Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.03 KB, 18 trang )

Ngày soạn :

Ngày dạy :

Tiết 29.
PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN
( tiết 1 )
I.Mục tiêu :
1. Về kiến thức:
Nêu được khái niệm, nội dung quyền học tập, sáng tạo của CD.
2. Về kỹ năng:
Biết thực hiện và có khả năng nhận xét việc thực hiện các quyền học tập,
sáng tạo của công dân theo quy định của pháp luật.
3. Về thái độ:
Có ý thức thực hiện quyền HT, sáng tạo của mình; tôn trọng các quyền đó
của người khác
4.Những năng lực dự kiến sẽ hình thành cho học sinh
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tự học
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
GV: soạn bài và chuẩn bị các thiết bị dạy học cần thiết
HS : Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên
III. Quá trình tổ chức hoạt động học cho học sinh :
1. Các hoạt động đầu giờ .
Hoạt động khởi động:
* Mục tiêu:
- Kiểm tra hiểu biết ban đầu của học sinh về quyền học tập và sáng tạo của
công dân.Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh mong muốn tìm hiểu về quyền học
tập và sáng tạo của công dân.
- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.


* Nội dung: Theo dõi clip một bác nông dân chế tạo thành công máy cấy lúa
trên màn hình và thực hiện nhiệm vụ :
1. Bằng hiểu biết của mình em hãy cho biết clip trên đang phản ánh về
nội dung gì? tại sao nội dung này lại nhận được sự quan tâm như vậy?
* Sản phẩm mong đợi :
1


- Học sinh có thể trả lời được hoặc không
- Xuất hiện vấn đề cần tìm hiểu : Quyền học tập và sáng tạo của công dân
dược thể hiện như thế nào? Hiểu thế nào cho đúng về hai quyền này?
* Phương thức tổ chức hoạt động.
- Giáo viên ( GV ) hướng dẫn học sinh xem clip, trong qua trình xem, gv yêu
cầu học sinh ( HS ) ghi ra giấy vở những suy nghĩ cá nhân
- GV gọi một số học sinh trả lời cá nhân trước lớp . GV nêu ra vấn đề cần
tìm hiểu trong bài học .
*Điều chỉnh , bổ sung :
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2. Hình thành kiến thức .
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về quyền học tập
Mục tiêu : Nhận định đúng về nội dung cơ bản và ý nghĩa về quyền học tập của
CD, có khả năng nhận xét về việc thực hiện các quyền học tập của công dân theo
quy định của pháp luật, biết cách xử lí một số tình huống cụ thể. Hình thành cho hs
năng lực tư duy phê phán, năng lực hợp tác và xử lí thông tin.
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Phương thức tổ chức hoạt động :
Gv sử dụng phương pháp thảo luận nhóm
Gv chia lớp làm 4 nhóm và định hướng thời gian.

Gv chuẩn bị :
+ 2 tình huống được viết sẵn trên bảng phụ bằng giấy
Ao. 2 tình huống này có nội dung khác nhau tương ứng với 2
nội dung của Quyền học tập của công dân và nội dung câu hỏi
định hướng hình thành kiến thức .
+ 1 giấy Ao có dán một số hình ảnh, nội dung câu hỏi
định hướng hình thành kiến thức
+ 1 bảng phụ ghi quy định của pháp luật về quyền học
tập và nội dung câu hỏi định hướng hình thành kiến thức
-Tùy thuộc vào khả năng của mỗi lớp, tình huống sư
phạm mà thời gian có thể giao động từ 5 - 10 phút.
* Chuyển giao nhiệm vụ
2

Nội dung cần đạt
I. Quyền học tập và
sáng tạo của công
dân
1.Quyền học tập


Các nhóm đọc tình huống, xem hình ảnh, yêu cầu trong
bảng phụ, trao đổi và lần lượt trả lời câu hỏi trong bảng phụ .
Nhóm 1 :
+Tình huống 1 : Sau khi sinh con song chị Quế muốn đi
học cao học để có bằng thạc sĩ. Chị đem chuyện ra bàn với
chồng thì chồng chị phản đối ngay, anh nói: Phụ nữ học hết đại
học là được rồi cần gì phải học thêm nữa và không đồng ý cho
chị đi hoc. Nhưng chị vẫn quyết tâm thuyết phục chồng và đã
đạt được ước mơ của mình.

