Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

ĐỀ TAI SKKN huong dan HS l6 su dung do dung TN Vat li 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.17 KB, 25 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Hiện nay, đất nước ta đang phát triển và đổi mới ngày càng mạnh mẽ về
mọi mặt. Bộ GD&ĐT đã đặt vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Vật lý ở bậc
THCS. Việc vận dụng đổi mới phương pháp dạy học Vật lý trong gần mười năm
qua của giáo viên ở mỗi trường có những thành công và hạn chế khác nhau.
Trong thực tế dạy học vật lý thì thực hành thí nghiệm vật lý có tầm quan trọng
đặc biệt. Hiện nay để việc thực hiện tốt chương trình sách giáo khoa mới và dạy
học theo phương pháp đổi mới có hiệu quả thì việc hướng dẫn học sinh các thí
nghiệm trong sách giáo khoa đã góp phần không nhỏ vào việc thành công trong
công tác dạy học theo phương pháp đổi mới.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ kĩ thuật ngày càng phát triển
như hiện nay đòi hỏi cần có những con người có trình độ, có tư duy, có kĩ năng
làm việc khoa học chính xác.
Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những
kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những
hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ
thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Trong các môn học thì Vật lí học là cơ sở của nhiều ngành kỹ thuật quan
trọng. Sự phát triển của khoa học Vật lí gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại
trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học và kĩ thuật.
Chương trình Vật lí trung học cơ sở có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh
một hệ thông kiến thức vật lí cơ bản, ở trình độ phổ thông, bước đầu hình thành
ở học sinh những kĩ năng và thói quen làm việc khoa học, góp phần hình thành
các năng lực nhận thức và các phẩm chất, nhân cách mà mục tiêu giáo dục trung
học cơ sở đã đề ra.
Trong quá trình giảng dạy và công tác tôi nhận thấy: Môn Vật lí có mối
quan hệ gắn bó chặt chẽ, qua lại với các môn học khác. Nhiều kiến thức và kĩ
năng đạt được qua Vật lí là cơ sở đối với việc học tập các môn học khác, đặc
biệt là môn Sinh học, Hoá học và Công nghệ. Mặt khác, vì Vật lí học là một
môn khoa học thực nghiệm đã được toán học hoá ở mức độ cao, nên nhiều kiến


thức và kĩ năng toán học được sử dụng rộng rãi trong việc học tập Vật lí. Đa số
học sinh chưa có kĩ năng làm thí nghiệm thực hành, chưa biết sử lí kết quả thí
nghiệm để hình thành kiến thức, chứng minh kiến thức lí thuyết.
Thực tế qua các năm dạy học chương trình vật lí THCS, bản thân nhận
thấy: Với nhiều thí nghiệm vật lí trong sách giáo khoa nhiều học sinh chưa biết
cách làm, còn nhiều lúng túng trong quá trình thực hiện, cách xử lí kết quả chưa
được chíng xác.
Bởi thế tôi đã chọn và áp dụng sáng kiến: “Hướng dẫn học sinh sử dụng
đồ dùng thí nghiệm vật lí ở trường THCS” áp dụng cho trường PTDTBT
TH&THCS Thanh Lâm.
1


2. Mục đích nghiên cứu.
Với những vị trí và vai trò quan trọng như trên ngay từ đầu năm học 2014
– 2015 tôi đã xác định việc rèn luyện khả năng sử dụng đồ dùng làm thí nghiệm
thực hành cho học sinh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đặc biệt là học sinh
lớp 6 đầu cấp còn nhiều hạn chế về nhận thức cũng như kĩ năng thực hành làm
thí nghiệm, nhằm giúp các em làm quen với các đồ dùng thí nghiệm và biết cách
làm các thí nghiệm trong các bài học để giúp các em học tập hiệu quả hơn. Hình
thành cho các em các kĩ năng, kĩ xảo ban đầu cần thiết, cách làm việc khoa học
hiệu quả, vận dụng được vào thực tế cuộc sống.
3. Thời gian địa điểm.
Với đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi tiến hành áp dụng với học sinh
các khối lớp trong toàn trường của trường PTDTBT TH&THCS Thanh Lâm
huyện Ba Chẽ, trong suốt năm học 2014 – 2015 nhằm giúp các em làm quen với
các đồ dùng thí nghiệm và biết cách làm các thí nghiệm trong các bài học để
giúp các em học tập hiệu quả hơn.
4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn.
Với việc thực hiện đề tài này sẽ giúp các em học sinh của trường

PTDTBT TH&THCS Thanh lâm làm quen với các đồ dùng thí nghiệm, biết sử
dụng các đồ dùng thí nghiệm phục vụ cho việc học tập. Biết dựa vào kết quả thí
nghiệm để phân tích, lí giải các hiện tượng vật lí trong sách giáo khoa và trong
đời sống thực tế. Hình thành ở các em kĩ năng làm việc nhóm, làm việc với các
dụng cụ máy móc có khoa học đạt hiệu quả.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Chương I: Tổng quan
1.1. Cơ sở lý luận.
Đối với bộ môn Vật lí là một bộ môn khoa học thực nghiệm, tư tưởng chủ
đạo của sách giáo khoa Vật lí phổ thông là nội dung kiến thức mới được hình
thành phần lớn thông qua các thí nghiệm và thực hành. Điều đó không chỉ tích
cực hoá việc học tập của học sinh mà còn rèn luyện kỹ năng sử dụng thiết bị, đồ
dùng trong cuộc sống, rèn luyện thái độ, đức tính kiên trì, tác phong làm việc
sau này của học sinh. Học sinh được tự mình tìm hiểu, phát hiện và chiếm lĩnh
tri thức khoa học, thông qua làm thí nghiệm. Phát huy tính sáng tạo của học
sinh, tạo điều kiện cho các em tự tìm đến kiến thức.
Việc học sinh thực hành thành thạo các thí nghiệm vật lí để khám phá tìm
ra kiến thức, khẳng định lại kiến thức đã có, rèn kĩ năng, kĩ xảo, phát triển năng
lực tư duy cho học sinh là một hoạt động rất khó khăn và phức tạp.
Chính vì vậy khi dạy học vật lí cần coi trọng các thí nghiệm trong sách
giáo khoa. Cần coi chúng không chỉ là những phương tiện sư phạm để đảm bảo
nguyên tắc dạy học mà phải thật sự còn là nguồn gốc, nền tảng khám phá các tri
thức, là tiêu chuẩn kiểm tra chân lí khoa học. Cần phải coi trọng việc thực hành
thí nghiệm của học sinh là yếu tố chính để phát hiện, tìm ra và kiểm tra kiến
2


thức khoa học.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
Qua việc giảng dạy thực tế tại trường PTDTBT TH&THCS Thanh Lâm,

