Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng giao thông đức thắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.29 KB, 36 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
1

Sự cần thiết của chuyên đề nghiên cứu.........................................................1

1.1

Sự cần thiết...................................................................................................1

1.2

Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh
nghiệp...........................................................................................................2

1.2.1

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động...................................3

1.2.2

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.....................................3

1.2.3

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh...............................4

1.3

Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh trong doanh nghiệp.............................................................................5



1.3.1

Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh..................5

1.3.2

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
của doanh nghiệp..........................................................................................8

1.4

Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................9

1.4.1

Phương pháp thu thập dữ liệu:......................................................................9

1.4.2

Phương pháp xử lý số liệu:...........................................................................9

1.4.3

Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích:...................................................9

PHẦN 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CPXD GT ĐÚC THẮNG.........................................................10
2.1


Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CPXD GT Đức Thắng.........10

2.1.1

Bộ máy tổ chức của Công ty CPXD GT Đức Thắng..................................11

2.1.2

Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban của Công ty :...................................12

2.2

Khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.............................16

2.2.1

Thực trạng quản lý vốn của công ty............................................................17

2.2.2

Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty..............................24

2.3

Các tồn tại và nguyên nhân thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công
ty cổ phần xây dựng giao thông đức thắng.................................................26

2.3.1

Những kết quả đạt được..............................................................................26


i


2.3.2

Những tồn tại và nguyên nhân....................................................................26

Phần III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................28
3.1

Kết luận......................................................................................................28

3.2

Kiến nghị....................................................................................................28

3.2.1

Kiến nghị với Nhà nước..............................................................................28

3.2.2

Kiến nghị với Ngân hàng và các tổ chức tín dụng......................................29

ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1


Kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2012-2013..............................17

Bảng 2.2

Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty các năm 2012-2013
.............................................................................................................18

Bảng 2.3

Cơ cấu vốn của Công ty.......................................................................20

Bảng 2.4

Cơ cấu phân bố tài sản-nguồn vốn của Công ty các năm 2012-2013.........23

Bảng 2.5

Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản lưu động (Tài sản ngắn hạn).................25

iii


LỜI MỞ ĐẦUVốn kinh doanh là một trong số các yếu tố không thể thiếu đối
với sự hình thành, tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Để tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh dù dưới hình thức nào thì doanh nghiệp cũng
phải có một lượng vốn nhất định. Vấn đề đặt ra là muốn tối đa hoá lợi nhuận
doanh nghiệp cần có những biện pháp gì để tổ chức quản lý và sử dụng vốn
một cách hiệu quả.
Ngày 07 tháng 11 năm 2006 đánh dấu một mốc lịch sử của nền kinh tế Việt

Nam khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
thương mại quốc tế (WTO). Là thành viên WTO, đã đến lúc người Việt Nam
phải vượt qua rào cản về tư duy của một nước lạc hậu, phụ thuộc vào viện trợ
và tài chính và công nghệ nước ngoài, để có tư duy của một nước có vị thế
quan trọng ở Đông Nam Á và có vị thế đang tăng lên ở Châu Á và thế giới.
Trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, giữa các
doanh nghiệp đã có sự phân cực, cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt
hơn. Việc phải hoàn thiện và khẳng định mình đang là nhiệm vụ sống còn của
các doanh nghiệp khi đất nước gia nhập WTO. Đối với công ty Cổ phần Xây
dựng Giao thông Đức Thắng thì việc mở rộng và phát triển là đều tất yếu để
dần khẳng định mình trên thị trường xây dựng cơ bản.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của hiệu quả của việc sử dụng vốn kinh doanh
của doanh nghiệp , cùng với kiến thức mình đã học ở trường để từ đó gắn lý
thuyết với thực tế nên em đã chọn Công ty CPXDGT Đức Thắng đơn vị thực
tập. Được sự hướng dẫn tận tình của các cô chú, anh chị em trong công ty, đặc
biệt là của thầy giáo Trần Thế Cường nên em lựa mạnh dạn chọn đề tài “Nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần xây dựng giao
PXthôngD GT Đức Thắng” làm chuyên đề tốt nghiệp.

PHẦN I. MỞ ĐẦU
Vốn kinh doanh là một trong số các yếu tố không thể thiếu đối với sự hình
thành, tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Để tiến hành hoạt động sản xuất
kinh doanh dù dưới hình thức nào thì doanh nghiệp cũng phải có một lượng vốn
nhất định. Vấn đề đặt ra là muốn tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp cần có những
biện pháp gì để tổ chức quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả.

1


Ngày 07 tháng 11 năm 2006 đánh dấu một mốc lịch sử của nền kinh tế Việt

Nam khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại
quốc tế (WTO). Là thành viên WTO, đã đến lúc người Việt Nam phải vượt qua rào
cản về tư duy của một nước lạc hậu, phụ thuộc vào viện trợ và tài chính và công
nghệ nước ngoài, để có tư duy của một nước có vị thế quan trọng ở Đông Nam Á và
có vị thế đang tăng lên ở Châu Á và thế giới. Trong bối cảnh đất nước đang chuyển
sang nền kinh tế thị trường, giữa các doanh nghiệp đã có sự phân cực, cạnh tranh
ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn. Việc phải hoàn thiện và khẳng định mình đang
là nhiệm vụ sống còn của các doanh nghiệp khi đất nước gia nhập WTO. Đối với
công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Đức Thắng thì việc mở rộng và phát triển là
đều tất yếu để dần khẳng định mình trên thị trường xây dựng cơ bản.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của hiệu quả của việc sử dụng vốn kinh doanh
của doanh nghiệp , cùng với kiến thức mình đã học ở trường để từ đó gắn lý thuyết
với thực tế nên em đã chọn Công ty CPXDGT Đức Thắng đơn vị thực tập. Được sự
hướng dẫn tận tình của các cô chú, anh chị em trong công ty, đặc biệt là của thầy
giáo Trần Thế Cường nên em lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh tại Công ty Cổ phần xây dựng giao thông Đức Thắng ” làm chuyên đề tốt