?Em có đồng ý với ý kiến ban đầu của chồng chị Quế
không ? Tại sao ?
? Việc chị Quế tiếp tục học cao học phù hợp với quyền
lợi chính đáng nào của công dân mà em biết ?
? Em hiểu nội dung quyền đó như thế nào ?
Nhóm 2:
Các em quan sát hình ảnh và cho biết
? Giữa các bức hình có điểm gì khác nhau mà điểm khác
nhau đó liên quan đến nội dung bài học hôm nay không
? Nội dung này được pháp luật quy định như thế nào

Học nghề đóng giầy

Học nghành Y

Học công nghệ thông tin

- Nhóm 3 :
+ Tình huống 2 : Một số bạn của An sau khi không thi đỗ
vào đại học đã tỏ ra bi quan, chán nản và cho rằng họ không
3


còn cơ hội học tập nữa, quyền học tập của họ thế là chấm dứt từ
đây. An thì lại thấy có vẻ như không đúng.
? Ý kiến các em thế nào
? Theo hiểu biết của các em, những người không thi đỗ
vào đại học còn có quyền được học tập nữa không ? Nếu có sẽ
học bằng con đường nào đây và phải căn cứ vào quy định nào
của pháp luật để được học


Nhóm 4 : Các em hãy đọc quy định sau và cho biết em hiểu
như thế nào về quy định này của pháp luật nước ta ? Em hãy
lấy ví dụ chứng minh ( có thể kèm theo hình ảnh )
“ Điều 10- Luật GD2005(SĐBS 2010). Quyền và nghĩa
vụ học tập của công dân
Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín
ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh
kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo
điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng
giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những
người có năng khiếu phát triển tài năng.”
* Thực hiện nhiệm vụ học tập :
- Các nhóm khẩn trương nhận nhiệm vụ, trao đổi , thống nhất
câu trả lời, có thể ghi nhanh phương án trả lời ra bảng phụ,
nháp .
+ Nhóm 1, 3 đọc tình huống, bày tỏ quan điểm và lí giải
được cho quan điểm của mình; tìm quy định của pháp luật về
vấn đề đang tìm hiểu và trình bày ý hiểu của mình về quy định
đó.
+ Nhóm 2 quan sát hình ảnh, suy ngẫm, trao đổi vói các bạn
trong nhóm , thống nhất ý kiến về điểm khác nhau trong các
bức ảnh, giải thichsuwj khác nhau và tìm được quy định của
pháp luật về nội dung này .
+ Nhóm 4 đọc nôi dung Điều 10- Luật GD2005(SĐBS
2010). Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân,đọc nội dung
câu hỏi , suy ngẫm, trao đổi với các bạn trong bàn, thống nhất ý
4



