Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tốc ở nước cộng hòa bolivar venezuela từ năm 1999 đến năm 2013 (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.49 KB, 14 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG CÔNG THÀNH

CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
Ở NƯỚC CỘNG HÒA BOLIVAR VENEZUELA
TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2013

Chuyên ngành: Lịch sử Phong trào cộng sản,
công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc
Mã số: 62.22.03.12

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2018


Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS,TS Nguyễn Hữu Cát
2. PGS,TS Nguyễn Thị Thúy Hà

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện


tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi……giờ……..ngày…….tháng …….. năm

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Đặng Công Thành (2016), “Một số bài học kinh nghiệm của quá
trình thực hiện mô hình “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI ở khu
vực Mỹ Latinh với chủ nghĩa xã hội thế giới”, Tạp chí Dạy và
học ngày nay, (03).
2. Đặng Công Thành (2016), “Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của
quá trình thực hiện “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” của
Venezuela với chủ nghĩa xã hội thế giới” (2016), Tạp chí Dạy
và học ngày nay, (08).
3. Đặng Công Thành (2017), “Nhìn lại chính sách của Mỹ đối với khu
vực Mỹ Latinh dưới thời Tổng thống Barrack Obama” (2017),
Thông tin khoa học lý luận chính trị, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, (02).


24
Dưới sự lãnh đạo của tổng thống Hugo Chavez, phong
trào cánh tả ở Venezuela mang nhiều giá trị xã hội chủ nghĩa, đặc
biệt mang lại nhiều bài học lớn cho các nước đang phát triển hiện nay:
bước đầu tạo được cơ sở vật chất cho sự phát triển của xã hội, vai trò của
phụ nữ được đề cao hơn, thể hiện được vai trò của quần chúng nhân
dân… Sự ra đời Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela là một
nhân tố hết sức quan trọng và cùng với vai trò thủ lĩnh và uy tín tuyệt đối

của Tổng thống Hugo Chavez, trở thành hạt nhân đoàn kết các lực lượng
chính trị, các tầng lớp nhân dânVenezuela để vượt qua mọi khó khăn,
thử thách, tiến hành thành công cuộc Cách mạng Bolivar xây dựng “Chủ
nghĩa xã hội thế kỷ XXI” ở Venezuela. Thực tế từ tiến trình phát triển
của Cộng hoà Bolivar Venezuela giai đoạn 1999 - 3013 cho chúng ta
thấy, nếu mỗi quốc gia trên thế giới tìm được một con đường phát triển
phù hợp thì điều này không chỉ góp phần củng cố một cách vững chắc
nền độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia của dân tộc đó; mà còn thúc
đẩy nhanh chóng sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần ổn
định tình hình chính trị, xã hội trong nước. Đây chính là những điều kiện
quyết định sự thành công của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nền độc lập
dân tộc của mỗi quốc gia trong bối cảnh hiện nay.

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Kể từ năm 1999, Tổng thống Hugo Chavez Frias lên nắm
quyền ở Venezuela đã mở đầu cho một “làn sóng cánh tả” ở khu vực.
Các đảng cánh tả ở khu vực Mỹ Latinh, bằng con đường bầu cử dân
chủ đã giành được chính quyền và thực hiện nhiều cải cách tích cực
mang khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, đánh dấu thời kỳ phát triển
mạnh mẽ của các đảng cánh tả. Những đóng góp của cánh tả trong
giai đoạn nói trên có ý nghĩa lịch sử đối với từng quốc gia và cả khu
vực, cũng như đối với phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, phong
trào dân chủ và đấu tranh xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Nổi bật nhất trong phong trào cánh tả ở Mỹ Latinh, đó là trường
hợp Venezuela dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Hugo Chavez, Ông
được coi là người đi đầu trong phong trào cánh tả ở Mỹ Latinh bằng việc
khẳng định xây dựng một xã hội mới theo tư tưởng Bolivar. Từ những
quan điểm, chủ trương đến những biện pháp thực hiện cũng như những

kết quả đạt được trong công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc đã
mang lại những đóng góp to lớn. Một là, đưa các vấn đề thiết yếu đối với
đời sống của người dân lao động trong xã hội vào tâm điểm chính sách
của nhà nước. Đó là những vấn đề như phát triển kinh tế - xã hội, xóa
đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống, bảo đảm
an sinh xã hội, công bằng xã hội và dân chủ, bảo vệ môi trường sinh
thái, Hai là, chấm dứt thời kỳ áp đặt chính sách của các nước tư bản, đế
quốc bên ngoài để tạo nên sự cân bằng thực sự hài hòa giữa phát triển kinh
tế ổn định và bền vững với công bằng xã hội. Ba là, thúc đẩy sự gắn kết và
hợp tác giữa Venezuela và các nước trong khu vực trên tất cả các lĩnh vực
với nhiều hình thức, cấp độ hợp tác vừa liên kết, bổ sung, vừa tăng cường
vai trò, ảnh hưởng với các tổ chức hợp tác và liên kết khu vực.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Công cuộc đấu
tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở nước Cộng hòa Bolivar Venezuela
từ năm 1999 đến năm 2013” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ
chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải
phóng dân tộc.


2
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích của luận án
Luận án tập trung nghiên cứu làm rõ nội dung và quá trình
triển khai đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của nước Cộng hòa
Bolivar Venezuela từ năm 1999 đến năm 2013 trên các lĩnh vực kinh
tế, chính trị, văn hóa - xã hội, đối ngoại, quốc phòng - an ninh. Qua
đó đóng góp những thành công, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần
giải quyết trong đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc đối với Venezuela
trong thời gian tiếp theo và rút ra những kinh nghiệm.
2.2. Luận án giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Phân tích những nhân tố tác động đến công cuộc đấu tranh
bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Bolivar Venezuela giai đoạn
1999 - 2013.
- Phân tích chủ trương, biện pháp và quá trình triển khai đấu
tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Venezuela trên các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hóa - xã hội, đối ngoại, quốc phòng - an ninh dưới thời
Tổng thống Hugo Chavez từ năm 1999 đến năm 2013.
- Đánh giá về những thành công, hạn chế từ công cuộc cuộc
đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của nước Cộng hòa Bolivar
Venezuela, vấn đề đặt ra cần giải quyết và rút ra những kinh nghiệm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1.Đối tượng nghiên cứu: Là công cuộc đấu tranh bảo vệ
độc lập dân tộc ở nước Cộng hòa Bolivar Venezuela dưới thời Tổng
thống Hugo Chavez Frias giai đoạn 1999 - 2013.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung của luận án: tập trung nghiên cứu về công cuộc
đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Venezuela trên tất cả các lĩnh vực:
Chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, đối ngoại và quốc phòng - an ninh.
- Về không gian: Nước Cộng hòa Bolivar Venezuela trong bối cảnh
đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc dưới thời Tổng thống Hugo Chavez.
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu của đề tài được giới hạn
từ năm 1999 đến năm 2013. Mốc thời gian 1999, là thời điểm Ông
Hugo Chavez nhậm chức Tổng thống nước Cộng hòa Bolivar

23
Venezuela có sức động viên, cổ vũ rất lớn không chỉ đối với quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực. Sự phát triển này có ý nghĩa to lớn
và tích cực đối với phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, với khu vực
Mỹ Latinh mà còn có ý nghĩa đối với đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc
của các nước đang phát triển hiện nay.

Đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc với việc xây dựng mô hình
“Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” tại Venezuela là một mô hình đặc sắc
của chủ nghĩa xã hội ở Mỹ Latinh nói riêng và trên thế giới nói
chung. Không chỉ kế thừa, áp dụng, phát triển những nguyên lý của
chủ nghĩa Mác, mô hình này còn kết hợp nhuần nhuyễn với tính cách
mạng, tính dân tộc - dân chủ, tính bản địa, tính thực tiễn của tư tưởng
tiến bộ Bolivar và tư tưởng nhân đạo Thiên Chúa giáo. Không giống
nhiều mô hình xã hội chủ nghĩa đã và đang tồn tại trên thế giới, mô
hình này ghi nhận, khẳng định và đề cao sự đa dạng trong biểu hiện
(đa đảng và đa nguyên chính trị; đa hình thức sở hữu và đa thành
phần kinh tế; đa dạng hóa các hình thức dân chủ và các thiết chế xã
hội...). Nó cũng được hiện thực hóa theo phương thức hỗn hợp chứ
như mô hình xã hội chủ nghĩa khác.
Tiến trình hiện thực hóa mô hình “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ
21” tại Venezuela đến nay kéo dài chưa lâu, nhưng đã đạt được
những thành quả to lớn. Nền dân chủ được mở rộng cùng sự tăng
cường vai trò của Nhà nước. Các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế phát
triển. Nhiều bảo trợ và bảo đảm xã hội được áp dụng hiệu quả. Đời
sống nhân dân (đặc biệt là nông dân và người nghèo) được nâng cao
cả về vật chất lẫn tinh thần. Vị thế quan trọng của Venezuela trong
khu vực Mỹ Latinh và trên thế giới được khẳng định... Hiện nay, dù
tiến trình hiện thực hóa có phần chững lại vì gặp phải nhiều khó
khăn, thách thức lớn, nhưng những thành quả trên là không thể phủ
nhận. Nó cũng là những tham chiếu cần thiết (nhất là về yếu tố mạnh
mẽ, tích cực, bản địa, đa dạng và phù hợp với thực tiễn) cho công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các quốc gia Mỹ Latinh và trên thế giới.


22
dựng lực lượng, gia tăng sức mạnh quốc phòng, an ninh bảo vệ đất

nước, đẩy mạnh chống khủng bố, chống lệ thuộc và phụ thuộc vào
Mỹ và phương Tây.
KẾT LUẬN
Ngay sau khi lên nắm Chính quyền, Tổng thống Hugo Chavez
đã tiến hành hàng loạt các biện pháp nhằm xây dựng và phát triển đất
nước, bảo vệ độc lập dân tộc của Venezuela như cải cách thể chế chính
trị, bầu Quốc hội lập hiến, thông qua Hiến pháp mới, thông qua một loạt
các luật và bộ luật, triển khai xây dựng mô hình phát triển mới thay thế
cho mô hình tự do mới trước đây, với việc xây dựng một Nhà nước pháp
quyền dân chủ, xã hội công bằng; một nền dân chủ tham gia; một chính
quyền nhân dân, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và hàng loạt
chương trình xã hội như cải cách ruộng đất, xóa đói giảm nghèo, tăng
cường y tế, đổi mới giáo dục… vì quyền lợi của đa số nhân dân lao
động, đấu tranh với lợi ích của giai cấp tư sản trong và ngoài nước.
Hơn 10 năm cầm quyền, Chính quyền Tổng thống Hugo
Chavez đã tận dụng những thuận lợi, đương đầu, vượt qua những
khó khăn và thách thức, công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc
ở Venezuela đã thu được kết quả bước đầu rất tích cực, xuất phát
từ mục tiêu đấu tranh để Venezuela trở thành một dân tộc tự do, tự
quyết định vận mệnh của đất nước mình và thoát khỏi sự thâu tóm
của các thế lực bên ngoài. Những chính sách kinh tế, chính trị, xã
hội, đối ngoại, quốc phòng - an ninh của Chính phủ Tổng thống
Hugo Chavez triển khai và thực hiện đã đạt được những thành tựu có
ý nghĩa, nền kinh tế phát triển với tốc độ cao, liên tục trong nhiều
năm, an ninh quốc phòng được giữ vững; các vấn đề xã hội do ảnh
hưởng của chủ nghĩa tự do mới dần được giải quyết, đời sống vật
chất và tinh thần của người dân lao động được cải thiện đáng kể; vị
thế của Venezuela trong khu vực và trên thế giới ngày càng được củng
cố. Với phong trào cách mạng thế giới, cuộc Cách mạng Bolivar ở


3
Venezuela ngày 02/02/1999. Mốc 2013, Lãnh tụ Cách mạng Bolivar
- Tổng thống Hugo Chavez qua đời ngày 05/03/2013.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận: Đề tài dựa trên quan điểm cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hội, về nhà nước và giai
cấp, dân tộc, thời đại, đảng cầm quyền trong hệ thống chính trị, về mô
hình xây dựng chủ nghĩa xã hội…; đồng thời vận dụng những quan
điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, các văn
kiện của Nhà nước Cộng hòa Bolivar Venezuela về đấu tranh giải
phóng dân tộc và củng cố nền độc lập dân tộc.
4.1. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở nguyên lý, phương
pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử cùng với hệ thống, phương pháp luận sử học mácxít là cơ sở hình
thành phương pháp nghiên cứu của luận án. Luận án sử dụng phương
pháp nghiên cứu logic, lịch sử để phân chia, trình bày quá trình phát
triển của nước Cộng hòa Bolivar Venezuela, trên cơ sở đó rút ra
những kết luận cần thiết. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác
như: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê, dự báo... để
nghiên cứu và trình bày nội dung luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm về một trong nhiều con
đường đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của các nước trong bối cảnh
quốc tế hiện nay.
- Đánh giá về những thành công, hạn chế và tác động của các
chính sách, biện pháp trên các lĩnh vực mà Chính phủ Tổng thống
Hugo Chavez đã thực hiện trong giai đoạn 1999 - 2013 đối với việc
giải quyết những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, đối ngoại, quốc
phòng - an ninh trong công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.
- Từ những thành tựu và đóng góp trong công cuộc đấu tranh bảo

vệ độc lập dân tộc ở Venezuela, rút ra những kinh nghiệm bước đầu trong
lý luận và thực tiễn phát triển trong giai đoạn hiện nay.
- Luận án còn có thể là tài liệu tham khảo cho công tác
nghiên cứu, giảng dạy về Lịch sử thế giới hiện đại, Lịch sử phong