nghiệp.
1. Sự cần thiết của chuyên đề nghiên cứu
1.1. Sự cần thiết
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là tất yếu khách quan và
xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là, xuất phát từ mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Mọi doanh nghiệp khi tham gia vào kinh doanh đều kỳ vọng vào việc tối đa
hóa lợi nhuận, lợi nhuận là kết quả, là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp
Hai là, xuất phát từ vai trò và vị trí của vốn kinh doanh trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ba là, xuất phát từ yêu cầu bảo toàn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi
nhuận là mục tiêu hoạt động của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.


2


Bốn là, xuất phát từ yêu cầu hạch toán kinh doanh đầy đủ của doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường.
Tóm lại, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanhh có vai trò
quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, là điều kiện
cấp thiết và là tiền đề để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh
nghiệp
Vốn là điều kiện cần cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi
doanh nghiệp, nhưng chửa đủ để đạt được mục đích kinh doah của doanh nghiệp bởi lẽ
trong nền kinh tế thị trường mục đích cao nhất của moi doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh chính là lợi nhuận. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải khai thác và
sử dụng triệt để mọi nguồn lực sẵn có của mình trong đó sử dụng có hiệu quả nguồn
vốn là yêu cầu bắt buộc đối với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu
tố đầu vào( nhân tài, vật lực..) của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong
quá trình kinh doanh với tổng chị phí tiết kiệm nhất.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn được sử dụng nhằm thu được lợi
nhuận trong tương lai. Nói cách khác, mục đích của việc sử dụng vốn là thu lợi
nhuận, cho nên hiệu quả sản xuất kinh doanh thường được đánh giá dựa trên so
sánh tương đối giữa lợi nhuận và vốn bỏ ra hay hiệu quả sử dụng vốn.

3


1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
 Vòng quay hàng tồn kho:

Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho =

Hàng tồn kho bình quân

Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân
chuyển trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh số vòng luân chuyển hàng tồn kho trong
một thời kỳ nhất định. Số vòng luân chuyển càng cao thì việc kinh doanh được đánh
giá càng tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp mà vẫn đạt được
doanh số cao
 Vòng quay các khoản phải thu:
Doanh thu
Vòng quay các khoản phải thu =

Số dư bình quân các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ luân chuyển đổi các khoản
phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Vòng quay càng lớn, chứng tỏ tốc độ thu
hồi các khoản thu là tốt.
 Kỳ thu tiền trung bình:
360
Vòng quay các khoản phải thu
Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải
Kỳ thu tiền trung bình =

thu. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền càng nhỏ.
 Vòng quay vốn lưu động:
Doanh thu thuần
Vòng quay vốn lưu động =


Vốn lưu động bình quân

Vòng quay vốn lưu động phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng.
Nếu số vòng quay càng nhiều chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định


Hiệu quả dử dụng TSCĐ:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

Doanh thu thuần

4


TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ
TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ là bình quân số học của nguyên giá TSCĐ
đầu kỳ và cuối kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu
đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao.
 Hiệu suất sử dụng vốn cố định:
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =

Vốn CĐ sử dụng bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định có thể đảm bảo tạo ra được bao
nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định
ngày càng cao.
 Hàm lượng vốn cố định:
Vốn cố định bình quân trong kỳ

Hàm lượng vốn cố định =

Doanh thu thuần trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng
vốn cố định, chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định càng
cao.
 Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định:
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định =

Vốn cố định bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn, hiệu quả sử dụng cốn cố định càng cao.
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có ý nghĩa then chốt và quyết định
đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng
vốn của doanh nghiệp phản ánh kết quả tổng hợp quá trình sử dụng toàn bộ vốn, tài
sản. Các chỉ tiêu này phản ánh chất lượng và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp bao gồm :
 Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh:

5


Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh =

Vốn kinh doanh bình quân


Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho biết một đồng vốn được doanh nghiệp
đầu tư vào tài sản đem lại mấy đồng doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng vốn càng
lớn, trong các điều kiện không đổi có nghĩa là hiệu quả quản lý toàn bộ tài sản càng
cao.
 Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh:
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh =

Vốn kinh doanh bình quân

Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận được tao ra khi bỏ ra một
đồng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ việc sử dụng vốn chủ sở hữu
càng hiệu quả.
1.3. Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh trong doanh nghiệp
1.3.1 Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
1.3.1.1. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp
a. Nhân tố con người:
Đây là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, con người
được đề cập đến ở đây là toàn bộ lực lượng lao động trong doanh nghiệp bao gồm
các nhà quản lý doanh nghiệp và những người trực tiếp thực hiện các hoạt động sản
xuất kinh doanh. Nhà quản lý đóng vai trò đầu tiên đối với hiệu quả sử dụng vốn.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu nhà quản lý không có phương án sản xuất
kinh doanh hữu hiệu, không bố trí hợp lý các khâu, các giai đoạn sản xuất, sẽ gây
lãng phí về nhân lực, vốn, nguyên vật liệu… Điều này sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả
sản xuất kinh doanh nói chung, hiệu quả sử dụng vốn nói riêng.
b. Cơ cấu vốn:
Cơ cấu vốn thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa các yếu tố cấu thành vốn trong tổng
vốn sử dụng. Cơ cấu vốn được xem xét theo nguồn vốn và các tiêu chí khác nhau.

