Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.7 KB, 44 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GỐM VÀ KHÁI QUÁT VỀ
LÀNG GỐM BÁT TRÀNG................................................................................4
1.1. Một số vấn đề chung về gốm Việt Nam..................................................4
1.1.1. Khái niệm gốm..................................................................................4
1.1.2. Lịch sử phát triển của gốm qua các thời kỳ......................................4
1.2. Khái quát về làng gốm sứ Bát Tràng.......................................................7
1.2.1. Vị trí địa lý làng gốm Bát Tràng........................................................7
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng.............8
Chương 2 TÌM HIỂU VỀ GỐM SỨ BÁT TRÀNG.......................................12
2.1. Tổ chức sản xuất tại làng gốm Bát Tràng.............................................12
2.2. Những sản phẩm chính của làng gốm Bát Tràng.................................12
2.3. Quy trình sản xuất đồ gốm Bát Tràng...................................................13
2.3.1. Quá trình tạo cốt gốm.......................................................................13
2.3.1.1. Chọn đất..........................................................................................13
2.3.1.2. Xử lý, pha chế đất............................................................................14
2.3.1.3. Tạo dáng..........................................................................................14
2.3.1.4. Phơi sấy và sửa hàng mộc..............................................................16
2.3.2. Quá trình trang trí hoa văn và phủ men.........................................16
2.3.2.1. Kỹ thuật vẽ.......................................................................................16
2.3.2.2. Chế tạo men.....................................................................................17
2.3.2.3. Tráng men.......................................................................................17
2.3.2.4. Sửa hàng men.................................................................................18
2.3.3. Quá trình nung..................................................................................18
2.3.3.1. Lò nung............................................................................................18
2.3.3.2. Bao nung.........................................................................................18
2.3.3.3. Nhiên liệu........................................................................................19
2.3.3.4. Chồng lò..........................................................................................19



2.3.3.5. Đốt lò................................................................................................20
2.4.1. Loại hình............................................................................................21
2.4.2. Trang trí..............................................................................................22
2.4.3. Các dòng men.....................................................................................23
2.5. Minh văn trên gốm sứ.............................................................................23
2.6.1. Giá trị lịch sử.....................................................................................24
2.6.2. Giá trị văn hóa, nghệ thuật..............................................................24
2.6.3. Giá trị kinh tế....................................................................................24
2.6.4. Giá trị du lịch.....................................................................................25
Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GỐM BÁT TRÀNG..............................................................26
3.1 Đánh giá....................................................................................................26
3.1.1 Thành tựu...........................................................................................26
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng gốm Bát Tràng..................................26
KẾT LUẬN........................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2

Từ viết tắt
VH – NT
UBND

Tên cụm từ viết tắt

Văn hóa – Nghệ thuật
Ủy ban nhân dân


LỜI CAM ĐOAN
Nhóm 03 xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu Nhóm thực hiện. Các tư liệu,
kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực. Nếu sai Nhóm xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Ký tên


LỜI CẢM ƠN
Với sự biết ơn sâu sắc, Nhóm 03 xin chân thành cảm ơn Ths. Bùi Thị Ánh
Vân giảng viên học phần phương pháp nghiên cứu khoa học – Người đã trực
tiếp tận tình hướng dẫn, động viên giúp đỡ nhóm hoàn thành bài tiểu luận này.


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thăng Long - Hà Nội là mảnh đất có một nền văn hoá lâu đời, nơi đây còn
nổi tiếng với những làng nghề thủ công mỹ nghệ bởi những bàn tay tài hoa của
những bậc nghệ nhân từ cổ chí kim khiên người đời thán phục đến kinh ngạc bởi
bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng gốm - những con người đã sai khiến
được đất và lửa để tạo nên những men ngọc cho đời.. Các sản phẩm tài hoa của
Thăng Long không những nổi tiếng trong nước mà còn, bay cao bay xa trên
trường quốc tế. Một trong những làng nghề cổ truyền nổi tiếng ấy là một làng
gốm ven sông, làng gốm Bát Tràng. Làng gốm đã trải qua trên năm thế kỷ với
nhiều thành tựu rất đáng tự hào, đó là bệ đỡ vững chắc để Bát Tràng hôm nay
ngày càng tiến nhanh hơn cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Từ những thế kỷ trước, đồ gốm Bát Tràng đã thuộc loại cao cấp, quý hiếm

nhưng phần nhiều là đồ thờ: chân đèn, lư hương, bình hoa. Về sau, do thị hiếu
phát triển, cộng với nhu cầu thị trường, gốm Bát Tràng đã có nhiều đồ gia dụng,
phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ. Ngày nay, cái khéo cái tài của người làng gốm
Bát Tràng được phát huy cao độ trong cơ chế thị trường. Nhiều mặt hàng phong
phú về chủng loại và kiểu dáng đã được sản xuất. Các loại gốm mỹ thuật, gốm
sứ công nghiệp, đồ giả cổ, gốm xây dựng cao cấp đã dần được sản xuất nhiều
hơn đồ gốm gia dụng. Bây giờ những mặt hàng truyền thống xưa chỉ được làm
khi có khách đặt để trùng tu phục chế di tích cổ. Đứng trước những mặt hàng mỹ
nghệ gốm.
Là một sinh viên chuyên nghành Quản lý văn hóa, chúng tôi nhận thấy tìm
hiểu về gốm Bát Tràng là một đề tài rất phù hợp với chuyên ngành học, đối với
đề tài này chúng tôi có thể vận dụng thực tế được nhưng kiến thức về văn hóa đã
học vào nghiêm cứu, tìm tòi, làm rõ vấn đề. Hơn thế nữa, gốm Bát Tràng có sức
ảnh hưởng lớn tới cuộc sống mỗingười Việt từ những vật dụng nhỏ nhất. gốm đã
không còn đơn giản là gốm, mà gốm còn là văn hóa, còn là tâm linh và lịch sử,
1


là sự kết tinh, giao hòa tinh tế giữa đất, nước và lửa tạo nên một nền văn hóa
Thăng Long, là biểu tượng của đất Việt. Từ những lý do trên, Nhóm 03 quyết
định chon gốm Bát Trànglà đề tài nghiên cứu với tên gọi: Tìm hiểu về làng gốm
Bát Tràng”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nói đến gốm Bát Tràng thì đã có khá nhiều các đề tài, công trình nghiên cứu
khoa học đề cập tới vấn đề này. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu cụ
thể:
- Nguyễn Đức Thịnh (2016), Làng gốm Bát Tràng, Tạp chí xưa và nay.
- GS. Phan Huy Lê, Nguyễn Đình Chiến và Nguyễn Quang Ngọc, Gốm Bát
Tràng thế kỷ XIV – XIX, Nxb Thế giới.
Sau Lời mở đầu, sách có 2 phần giới thiệu về trung tâm sản xuất gốm Bát

