Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của ngân hàng tiên phong tại đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.47 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
-----------

NGUYỄN TRÀ GIANG

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG QUỐC
TẾ CỦA NGÂN HÀNG TIÊN PHONG TẠI ĐÀ
NẴNG

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS. VÕ THỊ QUỲNH NGA


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng
Trang
bảng
39
Bảng1.1: Kết quả nghiên cứu hồi quy
Kiểm định giá trị trung bình trong nghiên cứu của Okan


43
Bảng1.2
Veli Safakli
58
Bảng 2. 1 Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam
68
Bảng 3.1 Các giả thuyết của mô hình
69
Bảng 3.2 Nguồn gốc các thang đo
73
Bảng 3.3 Quy trình nghiên cứu
77
Bảng 3.4 Thang đo chính thức của mô hình nghiên cứu
87
Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả thông tin về đáp viên
89
Bảng 4.2 Kết quả phân tích EFA sau khi loại biến( lần 3)
90
Bảng4.3 Kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc
91
Bảng 4.4 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha
Bảng 4.5 Kết quả phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình 92
94
Bảng 4.6 Tóm tắt mô hình hồi quy
94
Bảng 4.7 Kiểm định độ phù hợp của mô hình
95
Bảng 4.8 Kết quả phân tích hồi quy



DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình
hình
Hình1.1 Sơ đồ tiến trình mua của người tiêu dùng
Hình 1.2 Thuyết hành động hợp lý TRA
Hình 1.3 Thuyết hành vi dự định – TPB
Mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ
Hình 1.4
(UTAUT)
Hình1.5 Mô hình nghiên cứu của Hanudin Amin ( 2011)
Hình 1.6 Mô hình nghiên cứu của Maya Sari
Hình 1.7 Mô hình nghiên cứu của Okan Veli Safakli (2007)
Hình 1.8 Mô hình nghiên cứu của Lưu Thị Mỹ Hạnh (2013)
Hình 1.9 Mô Hình nghiên cứu Lê Thế Giới và Lê Văn Huy
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức TPBank
Hình 2.2 Số lượng thẻ tín dụng quốc tế phát hành tại Việt Nam
Hình 2.3 Số lượng máy ATM và POS
Hình 2.4 Số lượng phát hành thẻ tín dụng Visa TPbank
Hình 2.5 Doanh số phát hành thẻ TDQT TPBank
Kết quả khảo sát độ hài lòng khách hàng năm 2014 ( N=
Hình 2.6
3876)
Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 3.2 Mô hình quy trình nghiên cứu

Trang
27
32

33
35
38
40
43
44
47
56
57
59
63
63
65
68
73


5

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ thẻ là một trong những mục tiêu hàng
đầu của các Ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam. Sự phát triển của khoa học công
nghệ trong những năm gần đây cũng đã tạo ra nền tảng cho sự phát triển các
sản phẩm – dịch vụ của Ngân hàng. Trong xu hướng phát triển các hình thức
thanh toán không dùng tiền mặt, thẻ đã trở thành một trong những thước đo
đánh giá sự phát triển của xã hội. Với bối cảnh hiện nay khi hội nhập kinh tế
khu vực và quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu của thời đại, thương mại

quốc tế ngày càng phát triển; Việt Nam đã tiến hành mở cửa thị trường này
theo các cam kết đối với các tổ chức kinh tế thế giới. Do vậy việc phát triển
sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế là một trong những sản phẩm có nhiều triển
vọng đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho các Ngân hàng thương mại tại Việt
Nam trong tương lai. Ở Việt Nam, thị trường thẻ tín dụng quốc tế thời gian
qua đã đạt được một số thành tựu nhất định cả về số lượng lẫn chất lượng,
nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.
Hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng đã có mặt tại Việt Nam từ hơn 10
năm trở lại đây, tuy nhiên sự quan tâm của khách hàng đối với hình thức
thanh toán thông minh này trên thực tế chưa đạt được hiệu quả. Thẻ tín dụng,
có thể coi là vật bất ly thân của người tiêu dùng ở nhiều quốc gia trên thế giới
bởi những tiện ích mà nó mang lại như gọn nhẹ, an toàn, ưu đãi giảm giá khi
mua hàng hay cơ hội tham gia những chương trình khuyến mại đặc biệt. Việc
thanh toán bằng thẻ hiện nay không chỉ mang lại sự tiện lợi cho khách hàng
mà còn đem lại cho ngân hàng và một số đối tác khác nguồn thu không nhỏ,
góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Ở Việt Nam, trong vài năm
gần đây, số người đi du lịch, du học, công tác ở nước ngoài hay mua sắm trực
tuyến tại các website quốc tế ngày một nhiều. Khi nền kinh tế Việt Nam phát


6

triển, đời sống người dân ngày một nâng cao thì hoạt động giao thương kinh
tế, văn hóa, xã hội giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới ngày càng
mở rộng và phát triển. Với xu thế đó, việc sử dụng thẻ tín dụ ng quốc tế của
người dân sẽ trở nên phổ biến bởi nó rất thuận tiện trong thanh toán thay vì họ
phải mang theo tiền mặt. Tuy nhiên theo cuộc khảo sát của một số tổ chức
trên thế giới thì thị trường thẻ tín dụng quốc tế Việt Nam vẫn chưa được khai
thác hết tiềm năng của nó, vẫn chưa được nhiều người dân biết đến và sử
dụng. Việc sử dụng phổ biến tiền mặt trong các giao dịch mua bán ở khu vực