kiến làm nổi bật nên được nội dung mọi công dân đều được đối
xử bình đẳng về cơ hội học tập;lấy được ví dụ chứng minh.
( Nếu có hình ảnh minh họa thì càng tốt ) .
- GV quan sát các nhóm kịp thời phát hiện những khó khăn các
bàn gặp phải ( nếu có) để giúp đỡ; Đôn đốc tất cả học sinh tập
trung hợp tác thực hiện nhiệm vụ. Xử lí tình huống sư phạm
nếu có.
* Báo cáo kết quả và thảo luận.
- Hết thời gian thảo luận, GV yêu cầu hs ổn định vị trí, đại diện
csc nhóm lên báo cáo kết quả sản phẩm của nhóm mình .
- Gv hướng dẫn,khuyến khích cả lớp thảo luận, bổ sung, tương
tác và nêu những thắc mắc trong quá trình thảo luận ở mỗi nội
dung.
- GV giải đáp thắc mắc của học sinh .
* Tổng hợp, phân tích ,nhận xét , đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập :
- Gv nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm
- Trong quá trình nhận xét , đánh giá Gv có thể kết hợp với việc
giảng giải, cung cấp thêm thông tin liên quan đến nội dung bài
học,yêu cầu Hs cả lớp lấy thêm ví dụ, trả lời thêm câu hỏi ở
một số đơn vị kiến thức để nâng cao nhận thức cho học sinh
nếu cần thiết .
Nhóm 1:
Sản phẩm mong đợi : Không đồng ý với ý kiến của chồng chị
Quế vì pháp luật quy định vợ chồng có quyền bình đẳng trong
quan hệ nhân thân, đặc biệt đây lại là quyền học tập của công
dân. Pháp luật quy định mọi công dân có quyền học không hạn
chế, học từ tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học…
- GV hướng dẫn hs hoàn thiện sản phẩm và ghi nhớ kiến thức . - Pháp luật quy

định mọi công dân

quyền
học
không hạn chế, học
– HS ghi bài
từ tiểu học đến
trung học, đại học,
sau đại học…
- Gv yêu cầu Hs lấy thêm ví dụ về nội dung này.
- HS trả lời cá nhân.
- Gv nhận xét, đánh giá các ví dụ.
5


Nhóm 2 :
Sản phẩm mong đợi : Điểm khác nhau đó là mỗi hình ảnh minh
họa cho một ngành nghề khác nhau trong xã hội; liên quan đến
quyền học tập của công dân. Pháp luật quy định công dân có
thể học bất cứ ngành nghề nào …
- Căn cứ vào khả năng hiểu bài của các em mà Gv có thể yêu
cầu Hs lấy thêm hoặc không lấy thêm ví dụ về nội dung này.Gv
cũng có thể phân tích thêm nếu hs chưa hiểu bài.
- GV yêu cầu học sinh rút ra kết luận về quy định của pháp luật
về nội dung này
- GV ghi bảng, HS ghi bài.

Nhóm 3:
Sản phẩm mong đợi : những người không thi đỗ vào đại học
vẫn có quyền được học tập, họ có thể học đại học từ xa, học

trường dân lập, ôn sang năm thi tiếp...vì pháp luật quy định
công dân có quyền học thường xuyên học suốt đời .
- GV đặt thêm câu hỏi cho cả lớp :
? KÓ mét sè h×nh thøc GD-§T mµ em biÕt? Theo
em, Nhµ nước đưa ra c¸c h×nh thøc GD-§T khác
nhau nh»m môc ®Ých g×?
- HS dựa trên sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi cá nhân.
GV khuyến khích học sinh cả lớp tương tác,bổ sung .
Sản phẩm mong đợi :
Hệ công lập, dân lập, bổ túc, TTGDTx, hệ liên kết,…Nhằm
mục đích đảm bảo quyền học thường xuyên , học suốt đời của
công dân trên thực tế.
? Em hiểu quy định này như thế nào
- HS dựa vào kênh chữ trong SGK để trả lời câu hỏi cá nhân.
GV khuyến khích học sinh cả lớp tương tác,bổ sung,kết luận.
- GV ghi bảng, HS ghi bài.

- Gv chiếu hình ảnh sinh viên già nhất Việt Nam để minh họa
6

- Pháp luật quy
định công dân có
thể học bất cứ
ngành nghề nào
phù hợp với năng
khiếu, khả năng, sở
thích và điều kiện
của mình.

- Công dân có

quyền học thường
xuyên,học suốt đời


và chứng minh.

