Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Đề án bảo vệ môi trường nhà máy tôn 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.28 KB, 28 trang )

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của Dự án Cơ sở Cán tôn Đại Lộc

HỘ KINH DOANH HÀ QUỐC CAI

ĐỀ ÁN BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN
Của Dự án: Cơ sở cán tôn Đại Lộc
Tại Buôn Ea MTă - xã Ea Bhôk - huyện Cư Kuin - tỉnh Đăklăk

Chủ cơ sở

Hà Quốc Cai

Cư Kuin, tháng 02 năm 2018
1


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của Dự án Cơ sở Cán tôn Đại Lộc

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cư Kuin chứng thực: Đề án bảo vệ
môi trường đơn giản này đã được cấp Giấy xác nhận đăng ký
số ................................. ngày ..... tháng ...... năm ........... của Ủy ban nhân dân
huyện Cư Kuin.
Cư Kuin, ngày ..... tháng ...... năm 2018
TRƯỞNG PHÒNG

2


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của Dự án Cơ sở Cán tôn Đại Lộc


MỞ ĐẦU
Cơ sở cán tôn Đại Lộc được thành lập theo Giấy chứng nhận kinh doanh số
40 N 8001571 do Phòng Tài Chính - Kế hoạch huyện Cư Kuin cấp ngày
11/4/2014. Cơ sở đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 04/2014 và chưa có
Bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm
quyền xác nhận theo quy định.
Việc thành lập Cơ sở cán tôn phù hợp với quy hoạch liên quan và phù hợp
với chủ chương phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.
Cơ sở thuộc đối tượng phải lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản
theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 của Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT
ngày 16/03/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập,
thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi
trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
Căn cứ quy mô, công suất, tính chất hoạt động của Cơ sở thuộc đối tượng
phải lập dự án đầu tư, có phát sinh chất thảo trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh, dịch vụ. Do đó cơ sở phải lập đề án bảo vệ môi trường theo cấu trúc
và nội dung của phụ lục 19a được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012/TTBTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường.

1


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của Dự án Cơ sở Cán tôn Đại Lộc

Chương 1. MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ QUA CỦA CƠ SỞ
1.1. Tên của cơ sở: Cơ sở cán tôn Đại Lộc
1.2. Chủ cơ sở
Chủ dự án: Ông Hà Quốc Cai
Phương tiện liên lạc với chủ dự án: Điện thoại số 0987661444

Địa điểm liên hệ: Buôn Ea Mtă - xã Ea Bhôk - huyện Cư Kuin.
1.3. Vị trí địa lý của cơ sở
1.3.1. Vị trí địa lý:
Khu đất xây dựng Cơ sở cán tôn Đại Lộc được xây dựng với diện tích
300m2/567m2 tổng diện tích mặt bằng của cơ sở tại buôn Ea Mtă - xã Ea Bhôk huyện Cư Kuin - tỉnh Đăklăk. Có vị trí thuộc thửa đất số 4273, tờ bản đồ số 14
theo hộ đồng thuê quyền sử dụng đất với hộ bà Nguyễn Thị Huệ đã được Văn
phòng công chứng huyện Cư Kuin công chứng ngày 07/03/2014, với thời hạn
thuê đất là 05 năm. Tứ cận tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc tiếp giáp với đường liên thôn.
- Phía Tây tiếp giáp với thửa đất số 3981
- Phía Đông tiếp giáp với thửa đất số 4274
- Phía Nam tiếp giáp với đường Quốc lộ 27.
Vị trí khu đất đem lại nhiều lợi thế: Tiếp giáp với trục đường Quốc lộ 27,
cách xa bệnh viện, trường học, các công trình tôn giáo, tín ngưỡng và không ảnh
hưởng đến các đối tượng kinh tế, xã hội. Thuận lợi cho việc vận chuyển hàng
hóa, sản xuất kinh doanh của cơ sở.
Sơ đồ vị trí tại cơ sở

2


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của Dự án Cơ sở Cán tôn Đại Lộc

1.4. Quy mô/ công suất, thời gian hoạt động của cơ sở:
1.4.1. Tổng vốn đầu tư: 1.000.000.000đ. Trong đó:
- Vốn tự có: 500.000.000đ
- Vốn vay: 500.000.000đ
1.4.2. Quy mô đầu tư xây dựng:
Cơ sở cán tôn Đại Lộc được xây dựng với diện tích 300m2
1.4.3. Quy mô sản xuất: Khoảng 500 tấn tôn lợp/năm và khoảng 100 tấn sắt,

thép/năm.
1.4.4. Thời điểm đã đưa cơ sở vào vận hành/hoạt động:
Cơ sở cán tôn đã xây dựng và đi vào hoạt động từ tháng 04 năm 2014 đến
nay.
Thời gian họt động: từ 07h sáng đến 17h chiều.
1.5. Công nghệ sản xuất/vận hành của cơ sở
Quy trình sản xuất của dự án, cũng như các tác động chính của dự án tới môi
trường được chúng tôi nêu ở hình sau:
Tôn cuộn, sắt thép

Vận chuyển

Nhập kho cơ sở
Bụi từ hoạt động gia công
Máy cán tôn

Khí thải từ quá trình dập, cắt
Tiếng ồn, độ rung từ hoạt động

Gia công cắt tôn

Kiểm tra chất lượng

Bán cho khách hàng

Bụi từ hoạt động GTVT
3


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của Dự án Cơ sở Cán tôn Đại Lộc


Thuyết minh: Cơ sở nhập tôn cuộn, sắt thép trong xây dựng từ thành phố Hồ
Chí Minh, sau đó nhập về kho:
- Đối với sắt thép được bán trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu
- Đối với tôn cuộn sẽ được đưa qua máy cán tôn, máy cắt để sản xuất tấm
lợp rồi sau đó bán cho khách hàng có nhu cầu.
1.6. Máy móc, thiết bị:
T
T