tôi thấy việc thực hiện các thí nghiệm vật lí trong các giờ học còn đang gặp rất
nhiều khó khăn.
* Về cơ sở vật chất còn khó khăn, thiếu thốn rất nhiều như: chưa có phòng
học chức năng dành riêng cho các môn vật lí, sinh học, hoá học .... Đồ dùng thí
nghiệm được trang bị từ nhiều năm phần lớn đã cũ và hư hỏng, có những bộ đồ
dùng còn thiếu và chưa có.
* Về học sinh, đối với học sinh toàn trường đặc biệt là học sinh lớp 6 các
em là những học sinh đầu cấp mới từ tiểu học lên còn rất bỡ ngỡ, chưa quen với
các thiết bị thí nghiệm, các thí nghiệm thật. Chưa biết tiến hành các thí nghiệm
theo trình tự như thế nào, phân tích xử lí các kết quả thí nghiệm như thế nào.
Việc nhận biết kiến thức phần lớn do áp đặt, thiếu thực tế do đó mức độ nhận
thức, nắm bắt kiến thức của học sinh chưa sâu và còn nhiều hạn chế.
* Về phía giáo viên là người trực tiếp giảng dạy chưa thể nắm bắt hết
được tất cả các thí nghiệm, không phải thí nghiệm nào cũng thực hiện thành
công.
Từ thực tế đó, muốn nâng cao hiệu quả giờ dạy vật lí theo hướng phát huy
tính tích cực chủ động của học sinh. Người giáo viên phải là người giữ vai trò
chủ đạo, hướng dẫn, tổ chức, gợi ý, nêu tình huống, kích thích hứng thú học tập
của các em, giúp các em tự tìm kiếm, khám phá, phát hiện và chiếm lĩnh kiến
thức kiến thức.
2. Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu.
2.1. Thực trạng.
a. Kết quả khảo sát đầu năm: (khảo sát cách làm thí nghiệm vật lí)
Lớp

điểm 9 - 10

Sĩ số

điểm trên 5


điểm dưới 5

SL

Tỷ lệ %

SL

Tỷ lệ
%

SL

Tỷ lệ %

Khối 6

32

0

0

9

28.1

23


71,9

Khối 7

19

0

0

7

36,8

12

63,2

Khối 8

23

0

0

9

39,1


14

60,9

Khối 9

33

0

0

13

39,4

20

60,6

b. Nguyên nhân
Do tư duy, kĩ năng thực hành của học sinh còn hạn chế nên khả năng tiếp
thu bài còn chậm, lúng túng từ đó không nắm chắc các kiến thức, kĩ năng làm thí
3


nghiệm thực hành.
Đa số các em chưa có định hướng chung về phương pháp học, cách thức
làm thí nghiệm vật lý.
Do phòng thí nghiệm, phòng thực hành còn thiếu nên các tiết dạy thí

nghiệm chưa hiệu quả, chất lượng chưa cao, dẫn đến học sinh tiếp thu, thực
hành còn hời hợt.
2.2. Các giải pháp thực hiện.
2.2.1. Căn cứ thực hiện.
Trong mỗi bài dạy giáo viên cần phải nắm vững mục tiêu của từng bài, từ
đó phân biệt được các loại thí nghiệm có trong bài học thuộc loại thí nghiệm nào
(Thí nghiệm chứng minh hay thí nghiệm khảo sát) để tổ chức lớp học tập sao
cho có hiệu quả nhất. Việc tổ chức lớp học phụ thuộc vào từng lớp, từng đối
tượng học sinh và từng thí nghiệm.
Đối với lớp học trầm, tập trung nhiều học sinh yếu kém giáo, viên cần
phải tổ chức tình huống học tập bằng cách giới thiệu các sự vật hiện tượng liên
quan đến bài học, giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm cần thiết, hướng dẫn cách
tiến hành thí nghiệm, tạo tình huống để học sinh dự đoán kết quả thí nghiệm,
tiến hành thí nghiệm, nhận xét kết quả thí nghiệm. Từ đó rút ra nhận xét và phát
hiện kiến thức.
Đối với lớp học sôi nổi, có nhiều học sinh khá giỏi thì giáo viên và học
sinh cùng nêu vấn đề, nêu phương án khảo sát vấn đề. Từ đó học sinh có thể tự
tổ chức phương án thí nghiệm kiểm tra và rút ra kết luận về kiến thức. Giáo viên
chỉ cần quan sát, hướng dẫn, đánh giá và kết luận.
a. Trong quá trình lên lớp giáo viên cần chú ý những điều sau:
Phải soạn bài trước khi lên lớp để từ đó biết được thí nghiệm cần những
dụng cụ gì, trong phòng thí nghiệm đã có những loại nào, cần phải sưu tầm thêm
dụng cụ thí nghiệm hay không. Với những thí nghiệm khó cần phải làm trước để
kiểm tra mức độ chính xác và thành công. Ngoài ra người thầy còn phải chuẩn
bị các bảng tổng hợp của thí nghiệm, bảng kết quả thí nghiệm cho nhóm, cho
lớp, phải luôn trú trọng đến hệ thống câu hỏi (Câu hỏi phải rõ nghĩa, kích thích
được tính tò mò, tư duy của học sinh).
Cần phải chia nhóm học sinh một cách hợp lí. Trong mỗi nhóm cần hội tụ
đầy đủ các đối tượng học sinh để học sinh được hổ trợ và giúp đỡ nhau trong
quá trình học tập. Vai trò của các thành viên trong nhóm được luân phiên cho

nhau. Ngay từ đầu năm học cần phải hướng dẫn cách thảo luận nhóm, phương
pháp học cho học sinh để các em hình thành được cách học mới.
Với học sinh cần phải chuẩn bị cần phải nghiên cứu và chuẩn bị bài trước
khi đến lớp, từ đó biết được bài học có cần bổ xung dụng cụ thí nghiệm hay
không.
Đảm bảo an toàn trong quá trình làm thí nghiệm, sạch sẽ, vệ sinh.
4


Với riêng học sinh khối lớp 6 là học sinh đầu cấp, lần đầu được tiếp xúc
với các dụng cụ thí nghiệm và các thí nghiệm trong giờ học vật lí là môn học
mới. Do đó các em chưa biết cách sử dụng các thiết bị thí nghiệm và có sự lúng
túng trong quá trình làm thí nghiệm. Vì thế ngay từ buổi học đầu tiên giáo viên
cần chú ý đến việc hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị, các thao tác thí nghiệm
sao cho an toàn và có hiệu quả. Ví dụ như các dụng cụ đo thể tích chất lỏng,
nhiệt kế (Bằng thủy tinh) cần sử dụng nhẹ nhàng, tránh va đập, vệ sinh sạch sẽ
sau khi làm xong thínghiệm. Với lực kế không được sử dụng quá giới hạn đo.
Các thí nghiệm trong chương II cần chú ý đến an toàn trong quá trình làm thí
nghiệm vì có liên quan đến đèn cồn, các chất như rượu, dầu….
b. Khi tiến hành thí nghiệm có thể thực hiện theo các thao tác sau:
- Yêu cầu học sinh phải nắm được mục đích của thí nghiệm là gì.
- Nhìn vào hình vẽ nêu được các dụng cụ cần thiết (Đối với các dụng cụ
mà các em đã được làm quen). Còn đối với dụng cụ mới thì giáo viên giới thiệu
tên và tác dụng của từng loại.
- Cho học sinh đọc các bước tiến hành hoặc mô tả các bước thí nghiệm,
sau đó giáo viên hướng dẫn lại các bước tiến hành thí nghiệm trên bảng phụ.
- Tổ chức cho học sinh dự đoán kết quả thí nghiệm, đề ra phương án kiểm
tra dự đoán.
- Chia nhóm học sinh, phát dụng cụ và giao thời gian thực hành thí
nghiệm.

