Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

RESEARCH ON LIMITING FACTORS IN THE CHOICE OF METHOD FOR RESOLVING DISPUTES IN CONSTRUCTION CONTRACTS BY ARBITRATION IN VIET NAM NGHIÊN cứu các NHÂN tố gây hạn CHẾ lựa CHỌN PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP hợp ĐỒNG xây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.03 KB, 6 trang )

Nghiên cứu các nhân tố gây hạn chế lựa chọn phương
thức giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng bằng
trọng tài thương mại tại Việt Nam.
Research on limiting factors in the choice of method for resolving disputes in construction
contracts by arbitration in Viet Nam.
Ngày nhận bài: 12/01/2016
Ngày sửa bài: 17/02/2016
Ngày chấp nhận đăng: 05/5/2016

Nguyễn Xuân Hải ,
Phạm Hồng Luân

TÓM TẮT
Trọng tài thương mại (TTTM) là phương thức giải quyết tranh chấp văn minh, được sử dụng phổ biến trên Thế giới. Tại Việt Nam,
có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng (HĐXD) như Thương lượng, Hòa giải, TTTM, Tòa án. Nhưng thực
tế hiện nay đa số các cá nhân, tổ chức kinh doanh chưa ưu tiên TTTM mà vẫn có xu hướng lựa chọn Tòa án như một cách giải quyết
tranh chấp tối ưu. Vậy, nguyên nhân nào gây hạn chế việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp HĐXD thông qua TTTM tại
Việt Nam? Trong nghiên cứu này, một cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi đã được thực hiện với mục đích xác định các rào cản đó. Bảng
câu hỏi khảo sát dựa vào các nghiên cứu trước đây và tham khảo ý kiến chuyên gia. Đối tượng khảo sát là những người có nhiều năm
kinh nghiệm về pháp lý HĐXD, với phương pháp gặp mặt trực tiếp để thu thập dữ liệu. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá
(EFA=The method of Exploratory Factor Analysis) được dùng để phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy có 05 nguyên nhân chính gây
hạn chế lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp HĐXD thông qua TTTM tại Việt Nam: (1) Do đặc thù ngành xây dựng; (2) Do
đặc trưng văn hóa truyền thống; (3) Do rào cản của cơ chế và pháp luật liên quan; (4) Do sự hiểu biết phương thức TTTM còn hạn
chế; (5) Do tâm lý ngại thay đổi.
Từ khóa:Trọng tài thương mại, Nhân tố gây hạn chế, Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng.
ABSTRACT
The method of Arbitration is civilized, popular with dispute resolution all over the word. In Viet Nam, there are many of the methods
of dispute resolution such as Negotiation, Mediation, Arbitration and Litigation. However, most individuals, organizations have
not been chosen yet the method of Arbitration as a priority in the fact, but using of Litigation is the best one. So, For what causes
limitations in the choice of method for resolving disputes in construction contracts by Arbitration in Viet Nam? In this research, a
questionnaire survey was carried out to identify factors that caused limitations. The survey questionnaire was designed by synthetizing


and inheriting the previous studies and consultation with experts. The survey audiences were the people who had many experiences
of legal issues relating in construction contracts. And the face to face interview method was chosen to collect data. The method of
Exploratory Factor Analysis (EFA) was applied to analyze data and the results indicated that five major causes limited to the choice
of method for resolving disputes in construction contracts by Arbitration in Viet Nam: (1) Due to characteristics of construction;
(2) Due to Vietnamese cultures and traditions; (3) Due to bureaucracies and legals; (4) Due to limiting awareness of the dispute
resolution method by Arbitration; (5) Due to afraid of changes.
Keywords:Arbitration, Limiting factors, Methods for Resolving disputes in construction Contracts.
PGS.TS. Phạm Hồng Luân
Bộ môn Thi công và Quản lý xây dựng - Khoa Kỹ thuật xây dựng - Trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh,
Tel: 090 393 1823
Email:
Nguyễn Xuân Hải
Học viên cao học ngành Quản lý xây dựng - Khoa Kỹ thuật xây dựng - Trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh,
Tel: 098 665 6617
Email:

06.2016

159


1. Giới thiệu chung và mục đích
nghiên cứu
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam
bên cạnh Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VIAC) - Một tổ chức
trọng tài có uy tín và lâu đời của Việt Nam,
đa số được cộng đồng doanh nghiệp Việt
Nam và nước ngoài tín nhiệm lựa chọn để
giải quyết tranh chấp. Trong nghiên cứu

này, VIAC được sử dụng để phân tích, đánh
giá và so sánh.