Do chịu sự ảnh hưởng của nhân tố khác nên cơ cấu vốn trong doanh nghiệp

6


khác nhau. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến cơ cấu vốn bao gồm các nhân tố sau:
- Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận: Ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô
của vốn huy động. Khi doanh thu ổn định sẽ có nguồn để lập quỹ trả nợ đến hạn,
khi kết quả kinh doanh có lãi sẽ có nguồn để trả lãi vay. Trong trường hợp này tỷ
trọng của vốn huy động trong tổng số vốn của doanh nghiệp sẽ cao và ngược lại .
- Cơ cấu tài sản: Tài sản cố định là loại tài sản có thời gian thu hồi dài, do đó
nó phải được đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn, ngược lại, tài sản lưu động sẽ được
đầu tư vào một phần của vốn dài hạn, còn chủ yếu là vốn ngắn hạn .
- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành: Những doanh nghiệp nào có chu kỳ
kinh doanh dài, vòng quay vốn chậm thì cơ cấu vốn nghiêng về vốn chủ sở hữu,
ngược lại những doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ, bán buôn… thì vốn tài trợ từ
các khoản nợ sẽ chiếm tỷ trọng cao.
- Mức độ chấp nhận rủi do của người lãnh đạo: Trong kinh doanh phải chấp
nhận rủi do, nhưng điều đó lại đồng nghĩa với cơ hội để gia tăng lợi nhuận. Tăng tỷ
trọng của vốn vay nợ, sẽ tăng mức độ mạo hiểm.
- Doanh lợi vốn và lãi suất huy động: Khi doanh lợi vốn cao hơn lãi suất vốn
vay sẽ lựa chọn hình thức tài trợ bằng vốn vay. Ngược lại khi doanh lợi vốn nhỏ
hơn lãi suất vốn vay thì cấu trúc lại nghiêng về vốn chủ sở hữu.
- Thái độ của người cho vay: Thông thường người cho vay thích cơ cấu
nghiêng về vốn của chủ sở hữu, với cấu trúc này thì doanh nghiệp có khả năng trả
nợ đúng hạn, có sự an toàn về đồng vốn mà họ bỏ ra cho vay.
c. Nhân tố chi phí vốn:
Vốn là nhân tố cần thiết của quá trình sản xuất. Cũng như bất kỳ yếu tố nào
khác, để sử dụng vốn, doanh nghiệp cần bỏ ra một chi phí nhất định. Có thể hiểu chi
phí vốn là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn và chi phí mà doanh nghiệp phải trả

cho việc huy động vốn như: Lãi, chi phí phát hành cổ phiếu...
Khi nói đến chi phí vốn thì mới thực sự thấy được sự quan trọng của một cơ
cấu vốn hợp lý. Cơ cấu vốn lưu động, vốn cố định phù hợp với đặc điểm sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vốn. Vốn sẽ
được lưu thông, quay vòng một cách hợp lý, giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao

7


trong sử dụng vốn kinh doanh. Ngược lại khi cơ cấu vốn không hợp lý sẽ dẫn đến
có phần vốn bị ứ đọng. Chi phí cơ hội trong việc sử dụng vốn sẽ bị lãng phí.

8


d. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành sản xuất kinh doanh:
Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng
không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mỗi ngành sản xuất kinh
doanh có những đặc điểm khác nhau về mặt kinh tế kỹ thuật như: Tính chất ngành
nghề, tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Ảnh hưởng của tính chất ngành nghề đến hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở
quy mô, cơ cấu vốn kinh doanh. Quy mô, cơ cấu vốn khác nhau sẽ ảnh hưởng tới
tốc độ luân chuyển vốn, tới phương pháp đầu tư, thể thức thanh toán, chi trả... do đó
ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp
Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ sản xuất thể hiện ở nhu cầu vốn và
doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất
có tính thời vụ thì nhu cầu vốn lưu động giữa các quý trong năm thường biến động
lớn, doanh thu bán hàng không được đều, tình hình thanh toán, chi trả cũng gặp khó
khăn, ảnh hưởng tới chu kỳ thu tiền bình quân, tới hệ số vòng quay vốn... do đó ảnh
hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

1.3.1.2 Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong môi trường kinh doanh nhất
định. Môi trường kinh doanh là tất cả các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt
động của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn
của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của một số nhân tố sau đây:
a. Sự ổn định của nền kinh tế:
Sự ổn định hay không ổn định của nền kinh tế, của thị trường có ảnh hưởng
trực tiếp tới mức doanh thu của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu về vốn
kinh doanh. Những biến động của nền kinh tế có thể gây nên những rủi do trong
kinh doanh mà các nhà quản trị tài chính phải lường trước, những rủi ro đó có ảnh
hưởng tới các khoản chi phí về đầu tư, chi phí trả lãi hay tiền thuê nhà xưởng, máy
móc thiết bị hay tìm nguồn tài trợ.
b. Chính sách kinh tế của Nhà nước đối với các doanh nghiệp:
Để tạo ra môi trường kinh tế ổn định, đảm bảo cho sự phát triển bền vững,
nhà nước điều hành và quản lý nền kinh tế vĩ mô bằng các chính sách kinh tế vĩ mô.