- Các nhóm tiến hành lắp ráp thí nghiệm (Với thí nghiệm dễ), còn với thí
nghiệm khó thì giáo viên có thể lắp sẵn cho học sinh.
- Các nhóm tự phân công vai trò của từng thành viên trong nhóm, xem lại
các bước tiến hành và làm thí nghiệm.
- Thư kí các nhóm ghi kết quả sau mỗi lần làm thí nghiệm vào bảng kết
quả.
- Giáo viên cần phải bao quát lớp trong quá trình thực hành thí nghiệm.
Phát hiện và hướng dẫn kịp thời các nhóm còn lúng túng, chưa làm đúng khi làm
thí nghiệm cũng như quan sát kết quả và ghi kết quả.
- Khi hết thời gian thảo luận nhóm, giáo viên yêu cầu các nhóm báo cáo
kết quả. Dựa vào kết quả giáo viên phân tích để học sinh rút ra kết luận cần thiết
cho bài học.
2.2.1. Quá trình thực hiện.
Trong chương trình Vật lí THCS các thí nghiệm của học sinh được chia ra
làm 2 loại chính: Thí nghiệm chứng minh và thí nghiệm khảo sát. Khi lên lớp
giáo viên cần phải xác định các thí nghiệm có trong bài học thuộc loại thí
nghiệm nào, phải tổ chức lớp ra sao để giờ học có hiệu quả. Có những thí
nghiệm chỉ cần mô tả để rút ra kết luận, có thí nghiệm phải làm biểu diễn học
5


sinh quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét. Nhưng cũng có những thí nghiệm
học sinh tự làm. Sau đây là một số giải pháp với một số thí nghiệm.
a. Giải pháp 1: Với loại thí nghiệm chứng minh những kiến thức thu
thập được.
Đây là loại thí nghiệm mà các em đã biết trước kết luận, chỉ dùng thí
nghiệm để kểm tra kết quả. Với thí nghiệm này các em dễ dàng hơn vì chỉ cần
làm theo hướng dẫn và đã biết kết quả.
Ví dụ: Bài 3: Đo thể tích chất lỏng
- Mục đích của thí nghiệm: Đo thể tích nước chứa trong bình.

- Chuẩn bị:
+ Dụng cụ: 1 bình chia độ có GHĐ 250 ml, 1 chai nước đầy, 1 chai chứa
khoảng 1/3 nước,…
+ Giáo viên chuẩn bị sẵn cho mỗi nhóm một bảng kết quả đo thể tích chất
lỏng (bảng 3.1 SGK trang 14).
- Tiến hành thí nghiệm
+ Gọi hai em đọc các bước tiến hành thí nghiệm.
+ Giáo viên nêu lại và treo bảng phụ có ghi 2 bước rõ ràng (ước lượng
thể tích cần đo, kiểm tra ước lượng bằng cách đo thể tích).
+ Các nhóm phân công vai trò của từng bạn, cử người lên lấy dụng cụ thí
nghiệm sau đó tiến hành làm.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh sau mỗi bước ghi kết quả vào bảng. Nhắc
nhở các em cần xác định GHĐ và ĐCNN của bình chia độ, ước lượng trước khi
đo. Trong khi các nhóm làm thí nghiệm giáo viên quan sát, phát hiện những
nhóm còn lúng túng. Từ đó giúp đỡ các em kịp thời.
+ Sau 7 phút yêu cầu các nhóm dừng thí nghiệm và lần lượt báo cáo kết
quả thí nghiệm của nhóm mình.
+ Các nhóm báo cáo xong giáo viên thu kết quả của các nhóm. Động viên
các nhóm ước lượng và đo có kết quả tương đối bằng nhau.
Qua thí nghiệm, giáo viên cần cho học sinh trả lời các câu hỏi sau:
?Mục đích của thí nghiệm là gì? (đo thể tích nước ở hai bình).
?Người ta đo thể tích chất lỏng bằng dụng cụ gì? (bình chia độ, ca đong)
b. Giải pháp 2: Mô tả thí nghiệm để rút ra kết luận.
Đây là loại thí nghiệm các em cần quan sát, phân tích hình ảnh trong sách
giáo khoa để thấy quá trình làm thí nghiệm rồi rút ra kết luận.
Ví dụ: Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước
- Mục đích của thí nghiệm: Biết đo thể tích của vật rắn không thấm nước
có hình dạng phức tạp.
6



Phần một: Giáo viên đặt câu hỏi:
?Nhìn vào hình hình 4.2 SGK vật lí lớp 6 (15) hãy nêu các dụng cụ thí
nghiệm.
+ Bình chia độ có GHĐ 550 ml, ĐCNN 10ml.
+ Một hòn đá có dây buộc.
?Nêu các bước tiến hành.
+ Đổ nước vào bình chia độ đến mức 150ml.
+ Thả chìm hòn đá vào bình chia độ, mực nước
dâng lên 200ml.
?Tìm thể tích hòn đá bằng cách nào.
200ml – 150ml = 50ml (lấy mực nước sau trừ đi mực nước ban đầu).
Phần hai: Giáo viên đặt vấn đề:
Khi mà vật rắn không thấm nước không bỏ lọt bình chia độ thì có cách
nào để đo thể tích của nó không?
?Nhìn vào hình 4.3 SGK vật lí 6 (15) em hãy nêu những dụng cụ cần thết
để tiến hành thí nghiệm.
+ Bình chia độ có GHĐ: 100 cm3; ĐCNN: 10 cm3.
+ Một bình tràn, 1 bình chứa, 1 hòn đá.
?Hãy mô tả các bước tiến hành.
Hình a: Đổ nước vào bình tràn đầy đến vòi, dưới vòi có bình chứa (bình
chứa không có nước).
Hình b: Thả chìm hòn đá vào bình tràn làm nước tràn ra bình chứa.
Hình c: Lấy nước từ bình chứa đổ vào bình chia độ . Mực nước trong bình
chỉ 80 cm3 .
- Tiến hành thí nghiệm