Nhóm 4 :
Sản phẩm mong đợi : Là một quy định mang tính nhân văn sâu
sắc. Mọi công dân không phân biệt giới tính tôn giáo,hoàn cảnh
địa vị xã hội , giàu nghèo…đều bình đẳng về cơ hội học tập . Ví
dụ trong trường,lớp học có rất nhiều dân tộc khác nhau nhưng
tất cả đều được học tập, trong đó còn có cả những học sinh
khuyết tật, hs hộ nghèo, dân tộc ít người…( hình ảnh minh
họa )
- GV đặt câu hỏi định hướng hình thành kiến thức
? Qua phần phân tích trên em hiểu thêm được những gì về
quyền học tập của công dân
- HS dựa vào kênh chữ trong SGK để trả lời câu hỏi cá nhân.
GV khuyến khích học sinh cả lớp tương tác,bổ sung,kết luận.

?Qua nôi dung phân tích ở trên em hãy cho biết em hiểu quyền
học tập của công dân là như thế nào?

- HS dựa vào nội dung phân tích,kết hợp sgk nếu cần để trả lời
câu hỏi cá nhân. GV khuyến khích học sinh cả lớp tương tác,bổ
sung,kết luận.

7

- Mọi công dân

được đối xử bình
đẳng về cơ hội học
tập.
- Là một trong các
quyền cơ bản của
con người;theo đó
mọi công dân đều
có quyền học từ
thấp đến cao, có thể
học bất cứ
ngành,nghề nào, có
thể học bằng nhiều
hình thức và có thể


- GV có thể chiếu bảng phụ , yêu cầu hs liên hệ thêm để củng
cố nội dung này .

- GV kết luận chung : Như vậy mọi công dân dù ở độ tuổi nào,
hoàn cảnh nào cũng đều có quyền được học tập. GV sử dụng
hình ảnh minh họa
Gv chiếu hình ảnh minh họa .

- GV đặt câu hỏi liên hệ: Em giải thích như thế nào về việc một
số bạn học sinh tại trường ta được hưởng chế độ hỗ trợ tiền ăn,
ở, CPHT còn một số bạn lại không được, đó có phải là không
công bằng không
+ HS vận dụng kiến thức trong bài trả lời cá nhân , có thể bổ
sung để hoàn thiện nhận thức
+ Sản phẩm mong đợi:Không mà ngược lại đây là chính sách

của Nhà nước để thực hiện công bằng trong giáo dục .
- GV cung cấp thêm thông tin để hs hiểu sâu sắc hơn :
- GV chiếu Điều 10- Luật GD2005(SĐBS 2010). “ Nhà nước thực hiện
công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành.
Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều
kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.
Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia
đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng

8

học thường xuyên,
học suốt đời; công
dân được đối xử
bình đẳng về cơ hội
học tập.


được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được
hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của
mình.”

- Gv đặt câu hỏi nâng cao :
?Có phải công dân có quyền học tập thì ai thich học gì, trường
nào cũng được không? Phải theo quy định như thế nào
-HS vận dụng kiến thức xã hội trả lời cá nhân : Không mà phải
thi tuyển , đủ điều kiện theo quy định mỗi trường…
- Gv chiếu hình ảnh và câu nói của Bác về tầm quan trọng của
việc học tập, gọi 1 đọc sinh đọc to rõ ràng và đặt câu hỏi


?Tại sao Bác lại nói như vậy
+ HS trao đổi cặp đôi , trả lời cá nhân, có thể bổ sung tương tác,
gv định hướng giúp học sinh hình thành kiến thức
+Sản phẩm mong đợi : Học tập không chỉ là quyền mà còn là
nghĩa vụ của công dân- những chủ nhân của đất nước.
- GV định hướng hs liên hệ trách nhiệm bản thân :
? Vậy với vai trò đang là học sinh em nhận thức như thế nào về
quyền cũng như nghĩa vụ học tập của mình .
+ HS tư duy, trả lời cá nhân , có bổ sung để hoàn thiện nhận
thức .
+Sản phẩm mong đợi : Phải kiên trì, chăm chỉ, cố gắng, sáng
tạo trong học tập….
9