Tràng của Bắc Việt Nam từ thế thế kỷ XIV - XIX. Phần 1: gồm 3 bài viết của 3
tác giả: Lịch sử hình thành và phát triển làng gốm Bát Tràng Quy trình sản xuất
đồ gốm Bát Tràng Đặc điểm đồ gốm men Bát Tràng Phần 2: Sách có 83 trang
ảnh màu và đen trắng, lựa chọn những loại hình, hoa văn và minh văn tiêu biểu
của đồ gốm Bát Tràng, 28 trang bản vẽ hoa văn và 4 trang ảnh chụp bản dập hoa
văn trên giấy dó. Nguồn gốc sưu tập chủ yếu là các bảo tàng, trong đó nhiều
nhất là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Ngoài ra, sách còn có bảng Chữ viết tắt, Bản
đồ xã Bát Tràng và phụ lục bài viết Bát Tràng và buôn bán gốm ở quần đảo
Đông Nam Á.
-Sylvie Fanchette và Nicholas Stedman (2003), Khám phá các làng nghề ở
Việt Nam,
Cuốn sách giới thiệu hơn 40 làng nghề của Hà Nội và khu vực Hà Tây (cũ)
do các tác giả thực hiện từ năm 2003, một cuốn cẩm nang mới vô cùng dày dặn
5 và đầy đủ thông tin về các làng nghề, vừa ra mắt bạn đọc với ba ấn bản bằng
tiếng Việt, Anh, Pháp. Một trong nhóm tác giả này, Nicholas Stedman, nhà
2


nghiên cứu, giáo viên tiếng Anh, người có tới 10 năm gắn bó với Việt Nam, đã
có cuộc trao đổi chung quanh cuốn sách.
-Gốm cổ Việt Nam, tập san Nghiên cứu Huế tập Bốn năm 2002.
Trên đây là một số công trình nghiên cứu về gốm Bát Tràng đây là những tài
liệu quý báu, giúp nhóm chúng tôi hoàn thành bài nghiên cứu này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thêm về làng gốm Bát Tràng, quy trình sản xuất tạo nên gốm.
- Đánh giá những thành tự, tồn tại tại làng gốm Bát Tràng.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng gốm Bát Tràng.
4. Đối tượng nghiên cứu
- Tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng.
5. Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Làng gốm Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Thời gian: Năm 2017
6. Phương pháp nghiên
Để tiến hành thực hiện đề tài nhóm 03 đã sử dụng hai phương pháp nghiên
cứu như sau để thu thập tài liệu:
- Phương pháp thu thập thông tin trực tiếp: quan sát.
- Phương pháp thu thập thông tin gián tiếp: phân tích và tổng hợp số liệu.
+ Nghiên cứu tài liệu, tư liệu tham khảo.
+ Nguồn tin từ mạng Internet.
3


7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết thúc và danh mục tài liệu tham khảo, đều tài được
chia ra làm ba chương cụ thể như sau:
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GỐM VÀ KHÁI QUÁT VỀ
LÀNG GỐM BÁT TRÀNG.
Chương 2: TÌM HIỂU VỀ LÀNG GỐM BÁT TRÀNG.
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG GỐM BÁT TRÀNG

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GỐM VÀ KHÁI QUÁT VỀ LÀNG
GỐM BÁT TRÀNG
1.1. Một số vấn đề chung về gốm Việt Nam
1.1.1. Khái niệm gốm
Khái niệm Gốm và sứ: Gốm: sản phẩm được làm bằng chất liệu thô, kết cấu
giòn, xốp, bề mặt giáp không phủ men. Nhiệt độ nung thường thấp (chỉ khoảng
trên dưới 9000C).
Việt Nam ta có các dòng gốm sứ: Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng, Thanh Trì,

Đông Triều, Hải Dương, Đồng Nai.
4


1.1.2. Lịch sử phát triển của gốm qua các thời kỳ
Thời tiền sử
Những sản phẩm đất nung được phát hiện cho thấy ở giai đoạn đầu thường
thô có pha lẫn cát hoặc các tạp chất khác, được nặn bằng tay, hoa văn đơn giản ở
phía ngoài như các vạch chéo, vân sóng, vân chải răng lược... Các hoa văn này
được tạo ra khi sản phẩm còn ướt, một số được tạo bằng bàn dập hoặc dùng que
nhọn để vẽ, vạch.
Thời kỳ đồ đồng
Ở Việt Nam (cách đây 4 nghìn năm), hầu hết các sản phẩm gốm được hình
thành bằng bàn xoay một cách khá thành thạo, do vậy tạo nên sự phong phú về
chủng loại và kiểu dáng sản phẩm: ngoài các sản phẩm đun nấu còn thấy những
sản phẩm gốm để chứa đựng, dụng cụ ăn uống, trang sức, công cụ lao động và
gốm mỹ thuật. Về trang trí, gốm đất nung chủ yếu có các hoa văn hình hoạ, nét
chìm là chính. Một số sản phẩm được xoa một lớp áo bằng nước đất khác màu
nhưng chưa phải men. Các hoa văn trang trí và cách tạo dáng của gốm giai đoạn
này có ảnh hưởng đến tạo dáng và trang trí trên đồ đồng cùng thời.
Thời đại đồ sắt
Gốm đất nung được sản xuất hầu như khắp các vùng trong nước. Chất lượng
gốm còn non lửa và vẫn thô sơ nhưng về tạo dáng và trang trí thì chưa có thời kỳ
nào đặc sắc và phong phú bằng. Hiện vật thời kỳ này cho thấy nghề gốm vẫn
gắn bó với nghề nông nhưng nam giới đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình
sản xuất.
Đến thế kỷ 2 trước Công nguyên Việt Nam bị rơi vào ách thống trị của phong
kiến phương Bắc. Nghề gốm tiếp tục phát triển trên vốn kinh nghiệm cổ truyền,
có tiếp thu ảnh hưởng của gốm Trung Hoa. Về chủng loại sản phẩm, xuất hiện
thêm loại gốm kiến trúc như gạch, ngói. Ngoài ra còn có các tượng động vật nhỏ

như lợn, bò với kiểu nặn sơ sài. Phong cách gốm thời kỳ này mang phong cách
Hán hoặc kết hợp hoa văn Việt và hoa văn Hán. Nhiều sản phẩm gốm Hán khác
được cải biên theo phong cách Việt.
Thời Lý - Trần
5