Thiết bị, máy móc

ĐVT

Số
lượng

Tình
trạng

Nước sản
xuất

Năm
sản xuất

1

Máy cán kéo ống sắt


Cái

1

Cũ 89%

Việt Nam

2013

2

Máy cán hộp vuông

Cái

1

Cũ 88%

Việt Nam

2013

3

Máy dập bu long

Cái


3

Cũ 88%

Việt Nam

2013

4

Máy cán tôn 2 tầng

Cái

1

Cũ 88%

Việt Nam

2013

5

Máy cán tôn sóng vuông

Cái

1


Cũ 85%

Việt Nam

2012

6

Xe ô tô tải

Chiếc

1

Cũ 80%

Hàn Quốc

2013

7

Palan cẩu điện 5 tấn

Cái

1

Cũ 98%


Việt Nam

2013

8

Dầm cần trục

Cái

1

Cũ 98%

Việt Nam

2013

9

Máy vi tính, máy in

Cái

2

Cũ 98%

Việt Nam


2013

10

Đèn cao áp

Cái

1

Cũ 90%

Việt Nam

2013

11

Đèn chiếu sáng

Cái

3

Cũ 90%

Việt Nam

2013


12

Quạt điện

Cái

4

Cũ 90%

Việt Nam

2013

13

Máy tính để bàn

Cái

2

Cũ 90%

Việt Nam

2013

14


Điều hòa

Cái

1

Cũ 90%

Việt Nam

2013

15

Quạt treo tường

Cái

2

Cũ 90%

Việt Nam

2013

Nguồn số liệu: Cơ sở cán tôn Đại Lộc năm 2014
1.7. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu:
a. Nhu cầu nguyên liệu:
- Thép cuộn dùng để sản xuất tôn lợp: khoảng 500 tấn/năm.

- Sắt thép thành phẩm kinh doanh: khoảng 100 tấn/năm.
4


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của Dự án Cơ sở Cán tôn Đại Lộc

b. Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện, nước:
- Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện: Khoảng 700 Kw/tháng và được
cung cấp từ hệ thống điện lưới quốc gia trên địa bàn.
- Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp nước: Khoảng 01m3/ngày và được
cung cấp từ hệ thống giếng đào trong khu vực dự án, sau đó bơm lên bể chứa
bằng Inox, dung tích 2m3.
1.8. Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở trong thời
gian đã qua:
Trong suốt thời gian xây dựng và đưa vào hoạt động cán tôn từ tháng
04/2014 đến nay, tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở luôn
được chú trọng, cụ thể như sau:
Chất thải rắn:
- Chất thải rắn thông thường (rác sinh hoạt, rác thải trong quá trình sản xuất)
được cơ sở hợp đồng với Công ty môi trường đô thị của huyện đem đi xử lý theo
quy định.
- Chất thải rắn chủ yếu là các thanh, mảnh tôn thép dư thừa trong quá trình
cắt dập khuôn sản phẩm... Các chất thải này có khả năng tái chế rất cao nên sẽ
được cơ sở thu gom triệt để và bán cho các cơ sở thu mua phế liệu.
- Chất thải rắn nguy hại khác như: bóng đèn huỳnh quang, giẻ lau, gang tay
dính dầu khi tiến hành sửa chữa các thiết bị được lưu giữ trong thùng kín có nắp
đậy và đang tìm kiếm đơn vị có chức năng để hợp đồng xử lý.
Nước thải:
- Nước sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn.
- Nước mưa chảy tràn: cuốn theo bụi đất, rác... xử lý bằng hệ thống thu gom

riêng và cho thải vào môi trường sau khi qua hệ thống song chắn rác để giữ lại
rác và cặn có kích thước lớn.
Cơ sở cán tôn chính thức hoạt động từ tháng04/2014 đến nay. Trong quá
trình xây dựng và đi vào hoạt động cơ sở đã thiếu sót trong việc thực hiện lập hồ
sơ cam kết bảo vệ môi trường theo quy định.
Cơ sở đã được kiểm tra về bảo vệ môi trường theo nội dung biên bản làm
việc của Đoàn kiểm tra số 1006 của UBND huyện. Cơ sở đã vi phạm với hành
vi không có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định. Tuy
nhiên, do chưa hiểu biết về các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và
các văn bản hướng dẫn liên quan nên cơ sở đã bị xử phạt vi phạm hành chính,
với hành vi không có Bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định. Đến nay, cơ
sở đã nộp phạt vi phạm hành chính và thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là
lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường theo quy định.
5


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của Dự án Cơ sở Cán tôn Đại Lộc

Chương 2.
MÔ TẢ CÁC NGUỒN CHẤT THẢI, CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI CỦA CƠ SỞ VÀ BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ/ XỬ LÝ
2.1. Nguồn chất thải rắn thông thường.
2.1.1. Nguồn chất thải phát sinh, tổng lượng/lưu lượng thải
- Rác thải sinh hoạt:
+ Nguồn phát sinh: Thức ăn dư thừa, vỏ trái cây; lon, chai đựng nước uống,
túi ni lông đựng thức ăn... Phát sinh từ hoạt động sinh hoạt, ăn uống hàng ngày
của người lao động.
Rác thải sinh hoạt có chứa các thành phần hữu cơ cao, là môi trường sống tốt
cho các vi trùng gây bệnh, là nguồn thức ăn cho ruồi, muỗi... Đây là vật trung

gian gây bệnh cho người và có thể phát triển thành dịch.
Rác thải sinh hoạt có thành phần dễ phân hủy sinh học, cùng với điều kiện
khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao nên sau một thời gian ngắn chúng sẽ bị phân
hủy kị khí hay hiếu khí, sinh ra các khí như: CO, Co2, CH4, H2S, NH3,... gây mùi
hôi. Các thành phần hữu cơ dễ phần hủy của rác thải sinh hoạt khi thải vào môi
trường mà không qua xử lý thích hợp sẽ gây ra nhiều tác hại cho môi trường
sống và gây mất mỹ quan.
+ Lượng rác thải sinh hoạt của cơ sở phát sinh hàng ngày: Số lượng người
lao động tại cơ sở 04 người; lượng rác thải ra hàng ngày: 04 người x
0,5kg/người/2ngày = 02 kg/ngày (theo đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế thế giới
WHO thì 1 người trung bình thải ra 0,5kg rác thải sinh hoạt/ngày).
- Rác thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh:
+ Nguồn phát sinh: Các thanh, mảnh tôn thép thừa trong quá trình cắt dập
sản phẩm, dụng cụ văn phòng (bút, viết, giấy tờ, hóa đơn...), vệ sinh nhà xưởng
(chổi, khăn lau...) bị hư hỏng...
+ Lượng rác thải từ hoạt động kinh doanh của cơ sở phát sinh hằng ngày:
khoảng 04kg/ngày.
2.1.2. Biện pháp quản lý, xử lý
- Đối với rác thải có thể tái sử dụng (bao bì, lon, chai, sắt thép vụn dư thừa
các thanh, dụng cụ văn phòng hư hỏng...): được thu gom hàng ngày, lưu giữ
trong thùng nhựa và thiếc có nắp đậy đặt trong kho của Cơ sở và sau đó bán cho
các đơn vị thu mua phế liệu.
6