*Điều chỉnh , bổ sung :
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
Hoạt động 2 : Tìm hiểu quyền sáng tạo của công dân
Mục tiêu : Nêu được khái niệm, nội dung quyền sáng tạo của CD. Luôn có
ý thức sáng tạo trong học tập và lao động. Tôn trọng kết quả sáng tạo của người
khác. Hình thành năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin cho học sinh.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phương thức tổ chức hoạt động.
- GV đặt câu hỏi gợi mở, định hướng giúp học
sinh hình thành kiến thức mới.
?thế nào là sáng tạo
+ Hs vận dụng kiến thức xã hội, tư duy trả lơi cá
nhân, có thể bổ sung .
+ Sản phẩm mong đợi : Sáng tạo (Creativity) là

hoạt động tạo ra bất kỳ cái gì có tính mới và tính
có ích, lưu ý là phải “có ích”, còn việc tạo ra cái
gì mới mà không có ích thì cũng không được gọi
là sáng tạo. Mới và có ích ở đây có nghĩa so với
cái trước đó, cái sau phải có lợi hơn, tiến bộ hơn
cái trước.
- Trên cơ sở hs đã hiểu sáng tạo là gì GV chuyển
giao nhiệm vụ học tập cho hs tìm hiểu kiến thức
trọng tâm.
* Chuyển giao nhiệm vụ :
- Gv chia lớp thành 4 nhóm như ở hoạt động
1.GV chuẩn bị tranh ảnh, bảng phụ và giao
nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm.
- Nhóm 1:
- HS xem một số thông tin, hình ảnh trên bảng
phụ và trả lời ngắn gọn các câu hỏi :

10

Nội dung cần đạt
2. Quyền sáng tạo


? Qua các thông tin trên em có nhận xét gì về
các nhân vật trong ảnh và việc làm của họ?
?Nhà nước, xã hội có quan điểm như thế nào về
những việc họ đang làm? Tại sao lại có quan
điểm như vậy?
? Yếu tố nào khiến họ có được những sáng kiến ,
phát minh đó

Nhóm 2 :
?Em hiểu quyền sáng tạo của công dân là như
thế nào
?Quyền sáng tạo của công dân bao gồm những
nội dung nào
Nhóm 3 :
? Theo em là học sinh nói chung và học sinh cấp
THPT có được hưởng quyền sáng tạo không? Vì
sao ?
?Là học sinh em thực hiện quyền sáng tạo như
thế nào? Tại trường, lớp em đang học có những
hoạt động nào thể hiện quyền sáng tạo? Lấy dẫn
chứng cụ thể .
Nhóm 4 :
? sáng tạo có vai trò như thế nào đối với cuộc
sống của con người / lấy ví dụ chứng minh
Các nhóm nhanh chóng nhận* Thực hiện nhiệm
vụ học tập
nhiệm vụ, phân công nhiệm vụ trong nhóm,
thống nhất ý kiến, ghi ra bảng phụ…
+ HS Nhóm 1 quan sát hình ảnh, nghiên cứu
thông tin, đưa ra nhận xét về hoàn cảnh, độ tuổi,
địa vị xã hội, lĩnh vực công việc…của những
người trong ảnh; Đưa ra nhận xét của nhóm về
quan điểm của nhà nước, xã hội đối với những
sáng chế,phát minh của người dân và lí giải tại
sao nhóm mình lại đưa ra nhận xét như vậy.
+ HS nhóm 2 dựa vào kênh chữ trong SGK đưa
ra ý hiểu về quyền sáng tạo của công dân, nội
dung của quyền sáng tạo

