Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Những rủi ro pháp lý trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại và các biện pháp phũng chống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.79 KB, 56 trang )

Khãa luËn tèt

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với một nước đang phát triển như Việt Nam thì ngân hàng là nguồn tài
chính bên ngoài cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp. Ngân hàng thương
mại (NHTM) đã đóng góp to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân
như cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế quốc dân, tăng trưởng đầu
tư, thúc đẩy tốc độ chu chuyển thanh toán, chu chuyển vốn với vai trò là trung
tâm thanh toán của nền kinh tế, góp phần tham gia thực hiện chính sách tiền tệ
của nhà nước. Như vậy, một ngân hàng yếu kém trong hoạt động, thường
xuyên gặp rủi ro sẽ không chỉ gây tổn thất cho chính ngân hàng đó, mà còn
tạo nên những rủi ro nhất định mang tính dây chuyền cho các đơn vị khác và
ngược lại. Rõ ràng, khả năng chống đỡ của ngân hàng càng cao, khả năng hỗ
trợ cho khu vực doanh nghiệp sẽ càng lớn. Thời gian tới, khi hàng loạt các
ngân hàng ngoại sẽ ồ ạt "đổ bộ" vào Việt Nam, chắc chắn những đòi hỏi về
công tác quản trị rủi ro của ngân hàng sẽ càng gay gắt hơn.
Năm 2008 vừa qua, chúng ta chứng kiến vụ phá sản ngân hàng thương
mại lớn nhất lịch sử nước Mỹ, ngân hàng Washington Mutual (WaMu). Có
lịch sử 119 năm, tài sản lên tới 307 tỷ USD và 2.300 chi nhánh tại 15 bang.
Tại sao chúng ta lại nhắc tới vụ việc này, bởi vì sở dĩ WaMu lâm vào tình
trạng bi đát như hiện nay là do tình trạng thua lỗ nặng nề ở danh mục cho vay
cầm cố địa ốc và sự tháo chạy của các khách hàng gửi tiết kiệm [35]. Như vậy
để chứng minh rằng hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại luôn tiềm
ẩn nguy cơ rủi ro rất cao dù đó là một ngân hàng tầm cỡ. Đây là bài học cho
các ngân hàng ở những nước khác trên thế giới, trong đó có các ngân hàng
Việt Nam, khi xem xét, cho vay đối với khách hàng. Các NHTM là các doanh
nghiệp đặc biệt nên hoạt động của các ngân hàng cũng có những “đặc thù”
khác với các công ty đó là: độ rủi ro lớn, nhiều khoản nợ ngắn hạn nên rủi ro
trong hoạt động là rất cao và rất dễ dẫn đến phá sản; chịu sự quản lý chặt chẽ



Khãa luËn tèt
với nhiều quy định khắt khe và chi tiết do tầm quan trọng trong hệ thống, nếu
đổ vỡ có thể gây ra tổn thất lớn và trên phạm vi rộng. Vì thế, bản thân các
ngân hàng cũng phải đưa ra các quy định rất cụ thể, rõ ràng như các hạn chế
về hoạt động (sản phẩm, chi nhánh), yêu cầu về đảm bảo an toàn (phân loại
tín dụng, dự trữ bắt buộc…).
Một trong những rủi ro xảy đến với ngân hàng thương mại đó là rủi ro
pháp lý. Những rủi ro pháp lý thường xuyên xảy ra như rủi ro pháp lý từ hợp
đồng tín dụng từ chính sách vĩ mô của nhà nước hay từ chính sách vi mô của
ngân hàng thương mại. Rủi ro pháp lý này đã gây ra nhiều thiệt hại, có những
thiệt hại vật chất có thể đo đếm được, có những thiệt hại vật chất không đo
đếm được mà trong trường hợp này là đã ảnh hưởng đến khả năng thâm nhập
thị trường. Bên cạnh đó là những mất mát phi vật chất rất lớn như ảnh hưởng
đến thương hiệu, uy tín, khả năng cạnh tranh thị trường. Chính từ những thiệt
hại mà rủi ro pháp lý gây ra nên việc nghiên cứu để hiểu rõ vấn đề này từ đó
có những biện pháp phòng chống mang tính khả thi tránh được những thiệt
hại cho ngân hàng thương mại là rất cần thiết.
Từ nhận thức như trên, em mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Những rủi ro
pháp lý trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại và các biện
pháp phòng chống” làm chủ đề nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của
mình.
2. Mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nhằm nghiên cứu một cách tương đối toàn diện, đầy đủ, có
hệ thống về lý luận và thực tiễn của rủi ro pháp lý trong hoạt động cho vay
của NHTM. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phòng chống các rủi ro này
đối với hoạt động cho vay của NHTM.
Để đạt mục đích trên, khóa luận tập trung nghiên cứu làm rõ các vấn đề
sau đây:
- Nghiên cứu đặc điểm của rủi ro pháp lý trong hoạt động cho vay của