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của Dự án Cơ sở Cán tôn Đại Lộc

- Đối với rác thải không thể tái sử dụng (thức ăn thừa của công nhân, dụng
cụ vệ sinh nhà xưởng...): Được thu gom hàng ngày và lưu trữ vào thùng kín có
nắp đậy, sau đó chuyển cho đơn vị vệ sinh môi trường của huyện đem đi xử lý

theo quy định.
Với biện pháp quản lý, xử lý như trên, toàn bộ chất thải rắn thông thường
phát sinh tại cơ sở cán tôn được xử lý đảm bảo đạt yêu cầu theo quy định tại
Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất
thải rắn.
2.2. Nguồn chất thải lỏng
2.1.1. nguồn chất thải phát sinh tổng lượng/lưu lượng thải
Nước thải sinh hoạt:
+ Nguồn phát sinh: Từ hoạt động tắm, giặt, vệ sinh cá nhân của người lao động.
Theo tính toán thống kê của nhiều Quốc gia đang phát triển, khối lượng các chất
ô nhiễm cho mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (nếu không xử lý), ta tính
được tải lượng các chất ô nhiễm của dự án theo bảng sau:
Chất ô
Khối lượng
Tải lượng
Nồng độ
QCVN
nhiễm
(g/người/ngày)
(kg/ngày)
(mg/l)
14:2008 (mg/l)
BOD5
45 - 54
0,45 - 0,54
563 - 675
50
COD
72 - 102
0,72 - 1,02

900 - 1275
TSS
70 - 145
0,7 - 1,45
875 - 1813
100
ƩN
6 - 12
0,06 - 0,12
75 - 150
Amôni
2,4 - 4,8
0,024 - 0,048
30 - 60
10
ƩP
0,4 - 0,8
0,004 - 0,008
5 - 10
6
9
3
Colifor
10 - 10 MPN/10ml
5x10 MPN/100ml
m
Nguồn: Assessment of Sourcer of Air, Water and Land pollution, WHO, 1993
Với kết quả tính toán tại bảng trên cho thấy, nước thải sinh hoạt khi không
được xử lý có nồng độ các chất ô nhiễm vượt QCVN 14:2008/BTNMT - Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (Cột B: Giá trị tối đa cho phép

nước thải sinh hoạt khi thải vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước
sinh hoạt)
+ Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh: Số lượng lao động tại cơ sở là 04
người; lượng rác thải ra hàng ngày: 04 người x 100 lít/người/ngày x 80% =
0,32m3/ngày (Lưu lượng thoát nước bằng 80% lưu lượng nước cấp sinh hoạt,
tiêu chuẩn dùng nước trung bình của mỗi người khoảng 80 lít theo tiêu chuẩn
TCXDVN 33:2006)
7


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của Dự án Cơ sở Cán tôn Đại Lộc

- Nước thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh:
Công nghệ sản xuất của Cơ sở không sử dụng nước trong quá trình sản xuất.
Nước thải trong hoạt động của cơ sở chỉ phát sinh khi cơ sở tiến hàng vệ sinh,
rửa sản (định kỳ 2 -3 tháng một lần lưu lượng nước sử dụng ước tính khoảng
01m3/quý)
- Nước mưa chảy tràn:
+ Nguồn phát sinh: Nước mưa chảy tràn qua khu vực cơ sở có lẫn đất, cát và
các chất rắn lơ lửng. Lượng nước mưa chảy tràn phụ thuốc vào chế độ mưa
trong khu vực.
+ Tải lượng, thành phần các chất ô nhiễm: So với nước thải, nước mưa chảy
tràn thuộc loại khá sạch, có nồng độ các chất ô nhiễm không cao. Theo số liệu
thống kê của WHO thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn
thông thường khoảng 0,5 - 1,5mgN/l; 0,004 - 0,03 mg P/l; 10 - 20mg COD/l và
10 - 20 mg TSS/l.
+ Lượng nước mưa chảy tràn phát sinh tại cơ sở: Lưu lượng cực đại của
nước mưa chảy tràn được tính theo công thức sau: Qmax = 0, 278 x K x I x A
(theo tài liệu Giáo trình bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản - Lê Văn Nãi).
Trong đó:

+ Qmax: Lưu lượng cực đại của nước mưa chảy tràn, m3/giây.
+ K: Hệ số dòng chảy (K = 0,6)
+ I: Cường độ mưa (mm/h)
+ A: Diện tích khu vực dự án.
Với trạn mưa I = 100mm/h = 100.10-3m/h, trên diện tích dự án là 300m2 thì
Q = 0,278 x 0,6 x 100.10-3 x 300 = 5,0m3/h.
2.2.2. Biện pháp quản lý, xử lý:
- Nước thải sinh hoạt:
Để xử lý nước thải phát sinh do quá trình sinh hoạt của Cơ sở, chủ cơ sở đã
xây dựng bể tự hoại 3 ngăn đảm bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn thải vào
môi trường. Với số lao động là 04 người, lượng nước thải sinh hoạt được xử lý
bằng bể tự hoại 3 ngăn. Bể tự hoại được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn của
8


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của Dự án Cơ sở Cán tôn Đại Lộc

ngành xây dựng và đảm bảo xử lý lưu lượng phát sinh. Lượng nước thải sau khi
xử lý được cho vào giếng thấm.
Dung tích của bể tự hoại thường được tính theo công thức:
W = Wn + Wc
Trong đó:
- Wn = Thể tích nước của bể (m3).
- Wc = Thể tích cặn của bể (m3).
- Trị số Wn có thể lấy bằng 1 - 3 lần lưu lượng nước thải ngày đêm.
- Trị số Wc xác định theo công thức:
Trong đó:
- a: Lượng cặn của bùn; T: Thời gian giữa hai lần lấy cặn.
- W1 và W2: Độ ẩm của cặn tươi vào bể và cặn khi lên men.
- b: Hệ số thể tích cặn khi lên men (giảm 30%) và lấy bằng 0,7.