11


+ HS nhóm 3 suy ngẫm, trao đổi vói các bạn
trong nhóm, thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi và
giải thích được o caauu trả lời của mình đồng
thời liên hệ được với hoạt động tại trường lớp
mình đang học.
+ HS nhóm 4 suy ngẫm, trao đổi với các bạn
trong nhóm, thống nhất về vai trò của sự sáng tạo
trong cuộc sống. Lấy được ví dụ chứng minh về
vai trò đó
- GV quan sát các nhóm kịp thời phát hiện những
khó khăn các nhóm gặp phải ( nếu có) để giúp
đỡ; Đôn đốc tất cả học sinh tập trung hợp tác
thực hiện nhiệm vụ. Xử lí tình huống sư phạm
nếu có.
* Báo cáo kết quả và thảo luận.
- Hết thời gian thảo luận, GV yêu cầu hs ổn định
vị trí, lần lượt gọi một học sinh bất kì trong các
nhóm lên báo cáo kết quả sản phẩm của nhóm
mình .
- Gv hướng dẫn cả lớp thảo luận, bổ sung và nêu
những thắc mắc trong quá trình thảo luận sau
mỗi phần trình bày của các nhóm
- GV giải đáp thắc mắc của học sinh .
* Tổng hợp, phân tích ,nhận xét , đánh giá kết
quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Gv nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm.
- Trong quá trình nhận xét , đánh giá Gv có thể

kết hợp với việc giảng giải, cung cấp thêm thông
tin liên qun đến nội dung bài học ,yêu cầu Hs cả
lớp lấy thêm ví dụ, trả lời thêm câu hỏi ở một số
đơn vị kiến thức để nâng cao nhận thức cho học
sinh nếu cần thiết
- GV hướng dẫn hs hoàn thiện sản phẩm và ghi
nhớ kiến thức .
Sản phẩm mong đợi :
Nhóm 1 :
+ Các nhân vật trong hình khác nhau về độ tuổi,
hòan cảnh môi trường sống và làm việc …nhưng
họ đều có quyền nghiên cứu , phát minh ra các
12


sản phẩm mới trong các lĩnh vực khác nhau
+ Nhà nước , xã hội sẽ rất hoan nghênh các hoạt
động như vậy vì giúp ích cho cuộc sống con
người, hiệu quả hơn so với cái cũ…
+ Sáng tạo, nghiên cứu, cần cù…
- GV tùy câu trả lời của hs mà nhấn mạnh hoặc
đẫn dắt hs hướng vào yếu tố sáng tạo và diễn
giải: Nhờ sáng tạo con người đã sáng chế ra
nhiều công cụ, máy móc có khả năng cải tạo xã
hội và thiên nhiên… sáng tạo thực sự rất cần
thiết và là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá và
đào tạo người lao động.
Nhóm 2:
- Quyền sáng tạo là quyền của mỗi người được
tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy

nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng
kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền
về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa
học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học
về các lĩnh vực đời sống xã hội.
-Quyền sáng tạo là Quyền của
- Quyền sáng tạo của công dân bao gồm
những nội dung sau : Quyền tác giả, quyền sở
hữu côngnghiệp, Quyền sáng tạo ra các tác phẩm
văn học, nghệ thuật; các tác phẩm báo chí; các
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,…

mỗi người được tự do nghiên
cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy
nghĩ để đưa ra các phát minh,
sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ
thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền
về sáng tác văn học, nghệ thuật,
khám phá khoa học để tạo ra các

+ Gv nhận xét, ghi bảng,hs ghi bài

sản phẩm, công trình khoa học
về các lĩnh vực đời sống xã hội.
- Quyền sáng tạo của công dân
Bao gồm
+Quyền tác giả

13



+ Quyền sở hữu công nghiệp;
+ Quyền hoạt động khoa học;
+Quyền sáng tạo ra các tác phẩm
văn học, nghệ thuật; các tác
phẩm báo chí; các sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp,nhãn hiệu
hàng hóa, các sản phẩm mang
tính sáng tạo trong hoạt động
khoa học công nghệ.

