Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

BÀI BÁO CÁO THEO DÕI KẾT QUẢ MỔ LẤY THAI (CESAREAN SECTION) TRÊN CHÓ TẠI TRẠM THÚ Y LIÊN QUẬN NINH KIỀU BÌNH THỦY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 40 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG SÓC TRĂNG
KHOA NÔNG NGHIỆP - THỦY SẢN & PTNT
BỘ MÔN CHĂN NUÔI THÚ Y
--------------------

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH 1
NGÀNH THÚ Y

THEO DÕI KẾT QUẢ MỔ LẤY THAI (CESAREAN SECTION)
TRÊN CHÓ TẠI TRẠM THÚ Y LIÊN QUẬN NINH KIỀU - BÌNH
THỦY

SINH VIÊN THỰC HIỆN:
TRẦN THỊ NGỌC BÍCH
MSSV: 16ST09N002
LỚP: TC THÚ Y K10

Sóc Trăng, 12/2017


TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG SÓC TRĂNG
KHOA NÔNG NGHIỆP - THỦY SẢN & PTNT
BỘ MÔN CHĂN NUÔI THÚ Y
------------

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH 1
NGÀNH THÚ Y

THEO DÕI KẾT QUẢ MỔ LẤY THAI (CESAREAN SECTION)
TRÊN CHÓ TẠI TRẠM THÚ Y LIÊN QUẬN NINH KIỀU - BÌNH
THỦY



GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

PHAN MỘNG THU

TRẦN THỊ NGỌC BÍCH

TIỀN NGỌC HÂN

MSSV: 16ST09N002
LỚP: TC THÚ Y K10

Sóc Trăng, 12/2017


LỜI CÁM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của trường Cao
Đẳng Cộng Đồng Sóc Trăng, đặc biệt là các thầy cô khoa Nông Nghiêpp̣ - Thủy Sản &
PTNT của trường đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức
quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường và tạo điều kiện cho em
thực tập.
Em cũng xin chân thành cám ơn cô Phan Mộng Thu, cô Tiền Ngọc Hân, thầy Nguyễn
Như Tấn Phước và thầy Lâm Thanh Bình đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng
buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện, thảo luận. Nếu không có những lời
hướng dẫn, dạy bảo của thầy cô thì em nghĩ bài thu hoạch này của em rất khó có thể hoàn
thiện được.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đối với cô Phan Mộng Thu và
cô Tiền Ngọc Hân đã sắp xếp thời gian quý báu để hướng dẫn, chỉ dạy tận tình để em có

thể hoàn thành tốt quá trình thực tập.
Xin kính gửi đến Trạm Thú Y Liên Quâṇ Ninh Kiều - Bình Thủy lời cảm ơn chân
thành và da diết vì đã tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập, nhiệt tình giúp đỡ em để em
hoàn thành được quá trình thực tập làm báo cáo. Chuyến đi thực tâpp̣ giáo trình 1 được
thực hiện trong khoảng thời gian 3 tuần. Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về cách chẩn
đoán bệnh, quan sát và ghi nhận, kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do
vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn
thiện hơn. Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp
tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Trân trọng.
Sóc Trăng, ngày 5 tháng 12 năm 2017
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ tên)

Trần Thị Ngọc Bích

1


MỤC LỤC
Trang
Lời cám ơn……………………........………………………………………………...…..i
Mục lục………………………………………………......…………………........………ii
Danh sách bảng................................................................................................................iii
Danh sách hình.................................................................................................................iv
ĐẶT VẤN ĐỀ………………...………………….......….....................…………..............1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................2
1.1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ THỂ HỌC.........................................................................3
1.1.1. Cơ thể học vùng bụng.................................................................................................3

1.1.2. Cơ thể học vùng hông.................................................................................................3
1.2. CẤU TẠO CƠ QUAN SINH DỤC CHÓ CÁI.............................................................3
1.2..1 Dây rộng.....................................................................................................................4
1.2.2. Noãn sào (buồng trứng)..............................................................................................4
1.2.3. Ống dẫn trứng.............................................................................................................5
1.2.4. Hình thái tử cung........................................................................................................5
1.2.5. Âm đạo.......................................................................................................................7
1.2.6. Tiền đình.....................................................................................................................7
1.2.7. Âm hộ.........................................................................................................................7
1.2.8. Nhũ tuyến...................................................................................................................7
1.3. CHU KỲ ĐỘNG DỤC CỦA CHÓ CÁI.......................................................................8
1.4. MỘT VÀI SỐ LIỆU VỀ SINH LÝ SINH SÀN CÙA CHÓ CÁI...............................10
1.5. DẤU HIỆU CHÓ SẮP SANH....................................................................................10
1.6. QUÁ TRÌNH SANH...................................................................................................11
1.7. SỰ ĐẺ KHÓ................................................................................................................12

2


1.7.1. Đẻ khó do tắc nghẽn cơ quan sinh sản.....................................................................12
1.7.1.1. Do chó con quá lớn................................................................................................12
1.7.1.2. Do tư thế chó con trong đường sinh dục...............................................................12
1.7.2. Đẻ khó do hẹp khung xương chậu............................................................................13
1.7.3. Đẻ khó do tử cung co bóp kém................................................................................13
1.7.3.1. Tử cung co bóp kém do nguyên nhân nguyên phát...............................................13
1.7.3.2. Tử cung co bóp kém do nguyên nhân thứ phát.....................................................13
1.8. CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẺ KHÓ........................14
1.8.1. Biện pháp dùng thuốc...............................................................................................14
1.8.2. Biện pháp can thiệp bằng tay....................................................................................15
1.8.3 Can thiệp bằng phẫu thuật.........................................................................................16