4
trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc ở các trường
đại học. Đồng thời góp phần cung cấp cứ liệu cho hoạt động đối
ngoại của Việt Nam đối với khu vực và Venezuela.
6. Kết cấu của luận án:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, nội dung luận án được kết cấu thành 04 chương với 08 tiết.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC
1.1.1. Về lịch sử phát triển của phong trào cánh tả Mỹ Latinh
và mô hình “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” ở Venezuela
Luận án đã tìm hiểu một số tài liệu của các nhà nghiên
cứu ở nước ngoài: Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã đề
cập tới sự phát triển của phong trào cánh tả Mỹ Linh, trong đó có
ít nhiều đề cập tới Venezuela như diễn biến tình hình chính trị,
tiến trình dân chủ hóa, quan hệ giữa các quốc gia Mỹ Latinh, cũng
như quá trình xây dựng mô hình “Chủ nghĩa xã hội ở khu vực. Các
công trình điển hình như: Tác giả D. L. Raby với cuốn
sách“Democracy and Revolution: Latin America and Socialism
Today” (Dân chủ và cách mạng: Mỹ Latinh và Chủ nghĩa xã hội
ngày nay), Nxb Pluto Press ấn hành năm 2006. Hai tác giả George
Philip và Francisco Panizza với cuốn sách “The Triumph of
Politics: The Return of the Left in Venezuela, Bolivia and

Ecuador”, Nxb Polity Books, ấn hành năm 2011. Tác giả Richard
S.Hillman và Thomas D.J.Agostino trong cuốn sách
“Understanding contemporary Latin America”, Nxb Boulder
USA tái bản lần thứ tư năm 2011. Các tác giả Roger Burbach,
Michael Fox và Federico Fuentes với cuốn sách “Latin America’s
Turbulent Transitions: The Future of 21st Century Socialism” Nxb
Zed Books ấn hành năm 2013. Tác giả Andy Mclnerney với bài
viết “Vài nét về cánh tả Mỹ Latinh những năm đầu thế kỷ XXI”
trên Tạp chí điện tử Chủ nghĩa xã hội và giải phóng, số tháng

21
trường có sự quản lý chặt hơn của nhà nước đi đôi với công bằng xã
hội và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh chống tham nhũng; tiến hành cải
cách ruộng đất, xóa đói giảm nghèo, xóa nạn mù chữ, tạo công ăn việc
làm, cung cấp vốn, tín dụng cho người có thu nhập thấp, xây dựng nhà
ở cho người nghèo, hỗ trợ vốn phát triển kinh tế gia đình, cải thiện các
lĩnh vực y tế, văn hóa cộng đồng; đấu tranh chống phân biệt chủng tộc;
điều chỉnh một số luật theo hướng coi trọng lợi ích quốc gia và có lợi
cho người lao động…
Bốn là, thực hiện xây dựng chính quyền nhân dân, thực hiện
dân chủ cách mạng, xây dựng nhà nước pháp quyền. Hướng tới xây
dựng một nhà nước của dân, vì dân, thành lập chính quyền nhân dân
ở tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương.
Năm là, thực hiện kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước
và hợp tác xã nắm vai trò chủ đạo. Hoạch định trên cơ sở chú trọng sự
phát triển nền kinh tế đa dạng và bền vững, có hiệu quả, có khả năng đảm
bảo việc tạo ra nguồn của cải vật chất cũng như việc phân phối công bằng
cho toàn dân, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội.
Sáu là, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, chủ trương
phân phối công bằng của cải xã hội, giải quyết vấn đề bất bình đẳng

và phân hóa xã hội, quan tâm đến người nghèo. Thực hiện nhiều tư
tưởng về xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin, của Bolivar và tư tưởng
nhân văn của Thiên Chúa giáo, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ.
Bảy là, tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh, bảo vệ
độc lập dân tộc; đẩy mạnh hội nhập khu vực, quốc tế, thực hiện quan
hệ hữu nghị hợp tác với các nước. Đối ngoại, quốc phòng - an ninh là
những vấn đề quan trọng hợp nên chỉnh thể của cuộc đấu tranh bảo
vệ độc lập dân tộc ở Venezuela. Thúc đẩy tăng cường liên kết, hợp
tác và đoàn kết khu vực là một hướng ưu tiên, thể hiện rõ nét chủ
nghĩa quốc tế của “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”. Tăng cường mua
sắm vũ khí trang bị quân sự, tăng cường ngân sách quốc phòng, xây


20
tế, nắm trong tay nhiều ngành kinh tế quan trọng kể cả các ngân
hàng lớn có khả năng chi phối công nhân đang làm việc trong các
công ty cũng như khống chế nguồn vốn đầu tư.
4.1.3. Một số vấn đề đặt ra cần giải quyết
Một là, đường lối cách mạng và mô hình xã hội mà
Venezuela hướng tới chưa được xác định rõ ràng.
Hai là, cơ sở chính trị - xã hội của cách mạng Venezuela
chưa được củng cố để đảm bảo độ tin cậy, chỗ dựa vững chắc cho
công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc
Ba là, Chính phủ Venezuela chưa đấu tranh triệt để đối với
các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch
Bốn là, bất cập trong cải cách về kinh tế - xã hội
4.2. KINH NGHIỆM
Một là, cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Venezuela
khẳng định cách mạng là chủ động sáng tạo, cách mạng là sự nghiệp
của quần chúng. Trong quá trình phát triển, Chính quyền Tổng thống

Chavez đã chú trọng phát triển cả về lý luận lẫn kiện toàn tổ chức, tìm
kiếm ra các hình thức đấu tranh và tập hợp lực lượng mới.
Hai là, phát huy dân chủ là một trong những động lực quan
trọng của cách mạng, ngay cả khi nó còn bị giới hạn khuôn khổ dân
chủ tư sản và chủ nghĩa dân túy. Dân chủ hóa đời sống kinh tế xã hội đã
trở thành những chương trình lớn. đã xúc tiến các chương trình cải cách
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, sâu
rộng với quyết tâm từng bước xóa bỏ tàn dư của chủ nghĩa thực dân, đế
quốc, khắc phục những hậu quả của quá trình thực hiện mô hình chủ
nghĩa tự do mới, đưa đất nước vào quỹ đạo phát triển lành mạnh.
Ba là, giá trị nhân đạo, giải phóng - tư tưởng tiến bộ của cuộc
đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Venezuela có thể đồng hành với lý
tưởng xã hội chủ nghĩa. Tiến hành cải cách khá sâu rộng về kinh tế xã hội, chuyển từ mô hình kinh tế tự do mới sang mô hình kinh tế thị

5
3/2006. Tác giả Alex Durand có bài nghiên cứu “The Chavez
Paradox: Assessing the Bolivarian Revolution” đăng trên Tạp chí
Harvard International Review số 3 tập 33 ra quý III/2011.
Trong quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh cũng đã tiếp
cận được các kết quả nghiên cứu về Mỹ Latinh nói chung và
Venezuela nói riêng của các học giả Việt Nam. Những công trình
đáng chú ý là: Tác giả Nguyễn Văn Thanh với cuốn sách tham khảo
“Nhận diện chủ nghĩa tự do mới”, Nxb Chính trị quốc gia, xuất bản
năm 2005. Thiếu tướng, PGS,TS Viện trưởng Phạm Hải Quân với
cuốn sách“Nghiên cứu cơ bản về Mỹ Latinh” do Viện 70, Tổng
Cục II, Bộ Quốc phòng đã xuất bản. Tác giả Nguyễn An Ninh với
cuốn sách“Về triển vọng của chủ nghĩa xã hội trong hai thập niên
đầu thế kỷ XXI” do Nxb Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2006.
Với những diễn biến trên chính trường Venezuela dưới thời
Tổng thống Chavez, tác giả Thái Văn Long đã có một số các bài viết