-Gv giải thích một số thuật ngữ chuyên môn
+ Quyền nghiên cứu khoa học : là quyền cơ bản
của công dân nghiên cứu trong các ngành khoa
học kĩ thuật khác nhau như : Khoa học tự nhiên,
khoa học xã hội, Khoa học kĩ thuật để phục vu
sản xuất và quản lí đất nước.
+ Quyền sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật,
hợp lí hóa sản xuất : quyền nghiên cứu ,lao động
sáng tạo để tìm ra giải pháp kĩ thuật mới có tính
sáng tạo, đưa ra sáng kiến cải tiến quy trình kĩ
thuật với mục đích tăng năng xuất lao động , hạ
giá thành sản phẩm ,tiết kiệm nguyên vật liệu có
khả năng áp dụng vào sản xuất kinh doanh sao
cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng đạt
năng xuất, chất lượng,hiệu quả hơn, thu được kết
quả tốt hơn so với khi chưa có sáng chế .VD :
Bác nông dân sáng chế ra máy cấy lúa, máy tách
vỏ lạc…. chương trình nhà sáng chế trên VTV3.
+ Quyền sáng tác văn học, nghệ thuật, khoa

học : là công dân được trực tiếp sáng tạo toàn bộ
hoặc một phần các tác phẩm văn học nghệ thuật ,
khoa học. quyền này còn gọi là quyền tác giả ,là
một bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ.
Nhóm 3 :
- hs cũng được quyền sáng tạo vì hs cũng là công
dân
14


- thực hiện quyền sáng tạo trong học tập:Đưa ra
cách giải mới , Cách học tốt môn tiếng anh, sáng
tạo trong các phong trào như làm trại, văn nghệ,
trình bày báo tường, trong các hoạt động trải
nghiệm….
- Trường cấp 3 SM có : Nghiên cứu khoa học, thi
làm bánh 8/3, thi sáng tạo logo trường…
- GV chiếu hình ảnh minh họa .( nếu hs chuẩn bị
được thì thôi )
Nhóm 4 :
- Sáng tạo có vai trò quan trọng trong đời
sống,giúp con người cải tạo và chinh phục tự
nhiên ngày một tốt hơn . VD như nghiên cứu ra
tia laze để ứng dụng trong y tế, công nghệ cấy tế
bào gốc …
- Để nhấn mạnh vai trò của sáng tạo gv nêu một
số ví dụ điển hình:Máy hơi nước của jemoat,máy
kéo sợi, …
- GV đặt câu hỏi
?Em hãy kể một vài tấm gương thể hiện được sự

phát huy quyền sáng tạo của công dân
+ Hs trao đổi cặp đôi, trả lời cá nhân, có thể bổ
sung để làm phong phu nội dung bài học
+ GV chiếu lại clip bác nông dân sáng chế máy
cấy lúa.
? Tại sao việc bác chế tạo ra máy cấy lúa lại
được mọi người quan tâm như vậy
? Chương trình “nhà sáng chế” nhằm tôn vinh
điều gì
+ Hs suy nghĩ , trả lời cá nhân, có thể bổ sung.
+ GV nhận xét , định hướng nội dung câu trả lời
- GV kết luận :
Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo của cá
nhân là một trong những quyền nhân thân của
công dân. Cùng với sự phát triển của xã hội, con
người phải được tự do nghiên cứu khoa học, tự
do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh,
sáng chế, sáng kiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản
15


xuất… tạo ra các sản phẩm công nghệ, công trình
khoa học. Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo
không chỉ giúp cá nhân phát huy năng lực sáng
tạo của bản thân mà còn là động lực thúc đẩy
phát triển xã hội.
Trong điều kiện phát triển kinh tế, xã hội hiện
đại, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,
hay nói rộng hơn là quyền sáng tạo sẽ trở thành
đối tượng bảo vệ đặc biệt của pháp luật. Chính vì