Hình 1.1. Phương thức giải quyết tranh ở Trung Đông và Châu Á.

Theo thống kê quốc tế, có khoảng
90% các doanh nghiệp quốc tế chọn
phương thức TTTM để giải quyết tranh
chấp thương mại và chỉ có 10% số vụ việc
là qua Toà án. Tại Việt Nam, số lượng tranh
chấp thương mại được giải quyết bằng
TTTM chiếm chưa đến 1,0 % số lượng các
tranh chấp thương mại, trong khi 98,5%
(Nguồn: GAD, 2012). các vụ kiện các tranh chấp thương mại ra
tòa hoàn toàn có thể giải quyết được bằng
TTTM. Theo khảo sát Bộ tư pháp, phương
thức giải quyết tranh chấp được các
doanh nghiệp ưu tiên là Thương lượng
(57,8%), Toà án (46,8%), Hoà giải (22,8%)
và cuối cùng là TTTM (16,9%). Vì sao TTTM
tại Việt Nam vẫn chưa được các cá nhân,
tổ chức sử dụng nhiều trong các vụ tranh
chấp thương mại nói chung và tranh chấp
HĐXD nói riêng.
Theo thống kê tình hình giải quyết
tranh chấp năm 2015 tại VIAC, mua bán
hàng hóa là lĩnh vực tranh chấp được
giải quyết thông qua phương thức TTTM
chiếm tỉ lệ cao nhất với 54% (76 vụ), trong
khi lĩnh vực xây dựng chiếm khoảng 15%

tương đương với 21 vụ.

Hình 1.2. Lĩnh vực tranh chấp tại VIAC.
(Nguồn: Internet, />
Sử dụng TTTM trong giải quyết tranh
chấp thương mại nói chung và tranh chấp
HĐXD nói riêng là phương thức giải quyết
tranh chấp văn minh, có nhiều tính ưu
việt, được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Tuy nhiên, việc sử dụng phương thức giải
quyết tranh chấp này vào lĩnh vực công
nghiệp xây dựng tại Việt Nam còn rất hạn
chế. Với mục tiêu chính của nghiên cứu
là xác định được các nhân tố gây hạn chế
của phương thức giải quyết tranh chấp
HĐXD bằng TTTM. Từ đó, giúp cho các cá
nhân, cộng đồng doanh nghiệp thay đổi
suy nghĩ, có cái nhìn sâu sắc hơn nhằm cải
thiện việc sử dụng TTTM giải quyết các
tranh chấp HĐXD, và đồng thời góp phần
đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn với
Thế giới.
2. Tổng quan

Hình 2.1. Mức độ kiểm soát của các phương thức giải quyết tranh chấp.
(Nguồn: Groton, 1992).

160

06.2016


2.1 Khái niệm TTTM


Bảng 2.1. So sánh phương thức Tòa án và phương thức TTTM trong giải quyết tranh chấp HĐXD.

01

02

Ưu điểm

Hạn chế

Phương thức Tòa án.
-Chi phí thấp.
-Có thể qua nhiều cấp xét xử.
-Có thẩm quyền giải quyết hầu hết tất cả các tranh
chấp.
-Nhân danh nhà nước.