dân cư trên địa bàn TP Đà Nẵng là một minh chứng dễ dàng nhận thấy .
Thị trường thẻ tín dụng quốc tế là thị trường đầy tiềm năng và có nhiều
triển vọng đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu đối với các ngân hàng thương mại
Việt Nam – trong đó có ngân hàng NHTMCP Tiên Phong (TPBank). TPBank
được thành lập từ ngày 05/05/2008. Với tuyên ngôn thương hiệu “Vì chúng
tôi hiểu bạn”, TPBank mong muốn lấy nền tảng của “sự thấu hiểu” khách
hàng để xây dựng phong cách chất lượng dịch vụ ngân hàng hàng đầu. Hiện
nay, thị trường thẻ tín dụng quốc tế Việt Nam cũng như khu vực Đà Nẵng
đang bước vào cuộc đua cạnh tranh ngày càng khốc liệt và không khoan
nhượng giành giật thị phần giữa các ngân hàng cả nội lẫn ngoại. Tuy nhiên,
xét trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thị TPBank là ngân hàng còn non trẻ, và
số lượng thẻ TPBank Visa phát hành còn khá khiêm tốn.
Để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc
tế, đồng thời đưa ra một số kiến nghị cho TPBank trong việc phát triển loại
sản phẩm – dịch vụ này với việc đưa các sản phẩm thẻ tiên tiến hơn ra thị
trường, những chính sách tiếp thị phù hợp và hiệu quả nhằm phục vụ khách
hàng và chiếm được thị phần nhất định, đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của Ngân hàng Tiên Phong tại
Đà Nẵng” được lựa chọn.


7

2.
-

Mục tiêu nghiên cứu:
Tổng hợp cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua nói chung
và ý định sử dụng sản phẩm thẻ của ngân hàng nói riêng; lý thuyết về các mô


-

hình hành vi ý định sử dụng của người tiêu dùng.
Thiết lập mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín

-

dụng quốc tế
Đo lường và đánh giá ảnh hưởng của từng nhân tố đến đến ý định sử dụng

-

thẻ tín dụng quốc tế của TPBank.
Đề ra một số kiến nghị tham khảo nhằm nhằm thu hút khách hàng và gia tăng
thi phần của TP bank trong thị trường thẻ tín dụng quốc tế.
Câu hỏi nghiên cứu:



Các nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng TDQT của khách hàng tại
thành phố Đà Nẵng?



Các nhân tố ảnh hưởng với mức độ, chiều hướng khác nhau như thế nào đến ý
định sử dụng TDQT của khách hàng tại thành phố Đà Nẵng?

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế TP bank của
khách hàng tại thị trường Đà Nẵng
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi của thành

4.

phố Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ tháng 11/ 2015 đến tháng 7/2016
Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu định tính: tiếp cận nghiên cứu đi trước liên kết hợp kỹ
thuật thảo luận nhóm nhằm thăm dò, khám phá và hiệu chỉnh thang đo lường
các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng TDQT TPBank của khách hàng
sao cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
- Nghiên cứu định lượng: Phương pháp định lượng được thực hiện qua
các giai đoạn: điều tra bằng bảng câu hỏi, thiết kế mẫu nghiên cứu thu thập
thông tin từ mẫu quan sát, phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS20 nhằm
khẳng định các nhân tố cũng như giá trị và độ tin cậy của thang đo của các
nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng TDQT TPBank ; kiểm định độ phù hợp


8

mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết được thiết kế và đề xuất trong nghiên
cứu định tính.
5.

Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ xác định một cách đầy đủ và chính
xác hơn các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của
ngân hàng Tiên Phong tại Đà Nẵng, cũng như mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố. trong việc phát triển loại sản phẩm – dịch vụ này với việc đưa các

sản phẩm thẻ tiên tiến hơn ra thị trường, những chính sách tiếp thị phù hợp và
hiệu quả nhằm phục vụ khách hàng và chiếm được thị phần nhất định. Từ
đây, TPBank có thể phát triển loại sản phẩm – dịch vụ này với việc đưa các
sản phẩm thẻ tiên tiến hơn ra thị trường, xây dựng được các định hướng phát
triển TDQT theo từng phân khúc thị trường và có được những chính sách tiếp
thị và bán hàng hiệu quả. Đây là một trong những yếu tố để nâng cao năng lực
cạnh tranh, xây dựng hình ảnh – thương hiệu TPBank trên thị trường Tài
chính – Ngân hàng Việt Nam.

6.

Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm Phần mở đầu và 4 chương
Phần mở đầu: trình bày tính cấp thiết của đề tài, qua đó nêu lên mục
tiêu mà đề tài hướng đến, phạm vi nghiên cứu, giới thiệu bố cục của đề tài.
Phần nội dung: Bao gồm 5 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế
Giới thiệu cơ sở lý thuyết, mô hình tham khảo và các nghiên cứu đã thực
hiện trước đây.
Chương 2: Tổng quan về NHTMCPTiên Phong và thực trạng kinh
doanh TDQT


9

Trình bày sơ lược về TPBank, những đặc điểm và ưu điểm nổi bật của
TDQT TPBank. Tổng quan thực trạng kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại Việt
Nam nói chung và TPBank nói riêng.
Chương 3: Mô hình nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu
Trình bày phương pháp nghiên cứu và thực hiện xây dựng thang đo, cách

đánh giá và kiểm định thang đo cho các khái niệm trong mô hình, kiểm định
sự phù hợp của mô hình và kiểm định các giả thuyết đề ra.
Chương 4 : Kết quả nghiên cứu
Chương này sẽ nêu lên các kết quả thực hiện nghiên cứu bao gồm: mô tả
dữ liệu thu thập được, tiến hành đánh giá và kiểm định thang đo, kiểm định sự
phù hợp của mô hình nghiên cứu, kiểm định các giả thuyết của mô hình
nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu. Bên cạnh đó, luận văn cũng
nêu lên những đóng góp của đề tài, các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp
theo.
7.

Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Một số nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng thẻ tín
dụng

- Nghiên cứu của Hanudin Amin ( 2012)
Nghiên cứu của Hanudin Amin về “Ý định sử dụng thẻ tín dụng Hồi
Giáo” của khách hàng ở các ngân hàng Malaysia thực hiện vào tháng 1 năm
2012. Nghiên cứu này với mục đích là xác định các nhân tố quyết định đến ý
định hành vi sử dụng thẻ tín dụng Hồi giáo của khách hàng tại các ngân hàng
Malaysia. Dựa vào thuyết hành động hợp lý (mô hình TRA) nghiên cứu đề


10

xuất mô hình TRA mở rộng bao gồm các yếu tố: thái độ, chuẩn chủ quan và
nhận thức về chi phí tài chính.