thế, không chỉ pháp luật dân sự mà các ngành
luật khác như: hình sự, hành chính,...sẽ càng
được hoàn thiện, đóng vai trò tích cực trong việc
xác định và xử lý các hành vi xâm phạm quyền
tự do nghiên cứu, sáng tạo.
- Gv chiếu quy định của pháp luật về quyền sáng
tạo :
+ Điều 40 Hiến pháp 2013 : Mọi người có quyền
nghiên cứu khoa học và công nghệ; sáng tạo văn
học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ những
hoạt động đó .
+ Quy định về quyền tác giả, công nhận bản
quyền…
Điều chỉnh, bổ sung :
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
3. Củng cố,luyện tập, hướng dẫn học sinh tự học.
* Mục tiêu : HS vận dụng được những kiến thưc vừa học để thực hiện nhiệm vụ
trả lời các câu hỏi, giải quyết các tình huống , các bài tập.
* Phương thức tổ chức hoạt động .
1. GV yêu cầu HS theo dõi một số tình huống và trả lời câu hỏi
- HS theo dõi trên máy chiếu
+Việt là một HS bị khuyết tật hai chân. Mặc dù, cha mẹ không đồng ý cho anh
đi học nhưng với sự quyết tâm của mình, anh đã vượt qua số phận và học giỏi các
môn, đặc biệt là môn tin học, anh mong muốn được thi vào trường công nghệ
thông tin . Anh đã thiết lập được một chương trình áp dụng phương pháp học tập
hiệu quả cho người khuyết tật. Anh đề nghị bố mẹ giúp để được công nhận bản
quyền nhưng bố mẹ anh bảo: “Con là người khuyết tật, họ không đồng ý đâu! Với
16



lại bố mẹ nghĩ con học hết 12 là được rồi con ạ, mình ước mơ cao sang thiên hạ lại
cười cho”
Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao ?
Thông qua sự nỗ lực vượt khó của Việt, các em có nhận xét gì? Bản thân em
phải cố gắng như thế nào?
2. Làm bài tập trắc nghiệm .
Câu 1. Quan điểm nào dưới đây không đúng khi nói về quyền học tập của công
dân?
A. Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế.
B. Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào.
C. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. Công dân phải học tập từ bậc Tiểu học đến hết Đại học.
Câu 2. Quyền học tập của công dân được quy định trong
A. Nội quy nhà trường, lớp học.
B. Hiến pháp, Luật Giáo dục và trong các văn bản quy phạm pháp luật khác.
C. Chỉ thị, Nghị quyết của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
D. Thông tư, kế hoạch, chủ trương của các Sở giáo dục và Đào tạo.
Sản phẩm mong đợi :
1. HS nêu được một số ý
-Không đồng ý với bố mẹ Việt, vì Việt hoàn toàn có quyền sáng tạo và được
hưởng lợi ích từ sáng tạo của mình, được nhà nước bảo vệ quyền sáng tạo đó .
-Việt là một người rất có nghị lực, là tấm gương sáng trong học tập và sáng
tạo, bố mẹ Việt thay vì gàn con thì nên động viên, hỗ trợ con khi con cần để con
thực hiện được ước mơ, nguyện vọng cũng như các quyền của mình.
- Phải học tập noi theo,chăm chỉ học tập, không ngừng suy nghĩ, sáng tạo ….
2. HS lựa chọn được đáp án đúng
Đáp án : Câu 1 : D ; Câu 2: B
+ Hướng dẫn học sinh tự học: Gv hướng dẫn học sinh về học lại bài, rèn

luyện thói quen sáng tạo từ những việc nhỏ nhất trong đời sống hàng ngày, không
ngừng nâng cao trình độ học vấn để góp phần xây dựng quê hương dất nước.
* Điều chỉnh , bổ sung :
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
17


18



×