NHTM và các nguyên nhân dẫn đến rủi ro pháp lý trong hoạt động cho vay


Khãa luËn tèt
của NHTM.
- Thực tiễn các rủi ro pháp lý xảy ra trên thực tế trong hoạt động cho
vay của NHTM và một số kiến nghị nhằm đưa ra các cách phòng tránh trong
hoạt động cho vay của NHTM.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở của phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử Mác-xit, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta về rủi ro pháp lý trong hoạt động cho vay của NHTM.
Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài
bao gồm: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so
sánh, đối chiếu, phương pháp thống kê và khảo sát thực tiễn...
4. Cơ cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Khóa
luận được thiết kế gồm 2 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về rủi ro pháp lý trong hoạt động cho
vay của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực tiễn rủi ro pháp lý trong hoạt động cho vay của ngân
hàng thương mại và các biện pháp phòng chống.


Khãa luËn tèt

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO PHÁP LÝ TRONG
HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. BẢN CHẤT CỦA RỦI RO PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO

VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm rủi ro và rủi ro pháp lý trong hoạt động cho vay
của ngân hàng thương mại
Khái niệm rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM
Rủi ro được hiểu là những nguy cơ tiềm tàng có thể dẫn đến thiệt hại về
vật chất hoặc tinh thần. Một trong đặc tính của rủi ro là tính khó xác định (có
thể xảy ra hoặc không xảy ra, xảy ra lúc nào, thiệt hại ở mức độ nào?) Do vậy
trong hoạt động của con người cần tìm ra những biện pháp để hạn chế thấp
nhất rủi ro hoặc khi xảy ra có thể hạn chế tối đa những thiệt hại. [9]
Trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoạt động từ lĩnh vực tín
dụng (bao gồm các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh
ngân hàng và các hoạt động nghiệp vụ khác) là hoạt động đem lại nhiều lợi
nhuận nhất nhưng đồng thời cũng là hoạt động gặp nhiều rủi ro nhất. Những
rủi ro từ hoạt động tín dụng cũng gây thiệt hại lớn cho ngân hàng, thậm chí có
thể làm phá sản ngân hàng.
Rủi ro tín dụng hiểu theo nghĩa rộng là tất cả những khả năng mà theo
đó NHTM không thể cho vay hoặc không thể thu hồi đầy đủ và đúng hạn các
khoản tín dụng đã cung cấp. Nói cách khác, rủi ro tín dụng là việc người vay
không thanh toán đúng hạn khoản vay cho tổ chức tín dụng theo thời hạn đã
thỏa thuận với bất kỳ lý do gì.
Rủi ro ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nên kinh tế
- xã hội. Đối với ngân hàng, rủi ro gây tổn thất về tài sản: mất vốn khi cho
vay, gia tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận, giảm sút giá trị của tài sản
khiến ngân hàng thua lỗ, phá sản, ảnh hưởng tới khách hàng gửi tiền cũng như
khách hàng vay tiền,… làm giảm niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân


Khãa luËn tèt
hàng. Từ đó có thể làm nền kinh tế suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất
nghiệp, kéo theo sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng trong nước, trong khu