CHƯƠNG II: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC TẬP...........................17
2.1. Phương tiện thực tập....................................................................................................17
2.1.1. Thời gian...................................................................................................................17
2.1.2. Địa điểm thực tập.....................................................................................................17
2.1.3 Đối tượng thực tập.....................................................................................................17
2.4.1. Dụng cụ....................................................................................................................17
2.4.2. Vị trí xây dựng.........................................................................................................19
2.4.3. Khí hậu....................................................................................................................19
2.4.4. Quy mô hoạt động...................................................................................................19
2.4.5 Thuốc thú y tại trạm.................................................................................................20
2.2. Phương pháp thực tập.................................................................................................20
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ THẢO LUẬN......................................................................21
3.1. Biện pháp phòng và điều trị tại trạm thú y.................................................................21
3.2. Một số trường hợp đẻ khó tại trạm...........................................................................21

3


3.2.1. Nguyên nhân..........................................................................................................21
3.2.2. Triệu chứng............................................................................................................22
3.2.3.Tỷ lệ chó đẻ khó theo giống ...................................................................................22
3.3. Phương pháp thực hiện..............................................................................................23
3.3.1. Vật liệu và dược phẩm............................................................................................23
3.3.2.Tại phòng khám.......................................................................................................24
3.3.3. Tại phòng phẫu........................................................................................................24
3.3.4. Chuẩn bị trước khi phẫu thuật.................................................................................25
3.3.5. Tiến hành mổ...........................................................................................................25
3.3 6. Chăm sóc hậu phẫu..................................................................................................29
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................30
4.1. Kết luận......................................................................................................................30

4.2. Kiến nghị....................................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................31

.

4


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bàng 1.4 Số liệu căn bàn về sinh lý sinh sàn cùa chó cái...................................................10
Bảng 3.1 Nguyên nhân đẻ khó............................................................................................21
Bảng 3.2 Triệu chứng đẻ khó.............................................................................................22
Bảng 3.3 Tỷ lệ chó đẻ khó theo giống...............................................................................22

5


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1.1 Cấu tạo cái cơ quan sinh dục chó cái.....................................................................3
Hình 1.2 Vị trí thai chó "làm tổ" ở hai sừng tử cung...........................................................5
Hình 1.3 Chó cái và đực đang giao phối..............................................................................7
Hình 1.4 Sữa màu trắng đặc trưng biểu hiện chó sắp đẻ....................................................11
Hình 1.5 Đầu chó con nghẹo ra sau...................................................................................13
Hình 1.6 Tư thế can thiệp bằng tay....................................................................................15
Hình 2.1 Lò hấp khử trùng.................................................................................................18
Hình 2.2 Dụng cụ mổ.........................................................................................................18
Hình 2.3 Trạm thú y chụp từ phía trước.............................................................................19
Hình 2.4 Khu vực điều trị ở bên trong................................................................................20


Hình 2.5 Các khu vực để thuốc................................................................................20
Hình 3.1 Hình ảnh một số loại thuốc dùng trong phẫu thuật...................................23
Hình 3.2 Đưa con vật lên bàn và tiến hành mổ.................................................................26
Hình 3.3 Đưa chó con ra ngoài.........................................................................................27
Hình 3.4 Chó con sau khi mổ lấy thai...............................................................................28
Hình 3.5 Đang tiến hành may tử cung..............................................................................29
Hình 3.6 Kết thúc bằng đường may da ở thành bụng.......................................................29
Hình 3.7 Chó mẹ cho con bú sữa đầu...............................................................................30

6


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta đang trong thời kỳ phát triển theo xu hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới và
khu vực. Theo xu hướng mở cửa hội nhập toàn cầu, nhiều giống vật nuôi nói chung và
chó nói riêng đã được nhập vào nước ta làm phong phú hơn sự đa dạng sinh học.
Chó là con vật thông minh, trung thành, rất mến chủ. Nhờ vậy, chó không chỉ đơn thuần
là những vật nuôi thông thường mà trở thành thú cưng, làm bạn, thành viên trong gia đình
của con người.
Tuy nhiên, chó được chăm sóc nhiều nhưng vẫn khó tránh khỏi những trường hợp khó
khăn như bệnh tật và khó khăn trong việc sinh đẻ. Vì thế, việc chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe cho chó cũng rất được quan tâm và xem trọng hiện nay.
Xuất phát từ việc yêu thích động vật và tinh thần muốn tìm hiểu, học hỏi những biện
pháp, kỹ thuật ngoại khoa can thiệp, giúp đỡ chó trong việc sinh đẻ cùng với mong muốn
bảo vệ cho những chó cưng sắp được làm mẹ và giúp những chó con được sinh ra an toàn
và khỏe mạnh nên đề tài: “THEO DÕI KẾT QUẢ MỔ LẤY THAI (CESAREAN
SECTION) TRÊN CHÓ TẠI TRẠM THÚ Y LIÊN QUẬN NINH KIỀU - BÌNH
THỦY”được tiến hành.