như: “Phong trào cánh tả Mỹ Latinh hiện nay và triển vọng trong
thời gian tới”, đăng trên tạp chí Quốc phòng toàn dân điện tử
ngày 10/8/2011. Hai bài viết trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay
là,“Mỹ và cuộc đảo chính bất thành ở Venezuela”, số 10/2002,
“Trưng cầu dân ý ở Venezuela” số 09/2004.
Ngoài ra còn có khá nhiều bài viết đăng trên các tạp chí
chuyên ngành khác , như: Trong Tạp chí Cộng sản có các bài viết
làL, bài viết của PGS,TS Nguyễn Hoàng Giáp, PGS,TS Nguyễn Thị
Quế “Bước tiến mới của phong trào cánh tả Mỹ Latinh những năm
đầu thế kỷ XXI”, số 11/2007. Bài viết “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI
ở Venezuela - Những nhiệm vụ cơ bản và cấp bách”, của PGS,TS
Nguyễn Viết Thảo, số 3/2008.
Về Đề tài khoa học và hội thảo khoa học có: Đề tài khoa học
của Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (KHBD16) do tác gải Dương Minh chủ biên, “Quá trình cải cách dưới thời
tổng thống H.Chavez ở Venezuela thực trạng và triển vọng”, tháng
9/2008. Đề tài khoa học của Viện Quan hệ quốc tế, Học viện Chính
trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, “Phong trào cánh tả Mỹ


6
Latinh: thực trạng và triển vọng”, năm 2008. Kỷ yếu hội thảo cùng
tên do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Đại sứ quán nước
Cộng hòa Bolivar Venezuela tại Việt Nam phối hợp xuất bản bằng
song ngữ tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt Nam, cuốn sách “Tư tưởng
chính trị Hugo Chavez Frias - chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”, Nxb
Chính trị hành chính, xuất bản năm 2014.
1.1.2. Nghiên cứu về chủ trương, chính sách, quá trình triển
khai trên các lĩnh vực nhằm đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc
Vào những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, sự thay đổi
mạnh mẽ và nhanh chóng trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã

hội của các nước Mỹ Latinh nói chung và Venezuela nói riêng đã
dành được sự quan tâm sâu sắc của dư luận quốc tế. Trong vấn đề
này có các công trình nghiên cứu ở nước ngoài đã đề cập đến, tiêu
biểu như: Đại Sứ quán nước Cộng hòa Bolivar Venezuela tại Việt Nam
đã dịch và xuất bản bằng tiếng Việt một số cuốn sách nhưc: Cuốn sách
“Simon Bolivar - Libertador De Nationes, creador De Patrias” (Simon
Bolivar - Người anh hùng giải phóng dân tộc, người sáng lập đất nước),
do Bộ Thông tin và Truyền thông Venezuela ấn hành, được xuất bản
tháng 10/2010. Cuốn sách “Plan De La Patria” (Programa De Gobierto
Bolivariano 2013 - 2019) Kế hoạch tổ quốc (Kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa lần thứ hai, 2013 - 2019). Cuốn
sách “El Libro Azul” (Sách Xanh), xuất bản lần thứ hai tại Venezuela
tháng 12/2013. Cuốn sách “Sứ mệnh Venezuela”, do Bộ Thông tin và
Truyền thông Venezuela ấn hành năm 2014.
Tác giả Iain Bruce trong cuốn “The Real Venezuela: Making
Socialism in the 21st Century”, Nxb Pluto Press ấn hành năm 2008. Tác
giả Carlos González Irago với cuốn sách”Venezuela nhân quyền và dân
chủ (1999 - 2009)”, Nxb Thế giới dịch và xuất bản năm 2014. Tác giả
Carlos Lozada đã có bài viết “Mỹ Latinh”, do Lê Thị Thu dịch đăng tải
trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 8/2003. Hai tác giả Lettitina
Montilla và Hector Lucena có bài “Etat à la résitances dans le Sud 2009. Face à la crise alimentaire”. Bài viết này đã được Nguyễn Khánh
Vân dịch và đăng tải trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 05/2009.

19
đẩy mạnh chống khủng bố, chống lệ thuộc, phụ thuộc vào Mỹ và
phương Tây.
4.1.2. Về chưa thành công
Bên cạnh những điểm thành công trên các lĩnh vực trong
công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc như đã đề cập ở trên,
những khó khăn thách thức còn rất lớn, phụ thuộc rất nhiều vào các

yếu tố khách quan và chủ quan, vào mức độ giải quyết mọi khó khăn,
thách thức như sau:
Một là, liên minh cầm quyền gồm nhiều lực lượng theo các
khuynh hướng chính trị khác nhau, do lực lượng tham gia rất đa
dạng, với nhiều lợi ích khác nhau nên chưa thật thống nhất và bền
vững. Trong khi thực hiện tư tưởng dân chủ cách mạng còn gọi là
dân chủ tham gia mới chỉ hoàn chỉnh về mặt hình thức, nội dung và
cách thực hiện còn nhiều thiếu sót, mâu thuẫn.
Hai là, kinh tế chưa phải là một nền kinh tế phát triển bền
vững, chứa đựng nhiều rủi ro, kinh tế phụ thuộc lớn vào dầu mỏ.
Ba là, chủ nghĩa thủ lĩnh ở các nước Mỹ Latinh nói chung và
ở Venezuela nói riêng quá lớn, có cả những thuận lợi và thách thức.
Bốn là, giáo dục và y tế phát triển theo bề rộng, mang tính
phong trào nên chất lượng không cao.
Năm là, vấn đề an ninh chưa được giải quyết triệt để, đặc
biệt là các khu lao động, tội phạm có giảm nhưng vẫn trầm trọng.
Sáu là, việc làm tuy có được cải thiện nhưng chưa đáp ứng
được nhu cầu của nhân dân, việc làm không chính thức và thời vụ
vẫn là chủ yếu, thất nghiệp còn cao; chất lượng việc làm thấp nên thu
nhập của nhiều người chưa được cải thiện.
Bảy là, trong triển khai thực hiện chính sách đối ngoại của
mình còn bộc lộ những bất cập, mang nặng tính chủ quan, duy ý chí.
Tám là, phe đối lập Venezuela được Mỹ và các chính phủ
cánh hữu Mỹ Latinh ủng hộ vẫn còn mạnh, lại có tiềm lực về kinh