-Phải tuân thủ nghiêm ngặt thủ tục,quy trình và các
quy định pháp luật.
-Toa an không phai bao giơ cung chuyên vê cac vân đê
thương mai, năng lực của cán bộ tòa có giới hạn.
-Xét xử công khai.
-Tình trạng chạy án dựa vào sự quen biết.
-Xét xử theo tiếng Việt và luật Việt Nam.
-Bản án được công nhận và thi hành tại số ít quốc gia
đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam


Phương thức TTTM.
-Chủ động chọn thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp,
thủ tục đơn giản.
-Phân xử một lần, phán quyết mang tính chung thẩm.
-Phân xử không công khai.
-Lựa chọn trọng tài viên là những người có chuyên môn sâu
và có kinh nghiệm lĩnh vực tranh chấp.
-Có thể phân xử theo tiếng nước ngoài và luật nước ngoài.
-Công nhận và thi hành tại 155 quốc gia là thành viên Công
ước New York.
-Chi phí cao.
-Qua một lần phân xử.
-Cần sự hỗ trợ tích cực và có hiệu quả từ Tòa án và cơ quan
liên quan.
-Phán quyết có thể bị tuyên hủy bởi Tòa án.
-Thi hành phán quyết không được thuận lợi.
-Chỉ phân xử các tranh chấp phát sinhtừ hoạt động thương
mại.

Bảng 4.1. Ba nhân tố gây hạn chế mạnh.

Nhân tố gây hạn chế mạnh.
Lo ngại thực tế thi hành phán quyết trọng tài sẽ không được thuận lợi.
Chưa biết rõ về phương thức TTTM.
Còn phụ thuộc và cần nhiều sự can thiệp đáng kể của Tòa án.

Trung bình.
3.95
3.80

3.72

Xếp hạng
01
02
03

Bảng 4.2. Bảng tổng hợp kết quả phân tích nhân tố

Nhân tố gây hạn chế.
1. Đặc thù của ngành xâ y dựng.
-Mức độ phức tạp của hợp đồng.
-Thời gian thực hiện hợp đồng.
-Phụ thuộc vào vai trò chủ thể của hợp đồng như : Nhà tài trợ, người quyết định đầu tư, chủ đầu
tư, nhà thầu.
-Mức gía trị của HĐXD.
-Rào cản của văn hóa vùng miền, địa phương.
-Chưa có sự bình đẳng khi đàm phán ký kết hợp đồng.
2. Đặc trưng văn hóa truyền thống.
-Hoài nghi sự trung lập, khách quan hoặc không đủ khả năng giải quyết tranh chấp.
-Phân xử một lần, phán quyết trọng tài là chung thẩm.
-Không có cơ hội khiếu nại, kháng cáo và kháng nghị.
-Đã có mối quan hệ quen biết trước với Tòa án (xem đó là m ột lợi thế khi giải quyết tranh chấp).
3. Rào cản của cơ chế và pháp luật liên quan.
-Còn phụ thuộc và cần nhiều sự can thiệp đáng kể của Tòa án.
-Lo ngại phán quyết trọng tài có thể bị tuyên hủy bởi Tòa án.
4. Sự hiểu biết phương thức TTTM còn hạn chế.
-Chưa biết rõ phương thức TTTM.
-Chưa được tư vấn pháp lý.
5. Tâm lý ngại thay đổi.

-Mặc dù đã biết rõ phương thức này nhưng tâm lý không muốn hoặc ngại thay đổi.
-Phương thức TTTM có chi phí liên quan cao hơn so với chi phí liên quan khi xét xửmột lần bằng
phương thức Tòa án.

Factor
loading

Eigenvalue

% of Variance

4.441

27.759

1.787

11.167

1.400

8.748

1.360

8.503

1.170

7.311


.782
.775
.767
.753
.654
.515
.754
.663
.583
.557
.828
.820
.860
.688
-.813
.561

06.2016

161


Có những khái niệm về TTTM như:
theo Luật trọng tài thương mại năm 2010là phương thức mà các bên tranh chấp tự
nguyện thỏa thuận với nhau để ủy thác
việc giải quyết tranh chấp đã hoặc sẽ phát
sinh giữa họ cho TTTM; theo James and
Nicholas Gouldv, (1996)- là một tiến trình
tư được mở ra theo sự thỏa thuận của các