Nghiên cứu xác nhận rằng thái độ và chuẩn chủ quan có ảnh hưởng
mạnh mẽ theo hướng tích cực đến ý định hành vi để sử dụng thẻ tín dụng Hồi
giáo. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khách hàng càng nhận rõ về chi
phí tài chính thì khả năng thẻ tín dụng Hồi giáo được chọn sẽ thấp hơn.
-

Nghiên cứu của Maya Sari ( 2011)
Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu và kiểm tra các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi sử dụng thẻ tín dụng trong cộng đồng các trường đại học
Pendidikan ở Indonesia qua lý thuyết hành vi dự định( mô hình TPB). Tác giả
đã sử dụng phương pháp phân tích đường xu hướng (Path Analysis – 1 kỹ
thuật thống kê được sử dụng để kiểm tra quan hệ nhân quả giữa hai hay nhiều
biến) để giải thích những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của các yếu tố thái
độ, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi đến ý định sử dụng thẻ tín dụng.
Nghiên cứu được điều tra từ 100 người là giảng viên và nhân viên của cộng
đồng các trường đại học Pendidikan ở Indonesia.
Kết quả cho thấy tất cả người trả lời có một thái độ tích cực đối với sử
dụng thẻ tín dụng, với ảnh hưởng của chuẩn chủ quan cao, kiểm soát hành vi
cao đến ý định cao để sử dụng thẻ tín dụng. Kết quả kiểm tra cho thấy thái độ
hành vi có ảnh hưởng lớn nhất về dự định sử dụng thẻ tín dụng.
- Nghiên cứu của Khare và cộng sự (2012)
Bài nghiên cứu của Khare và cộng sự (2012) được thực hiện trong sáu
thành phố ở Ấn Độ nhằm nghiên cứu tác động của những biến thuộc về lối
sống đến việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Những nhân tố nhân khẩu học
được sử dụng bao gồm tuổi, giới tính và thái độ đối với thẻ tín dụng quốc tế
bao gồm sự thuận tiện, mô hình sử dụng, địa vị. Tính tiện lợi của thẻ tín dụng
quốc tế giúp gia tăng việc lựa chọn và sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Bên cạnh


11


đó, việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế bị ảnh hưởng bởi tuổi tác của chủ thẻ.
Người trẻ tuổi có nhiều khả năng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế hơn trong khi
những người lớn tuổi thích phương thức thanh toán bằng tiền mặt hơn. Về
giới tính, nam giới có nhiều khả năng sở hữu thẻ tín dụng quốc tế hơn so với
nữ giới do phụ nữ Ấn Độ vẫn còn phụ thuộc tài chính vào gia đình, quyền sở
hữu thẻ tín dụng quốc tế thuộc về nam giới và thẻ được sử dụng.
- Nghiên cứu Okan Veli Safakli, 2007
Năm 2005 Okan Veli Safakli đã thực hiện một cuộc nghiên cứu nhằm
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng
của các cư dân ở phía Bắc Ship. Bài viết lấy mẫu thuận tiện đối với những
người sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng đi qua đường phố chính của thủ đô
Nicosia trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2005 thu được tổng cộng
469 bảng trả lời hợp lệ. Các câu hỏi sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm 2
phần. Phần A chứa các thông tin nhân khẩu học của người trả lời như : giới
tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, trình độ, nghề ng hiệp, thu nhập. Phần B sử
dụng thang đo Likert 5 mức từ hoàn toàn không hiệu quả (1) đến hoàn toàn
hiệu quả (5) để đánh giá ảnh hưởng của từng yếu tố đến việc lựa chọn sở hữu
và sử dụng TTD. Kết quả nghiên cứu đưa ra 5 nhân tố được cho là có khả
năng ảnh hưởng đến quyết định sử dụng TTD của khách hàng ở Bắc Síp lần
lượt là: (1)Khả năng đáp ứng nhu cầu trong trường hợp không đủ thu nhập,
(2) Sự thuận tiện trong việc không dùng tiền mặt, (3) Xã hội hóa và hiện đại
hóa, (4) Sự dễ dàng và an toàn khi không mang theo tiền mặt,(5) Mua sắm
qua điện thoại và Internet.
Những đặc điểm nhân khẩu học có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng
thẻ tín dụng là giới tính, trình độ học vấn, thu nhập, độ tuổi, tôn giáo. Tuy
nhiên kết quả nghiên cứu lại cho thấy chiến lược tiếp thị dựa theo các đặc
điểm nhân khẩu học không phải là một chiến lược tiếp thị khả thi. Hai nhân tố



12

cũng tác động đến việc sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng là (2) sự thuận tiện và
(4) sự dễ dàng, an toàn.
- Nghiên cứu của Carol C. Bertaut và Michael Haliassos, 2005
Năm 2005 Carol C. Bertaut và Michael Haliassos thực hiện nghiên cứu
về “Lý thuyết và thực tế sử dụng thẻ tín dụng”. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ
nhiều đợt khảo sát của Tài chính tiêu dùng về việc sở hữu và sỡ dụng thẻ tín
dụng của các nhóm nhân khẩu Mỹ. Nghiên cứu chỉ ra các yếu tố về tiện ích
của thẻ có ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng như: không phải mang
theo nhiều tiền mặt, cung cấp nguồn tài chính linh hoạt trong chi tiêu khi thiếu
hụt thanh khoản và có thể trì hoãn việc thanh toán trong một thời gian, cho
phép mua hàng thông qua điện thoại, internet. Những đặc điểm này tác động
tích cực lên việc sở hữu thẻ tín dụng của người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc vay
nợ thẻ tín dụng quá nhiều thường đưa đến kết quả phải thanh toán với lãi suất
cao, trong tình huống này chi phí về lãi và phí phát sinh sẽ là yếu tố có tác
động tiêu cực đến việc sử dụng thẻ. Ngoài ra, các đặc điểm nhân khẩu học
cũng được nhận thấy có tác động như: thu nhập, trình độ giáo dục, độ tuổi, có
sự khác biệt của các yếu tố này trong tác động đến việc sở hữu thẻ tín dụng.
- Nghiên cứu của Chien và Devaney 2001
Chien và Devaney (2001) đã nghiên cứu tác động của thái
độ đối với tín dụng và những nhân tố kinh tế xã hội đến việc
sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Sử dụng dữ liệu thứ cấp từ cuộc
khảo sát về tình hình tài chính năm 1998 của Cục dự trữ liên
bang Mỹ, bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng những nhân tố nhân
khẩu học, kinh tế và thái độ đối với tín dụng có ảnh hưởng
đến việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Những người tiêu dùng
trẻ tuổi và có thu nhập hiện tại thấp sẵng sàng chi tiêu cho
hiện tại bằng cách sử dụng thẻ tín dụng quốc tế hơn những