1


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ THỂ HỌC
1.1.1 Cơ thể học vùng bụng
- Ở chó vùng bụng có da mỏng.
- Bên dưới có phần mô liên kết mỏng.
- Kế đến là cơ thẳng bụng: 2 cơ nằm song song với mặt dưới bụng, chạy dài từ xương ức
đến phần trước xương mu.
- Đường trắng (đường giữa) là một lằn mô sợi, do 2 lớp màng cân của cơ thẳng bụng
hợp thành, ở đây không có huyết quản lớn, nhưng da và cơ lân cận có nhiều mạch máu
giúp đường mổ mau lành.
1.1.2. Cơ thể học vùng hông
Từ ngoài vào trong gồm các cấu tạo sau:
- Da: Tương đối mỏng.
- Mô: Liên kết dưới da.
- Cơ nghiêng bụng ngoài: chạy xéo từ trên sống lưng xuống dưới về phía sau.
- Cơ nghiêng bụng trong: Chạy từ lưng xuống dưới về phía trước. Chạy gần vuông góc
với cơ nghiêng bụng ngoài.
- Cơ ngang bụng: hướng sợi cơ chạy ngang qua vùng bụng, cơ này nằm trong và tiếp
giáp với phúc mạc.
- Lớp phúc mạc: rất mòng và ở trong cùng.
1.2. CẤU TẠO CƠ QUAN SINH DỤC CHÓ CÁI

2


Các cơ quan của bộ máy sinh dục chó cái bao gồm:


3


1.2.1 Dây rộng
Hình 1.1 Cấu tạo cái cơ quan sinh dục chó cái
()

Hai dây rộng tử cung là những nếp gấp phúc
mô để treo các cấu tạo sinh dục bên trong, trừ âm
đạo. Mỗi dây gồm 3 phần:
- Màng treo từ cung:

1.2.2 Noãn sào (buồng trứng)

Bắt nguồn từ phần trên xương chậu và vùng
dưới thắt lưng để bám vào cạnh của đoạn trước
Là 2 cơ quan hình trứng nằm trong 2 túi buồng trứng (hình hạt đậu), phía sau thận và
âm đạo, cổ tử cung, thân và sừng tử cung.
nằm 2 bên xoang bụng. Mỗi buồng trứng dính bởi dây riêng vào tử cung và bởi dây treo
vào cân mạc ngang của bụng, ngay phía trong của
xương
Mặt ngoài buồng
- Màng
treosườn
ốngchót.
dẫn trứng:
trừng tròn lồi, mặt trong là đường đi vào của các mạch máu và dây thần kinh gọi là tể
Nối tiếp phần trên để bám vào các ống dẫn
noãn.

trừng, tạo với màng treo buồng trứng thành túi
Phần lớn noãn sào được màng bụng bao phủ.buồng trứng.
Mô liên kết tạo nên sườn của noãn sào. Xen kẽ- Màng
với hệtreo
thống
mô liên
kết này có nhiều
buồng
trứng:
nang noãn chứa noãn ở nhiều giai đoạn khác nhau. Noãn trưởng thành có kích thước lớn,
phần
thành
phía
trong của
lớp bao bên ngoài noãn mỏng dần do các lớp tếLà
bào
tiêudây
biếnrộng
đi vàlàm
chứa
mộtvách
lượng
dịch
túi buồng trứng. Túi buồng trứng là túi phúc mô
nhất định.
mỏng, thành bao bọc và chứa đựng buồng trứng.
Các nang noãn chính gọi là nang Graaf và trồi
bề mặt
sào,
có thể

đượckhe hẹp ở
Túilên
thông
vàonoãn
xoang
phúc
mô thấy
qua một
bằng mắt thường. Khi nang Graaf vỡ, sẽ phóng
thích
noãn gọi là sự rụng trứng.
mặt
trong.
Khi nang noãn vỡ, xoang của nang sẽ đọng máu gọi là hồng thể. Sau đó lớp tế bào của
nang phát triển và tích nhiều mô mỡ gọi là thể vàng hay hoàng thể. Nếu thụ thai, thể vàng
sẽ phát triển rất lớn và tồn tại lâu. Nếu không có sự thụ thai, hoàng thể sẽ teo dần và cuối
cùng tạo thành một sẹo gọi là bạch thể.
Buồng trứng có chức năng sản sinh các noãn sào và các kích thích tố sinh dục cái.
1.2.3. Ống dẫn trứng
Hay còn gọi là vòi Fallope, là một ống ngoằn nghèo nối chuyền từ buồng trứng đến tử
cung. Ở đầu sau ống dẫn trứng có đướng kính nhỏ nhưng càng về phía noãn sào, càng lớn
dần, đến buồng trứng nở rất rộng, bao phủ phần lớn noãn sào. Phần mở rộng này gọi là
loa vòi hay phểu ống dẫn trứng. Ở khoảng giữa, loa có một nếp gấp thông với một lỗ nhỏ
gọi là lỗ bụng vòi.
Trứng rụng sẽ rơi vào phểu vào ống dẫn trứng và đi tiếp vào tử cung.
Cấu tạo ống dẫn trứng gồm 3 lớp:
- Lớp áo trơn bên ngoài, dính trực tiếp với màng treo ống dẫn trứng.
- Lớp cơ gồm 2 lớp: cơ dọc ở ngoài và cơ vòng ở trong.