bên nhằm giải quyết một tranh chấp đang
tồn tại hoặc có thể phát sinh bởi một Hội
đồng trọng tài gồm một hoặc nhiều trọng
tài viên.
2.2 Đặc điểm của phương thức TTTM
Phương thức TTTM rất thân thiện, đề
cao ý chí tự do thỏa thuận giữa các bên,
việc thực hiện phán quyết trọng tài phụ
thuộc phần lớn vào ý thức tự giác, sự tự
nguyện. Tuy không có quyền cưỡng chế
của nhà nước nhưng phán quyết trọng tài
được đảm bảo thi hành bởi các cơ quan
thi hành án. Để việc giải quyết tranh chấp
diễn ra nhanh chóng, tích cực thì rất cần sự
hỗ trợ kịp thời có hiệu quả của Tòa án và
phương thức TTTM khó có thể hoàn thành
nhiệm vụ nếu thiếu Tòa án.
2.3 Thực trạng việc áp giải quyết
tranh chấp HĐXD thông qua TTTM tại
Việt Nam
Tính đến ngày 31/7/2015, cả nước đã
có 12 Trung tâm trọng tài với tổng số 350
trọng tài viên. Từ năm 2011 đến tháng
6/2015, các Trung tâm trọng tài đã thụ lý
879 vụ việc và ban hành 586 phán quyết
trọng tài, trong đó 180 phán quyết đã
được thi hành xong với số tiền là 3.612.000
USD và 300 tỉ đồng. Từ ngày 01/01/2011
tới ngày 31/3/2015, Tòa đã thụ lý 57 đơn
yêu cầu liên quan tới hợp đồng của TTTM,

giải quyết 53 yêu cầu, trong đó có 38 yêu
cầu hủy phán quyết trọng tài. Tòa đã thụ
lý và chấp nhận 06 trường hợp hủy phán
quyết trọng tài chiếm khoảng 25% số đơn
yêu cầu hủy phán quyết, trong khi 10 năm
áp dụng Pháp lệnh Trọng tài thương mại,
số trường hợp hủy phán quyết trọng tài
chiếm 18%.
Năm 2015 có khoảng 21 vụ tranh chấp
HĐXD (chiếm 15%) trong tổng số 146 vụ
tranh chấp được giải quyết tại VIAC. Điển
hình những vụ tranh chấp HĐXD với giá
trị lớn đượcVIAC giải quyết, song vẫn còn
tồn tại nhiều vấn đề bất cập như: giữa
Công ty Tyco services Singapore Pte.,Ltd
và Công ty TNHH Tư vấn & xây dựng Hải
Vân Thiess, giữa Công ty Công ty cổ phần
Đại Thiên Lộc và Công ty Blue Steel, giữa
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và Liên

162

06.2016

danh nhà thầu SK E&C-Tổng công ty Xây
dựng đường thủy, giữa Công ty cổ phần
đầu tư Minh Việt và Công ty cổ phần xây
dựng Cotec.
3. Phương phám nghiên cứu
Đầu tiên, tiến hành tham khảo từ các

nguồn tài liệu như sách, báo và các nghiên
cứu tương tự, xác định được sơ bộ 22
nhân tố gây hạn chế việc lựa chọn phương
thức giải quyết tranh chấp HĐXD thông
qua TTTM. Tuy nhiên, phần lớn tài liệu có
nguồn gốc từ nước ngoài, nên để phù hợp
với điều kiện thực tế của Việt Nam thì bước
tham khảo ý kiến chuyên gia đã được thực
hiện. Nhóm gồm 05 chuyên gia, là những
người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh
vực xây dựng và pháp lý HĐXD được mời
tham gia đánh giá, chọn lọc lại các nhân
tố sơ bộ đã được tổng kết từ các nguồn
tài liệu, đồng thời đóng góp thêm các
nhân tố khác mà họ gặp phải trong thực
tế. Trong 05 chuyên gia này bao gồm có 01
người trên 20 năm kinh nghiệm, 03 người
trên 15 năm kinh nghiệm, 01 người trên 11
năm kinh nghiệm. Sau nhiều lần tham vấn,
trao đổi trực tiếp với các chuyên gia thì 19
nhân tố đã được rút ra từ 21 nhân tố ban
đầu và được đưa vào bảng câu hỏi khảo
sát đại trà.
Đối tượng khảo sát được lựa chọn là
những người có nhiều năm kinh nghiệm
như quản lý hợp đồng, luật sư, tư vấn pháp
lý có liên quan đến lĩnh vực dân dụng và
công nghiệp. Việc thu thập dữ liệu được
thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp.
Những người tham gia khảo sát được yêu