13

người lớn tuổi hơn. Đồng thời, những người tiêu dùng có thu
nhập cao hơn sử dụng thẻ tín dụng quốc tế nhiều hơn những
người có thu nhập thấp hơn. Bên cạnh đó, những người sử
dụng thẻ tín dụng quốc tế vì mục đích trả góp cũng sử dụng
thẻ tín dụng quốc tế nhiều hơn.
- Nghiên cứu của Kaynak và Harcar, (2001)
Xem xét thái độ của người tiêu dùng cũng như ý định sở
hữu và sử dụng thẻ tín dụng quốc tế trong một quốc gia đang
phát triển. Dữ liệu của nghiên cứu này được thu thập từ
những người có thẻ tín dụng quốc tế và không có thẻ trong
thành phố Istanbul – Thổ Nhĩ Kỳ. Bài nghiên cứu sử dụng các
nhân tố tác động là mức độ phát triển kinh tế của quốc gia,
môi trường chính trị, sự phát triển kỹ thuật, những đặc điểm
nhân khẩu học và kinh tế - xã hội của người sử dụng (bao
gồm giới tính, tuổi, thu nhập, dân tộc) và môi trường cạnh
tranh. Tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa các yếu
tố nhân khẩu học và các đặc điểm kinh tế xã hội đối với việc
sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Trình độ giáo dục cao
hơn và thu nhập cao hơn có nhiều khả năng sở hữu thẻ tín dụ
ng quốc tế hơn. Những người từ 36 tuổi đến 45 tuổi có nhiều
khả năng sở hữu thẻ tín dụng quốc tế hơn những độ tuổi khác.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy không có sự khác biệt đáng
kể về việc sở hữu thẻ tín dụng quốc tế giữa nam và nữ. Nghiên
cứu còn chỉ ra việc các chi phí phát sinh trong lúc sử dụng thẻ phát sinh giao
dịch hay chi phí trả nợ trễ sau thời hạn tạo ra áp lực cho người sử dụng thẻ.
Điều này có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế.
- Nghiên cứu của Lưu Thị Mỹ Hạnh ( 2013)



14

Nghiên cứu dựa vào Mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công
nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology – UTAUT) xây
dựng năm 2003 bởi Viswanath Venkatesh, Michael G. Moris, Gordon
B.Davis, và Fred D. Davis trên cơ sở điều tra thông qua bảng câu hỏi đối với
người dân tại TP Đà Nẵng đang sử dụng dịch vụ thẻ của Techcombank, với
kích thước mẫu là 280.
Nghiên cứu đã xác định được mô hình các nhân tố thành phần có ảnh
hưởng đến sự chấp nhận và sử dụng dịch vụ thẻ TechcomBank tại thành phố
Đà Nẵng, đó là: (1) Hiệu quả mong đợi, (2) Nỗ lực mong đợi, (3) Ảnh hưởng
của xã hội và nhận thức về chi phí chuyển đổi, (4) Các điều kiện thuận tiện.
Trong đó, nhân tố có tác động lớn nhất đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ
Techcombank là các điều kiện thuận tiện, nhân tố có tác động nhỏ nhất là hiệu
quả mong đợi. Nghiên cứu cũng đã đánh giá được sự ảnh hưởng hay của
từng nhóm khách hàng theo giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm, nghề nghiệp,
trình độ học vấn và thu nhập hằng tháng đến từng nhân tố trong mô hình đến
sự tác động của mô hình.
- Nghiên cứu của Phạm Hoàng Nguyên ( 2013)
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng
của khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam . Nghiên cứu được
thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2013 với 312 bản khảo sát hợp
lệ. Bản khảo sát sử dụng thang đo Likert 5 mức độ với : mức 1 là hoàn toàn
không ảnh hưởng; mức 2 là không ảnh hưởng; mức 3 là trung lập; mức 4 là có
ảnh hưởng và mức 5 là hoàn toàn ảnh hưởng nên một yếu tố được xem là có
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng khi
giá trị trung bình của nó >3.
Nghiên cứu chỉ ra các nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ

tín dụng của khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việ Nam bao gồm :


15

Khả năng đáp ứng của hệ thống, tính an toàn của sản phẩm và chất lượng
công tác xúc tiến sản phẩm.

-

Nghiên cứu của Lê Thế Giới và Lê Văn Huy ( 2006)

Năm 2006, Lê Thế Giới và Lê Văn Huy đã thực hiện một bài nghiên cứu
về những nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM tại
Việt Nam. Bài nghiên cứu được thực hiện ở Đà Nẳng và Quảng Nam với hình
thức là phát bảng câu hỏi được xây dựng thông qua thang đo lường thái độ
(attitudes scales) bằng thang điểm Likert với 5 sự lựa chọn để đo lường những
nhân tố tác động đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM của khách hàng.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có 7 nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng thẻ ATM của khách hàng tại Việt Nam là: yếu tố pháp lý, hạ tầng công
nghệ, nhận thức vai trò của thẻ ATM, độ tuổi, khả năng sẵn sàng của hệ thống
ATM và dịch vụ cấp thẻ của ngân hàng, Chính sách marketing và tiện ích sử
dụng. Và có 4 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ ATM của khách
hàng tại Việt Nam là ý định sử dụng thẻ, khả năng sẵn sàng của hệ thống
ATM chính sách marketing và tiện ích sử dụng thẻ.