- c: Hệ số để lại một phần cặn bã đã lên men khi hút cặn 20% = 1,2.
- N: Số người mà bể phục vụ.
Hiệu suất xử lý của bể tự hoại đạt khoảng 40 - 60%.
Nguyên tắc kiểm soát nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt sau khi thu gom, tách rác bằng lưới chắn rác sẽ được xử
lý bằng hệ thống bể tự hoại 3 ngăn đã được xây dựng hoàn thiện. Sau khi được
xử lý bằng hệ thống bể tự hoại 3 ngăn, nước thải sẽ tiếp tục được xử lý thông
qua hệ thống bể thấm trước khi thấm dần vào đất.
Cặn lắng giữ lại trong bể từ 6 - 8 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật
kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan.
Nước thải sau khi qua ngăn lắng sẽ được thoát ra ngoài theo ống dẫn. Trong mỗi
bể tự hoại đều có ống thông hơi để giải phóng lượng khí phát sinh trong quá
trình lên men yếm khí và để thông các ống đầu vào, đầu ra khi bị nghẹt. Ưu
điểm của bể tự hoại là cấu tạo đơn giản, quản lý dễ dàng và có hiệu quả xử lý
tương đối cao. Hiệu quả xứ lý của hầm tự hoại với thể tích đủ là 60%. Nước thải
sau khi qua bể tự hoại sẽ được dẫn qua bể thấm.

9


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của Dự án Cơ sở Cán tôn Đại Lộc

Bể tự hoại chỉ có chức năng làm giảm các chỉ tiêu gây ô nhiễm, không đảm
bảo xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên lượng nước thải phát sinh hàng
ngày tại Dự án tương đối ít, quy mô sử dụng nhỏ nên vấn đề ô nhiễm môi trường
là không đáng kể. Chủ dự án sẽ định kỳ cho hút cặn tại hầm tự hoại và thường
xuyên kiểm tra hệ thống thoát nước đảm bảo không gây tắc nghẽn, ứ đọng.
Ngoài ra, dự án thường xuyên bổ sung chế phẩm vi sinh vào hầm tự hoại để tăng
hiệu quả xứ lý để giảm thiểu tối đa các tác động đến môi trường.
Bể thấm là một biện pháp công trình tương đối đơn giản, trong đó nước thải

được xử lý bằng phương pháp lọc qua lớp cát, sỏi oxy hóa kị khí các chất hữu cơ
được hấp thụ trên lớp cát sỏi đó; do thời gian lưu nước lại trong đất lâu nên các
loại vi khuẩn gây bệnh bị tiêu diệt hầu hết. Nước thải sau xử lý được thấm vào
đất.

Với quy trình quản lý, xử lý trên, nước thải sau khi được xử lý sẽ đạt QCVN
14:2008/BTNMT (cột B) trước khi thấm dần vào đất; riêng khối lượng bùn lắng
trong bể tự hoại được chủ cơ sở hợp đồng với các đơn vị chức năng thu gom, xử
lý định kỳ theo đúng quy định.
- Nước thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh:
Đặc trưng của nước thải này là có hàm lượng chất rắn lơ lửng cao, có chứa
các thành phần nguy hại... Toàn bộ lượng nước thải sản xuất phát sinh, cơ sở sẽ
10


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của Dự án Cơ sở Cán tôn Đại Lộc

tiến hành thu gom, lưu trữ trong các xô, chậu để tận dụng tưới cho cây trồng
trong khuôn viên dự án.
- Nước mưa chảy tràn:
Nước mưa chảy tràn trên mái nhà, sân bãi của cơ sở sẽ được thu gom, chảy
tập trung qua hệ thống thu gom nước mưa. Sau đó được cho chảy qua các song
chắn rác để giữ lại các chất rắn có kích thước lớn trước khi thải vào hệ thống
thoát nước trong khu vực.
2.3. Nguồn chất thải khí
2.3.1. Nguồn chất thải phát sinh, tổng lượng/lưu lượng thải
- Khí thải trong hoạt động giao thông:
+ Nguồn phát sinh: Từ hoạt động giao thông trong khu vực các loại xe gắn
máy, xe tải chở sắt thép, tôn.
+ Lượng khí thải của trại phát sinh: Khí thải từ các phương tiện giao thông

có chứa các chất gây ô nhiễm như: bụi, CO2, SO2, NO2, CO, HC, ... và tiếng ồn.
Các loại phương tiện giao thông như xe máy, ôtô ra vào khu vực dự án là
nguồn gây ô nhiễm chủ yếu. Thành phần khí thải của các phương tiện giao thông
bao gồm: COx, NOx, SOx, CxHy, VOC... Theo báo cáo “Nghiên cứu các biện
pháp kiểm soát ô nhiễm không khí giao thông đường bộ tại Tp. Hồ Chí Minh”
cho thấy lượng nhiên liệu tiêu thụ trung bình tính chung cho các loại xe gắn máy
2 và 3 bánh là 0,03 lít/km, cho các loại ôtô chạy xăng là 0,15 lít/km và các loại
xe ôtô chạy dầu là 0,3 lít/km. Ước tính quãng đường chịu ảnh hưởng là 1km thì
lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động giao thông được trình bày trong
bảng sau:
TT

Loại xe, động cơ

Lượt xe/ngày

Mức tiêu thụ
(l/km)

Tổng nhiên
liệu (l/ngày)

1

Xe gắn máy trên 50cc

10

0,03


0,3

2

Xe ôtô chạy xăng

01

0,15

0,15

3

Xe ôtô chạy dầu

01

0,30

0,3

Nguồn số liệu: Báo cáo nghiên cứu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí
giao thông đường bộ tại Tp. Hồ Chí Minh, 2006.
11


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của Dự án Cơ sở Cán tôn Đại Lộc

Hệ số ô nhiễm do khí thải từ hoạt động giao thông

T
T
1
2
3

Hệ số ô nhiễm (kg/1.000 lít)
Bụi
SO2
NO2
CO
VOC
Xe gắn máy trên 50cc
20S
8
52,5
80
Xe ôtô chạy xăng
3,5
20S
12
18
2,6
Xe ôtô chạy dầu
0,9
4,15S
14,4
2,9
0,8
Nguồn số liệu: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1993