7



- Qua thí nghiệm học sinh trả lời các câu hỏi sau:
?Hòn đá có thể tích là bao nhiêu? (80 cm3)
?Người ta đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng những dụng cụ nào?
(bình tràn, bình chia độ).
* Chú ý:
+ Trước khi xác định thể tích của viên đá hoặc sỏi phải rửa sạch và lau
khô.
+ Khi đổ nước vào bình chia độ hoặc ống nghiệm phải cầm bình chia độ
hoặc ống nghiệm hơi nghiêng một chút để nước khỏi rớt ra ngoài.
+ Trong khi đo ống nghiệm hoặc bình chia độ phải đặt thẳng đứng để kết
quả đọc được chính xác.
+ Ước lượng thể tích trước khi đo. Làm như vậy để học sinh quen vơi việc
xác định thể tích của vật.
c. Giải pháp 3: Với loại thí nghiệm học sinh quan sát giáo viên làm.
Với các thí nghiệm khó, có tính chất nguy hiểm, khó thành công thì giáo
viên cần làm thí nghiệm để học sinh quan sát hiện tượng xảy ra sau đó giáo viên
đưa ra các câu hỏi dẫn dắt giúp học sinh rút ra những kết luận cần tìm.
Ví dụ 1: Bài: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
- Mục đích thí nghiệm: Qua quan sát giáo viên làm thí nghiệm, học sinh
thấy được sự nở vì nhiệt của chất rắn khi bị ngăn cản thì có thể gây ra những lực
rất lớn.
- Tiến hành thí nghiệm:
+ Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm: Bộ dụng cụ thí nghiệm lực
xuất hiện trong sự co dãn vì nhiệt (Gồm 1 thanh thép đặt trên 1 giá đỡ, một số
chốt gang để xuyên qua lỗ nhỏ trên thanh thép, ốc vặn thanh thép cho chặt vào
giá đỡ, bông tẩm cồn đặt trong một hộp nhôm thay cho đèn cồn, một khăn bông
được tẩm nước lạnh).

8



+ Giáo vên cho một số em dùng sức mình để bẻ chốt gang.
?Em có bẻ gẫy được chốt ngang hay không. (không)
?Theo em muốn bẻ gẫy được chốt gang này phải cần một lực có độ lớn
như thế nào. (lực có cường độ lớn)
+ Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát chốt gang trước khi làm thí
nghiệm. Chốt hai đầu thanh kim loại chưa nung nóng bằng ốc vặn phía trong ở
một đầu còn đầu kia chốt bằng chốt gang.
?Điều gì sẽ xảy ra khi đốt nóng thanh thép bằng ngọn lửa đèn cồn. (học
sinh dự đoán: gẫy; không có hiện tượng gì; cong)
+ Giáo viên tiến hành đốt thanh thép bằng bông tẩm cồn. Thời gian đốt
thanh thép sau 2 - 4 phút . Để thí nghiệm xảy ra nhanh cần tránh gió của quạt và
gió của trời.
+ Trong quá trình đốt nóng thanh thép giáo viên hỏi:
?Có hiện gì đối với thanh thép khi bị đốt nóng (thanh thép nở ra).
Sau khi thí nghiệm kết thúc (khi chốt gang đã bị gẫy) giáo viên tắt bông cồn.
?Có hiện gì xảy ra đối với chốt gang (chốt gang bị gẫy).
?Chốt gang gẫy chứng tỏ điều gì (khi dãn nở vì nhiệt nếu gặp vật ngăn
cản sẽ gây ra một lực rất lớn).
?Đưa chốt gang ra lỗ ngoài của thanh thép, cố định chốt bằng ốc. Điều
gì sẽ xảy ra khi làm lạnh thanh thép? (học sinh dự đoán: thanh thép ngắn lại,
thanh thép không thay đổi, chốt gang gẫy, chốt gang không gẫy).
+ Giáo viên tiến hành thí nghiệm kiểm chứng: Đưa chốt gang ra phía
ngoài, tắt lửa và vặn chặt ốc vít. Dùng khăn đã tẩm nước đá lạnh đắp vào thanh
thép.

?Có hiện tượng gì khi thanh thép gặp lạnh? (Co lại).
?Vì sao em biết? (Chất rắn co lại khi lạnh đi).
?Hiện tượng gì xảy ra đối với chốt gang? (Chốt gang bị gẫy).
?Chốt gang gẫy chứng tỏ điều gì? (Khi co lại vì nhiệt nếu gặp vật cản sẽ

gây ra một lực rất lớn).
9


- Qua thí nghiệm học sinh cần trả lời được câu hỏi:
?Khi co dãn vì nhiệt nếu gặp vật cản thì có hiện tượng gì xảy ra.
* Chú ý:
Thanh thép khi bị đốt nóng rất rễ gây bỏng nếu ta vô ý chạm vào. Vì vậy
giáo viên phải chú ý đảm bảo an toàn cho học sinh và cả giáo viên.
Sau khi làm thí nghiệm xong phải lau chùi dụng cụ thí nghiệm sạch và
khô để có thể dùng lâu dài.
Ví dụ 2: Bài: Sự nóng chảy - Sự đông đặc
* Mục đích của thí nghiệm:
Qua quan sát thí nghiệm do giáo viên làm về sự nóng chảy và sự đông đặc
của băng phiến, học sinh biết khái quát: Mỗi chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì
cũng đông đặc ở nhiệt độ đó. Trong suốt thời gian nóng chảy và đông đặc của
một chất thì nhiệt độ không đổi.
* Thiết bị: 1 chân đế, 1 kiềng, 2 kẹp vạn năng, 1 lưới đồng hay sắt, 1 ống
nghiệm có chia độ, băng phiến, nước sạch, khăn lau, 1 thanh trụ 500mm, 3 khớp
nối chứ thập, 1 cốc đốt, 1 nhiệt kế 0 – 100oC, 1 đèn cồn.
* Tiến hành thí nghiệm:
- Thí nghiệm 1: Sự nóng chảy
+ Bố trí thí nghiệm như hình 24.1(SGK). Đổ băng phiến đã được nghiền
nhỏ vào ống nghiệm có chia độ, cắm nhiệt kế vào băng phiến sao cho bầu đựng
thuỷ ngân của nhiệt kế ngập trong băng phiến. Đổ nước lã vào cốc đốt, đặt ống
nghiệm vào cốc đốt sao cho đáy ống nghiệm không chạm vào đáy cốc đốt.
Châm lửa đèn cồn đun cốc đốt.
?Điều gì sẽ xảy ra khi đun cốc đốt.
?Nhiệt độ của băng phiến có tăng lên hay không? Vì sao em biết?
+ Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi nhiệt độ của băng phiến tới 60oC thì

sau 1 phút lại ghi lại nhiệt độ và trạng thái (rắn hay lỏng) của băng phiến theo
bảng hướng dẫn trong SGK. Ghi cho đến khi nhiệt độ của băng phiến đạt 86 oC.
Đến giai đoạn 80oC có vài phút nhiệt độ vẫn là 80oC. Đó là lúc băng phiến đang
nóng chảy. Khi băng phiến đang nóng chảy thì trong suốt thời gian nóng chảy
nhiệt độ của băng phiến vẫn là 80oC
Giáo viên nêu các câu hỏi C 1 , C2 , C3, C4 , C5 trong SGK trang 76 để học
sinh trả lời.
+ Kết quả thí nghiệm:
+ Ở nhiệt độ 80oC, băng phiến đã bị nóng chảy.
+ Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến không thay
đổi.
- Thí nghiệm 2: Sự đông đặc
10