18
Chính phủ để thực hiện nhiều chính sách tiến bộ cho người dân lao
động, đặc biệt là sửa đổi Luật Đất đai theo hướng có lợi cho dân
nghèo, để người nông dân từ chỗ không có ruộng đất phải đi làm thuê

cho địa chủ, nay đã có ruộng, đất để canh tác tự chủ.
Thứ hai, về kinh tế
Mục tiêu kép đã được Chính quyền Tổng thống Chavez giải
quyết khá thành công, đó là vừa khắc phục sự bất bình đẳng về mặt
xã hội, đảm bảo cho mọi người dân có điều kiện làm việc, có công
ăn, việc làm, không bị thất nghiệp, không phải chịu sự bóc lột bất công
vô lý của chủ tư bản, vừa xây dựng cơ sở vật chất cho một chế độ xã hội
mới mà ở đó mọi người được giải phóng khỏi mọi áp bức bất công, mọi
người đều được mưu cầu hạnh phúc, có cuộc sống ấm no. Tạo ra động
lực tốt để mọi người hăng say cống hiến cho xã hội, qua đó họ cũng
được thụ hưởng xứng đáng kết quả lao động do mình làm ra.
Thứ ba, về văn hoá, xã hội
Khi Tổng thống Chavez lên nắm quyền lãnh đạo đất nước,
nhiệm vụ hàng đầu đặt ra trong đời sống xã hội là giải quyết những đòi
hỏi thực tế, thiết thực của người dân. Đó là những nhu cầu về ăn, ở sinh
hoạt, được tự do đi lại, học tập, được nâng cao đời sống văn hoá tinh
thần, được chăm lo sức khoẻ. Bởi vậy, cùng với việc thực thi các quyết
sách chính trị, chính sách kinh tế đúng đắn thì việc đề ra các chính
sách xã hội tập trung vào con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng
nhằm phát huy tối đa các năng lực bản chất của con người.
Thứ tư, về đối ngoại, quốc phòng, an ninh
Đối ngoại, quốc phòng, an ninh là những vấn đề quan trọng
để hợp nên chỉnh thể của công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc
ở Venezuela. Trong xây dựng đất nước, Tổng thống Chavez luôn
quan tâm đến bảo vệ đất nước, tăng cường mua sắm vũ khí trang
bị quân sự, tăng cường ngân sách quốc phòng, xây dựng lực lượng
vũ trang, gia tăng sức mạnh quốc phòng, an ninh bảo vệ đất nước,

7
Về vấn đề này, các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã công

bố một số lượng tài liệu lớn, với một số nội dung được chuyển tải
trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay như: Bài viết “An ninh kinh tế trong
điều kiện hiện nay ở khu vực Mỹ Latinh”, (Trịnh Trọng Nghĩa), số
4/2003. Bài viết “Phong trào cánh tả Mỹ Latinh và vai trò của nó đối
với việc giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội”, (Nguyễn Thị Hạnh) số
11/2009. Bài viết “Một số chính sách ổn định kinh tế ở khu vực Mỹ
Latinh sau khủng hoảng”, (Vũ Bá Thể), số 07/2014. Bài viết “Một số
tác động của văn hóa - xã hội đến phát triển kinh tế Mỹ Latinh”, (Lê Thị
Thu), số 10/2014.
Đi sâu vào phân tích về kinh tế của Venezuela có các bài viết
đăng tải trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay như: Đồng tác giả Ngọc
Mạnh - Quý Dương với bài viết “Triển vọng kinh tế Mỹ Latinh và
vùng Caribê”, số 5/2003. Cùng với vấn đề này, Tác giả Nguyễn
Hồng Sơn với hai bài viết “Kinh tế và kế hoạch công nghiệp hóa nền
kinh tế của chính phủ Hugo Chavez”, số 06/2007. “Kinh tế xã hội
Venezuela dưới thời Tổng thống Hugo Chavez”, số 09/2010. Tác giả
Lê Thị Thu Trang với bài viết “Venezuela dưới thời của Tổng thống
Hugo Chavez”, số 4/2009.
Đề cập tới phương diện chính trị ở Venezuela, trên Tạp chí
Châu Mỹ ngày nay đã đăng tải các công trình nghiên cứu của các
tác giả, như: Thông tin tổng hợp của tác giả Đỗ Vũ Hưng, “Xung
quanh sự kiện Hugo Chavez đắc cử Tổng thống Venezuela”, số
12/2006. Tác giả Nguyễn Anh Hùng với bài viết “Những xu hướng dân
chủ hóa ở các nước Mỹ Latinh ngày nay”, số 10/2009. Bài viết của tác
giả Nguyễn Thị Hạnh, “Tiến triển trong hệ thống chính trị một số
nước Mỹ Latinh trong những năm gần đây và triển vọng”, số 3/2010.
Tác giả Nguyễn Lan Hương với bài viết “Mạng lưới liên kết chính trị
dưới sự khởi xướng của các nước Mỹ Latinh”, số 12/2012. Bài viết
“Quan hệ giữa Nhà nước và giáo hội công giáo ở Venezuela: hiện tại
và quá khứ”, (Nguyễn Văn Dũng), số 10/2010, đã đề cập về tư tưởng

của “Thần học giải phóng” ở Mỹ Latinh nói chung và Venezuela nói
riêng, đó là “Giáo hội nhân dân” của người nghèo. Bên cạnh đó, bài


8
viết cũng cũng chỉ ra mối quan hệ căng thẳng giữa Chính quyền Tổng
thống Chavez và Giáo hội công giáo.
Đề cập tới tình hình đảng phái ở Venezuela có các bài viết
như: “Tình hình các Đảng Cộng sản, cánh tả và tiến bộ Mỹ
Latinh” của Nguyễn Khắc Sứ đăng trên Tạp chí Xây dựng
Đảng, số 1/2005, “Sự ra đời của Đảng Xã hội chủ nghĩa thống
nhất Venezuela” của PGS,TS Nguyễn Viết Thảo đăng trên Tạp
chí Cộng sản, số 7/2008, “Về các đảng chính trị ở Venezuela”
của PGS,TS Nguyễn Thị Quế, TS Bùi Việt Hương đăng tải trên
Thông tin khoa học Lý luận chính trị, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, số 2/2017.
Trên phương diện văn hóa, xã hội, ngoại giao có bài viết
đăng tải trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay như: bài viết “Chính sách
phát triển xã hội của Venezuela: nhiệm vụ và kết quả”, tác giả
Nghiêm Thị Thủy, số 04/2010. Bài viết “Hợp tác và đấu tranh trong
quá trình liên kết ở châu Mỹ” của tác giả Nguyễn Viết Thảo, số
10/2002. Bài viết “Chính sách đối ngoại của các nước Mỹ Latinh”,
của tác giả Lê Khương Thùy, số 7/2009. Bài viết “Nền ngoại giao
dầu mỏ của Venezuela dưới thời Tổng thống Hugo Chavez”, của tác
giả Nguyễn Xuân Trung, số 10/2010. Bài viết “Chính sách ngoại
giao của Venezuela thập kỷ đầu thế kỷ XXI”, của tác giả Nguyễn
Khánh Vân), số 05/2014.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG LÀM RÕ
Một là, nghiên cứu các quan niệm về độc lập dân tộc, bảo vệ
độc lập dân tộc trong lịch sử cũng như trong bối cảnh toàn cầu hóa

làm cơ sở xây dựng quan niệm độc lập dân tộc của luận án.
Hai là, phân tích và luận giải những nhân tố tác động đến
công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của nước Cộng hòa
Bolivar Venezuela giai đoạn 1999 - 2013.
Ba là, phân tích những chủ trương, biện pháp và quá trình
triển khai bảo vệ độc lập dân tộc ở Venezuela trên các lĩnh vực kinh
tế, chính trị, văn hóa - xã hội, đối ngoại, quốc phòng - an ninh của
Chính phủ Tổng thống Hugo Chavez từ năm 1999 đến năm 2013.