4



- Lớp niêm mạc trong cùng: có nhiều nếp gấp, cấu tạo gồm những tế bào trụ có tiên
mao. Các tiên mao có chức năng hướng trứng vế phía tử cung.
Sự thụ tinh xảy ra ở khoảng 1/3 trên của ống dẫn trứng.
1.2.4. Hình thái tử cung
Tử cung là nơi chứa bào thai.
Là một ống cơ rỗng, nằm phần lớn trong xoang bụng, phần sau nằm trong xoang chậu.
Nối giữa ống dẫn trứng và âm đạo là nơi tiếp nhận trứng, nuôi dưỡng, che chở bào thai,
tạo cơn rặn co thắt tống thai ra ngoài. Tử cung chia làm 3 phần:
- Sừng tử cung:
Gồm 2 sừng cho 2 ống dẫn trứng phía trước. Các sừng nằm hoàn toàn trong xoang
bụng. Các sừng thường bị ép sát vào thành bụng bởi ruột. Sừng tử cung nhỏ ở phía trước
và rộng dần về phía sau.
- Thân tử cung:
Nằm một phần trong xoang bụng, 1 phần trong xoang chậu. Đường kính của thân tử
cung lớn hơn sừng nhưng ngắn hơn. Thân là nơi tiếp nhận 2 sừng. Mặt trên tiếp giáp với
trực tràng, mặt dưới tiếp giáp với bàng quang.
- Cổ tử cung:
Là phần hẹp ở phía sau nhưng có thành rất dày. Cổ tử cung nối với âm đạo.
Từ ngoài vào trong cấu tạo cổ tử cung gồm 3 lớp:
+ Lớp cơ trơn: liên tục với dây rộng tử cung.
+ Lớp cơ: Là cơ trơn gồm cơ dọc ở ngoài mỏng và cơ vòng ở trong dày hơn. Giữa hai
lớp có một lớp mô liên kết chứa nhiều mạch máu. Áo cơ dày nhất ở cổ tử cung.
+ Lớp niêm mạc: màu hồng, với nhiều tế bào tiết dịch nhầy và có lông mao. Khi cơ
hoạt động, các tiên mao đẩy dịch nhầy về phía sau.
Hai màng treo tử cung (màng rộng tử cung) ở hai bên. Liên kết tử cung với thành trên
của xoang bụng và xoang chậu. Trên dây rộng này chứa rất nhiều mạch máu, dây thần
kinh.
- Dây tròn:


5


Xuất phát ở cạnh dưới sừng tử cung đến nối với đáy thành bụng chỗ vòng bẹn sâu của
kênh bẹn.

Hình 1.2 Vị trí thai chó "làm tổ" ở hai sừng
tử cung.

1.2.5. Âm đạo
Phần tiếp nối phía sau của cổ tử cung, là đường đi của bào thai, nơi tiếp nhận cơ
quan sinh dục của thú đực, nằm hoàn toàn trong xoang chậu. Là một ống cơ có tiết diện
dãn nở rất lớn. Nếu nhìn từ phía ngoài rất khó phân biệt ranh giới giũa âm đạo và tử
cung.
Phía trên của âm đạo tiếp xúc với trực tràng, phía dưới với bàng quang và ống thoát
tiểu.
Phía sau của âm đạo nối với âm hộ tại một bờ liên kết, có lỗ của ống thoát tiểu từ
bàng quang đổ vào.
Âm đạo có cấu tạo gồm 3 lớp:
- Áo trơn ở bên ngoài, gồm phần lớn là mô liên kết đàn hồi, phía trước được phần sau
màng bụng bao phủ.
- Áo cơ gồm có 2 lớp: cơ dọc ở ngoài và cơ bụng ở trong.
- Lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp dọc, nhờ đó âm đạo có thể tăng đường kính rất lớn.
1.2.6. Tiền đình

6


Là giới hạn của phần cuối âm đạo và âm hộ phía sau. Phía trước tiền đình có một nếp

gấp gọi là màng trinh. Sau màng này ở phía dưới có lổ mở ra của ống thoát tiểu. Hai bên
ống thoát tiểu có 2 thể xốp. Chứa nhiều mạch máu và có thể cương lên như dương vật.
1.2.7. Âm hộ
Là cửa sau của cơ quan sinh dục cái, nằm dưới hậu môn. Bên ngoài là lớp da chứa sắc
tố. Cửa mở của âm hộ có hình bầu dục, hai bên là 2 môi. Mép dưới âm hộ có một thể
tròn, nằm trong một xoang nhỏ đó là âm vật (hay dấu vết của dương vật trên thú đực).
1.2.8. Nhũ tuyến
Có nguồn gốc là tuyến da, hoạt động liên hệ chặt chẽ với cơ quan sinh dục. Tuyến vú
của thú có thể trải dài từ ngực đến bẹn. Mỗi tuyến vú là sự tập hợp của 10 - 15 tuyến
nhỏ (có ống tiết riêng biệt), nằm xen trong mô liên kết với vú.
Có khoảng từ 4 đôi tuyến vú từ ngực đến bẹn, mỗi núm vú có từ 8- 12 bể sữa.
Bên ngoài của một tuyến vú có hình nón, đáy liên kết với thành bụng, đỉnh hướng
xuống dưới và tận cùng bằng núm vú. Núm vú là nơi thông ra ngoài của tuyến vú.
Lớp mô liên kết của nhũ tuyến bám chặt vào dưới thành bụng, ăn sâu vào vú và chia
thành nhiều thùy.
Mô tuyến ở bên trong có màu vàng hay màu hồng xám. Các chùm tuyến sẽ có ống
thông với một xoang rộng ở phái dưới gọi là xoang sữa hay bể sữa. Bể sữa thông ra
ngoài bởi các núm vú.
Máu đến vú từ động mạch thẹn sau đó theo các tĩnh mạch thẹn rồi đổ về tĩnh mạch
chủ sau. Ngoài ra, tuyến vú còn có sự chi phối của các mạch máu vùng ngực và bụng.
1.3. CHU KỲ ĐỘNG DỤC CỦA CHÓ CÁI