vực; Ngoài ra rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới trong
điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế thế giới hiện nay.
Khái niệm rủi ro pháp lý trong hoạt động cho vay của NHTM
Cho vay là hình thức cấp tín dụng phổ biến nhất của ngân hàng thương
mại trong nền kinh tế thị trường. Đây là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu
cho NHTM nhưng rủi ro từ hoạt động này cũng được đánh giá là cao nhất, bởi
chính những đặc thù mang tính bản chất của hoạt động cho vay. Rủi ro xảy ra
trong hoạt động cho vay của ngân hàng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nếu
lấy tiêu chí tính pháp lý để phân loại thì rủi ro sẽ bao gồm rủi ro pháp lý và rủi
ro không mang tính pháp lý.
Những rủi ro tín dụng không mang tính pháp lý không phát sinh từ
những tình huống tranh chấp, không phải hứng chịu những hậu quả pháp lý
bất lợi gì cho các chủ thể và dường như các chủ thể phải chấp nhận như một
sự xui xẻo. Trong bài viết này chỉ nghiên cứu các rủi ro tín dụng mang tính
pháp lý, hay còn gọi là rủi ro pháp lý trong hoạt động tín dụng.
Xuất phát từ khái niệm rủi ro tín dụng, có thể hiểu rủi ro pháp lý trong
hoạt động cho vay của NHTM là khả năng mà theo đó NHTM không thể cho
vay hoặc không thể thu hồi đầy đủ và đúng hạn các khoản tín dụng đã cung
cấp mà nguyên nhân xuất phát từ các quy định của pháp luật hoặc liên quan
tới những hậu quả pháp lý nhất định.
1.1.2. Đặc trưng của rủi ro pháp lý trong hoạt động cho vay của
ngân hàng thương mại
Quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế đang tạo ra một môi
trường cạnh tranh gay gắt, khiến cho các ngân hàng thương mại phải thận
trọng hơn trong hoạt động của mình để tránh những rủi ro pháp lý. Rủi ro
pháp lý là rủi ro có thể có tác động xấu lên hoạt động kinh doanh, uy tín và tài
chính của ngân hàng do vi phạm các quy chế và điều luật hiện hành.


Khãa luËn tèt

Một cách khái quát, có thể hình dung các đặc trưng của rủi ro pháp lý
trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại bao gồm:
Thứ nhất, rủi ro pháp lý luôn gắn với vấn đề pháp lý. Rủi ro pháp lý là
những rủi ro mang tính chất pháp lý. Những rủi ro này xảy ra gắn với việc
không tuân thủ pháp luật của NHTM, của người vay hay của cơ quan pháp
luật trong việc thực thi pháp luật hoặc từ chính những bất cập của pháp luật.
Thứ hai, rủi ro pháp lý được tạo ra từ các tình huống pháp lý. Tình huống
pháp lý là những sự việc xảy ra trong thực tiễn và có liên quan đến các yếu tố
pháp lý như sự vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội và có sự tranh chấp
giữa các bên. Rủi ro pháp lý được tạo ra từ các tình huống pháp lý này và cần
được giải quyết bằng các cơ chế pháp lý thích hợp.
Thứ ba, rủi ro pháp lý làm phát sinh các hậu quả pháp lý nhất định cho
các bên liên quan hoặc cho người thứ ba. Các hậu quả pháp lý này được thể
hiện ở chỗ, có làm hạn chế các quyền năng pháp lý của chủ thể pháp luật hoặc
làm tăng các nghĩa vụ pháp lý của chủ thể pháp luật đối với Nhà nước hoặc
đối với chủ thể khác. Ví dụ: Khi khách hàng vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ đối
với ngân hàng thì bản thân họ phải gánh chịu các hậu quả pháp lý bất lợi như
bị phạt vi phạm hợp đồng, bị đốc thúc trả nợ hoặc thậm chí bị khởi kiện ra tòa
và bị bắt buộc phải phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ cho ngân hàng.
Đối với những rủi ro không mang tính pháp lý, hậu quả xảy ra cũng sẽ là
việc hai bên không thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình nhưng sẽ
không có hậu quả nào mang tính pháp lý xảy ra cho các bên, nghĩa là pháp
luật sẽ không buộc họ phải gánh chịu thêm những hậu quả pháp lý bất lợi từ
những rủi ro đó. Rủi ro pháp luật liên quan những sự cố hoặc sai sót trong quá
trình hoạt động kinh doanh làm thiệt hại cho khách hàng và đối tác dẫn đến
việc ngân hàng bị khởi kiện.
Thực tiễn giao dịch ngân hàng cho thấy, các hậu quả pháp lý xảy ra từ
các rủi ro pháp lý có thể là việc ảnh hưởng tới tư cách pháp lý của ngân hàng
thương mại, tính hiệu lực của hợp đồng tín dụng, một trong các bên vi phạm
hợp đồng phải bồi thường thiệt hại hoặc bị phạt vi phạm, NHTM bị tịch thu