+ Khi băng phiến đã nóng chảy hết, đun tiếp cho đến khi nhiệt độ băng
phiến đạt 90oC thì tắt đèn cồn, lấy cả ống nghiệm và nhiệt kế ra khỏi nước nóng.
Sau 1 phút lại ghi lại nhiệt độ và trạng thái của băng phiến vào bảng như SGK
cho đến khi nhiệt độ và trạng thái của băng phiến giảm xuống 60 oC thì thôi ghi
và lấy nhiệt kế ra.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời theo các câu hỏi C 1, C2, C3, C4
trong SGK trang 78.
+ Kết quả thí nghiệm:
+ Băng phiến đông đặc ở 80 oC. Một chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì
cũng đông đặc ở nhiệt độ ấy
+ Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của chất đó không thay đổi.
* Chú ý:
Thời gian, nhiệt độ và trạng thái của chất nóng chảy và đông đặc chỉ là
tương đối vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng nước trong cốc đốt, Ø
ống nghiệm, lượng băng phiến, độ to nhỏ của đèn cồn, gió…., nhưng nhiệt độ

nóng chảy vẫn là 80oC.
Có thể dùng nước ấm 50oC – 60oC để tránh mất thời gian đun nóng nước.
Lấy nhiệt kế khi băng phiến ở thể lỏng để tránh vỡ nhiệt kế và phải dùng
khăn khô mềm lau sạch băng phiến trên nhiệt kế.
Cần tiến hành thí nghiệm hết sức cẩn thận, tránh va trạm mạnh.
d. Giải pháp 4: Với loại thí nghiệm học sinh tự làm để rút ra kết luận.
Đây là loại thí nghiệm khó đối với các em vì chỉ có làm thí nghiệm các
em mới rút ra được kết luân. Nếu thí nghiệm không thành công thì không rút ra
được kết luận về kiến thức bài học. Với loại thí nghiệm này cần chú ý đến điều
kiện thí nghiệm ở các nhóm phải như nhau để có cùng một kết quả.
Ví dụ: Bài: Ròng rọc
- Mục đích của thí nghiệm: Qua thí nghiệm, học sinh biết tác dụng của
từng loại ròng rọc đang được sử dụng trong kỹ thuật và đời sống.
- Tiến hành thí nghiệm:
+ Gọi một học sịnh đọc phần dụng cụ thí nghiệm: Lực kế, khối trụ kim
loại (gia trọng), giá đỡ, ròng rọc cố định, ròng rọc động, dây kéo.
+ Gọi một em đọc các bước tiến hành.
+ Gọi một em nhìn vào hình 16.3; 16.4; 16.5 SGK vật lí 6 (T51) nêu cách
làm.
Hình 16.3: Đo lực kéo vật theo phương thẳng đứng.
Hình 16.4: Đo lực kéo vật qua ròng rọc cố định.
Hình 16.5: Đo lực kéo vật qua ròng rọc động.
11


+ Giáo viên hướng dẫn:
Với ròng rọc cố định cần lắp thí nghệm theo thứ tự: Chân đế, thanh trụ,
khớp nối chữ thập để ở vị trí cao nhất. Trục ròng rọc được vít chặt nằm ngang để
treo ròng rọc cố định.
Đầu tiên giáo viên hướng dẫn học sinh dùng lực kế móc trực tiếp vào gia

trọng và kéo từ từ lên theo phương thẳng đứng rồi đọc kết quả. Sau đó hướng
dẫn học sinh dùng dây mềm buộc một đầu vào gia trọng rồi vắt qua ròng rọc,
đầu kia móc vào lực kế. Kéo từ từ lực kế theo phương thẳng đứng xuống dưới,
đọc kết quả. Sau đó kéo từ từ theo phương nghiêng, đọc kết quả.
Với ròng rọc động: Giáo viên hướng dẫn học sinh móc lực kế vào cả gia
trọng và ròng rọc động rồi đọc số chỉ của lực kế, ghi kết quả.
Dùng 1 đoạn dây dài khoảng 60mm một đầu buộc vào trục cố định trên
giá. Dây luồn vào rãnh của ròng rọc động đã treo gia trọng, đầu kia móc vào lực
kế như hình sau.

Kéo từ từ lực kế theo phương thẳng đứng. Quan sát số chỉ của lực kế và
ghi kết quả.
+ Giáo viên chia nhóm học sinh, giao dụng cụ thí nghiệm . Yêu cầu các
nhóm phân công các thành viên trong nhóm, làm thí nghiệm và ghi kết quả vào
bảng trong vòng 7 phút.
+ Giáo viên giới thiệu bảng kết quả thí nghiệm trên bảng phụ:
Lực kéo vật lên trong trường hợp
- Không dùng ròng rọc

Chiều của lực kéo

Độ lớn của lực kéo

……….……….

….. N
12


- Dùng ròng rọc cố định


……………….

….. N

- Dùng ròng rọc động

……………….

….. N

+ Sau 7 phút yêu cầu học sinh dừng thí nghiệm.
?Nhóm 1 , 2 báo cáo kết quả hình 16.3
?Nhóm 3 , 4 báo cáo kết quả hìng 16.4
?Nhóm 5 , 6 báo cáo kết quả hình 16.5
+ Giáo viên ghi kết quả của các nhóm vào bảng kết quả thí nghiệm và tổ
chức lớp thảo luận trả lời các câu hỏi:
?Hãy so sánh độ lớn của lực kéo vật khi dùng ròng rọc cố định và trọng
lượng của vật? (độ lớn của lực kéo vật khi dùng ròng rọc cố định bằng và trọng
lượng của vật).
?Dùng ròng rọc cố định giúp con người làm việc như thế nào? (đổi chiều
lực kéo vật so với kéo trực tiếp).
?Khi dùng ròng rọc động lực kéo vật so với trọng lượng của vật như thế
nào? (nhỏ hơn).
?Vậy dùng ròng rọc động có ích lợi gì? (dùng lực kéo nhỏ hơn trọng
lượng của vật).
* Qua thí nghiệm học sinh trả lời được câu hỏi:
?Dùng ròng rọc có tác dụng gì? (học sinh trả lời trong cả hai trường hợp).
Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực
tiếp.