Hình 1.3 Chó cái và7đực đang giao phối


Chu kỳ động dục đầu tiên khi chó từ 6- 12 tháng tuổi. Những giống chó kiểng nhỏ con
thì bắt đầu lúc 6 - 9 tháng tuổi; tuy nhiên, trên một giống chó lớn con, chu kỳ động dục có
thể bắt đầu lúc 2 năm tuổi.
Chu kỳ lên giống 2 lần/năm. Thời gian động dục trung bình ừ 10 - 20 ngày.
Thời gian phối giống thích hợp vào ngày lên giống thứ 9 đến ngày thứ 13 kể từ khi phát

hiện động dục.
Thời gian mang thai từ 57 – 63 ngày. Số con bình quân trong 1 lứa đẻ từ 4 – 6 con.
Theo Nguyễn Văn Thành (2004), có 4 giai đoạn biểu hiện động dục trong 2 chu kỳ,
thông thường chu kỳ xảy ra sau giai đoạn nghỉ ngơi kéo dài 15 tuần.
*Giai đoạn tiền động dục:
Xảy ra trước giai đoạn động dục.
Kéo dài từ 8- 13 ngày.
Tăng kích thước cơ quan sinh dục, có sự phát triển của nang trứng, làm thoái hóa hoàng
thể của chu kỳ trước.
Tử cung phát triển lớn, niêm mạc tử cung xung huyết, phù nề và các tuyến tử cung tăng
tiết.
Giai đoạn này chó có biểu hiện sưng âm hộ do phù xung huyết và có dịch màu hồng.
*Giai đoạn động dục:
Sự bắt đầu và kết thúc giai đoạn này là thời điểm đánh giá chính xác duy nhat61cua3
chu kỳ động dục và dùng để xác định chiều dài của chu kỳ:
+ Chó cái có biểu hiện tìm đực và đứng yên cho đực giao phối.
+ Những tuyến ở tử cung, cổ tử cung và âm hộ tăng tiết dịch nhầy, biểu mô âm hộ và tử
cung xung huyết, cổ tử cung mở (giúp tinh trùng đi qua).
Theo các chuyên gia nên giao phối kép ngày 10 và ngày 12 hoặc ngày 11 và ngày 13 kể
từ ngày đầu tiên có biểu hiện động dục là hiệu quả.
*Giai đoạn sau động dục:

8


Kéo dài khoảng 2 tháng, nhìn chung bộ phận sinh dục trở lại bình thường nếu chó không
mang thai, chó cái không muốn gần đực, không cho nhảy lên lưng, không tiết dịch.
Ngược lại chó có thai thì hàm lượng estrogen giảm dần, thể vàng xuất hiện và phân tiết
progesterone, các tế bào biểu mô dần sừng hóa, cổ tử cung dần dần đóng lại.
*Giai đoạn nghỉ ngơi:

Nang phát triển ở mức thấp nhất.
Hoàng thể thoái hóa, dịch tiết ít và dính, cổ tử cung đóng.
Niêm mạc âm hộ nhợt nhạt.
Kéo dài khoảng 4 tháng.
Thời gian sinh sản của chó cái kéo dài 8 – 12 năm.

1.4. MỘT VÀI SỐ LIỆU VỀ SINH LÝ SINH SÀN CÙA CHÓ CÁI
Bàng 1.4. Số liệu căn bàn về sinh lý sinh sàn cùa chó cái

STT
1
2
3
4
5

6
7
8
9

Chỉ tiêu
Tuồi thành thục cùa chó cái
Tuồi trường thành
Thời gian động dục
Khoàng cách giữa 2 kỳ động dục
Số con trong một lứa
+ Giống nhò vóc
+ Giống vóc trung bình
+ Giống lớn vóc

Thời gian cho sữa
Tuồi dứt sữa
Mùa phối giống
Tuồi thọ

(1) Theo Spira H.R, (1988)

9

Bình quân
10 tháng
1 năm
8 ngày
6 - 8 tháng

Biến động
7 - 13tháng (1)
7 - 13 tháng (2)
6 – 10 ngày (1)
59 – 66 ngày (1)

3 - 4 con
6 – 7 con
7 - 8 con
6 tuần
8 - 9 tuần
Tháng 1,2
13 - 17 năm

1 - 5 con (1)