9


Với bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành sẽ ảnh huởng đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng.
- Chính sách lãi suất: Lãi suất tín dụng là một công cụ chủ yếu để điều hành
lượng cung tiền tệ, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn và kinh doanh của
doanh nghiệp. Khi lãi suất tăng làm chi phí vốn tăng, nếu doanh nghiệp không có vốn
cơ cấu hợp lý, kinh doanh không hiệu quả thì hiệu quả sử dụng vốn nhất là phần vốn
vay sẽ bị giảm sút. Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất là vấn đề quan trọng khi quyết
định thực hiện một hoạt động đầu tư hay một phương án sản xuất kinh doanh.
- Chính sách thuế: Thuế là công cụ quan trọng của nhà nuớc để điều tiết kinh
tế vĩ mô nói chung và điều tiết hoạt động của doanh nghiệp nói riêng. Chính sách
thuế của nhà nước có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp bởi vì mức thuế cao hay thấp sẽ làm cho phần lợi nhuận sau thuế
nhiều hay ít, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp.
- Sự hoạt động của thị trường tài chính và hệ thống các hệ thống tài chính
trung gian là một nhân tố đáng kể tác động đến hoạt động của doanh nghiệp nói
chung và hoạt động tài chính nói riêng. Một thị trường tài chính và hệ thống các tổ
chức tài chính trung gian phát triển đầy đủ và đa dạng sẽ tạo điều kiện cho doanh
nghiệp tìm kiếm nguồn vốn có chi phí rẻ, đồng thời doanh nghiệp có thể đa dạng
các hình thức đầu tư và có cơ cấu vốn hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất trong
việc sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
1.3.2 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của
doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện trực tiếp
thông qua lợi nhuận thu được bởi đây chính là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng
hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Như vậy, để có định hướng
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thì phải theo hướng nâng cao khả năng
thu lợi nhuận của doanh nghiệp:
-

Tích cực tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

-

Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu.

10


Từ hai hướng cụ thể trên, mỗi doanh nghiệp tuỳ thuộc vào đặc điểm, ngành
nghề, hình thức hoạt động, có thể tìm ra những biện pháp cụ thể, phù hợp để nâng

cao quả sử dụng vốn kinh doanh. Có một số biện pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, xác định nhu cầu vốn kinh doanh chính xác, đầy đủ và kịp thời.
Nhu cầu vốn kinh doanh phải được xác định dựa trên quy mô kinh doanh, kế hoạch
sản xuất làm cơ sở đảm bảo đưa ra kế hoạch huy động và sử dụng vốn phù hợp
tránh tình trạng thiếu vốn gây ngưng trệ sản xuất hoặc thừa, thiếu vốn gây ứ đọng
vốn, làm giảm khả năng sinh lời của đồng vốn.
Thứ hai, lựa chọn cơ cấu và hình thức huy động vốn kinh doanh theo hướng
tích cực: Khai thác triệt để nguồn vốn bên trong để tối thiểu hoá chi phí sử dụng
vốn, giảm thiểu rủi ro thanh toán và đảm bảo khả năng tự chủ tài chính của doanh
nghiệp đồng thời tăng cường khai thác, huy động vốn từ nhiều nguồn bên ngoài để
nâng cao khả năng sinh lời của đồng vốn.
Thứ ba, cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát để có thể nắm bắt
được tình hình biến động về giá trị cũng như cơ cấu của tài sản nhằm hạn chế sự
mất mát, thất thoát tài sản trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo
vốn kinh doanh được bảo toàn về hiện vật.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu:
Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu tại công ty thông qua các báo
cáo tài chính, các sổ sách chứng từ khác tại công ty. Phỏng vấn các nhân viên của
công ty. Ngoài ra còn cập nhật thông tin từ bên ngoài trên các phương tiện thông tin
như: sách, báo, internet,…
1.4.2. Phương pháp xử lý số liệu:
Từ các số số liệu thu thập được, sau đó áp dụng các công thức tính chỉ số có
sẵn tính ra được các chỉ số tài chính của Công ty. Và liên hệ với tình hình hoạt động
kinh doanh của công ty qua các năm để đánh giá.
1.4.3. Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích:
Tổng hợp báo cáo, chỉ số của các Công ty trong ngành để tiến hành phân tích
và so sánh các chỉ số tương ứng với nhau, từ đó đưa ra nhận xét về chúng.

11



PHẦN 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CPXD GT ĐÚC THẮNG
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CPXD GT Đức Thắng
Thành lập vào năm 2005, với hơn 10 năm kinh nghiệm công ty CPXD GT
Đức Thắng đã trở thành một trong những công ty xây dựng có uy tín tại Việt Nam
được tín nhiệm và có định hướng phát triển hiệu quả.
Kiên trì với những ý tưởng trên, công ty luôn mong muốn được đem vốn
kiến thức và kinh nghiệm của mình để mở một hướng mới trong việc tạo lập cơ sở
kết cấu hạ tầng hiện đại, xây dựng những trung tâm thương mại, trung tâm công
nghiệp và các khu đô thị mới, góp phần thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng nền kinh tế
nước nhà, nhằm đuổi kịp và vượt sự phát triển của các nước trong khu vực và trên
thế giới.
Để nâng cao vị trí trong lĩnh vực xây dựng và đáp ứng kịp thời những đòi
hỏi của thời kỳ mới, công ty đang không ngừng nâng cao trình độ, đồng thời áp
dụng những công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực hoạt động của mình.
. Tên công ty : Công ty cổ phần xây dựng giao thông Đức Thắng( tên giao
dịch là Duc Thang transport costrucsion joint stock company)
. Địa chỉ

: Số 55 đường Cổ Bi – Gia Lâm- Hà Nội

. Điện thoại

: 04.38768777 .