Động cơ

Dựa vào hệ số ô nhiễm và mức tiêu thụ nhiên liệu của các phương tiện giao
thông, dự báo tải lượng ô nhiễm từ các phương tiện giao thông được trình bày
trong bảng sau:
T
T
1
2
3

Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)
Bụi
SO2
NO2
CO
VOC
Xe gắn máy trên 50cc
0,105 0,084
5,513
0,84
Xe ôtô chạy xăng
0,018 0,053 0,063
0,095 0,014
Xe ôtô chạy dầu
0,155 0,360 1,980
1,008 0,432
Tổng cộng
0,173 0.518 2,127
6,616 1,286

Tác động của khí thải ra từ các phương tiện giao thông là không nhiều và
Động cơ

đây là nguồn phân tán nên khó xác định chính xác nồng độ chất ô nhiễm. Hướng
phát tán ô nhiễm không khí sẽ phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí hậu trong khu
vực, chủ yếu là hướng gió và tốc độ gió.
- Khí thải, bụi phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
Trong các công đoạn sản xuất của cơ sở các công đoạn cắt, dập được thực
hiện máy cán tôn 2 tầng, máy cắt nên có phát sinh bụi. Lượng bụi phát sinh chủ
yếu là từ thiết bị cắt. Bụi từ quá trình này chủ yếu là các chất vô cơ có trọng
lượng riêng lớn nên khả năng phát tán đi xa là không nhiều.
2.3.2. Biện pháp quản lý, xử lý
- Giảm thiểu khí, bụi trong hoạt động giao thông: Khí thải phát sinh ra do
các phương tiện giao thông trong khu vực là nguồn không tập trung, không
thường xuyên và tác động đến khu vực xung quanh. Cơ sở thực hiện các giải
pháp quản lý và kỹ thuật sau:
- Bố trí hệ thống giao thông nội vi phù hợp, tránh để tình trạng ùn tắc gây ô
nhiễm môi trường.
- Thường xuyên quét don, tưới nước mặt đường để giảm thiểu lượng bụi
phát sinh.
12


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của Dự án Cơ sở Cán tôn Đại Lộc

- Trồng cây xanh hợp lý trong khuôn viên dự án.
- Sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế động cơ;
- Các phương tiện giao thông không được chở quá trọng tải quy định;
- Giao cụ thể trách nhiệm quản lý và bảo quản cho lái xe. Khi ký hợp đồng
vận chuyển, yêu cầu đảm bảo các điều kiện về kỹ thuật xe, không dùng xe quá

cũ. Bảo dưỡng xe đúng định kỳ; Sử dụng nhiên liệu phù hợp với động cơ.
- Không để xe nổ máy lâu trong khu vực dự án.
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng vệ sinh an toàn lao động.
- Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường và phòng ngừa sự cố cho nhân
viên.
- Các xe chuyên chở luôn được kiểm tra kỹ thuật định kỳ, bảo dưỡng theo
đúng quy định, đảm bảo các thông số khí thải của xe đạt yêu cầu về mặt môi
trường.
- Giảm thiểu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
Tại cơ sở xây dựng nhà xưởng thông thoáng, có quạt hút đẩy để đẩy khí bụi
ra ngoài. Hầu hết các nguồn bụi trong dây chuyền sản xuất đều có bố trí các hệ
thống thông gió cục bộ để thoát bụi ra ngoài.
Với quy trình quản lý, xử lý trên, khí thải mùi hôi phát sinh được xử lý đạt
QCVN 05:2013/BTNMT về chất lượng không khí xung quanh.
2.4. Nguồn chất thải nguy hại
2.4.1. Nguồn phát sinh
Trong quá trình hoạt động, tại cơ sở có phát sinh một lượng rất ít chất thải
nguy hại là: găng tay, giẻ lau dính dầu thải; vỏ chai đựng dầu, hóa chất; bóng
đèn huỳnh quang bị hư hỏng (khoảng 4,5kg/năm)
TT

Tên chất thải

Trạng thái
tồn tại

Đơn
vị

Số lượng

(kg/năm
)

1

Găng tay, giẻ lau dính dầu thải

Rắn

Kg

02

2

Bóng đèn huỳnh quang cũ, hỏng thải

Rắn

Kg

0,5

3

Vỏ chai lọ đựng dầu, hóa chất

Rắn

Kg


02
13


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của Dự án Cơ sở Cán tôn Đại Lộc

Tổng cộng

4,5

2.4.2. Biện pháp giảm thiểu
Chất thải nguy hại nêu trên được chủ cơ sở thu gom, phân loại và lưu giữ
trong các thùng có nắp đậy kín rồi hợp đồng với đơn vị thu gom đến mang đi xử
lý theo quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ
tài nguyên và môi trường.
2.5. Nguồn tiếng ồn, độ rung:
a. Nguồn phát sinh, tổng lượng/ lưu lượng thải:
Tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện vận chuyển đến nhập, xuất hàng hóa
tại cơ sở: xe máy, xe hơi, xe tải vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Độ ồn của
các phương tiện cũng đã được kiểm định và cho phép lưu hành, hầu như không
ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người.
Mức ồn của các loại phương tiện
Loại xe

Tiếng ồn (dBA)

Xe ôtô

77


Xe vận tải

93

Xe môtô 4 thì

94
Nguồn số liệu: Nguyễn Đình Tuấn và cộng sự, 2000

Tiếng ồn trong quá trình hoạt động của cơ sở chủ yếu phát sinh từ hoạt động
của các loại máy xả cuộn, máy cán tôn... Theo số liệu khảo sát tại các xưởng cán
tôn trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột thì tiếng ồn phát sinh từ dây chuyển
sản xuất cán tôn dao động khoảng 65-83dBA (điểm đo cách nguồn phát sinh ồn
5m). Mức ồn trên nằm trong mức cho phép theo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp
được ban hành kèm theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002
của Bộ y tế.
Ngoài ra các phương tiện vận chuyển trorng phạm vi cơ sở, quá trình bốc dỡ
nguyên vật liệu và sản phẩm, các thanh thép, tôn va chạm vào nhau cũng gây ồn.
Tuy nhiên mức độ gây ồn từ các nguồn là không lớn và có tính gián đoạn nên
không gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ sở.