Thế kỷ 10 đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử Việt Nam. Thời kỳ phục hồi
độc lập dân tộc sau hơn mười thế kỷ đô hộ của phong kiến Trung Hoa. Suốt bốn
thế kỷ, từ nhà Lý sang nhà Trần, đồ gốm đạt được những thành tựu rực rỡ. Quy
mô sản xuất, chủng loại sản phẩm, chất liệu... đều được mở rộng. Nhiều loại
men được ứng dụng và ổn định về công nghệ. Đặc biệt men trắng cũng xuất hiện
ở thời kỳ này ngoài men tro và men đất. Ba yếu tố cơ bản tạo nên vẻ đẹp của đồ
gốm là hình dáng, hoa văn trang trí, men màu. Sự phát triển của kỹ thuật và trình
độ thẩm mỹ cao đã tạo nên sản phẩm gốm thời kỳ này có ba loại nổi tiếng là
gốm men trắng ngà chạm đắp nổi, gốm hoa nâu, gốm men ngọc.
Về tạo dáng gốm Lý - Trần ngoài những hình mẫu trong thiên nhiên như hoa,
quả là cách tạo dáng của những đồ đồng trước đó. Trang trí trên gốm Lý - Trần,
hoa văn hình học chiếm vị trí phụ. Những hoạ tiết chính ở đây là hoa lá, chim,
thú, người. Hoa văn trang trí với cách miêu tả giản dị, mộc mạc rất gần gũi với
thiên nhiên và con người Việt Nam. Một đặc điểm nữa là nét chìm được làm
"bè" ra, một bên rõ cạnh, một bên biến dần vào sản phẩm, làm chỗ chảy dồn
men, tạo nên độ đậm nhạt cho hoạ tiết như trên gốm men ngọc hoặc làm giới
hạn để tô nâu.
Về kỹ thuật, lò nung cho gốm thời Lý - Trần có một bước tiến lớn như việc
sử dụng các lò cóc, lò nằm, có khi cả lò rồng để nâng nhiệt độ nung cho sản
phẩm lên đến 1200ºC – 1280ºC. Việc sử dụng bao nung và kỹ thuật nung chồng
bằng con kê (lòng dong) được ứng dụng rộng rãi đối với nhiều loại sản phẩm đã
cho thấy đạt trình độ sản xuất gốm cao cấp, nhất là gốm men ngọc. Nhiều địa
phương sản xuất gốm ở Thanh Hoá, Hà Nội, vùng Nam Định... chứng tỏ sự hình

thành gốm tập trung và mang tính chuyên nghiệp.
Gốm Lý - Trần đã tạo nên sự chuyển hoá bước đầu giữa yêu cầu sử dụng với
chất liệu. Điều này nó thể hiện bước tiến bộ về mặt kỹ thuật và nghệ thuật, phản
ánh tư tưởng duy lý trong quá trình sáng tạo gốm và ứng dụng nó vào đời sống
một cách tốt đẹp nhất, phù hợp nhất.
Sau thế kỷ 14
Nhiều trung tâm sản xuất gốm chuyên môn hoá nổi tiếng như Bát Tràng, Thổ
6


Hà, Phù Lãng, Hương Canh, Hàm Rồng, Mỹ Thiện, Phú Vinh... chứng tỏ sức
sống mạnh mẽ của nghề. Nhiều sản phẩm gốm ghi lại địa phương, ngày tháng và
người sáng tạo ra nó. Nhiều quốc gia đã nhập gốm từ Việt Nam, đặc biệt thợ giỏi
của Nhật Bản còn bắt chước gốm của Việt Nam.
Tiêu biểu cho kỹ thuật và nghệ thuật gốm Việt Nam thời kỳ này là gốm hoa
lam; gốm chạm đắp nổi tinh tế, có bản sắc riêng. Ngoài ra còn có loại gốm vẽ
men mà người Nhật thời đó trong trà đạo rất ưa chuộng, gọi là "Hồng An Nam".
Về kỹ thuật, các loại lò rồng cỡ lớn đã được sử dụng khá rộng rãi, nhiệt độ và
chế độ nung, điều khiển lửa một cách chủ động. Loại men tro trấu, tro cây được
dùng nhiều. Kỹ thuật vẽ hoa đã đạt tới trình độ thành thục, nét trang trí phóng
bút mang nhiều chất hội hoạ.
Đến thời Gia Long (đầu thế kỷ 19), nghề gốm có dấu hiệu xuống dốc bởi
việc nhập gốm từ Trung Hoa theo các đơn đặt hàng của triều đình Huế. Một vài
cơ sở sản xuất gốm ở Biên Hoà, Lái Thiêu đã phát triển một loại gốm men lửa
trung (thường gọi là gốm Biên Hoà) được sử dụng khá rộng rãi ở các địa phương
lân cận. Đầu thế kỷ 20, ở miền Bắc, một vài cơ sở đã nhập thiết bị từ nước ngoài
và nghiên cứu sản xuất đồ sứ, nhưng kết quả không đáng kể.
Trong những năm chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, người Việt Nam
không có điều kiện để phát triển nghề thủ công nói chung và nghề gốm nói
riêng. Nghề gốm bị sa sút và có lúc tưởng chừng bị mất nghề. Sau ngày đất nước

thống nhất, hầu hết các nghề thủ công được hồi sinh, trong đó nghề gốm là một
nghề đã được khôi phục và phát triển rất nhanh. Nhiều trung tâm gốm trở lại
hoạt động sôi nổi và rất năng động như Bát Tràng, Đông Triều, Phù Lãng, Biên
Hoà... May mắn thay, các lớp nghệ nhân cũ vẫn còn và các lớp nghệ nhân mới
đang xuất hiện. Sản phẩm gốm của Việt Nam từ lâu đã là một mặt hàng xuất
khẩu có giá trị cao và hôm nay nó còn là một mặt hàng lưu niệm không thể thiếu
đối với nhiều du khách gần xa.
Gốm thời Nguyễn thế kỷ XIX - XX thuộc địa Pháp
Cuối thế kỷ XVIII nước ta bước vào giai đoạn biến loạn, suy thoái nghiêm
trọng, chiến tranh liên miên, nội chiến, xâm lược Mãn Thanh, giao thương đình
7