cầu cho biết mức độ hạn chế của các nhân
tố theo thang đo Likert năm mức độ từ 1 =
“Hầu như không” đến 5 = “Mức độ rất cao”.
Qua quá trình thu thập dữ liệu, kết
quả thu được 72 phản hồi hợp lệ. Trong
đó, 06 người là (Phó) Giám đốc (8.33%), 32
người là Luật sư/Tư vấn pháp lý (44.44%),
34 người là Quản lý hợp đồng (47.22%).
Xét về kinh nghiệm làm việc, có 23 người
trên 10 năm (31.94%) và 22 người từ 0510 năm (30.56%), 27 người từ 03-05 năm
(37.5%). Xét về loại hình doanh nghiệp,
có 39 người công tác tại Công ty TNHH/
Tư nhân (54.17%), có 17 người công tác
tại Công ty Cổ phần (23.61%), có 14 người
công tác tại Công ty nước ngoài (19.44%)
và có 02 người công tác tại Công ty Nhà
nước (2.78%).
4. Phân tích dữ liệu
Phương pháp trị trung bình dùng để
phân tích dữ liệu, xếp hạng sau khi thu

thập được từ đối tượng khảo sát nhằm
đánh giá mức độ quan trọng của các nhân
tố gây hạn chế.
Phương pháp phân tích thống kê mô
tả kết hợp phân tích nhân tố khám phá
(EFA) đã được ứng dụng với sự trợ giúp
của công cụ phần mềm IBM SPSS Statistics
V23. Sau khi qua các bước kiểm định phù
hợp, kết quả phân tích cho thấy có 05

nhóm nguyên nhân chính gây hạn lựa
chọn phương thức giải quyết tranh chấp
HĐXD thông qua TTTM tại Việt Nam, các
rào cản này được đặt tên và trình bày
trong Bảng 4.2.
5. Thảo luận kết quả
Với 05 nhân tố thu được sau khi phân
tích nhân tố khám phá, có thể kết luận việc
lựa chọn phương thức giải quyết tranh
chấp HĐXD thông qua TTTM tại Việt Nam
bị hạn chế do 05 nguyên nhân chính sau:
(1) Do đặc thù ngành xây dựng; (2) Do
đặc trưng văn hóa truyền thống; (3) Do rào
cản của cơ chế và pháp luật liên quan; (4)
Do sự hiểu biết phương thức TTTM còn
hạn chế; (5) Do tâm lý ngại thay đổi.
- Đặc thù của ngành xây dựng: Lĩnh
vực mà không phải ai cũng có khả năng
hiểu biết hoặc cũng khó mà am hiểu
tường tận, đòi hỏi phải nắm rõ những kiến
thức đặc thù trong lĩnh vực xây dựng. Sản
phẩm xây dựng là một sản phẩm đặc biệt
được ký hợp đồng từ khi dự án chưa hình
thành, thường cố định, có kích thước và
giá trị lớn và có nhiều bên tham gia như
chính quyền, chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu,
nhà cung cấp, nhà khai thác, dân cư...
HĐXD của gói thầu có quy mô lớn, tiến độ
thi công dài, đa phần không hoàn thành
đúng tiến độ, thường liên quan tới các cơ