14


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của Dự án Cơ sở Cán tôn Đại Lộc

Nguồn tiếng ồn lớn nhất từ hệ thống máy phát điện, theo thống kê độ ồn của
máy phát điện là 82,4 - 88,3 dBA (cách 30m) và 75,4 - 78,3 dBA (cách 100m).
Máy phát điện dự phòng chỉ hoạt động trong trường hợp nguồn điện chính (điện

lưới) bị cắt. Vì vậy, thải lượng và nồng độ ô nhiễm không cao và không đáng kể
(do chỉ có một máy phát điện công suất nhỏ, phục vụ cho chiếu sáng). Tải lượng
và nồng độ các chất ô nhiễm từ khí thải của máy phát điện
Tải lượng
Nồng độ
TCVN 5939-2005
3
(kg/ngày)
(mg/m )
(mg/m3)
Bụi khói
1,00
224,50
400
SOx
4,36
978,81
500
NOx
2,76
619,61
1000
Nguồn: Aseement of sources of Air. Water and Land pollutant, 1993
Các chất ô nhiễm

Từ kết quả cho thấy, so với TCVN 5939 - 2005, hàm lượng SOx cao hơn tiêu
chuẩn cho phép 1,96 lần. Các tiêu chuẩn khác đều nằm trong giới hạn cho phép.
Vì vậy, cần có phương pháp xử lý khí thải khi máy phát điện hoạt động mặc dù
thời gian phát điện là rất ngắn.
b. Biện pháp quản lý, xử lý:

Tuy tiếng ồn, độ rung phát sinh không đáng kể, nhưng trong thời gian qua
cũng như sau này, chủ cơ sở vẫn áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế tối đa sự
ảnh hưởng của nguồn này. Cụ thể:
- Nhắc nhở khách hàng đến giao dịch tại cơ sở phải tắt máy các phương tiện
giao thông, vận chuyển.
- Thường xuyên bảo dưỡng máy móc, thiết bị phát sinh tiếng ồn, cho dầu bôi
trơn hoặc thay thế các chi tiết hỏng.
- Trong quá trình sản xuất phải thường xuyên kiểm tra độ cân bằng của máy,
độ mài mòn của chi tiết, bảo dưỡng, tra dầu mỡ và định kỳ thay thế các chi tiết
bị mài mòn.
- Hệ thống máy móc, thiết bị được lắp đặt cố định, chắc chắn.
- Yêu cầu người lao động khi bốc xếp hàng hóa phải thao tác gọn gàng, hạn
chế tiếng ồn lớn khi xếp đặt hàng hóa; không nhập hàng hóa vào buổi tối và giờ
nghỉ trưa.
- Trồng cây xanh xung quanh cơ sở để khuếch tán, hạn chế tiếng ồn.
15


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của Dự án Cơ sở Cán tôn Đại Lộc

- Riêng đối với máy phát điện là nguồn tiếng ồn lớn nhất sẽ được bố trí trong
phòng kín để giảm thiểu tiếng ồn.
Với quy trình quản lý, xử lý trên, tiếng ồn, độ rung phát sinh đảm bảo đạt
QCVN 26:2010/BTNMT về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT về độ rung.
2.6. Các vấn đề môi trường, vấn đề kinh tế - xã hội do cơ sở tạo ra
không liên quan đến chất thải:
Trong quá trình hoạt động của cơ sở có thể xảy ra những vấn đề như sau:
- Sự cố cháy nổ: do chập điện, sét đánh, cháy do dùng điện quá tải, cháy do
nối dây hở, cháy do tia lửa tĩnh điện...
- An toàn và vệ sinh lao động: tai nạn lao động, một số bệnh về đường hô

hấp, tiêu hóa hay có thể lây dịch bệnh từ vật nuôi...
- Các vấn đề về kinh tế, xã hội: Cơ sở đi vào hoạt động giải quyết việc làm
cho công nhân lao động. Tuy nhiên, cơ sở nằm tiếp giáp với đường Quốc lộ 27,
mật độ giao thông đi lại khá đông, do đó hoạt động giao thông của các phương
tiện vận tải ra vào cơ sở sẽ làm gia tăng mật độ giao thông trên đường Quốc lộ
27 và các vùng phụ cận, gây ra những ảnh hưởng đến vấn đề trật tự an toàn giao
thông, đặc biệt là nguy cơ dẫn đến các tai nạn giao thông trên tuyến đường.
* Biện pháp giảm thiểu:
a. Phòng, chống cháy nổ:
- Xây dựng, bố trí, lắp đặt các hạng mục công trình, trang thiết bị, hệ thống
điện, phòng chống sét đảm bảo theo quy định của pháp luật về xây dựng, phòng
cháy chữa cháy và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
- Trong các vị trí sản xuất thực hiện nghiêm ngặt quy phạm an toàn ở từng
công nhân trong suốt thời gian làm việc.
- Công nhân làm việc trực tiếp trong các xưởng được tập huấn, hướng dẫn
các phương pháp phòng, chống cháy nổ.
- Trang bị đầy đủ và duy trì trong tình trạng hoạt động tốt các thiết bị phòng
cháy, chữa cháy.
- Thường xuyên kiểm tra để bảo dưỡng kịp thời hệ thống, các trang thiết bị
dùng điện.
16


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của Dự án Cơ sở Cán tôn Đại Lộc

- Tham gia các buổi tập huấn, tuyên truyền về phòng chống cháy nổ do cơ
quan chức năng tổ chức để nâng cao nhận thức về phòng, chống cháy nổ.
b. An toàn, vệ sinh lao động:
- Thường xuyên nhắc nhở người lao động phải cẩn thận trong quá trình bốc
xếp, di chuyển hàng hóa, làm việc tại cơ sở.

- Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường, an toàn lao động cho người lao động
trong quá trình làm việc tại cơ sở.
- Cung cấp đẩy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động cần thiết (găng tay, ủng,
khẩu trang) cho người lao động để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe. Tăng
cường kiểm tra, nhắc nhở công nhân sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi làm
việc.
- Trang bị các vật dụng y tế (bông băng, thuốc sát trùng...), thiết bị cần thiết
để kịp thời, cấp cứu khi xảy ra tai nạn lao động. Tổ chức khám bệnh định kỳ cho
người lao động.
- Sắp xếp, bố trí các máy móc, thiết bị đảm bảo trật tự, gọn gàng và khoảng
cách an toàn cho công nhân làm việc.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, các quy định và yêu
cầu của địa phương cũng như tham gia các buổi tuyên truyền, tập huấn do cơ
quan chức năng tổ chức để nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động.
- Địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp: bệnh viện, cứu hỏa...
c. Vấn đề kinh tế xã hội
- Đưa ra quy định đối với các phương tiện vận tải hàng hóa, đậu đỗ xe đúng
nơi quy định.
- Điều phối lượng xe ra vào phù hợp, không làm tăng mật độ tham gia giao
thông đột ngột trên đường liên quan nhằm giảm ảnh hưởng đến tình hình trật tự
tại khu vực.
- Đưa ra nội quy làm việc cho cán bộ nhân viên phải có trách nhiệm chấp
hành tốt nội quy đảm bảo hoạt động kinh doanh tốt hơn.
- Tuyên truyền nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường cho công nhân viên
làm việc tại cơ sở.
17


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của Dự án Cơ sở Cán tôn Đại Lộc


Chương 3
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HÀNG NĂM
3.1. Kế hoạch quản lý chất thải
Có chính sách ưu tiên hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động cải thiện môi trường
như: áp dụng công nghệ tiên tiến, sử dụng nhiên liệu ít gây ô nhiễm, giảm thiểu
ô nhiễm.
Ngoài các văn bản có tính pháp lý cơ sở cần có các nội quy, quy tắc đề ra
chế độ thưởng phạt rõ ràng cho các cán bộ công nhân viên.
Giáo dục cán bộ công nhân viên ý thức bảo vệ môi trường, có những hành vi
thân thiện với môi trường và nhắc nhở những người khác cùng thực hiện.
Công khai tên phương tiện thông tin về tình trạng môi trường, các hành vi vi
phạm và hành vi thân thiện với môi trường
Giai Nguồ
Kinh
đoạn n phát
phí dự
Loại chất thải và tổng
của
sinh
Biện pháp quản lý/xử lý kiến
lượng/lưu lượng

chất
hàng
sở
thải
năm
1
2
3

4
5
Vận
- Rác thải sinh hoạt
Rác thải tái sử dụng: thu
2,0
hàn
2,0kg/ngày
gom, lưu giữ trong kho
triệu
h
- Các thanh, mảnh tôn
và bán phế liệu.
đồng
thép thừa trong quá trình Rác thải không thể tái sử
Chất
cắt dập sản phẩm, dụng
dụng: Thu gom chuyển
thải
cụ văn phòng (bút, viết, cho công ty môi trường
rắn
giấy tờ, hóa đơn...), vệ
đô thị của huyện đem đi
sinh nhà xưởng (chổi,
xử lý
khăn lau...) bị hư hỏng...
khoảng 04kg/ngày
Chất Nước thải sinh hoạt 0,32 Nước thải sinh hoạt xử
2,0
3

thải (m /ngày)
lý bằng bể tự hoại 3
triệu
lỏng Nước thải trong quá
ngăn.
đồng
trình vệ sinh sàn, máy
Nước thải vệ sinh sàn,
móc... khoảng 01
vệ sinh máy móc được
3
(m /quý)
tận dụng vào xô và tưới
Nước mưa chảy tràn
cho cây trồng trong khu

Thời Trách
gian nhiệm
thực thực
hiện hiện
6
Hàng
ngày

7
Chủ
cơ sở

Hàng
ngày


Chủ
cơ sở

18


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của Dự án Cơ sở Cán tôn Đại Lộc

Khí thải từ hoạt động
giao thông
Khí thải trong hoạt động
cán tôn

Chất
thải
khí

Chất
thải
nguy
hại

Găng tay, giẻ lau dính
dầu thải, bóng đèn
huỳnh quang hỏng
khoảng 4,5kg/năm

vực dự án
Nước mưa chảy tràn

được xử lý lắng cặn,
tách rác trước khi thải
vào môi trường
Sử dụng nhiên liệu đúng
với thiết kế động cơ, các
phương tiện giao thông
không được chở quá
trọng tải quy định; Bảo
dưỡng xe đúng định kỳ...
Nhắc nhở khách hàng
đến giao dịch tại cơ sở
phải tắt máy các phương
tiện giao thông, vận
chuyển.
Trồng cây xanh xung
quanh cơ sở, để tạo cảnh
quan, giảm thiểu ô
nhiễm mùi, khí thải.
Các chất thải nguy hại
trên được lưu giữ trong
thùng có nắp đậy và hợp
đồng với đơn vị có chức
năng để xử lý

2,0
triệu
đồng

Chủ
cơ sở


Chủ
cơ sở

3.2. Kế hoạch quản lý các vấn đề môi trường không liên quan đến chất thải
Giai
đoạn
của cơ
sở

Vấn đề môi
trường

Vận
hành

Tiếng ồn, độ
rung, nhiệt

Biện pháp quản lý/xử ly

Nhắc nhở khách hàng đến giao dịch tại cơ
sở phải tắt máy các phương tiện giao thông,
vận chuyển.
Thường xuyên bảo dưỡng máy móc, thiết bị
phát sinh tiếng ồn, cho dầu bôi trơn hoặc
thay thế các chi tiết hỏng.
Trong quá trình sản xuất phải thường xuyên
kiểm tra độ cân bằng của máy, độ mài mòn
của chi tiết, bảo dưỡng, tra dầu mỡ và định

kỳ thay thế các chi tiết bị mài mòn.
Hệ thống máy móc, thiết bị được lắp đặt cố

Kinh
phí dự
kiến
hàng
năm
3
triệu
đồng

Trách
nhiệm
thực
hiện
Chủ
cơ sở

19


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của Dự án Cơ sở Cán tôn Đại Lộc