Khãa luËn tèt
giấy phép, khách hàng bị tịch thu tài sản để xử lý nợ... Những hậu quả này
được thể hiện trong các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như
cơ quan hành chính hoặc cơ quan tư pháp – Tòa án.
1.2. CÁC LOẠI RỦI RO PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Rủi ro pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động cho vay
của ngân hàng thương mại. Vì thế, việc nghiên cứu và tìm hiểu về các loại
hình rủi ro pháp lý để từ đó xây dựng các biện pháp phòng chống và kiểm
soát rủi ro pháp lý là điều cần thiết.
Các phân tích dưới đây sẽ góp phần làm rõ hơn về những loại hình rủi ro
pháp lý phát sinh trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.
1.2.1. Rủi ro hợp đồng
Hình thức pháp lý của hoạt động cho vay chính là hợp đồng tín dụng. Về
khía cạnh học thuật, hợp đồng tín dụng được hiểu là: sự thỏa thuận bằng văn
bản giữa ngân hàng thương mại (bên cho vay) với tổ chức cá nhân có đủ
những điều kiện do luật định (bên vay), theo đó NHTM thỏa thuận ứng trước
một số tiền cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định với điều kiện có
hoàn trả cả gốc và lãi, dựa trên sự tín nhiệm. [1, tr. 133]
Hợp đồng tín dụng thường chứa đựng những nguy cơ rủi ro rất lớn tới
quyền lợi của bên cho vay (ngân hàng thương mại) bởi theo cam kết trong
hợp đồng tín dụng, bên cho vay chỉ có thể đòi tiền của bên vay sau một thời
hạn nhất định. Nếu thời gian cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro, bất trắc càng
lớn. Vì thế mà những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng cũng thường
xuyên xảy ra với số lượng và tỷ lệ lớn hơn so với đa số các loại hợp đồng
khác.
Xét về mặt lý thuyết, rủi ro hợp đồng tín dụng đối với ngân hàng là rủi ro
do hợp đồng được ký kết không chặt chẽ hoặc có những điều khoản bất lợi

cho phía ngân hàng, hoặc nội dung hay hình thức hợp đồng không phù hợp
với pháp luật nên có thể dẫn tới nguy cơ hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu.


Khãa luËn tèt
Ngoài ra, đôi khi các rủi ro hợp đồng có thể đến từ việc thực hiện hợp
đồng của các bên, chẳng hạn như trường hợp một bên vi phạm các điều khoản
đã cam kết và gây thiệt hại cho bên kia, hoặc trường hợp các bên đơn phương
hoặc cùng thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng tín dụng trước hạn…
Các phân tích dưới đây về rủi ro pháp lý trong quá trình soạn thảo và ký
kết hợp đồng cũng như rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ góp phần
làm rõ hơn vấn đề này.
Rủi ro pháp lý trong soạn thảo và ký kết hợp đồng
Ông Bill Gate, trong một lần phỏng vấn các ứng viên thi tuyển vào Tập
đoàn Microsoft đã đặt câu hỏi: “Theo các bạn đâu là yếu tố duy trì sự ổn định
và thành công của các hoạt động kinh doanh ngày nay?” Một ứng viên tiêu
biểu đã trả lời: “Đó chính là tính chặt chẽ của hợp đồng”. Nhiều người khi đó
đã nghi ngờ tính nghiêm túc trong câu trả lời của ứng viên này, nhưng Bill
Gate không nghĩ vậy. Ông đã cho ứng viên này điểm tối đa và nhận anh ta vào
làm việc. Điều này cho ta thấy quy trình soạn thảo và ký kết hợp đồng luôn
được đề cao, hợp đồng càng chi tiết, chặt chẽ và dự liệu cả những tình huống
hiếm khi xảy ra sẽ càng thuận lợi cho việc thực hiện. Đặc biệt, với NHTM khi
thực hiện hoạt động cho vay thì khâu này không thể xem nhẹ. Nếu khâu soạn
thảo và ký kết không được chú trọng thì hậu quả là khi thực hiện hợp đồng rất
khó khăn, dễ xảy ra tranh chấp và thường bị thua khi kiện tụng.
Rủi ro pháp lý trong soạn thảo và ký kết hợp đồng là khả năng mà theo
đó NHTM sẽ không thể thu hồi đầy đủ và đúng hạn các khoản tín dụng đã
cung cấp cho khác hàng, do hợp đồng tín dụng được ký kết không chặt chẽ,
không phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội.
Rủi ro pháp lý trong soạn thảo và ký kết hợp đồng tín dụng thường thấy

đó là người ký hợp đồng không đúng thẩm quyền, bên vay không đủ các điều
kiện do luật định, hoặc có sự lừa dối ngay từ khâu này, việc thẩm định hồ sơ
cho vay của ngân hàng thương mại không thực hiện đúng theo quy trình mà
vẫn ký, soạn thảo những điều khoản trong hợp đồng không được chặt chẽ, gây
khó khăn và rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng.