. Fax


: 04.38768777.

. Giấy chứng nhận đăng ký: C«ng ty CPXD GT Đức Thắng được thành
lập theo QĐ số 20/QĐ-UB, ngày 20/3/2005 tại Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà
Nội.
. Mã số thuế

: 0101 658 042

. Ngành nghề kinh doanh : Xây dựng công trình, giao thông, thủy lợi .
Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực đã đăng ký với
Nhà nước, thực hiện quyền tự chủ về tài chính, có trách nhiệm bảo toàn và phát
triển vốn, sử dụng vốn có hiệu quả nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận, đảm bảo việc
làm và thu nhập ổn định cho người lao động, đóng góp với Ngân sách Nhà nước,

12


xây dựng Công ty ngày càng ổn định và phát triển vững mạnh.
2.1.1. Bộ máy tổ chức của Công ty CPXD GT Đức Thắng
a. Bộ phận quản lý gồm:
Đứng đầu là giám đốc công ty phụ trách chung về mọi mặt, trực tiếp chỉ đạo
thực hiện nhiệm vụ toàn công ty, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, cải thiện
điều kiện lao động cho cán bộ công nhân viên.
Phó giám đốc 1, 2, 3 có trách nhiệm giúp việc cho giám đốc, tham mưu để
đưa ra các quyết định đúng đắn và giúp giám đốc kiểm tra, theo dõi công việc của
các phòng ban dưới quyền.
b. Bộ phận chuyên môn nghiệp vụ:
- Phòng Kế hoạch Đầu tư:
+ Ban Kế hoạch – kỹ thuật

+ Ban đầu tư và quản lý
- Phòng dự án đấu thầu:
+ Ban kinh tế
+ Ban công nghệ thông tin
- Phòng Kế toán
- Phòng Tổ chức – Hành chính:
+ Ban chính trị – Hành chính
+ Ban Tổ chức lao động
c. Các đội, công trường trực thuộc:
+ Đội xây dựng số 1.
+ Đội xây dựng số 2.
+ Đội xây dựng số 3.
+ Đội xây dựng số 4..
- Các Công trường trực thuộc:
+ Công trường Hưng Yên hoạt động Thành phố Hưng Yên
+ Công trường Bắc Ninh hoạt động Tỉnh Bắc Ninh
+ Công trường Nam Định hoạt động tại Tỉnh Nam Định

13


Sơ đồ tổ chức bộ máy tổ chức của công ty

Nguồn: Phòng tổ chức-hành chính công ty
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban của Công ty :
2.1.2.1. Phòng Kế hoạch đầu tư:
a. Về chức năng:
- Phòng Kế hoạch có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị
và Giám đốc Công ty về công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh (SXKD) của Công
ty.

- Xây dựng và quản lý công tác kế hoạch. Thông qua kế hoạch dài hạn, kế
hoạch trung hạn (năm), kế hoạch ngắn hạn (quý, tháng), tuần để tham mưu cho
Giám đốc Công ty trong quá trình điều hành hoạt động SXKD của Công ty.
- Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác quan hệ tiếp thị
tìm kiếm thị trường và trong việc ký kết các Hợp đồng kinh tế.
- Thực hiện công tác đầu tư tăng năng lực sản xuất và quản lý, khai thác thiết
bị xe máy ( TBXM ) sau đầu tư.
- Tìm kiếm bạn hàng, liên danh, liên kết trong việc cung cấp vật tư và thiết
bị.

14


b. Về nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch dài hạn, kế hoạch năm, kế hoạch quý, tháng về SXKD trình
Giám đốc thông qua. Hướng dẫn nghiệp vụ cho các đội, công trường. Chỉ đạo triển
khai thực hiện kế hoạch đến các đội, công trường và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện
chỉ tiêu kế hoạch của các đội, công trường.
- Theo dõi tình hình sản xuất của các đội, công trường, đưa ra các dự báo và
đánh giá chính xác hiệu quả SXKD để tham mưu cho Giám đốc ra quyết định chính
xác, kịp thời về mọi mặt đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch đề ra, quản lý chặt chẽ quá
trình SXKD theo đúng Pháp luật.
- Tổ chức các mối quan hệ, xúc tiến, tìm kiếm việc làm. Chuẩn bị các điều
kiện cho việc tiếp xúc, đàm phán trong quá trình hợp đồng, hợp tác liên doanh, liên
danh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước ( như tìm hiểu tiềm năng, thu thập
thông tin cần thiết về chính sách, pháp luật, thị trường, giá cả, tài chính kỹ thuật ).
- Có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra các đội công trường việc thực hiện
Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; các văn bản dưới luật. Thực hiện công tác quản lý
chất lượng kỹ thuật theo Hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000, đưa
công tác quản lý và điều hành đi vào nề nếp.