quan nhà nước. Khi điều chỉnh tiến độ hợp
đồng kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng.
Do đặc thù ngành xây dựng chịu nhiều tác
động yếu tố thị trường và chính sách, thời
gian thực hiện dài ngày, huy động nhiều
nguồn lực về con người, máy móc thiết
bị, liên quan đến môi trường cộng đồng,
HĐXD thể hiện tổng hợp các mối quan hệ
mà các chủ thể liên quan chấp nhận và
tuân thủ tự nguyện.
- Đặc trưng văn hóa truyền thống: Tập
quán sinh hoạt và lối sống, lối tư duy cũ,
đặc biệt là tư duy tiểu nông trở thành rào
cản đáng kể đến việc sử dụng phương thức
TTTM. Những doanh nghiệp được lãnh
đạo, điều hành bởi những con người mới
nhưng chịu sức ép từ những điểm tồn cùa
văn hóa truyền thống - nét văn hóa có cái


gốc là văn hóa nông nghiệp và một cơ chế
chưa được thông thoáng với tư duy bao
cấp, tư duy con dấu, tư duy nghi ngờ của
cơ chế quản lý lạc hậu; chưa có thói quen
sử tổ chức giải quyết tranh chấp ngoài
nhà nước với cơ chế tư như TTTM vì quan
niệm đó không có giá trị pháp lý cao và
có sức mạnh như tòa án, phán quyết một
lần là xong nên có thể gây rủi ro cho các
bên tranh chấp; trong khi Tòa án có nhiều

cấp xét xử như sơ thẩm, rồi phúc thẩm, có
khi cả giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Tại
Việt Nam, bên nào có quan hệ công quyền
mạnh thì được xem đó là lợi thế lớn, nhờ
quyền trợ giúp rất đa dạng tùy vào khả
năng và mối quan hệ của mỗi cá nhân, tổ
chức. Đó là những mối quan hệ quen biết
làm ở cơ quan nhà nước, nếu không thì có
thể là tiền bạc, quà cáp và thông qua “cò”.
Phương thức TTTM cơ bản dựa trên tinh
thần hợp tác, sự tự nguyện giữa các bên
thi hành nên đôi khi các bên không thực
thi nghiêm túc; tại Việt Nam với truyền
thống sản xuất nhỏ, chữ tín không thực
sự được coi trọng nên thường không tự
nguyện mà bị cưỡng chế thi hành nhiều
hơn. Mặc khác, sự không bình đẳng giữa
các chủ thể hợp đồng, một bên có nhiều
quyền hơn có thể áp đặt ý chí lên bên còn
lại.
- Rào cản của cơ chế và pháp luật liên
quan: Chỉ giới hạn thẩm quyền của Toà
án, nơi Hội đồng trọng tài thụ lý vụ tranh
chấp mới có quyền ra quyết định áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời. Điều này có
thể gây khó khăn cho cả Toà án và các bên
trong quá trình áp dụng quy định này, khi
đó ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời sẽ không khả thi và không
hợp lý. Không xác lập cơ chế hỗ trợ của

Toà án đối với trọng tài trong việc thu thập
chứng cứ và triệu tập nhân chứng. Đây là
quy định quan trọng trong tố tụng trọng
tài. Quá trình giải quyết tranh chấp không
chỉ có các bên mà nhiều trường hợp có
liên quan đến người thứ ba hoặc bên thứ
ba. Trong khi Toà án có thẩm quyền đương
nhiên trong việc triệu tập các đối tượng
này thì TTTM lại không có thẩm quyền. Tòa
án có quyền tuyên hủy phán quyết trọng
tài khi phán quyết trái với nguyên tắc cơ
của pháp luật Việt Nam; quy định mang
tính rường cột này cơ bản làm khung đỡ
cho Hệ thống tòa án, nếu vi phạm pháp
luật thì dễ dàng dẫn chiếu vào điều khoản
luật để thấy có vi phạm hay không, nhưng
thế nào là nguyên tắc cơ bản của pháp
luật thì chưa hướng dẫn qui định cụ thể,

dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau,
nếu áp dụng một cách máy móc trong tất
cả các văn bản pháp luật thì nguy cơ gây
tổn hại đến phán quyết trọng tài.
- Sự hiểu biết phương thức TTTM còn
hạn chế: Nhiều doanh nghiệp chưa có thói
quen sử dụng tư vấn pháp lý để phòng
tránh rủi ro trong kinh doanh. Mặc khác,
trình độ hiểu biết luật pháp và ý thức chấp
hành pháp luật của một bộ phận chủ sở
hữu và người quản lý chưa cao; nhiều

doanh nghiệp còn làm ăn không trung
thực, cố tình vi phạm pháp luật. HĐXD nếu
có điều khoản về giải quyết tranh chấp
thông qua TTTM thì cũng chỉ rất sơ sài, còn
sai sót, không chặt chẽ, không được quy
định rõ ràng và rất khó thực hiện hoặc chỉ
hiểu một cách nôm na, đại khái về TTTM
nên dễ dẫn đến điều khoản phân xử bằng
trọng tài vô hiệu khi có tranh chấp xảy ra.
Sự nhận thức về vai trò, ý nghĩa pháp luật
của nhiều chủ sở hữu, người quản lý doanh
nghiệp còn hạn chế, không chú ý tới việc
tìm hiểu và thực hiện pháp luật; chưa có
được sự hiểu biết tường tận và đánh giá
đúng về tầm quan trọng của TTTM. Chưa
biết rằng TTTM và Tòa án là bằng nhau
xét về giá trị pháp lý để thi hành. Bởi phán
quyết của TTTM và bản án, quyết định của
tòa án có giá trị thực thi như nhau và đều
được bảo đảm thi hành bằng pháp luật
về thi hành án dân sự. Mặc khác doanh
nghiệp còn gặp khó khăn trong việc tiếp
cận thông tin pháp luật, điều này đã ảnh
hưởng đến sự hiểu biết của người quản lý
doanh nghiệp về hệ thống pháp luật kinh
doanh của nhà nước ta; hoạt động hỗ trợ
của các hiệp hội doanh nghiệp về vấn đề
này cũng còn nhiều bất cập.
-Tâm lý ngại thay đổi: Tâm lý ngại thay
đổi xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong

đó do tâm lý sống theo thói quen nếu có
vấn đề gì thì tìm đến kênh nhà nước là Tòa
án để phân xử, trong khi có nhiều phương
thức giải quyết tranh chấp văn minh, hiện
đại đã được luật hóa từ lâu; e ngại còn từ
yếu tố tâm lý sợ thay đổi và ngại sự cố rủi
ro của do doanh nghiệp chưa hiểu biết
cặn kẽ về trọng tài, đồng thời cho rằng
giải quyết tranh chấp bằng trọng tài sẽ
không có hiệu quả như mong muốn. Lo sợ
phán quyết trọng tài bị Tòa án tuyên, khi
đó phải mất thời gian và chi phí để xét xử
lại tại Tòa án. Và phí trọng tài khá cao cũng
phần nào làm hạn chế lựa chọn phương
thức TTTM, bởi lẽ hoạt động của các trung
tâm trọng tài tự chủ về tài chính, lấy thu
bù chi. Mặc khác, bên yêu cầu áp dụng

biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi một
khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy
tờ có giá do Hội đồng trọng tài ấn định
tương ứng với giá trị thiệt hại có thể phát
sinh do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời không đúng gây ra; điều này gây khó
khăn cho các doanh nghiệp khi lựa chọn
phương thức TTTM.
6. Kết luận
TTTM là cơ chế giải quyết tranh chấp
có nhiều tính ưu việt, bên cạnh đó còn tồn
tại những rào cản đáng kể đến phương