Khãa luËn tèt
Rủi ro pháp lý trong thực hiện hợp đồng
Dù đã hoàn tất các thủ tục cho vay nhưng nếu các bên không thực hiện
đúng nghĩa vụ của mình thì hợp đồng tín dụng cũng không đạt được mục
đích. Thực hiện hợp đồng tín dụng là hành vi các chủ thể của hợp đồng làm
cho các điều khoản cam kết trong hợp đồng trở thành hiện thực.
Rủi ro pháp lý trong thực hiện hợp đồng là khả năng mà theo đó NHTM
sẽ không thể thu hồi đầy đủ và đúng hạn các khoản tín dụng đã cấp do người
vay hay người cho vay (NHTM) không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
những cam kết trong hợp đồng tín dụng.
Rủi ro này cũng khá thường xuyên xảy ra, ví dụ như ngân hàng không
giao tiền cho người vay đúng cam kết, lỏng lẻo trong khâu giám sát, người
vay sử dụng tiền không đúng mục đích đã cam kết với ngân hàng, người vay
không hoàn trả tiền vay cả gốc và lãi đúng hạn, việc phát mại tài sản bảo đảm
không đúng quy định của pháp luật…
Rủi ro pháp lý trong giải quyết tranh chấp hợp đồng
Tranh chấp hợp đồng tín dụng là tình trạng pháp lý của quan hệ hợp
đồng tín dụng, trong đó các bên thể hiện sự xung đột bất đồng ý chí với nhau
về những quyền và nghĩa vụ hoặc lợi ích phát sinh từ hợp đồng tín dụng. [1,
tr.160]
Thực tiễn cho thấy vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có
ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Do đó, việc tiến hành
giải quyết các tranh chấp này một cách nhanh chóng và đúng pháp luật sẽ bảo

đảm quyền lợi của các bên tham gia và ngược lại, nếu giải quyết không kịp
thời, không đúng pháp luật và không thỏa đáng thì sẽ gây thiệt hại cho các
bên, trong đó có ngân hàng thương mại.
Rủi ro pháp lý trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng
được hiểu là khả năng ngân hàng không thu hồi được nguồn vốn cho vay do
việc giải quyết tranh chấp không hợp lý hoặc không đúng pháp luật. Các rủi
ro này có thể liên quan đến những tổn thất về kinh tế do việc lựa chọn hình


Khãa luËn tèt
thức giải quyết tranh chấp và kết quả cuối cùng của việc giải quyết tranh chấp
từ hợp đồng tín dụng.
Ví dụ: Khi các bên lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng con
đường tòa án, cơ chế này được coi là có mức chi phí cao hơn, thời gian cũng
lâu hơn so với các hình thức giải quyết tranh chấp khác. Hoặc, khi tòa án hoặc
cơ quan giải quyết tranh chấp tuyên hợp đồng tín dụng vô hiệu, dẫn đến hậu
quả các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Điều này rất bất lợi cho
ngân hàng bởi tiền đã giao cho khách hàng, nếu khách hàng không có khả
năng trả nợ, các tài sản bảo đảm không đủ để bù cho số tiền đã cho vay thì
ngân hàng phải chấp nhận rủi ro.
1.2.2. Rủi ro chính sách
Ngoài các rủi ro pháp lý phát sinh từ việc ký kết và thực hiện hợp đồng,
hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại có thể đối mặt với các rủi ro
phát sinh từ sự thay đổi, điều chỉnh chính sách pháp luật của Nhà nước, cũng
như từ sự xây dựng và điều chỉnh, áp dụng chính sách mới của ngân hàng
thương mại. Loại rủi ro pháp lý này được gọi là rủi ro chính sách.
Thực tế cho thấy, nhiều ngân hàng thương mại có kinh nghiệm lâu năm
trong thương trường và có khả năng quản lý rủi ro rất tốt bằng các nghiệp vụ
quản trị rủi ro trong quá trình cho vay, nhưng rốt cuộc vẫn khó tránh khỏi
những rủi ro đến từ chính sách. Đó là những rủi ro trong quá trình xây dựng

