Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Trac nghiem bai 21 dac diem nen nong nghiep nuoc ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.96 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT
NGUYỄN VIỆT DŨNG

BỘ ĐỀ ÔN BÀI 21 ĐẶC ĐIỂM NÔNG NGHIỆP
LỚP ÔN THI ĐẠI HỌC 2018 - MÔN: ĐỊA LÍ

Câu 1. Hiện trạng sử dụng đất của cả nước năm 2014
Loại đất
Tổng số

Diện tích (nghìn ha)
33121,2

Đất nông nghiệp

9412,2

Đất lâm nghiệp
14437,3
Ý nào sau đây là đúng khi nói về cơ cấu sử dụng đất của nước ta.
A. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp lớn hơn đất lâm nghiệp.
B. Cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp chiếm 43%.
C. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp chiếm 28,4%.
D. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp bằng với đất lâm nghiệp.
Câu 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển
A. sản phẩm nông nghiệp đa dạng
B. nền nông nghiệp nhiệt đới
C. nền nông nghiệp thâm canh với trình độ cao
D. Nông nghiệp hiện đại hóa, cơ giới hóa.
Câu 3. Yếu tố tự nhiên nào dưới đây cho phép nước ta đang dạng hóa sản phẩm nông nghiệp?


A. Địa hình, nguồn nước, khí hậu
B. Đất trồng, nguồn nước, khí hậu
C. Khí hậu, đất trồng, nguồn nước
D. Địa hình, đất trồng, khí hậu
Câu 4: Sản xuất nông nghiệp ở nước ta có sự phân hóa mùa vụ là do tác động của yếu tố
A. đất đai.
B. khí hậu.
C. địa hình.
D. nguồn nước.
Câu 6. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta làm cho
A. sản xuất nông nghiệp cho năng suất cao.
B. sản xuất nông nghiệp nước ta ổn định
C. sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp.
D. tăng tính bấp bênh của sản xuất nông nghiệp.
Câu 7: Tây Nguyên trồng được cây mang tính cận nhiệt là do khí hậu có
A. sự phân hóa đông - tây.
B. sự phân hóa theo mùa.
C. sự phân hóa theo độ cao.
D. mưa nhiều ở sườn đón gió.
Câu 8: Năng suất lúa của nước ta có xu hướng tăng chủ yếu do
A. đẩy mạnh xen canh, tăng vụ.
B. mở rộng diện tích đất canh tác.
C. đẩy mạnh thâm canh.
D. sử dụng nhiều loại giống mới.
Câu 9: Để tăng năng suất và sản lượng trong nông nghiệp, cần
A. tích cực làm công tác thủy lợi.
B. đẩy mạnh thâm canh tăng vụ.
C. làm tốt công tác dự báo thời tiết.
D. chuyển đổi cơ cấu mùa vụ hợp lí.
Câu 10: Nguyên nhân chủ yếu làm cho sản lượng lương thực của nước ta trong những năm qua tăng

nhanh do
A. đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất. B. đẩy mạnh khai hoang tăng diện tích cây lương thực.
C. đa dạng hóa nông nghiệp.
D. phát triển ngành công nghiệp chế biến.
Câu 11. Ý nào sau đây không biểu hiện nước ta đang khai thác hiệu quả nền sản xuất nông nghiệp
nhiệt đới?
A. Tập đoàn cây, con phân bố phù hợp với điều kiện sinh thái
B. Nông nghiệp hàng hóa phát triển nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
C. Cơ cấu mùa vụ, giống được thay đổi phù hợp với điều kiện sinh thái.
D. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn, sản phẩm xuất khẩu đa dạng
Câu 12: Phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới là
A. thay đổi cơ cấu mùa vụ
B. khai thác tính mùa vụ
C. đẩy mạnh xuất khẩu nông sản
D. phát triển tập đoàn cây, con
Câu 13: Cây công nghiệp quan trọng nhất của vùng Tây Nguyên là
A. cao su.
B. chè.
C. hồ tiêu.
D. cà phê.


Câu 14: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của nền nông nghiệp hàng hóa?
A. đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa.
B. Sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ.
C. Người nông dân quan tâm nhiều đến thị trường, lợi nhuận.
D. Sản xuất với qui mô lớn, gắn liền với công nghiệp chế biến.
Câu 15. Ý nào sau không đúng với đặc điểm của nền nông nghiệp hàng hóa?
A. Sử dụng nhiều máy móc, vật tư và công nghệ mới
B. Mục đích sản xuất tạo ra nhiều lợi nhuận.