Ròng rọc động còn giúp lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
* Chú ý : Chọn lưc kế có giới hạn đo lớn hơn trọng lượng của vật.
+ Khi kéo phải kéo từ từ.
+ Các trục ròng rọc phải trơn nhẵn.
Với các thí nghiệm ở các bài học của các lớp 7, 8, 9 tùy theo từng bài,
từng thí nghiệm ta cũng có thể áp dụng theo những cách thức trên.
2.3. Kết quả nghiên cứu
Để đánh giá được mức độ hiểu biết, khả năng tiếp thu bài, sự tiến bộ của
học sinh trong quá trình làm thí nghiệm cũng như khả năng học tập. Tôi đã sử
dụng các phương pháp kiểm tra thực hành thông qua các thí nghiệm trong các
bài học, đánh giá qua các bài thực hành trong sách giáo khoa.
Trong năm học 2014 – 2015 với việc áp dụng sáng kiến này đa số học
sinh các lớp của trường PTDTBT TH&THCS Thanh Lâm đã từng bước đạt
được kết quả cao trong môn Vật lí. Đa số học sinh nắm được các dụng cụ thí
nghiệm, biết cách tiến hành các thí nghiệm có trong chương trình, kỹ năng thực
13


hành thành thạo. Phần lớn các em phân loại được các loại thí nghiệm, yêu thích
môn Vật lí, thích khám phá cái mới và say mê với việc làm thí nghiệm.
Các em tham gia học tập với tinh thần tập thể cao, tinh thần hợp tác giúp
đỡ nhau trong học, có cơ hội cho đứng trước tập thể, mạnh dạn và tự tin vào
kiến thứccủa mình, tự khẳng định mình.
Các em tiếp thu bài học nhẹ nhàng hơn, kiến thức được khắc sâu hơn.
Giảm bớt áp lực về mặt tinh thần, có như vậy giờ học mới không đơn điệu,
không nhàm chán mà trái lại không khí giờ học lại rất sinh động phù hợp với
tính hiếu động của lứa tuổi thiếu niên.
* Những tồn tại trong quá trình thực hiện:
- Một số thiết bị thí nghiệm chưa có kết quả chính xác. Ví dụ như lực kế,
nhiệt kế.

- Thiết bị thí nghiệm đã bị hư hỏng không còn đủ cho nhiều nhóm học
sinh thực hành (4 nhóm trở lên). Ví dụ như nhiệt kế y tế, lực kế loại 1N, mặt
phẳng nghiêng, đòn bẩy.
Kết quả đạt được qua đánh giá:
- Kết quả khảo sátbđầu năm.
Lớp

Sĩ số

điểm 9 - 10

điểm trên 5

điểm dưới 5

SL

Tỷ lệ %

SL

Tỷ lệ
%

SL

Tỷ lệ %

Khối 6


32

0

0

9

28.1

23

71,9

Khối 7

19

0

0

7

36,8

12

63,2


Khối 8

23

0

0

9

39,1

14

60,9

Khối 9

33

0

0

13

39,4

20


60,6

- Kết quả kiểm tra cuối năm
Lớp

Sĩ số

điểm 9 - 10

điểm trên 5

điểm dưới 5

SL

Tỷ lệ %

SL

Tỷ lệ %

SL

Tỷ lệ %

Khối 6

32

3


9,4

21

65,6

8

25

Khối 7

19

2

10,5

15

79,0

2

10,5

Khối 8

23


3

13,0

17

74,0

3

13,0

Khối 9

33

9

27,3

20

60,6

4

12,1
14



Dựa vào kết quả trên cho thấy, tỉ lệ học sinh yếu kém từ chưa biết sử dụng
đồ dùng thí nghiệm, chưa làm được thí nghiệm đã giảm nhiều, số học sinh biết
sử dụng và sử dụng thành thạo, làm tốt các thí ngiệm đã tăng lên nhiều so với
kết quả khảo sát đầu năm học.
2.4. Rút ra bài học kinh nghiệm.
Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng sáng kiến “Hướng dẫn học sinh sử
dụng đồ dùng thí nghiệm ở trường PTDTBT TH&THCS Thanh Lâm trong môn
Vật lí THCS”. Tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:
- Khi làm thí nghiệm cả giáo viên và học sinh cần phải nắm được mục
đích của thí nghiệm.
- Nắm chắc các bước tiến hành thí nghiệm. Thao tác thí nghiệm cẩn thận,
chính xác. Tránh làm đi làm lại thí nghiệm nhiều lần, mất tính thuyết phục.
- Với các thí nghiệm cần cho học sinh dự đoán trước hiện tượng, kết quả.
Từ đó tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán và kết luận dự đoán.
- Đối với những thí nghiệm giáo viên làm biểu diễn cần phải làm trước
khi lên lớp. Giải quyết trước các tình huống có thể xảy ra. Thí nghiệm phải
thành công và có tính thuyết phục.
- Với những thí nghiệm học sinh làm theo nhóm: Giáo viên cần phải
hướng dẫn, gợi ý cách làm. Trong khi học sinh làm thí nghiệm giáo viên luôn
luôn phải quan sát, hướng dẫn kịp thời các nhóm còn lúng túng, không biết tiến
hành, quan sát và ghi kết quả.
- Khi có kết quả thí nghiệm cần phải tổ chức và điều khiển lớp hình thành
kiến thức bằng những câu hỏi kích thích tư duy học sinh.
- Có sự kết hợp tốt giữa các nhóm (các nhóm nhận nhận xét đánh giá lẫn
nhau), giáo viên thường xuyên động viên khi học sinh thao tác, có kết quả tốt,
phê bình những học sinh chưa có ý thức học tập, chưa tích cực trong giờ học.
VI. KẾT LUẬN
Để kích thích tư duy, hứng thú học tập của học sinh. Trong năm học 2014
– 2015 tôi đã vận dụng sáng kiến này vào việc dạy học Vật lí đối với đối tượng

học sinh các lớp của trường PTDTBT TH&THCS Thanh Lâm. Trong quá trình
nghiên cứu và áp dụng sáng kiến, tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm
sau:
- Khi làm thí nghiệm cả giáo viên và học sinh cần phải nắm được mục
đích của thí nghiệm.
- Nắm chắc các bước tiến hành thí nghiệm. Thao tác thí nghiệm cẩn thận,
chính xác. Tránh làm đi làm lại thí nghiệm nhiều lần, mất tính thuyết phục.
- Với các thí nghiệm cần cho học sinh dự đoán trước hiện tượng, kết quả.
Từ đó tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán và kết luận dự đoán.

