Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Giáo án bài Chuyển động thẳng đều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.15 KB, 5 trang )

Giáo án Vật lý 10 cơ bản

Khoa Vật lý – Đại học Quy Nhơn

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Bài 2: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
Họ và tên: Nguyễn Thị Hương Giang
Lớp
: Sư phạm Vật lý k35
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa chuyển động thẳng đều.
- Phân biệt các khái niệm: tốc độ, vận tốc.
- Viết được công thức vận tốc trung bình, quãng đường đi được và phương trình
chuyển động.
- Nêu được các đặc điểm của chuyển động thẳng đều như: tốc độ, phương trình
chuyển động, đồ thị toạ độ - thời gian.
2. Kĩ năng
- Viết được phương trình chuyển động thẳng đều.
- Vẽ được đồ thị toạ độ - thời gian của chuyển động thẳng đều.
- Vận dụng các công thức vào việc giải các bài toán cụ thể.
- Nêu được ví dụ về chuyển động thẳng đều trong thực tế.
- Thu thập thông tin từ đồ thị: xác định được vị trí và thời điểm xuất phát, vị trí và
thời điểm gặp nhau, thời gian chuyển động…
- Nhận biết được chuyển động thẳng đều trong thực tế nếu gặp phải.
3. Thái độ: Tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài mới.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Mô phỏng chuyển động thẳng đều và đồ thị tọa độ - thời gian.
- Một số bài tập về chuyển động thẳng đều.
2. Học sinh


- Ôn lại kiến thức về chuyển động ở lớp 8.
- Các kiến thức về hệ tọa độ, hệ quy chiếu.
III. Tiến trình dạy học
Năm học 2015 - 2016

Trang 1


Giáo án Vật lý 10 cơ bản

Khoa Vật lý – Đại học Quy Nhơn

Hoạt động 1: Kiểm tra sĩ số và kiểm tra bài cũ (…phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Kiểm tra sĩ số.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- Kiểm tra bài:
Câu 1: Chất điểm là gì?
Câu 2: Hệ quy chiếu là gì?
Câu 3: Nêu cách xác định vị trí của
một vật.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chuyển động thẳng đều (…phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu các đại lượng có liên quan: - Vẽ hình 2.2
quãng đường s, thời gian chuyển động t.
- Mô tả sự thay đổi vị trí của một ô tô,
yêu cầu học sinh xác định đường đi - Đường đi của ô tô có dạng đường thẳng.

của ô tô.
- Muốn so sánh sự nhanh chậm của các
vật ta dựa vào đặc điểm nào của vật?
- Dựa vào quãng đường mà vật đi được
- Công thức tính tốc độ trung bình là gì?
trong một đơn vị thời gian.
- Đơn vị của tốc độ trung bình và cách
đổi đơn vị như thế nào?
- Yêu cầu học sinh trả lời câu C1.
- Thảo luận nhóm và hoàn thành câu C1.
- Chuyển động thẳng đều là gì?
- Chuyển động thẳng đều là chuyển
động có quỹ đạo là đường thẳng và có
tốc độ trung bình như nhau trên mọi
quãng đường.
- Phát biểu theo cách khác.
- Yêu cầu học sinh lập công thức liên hệ - Lập công thức liên hệ giữa quãng
giữa quãng đường đi và tốc độ của vật.
đường và tốc độ của vật.
- s phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Trong chuyển động thẳng đều, quãng
đường đi được s tỉ lệ thuận với thời
gian chuyển động t.
- Nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu phương trình chuyển động và đồ thị tọa độ - thời gian của
chuyển động thẳng đều (…phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Xét vật chuyển động thẳng đều.
- Nêu và phân tích bài toán xác định vị

trí của một vật.
- Mô phỏng thí nghiệm.
Năm học 2015 - 2016

Trang 2


Giáo án Vật lý 10 cơ bản
-

Khoa Vật lý – Đại học Quy Nhơn

Yêu cầu học sinh xây dựng phương
trình chuyển động thẳng đều.
Yêu cầu học sinh lập bảng (x, t) và vẽ
đồ thị tọa độ - thời gian.
Nhận xét.

-

Làm việc nhóm xây dựng phương trình
chuyển động thẳng đều.
Trả lời: phương trình chuyển động
thẳng đều là: x = x0 + s = x0 + vt

-

Thảo luận nhóm để vẽ đồ thị tọa độ thời gian.
x (m)


t (s)

s
-

Đồ thị của chuyển động thẳng đều có
đặc điểm gì?
Nhận xét.

Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (…phút)
Hoạt động của giáo viên
- Nhắc lại những kiến thức vừa học.
- Đưa ra một số bài tập vận dụng.
- Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài
tập trong sách giáo khoa và sách bài
tập và chuẩn bị bài tiếp theo.

-

X1

Có dạng đường thẳng.
O

t (s)
Hoạt động của học sinh

-

Làm bài tập vận dụng.

Ghi bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới.

IV. Nội dung ghi bảng
BÀI 2: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
I.

Chuyển động thẳng đều

O

X1

X2
s

Năm học 2015 - 2016

Trang 3

x


Giáo án Vật lý 10 cơ bản


1.

Khoa Vật lý – Đại học Quy Nhơn

Tại thời điểm t1 vật ở vị trí x1.

Tại thời điểm t2 vật ở vị trí x2.
Thời gian chuyển động của vật trên quãng đường x1x2 là: t = t2 – t1.
Quãng đường đi được của vật trong thời gian t là: s = x2 – x1.

Tốc độ trung bình
v=

s
t

(m/s)

với: s là quãng đường đi được (m)
t là thời gian chuyển động (s)
Ý nghĩa: Tốc độ trung bình cho biết mức độ nhanh, chậm của chuyển động.

2.

Chuyển động thẳng đều

Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung
bình như nhau trên mọi quãng đường.
3.

Quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều
v=

Ta có:

s

t

=> s = vtb.t = v.t

với: v là tốc độ của vật
Kết luận: Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời
gian chuyển động t.
II.
1.

Phương trình chuyển động và đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều
Phương trình chuyển động thẳng đều
x = x0 + s = x0 + vt
Trong đó: x0 là tọa độ tại thời điểm t0 = 0.

Năm học 2015 - 2016

Trang 4


Giáo án Vật lý 10 cơ bản

Khoa Vật lý – Đại học Quy Nhơn

x là tọa độ tại thời điểm t.
2.

Đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều
Nhận xét:


x (m)

- Chuyển động thẳng đều có đồ thị tọa độ - thời
gian là dạng đường thẳng.
- Hệ số góc của đường thẳng biểu diễn bằng tốc
độ chuyển động:

t (s)

s

tan α = = v

X1

α (m)

O
V. Rút kinh nghiệm

t (s)

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………….

Năm học 2015 - 2016

Trang 5



×