2 – 10 con (1)
3 – 10 con (1)
5- 8 tuần (1)
5- 8 tuần (2)
5- 8 tuần (1)
Tới 34 năm (2)


(2) Theo John B. Smith and Soesanto Mangkoevidjojo, (1987). (Được trích dẫn bời Lê
Văn Thọ, 1995)
1.5. DẤU HIỆU CHÓ SẮP SANH
- Hai đến ba ngày trước ngày dự kiến sanh,chúng ta nên tiến hành kiểm tra thân nhiệt của
chó mẹ vào mỗi buổi sáng. Khi còn khoảng 12 - 18 giờ trước khi sanh, thân nhiệt chó mẹ
hạ từ nhiệt độ bình thường 38,5°C xuống còn 37,5°C hoặc thấp hơn. Tuy nhiên trong một
số trường hợp thì thân nhiệt chó mẹ vẫn bình thường. (Theo Feldman EC (1987)).
- Từ 12 - 24 giờ trước khi sanh, chó mẹ trở nên bồn chồn, bức rức. Chó mẹ hay cào cấu,
có thể bỏ ăn.
- Theo Nguyễn Thị Minh An và cộng sự (2000), vài giờ trước khi sanh có thể thấy xuất
hiện sữa đầu.

Hình 1.4 Sữa màu trắng đặc trưng biểu hiện chó
sắp đẻ.

1.6. QUÁ TRÌNH SANH
Quá trình sanh có thể chia làm 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Mở cổ tử cung (chuẩn bị)
Theo Nguyễn Văn Thành (2004), một số giống chó thì giai đoạn này không quan trọng,
tuy nhiên vài giống chó giai đoạn này kéo dài 3 - 24 giờ, đặc biệt ở những thú đẻ lần đầu
có thể kéo dài đến 36 giờ (Theo Cathrina Linde Foesberg và Annelie Eneroth, 1994), thai
được di chuyển đến xương bồn chậu, màng nhau đến cổ tử cung mới rách.


10


Ở giai đoạn này, thân nhiệt thú thường thấp hơn bình thường, âm đạo và cổ tử cung giãn
nở. Theo Pamela A.Davol (2000), thân nhiệt thú giảm do sự giảm hàm lượng
progesterone trong máu.
Tử cung co thắt từng cơn nhưng không có dấu hiệu của sự co thắt thành bụng. Thú trở
nên bứt rứt, khó chịu.
Giai đoạn 2: Tống thai
Tùy thuộc vào số lượng chó con, thông thường kéo dài từ 6 - 12 giờ.
Khi chó con đầu tiên đến vùng xương bồn chân, thì cơn rặn đẻ mạnh hơn, bọng đái
trống, màng nhau rách tạo sự trơn trượt đường sinh dục, nếu tống thai có cả bọc nhau, chó
mẹ sẽ dùng răng cắn xé ăn lại bọc nhau và dây rốn, liếm sạch chó con, chó cái rời ổ và
quay lại sau khi có cơn rặn tiếp.
Chó con thứ 2 được tống ra bất cứ lúc nào đến 2 giờ sau, đôi khi dài hơn (cần can thiệp
khi quá 2 giờ).
Có 3 dấu hiệu cho biết chó mẹ đã vào giai đoạn 2 của quá trình sanh:
- Có sự chảy dịch thai ở âm hộ.
- Thành bụng co thắt.
- Thân nhiệt trở về bình thường (Theo Cathrina Linde Foesberg và Annelie Eneroth,
1994).
Giai đoạn 3: Tống nhau
Sau mỗi lần tống thai 15 phút, nhau thường được tống ra, một vài trường hợp có thể tống
ra cùng với chó con kế tiếp, đôi khi ra cả bọc nhau chứa chó con bên trong.
Chó mẹ ăn lại lá nhau và liếm sạch nước ối của mình, đây là vấn đề xác định và biết khi
chó mẹ bị sót nhau.
1.7. SỰ ĐẺ KHÓ
Theo Sille VM (1983), khi quá trình đẻ bị kéo dài thì gọi là đẻ khó. Theo Darvelid và
Linde Forberg (1994), đẻ khó trên chó có thể là do sự tắt nghẽn hoặc do tử cung co bóp

yếu, chó mẹ không đủ lực co bóp để tống thai ra ngoài. Đẻ khó thường xảy ra đối với chó
con đầu tiên trong lứa đẻ.
Các dấu hiệu của sự đẻ khó:

11


- Thú cố gặng thât mạnh nhưng vẫn không đẻ được sau 30 - 60 phút.
- Thời gian chờ đẻ giữa hai chó con lâu hơn 4 giờ.
- Thú thôi không rặn đẻ, mệt mỏi kết hợp với thân nhiệt cao hơn 39,5°C hao85c thấp hơn
37,5°C.
- Âm đạo chó mẹ tiết ra dịch màu xanh đậm hoặc dịch nhầy có máu trước khi sanh con
đầu tiên.
Đẻ khó hiếm khi xảy ra ở những chó khỏe mạnh, thể trạng tốt. Tuy nhiên nó thường xảy
ra ở những chó cái mập, béo phì. Đó là lý do quan trọng tại sao thường hay ngăn ngừa sự
tăng trọng thái quá ở chó cái trong thời gian mang thai.