đốn, mất mùa. Thủ công nghiệp, các làng sản xuất gốm sa sút, cùng lúc đó sự
xâp nhập của đồ gốm Trung Hoa và phương tây vào Việt Nam do triều đình Huế
cho nhập khẩu.
Khi tình hình đất nước ổn định, nhà Nguyễn đã phát triển dòng gốm phục vụ
cho triều đình, quan lại, dòng gốm dân gian phục hồi và bước đầu lại xuất khẩu
ở Bát Tràng.
Gốm cung đình triều Nguyễn mở lò gốm tại Long Thọ (Huế) chủ yếu là gốm
trang trí kiến trúc xây lăng tẩm, ngói phục vụ cung điện, gốm kiến trúc cung
điện, lăng tẩm thời Nguyễn là bộ mặt của kinh đô Phú Xuân (Huế) còn lại đến
nay, đặc biệt là nghệ thuật trang trí ghép các mảnh gốm sứ đất điêu luyện, mỹ
thuật đỉnh cao. Các dòng men rạn trắng ngà, men trắng hoa lam vẫn phát triển ở
đỉnh cao. Các loại mầu men phát triển phong phú như màu men đá, trắng đục
(gốm cậy); xanh xám, da lươn, đỏ sậm (Phù Lãng). Hình thức trang trí đa dạng,
mở rộng đề tài, đặc biệt là tứ quý: Long, ly, quy, phượng; hoa lá: lan, cúc, trúc,
mai, bướm, tùng hạc…
1.2. Khái quát về làng gốm sứ Bát Tràng
1.2.1. Vị trí địa lý làng gốm Bát Tràng

Vị trí: Nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, làng gốm Bát Tràng thuộc huyện Gia
Lâm, cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 10km về phía đông – nam [Phụ lục; ảnh 1].
Thời Hậu Lê, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh
Bắc. Sang thời nhà Nguyễn, năm 1822 trấn Kinh Bắc đổi làm trấn Bắc Ninh,
năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh, lúc này xã Bát Tràng thuộc tổng Đông Dư,
huyện Gia Lâm, phủ Thuận An. Đến năm 1862 chia về phủ Thuận Thành và
năm 1912 chia về phủ Từ Sơn. Ngày 13 tháng 12 năm 1954, sáp nhập khu vực
phố Gia Lâm (gồm phố Gia Lâm, khu nhà ga Gia Lâm, sân bay Gia Lâm, và 6
xã: Hồng Tiến, Việt Hưng, Long Biên, Ngọc Thụy, Thượng Thanh, Tiến Bộ) của
tỉnh Bắc Ninh vào Hà Nội. Từ năm 1961 đến nay, huyện Gia Lâm thuộc ngoại
thành thủ đô Hà Nội.
Năm 1948, xã Bát Tràng nhập với xã Giang Cao và xã Kim Lan lập thành xã
8


Quang Minh. Năm 1964, sau khi xây dựng hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải,
thôn Kim Lan bị chia tách với phần còn lại của xã Quang Minh bởi sông Bắc
Hưng Hải. Do đó xã Quang Minh được chia tách thành hai xã là Bát Tràng và
Kim Lan.
Thôn Bát Tràng nay được chia làm 5 xóm, gồm 2 xóm cổ (xóm 1, xóm 2)
giáp bờ sông Hồng và 3 xóm mới (xóm 3, xóm 4, xóm 5).
Ðặc điểm: Làng gốm Bát Tràng đã tồn tại ở ven đô Thăng Long với tư cách
một làng nghề khoảng hơn 500 năm nay.
Tên Bát Tràng được hình thành từ thời Lê, đó là sự hội nhập giữa 5 dòng họ
gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát xứ Thanh với dòng họ Nguyễn ở đất Minh Tràng.
Năm dòng họ lớn gồm các họ Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã nhóm họp và
quyết định đưa một số nghệ nhân, thợ gốm và gia đình con cháu dời làng di cư
về phía kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp. Họ dừng chân tại vùng 72 gò
đất trắng làng Minh Tràng.
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng

“Ở thời nhà Lý, có ba vị Thái học sinh tên là Hứa Vinh Kiều, Đào Trí Tiến
và Lưu Phương Tú được triều đình cử đi sứ Bắc Tống. Sau khi hoàn tất nhiệm
vụ, trên đường về có đi qua Thiều Châu (Quảng Đông, Trung Quốc) thì gặp bão
và phải nghỉ lại. Cũng tại đây có lò gốm nổi tiếng. Ba ông đến thăm và tiếp thu
được một số kỹ thuật đem về. Hứa Vĩnh Kiều truyền cho làng Bát Tràng nước
men rạn trắng. Đào Trí Tiến thì truyền cho Thổ Hà (Việt Yên, tỉnh Bắc Giang)
nước men sắc màu vàng đỏ. Còn Lưu Phương Tú lại truyền cho Phù Lãng
(huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) nước men màu đỏ màu vàng thẫm”[1;1].
Theo gia phả một số dòng họ ở Bát Tràng có ghi, tổ tiên xưa của họ từ làng Bồ
Bát di cư ra đây (Bồ Bát là Bồ Xuyên và Bạch Bát). Vào cuối thế kỷ 14 – đầu
thế kỷ 15, tại Bồ Xuyên, Bạch Bát có loại đất sét trắng rất thích hợp với nghề
làm gốm. Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long. Nhiều thương nhân,
thợ thủ công khắp nơi tìm về lập nghiệp. Một số thợ Bồ Bát đã di cư ra đây cùng
với họ Nguyễn Ninh Tràng lập lò gốm, gọi là Bạch Thổ phường (phường Đất
Trắng). Các đợt di cư tiếp theo đã khiến cho Bát Tràng trở thành một trung tâm
9