định, chắc chắn.
Yêu cầu người lao động khi bốc xếp hàng
hóa phải thao tác gọn gàng, hạn chế tiếng
ồn lớn khi xếp đặt hàng hóa; không nhập
hàng hóa vào buổi tối và giờ nghỉ trưa.
Trồng cây xanh xung quanh cơ sở để

khuếch tán, hạn chế tiếng ồn.
Riêng đối với máy phát điện là nguồn gây
tiếng ồn lớn nhất sẽ được bố trí trong phòng
kín để giảm thiểu tiếng ồn.
3.2. Kế hoạch quản lý các vấn đề môi trường không liên quan đến chất thải:
Giai đoạn
của cơ sở

Vấn đề môi
trường

1
2
Chuẩn bị
Thi công
xây dựng
Vận hành
3.3. Kế hoạch ứng phó sự cố:
Giai đoạn
của cơ sở
Vận hành

Loại sự cố có
thể xảy ra

Biện pháp
quản lý/xử lý
3

Kinh phí dự

kiến hàng năm
(triệu đồng)
4

Trách nhiệm
thực hiện

Biện pháp ứng phó

Xây dựng, bố trí, lắp đặt các hạng mục công
trình, trang thiết bị, hệ thống điện, phòng
chống sét đảm bảo theo quy định của pháp
luật về xây dựng, phòng cháy chữa cháy và
các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Trong các vị trí sản xuất thực hiện nghiêm
ngặt quy phạm an toàn ở từng công nhân trong
suốt thời gian làm việc.
Công nhân làm việc trực tiếp trong các xưởng
được tập huấn, hướng dẫn các phương pháp
Sự cố cháy nổ
phòng, chống cháy nổ.
Trang bị đầy đủ và duy trì trong tình trạng
hoạt động tốt các thiết bị phòng cháy, chữa
cháy.
Thường xuyên kiểm tra để bảo dưỡng kịp thời
hệ thống điện, các trang thiết bị dùng điện.
Tham gia các buổi tập huấn, tuyên truyền về
phòng, chống cháy nổ do cơ quan chức năng
tổ chức để nâng cao nhận thức về phòng,
chống cháy nổ...

An toàn vệ
Thường xuyên nhắc nhở người lao động phải
sinh lao động cẩn thận trong quá trình bốc xếp, di chuyển
hàng hóa, làm việc tại cơ sở.

5

Trách nhiệm
thực hiện

Chủ cơ sở

Chủ cơ sở

20


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của Dự án Cơ sở Cán tôn Đại Lộc

Vấn đề kinh
tế, xã hội

Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường, an toàn
lao động cho người lao động trong quá trình
làm việc tại cơ sở.
Cung cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động
cần thiết (găng tay, ủng, khẩu trang) cho người
lao động để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tăng cường kiểm tra, nhắc nhở công nhân sử
dụng trang bị bảo hộ lao động khi làm việc.

Tarng bị các vật dụng y tế (bông băng, thuốc
sát trùng...) thiết bị cần thiết để kịp thời sơ,
cấp cứu khi xảy ra tai nạn lao động. Tổ chức
khám bệnh định kỳ cho người lao động.
Sắp xếp, bố trí các máy móc, thiết bị đảm bảo
trật tự, gọn gàng và khoảng cách an toàn cho
công nhân làm việc.
Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của
pháp luật, các quy định và yêu cầu của địa
phương cũng như tham gia các buổi tuyên
truyền, tập huấn do cơ quan chức năng tổ chức
để nâng cao nhận thức về an toàn, vệ sinh lao
động.
Địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp:
bệnh viện, cứu hỏa...
Đưa ra quy định đối với các phương tiện vận
tải hàng hóa, đậu đỗ xe đúng nơi quy định.
Điều phối lượng xe ra vào phù hợp, không làm
tăng mật độ tham gia giao thông đột ngột trên
đường liên quan nhằm giảm ảnh hưởng đến
tình hình trật tự tại khu vực.
Đưa ra nội quy làm việc cho cán bộ nhân viên
phải có trách nhiệm chấp hành tốt nội quy
đảm bảo hoạt động kinh doanh tốt hơn.
Tuyên truyền nâng cao ý thức về bảo vệ môi
trường cho công nhân viên làm việc tại cơ sở.

Chủ cơ sở

3.4. Kế hoạch quan trắc môi trường

Để đảm bảo tất cả các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trên được thực hiện có
hiệu quả và các thông số chất thải đảm bảo đạt quy chuẩn Việt Nam cho phép về
môi trường hiện hành. Cơ sở đề ra chương trình giám sát môi trường định kỳ
cho hoạt động sản xuất của cơ sở cụ thể như sau:
Nội Điểm quan
Giai
dung trắc (mã số
đoạn cơ
quan địa danh,
sở
trắc
tọa độ)
Vận
Môi
Khu vực
hành
trườn
cổng ra

Thông số quan trắc
Nhiệt độ
Độ ẩm

Tần suất
Trách
Kinh phí
quan
nhiệm
dự kiến
trắc

thực hiện
6 tháng
1 lần,

3 triệu
đồng

Chủ cơ
sở

21


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của Dự án Cơ sở Cán tôn Đại Lộc

vào cơ sở.
Khu vực
phía sau
xưởng sản
xuất
g
Khu ực
không
giữa
khí
xưởng gia
công.
Khu vực
cuối xưởng
gia công

Môi
trườn
g
nước

Nước thải
sinh hoạt

Tốc độ gió
Bụi tổng số
Độ rung, tiếng ồn
Ánh sáng
CO; CO2
H2S, NO2, SO2

hai
lần/năm

pH
Tổng chất rắn lơ lửng
Tổng chất rắn hòa tan
BOD5, COD, NO3PO43-; NH4+
Dầu mỡ thực phẩm
Colifom

6 tháng
1 lần,
hai
lần/năm


1 triệu
đồng

Chủ cơ
sở

22


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của Dự án Cơ sở Cán tôn Đại Lộc

Chương 3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. Kết luận:
- Nhìn chung, cơ sở đã nhận dang được hết các dòng chất thải và cơ bản đã
tính toán được các loại chất thải, nhận dạng và mô tả được các vấn đề về môi
trường và xã hội không liên quan đến chất thải.
- Các loại chất thải, các vấn đề về môi trường và xã hội do cơ sở tạo ra có
thể được xử lý đạt yêu cầu quy định.
- Cơ sở có đủ khả năng ứng phó hiệu quả với tình trạng ô nhiễm môi trường
khi có các sự cố xảy ra.

23


×