16

CHƯƠNG 1


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ý ĐỊNH SỬ DỤNG CỦA KHÁCH
HÀNG ĐỐI VỚI THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ
1

TỔNG QUAN VỀ THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ

1

Khái niệm và đặc điểm thẻ tín dụng quốc tế :
a.

Khái niệm
Năm 2007, Khái niệm về các loại thẻ ngân hàng được sửa đổi trong Quy
chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ
ngân hàng, được ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày
15-5-2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Khoản 5 Điều 2 Quy chế này
có định nghĩa “Thẻ tín dụng (credit card): Là thẻ cho phép Chủ thẻ thực hiện
giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng được cấp theo thỏa thuận với tổ
chức phát hành thẻ”. Trong đó, khái niệm “giao dịch thẻ” được hiểu là “việc
sử dụng thẻ để gửi, nạp, rút tiền mặt, thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, sử
dụng các dịch vụ khác do tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ cung
ứng”.
Thẻ tín dụng quốc tế là một phương tiện thanh toán được sử dụng phổ
biến ngày nay tại các quốc gia trên thế giới. Trong thương mại hiện đại, thẻ
tín dụng quốc tế được xem như một công cụ thanh toán thay thế cho tiền mặt
và séc của hàng triệu việc mua hàng thông thường cũng như nhiều giao dịch
không thuận tiện hoặc không thể thực hiện được (Durkin, 2000). Những thay
đổi về khoa học kỹ thuật đã giúp thay đổi cuộc sống của con người, một trong
số đó là sự ra đời của thẻ tín dụng quốc tế - một công cụ thanh toán của cuộc

sống hiện đại (Erdem, 2008). Đối với người sử dụng thẻ, thẻ tín dụng quốc tế
là một loại thẻ ngân hàng đặc biệt, bởi nó đại diện cho nguồn tín dụng
(Scholnick và cộng sự, 2008).


17

Như vậy, thẻ tín dụng quốc tế là một phương tiện thanh toán được sử
dụng trên phạm vi toàn thế giới, do ngân hàng hoặc tổ chức phi ngân hàng
phát hành theo thỏa thuận với chủ thẻ, đáp ứng cả nhu cầu tín dụng và thanh
toán cho chủ thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng do tổ chức phát hành thẻ
cấp. Trong đó, thể hiện hai mối quan hệ pháp lý giữa ba đối tượng tham gia là
quan hệ về thanh toán giữa chủ thẻ với đơn vị chấp nhận thẻ, và quan hệ tín
dụng giữa chủ thẻ với tổ chức phát hành thẻ. Thẻ tín dụng quốc tế là loại thẻ
được sử dụng khá phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, theo đó chủ thẻ được
TCPHT cấp cho một hạn mức tín dụng tuần hoàn để mua sắm hàng hóa, dịch
vụ tại những cơ sở chấp nhận thẻ trên toàn thế giới. Việc cấp hạng mức này
đồng nghĩa với việc TCPHT cho phép chủ thẻ chi tiêu trước trong hạn mức tín
dụng được cấp mà không phải trả tiền ngay. Hạn mức tín dụng cấp cho chủ
thẻ tùy thuộc vào khả năng tài chính của chủ thẻ hoặc tài sản bảo đảm của chủ
thẻ và nhu cầu chi tiêu của họ. Hình thức thanh toán dư nợ thẻ tín dụng quốc
tế cũng tạo thuận lợi cho chủ thẻ trong việc chi trả hàng tháng.
b.

Đặc điểm
- Tính chất toàn cầu : Là điểm khác biệt giữa thẻ tín dụng nội địa và thẻ
tín dụng quốc tế. Với thẻ tín dụng quốc tế, chủ thẻ có thẻ sử dụng thẻ này trên
phạm vi toàn thế giới để thanh toán tại các điểm chấp nhận thanh toán, hoặc
rút tiền mặt tại các máy ATM có biểu tượng của các thương hiệu thẻ quốc tế.
- Tính chất vay mượn : Là đặc điểm nổi bật nhất của thẻ tín dụng quốc

tế. Chủ thẻ có thể chi tiêu trước – trả tiền sau dựa trên hạn mức tín dụng được
TCPHT cấp. Với đặc điểm này, chủ thẻ có thể mua hàng mà không cần phải
có tiền ngay vào thời điểm đó. Việc này giúp cho chủ thẻ chủ động được trong
chi tiêu, đặc biệt khi có những nhu cầu cần thiết phát sinh mà chưa tới thời
điểm nhận lương.
- Tính tiện lợi : Chủ thẻ có thể thanh toán hàng hóa, dịch vụ, đặt vé máy
bay, đặt khách sạn, thanh toán trực tuyến qua internet, … tại các điểm chấp


18

nhận thanh toán của TCPHT và có các biểu tượng như Visa, MasterCard,
JCB,…. ở khắp nơi trên thế giới mà không cần mang theo tiền mặt. Ngoài ra,
chủ thẻ có thể phát hành thẻ phụ để kiểm soát chi tiêu và quản lý tài chính
trong trường hợp có con đi du học; đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt tại các máy
ATM của các TCPHT hoặc có biểu tượng của tổ chức thẻ quốc tế,…
- Tính an toàn : Thẻ tín dụng quốc tế được thiết kế với phương thức bảo
mật ngày càng cao nhằm đáp ứng việc thanh toán trên phạm vi toàn cầu, cho
phép chủ thẻ có thể yên tâm thanh toán hàng hóa dịch vụ, đặc biệt là những
giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới.
- Giá trị gia tăng: Chủ thẻ có thể thanh toán dư nợ phát sinh hàng tháng
thuận lợi qua nhiều kênh như thanh toán tiền mặt tại quầy, trích nợ tự động,
chuyển khoản,… Đồng thời, chủ thẻ còn được hưởng nhiều giá trị gia tăng
khác như : được tặng bảo hiểm y tế toàn cầu với giá trị bảo hiểm tùy vào quy
định của TCPHT, được tích lũy điểm thưởng, được cung cấp dịch vụ tư vấn
và hỗ trợ toàn cầu cùng với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn của
TCPHT và các đơn vị chấp nhận thẻ dành cho chủ thẻ tín dụng quốc tế.
2