15


- Đối với những thí nghiệm giáo viên làm biểu diễn cần phải làm trước
khi lên lớp. Giải quyết trước các tình huống có thể xảy ra. Thí nghiệm phải
thành công và có tính thuyết phục.
- Với những thí nghiệm học sinh làm theo nhóm: Giáo viên cần phải
hướng dẫn, gợi ý cách làm. Trong khi học sinh làm thí nghiệm giáo viên luôn
luôn phải quan sát, hướng dẫn kịp thời các nhóm còn lúng túng, không biết tiến
hành, quan sát và ghi kết quả.
- Khi có kết quả thí nghiệm cần phải tổ chức và điều khiển lớp hình thành
kiến thức bằng những câu hỏi kích thích tư duy học sinh.
- Có sự kết hợp tốt giữa các nhóm (các nhóm nhận nhận xét đánh giá lẫn
nhau), giáo viên thường xuyên động viên khi học sinh thao tác, có kết quả tốt,
phê bình những học sinh chưa có ý thức học tập, chưa tích cực trong giờ học.
VII. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
- Cần mở các lớp tập huấn cho các giáo viên dạy Vật lí về kỹ năng làm thí
nghiệm để giúp cho họ có điều kiện giảng dạy tốt hơn.
- Thường xuyên mở các hội nghị chuyên đề về phương pháp giảng dạy
môn Vật lí để các giáo viên được giao lưu, học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

- Đồ dùng thí nghiệm cần có sự chính xác cao. (đặc biệt là lực kế và nhiệt
kế)
- Thường xuyên bổ xung các thiết bị thí nghiệm bị hết, và hư hỏng.
- Cần phải có phòng học bộ môn để các giờ học được diễn ra thuận lợi và
hiệu quả hơn.
Trên đây là một số những kinh nghiệm đã được vận dụng trong năm học
2014 – 2015 của tôi. Tuy chỉ là ý kiến của riêng mình song tôi cũng mạnh dạn
trình bày để các đồng chí tham khảo. Trong quá trình nghiên cứu và thử nghiện
không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong được sự tham gia đóng góp ý
kiến của các đồng chí trong hội đồng khoa học nhà trường, các đồng nghiệp để
sáng kiến trên được hoàn thiện và đạt được hiệu quả hơn trong những năm học
tới.
Tôi xin chân thành cám ơn !
Ngày 12 tháng 05 năm 2015
NGƯỜI THỰC HIỆN

Trương Văn Hùng
16


VIII. PHỤ LỤC
Giáo án minh hoạ
Giáo viên: Trương Văn Hùng
Tiết: 03 Lớp: 6
Ngày soạn: ……………….…
Ngày giảng: ……………….…

BÀI 4:
ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG
THẤM NƯỚC


I/ Mục tiêu (dành cho người học)
1/ Kiến thức:
- Biết đo thể tích vật rắn không thấm nước có thể dùng bình chia độ, bình
tràn.
2/ Kĩ năng:
- Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ,
bình tràn.
- Hợp tác nhóm.
- Cẩn thận, chính xác.
3/ Thái độ:
- Tuân thủ các qui tắc đo và trung thực với các số liệu mà mình đo được.
- Ham thích học tập môn học, thích tìm tòi nghiên cứu tìm hiểu các hiện
tượng vật lí.
II/ Câu hỏi quan trọng
? Nêu cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước và chìm trong nước.
- Câu trả lời mong đợi: Theo 2 cách
1. Dùng bình chia độ.
+ Đo thể tích nước ban đầu có trong bình chia độ.
+ Thả hòn đá vào bình chia độ.
+ Đo thể tích nước trong bình.
+ Thể tích hòn đá bằng thể tích nước và hòn đá trừ đi thể tích nước
trong bình ban đầu.
2. Dùng bình tràn.
+ Đổ đầy nước vào bình tràn.
+ Thả hòn đá vào bình tràn đồng thời hứng nước tràn ra vào bình
chứa.

17



+ Đo thể tích nước tràn ra bằng bình chia độ. Đó là thể tích của hòn
đá.
III/ Đánh giá
- Bằng cách làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng.
- Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Hs trả lời được các câu hỏi trong SGK dưới sự hướng dẫn của Gv
- Thảo luận nhóm sôi nổi
- Yêu thích bộ môn
+ Trong bài giảng: Sử dụng bài tập ứng dụng, quan sát.
+ Sau bài giảng: Sử dụng bài tập đánh giá thông qua bài tập về nhà
IV/ Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên.
* Đối với mỗi nhóm hs:
- Vật rắn không thấm nước (một vài hòn đá hoặc đinh ốc).
- Một bình chia độ, 1 chai (lọ hoặc ca đong) có ghi sẵn dung tích, dây
buộc.
- 1 bình tràn, 1 bình chứa.
- Kẻ sẵn bảng 4.1 “ kết quả đo thể tích vật rắn.”
2. Học sinh (mỗi nhóm).
- 1 xô đựng nước.
V/ Các hoạt động dạy và học
1. Hoạt động 1: Ổn định lớp (1’)
a, Mục đích/Mục tiêu:
- Kiểm tra tình hình lớp.
b, Phương pháp:
- Vấn đáp
c, Phương tiện, tư liệu: lời nói
Giáo viên
- Kiểm tra sĩ số, ghi tên Hs vắng


Học sinh
- Cán bộ lớp báo cáo

- Ổn định trật tự lớp
2. Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ - Đặt vấn đề (6’)
a, Mục đích/Mục tiêu:
- Kiểm tra đánh giá khả năng học tập, mức độ hiểu biết của học sinh.
18


- Sự chuẩn bị bài của HS
b, Phương pháp: Vấn đáp, Diễn giải, Thuyết trình
c, Phương tiện, tư liệu: SGK Vật lí 6
* HS1:
? Để đo thể tích
của chất lỏng em
dùng dụng cụ đo
nào? Nêu qui tắc
đo?

- TL: Bình chia độ, chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích, các
loại ca đong ( ca, xô, thùng ) đã biết trước dung tích, bình chia
độ, bơm tiêm.
- TL: , Ước lượng (1) thể tích cần đo.
b, Chọn bình chia độ có (2) GHĐ
và có (3) ĐCNN thích hợp.
c, Đặt bình chia độ (4) thẳng đứng.
d, Đặt mắt nhìn (5) ngang với độ cao mực chất lỏng trongbình.
e, Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia (6) gần nhất với mực

chất lỏng.

*ĐVĐ (SKG)
3. Hoạt động 3: Bài mới
Hoạt động 3.1: Thảo luận cách đo thể tích vật rắn không thấm nước.
(10 phút)
a, Mục đích/Mục tiêu:
- Biết cách đo thể tích vật rắn không thấm nước.
b, Phương pháp:
- Quan sát , Vấn đáp, Suy luận
c, Phương tiện, tư liệu:
- Đồ dùng thí nghiệm
- Sách giáo khoa
Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung

- G giới thiệu vật cần đo thể - HS thảo luận nhóm I. Cách đo thể tích vật
tích (hòn đá) trong hai để đưa ra câu trả lời. rắn không thấm nước:
trường hợp: bỏ lọt bình chia
độ và không bỏ lọt bình chia
1.Dùng bình chia độ.
độ.
C1:
+ TH1: Hòn đá bỏ lọt bình
chia độ.
+ Đo thể tích nước ban
đầu có trong bình chia

Yêu cầu hs đọc C1.
độ.
? Quan sát H4.2 và mô tả
V1= 150 cm3
cách đo thể tích của hòn đá
19


bằng bình chia độ.
?Khi chưa
Vnước=?

thả

hòn

đá

Vnước = 150 cm3

- Hòn đá ngập trong
? Hình sau thể tích đo được nước V= 200 cm3
là bao nhiêu? là thể tích của gồm Vnước + Vđá.
những vật nào.
Vđá = 200 – 150 =
? Vđá= ?