gốm nổi tiếng được triều đình chọn cung cấp đồ cống phẩm cho nhà Minh.
Cho đến nay, chưa tìm thấy tư liệu lịch sử nào xác nhận tiểu sử của ba nhân vật
kể trên cũng như sự hình thành của làng. Chỉ có điều chắc chắn là làng Bát
Tràng hình thành từ rất sớm và quá trình phát triển có nhiều mối giao lưu và tiếp
nhận ảnh hưởng từ gốm sứ Trung Quốc.
Các giai đoạn phát triển của làng gốm Bát Tràng:
Thế kỉ 15–16
Nhà Mạc trị vì giai đoạn này có chủ trương cởi mở, không chủ trương "ức
thương" như trước. Nhờ đó kinh tế hàng hoá có điều kiện phát triển thuận lợi
hơn. Gốm Bát Tràng được lưu thông rộng rãi. Gốm thời này có nhiều sản phẩm
có minh văn ghi rõ năm chế tạo, tên người đặt hàng và người sản xuất. Trong đó
có cả một số quan chức cao cấp và quý tộc nhà Mạc như công chúa Phúc Tràng,

phò mã Ngạn quận công, Đà quốc công Mạc Ngọc Liễn…
Thế kỉ 16–17
Sau khi thành lập, nhà Minh (Trung Quốc) cấm vận tư nhân buôn bán với
nước ngoài khiến cho việc xuất khẩu gốm sứ nổi tiếng của nước này bị hạn chế.
Chính vì thế gốm Bát Tràng đã được mở rộng thị trường ở khu vực Đông Nam
Á. Khi nhà Minh quyết định bãi bỏ chính sách bế quan toả cảng (1567) nhưng
vẫn cấm xuất khẩu một số mặt hàng quan trọng sang Nhật Bản, các đồ gốm Bát
Tràng đã được nhập cảng vào xứ sở Phù Tang.
Đây là giai đoạn phát triển mạnh của ngành gốm xuất khẩu Việt Nam.
Trong đó ở miền Bắc có 2 trung tâm quan trọng và nổi tiếng là Bát Tràng và Chu
Đậu. Bát Tràng có may mắn và thuận lợi lớn là nằm ngay bên bờ sông Hồng, ở
trên đường thủy nối liền Thăng Long và Phố Hiến. Nhờ các thuyền buôn Trung
Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và các nước phương Tây, đồ gốm Việt
Nam được bán sang nhiều nước khác.
Cuối thế kỉ 17 đầu thế kỉ 18
Thời gian này Đài Loan được giải phóng và Trung Quốc đã bãi bỏ chính
sách cấm vượt biển buôn bán với nước ngoài. Từ đó, gốm sứ chất lượng cao của
Trung Quốc tràn xuống thị trường các nơi và đồ gốm Việt Nam không đủ sức để
10


cạnh tranh. Nhật Bảncũng đã đẩy mạnh được sự phát triển các ngành kinh tế
trong nước như tơ lụa, đường, gốm sứ... mà trước đây phải mua của nước ngoài.
Thế kỉ 18–19
Các nước phương Tây đi vào cuộc cách mạng công nghiệp. Tình hình
Trịnh, Nguyễn phân tranh làm cho quan hệ mậu dịch đối ngoại của Việt Nam sa
sút và việc xuất khẩu đồ gốm cũng bị suy giảm. Gốm Bát Tràng cũng bị ảnh
hưởng, nhưng vẫn giữ được sức sống bền bỉ nhờ có thị trường tiêu thụ trong
nước.
Thế kỉ 19 đến nay

“Sau năm 1986, làng gốm Bát Tràng có sự chuyển biến lớn theo hướng
kinh tế thị trường. Các hợp tác xã lần lượt giải thể hoặc chuyển thành công ty cổ
phần nhưng vẫn phổ biến là đơn vị sản xuất nhỏ theo hộ gia đình” [1;3].. Xã Bát
Tràng trở thành một trung tâm gốm lớn.
Sản phẩm của gốm Bát Tràng càng ngày càng phong phú và đa dạng.
Ngoài các mặt hàng truyền thống, các lò còn sản xuất nhiều sản phẩm tiêu dùng
như ấm chén, bát đĩa, lọ hoa... Sản phẩm không chỉ có mặt trên thị trường cả
nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á, châu Âu.

11


Tiểu kết chương 1
Chương một khái quát về gốm và tổng quan về làng gốm Bát Tràng thông
qua các nội dung: Khái niệm, lịch sử phát triển của gốm qua các thời kỳ, cách
phân biệt giữa gốm và các dòng gốm ở Việt Nam. Đặc điểm của mỗi dòng gốm
và giá trị của gốm. Vị trí địa lý, lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm
Bát Tràng. Đây là những lí luận quan trọng làm cơ sở lý thuyết,lập luận giúp
nhóm phát triển đề tài nghiên cứu theo đúng hướng đi.

12


Chương 2
TÌM HIỂU VỀ GỐM SỨ BÁT TRÀNG
2.1. Tổ chức sản xuất tại làng gốm Bát Tràng
Xã Bát Tràng gồm hai làng nhỏ là làng Giang Cao và làng Bát Tràng; cả hai
làng đều sản xuất đồ gốm sứ nhưng phần lớn sản phẩm bán ra vẫn do làng Bát
Tràng sản xuất. Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) thực hiện chủ trương đổi
mới cơ chế quản lý kinh tế, xoá bỏ chế độ tập trung quan liêu bao cấp, chuyển

sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đã tạo ra một
bước ngoặt mới trong công cuộc phát triển của cả nước. Chính sách phát triển
kinh tế nhiều thành phần đã tạo một sức sống mới cho các làng nghề nói chung
và cho Bát Tràng nói riêng. Cơ chế mới đã mở rộng khả năng huy động mọi
nguồn vốn, lao động, vật tư trong các hộ gia đình vào phát triển sản xuất và xuất
khẩu sản phẩm. Từ năm 1990 trở lại đây, nghề gốm Bát Tràng đã thực sự khởi
sắc và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ khi chuyển hướng kinh tế, lấy hộ gia
đình làm nòng cốt trong sản xuất - kinh doanh. Chấp nhận cạnh tranh, mở rộng
sản xuất và thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, do vậy, sản xuất của Bát
Tràng tăng lên nhanh chóng, thu nhập được nâng cao, đời sống vật chất và tinh
thần được cải thiện rõ rệt. Nói đến Bát Tràng ta không thể không nói đến làng cổ
Bát Tràng. Hiện tại, làng cổ Bát Tràng chỉ có diện tích 5,6 ha và chỉ còn 20 lò
gốm mang tính chất dòng họ (cả làng hiện có 26 họ) nhưng nơi đây lại có nhiều
di tích mang đậm nét văn hoá truyền thống của làng. Khu vực sản xuất chủ yếu
của làng Bát Tràng hiện nay là khu đất mới, khu sản xuất này phát triển từ sau
năm 1990 và có diện tích lớn gấp hai lần so với khu làng cổ trước kia.
2.2. Những sản phẩm chính của làng gốm Bát Tràng
Sản phẩm gốm Bát Tràng vừa đa dạng về chủng loại, vừa phong phú về màu
sắc 500 năm, thì hiện naykích cỡ. Ngoài những sản phẩm truyền thống có từ
các đây 400 với nhu cầu thị trường đã xuất hiện rất nhiều mẫu mã mới phục vụ
cho cuộc sống. Xét về tổng thể thì có thể chia các sản phẩm của Bát Tràng làm
các loại chủ yếu sau
13


14


Đồ dân dụng
- Cỡ nhỏ có: bát cơm, bát đào, bát đá, chén, tách và be rượu.

- Cỡ vừa có: bát yêu, bát nắp, ấm chuyên, ấm tích, liễn, phạng, thùng hoa
bèo,...
Đồ thờ
Có bát hương, đỉnh chầm, cây đèn, độc bình, song bình, lộc bình, ống cắm
hương, chân nến, lọ hoa, bộ tam đa và các loại choé[Phụ lục; ảnh 2],...
Đồ trang trí nội thất và vườn
Có các loại chậu hoa, chậu thống, đôn, trạc, nghê, voi, vịt, cá, tôm, cua, ve
sầu cùng các loại phù điêu và đĩa treo tường và mới đây là những đồ vật có kích
thước rất nhỏ và ngộ nghĩnh thường phục vụ dưới hình thức đồ lưu niệm cho
khách du lịch như hộp phấn, hình người, bộ ấm chén cỡ nhỏ xíu. Với những
ngày lễ trong năm như: ngày quốc tế phụ nữ, ngày lễ tình yêu, ngày nhà giáo,...
cũng có những sản phẩm đặc trưng tại các quầy hàng.
2.3. Quy trình sản xuất đồ gốm Bát Tràng
2.3.1. Quá trình tạo cốt gốm
2.3.1.1. Chọn đất
Điều quan trọng đầu tiên để hình thành nên các lò gốm là nguồn đất sét làm
gốm. Những trung tâm sản xuất gốm thời cổ thường là sản xuất trên cơ sở khai
thác nguồn đất tại chỗ. Làng gốm Bát Tràng cũng vậy, sở dĩ dân làng Bồ Bát
chọn khu vực làng Bát Tràng hiện nay làm đất định cư phát triển nghề gốm vì
trước hết họ đã phát hiện ra mỏ đất sét trắng ở đây. Đến thế kỉ 18, nguồn đất sét
trắng tại chỗ đã cạn kiệt nên người dân Bát Tràng buộc phải đi tìm nguồn đất
mới. Không giống như tổ tiên, dân Bát Tràng vẫn định cư lại ở các vị trí giao
thông thuận lợi và thông qua dòng sông bến cảng, dùng thuyền toả ra các nơi
khai thác các nguồn đất mới. “Từ Bát Tràng ngược sông Hồng lên vùng Sơn
Tây, Phúc Yên, rẽ qua sông Đuống, xuôi dòng Kinh Thầy đến Đông Triều, khai
thác đất sét trắng ở Hồ Lao, Trúc Thôn” [2;2]..
Đất sét Trúc Thôn có độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt mịn, màu trắng
15



xám, độ chịu lửa ở khoảng 1650°C. Thành phần hoá học (tính trung bình theo %
trọng lượng) của đất sét Trúc Thôn như sau: Al203: 27,07; Si02: 55,87; Fe203
1,2; Na2O 0,7; CaO 2,57; MgO 0,78; K2O: 2,01; Ti02: 0,81. Tuy là loại đất tốt
được người thợ gốm Bát Tràng ưa dùng nhưng sét Trúc Thôn cũng có một số
hạn chế như chứa hàm lượng ôxít sắt khá cao, độ ngót khi sấy khô lớn và bản
thân nó không được trắng.
2.3.1.2. Xử lý, pha chế đất
Trong đất nguyên liệu thường có lẫn tạp chất, ngoài ra tuỳ theo yêu cầu của
từng loại gốm khác nhau mà có thể có những cách pha chế đất khác nhau để tạo
ra sản phẩm phù hợp. Ở Bát Tràng, phương pháp xử lý đất truyền thống là xử lý
thông qua ngâm nước trong hệ thống bể chứa, gồm 4 bể ở độ cao khác nhau.
Bể thứ nhất ở vị trí cao hơn cả là "bể đánh" dùng để ngâm đất sét thô và nước
(thời gian ngâm khoảng 3-4 tháng). Đất sét dưới tác động của nước sẽ bị phá vỡ
kết cấu hạt nguyên thuỷ của nó và bắt đầu quá trình phân rã (dân gian gọi là
ngâm lâu để cho đất nát ra). Khi đất đã "chín" (cách gọi dân gian), đánh đất thật
đều, thật tơi để các hạt đất thực sự hoà tan trong nước tạo thành một hỗn hợp
lỏng. Sau đó tháo hỗn hợp lỏng này xuống bể thứ hai gọi là "bể lắng" hay "bể
lọc". Tại đây đất sét bắt đầu lắng xuống, một số tạp chất (nhất là các chất hữu
cơ) nổi lên, tiến hành loại bỏ chúng.
Sau đó, múc hồ loãng từ bể lắng sang bể thứ ba gọi là "bể phơi", người Bát
Tràng thường phơi đất ở đây khoảng 3 ngày, sau đó chuyển đất sang bể thứ tư là
"bể ủ". Tại bể ủ, ôxyt sắt (Fe2O3) và các tạp chất khác bị khử bằng phương pháp
lên men (tức là quá trình vi sinh vật hoá khử các chất có hại trong đất). Thời
gian ủ càng lâu càng tốt.
Nhìn chung, khâu xử lý đất của người thợ gốm Bát Tràng thường không qua
nhiều công đoạn phức tạp. Trong quá trình xử lý, tuỳ theo từng loại đồ gốm mà
người ta có thể pha thêm cao lanh ở mức độ nhiều ít khác nhau.
2.3.1.3. Tạo dáng
Phương pháp tạo dáng cổ truyền của người làng Bát Tràng là làm bằng tay
16