17
3.2.4.2. Về quốc phòng, an ninh
Nhằm tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ tổ quốc,
Venezuela đã tăng cường hiện đại hoá quân đội với những hợp đồng
mua sắm vũ khí và các trang thiết bị kỹ thuật quân sự mới của nước
ngoài do nguồn cung cấp vũ khí từ Mỹ và một số nước phương Tây
chấm dứt, Venezuela đã chuyển sang mua vũ khí của Nga, Trung
Quốc và một số nước khác. Tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang
Venezuela bao gồm 6 thành phần gồm Lục quân, Hải quân, Không
quân, Vệ binh quốc gia, Lực lượng dự bị và Lực lượng bảo vệ lãnh thổ.
Chương 4
ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC
LẬP DÂN TỘC CỦA VENEZUELA TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM
2013 VÀ KINH NGHIỆM
4.1. ĐÁNH GIÁ CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ
ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở VENEZUELA
4.1.1. Về thành công
Công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Venezuela đã
đạt được những bước phát triển đáng khích lệ. Chính quyền của Tổng
thống Hugo Chavez giành được sự ủng hộ của đại đa số dân chúng,
đập tan âm mưu tổ chức chính biến lật đổ chính quyền của phe đối

lập với sự hậu thuẫn của lực lượng đế quốc phản động nước ngoài để
tiếp tục nắm quyền lãnh đạo đất nước. Venezuela đã giương cao ngọn cờ
chống đế quốc, chống chủ nghĩa tự do mới, bảo vệ độc lập quốc gia và
chủ quyền dân tộc, bảo vệ nguồn tài nguyên và quyền lợi của dân chúng.
Thứ nhất, về chính trị
Chính quyền Tổng thống Chavez được lập nên không phải
bằng con đường đấu tranh vũ trang giành chính quyền mà bằng con
đường nghị trường - con đường hoà bình. Tiến hành hàng loạt các
cuộc cải cách mạnh mẽ, đặc biệt về thể chế, tiêu biểu nhất là tổ chức
trưng cầu dân ý về bản Hiến pháp mới, bầu Quốc hội lập hiến và


16
3.2.3. Nội dung triển khai trên lĩnh vực văn hóa - xã hội
Một là, đẩy mạnh cải cách giáo dục, về cơ bản là tập trung
loại bỏ những yếu tố cản trở giáo dục. Hai là, phát huy tính công
bằng trong hệ thống bảo hiểm xã hội, như liên tục tăng chi trả xã hội.
Ba là, quan tâm đến phân phối thu nhập và đảm bảo cuộc sống cho
người nghèo. Bốn là, vấn đề nhân quyền được đề cao, cộng đồng
người da đỏ được quan tâm nhiều hơn. Với những nỗ lực của cá nhân
Tổng thống Chavez cũng như của Chính phủ, Venezuela đã đạt được
những thành tựu đáng kể trong xóa đói giảm nghèo, xóa mù chữ, sức
khỏe cộng đồng, giáo dục, nhà ở…
3.2.4. Nội dung triển khai trên lĩnh vực đối ngoại, quốc
phòng, an ninh
3.2.4.1. Về đối ngoại
Venezuela tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh sự phối hợp, liên
kết phong trào cánh tả Mỹ Latinh đã giúp các nước này khắc phục
tình trạng bất ổn định kinh tế, giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế vào
các nước tư bản Tây Âu, Bắc Mỹ và góp phần quan trọng vào bảo

vệ độc lập dân tộc cho mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực. Hợp
tác, liên kết được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, tư
tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh trên
cơ sở tôn trọng độc lập dân tộc và chủ quyền của các quốc gia.
Cùng với các nước cánh tả Mỹ Latinh thể hiện tinh thần đoàn kết,
ủng hộ với Cuba và phản đối chính sách cấm vận của Mỹ đối với
đất nước này.
Hoạt động ngoại giao của Venezuela dưới thời tổng thống
Hugo Chavez có nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt so với các thời
tổng thống trước. Cùng với các đảng cánh tả khác ở Mỹ Latinh,
PSUV đã tham gia tích cực diễn đàn của cánh tả khu vực. Tham gia
tích cực các hội nghị quốc tế Toàn cầu hoá và các vấn đề phát triển,
Diễn đàn xã hội thế giới.

9
Bốn là, Đánh giá về những thành công và hạn chế từ công
cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Venezuela và vấn đề đặt ra
cần giải quyết cũng như rút ra những kinh nghiệm.
Chương 2
QUAN NIỆM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP
DÂN TỘC Ở VENEZUELA TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2013
2.1. QUAN NIỆM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ BẢO VỆ
ĐỘC LẬP DÂN TỘC
Khái niệm độc lập dân tộc: Độc lập dân tộc là một thuật ngữ
chỉ trạng thái của một quốc gia không bị phụ thuộc hay lệ thuộc vào
bên ngoài. Đó là quyền bất khả xâm phạm về độc lập chủ quyền,
thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, có sự độc lập về chính trị, kinh tế, đối
ngoại, quốc phòng - an ninh, có các giá trị truyền thống và bản sắc
văn hóa riêng, nguồn tài nguyên, môi trường được đảm bảo toàn vẹn,

đầy đủ về mọi mặt, cả lập pháp, hiến pháp lẫn tư pháp của một quốc
gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Có quyền bình đẳng,
quyền tự quyết với tư cách là một quốc gia độc lập trong cộng đồng
quốc tế. Độc lập dân tộc là mục tiêu cho tự do, bình đẳng, bất khả
xâm phạm, là tiền đề để xây dựng quốc gia phát triển và bền vững.
Bảo vệ độc lập dân tộc: Bảo vệ độc lập chủ quyền, thống
nhất toàn vẹn lãnh thổ. Bảo vệ sự độc lập về chính trị, kinh tế, đối
ngoại, quốc phòng - an ninh. kế thừa, phát huy những giá trị truyền
thống, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. bảo vệ tài nguyên, môi
trường của đất nước. có quyền bình đẳng, quyền tự quyết với tư cách
là một quốc gia độc lập trong cộng đồng thế giới
2.2. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG CUỘC ĐẤU
TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở VENEZUELA
2.2.1. Tình hình Venezuela và vai trò Tổng thống Hugo Chavez
2.2.1.1. Đất nước, con người Venezuela
Venezuela (tên chính thức là Cộng hòa Bolivar Venezuela,
tiếng Tây Ban Nha: República Bolivariana de Venezuela) là một quốc
gia nằm ở phía Bắc lục địa Nam Mỹ.