50 cm

3


+ Thả hòn đá vào bình
chia độ.
+ Đo thể tích nước
trong bình.
V2= 200 cm3
+ Thể tích hòn đá.
Vđá = V2- V1= 200150 = 50 cm3.

- Hs trình bày.
+ TH2: Hòn đá không bỏ lọt
bình chia độ ta làm thế nào
để đo thể tích của nó?
- G ta sẽ dùng thêm 1 dụng
cụ khác đó là bình tràn, cách
dùng bình tràn để do như thế
nào sang phần 2.
? H4.3 có thêm dụng cụ gì.

- Bình tràn, bình
? Hãy mô tả cách đo thể tích chứa.
hòn đá bằng phương pháp
- HS thảo luận nhóm.
bình tràn vẽ ở H4.3.

2. Dùng bình tràn.
C2 Khi hòn đá không bỏ
lọt bình chia độ thì:
+ Đổ đầy nước vào bình
tràn.

+ Thả hòn đá vào bình
tràn đồng thời hứng
nước tràn ra vào bình
chứa.
+ Đo thể tích nước tràn
ra bằng bình chia độ.
Đó là thể tích của hòn
đá.

? Thể tích nước từ bình tràn
tràn ra là thể tích của vật nào. - Thể tích của hòn đá.
? Cách đo thể tích của nước
C3:
trong bình chứa.
- đổ nước trong bình
(1): thả chìm.
? Có cách làm nào hơi khác chứa vào bình chia
(2): tràn ra.
với H4.3 để đo thể tích hòn độ.
đá bằng bình tràn mà chính
(3): thả.
Hs
trả
lời.
xác hơn không
(4): dâng lên.
? C3.

Hoạt động 3.2: Thực hành đo thể tích vật rắn không thấm nước. (15
phút)

a, Mục đích/Mục tiêu:
- Biết cách làm và làm được TN đo được thể tích của vật rắn không thấm
nước.
b, Phương pháp:
- Quan sát , Vấn đáp, Thí nghiệm thực hành
20


c, Phương tiện, tư liệu:
- Sách giáo khoa
- Đồ dùng thí nghiệm
Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung

- Yêu cầu Hs nêu các - Dựa vào phầnn I , II.Thực hành:
dụng cụ cần thiết.
nêu các dụng cụ cần 1, Dụng cụ:
- Nêu các chú ý khi sử thiết.
- 1 vật rắn không thấm nước - 1
dụng các dụng cụ đo.
- Nghe giảng.
bình chia độ - dây buộc - 1 bình
- Yêu cầu HS tiến hành - Chia nhóm, phân tràn - 1 bình chứa - Bảng ghi
thí nghiệm đo thể tích công nhiệm vụ, tiến kết quả thí nghiệm.
vật rắn.
hành thí nghiệm theo 2, Tiến hành:
- Yêu cầu HS báo cáo hướng dẫn phần I.

3, Kết quả:
kết quả.
- Báo cáo kết quả.
Vật
Dụng cụ
ƯL Đo
- Nhận xét.
GHĐ ĐCNN
1
2
Hoạt động 3.3: Vận dụng - Củng cố (10/)
a, Mục đích/Mục tiêu:
- Củng cố, vận dụng các kiến thức học được để trả lới câu hỏi VD và các
vấn đề có liên quan đến bài học.
b, Phương pháp:
- Vấn đáp
- Suy luận, giải thích
c, Phương tiện, tư liệu:
- Sách giáo khoa
Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung

- Yêu cầu hS thực hiện các - Thảo luận, đưa ra III. Vận dụng:
câu hỏi phần vận dụng các chú ý khi làm C4: Lau khô bát to trước
SGK?
thí nghiệm như hình khi dùng.
- Chú ý ; đổ nước phải đầy 4.4.

+ Khi nhấc ca ra không
bình tràn, nhúng vật phải
được làm đổ hoặc sánh
chìm hết.
nước ra bát.
21


- Yêu cầu HS về nhà thực
hiện yêu cầu phần vận
dụng?

+ Đổ hết nước từ bát
vào bình chia độ, không
làm đổ nước ra ngoài.

Củng cố
?Nêu cách đo thể tích
của vật rắn không thấm
nước và chìm trong nước.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh học ở nhà (3/)
a, Mục đích/Mục tiêu:
- Hướng dẫn học sinh về nhà học bài, làm bài tập
b, Phương pháp:
- Thuyết trình, Thông báo
c, Phương tiện, tư liệu:
- Sách giáo khoa, sách bài tập
Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò


- Học phần ghi nhớ( SGK)

- Học phần ghi nhớ ( SGK)

- Làm bài tập trong SBT.

- Làm bài tập trong SBT.

- Đọc và tìm hiểu trước bài 5

- Đọc và tìm hiểu trước bài 5

Nội dung

VI/ Tài liệu tham khảo
- Sách giáo khoa vật lí 6
- Sách giáo viên Vật lí 6.
- Sách bài tập vật lí 6
- Website: WWW.Baigiangbachkim.com.vn
VII/ Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………….

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Sách giáo khoa Vật lí 6, 7, 8, 9.
- Sách giáo viên Vật lí 6, 7, 8, 9.
- Sách bài tập Vật lí 6, 7, 8, 9.
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Vật lí.
- Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học.
- Hướng dẫn thí nghiệm thực hành Vật lí 6, 7, 8, 9.
- Danh mục thiết bị Vật lí 6,7, 8, 9.
- Thiết kế bài giảng Vật lí 6, 7, 8, 9.
- Website: WWW.Baigiangbachkim.com.vn
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tr 1

II. CƠ SỞ LÍ LUẬN.

Tr 2

III. CƠ SỞ THỰC TIỄN:

Tr 2

IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.

Tr 3

1. Kết quả khảo sát đầu năm học.

Tr 3


2. Nội dung kiến thức cần truyền đạt

Tr 3

3. Phương pháp thực hiện

Tr 4

4. Quá trình thực hiện

Tr 5

V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tr 13

VI. KẾT LUẬN

Tr 14

VII. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT

Tr 15

VIII. PHỤ LỤC

Tr 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tr 21

23


MỤC LỤC

Tr 22

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP

Tr 23

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

24


25


×