trên bàn xoay[Phụ lục; ảnh 3]. Trong khâu tạo dáng, người thợ gốm Bát Tràng sử dụng
phổ biến lối "vuốt tay, be chạch" trên bàn xoay, trước đây công việc này thường
vẫn do phụ nữ đảm nhiệm. Thợ ngồi trên một cái ghế cao hơn mặt bàn rồi dùng
chân quay bàn xoay và tay vuốt đất tạo dáng sản phẩm. Đất trước khi đưa vào
bàn xoay được vò cho thật nhuyễn, cuốn thành thoi rồi ném ("bắt nẩy") để thu
ngắn lại. Sau đó người ta đặt vào mà giữa bàn xoay, vỗ cho đất dính chặt rồi lai
nén và kéo cho đất nhuyễn dẻo mới "đánh cử" đất và "ra hương" chủ yếu bằng
hai ngón tay bên phải. Sau quá trình kéo đất bằng tay và bằng sành tới mức cần
thiết người thợ sẽ dùng sành dan để định hình sản phẩm. Sản phẩm "xén lợi" và
"bắt lợi" xong thì được cắt chân đưa ra đặt vào "bửng". Việc phụ nữ sử dụng bàn
xoay vuốt tạo dáng ban đầu của sản phẩm là công việc bình thường phổ biến ở
mỗi lò gốm cổ Việt Nam (không chỉ riêng Bát Tràng) nhưng lại rất xa lạ với một
số người thợ gốm phương Tây. Tuy thế, kĩ thuật này đã mất dần và hiện nay
không còn mấy người thợ gốm Bát Tràng còn có thể làm được công việc này
nữa. "Be chạch" cũng là một hình thức vuốt sản phẩm trên bàn xoay nhẹ đà và
chủ yếu do thợ đàn ông đảm nhiệm.
Người thợ "đắp nặn" gốm là người thợ có trình độ kĩ thuật và mĩ thuật cao.
Có khi họ đắp nặn một sản phẩm gốm hoàn chỉnh, nhưng cũng có khi họ đắp
nặn từng bộ phận riêng rẽ của một sản phẩm và sau đó tiến hành chắp ghép lại.
Hiện nay theo yêu cầu sản xuất gốm công nghiệp hay mĩ nghệ, nghệ nhân gốm
có thể đắp nặn một sản phẩm mẫu để đổ khuôn thạch cao phục vụ cho việc sản
xuất hàng loạt.
Việc tạo hình sản phẩm gốm theo khuôn in (khuôn thạch cao hay khuôn gỗ)
được tiến hành như sau: đặt khuôn giữa bàn xoay, ghim chặt lại, láng lòng khuôn
rồi ném mạnh đất in sản phẩm giữa lòng khuôn cho bám chắc chân, vét đất lên
lợi vành, quay bàn xoay và kéo cán tới mức cần thiết đề tạo sản phẩm. Ngày nay
người làng gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến kĩ thuật "đúc" hiện vật. Muốn có
hiện vật gốm theo kĩ thuật đúc trước hết phải chế tạo khuôn bằng thạch cao.

Khuôn có cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp. Loại đơn giản là khuôn hai mang,
loại phức tạp thì thường cớ nhiều mang, tuỳ theo hình dáng của sản phẩm định
17


tạo. Cách tạo dáng này trong cùng một lúc có thể tạo ra hàng loạt sản phẩm
giống nhau, rất nhanh và giản tiện. Ngoài ra người ta còn dùng phương pháp đổ
rót: đổ "hồ thừa" hay "hồ đầy" để tạo dáng sản phẩm
2.3.1.4. Phơi sấy và sửa hàng mộc
Tiến hành phơi sản phẩm mộc sao cho khô, không bị nứt nẻ, không làm thay
đổi hình dáng của sản phẩm. Biện pháp tối ưu mà xưa nay người Bát Tràng vẫn
thường sử dụng là hong khô hiện vật trên giá và để nơi thoáng mát. Ngày nay
phần nhiều các gia đình sử dụng biện pháp sấy hiện vật trong lò sấy, tăng nhiệt
độ từ từ để cho nước bốc hơi dần dần.
Sản phẩm mộc đã định hình cần đem "ủ vóc" và sửa lại cho hoàn chỉnh.
Người thợ gốm đặt sản phẩm vào mà trên bàn xoay nhẹ đà rồi vừa xoay bàn
xoay vừa đẩy nhẹ vào chân vóc cho cân, dùng dùi vỗ nhẹ vào chân "vóc" cho
đất ở chân "vóc" chặt lại và sản phẩm tròn trở lại (gọi là "lùa"). Người thợ gốm
tiến hành các động tác cắt, gọt chỗ thừa, bồi đắp chỗ khuyết, chắp các bộ phận
của sản phẩm (như vòi ấm, quai tách...), khoan lỗ trên các sản phẩm, tỉa lại
đường nét hoa văn và thuật nước cho mịn mặt sản phẩm. Những sản phẩm sửa
lại mà không dùng bàn xoay thì gọi là "làm hàng bộ", phải dùng bàn xoay thì gọi
là "làm hàng bàn".
Theo yêu cầu trang trí, có thể đắp thêm đất vào một vài vùng nào đó trên sản
phẩm rồi cắt tỉa để tạo hình (đắp phù điêu), có khi phải khắc sâu các hoạ tiết
trang trí trên mặt sản phẩm...
2.3.2. Quá trình trang trí hoa văn và phủ men
2.3.2.1. Kỹ thuật vẽ
Thợ gốm Bát Tràng dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn hoạ
tiết. Thợ vẽ gốm phải có tay nghề cao, hoa văn họa tiết phải hài hoà với dáng

gốm, các trang trí hoạ tiết này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi cái là
một tác phẩm[Phụ lục; ảnh 4]. Thợ gốm Bát Tràng cũng đã dùng rất nhiều hình thức
trang trí khác, có hiệu quả nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men
màu...
18