10
2.2.1.2. Đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đối
ngoại, quốc phòng, an ninh
Những đặc điểm về kinh tế, thể chế chính trị, văn hóa, xã hội,
đối ngoại, quốc phòng, an ninh đã tạo cho Venezuela trở thành quốc
gia mang nhiều nét đặt thù so với các quốc gia khác như truyền thống
lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo cũng như về tư duy và tính cách
con người. Đặc biệt, do chiếm giữ vị trí chiến lược quan trọng ở khu
vực và là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú cho
nên trong tiến trình lịch sử tồn tại, phát triển của mình, Venezuela

luôn là địa bàn tranh giành ảnh hưởng của các nước tư bản phương
Tây. Đất nước này cũng là nơi thu hút nguồn vốn đầu tư lớn của các
trung tâm tư bản và các tổ chức tài chính trên thế giới. Tuy nhiên, tuy
có nguồn tài nguyên phong phú nhưng trong một thời gian dài, đất nước
Venezuela lại trong tình trạng nghèo đói, bị phụ thuộc vào Mỹ và các nước
phương Tây. Những yếu tố trên đây góp phần không nhỏ vào công cuộc
đấu trang bảo vệ độc lập dân tộc ở Venezuela.
2.2.1.3. Khái quát lịch sử đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc
ở Venezuela trước năm 1999
Venezuela là quốc gia có truyền thống đấu tranh bảo vệ độc
lập lâu đời, truyền thống đấu tranh cách mạng kiên định, giàu tính
sáng tạo, gắn bó mật thiết với đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế
giớichống lại ách phong kiến, thực dân.
2.2.1.4. Vai trò của Tổng thống Hugo Chavez Frias
Chủ nghĩa thủ lĩnh là nét đặc sắc trong văn hóa chính trị Mỹ
Latinh, đây cũng là một nhân tố góp phần tạo nên cái riêng của khu
vực. Mỹ Latinh trước đây dường như đã bị chủ nghĩa thực dân cũ chặn
đứng quá trình đang phân rã của các xã hội tiền phong kiến. Chủ nghĩa
thủ lĩnh cùng với chủ nghĩa dân tộc là những truyền thống và những
giá trị được tiếp tục mang vào thời cận đại và hiện đại trong cuộc đấu
tranh vì độc lập dân tộc và phát triển.
2.2.2. Tình hình thế giới và khu vực tác động đến công
cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Venezuela
2.2.2.1. Tình hình thế giới
* Cục diện thế giới theo xu hướng theo xu hướng đa cực, đa
trung tâm diễn ra nhanh hơn
Cục diện thế giới sau sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa
ở các nước Đông Âu và Liên Xô đã bước sang một trang mới với
những thay đổi sâu sắc về địa - chính trị và tương quan lực lượng trên


15
trưng cầu dân ý, chiến thắng trong các cuộc bầu cử địa phương cho thấy
chính quyền của Tổng thống Chavez ngày càng lớn mạnh và nhận được
sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân bất chấp sự chống phá quyết liệt của
phe đối lập được các thế lực cực hữu khu vực ủng hộ và giúp đỡ.
* Thứ hai, xây dựng “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”: là mô
hình chủ nghĩa xã hội Venezuela là hướng tới một xã hội bình đẳng,
công bằng, một xã hội hoà bình, hoà bình với chính mình và hoà
bình với các dân tộc trên trái đất, một xã hội, nơi mọi người đều
được quan tâm, không còn đói nghèo, mọi người đều được sống
một cách xứng đáng.
* Thứ ba xây dựng nền dân chủ và cải cách Hiến pháp: Sửa
đổi Điều 160, 162, 174, 192 và 230 của Hiến pháp Venezuela năm
1999, để tạo cơ sở pháp lý cho việc thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đấu tranh
bảo vệ độc lập dân tộc và thực hiện mục tiêu xây dựng “Chủ nghĩa xã
hội thế kỷ XXI”
* Thứ tư, xây dựng Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất
Venezuela (PSUV): xây dựng một chính đảng cách mạng có đủ sức
tiếp tục lãnh đạo công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. Việc
thành lập một chính đảng cách mạng cũng sẽ giúp loại bỏ những bất
đồng, mâu thuẫn nội bộ để hợp nhất các lực lượng thành một khối
thống nhất dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Chavez nhằm hoàn
thành mục tiêu cuộc Cách mạng Boliviar.
3.2.2. Nội dung triển khai trên lĩnh vực kinh tế
Tổng thống Chavez đã đề xuất Quốc hội ban hành đạo luật
mới quy định về vấn đề quốc hữu hóa. Ông coi đây là một trong năm
động lực của Cách mạng Bolivar: Chính phủ của Tổng thống Hugo
Chavez cũng tăng cường, mở rộng sự kiểm soát của chính phủ cánh
tả đối với lĩnh vực ngân hàng để xây dựng và phát triển hệ thống tài
chính mới. Thông qua Luật Đất đai và Phát triển nông thôn. Rút khỏi

hai tổ chức quốc tế là IMF và WB. Một số chỉ số kinh tế vĩ mô cho
thấy nền kinh tế Venezuela liên tục phát triển dưới thời Tổng thống
Hugo Chavez với tốc độ bình quân hàng năm cao nhất trong khu vực.
Bộ mặt kinh tế - xã hội ngày càng đổi mới.


14
người nghèo, đặc biệt là những người thổ dân, cải thiện cơ sở hạ tầng
ở các địa phương.
* Thứ tư về đối ngoại, quốc phòng, an ninh: Tiến hành một
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, chống đế quốc, chống chủ nghĩa
tự do mới, ủng hộ cách mạng Cuba, ủng hộ việc dân chủ hóa và cải
cách Liên hợp quốc, chủ trương liên kết các quốc gia khu vực Mỹ
Latinh thành một khối với một chính sách đối ngoại chung.
3.1.2. Chủ trương, biện pháp từ năm 2003 đến năm 2013
Thứ nhất, về chính trị: Chính quyền Tổng thống Chavez tìm
tòi xây dựng một mô hình phát triển mới – mô hình “Chủ nghĩa xã
hội thế kỷ XXI” là nhân đạo, vì quyền con người, thực hiện chế độ
chính trị đa đảng, dân chủ, tự do, đủ mạnh để trấn áp các lực lượng
phản cách mạng.
* Thứ hai, về kinh tế: Xác lập mô hình kinh tế mới - Mô hình
được hoạch định trên cơ sở chú trọng sự phát triển nền kinh tế đa
dạng và bền vững, có hiệu quả, có khả năng đảm bảo việc tạo ra
nguồn của cải vật chất cũng như việc phân phối công bằng cho toàn
dân, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội.
* Thứ ba, về văn hóa, xã hội: từng bước thực hiện các mục
tiêu vì sự tiến bộ và công bằng xã hội để người dân có thể sử dụng
những dịch vụ công tốt nhất.
* Thứ tư, về đối ngoại, quốc phòng, an ninh: Chủ trương
thực hiện một chính sách đối ngoại đa phương, rộng mở nhằm phát

triển kinh tế, xã hội và tăng cường vai trò của Venezuela trong khu vực và
quốc tế. Chủ trương phát triển một học thuyết quân sự mới, dựa trên học
thuyết chiến tranh nhân dân, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của khối
liên minh giữa quân đội và các lực lượng dân sự có vũ trang.
3.2. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CÁC CHỦ TRƯƠNG, BIỆN
PHÁP ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ KẾT QUẢ
3.2.1. Nội dung triển khai trên lĩnh vực chính trị
* Thứ nhất, đấu tranh với phe đối lập: Từ năm 1999, Tổng
thống Hugo Chavez đã được sự ủng hộ công khai của nhiều lực lượng,
đảng phái, tổ chức chính trị ở Venezuela. Cùng với thắng lợi trong việc