thức tài phán này. Nghiên cứu dựa trên
quan điểm giữa 03 nhóm doanh nghiệp
là Công ty TNHH/Tư nhân, Công ty Cổ
phần và Công ty nước ngoài đã xác định
được 05 nguyên nhân chính gây hạn chế
áp dụng TTTM trong các HĐXD như sau:
(1) Do đặc thù ngành xây dựng; (2) Do đặc
trưng văn hóa truyền thống; (3) Do rào
cản của cơ chế và pháp luật liên quan; (4)
Do sự hiểu biết phương thức TTTM còn
hạn chế; (5) Do tâm lý ngại thay đổi. Dựa
vào kết quả này, đề xuất một số giải pháp
giúp cải thiện việc lựa chọn phương thức
TTTM trong các HĐXD. Vì hiện nay việc
giải quyết các tranh chấp ở Việt Nam chủ
yếu thông qua Toà án, làm hệ thống Toà
án đã trở nên quá tải, dẫn đến tăng lượng
vụ tồn đọng, không kịp giải quyết làm ảnh
hưởng đến các doanh nghiệp và đồng thời
giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn với
quốc tế.
Nghiên cứu còn còn tồn tại một số hạn
chế do nguồn lực bị giới hạn nên cách lấy
mẫu thuận tiện được sử dụng để thu thập
dữ liệu với số lượng khá nhỏ, chỉ thực hiện
tại Tp.HCM.
Nên kết quả khảo sát có thể chưa phản
ánh thực với ý kiến của quần thể. Tuy đã
cố gắng thực hiện phương pháp lấy mẫu
bằng cách gặp mặt trực tiếp, nhưng dữ

liệu thu thập được vẫn chỉ mang tính
tương đối vì những người tham gia khảo
sát có thể chưa thật sự hiểu sâu sắc vấn
đề. Mặc khác, nghiên cứu chưa đi sâu phân
tích các điều khoản của văn bản luật liên
quan có gây hạn chế mạnh đến việc lựa
chọn phương thức TTTM.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, http://
viac.vn/. [Truy cập 15/3/2016].
[2]GAD, G.M and SHANE, J.S. (2012), “A Delphi
Study on the Effects of Culture on the Choice of Dispute

06.2016

163


Resolution Methods in International Construction
Contracts”, Construction Research Congress 2012 ©
ASCE, 2012.
[3] Gunasena, K.B. D. (2010), “Performance of
Critical Attributes in Alternative Dispute Resolution
(ADR)-A Study in Sri Lankan Construction Industry”,
SLQS JOURNAL.
[4] Chan, E.H.W, et al. (2006), “MAUTBasedDisputeResolution Selection ModelPrototype
for International Construction Projects”, Journal of
Construction Engineering and Management © ASCE/
May 2006, pp. 444-451.

[5] Cheung, S.O and Suen, H. C. H. (2002), “A multi
–attribute utility model for dispute resolution strategy
selection”, Construction Management and Economic
(2002) 20, pp. 557-568.
[6] Cheung, S.O, et al. (2002), “Fundamentals
of Alternative Dispute Resolution Processes in
Construction”,Journal of Construction Engigeering and
Management© ASCE/September/October 2002, pp.
409-417.
[7] She, L. Y. “Factors which impact upon the
selection of Dispute Resolution methodsfor commercial
construction in the Melbourne industry: Comparison of
the Dispute Review Board with other Alternative Dispute
Resolution methods”,The University of Melbourne,
Australia.
[8] Idowu. F.O, et al. ( 2015), “An Evaluation of
the use of ADR in the Nigerian Public Construction”,
International Journal of Sustainable Construction
Engineering & Technology (ISSN: 2180-3242) Vol 6, No
1, 2015, pp. 16-28.
[9] Charehzehi, E, Ahankoob, A. (2013), “The Use
of Analytical Approach for the Selection of Dispute
Resolution”, Civil and Environmental Research, Vol.3,
No.3, 2013, pp. 76-86.
[10] Cheung, S. O. (1999), “Critical factors affecting
the use of alternative dispute resolution processes
in construction”, International Journal of Project
Management Vol. 17, No. 3, pp. 189-194”.
[11] Lagerberg, G and Professor Mistelis,L.(2013),
“Corporate choices in International Arbitration Industry

perspectives”, Queen Mary University of London.
[12] Friedland, P and Professor Mistelis, L.(2015),
“Improvements and Innovations in International
Arbitration”, Queen Mary University of London.
[13] Suen, et al.(2000),“A Selection Model
of Dispute Resolution Systems for Construction
Professionals”, The University of Hong Kong.

164

06.2016



×