1.7.1. Đẻ khó do tắc nghẽn cơ quan sinh sản
Thường có hai nguyên nhân chính là do chó con quá lớn hoặc chó con không có vị trí
đúng trong tử cung.
1.7.1.1 Do chó con quá lớn
Chó con có kích thích ngoại cỡ, thường xuất hiện chỉ vài con trong một lứa đẻ, đặc biệt
ở những lứa đẻ đơn thai. Đôi khi hiện tượng này cũng xuất hiện khi chó cha có kích cỡ
quá lớn so với chó mẹ hoặc do chó con mắc một số bệnh bẩm sinh như bệnh tràn dịch
não.
Sự nghẽn thường xảy ra do sự kết hợp của thai lớn và đường sinh dục hẹp. Những
nguyên nhân gây hẹp đường sinh dục bao gồm hẹp khung chậu, hẹp âm đạo, bướu âm đạo
hoặc có tiền sử bị gãy xương chậu.
1.7.1.2. Do tư thế chó con trong đường sinh dục
Tư thế của thai bình thường gọi là “thai thuận”. Chó con đưa 2 chân ra trước và đầu đưa

ra ngoài âm hộ hoặc đưa cả 2 chân sau và mông ra ngoài âm hộ.
Các tư thế bất thường của chó con:

12


- Tư thế đẻ ngược: Chân sau và mông chó con ra trước. Tuy nhiên tư thế này đôi khi
không gây nên đẻ khó.
- Tư thế mông ra trước: Có thể gây đẻ khó.
- Tư thế nghẹo đầu ra sau hoặc bên hông: Có thể gây đẻ khó.

Hình 1.5 Đầu chó con nghẹo ra sau
( />
1.7.2. Đẻ khó do hẹp khung xương chậu
Sự tắc nghẽn thường xảy ra do sự kết hợp của thai lớn và đường sinh dục hẹp. Những
nguyên nhân gây hẹp đường sinh dục bao gồm hẹp khung chậu, hẹp âm đạo hay:
- Cơ thể chó cái tơ chưa phát triển hoàn chỉnh và được cho phối giống sớm.
- Chó có xương chậu hẹp là do bẩm sinh (di truyền) hay do còi cọc, suy dinh dưỡng (nhất
là giai đoạn sơ sinh), chó nhỏ vóc...
1.7.3. Đẻ khó do tử cung co bóp kém
Tử cung co bóp kém là một nguyên nhân quan trọng gây nên đẻ khó, có thể do nguyên
phát hoặc thứ phát.
1.7.3.1. Tử cung co bóp kém do nguyên nhân nguyên phát
Thường do những nguyên nhân sau:
- Tử cung chó mẹ căng quá mức do thai có chứa quá nhiều con.
- Chó mẹ bị stress hay quá lo âu ở lần đẻ đầu tiên.

13



- Chó mẹ thiếu calcium.
- Chó mẹ quá suy nhược hay thể trạng kém...
1.7.3.2. Tử cung co bóp kém do nguyên nhân thứ phát
Thường do cơ thể thú mẹ quá mệt sau khi cố gắng rặn đẻ trong một thời gian dài, chó
mẹ không còn đủ sức để rặn nữa. Trong trường hợp này, chó mẹ thường được chỉ định mổ
thai lấy con.
Ngoài ra đẻ khó còn do sự tăng hoặc giảm của cơn co tử cung. Cơn co tử cung tăng
thường do chướng ngại cản trở lối ra của bào thai hoặc dùng thuốc không đúng kỹ thuật.
Cơn co tử cung giảm, thường gặp ở sanh đầu, cơ địa yếu, thiếu dinh dưỡng... hoặc do quá
lo lắng hay sợ hãi (Lê Văn Điền, 2000).

1.8. CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẺ KHÓ
1.8.1. Biện pháp dùng thuốc
- Trong phương pháp này ta dùng thuốc oxytocin để kích thích tử cung co thắt trong
trường hợp tử cung co thắt kém và thúc đẩy sự hiện diện của thai kế tiếp tại khu vực
xương chậu. Nó cũng thúc đẩy sự tống nhau thai cũng như các dịch hậu sản trong quá
trình sinh đẻ. Liệu pháp này tuyệt đối không được sử dụng trong trường hợp đường sinh
dục bị tắc nghẽn và được sử dụng sau khi khám âm đạo.
- Theo Cathrina Linde Foesberg Vaf Annelie Eneroth (1994), oxytocin với liều 2 - 5
UI/con thường được sử dụng với đường tiêm bắp. Sau khi tiêm, thú được cho nghỉ ngơi
10 - 15 phút. Liều nhắc lại có thể áp dụng sau 20 - 30 phút. Thông thường liều đầu tiên đã
có thể đạt được hiệu quả mong muốn.
- Lo sợ cũng ảnh hướng đến tiến trình đẻ trên chó. Do vậy nên đặt chó tại môt nơi yên
tĩnh và thoải mái (Pamela A.Davol, 2000).
- Dùng oxytocin trong trường hợp sau:
+ Kiểm tra thấy cổ tử cung đã mở.