C. Gắn bó chặt chẽ với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp
D. Phát triển ở những vùng có truyền thống sản xuất lâu đời.
Câu 16: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm của nền nông nghiệp cổ truyền?
A. Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.
B. Sản phẩm tiêu dùng tại chỗ.
C. Năng suất lao động thấp.
D. Đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa.
Câu 17. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm của nền nông nghiệp cổ truyền?
A. Qui mô nhỏ, sử dụng sức người, năng suất thấp
B. Quan tâm đến sản lượng là chủ yếu
C. Quan tâm đến lợi nhuận là chủ yếu
D. Sản xuất manh mún, đa canh.
Câu 18: Bước tiến lớn nhất trong nền nông nghiệp nước ta trong những năm qua là
A. sự chuyển dịch từ nông nghiệp cổ truyền sang nông nghiệp hàng hóa.
B. phát triển nền nông nghiệp cổ truyền, quan tâm nhiều đến sản lượng
C. sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc theo hướng đa canh.
D. phát triển một nền nông nghiệp ở các trục giao thông.
Câu 19. Vùng trung du miền núi thuận lợi để phát triển
A. cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi đại gia súc
B. cây ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ và nuôi trồng thủy sản.
C. cây công nghiệp hàng năm, chăn nuôi đại gia súc, trồng rừng.
D. cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi đại gia súc, trồng rừng.
Câu 20. Vùng đồng bằng thuận lợi để phát triển
A. cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi đại gia súc
B. cây ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ và nuôi trồng thủy sản.
C. cây công nghiệp hàng năm, chăn nuôi đại gia súc, trồng rừng.
D. cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi đại gia súc, trồng rừng.
Câu 21. Khó khăn lớn nhất trong sản xuất cây công nghiệp ở nước ta là
A. khả năng mở rộng diện tích đất không nhiều
B. cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế.

C. thị trường thế giới có nhiều biến động.
D. mạng lưới chế biến chưa đáp ứng yêu cầu.
Câu 22: Trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta, tỉ trọng ngành chăn nuôi có xu hướng tăng là do
A. cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn.
B. ngành trồng trọt phát triển.
C. khí hậu thuận lợi.
D. người dân có kinh nghiệm.
Câu 23: Việc đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta là cơ sở để
A. chuyển dịch cơ cấu cây trồng
B. đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp
C. chuyển từ nông nghiệp cổ truyền sang hàng hóa
D. giúp nước ta tránh được nạn đói
Câu 24: Các điều kiện tự nhiên (đất, khí hậu, nước...) của nước ta cho phép
A. chuyển từ nông nghiệp cổ truyền sang nông nghiệp hàng hóa
B. phát triển sản xuất nông nghiệp phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp
C. áp dụng các thành tựu tiên tiến về khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất
D. tăng sản lượng lương thực để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu
Câu 25: Cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc cận nhiệt đới ở nước ta là
A. Hồ tiêu
B. Điều
C. Chè
D. Cà phê
Câu 26: Nhân tố quan trọng nhất để đảm bảo cho sự phát triển ổn định của cây công nghiệp ở nước
ta là?
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi
B.Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn
C. Người lao động có kinh nghiệm sản xuất
D.Mạng lưới cơ sở chế biến phát triển tốt



Câu 27: Cho bảng số liệu “Số lượng trang trại của nước ta qua các năm” (ĐV:trang trại)
Các loại trang trại
2006
2010
2014
Tổng số
Trồng trọt

113730
50817

145880
68278

27114
8935

Chăn nuôi
16708
23558
12642
Nuôi trồng thủy sản
34202
37142
4644
Dựa vào bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Số lượng các trang trại của nước ta tăng nhanh.
B. Số lượng trang trại nước ta giảm 7200.
C. Năm 2006, số trai trạng nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ lệ cao nhất.
D. Năm 2014, trang trại chăn nuôi chiếm 46,6% tổng số trang trại.

Câu 28: “Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm năm 2013 của cả nước, Tây Nguyên và
Trung du và miền núi Bắc Bộ”
(ĐV:Nghìn ha)
Cây công nghiệp
Cây CN lâu năm

Cả nước
2134.9

Tây Nguyên
969.0

TD&MN BB
142.4

Cà phê

641.2

573.4

15.5

Chè
132.6
22.9
96.9
Cao su
978.9
259

30.0
Dựa vào bảng số liệu trên, điểm khác nhau giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây
Nguyên là?
A. Có diện tích trồng cà phê lớn hơn.
B. Có diện tích trồng chè lớn hơn.
C. Có diện tích trồng cao su lớn hơn.
D. Có diện tích cây công nghiệp lâu năm lớn hơn.
Câu 29: “Diện tích cây cà phê và cây cao su nước ta”
(Đơn vị: Nghìn ha)
Năm
1990
2003
2012
2013
CÀ PHÊ
119.3
254.2
370.6
397.4
CAO SU
221.7
256.2
286.2
394.3
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích cây cà phê và cây cao su?
A. Biểu đồ cột đôi
B. Biểu đồ cột
C. Biểu đồ cột đường
D. Biểu đồ đường
Câu 30: Cây công nghiệp thường được trồng nhiều ở vùng đồng bằng là

A. Cói, đay, mía, lạc, đậu tương
B. Mía, lạc, đậu tương, chè, thuốc lá
C. Mía, lạc, đậu tương, điều, hồ tiêu
D. Điều, hồ tiêu, dừa, dâu tằm, bông
Câu 31: Mở rộng diện tích cây công nghiệp ở vùng Trung và và miền núi của nước ta cần chú ý?
A. Bảo vệ và phát triển rừng
B. Đảm bảo đủ nguồn lao động
C. Phát triển giao thông vận tải
D. Vấn đề bảo vệ nguồn nước
Câu 32. Nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp nước ta là
A. Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích và có sự phân hóa đa dạng
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa Bắc – Nam, độ cao địa hình.
C. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào, có sự phân hóa theo mùa.
D. Có nhiều loại đất thích nghi với từng loại cây: đất phù sa, feralit...
Câu 33. Dựa vào Atlat Địa lý VN trang 19, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích gieo
trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng chiếm từ trên 30 đến 50%?
A. Gia Lai
B. Bình Dương
C. Lâm Đồng
D. Nghệ An



×