2.1.2.2. Phòng Dự án Đầu thầu:
a. Về chức năng:
- Thực hiện tìm kiếm việc làm, mở rộng thị phần và địa bàn hoạt động, tích
lũy kinh nghiệm, nâng cao năng lực cạnh tranh góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế
trong hoạt động SXKD của Công ty.
- Tham gia công tác thanh quyết toán với Chủ đầu tư, thanh quyết toán nội
bộ.
b. Về nhiệm vụ:
- Thu thập, tổng hợp các nguồn thông tin về định hướng, kế hoạch phát triển
đầu tư của Nhà nước, các ngành, các địa phương trong nước, trong khu vực và quốc
tế làm cơ sở giúp các đội, công trường xây dựng kế hoạch thị trường.
- Xây dựng chiến lược và kế hoạch hàng năm về công tác tiếp thị, đấu thầu
của công ty, trình duyệt và tổ chức thực hiện.

15


- Xác định các thị trường xây dựng, các công trình khả thi, khả năng tham
gia của công ty trình phương án tham gia đấu thầu.
- Lập Hồ sơ đấu thầu các dự án, công trình mà công ty tham gia, hướng dẫn,
kiểm tra các hồ sơ dự thầu do các đội, công trường lập. Tham mưu cho lãnh đạo
công ty trong việc quyết định giá bỏ thầu cuối cùng.
- Theo dõi thường xuyên các thông tin có liên quan đến gói thầu từ khi mở
thầu cho tới khi có thông báo chính thức của Chủ đầu tư hoặc nhà thầu chính về kết
quả đấu thầu. Giải trình và trả lời các câu hỏi của Chủ đầu tư trong quá trình đấu
thầu, báo cáo với lãnh đạo công ty để xử lý kịp thời.
2.1.2.3. Phòng Kế toán:
a. Về chức năng:
- Đề xuất các hình thức và giải pháp nhằm huy động, thu hút, tạo lập và sử
dụng hợp lý các nguồn vốn, bảo đảm đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và

các hoạt động khác của Công ty đạt hiệu quả cao nhất.
- Tổ chức hạch toán kế toán trong toàn Công ty đúng theo quy định của Pháp
luật, đảm bảo cung cấp thông tin tài chính đầy đủ, kịp thời, chính xác phục vụ các
yêu cầu của Công ty và các cơ quan quản lý nhà nước;
- Kiểm tra, giám đốc bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế trong Công ty
theo các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước và của Công ty.
b. Về nhiệm vụ:
* Tổ chức, thực hiện công tác thống kê, kế toán:
- Trực tiếp thực hiện ở cấp mình và chỉ đạo kế toán các đội, công trường thực
hiện việc thu thập, tiếp nhận, lập các chứng từ thuộc thẩm quyền; xử lý chứng từ;
Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định;
- Lập báo cáo kế toán của Cơ quan công ty; Chỉ đạo, kiểm tra, báo cáo kế
toán của các đội, công trường; tổng hợp báo cáo kế toán của toàn công ty theo chế
độ quy định;
- Tổ chức lưu trữ tài liệu kế toán theo đúng quy định của Nhà nước và Quy
chế của Công ty.

16


* Xây dựng và tổ chức, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các kế hoạch tài chính sau
khi được phê duyệt:
- Xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn, ngắn hạn, kế hoạch tài chính năm,
quý của Công ty
- Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch tài
chính trong toàn Công ty:
+ Cấp phát, tạm ứng vốn cho hoạt động SXKD và các nhu cầu chi tiêu khác
của đội, công trường theo dự toán, kế hoạch và quy định của Công ty;
+ Theo dõi, quản lý các dự án đầu tư tài chính, đầu tư ra bên ngoài của Công
ty ( Mua cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn liên doanh...);

+ Tổ chức thực hiện việc chi tiêu từ các nguồn vốn, quỹ của Công ty sau khi
kế hoạch, đề xuất được duyệt; Chi trả cổ tức hàng năm sau khi được đại hội đồng cổ
đông thông qua
+ Tham gia thanh quyết toán các hợp đồng giao nhận khoán nội bộ; quyết
toán công trình XDCB hoàn thành.
+ Cấp phát và thanh toán các khoản chi tiêu của văn phòng Công ty;
2.1.2.4. Phòng Tổ chức Hành chính:
a. Về chức năng:
- Là cơ quan Tham mưu, giúp cho HĐQT, Giám đốc Công ty trong công tác
giáo dục chính trị tư tưởng cho người lao động, xây dựng Đảng Bộ, chấp hành
nghiêm đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Giúp Giám đốc Công ty trong công tác xây dựng biên chế, tổ chức lực
lượng, điều động và bổ nhiệm cán bộ. Đề xuất với Giám đốc Công ty về chế độ đào
tạo, sử dụng, quản lý và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với loại hình SXKD và
định hướng phát triển của Công ty trong từng thời kỳ đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ
SXKD của Công ty.
- Thực hiện công tác Bảo hiểm XH, chế độ chính sách, lao động, tiền lương
đối với người lao động theo đúng quy định của Bộ luật lao động và Pháp luật
b. Về chức năng:
- Hướng dẫn xây dựng các tổ chức quần chúng vững mạnh, hoạt động đúng

17


chức năng, nhiệm vụ, tích cực tham gia xây dựng Đảng; thực hiện tốt Quy chế dân
chủ ở cơ sở.
- Tham mưu, đề xuất, phương án tổ chức biên chế, thành lập các đầu mối tổ
chức thuộc Công ty phù hợp với mô hình hoạt động SXKD hoặc đề nghị giải thể đối
với các Xí nghiệp, Chi nhánh, Đội, Công trường không còn phù hợp hoặc liên tục
không hoàn thành nhiệm vụ.