Lợi ích của việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế

Thẻ tín dụng quốc tế ra đời đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của
công nghệ ngân hàng. Hoà chung với sự phát triển về kinh tế- xã hội của thế
giới, thẻ TDQT đã phát huy vai trò tích cực của mình
a.
-

Đối với chủ thẻ:
Tiện lợi : Những chiếc thẻ tín dụng quốc tế ra đời là một bước ngoặt mới khi
nhu cầu thanh toán ở nước ngoài của người dân ngày càng gia tăng. Đồng
thời, chiếc thẻ tín dụng quốc tế nhỏ và gọn sẽ giúp người dùng thanh toán tiền
hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại hơn hàng chục triệu điểm chấp nhận thẻ

-

trên toàn thế giới.
Tiết kiệm thời gian mua, giá trị thanh toán cao hơn: Việc mua sắm online giúp
khách hàng tiết kiệm được thời gian, hình thức thanh toán thuận tiện không


19

cần đến tiền mặt giúp người tiêu dùng thoải mái chi tiêu và sở hữu ngay món
hàng mình thích. Thêm nữa, tỷ giá khi thanh toán bằng thẻ cũng thường có lợi
hơn so với sử dụng tiền mặt hay séc du lịch. Như vậy, không những giúp
người sử dụng thẻ tiết kiệm tiền, thẻ còn giúp người tiêu dùng tiết tiệm thời
gian mua hàng cũng như thời gian chờ làm các thủ tục với séc du lịch hay tiền
-

mặt, hạn chế được rủi ro.
Nhu cầu ngoại tệ khi đi nước ngoài : Việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế không

chỉ giúp chủ thẻ không cần phải lo lắng về nhu cầu ngoại tệ mỗi khi có nhu
cầu đi nước ngoài như đi du lịch, du học, công tác, khám chữa bệnh, … mà
còn giúp họ không mất thời gian để cung cấp các giấy tờ cần thiết chứng minh
mục đích mua ngoại tệ tại cáctổ chức tín dụng hoặc phải mua ngoại tệ trên thị

-

trường chợ đen với tỷ giá cao.
An toàn : Nếu sử dụng tiền mặt thì khi việc mất mát xảy ra rất nhiều khả năng
không thu hồi được tiền nhưng khi mất thẻ tín dụng quốc tế, chủ thẻ chỉ cần
báo với TCPHT để khóa thẻ lại. Nếu thông báo kịp thời về việc mất thẻ hoặc
thẻ bị đánh cắp, chủ thẻ sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với các khoản

-

thanh toán phát sinh trong thời gian bị mất cắp hoặc thất lạc đó
Những tiện ích thiết thực khác như giúp chủ thẻ hạn chế mang theo tiền mặt
trong người, có thể thanh toán trực tiếp qua thẻ tín dụng quốc tế, hóa đơn cho

-

những khoản chi phí hàng tháng như tiền điện, tiền nước,...
Những giá trị tăng thêm : Để khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ tín dụng
quốc tế, nhiều TCPHT đưa ra các chương trình ưu đãi như tích điểm thưởng,
liên kết với các thương hiệu nổi tiếng, các siêu thị, các trung tâm mua sắm, …
để giảm giá cho người sử dụng thẻ, hoặc tặng tiền thưởng, hoặc miễn giảm
phí, .... Chi tiêu bằng tiền mặt, chủ thẻ sẽ không thể có những giá trị tăng

b.


thêm này.
Đối với nền kinh tế:
Việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế
như :


20

- Giảm chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm tiền mặt; Giảm
khối lượng tiền mặt trong lưu thông.
- Góp phần minh bạch hóa các giao dịch tài chính, hiện đại hóa hệ thống
thanh toán quốc gia và phù hợp với xu thế phát triển của thế giới;
- Tăng khối lượng và tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế : tốc độ
chu chuyển vốn của thẻ TDQT nhanh hơn nhiều so với các phương tiện thanh
toán khác như séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, …
- Góp phần gia tăng quản lý vĩ mô của nhà nước : Thẻ tín dụng quốc tế
giúp cho các giao dịch có liên quan sẽ được thực hiện qua ngân hàng. Từ đó,
nâng cao khả năng kiểm soát của Nhà nước, tạo nền tảng cho công tác quản lý
vĩ mô của Nhà nước, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.
- Hiện đại hóa hệ thống thanh toán quốc gia : Phát triển thẻ tín dụng
quốc tế đòi hỏi TCPHT phải sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp cận
với công nghệ thanh toán hiện đại của thế giới, hội nhập với cộng đồng quốc
tế trước hết thông qua các tổ chức thẻ trên thế giới.
c.

Đối với tổ chức phát hành thẻ:
Hơn ai hết, ngân hàng chính là người được hưởng lợi từ hoạt động phát
hành và thanh toán thẻ
- Tăng hiệu quả kinh doanh : Việc phát hành thẻ tín dụng quốc tế góp
phần tạo nguồn thu ổn định cho TCPHT thông qua việc thu phí và lãi từ sản

phẩm này. Cụ thể TCPHT thu được phí phát hành, phí thường niên, phí
chuyển đổi ngoại tệ, phí rút tiền mặt, lãi vay trên số tiền chủ thẻ còn nợ
TCPHT,… Đồng thời giảm bớt chi phí liên quan đến các hoạt động thanh toán
bằng tiền mặt như chi phí về nhân lực, chi phí liên quan đến in ấn, vận
chuyển, bảo quản, kiểm đếm tiền, .... Việc phát hành thẻ tín dụng quốc tế cũng
góp phần làm tăng thêm tổng số lượng thẻ được phát hành và làm tăng số
lượng tài khoản thanh toán tại các TCPHT.