Gần đây, Bát Tràng xuất hiện kĩ thuật vẽ trên nền xương gốm đã nung sơ lần
1 hoặc kĩ thuật hấp hoa, một lối trang trí hình in sẵn trên giấy decal, nhập từ
nước ngoài. Hai kiểu này tuy đẹp nhưng không phải là truyền thống của Bát
Tràng. Những loại này không được coi là nghệ thuật và sáng tạo trong di sản
gốm Bát Tràng, cũng như gốm Việt Nam nói chung.
2.3.2.2. Chế tạo men
Men tro là men đặc sắc của gốm Bát Tràng, ngoài ra còn có men màu nâu,
thành phần loại men này bao gồm men tro cộng thêm 5% đá thối (hỗn hợp ôxít
sắt và ôxít mangan lấy ở Phù Lãng, Hà Bắc). Từ thế kỉ 15 thợ gốm Bát Tràng đã
từng chế tạo ra loại men lam nổi tiếng. Loại men này được chế từ đá đỏ (có
chứa ôxít côban) đá thối (chứa ôxít mangan) nghiền nhỏ rồi trộn với men áo.
Men lam phát màu ở nhiệt độ 1250 °C. Đầu thế kỉ 17 người Bát Tràng
dùng vôi sống, tro trấu và cao lanh chùa Hội (thuộc Bích Nhôi, Kinh Môn, Hải
Dương) có màu hồng nhạt điều chế thành một loại men mới là men rạn.
Thợ gốm Bát Tràng thường quen sử dụng cách chế tạo men theo phương
pháp ướt bằng cách cho nguyên liệu đã nghiền lọc kĩ trộn đều với nhau rồi
khuấy tan trong nước đợi đến khi lắng xuống thì bỏ phần nước trong ở trên và bã
đọng ở dưới đáy mà chỉ lấy các "dị" lơ lửng ở giữa, đó chính là lớp men bóng để
phủ bên ngoài đồ vật. Trong quá trình chế tạo men người thợ gốm Bát Tràng
nhận thấy để cho men dễ chảy hơn thì phải chế biến bột tro nhỏ hơn nhiều so với
bột đất, vì thế mà có câu "nhỏ tro to đàn".
2.3.2.3. Tráng men
Khi sản phẩm mộc đã hoàn chỉnh, người thợ gốm có thể nung sơ bộ sản

phẩm ở nhiệt độ thấp rồi sau đó mới đem tráng men hoặc dùng ngay sản phẩm
mộc hoàn chỉnh đó trực tiếp tráng men lên trên rồi mới nung. Người thợ gốm
Bát Tràng thường chọn phương pháp tráng men trực tiếp lên trên sản phẩm mộc
hoàn chỉnh. Sản phẩm mộc trước khi đem tráng men phải được làm sạch bụi
bằng chổi lông. Những sản phẩm mà xương gốm có màu trước khi tráng men
phải có một lớp men lót để che bớt màu của xương gốm, đồng thời cũng phải
19


tính toán tính năng của mỗi loại men định tráng lên từng loại xương gốm, nồng
độ men, thời tiết và mức độ khó của xương gốm... Kĩ thuật tráng men có nhiều
hình thức như phun men, dội men lên bề mặt cốt gốm cỡ lớn, nhúng men đối với
loại gốm nhỏ nhưng thông dụng nhất là hình thức láng men ngoài sản phẩm, gọi
là "kìm men", và khó hơn cả là hình thức "quay men" và "đúc men". Quay men
là hình thức tráng men bên trong và bên ngoài sản phẩm cùng một lúc, còn đúc
men thì chỉ tráng men trong lòng sản phẩm. Đây là những thủ pháp tráng men
của thợ gốm Bát Tràng, vừa là kĩ thuật vừa là nghệ thuật, được bảo tồn qua
nhiều thế hệ, thậm chí đã từng là bí quyết trong nghề nghiệp ở đây.
2.3.2.4. Sửa hàng men
Người thợ gốm tiến hành tu chỉnh lại sản phẩm lần cuối trước khi đưa vào lò
nung. Trước hết phải xem kĩ từng sản phẩm một xem có chỗ nào khuyết men thì
phải bôi quệt men vào các vị trí ấy. Sau đó họ tiến hành "cắt dò" tức cạo bỏ
những chỗ dư thừa men, công việc này gọi là "sửa hàng men"[3,2]..
2.3.3. Quá trình nung
Khi công việc chuẩn bị hoàn tất thì đốt lò trở thành khâu quyết định sự thành
công hay thất bại của một mẻ gốm. Vì thế giờ phút nhóm lò trở nên thiêng liêng
trọng đại với người thợ gốm. Người thợ cả cao tuổi nhất thắp ba nén hương và
thành kính cầu mong trời đất và thần lửa phù giúp. Việc làm chủ ngọn lửa theo
nguyên tắc nâng dần nhiệt độ để lò đạt tới nhiệt độ cao nhất và khi gốm chín thì
lại hạ nhiệt độ từ từ chính là bí quyết thành công của khâu đốt lò.

Trước đây người thợ gốm Bát Tràng chuyên sử dụng các loại lò như lò ếch
(hay lò cóc), lò đàn và lò bầu để nung gốm, sau này, xuất hiện thêm nhiều loại lò
nung khác, càng ngày càng hiện đại và đơn giản trong việc thao tác hơn.
2.3.3.1. Lò nung[Phụ lục; ảnh 5]
- Lò ếch
- Lò đàn
- Lò bầu, lò rồng
- Lò hộp hay lò đứng
20


×