dưới đây nói đúng nhất giá trị nhân đạo của Truyện Kiều?
A. Đồng cảm trước số phận bi kịch của con người, lên án thói ghen tuông mù quáng; trân
trọng ngợi ca những giá trị tốt đẹp của con người; khát vọng về tự do, công lí và tình yêu

lứa đôi.
B. Đồng cảm trước số phận bi kịch của con người, lên án những kẻ bất nhân bất nghĩa
hãm hại bạn bè; trân trọng ngợi ca những giá trị tốt đẹp của con người; khát vọng về tự
do, công lí và tình yêu lứa đôi.
C. Đồng cảm trước số phận bi kịch của con người, lên án các thế lực đen tối, tàn bạo;
trân trọng ngợi ca những giá trị tốt đẹp của con người; khát vọng về tự do, công lí và tình
yêu lứa đôi.
D. Đồng cảm trước số phận bi kịch của con người, lên án các thế lực đen tối, tàn bạo;
trân trọng ngợi ca những con người có tinh thần nghĩa hiệp, khát vọng về tự do, công lí
và tình yêu lứa đôi.
Câu 5: Ý nào dưới đây nói không đúng giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều ?
A. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách nhuần nhuyễn, điêu luyện
B. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tài tình, nghệ thuật dẫn chuyện hấp dẫn
C. Nghệ thuật khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật linh hoạt, sâu sắc
D. Có nghệ thuật dẫn chuyện hấp dẫn, phù hợp diễn biến sự việc theo kết cấu chương hồi
Hoạt động 4. Luyện tập
Phương pháp/ Kĩ thuật: Nêu vấn đề
Gv yêu cầu Hs về nhà viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ về tác gia Nguyễn Du
Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng
Phương pháp/ Kĩ thuật: Nêu vấn đề
Gv yêu cầu Hs về nhà tìm đọc toàn bộ “Truyện Kiều”.
IV. Tổng kết và hướng dẫn học bài
- Khái quát nội dung chủ yếu cần ghi nhớ
- Yêu cầu Hs về nhà hoàn thành bài tập


- Soạn bài: Lập luận trong văn nghị luận

Ký duyệt ngày tháng 3 năm 2018


Trần Hải Yến



×