21

-

Tăng nguồn vốn cho ngân hàng: Việc phát hành thẻ tín dụng quốc tế có bảo
đảm bằng hình thức cầm cố hoặc ký quỹ giúp TCPHT là ngân hàng thu hút
được dòng tiền gửi vào các tổ chức này, qua đó các ngân hàng sẽ tận dụng
được nguồn vốn huy động để phục vụ cho các mục đích kinh doanh khác.
Những khách hàng gửi tiền tại các ngân hàng với số tiền lớn, ổn định, lâu dài,
các ngân hàng cũng có chính sách tặng thẻ tín dụng quốc tế với hạn mức phù
hợp nhằm khuyến khích khách hàng. Đó cũng là một giải pháp nhằm duy trì

-

và thu hút thêm nguồn vốn huy động cho ngân hàng.
Dịch vụ toàn cầu: Là thành viên của một tổ chức thẻ quốc tế như Visa hay
MasterCard, một ngân hàng dù là nhỏ nhất trên thế giới cũng có thể cho
khách hàng một phương tiện thanh toán quốc tế có chất lượng như bất cứ đối
thủ cạnh tranh lớn nào. Khả năng cung cấp dịch vụ toàn cầu là lợi ích lớn mà
thẻ tín dụng quốc tế tạo ra cho ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng tham


-

gia vào quá trình toàn cầu hoá, hội nhập với cộng đồng quốc tế.
Giúp các TCPHT nâng cao được hình ảnh và thương hiệu nhằm tăng cường
sức cạnh tranh trên thị trường Tiền tệ - Ngân hàng. Bởi thương hiệu góp phần
tạo nên giá trị vô hình cũng như giá trị hữu hình và lợi nhuận cho TCPHT.

3

Những rủi ro trong thanh toán thẻ tín dụng quốc tế:
a.

Đối với chủ thẻ: :

-

Tiền phí và lãi suất: Phí phát hành, phí thường niên, phí rút tiền mặt, phí vượt
hạn mức, phí chuyển đổi ngoại tệ, … Vào ngày đến hạn, nếu dư nợ cuối kỳ
chưa được thanh toán hết thì chủ thẻ phải chịu những khoản phí và lãi chậm
thanh toán trên dư nợ cuối kỳ chưa thanh toán đó. Lãi suất được tính thường
cao hơn so với các sản phẩm cho vay thông thường khác.


22

-

Chủ thẻ có thể gặp rủi ro mất tiền khi thẻ rơi vào tay người khác nếu chủ thẻ
không kịp thời thông báo cho TCPHT. Bởi hiện nay tại các ĐVCNT, nhân
viên thanh toán chỉ thực hiện một thủ tục đơn giản là đối chiếu chữ ký trên thẻ

so với chữ ký trên hóa đơn, thậm chí nhiều nơi cũng không thực hiện việc đối
chiếu này. Do đó, việc sử dụng thẻ của người khác để thanh toán có thể thực
hiện một cách nhanh chóng và thuận tiện mà không gặp phải bất kỳ một khó

-

khăn nào.
Bị giới hạn sử dụng : Sử dụng thẻ TDQT bị giới hạn hơn sử dụng tiền mặt do

-

thẻ TDQT chỉ được sử dụng tại các đơn vị chấp nhận thẻ.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng còn yếu kém : Tại một số TCPHT do sự chậm
trễ hoặc sai sót trong việc cung cấp bảng sao kê thẻ tín dụng quốc tế hàng
tháng của khách hàng dẫn đến khách hành không thanh toán kịp thời nên
khách hàng bị phạt chậm thanh toán và bị tính lãi. Dịch vụ nhắn tin qua điện
thoại của một số TCPHT chỉ cho biết tổng số tiền phải trả trong tháng nên
không thể kiểm tra các giao dịch khi khách hàng có nhu cầu kiểm tra đột xuất.
Điều này chứng minh sự chậm trễ trong việc đầu tư cải tiến công nghệ phục
vụ việc chăm sóc khách hàng của một số TCPHT.

b.

Đối với nền kinh tế:
Vì hệ thống pháp lý của Việt Nam hiện nay chưa đủ hoàn thiện để quản
lý việc phát hành và thanh toán thẻ một cách toàn diện cho nên các vấn đề về
tội phạm thẻ hay đảm bảo an ninh ngoại hối quốc gia vẫn là những mối đe
dọa tiềm tàng mà nên kinh tế luôn phải đối mặt khi phát triển thẻ TDQT . Bên
cạnh đó các ngân hàng là những tổ chức tài chính khá nhạy cảm trong nền
kinh tế vì vậy bất kỳ vấn đề gì xảy ra đối với ngân hàng đều có thẻ ảnh hưởng

gián tiếp đến nền kinh tế, trong khi đó phát hành thẻ TDQT cũng mang lại
không ít rủi ro cho các ngân hàng.

c.

Đối với ngân hàng:


23

-

Rủi ro phát hành và rủi ro tín dụng :
Hiện nay thẻ TTDQT được phát hành dưới ba hình thức đó là: thế chấp,
tín chấp hay kết hợp cả hai. Tín chấp được quan tâm đến như một nhân tố mở
rộng thị trường thẻ. Ngân hàng căn cứ vào nhân thân, mức thu nhập hàng
tháng để quyết định hạn mức tín dụng. Tuy nhiên trường hợp này hàm chứa
nhiều rủi ro cho ngân hàng nhất là khi khách hàng của họ rơi vào tình trạng
mất khả năng thanh toán.
Mặt khác do không thẩm định kỹ hồ sơ, ngân hàng phát hành thẻ cho
khách hàng mà không biết rằng thông tin trên dơn xin phát hành là giả mạo.
Trường hợp này sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng cho NHPH khi đến hạn thanh toán
chủ thẻ không hoặc không có khả năng thanh toán.