- Đề xuất công tác quy hoạch cán bộ. Tham mưu giúp Giám đốc bổ nhiệm,
miễn nhiệm, sắp xếp các chức danh Phó Giám đốc, Trưởng phó các phòng, ban, Đội
trưởng, Đội phó phù hợp với quy định của Điều lệ, cơ cấu tổ chức sản xuất của
Công ty và năng lực của từng cán bộ.
- Tổ chức tiếp nhận, tuyển dụng cán bộ, nhân viên theo Bộ Luật lao động thông
qua Hợp đồng lao động được quy định tại Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày
22/9/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội. Điều động, thuyên chuyển cán
bộ, nhân viên theo yêu cầu của SXKD. Quản lý hợp đồng lao động và giải quyết các
tranh chấp hợp đồng lao động của người lao động trong công ty.
- Ban hành quy định, hướng dẫn về công tác tổ chức, nhân sự trong toàn công
ty.
- Quản lý nhân sự toàn Công ty.
2.2 Khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Nhìn bảng BCKQKD ta thấy, cùng với sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị
trường và sự bế tắc của ngành xây dựng thì công ty cũng chịu sự ảnh hưởng không
hề nhỏ. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm qua các năm. Năm 2012
doanh thu của công ty là 4.424.724.009đ, đến năm 2013 chỉ còn 3.776.660.659đ,
giảm 14,6% so với năm trước.

18


Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2012-2013
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
1.

Doanh thu BH và cung cấp dịch

2.

3.

vụ
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần về BH và cung

4.
5.

cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp

6.
7.

dịch vụ
Doanh thu hoạt động TC
Chi phí tài chính

Trong đó: chi phí lãi vay
8. Chi phí BH
9. Chi phí QLDN
10. LN thuần từ hđ kinh doanh
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. LN khác
14. Tổng LN kế toán trước thuế
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
16. LN sau thuế TNDN


CL năm 2013 so

Năm 2012

Năm 2013

4.424.724.009

3.776.660.659

-648.063.350

-

-

-

4.424.724.009

3.776.660.659

-648.063.350

4.271.106.939

3.636.234.287

-634.872.652


153.617.070

140.426.472

-13.190.598

459.445.172

851.753.061

392.307.889

245.069.320

32.317.667

-212.751.653

588.758.357
-220.765.435
87.727.276
87.727.276
-133.038.159
883.492.500
-1.016.530.659

1.145.076.977
-185.215.111
-185.215.111

89.550.000
-274.765.111

556.318.620
-35.550.324

với năm 2012

-52.176.952

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2013

2.2.1 Thực trạng quản lý vốn của công ty
2.2.1.1 Cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp
* Về cơ cấu nguồn vốn

19


Bảng 2.2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty các năm 2012-2013
Năm 2012
Chỉ tiêu

A
I
1
2
3
4
5

6
7
9
I

NỢ PHẢI TRẢ
Nợ ngắn hạn
Vay và nợ ngắn hạn
Phải trả cho người bán
Người mua trả tiền trước
Thuế và các khoản phải nộp NN
Phải trả công nhân viên
Chi phí phải trả
Phải trả cho các đơn vị nội bộ
Các khoản phải trả phải nộp khác
Nợ dài hạn

1
2
B
I
1
2

Vay và nợ dài hạn
Dự phòng trợ cấp mất việc làm
NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
Vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Lợi nhuận chưa phân phối

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

Giá trị
(Tr đ)

Năm 2013
Tỷ
trọng

Giá trị
(Tr đ)

So sánh
Tỷ
trọng

Giá trị
(Tr đ)

Tỷ lệ

Tỷ trọng

58.080.774.180
57.192.774.180

100,76
100

68.908.680.816

68.908.680.816

100.5
100

10.827.906.636
11.715.906.636

-15,73
20,5

-0,26
0

6.930.438.905

12,1

10.953.055.663

15,9

4.022.616.758

58,04

3,8

5.479.509.420
26.807. 807


9,6
0,05

5.989.356.920
47.437.382

8,7
0.07

509.847.500
20.629.575

9,3
76,95

-0,9
0,02

5.264.142.252
39.491.875.796
888.000.000

9,2
69,05
100

5.264.136.771
46.654.694.080
-


7.6
67.73
-

-5481
7.162.818.294
-888.000.000

0
18,13

-1,6
-1,32

888.000.000

100

-

-

-888.000.000

-438.606.592
-438.606.592
2.223.000.000
2.661.606.592
57.642.167.588


-0,76
100

-337.730.497
-337.730.497
2.223.000.000
2.560.730.497
68.570.950.319

-0.05
100

-100.876.095
-100.876.095
0
-100.876.095
10.928.782.731

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty các năm 2012, 2013

20

0.26
0


Vốn của công ty được hình thành từ hai nguồn là: Nguồn vốn chủ sở hữu và nợ
phải trả. Một cơ cấu vốn hợp lý và hiệu quả phải đảm bảo sự kết hợp hài fhoà giữa nợ
phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, vừa đảm bảo sự an toàn về mặt tài