14



+ Chó đã tự đẻ ra được vài con.
+ Qua chụp hình X - Quang xác định còn ít con, nằm đúng tư thế và đã di chuyển đến
xương chậu.
+ Sau khi can thiệp bằng kéo thai do thai lớn, sai tư thế, giúp chó tiếp tục đẻ tự nhiên cho
những con sau.
1.8.2. Biện pháp can thiệp bằng tay
Sau khi kiểm tra, nhận định tư thế bất thường của thai, các trở ngại và quyết định can
thiệp bằng cách kéo thai, chúng ta tiến hành như sau:
- Cột miệng chó lại và nhờ người chủ giữ đầu chó.
- Bôi trơn âm đạo và tay đã đeo găng tiệt trùng.
- Xoa bóp vùng bụng làm tăng hiệu quả, kích thích tử cung co bóp và tạo lực ép đẩy thai
ra ngoài.
(1) Đối với trường hợp đầu thai đưa ra trước:
+ Đưa ngón trỏ và ngón giữa hướng tới đầu bào thai. Nếu chân đưa ra không đúng thì
phải chỉnh lại cho đúng rồi mới lôi chó con ra.
+ Dùng pince đỡ đẻ không có mấu, kẹp vào hàm dưới kéo thai ra.
+ Dùng móc (móc tử cung) đưa qua miệng, móc vào hàm dưới và ngón trỏ tay còn lại
nâng hàm dưới lên nhằm tránh làm đứt hàm dưới hoặc lưỡi của thai.

Hình 1.6 Tư thế can thiệp bằng tay
( />
15


(2) Đối với chó con đưa đuôi ra trước:
+ Dùng ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, chèn ngón giữa vào giữa hai chân tại khuỷu
chân, ngón trỏ và ngón áp út còn lại áp chặt 2 chân chó con vào nhau, rồi từ từ kéo theo
cơn co rặn đẻ.
+ Dùng pince không mấu kẹp vào khuỷu chân lần lượt kéo chân trái, rồi dùng chân phải
để thai có thể chui qua được hố chậu.

Khi kéo thai cần bĩnh tĩnh, kiên nhẫn, không quá mạnh tay, khéo léo. Thường can thiệp
bằng tay trước, nếu không đủ với tới bào thai thì mới sử dụng dụng cụ.
Hướng kéo thai thường song song với xương sống hoặc với giống chó bụng võng thì có
thể kéo theo hướng xéo lên và kéo theo cơn rặn cho tới khi bào thai ra được hố chậu hoàn
toàn.
- Khi kéo thai cần chú ý đến tư thế và chiều hướng của thai phải hoàn toàn bình thường.
Kéo thai phải phối hợp với từng cơn rặn của chó mẹ.
- Đối với trường hợp xác định còn kẹt một con và đã chết (do kẹt và vỡ ối quá lâu) thì có
thể kéo từng mảnh ra ngoài, rồi kết hợp tiêm oxytocin để giúp tử cung co bóp thải ra các
sản dịch ra ngoài nhanh chóng hơn.
Sau khi kéo được thai ra, cắt rốn thì tiến hành kéo nhau. Khi kéo nhau cần nhẹ nhàng và
ấn tay vào niêm mạc cổ tử cung để ngăn trường hợp trong lúc đó có thể sẽ lôi và lộn tử
cung ra ngoài.
1.8.3 Can thiệp bằng phẫu thuật
Sau khi đã can thiệp bằng tay để kéo thai ra mà không đạt kết quả thì phẫu thuật để lấy
thai là biện pháp hữu hiệu nhất. Khi quyết định mổ lấy thai vấn đề cần quan tâm là
phương pháp vô cảm cho thú mẹ. Theo Lê Văn Thọ (2006) việc sử dụng thuốc mê cấp
qua đường tiêm để mổ lấy thai dù mổ thật nhanh nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của thuốc
mê đến chó con nhưng thực tế chó con vẫn bị ảnh hưởng. Do đó phương pháp vô cảm
được sử dụng được sử dụng làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu dùng thuốc an thần kết hợp với gây tê tại chỗ hoặc gây tê ngoài màng
cứng cao.
- Sau khi đã mổ và đem hết chó con ra ngoài, lúc này có thể sử dụng liều gây mê nhẹ để
giảm đau cho thú, dễ dàng cho việc may tử cung và thành bụng lại.

16


CHƯƠNG II
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC TẬP

2.1. PHƯƠNG TIỆN THỰC TẬP
2.1.1. Thời gian
Quá trình đi thực tập từ ngày 13/11/2017 - 03/12/2017.
2.1.2. Địa điểm thực tập
Trạm thú y liên quận Ninh Kiều - Bình Thủy, số 24 Nguyễn Trãi, Quận Ninh Kiều,
Thành phố Cần Thơ.
2.1.3. Đối tượng thực tập
Các chó cái mang thai có dấu hiệu đẻ khó được người nuôi đem đến khám.
2.4.1. Dụng cụ
- Dụng cụ dùng để chẩn đoán lâm sàng: nhiệt kế, ống nghe, bàn khám...
- Dụng cụ phẫu thuật:
+ Lò hấp khử trùng.
+ Bàn mổ, dao mổ, dụng cụ banh vết mổ, khăn trùm phẫu thuật.
+ Kéo phẫu thuật, kéo cắt lông, dụng cụ cạo lông.
+ Pince cầm kim, Pince cầm máu, Pince kẹp thai (Có mấu, không mấu).
+ Kim may cong có mũi tròn, mũi tam giác các kích cỡ.
+ Nhíp (có mấu, không mấu).
+ Dây truyền dịch.

17


×