11
thế giới. Chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào thoái trào đã khiến cho
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế lâm vào khủng hoảng trầm
trọng. Tình hình quốc tế biến chuyển theo chiều hướng bất lợi cho
phong trào cách mạng trên thế giới.
* Cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế tri thức, toàn cầu
hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục phát triển cả bề rộng và
chiều sâu: đặt ra cho các quốc gia không ít những vấn đề phải xử lý liên
quan đến độc lập chủ quyền, lợi ích quốc gia dân tộc, giai cấp, đến sự ổn
định của hệ thống chính trị và thiết chế xã hội khác, sự gia tăng tính tùy
thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, hạn chế thẩm quyền cũng là những
thách thức không nhỏ đối với tính độc lập của các quốc gia.
* Hòa bình, hợp tác, phát triển là xu thế lớn trên thế giới: đòi
hỏi sự hợp tác quốc tế giữa các nước ngày càng đa dạng: Hợp tác kinh
tế, khoa học kỹ thuật, hợp tác thương mại, hợp tác nghiên cứu chinh
phục vũ trụ và cả hợp tác chính trị.
* Phong trào cách mạng thế giới có những bước phát triển
mới: đang có những thay đổi mới, có sức sống mới trở thành nguồn
động viên, cổ vũ lớn cho các ĐCS và công nhân, củng cố niềm tin

vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, đóng góp tích cực vào lý luận chủ
nghĩa xã hội.
2.2.2.2. Tình hình khu vực Mỹ Latinh
* Mỹ Latinh cái nôi của phong trào cách mạng và các diễn đàn
xã hội:
Mỹ Latinh cũng là nơi sinh ra nhiều diễn đàn chính trị, xã
hội, các diễn đàn này có vai trò to lớn trong trong tập hợp, đoàn kết
nhân dân lao động đấu tranh xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn, là
nơi trao đổi kinh nghiệm của các đảng cánh tả, chống lại các mặt trái
của toàn cầu hóa, tiêu biểu có một số diễn đàn lớn như: Diễn đàn Sao
Paulo ra đời tháng 7/1990, Diễn đàn xã hội thế giới ra đời năm 2001,
Hội thảo quốc tế: Các đảng chính trị và một xã hội mới, Hội nghị
quốc tế thường niên...
Thông qua thực tế đấu tranh trong diễn đàn quốc tế của
các đảng cộng sản, cánh tả họp hàng năm ở khu vực, các chính


12
đảng, phong trào cánh tả Mỹ Latinh đã làm cho quần chúng nhân
dân thấy được sự cần thiết khách quan phải thực hiện những cải
cách sâu rộng, từ bỏ mô hình chủ nghĩa tự do mới, thực hiện dân
chủ và tiến bộ xã hội.
* Chủ nghĩa dân tộc tiêu biểu là Simon Bolivar: Mỹ Latinh
tồn tại lâu dài dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây, cho nên các
phong trào giải phóng dân tộc tại khu vực phát triển mạnh mẽ. Chủ
nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc là một luồng tư tưởng chính trong đời
sống người dân Mỹ Latinh. Từ người anh hùng Simon bolivar đến Hoxe
Macti, Che Guevara, Phidel Castro… Trong số các nhà tư tưởng này,
Simon Bolivar là người có ảnh hưởng to lớn nhất đến phong trào cánh tả
tại Mỹ Latinh.

* Thần học giải phóng Mỹ Latinh: Cơ sở xã hội của khuynh
hướng thần học này là Mỹ Latinh nghèo và bất công. Chính vì thế,
mà phong trào này cương quyết giải phóng cho những người nghèo,
kêu gọi người nghèo đứng lên để giải thoát tầng lớp của mình.
* Chủ nghĩa tự do mới: Các đảng cánh tả ở Mỹ Latinh đi
theo đường lối dựa vào sức mạnh của đông đảo lực lượng nhân dân
lao động và thông qua lá phiếu cử tri để tiến hành cuộc cách mạng
dân chủ, bảo vệ độc lập, tự do, chủ quyền dân tộc, giành quyền làm
chủ đối với nguồn tài nguyên, chủ trương phân chia nguồn của cải
trong xã hội một cách công bằng hơn, xây dựng một xã hội mới
theo định hướng của “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”.
2.2.3. Quan điểm của một số nước lớn đối với khu vực Mỹ Latinh
* Quan điểm của Mỹ: Củng cố và mở rộng ảnh hưởng của
Mỹ ở Mỹ Latinh, ngăn chặn và loại trừ ảnh hưởng của các nước
khác ở Mỹ Latinh nhằm đảm bảo vị trí độc tôn, đồng thời ngăn
chặn các cuộc cải cách, phong trào cách mạng, phong trào tiến bộ
của người dân Mỹ Latinh có thể gây tổn hại đến ảnh hưởng và lợi
ích của Mỹ ở khu vực.
* Quan điểm của Trung Quốc: Trung Quốc rất coi trọng mở
rộng sự hiện diện và ảnh hưởng tại Mỹ Latinh nhằm cạnh tranh ảnh
hưởng trực diện với Mỹ, thực hiện chiến lược kiềm chế Mỹ ngay tại

13
khu vực sân sau của Mỹ, giảm thiểu sự cạnh tranh và sức ép của Mỹ
đối với Trung Quốc ở các khu vực trọng điểm khác trên thế giới.
* Quan điểm của Nga: Mỹ Latinh là khu vực để Nga triển
khai các biện pháp chiến lược nhằm răn đe, ngăn chặn các hành động
tiếp cận không gian chiến lược xung quang Nga ở châu Âu. Mỹ
Latinh là một trong những khu vực có tác động quan trọng đến mỗi
động thái chiến lược trong quan hệ Nga - Mỹ.

* Quan điểm của Liên minh châu Âu (EU): EU chủ trương
mở rộng quan hệ toàn diện với Mỹ Latinh nhằm khôi phục ảnh
hưởng truyền thống trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã
hội, vừa phối hợp chặt chẽ với Mỹ để ngăn chặn và kiềm chế các
nước lớn khác mở rộng ảnh hưởng ở khu vực, vừa cạnh tranh ảnh
hưởng với Mỹ ở khu vực
* Quan điểm của Cuba: Tuy không phải là một nước lớn nhưng
lại có tác động rất mạnh mẽ tới công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân
tộc ở Mỹ Latinh nói chung và đất nước Venezuela nói riêng.
Chương 3: NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI
CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở
VENEZUELA TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2013
3.1. NỘI DUNG BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở
VENEZUELA
3.1.1. Chủ trương, biện pháp từ năm 1999 đến năm 2002
Thứ nhất, về chính trị: Tiến hành trưng cầu dân ý về việc bầu
Quốc hội lập hiến và Hiến Pháp mới thay thế Hiến pháp năm 1961,
sửa đổi tên gọi quốc gia, xây dựng hệ thống chính trị tiến bộ.
Thứ hai, về kinh tế: Tin tưởng vào phát triển kinh tế theo Con
đường thứ ba. Rất thận trọng trong những quyết định mang tính cải
cách đột phá ở lĩnh vực kinh tế và tìm mọi biện pháp để ổn định nền
kinh tế đang khó khăn mà không phá giá đồng tiền hay áp đặt một hệ
thống kiểm soát tỉ giá.
Thứ ba, về văn hóa, xã hội: Đưa ra một loạt các chính sách
cải cách xã hội như: Đề cao yêu cầu đổi mới giáo dục, xây dựng
trường học ở các khu phố lao động, cải cách hệ thống y tế, hỗ trợ cho




×