chính cho doanh nghiệp, đồng thời phát huy tối đa ảnh hưởng tích cực của đòn bẩy tài
chính trong kinh doanh, tạo dựng được tính thanh khoản cao trong sử dụng vốn của
doanh nghiệp.
Từ bảng 2.3 ta thấy quy mô vốn kinh doanh năm 2013 tăng so với năm 2012 là
10.928.782.731 đồng. Phân tích chi tiết ta thấy:
- Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn kinh doanh
và biến động qua các năm. Năm 2012 VCSH là (438.606.592). Năm 2013, VCSH là
(337.730.497) đồng, tăng 100.876.095 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do hoạt
động kinh doanh năm 2013 hiệu quả hơn năm 2012. Vốn đầu tư của chủ sở hữu qua
các năm là không đổi, 2.223.000.000 đồng. Điều này cho thấy để đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh doanh trong năm 2013 công ty chủ yếu vay ngắn hạn và sử dụng nguồn
vốn chiếm dụng để phục vụ sản xuất kinh doanh. Cụ thể, Nợ ngắn hạn năm 2013 là
68.908.680.816 đồng, tăng 11.715.906.636 đồng (chiếm 20,5 %) so với năm 2012.
- Nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn kinh doanh, tỷ lệ này qua năm
2012 và 2013 lần lượt là: 100,76 và 100,5. Nợ phải trả của doanh nghiệp chủ yếu là
các khoản phải nợ phải trả,nợ ngắn hạn - nợ vay ngắn hạn ngân hàng và nguồn vốn
chiếm dụng tạm thời (phải trả người bán, người mua trả tiền trước, phải trả nội bộ,
phải trả công nhân viên...); nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ phải trả 1,5 %
( năm 2012), đến năm 2013 công ty đã thanh toán được hết số nợ dài hạn. Với đặc thù
của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại, tỷ trọng tài sản lưu động trong
tổng tài sản rất lớn và trong điều kiện nguồn vốn tự có của doanh nghiệp không đủ
trang trải (tài trợ) cho tài sản thì tất yếu công ty phải vay nợ ngân hàng và hầu hết là
các khoản nợ ngắn hạn.
* Về cơ cấu tài sản

21


Bảng 2.3: Cơ cấu vốn của Công ty
Đơn vị tính: đồng

Năm 2012
Chỉ tiêu
A
I
1
III
1
2
3
5
6
IV
1
V
1
3
4
B
II
1

4
V
1

Tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản
tương đương tiền
Tiền
Các khoản phải thu

Phải thu của khách hàng
Trả trước cho người bán
Phải thu nội bộ
Các khoản phải thu khác
Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
Hàng tồn kho
Hàng hoá tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
Chi phí trả trước ngắn hạn
Thuế GTGT đợc khấu trừ
Tài sản ngắn hạn khác
Tài sản dài hạn
Tài sản cố định
TSCĐ hữu hình
- Nguyên giá
- Hao mòn lũy kế
Chi phí xây dựng cơ bản
Tài sản dài hạn khác
Chi phí trả trước dài hạn
Tổng cộng tài sản

Giá trị
24.716. 231. 621

Năm 2013
Tỷ
trọng
(%)
100


Giá trị
31. 394. 577. 015

9.025.036. 813
36,5
9. 025.036. 813
36,5
9.173.891.710
37,1
1.266. 383.000
5,12
4.267.798.325 17,26
2. 376.798. 325
9,6
1.755.174. 865
7,1
(482.333.350) -1,98
5 .095. 259.681
20.6
5. 095. 259. 681
20,6
1 .422. 043. 417
5,75
8. 361 .480
0.03
93. 772. 437
0.38
1. 319. 909. 500
5,34
32. 925 .935 .967

100
32. 904. 982. 041 99,93
1 .514. 313 .609
4,6
2. 393. 549. 354
- 879. 235 .745
31. 390 .668. 432
95,3
20 .953. 926
0.03
20 .953. 926
0.03
57. 642. 167. 588 100

So sánh
Tỷ
trọng
(%)
100

8.794. 044. 557
28
8 .794 .044 .557
28
14. 328. 961. 882
45,6
1. 026. 383. 000
3,3
7. 907 .162 .379
25,2

3 .801. 263. 417
12,1
2. 285 .143 .586
7,3
(690. 990. 500)
-2,3
7 .016. 926. 241 22,35
7. 016. 926. 241 22,35
1 254 .644. 335
4
20. 107. 923
0,06
474 .345. 912
1,5
760. 190. 500
2,44
37 .176. 373. 304
100
37. 119. 488. 121 99,85
1. 680 .256 .182
4,5
2 .789. 003. 899
-1. 108 .747. 717
35. 439. 231. 939 95,32
56. 885. 183
0,03
56. 885. 183
0,03
68. 576. 950. 319 100


Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty các năm 2012, 2013

22

Giá trị
6 .678. 345. 394
-230 .992. 256
-23.0 992. 256
5. 155 .070 .172
-240. 000 .000
3. 639 .293 .509

Tỷ
trọng
(%)
100
-8,5
-8,5
8,5
-1,82
7,94
2,5
0,2
-0,32
1,75
1,75
-1,75
0,03
1,12
-2,9

0
-0,08
-0,1

Tỷ lệ
0.27
-0.03
-0.03
0.6
-0.2
2.87

529 .968 .721
0.3
198. 657. 150
0.4
1 .921 .666. 560
0.37
1 .921. 666. 560
0.37
167 .399. 082
0.13
11. 746. 443
1.4
380 .573. 475
4.06
-559 .719. 000
-0.42
4. 250. 437. 337
0.13

4 .214. 506. 080
0.13
165. 942. 573
0.11
395. 454. 545
-229 .511. 972
4 .048 .562 .507
0,02 0.13
35. 931 .257
1.7
0
35. 931. 257
1.7
0
10. 934. 782 .731 0
0.19


×