-

Thẻ giả (Couterfeit Card).
Thẻ do các tổ chức tội phạm làm giả căn cứ vào các thông tin có được từ
các giao dịch thẻ hoặc thông tin của thẻ bị mất cắp. Thẻ giả được sử dụng tạo
ra các giao dịch giả mạo, gây tổn thất cho các ngân hàng mà chủ yếu là

NHPH vì theo quy định của Tổ chức thẻ quốc tế, NHPH chịu hoàn toàn trách
nhiệm với mọi giao dịch thẻ giả mạo có mã số của NHPH. Đây là loại rủi ro
nguy hiểm và khó quản lý vì có liên quan đến nhiều nguồn thông tin và nằm
ngoài khả năng kiểm soát của NHPH.
Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu của các TCPHT, làm giảm
khả năng thu hút khách hàng phát hành thẻ tín dụng quốc tế tại các TCPHT
đó. Từ đó làm giảm số lượng thẻ tín dụng quốc tế phát hành, dẫn đến làm
giảm doanh số của TCPHT.

4

Vài vấn đề về quá trình hình thành và phát triển thẻ tín dụng quốc tế tại
Việt Nam
Việc sử dụng thẻ ngân hàng nói chung và thẻ tín dụng quốc tế nói riêng ở
Việt Nam bắt đầu được triển khai vào những năm 1990 với việc Ngân hàng
Nhà nước ban hành Quyết định số 74/QĐ-NH về “Thể lệ tạm thời về phát


24

hành và sử dụng thẻ thanh toán” và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép
áp dụng thí điểm tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Thẻ tín dụng quốc tế
chính thức có mặt tại Việt Nam từ đầu những năm 1990, nhưng chỉ thực sự
thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng trong vài năm gần đây. Việt
Nam vẫn là nền kinh tế mà tiền mặt còn chiếm tỷ trọng lớn trong lưu thông
nên giống như các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác, thẻ tín
dụng quốc tế mới chỉ tập trung tại các thành phố lớn và vẫn còn giới hạn số
lượng người sử dụng. Chỉ khi mọi người có được nhận thức đầy đủ về loại thẻ
này thì nó mới thật sự được chấp nhận rộng rãi là một phương tiện thanh toán
hiện đại trong nền kinh tế.

Năm 1996, chiếc thẻ tín dụng quốc tế đầu tiên tại Việt Nam đã được phát
hành bởi Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam với thương hiệu Vietcombank
Master. Khi thị trường thẻ tín dụng quốc tế mở rộng, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam bắt đầu ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể các vấn đề
liên quan đến phát hành và sử dụng thẻ nói chung trong đó có thẻ tín dụng
quốc tế.
Tháng 4/1995 có 4 ngân hàng thương mại Việt Nam được kết nạp là
thành viên chính thức của Tổ chức thẻ Quốc tế MasterCard là: Ngân hàng
ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), ngân hàng thương mại cổ phẩn Á
Châu (ACB), Ngân hàng thương mại Xuất nhập khẩu (EXIMBANK) và ngân
hàng FirstVina Bank.
Giai đoạn đầu khi mới được phát hành, thẻ tín dụng quốc tế đã đạt được
số lượng và doanh số thanh toán khả quan. Tuy nhiên sau đó, sự sụt giảm đầu
tư nước ngoài và lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đã làm cho việc thanh
toán bằng thẻ tín dụng quốc tế giảm rõ rệt, nguyên nhân chủ yếu là do ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực. Tuy gặp khó khăn, nhưng
các TCPHT vẫn tích cực đầu tư phát triển sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế vì


25

nhiều lợi ích mà loại thẻ này mang lại. Cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết các
ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam đều thực hiện các nghiệp vụ phát
hành thẻ tín dụng quốc tế với tư cách là đại lý cho các tổ chức thẻ quốc tế như
MasterCard, Visa, American Express, JCB , Diners Club.
Nếu như đầu năm 2007 chỉ có 17 ngân hàng tham gia phát hành thẻ, hiện
nay, tất cả các ngân hàng thương mại đều mở rộng kinh doanh ở lĩnh vực này.
Thẻ tín dụng quốc tế ngày nay đã trở thành một phương tiện thanh toán
phổ biến, không chỉ dành cho việc mua sắm hàng đắt tiền hoặc cho người có
nhu cầu đi nước ngoài, chủ thẻ thẻ tín dụng quốc tế giờ đây vẫn có thể dùng

thẻ này để thanh toán cho những khoản chi tiêu trong nước bởi những ưu đãi
mà loại thẻ này mang lại. Chính vì thế, tại Việt Nam trong những năm gần
đây, loại thẻ này được giới doanh nhân, văn phòng, cán bộ công chức đặc biệt
quan tâm. Với sự nỗ lực của các TCPHT và các tổ chức thẻ trên thế giới, đến
nay mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng quốc tế đã tăng lên đáng kể
nhưng vẫn chủ yếu là tại các khách sạn, nhà hàng, sân bay, siêu thị và một số
cửa hàng kinh doanh những mặt hàng cao cấp và vẫn còn tập trung chủ yếu ở
các thành phố lớn.
Việc đầu tư phát triển các sản phẩm thẻ đã và đang được các ngân hàng
tích cực thực hiện nhằm duy trì và tìm kiếm cơ hội gia tăng lợi nhuận trong
điều kiện phải hạn chế tín dụng phi sản xuất theo chủ trương của chính phủ.
Hơn nữa, thị trường thẻ Việt Nam nói chung và thẻ tín dụng quốc tế nói riêng
cũng bắt đầu sôi động hơn khi một số ngân hàng nước ngoài cũng tham gia
vào thị trường thẻ này. Trước áp lực cạnh tranh giành thị phần ngày càng gay
gắt giữa các ngân hàng trong và ngoài nước, các ngân hàng buộc phải đầu tư
cải tiến công nghệ, nghiên cứu đưa ra nhiều sản phẩm thẻ đa dạng và có ưu
thế so với các ngân hàng khác, … Từ đó tạo động lực thúc đẩy thị trường thẻ


×