các chính sách của Nhà nước, của NHTM, trong quá trình thực hiện chính
sách này và trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và NHTM.
Trong nền kinh tế thị trường, chính sách vĩ mô của Nhà nước và chính
sách vi mô của ngân hàng thương mại có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho
vay của NHTM. Điều đó cũng có nghĩa là những hạn chế, bất cập trong các
chính sách này có thể gây ra các rủi ro pháp lý cho hoạt động cho vay của
ngân hàng thương mại.
Đối với chính sách vĩ mô của Nhà nước, các rủi ro cho ngân hàng
thương mại có thể xảy ra từ những quy định không hợp lý của Nhà nước được


Khãa luËn tèt
thể hiện trong các chính sách này. Những quy định không hợp lý có thể khiến
khách hàng không tiếp cận được nguồn vốn, tức là các ngân hàng cũng không
thể cho vay được. Có thể hiểu rủi ro pháp lý từ chính sách vĩ mô của nhà nước
chính là những bất cập của các quy định pháp luật hoặc mặt trái của các quy
định chính sách dẫn đến khả năng ngân hàng thương mại không cho vay
được hoặc không thu hồi được vốn đã cho vay.
Đối với chính sách vi mô của NHTM, đây là hệ thống các quan điểm,
chủ trương, định hướng quy định chỉ đạo hoạt động tín dụng và đầu tư của
ngân hàng phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng và những quy
định pháp lý hiện hành, các rủi ro cho ngân hàng có thể đến từ những quyết
sách sai lầm của những người tham gia quản trị, điều hành ngân hàng. Mặt
khác, các rủi ro cũng có thể xảy ra từ các bất hợp lý trong các quy chế, quy
trình nghiệp vụ cho vay của ngân hàng, dẫn đến nguy cơ thu hẹp thị trường,
giảm sút doanh thu và lợi nhuận.
Như vậy có thể hiểu rủi ro pháp lý trong chính sách vi mô của NHTM là
khả năng NHTM không cho vay được hoặc không thu hồi được vốn đã cho
vay xuất phát từ những bất hợp lý trong chính sách kinh doanh của ngân
hàng thương mại.

1.3. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN DẪN ĐẾN RỦI RO PHÁP
LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VÀ NGUYÊN TẮC XỬ LÝ RỦI RO
1.3.1. Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến rủi ro pháp lý trong hoạt
động cho vay của ngân hàng thương mại
Các rủi ro pháp lý trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại có
thể bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan hoặc nguyên nhân chủ quan.
Các phân tích dưới đây sẽ làm rõ hơn những nguyên nhân này.
Những nguyên nhân khách quan dẫn đến rủi ro cho NHTM
Các nguyên nhân khách quan chủ yếu xuất phát từ phía Nhà nước và
khách hàng của NHTM. Có thể dễ dàng nhận thấy các rủi ro pháp lý đối với


Khãa luËn tèt
hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại bắt nguồn từ các nguyên nhân
khách quan sau đây:
Thứ nhất, do khách hàng (bao gồm người gửi tiền và người vay tiền) có
những hành vi hay động thái gây bất lợi cho ngân hàng thương mại. Chẳng
hạn, một mặt, khi khách hàng gửi tiền đồng loạt rút vốn khỏi ngân hàng cùng
một thời điểm thì khi đó ngân hàng có thể lâm vào hoàn cảnh khó khăn về
nguồn vốn cho vay cũng như nguồn vốn hoàn trả cho người gửi tiền. Điều này
dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán tạm thời cho ngân hàng thương
mại, đồng thời có thể dẫn đến nguy cơ mất khách hàng và thu hẹp thị trường
tín dụng của chính ngân hàng. Mặt khác, khi khách hàng vay sử dụng vốn sai
mục đích hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ hoàn trả tiền vay theo hợp
đồng tín dụng thì tất yếu dẫn đến rủi ro mất vốn của ngân hàng. Ngoài ra, các
rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng có thể bắt nguồn từ việc khách
hàng vay không có khả năng sử dụng vốn hiệu quả, hoặc từ khả năng quản lý
kinh doanh yếu kém và tình hình tài chính thiếu minh bạch.
Thứ hai, do các quy định còn hạn chế, bất cập và không hợp lý trong các

chính sách hiện hành của Nhà nước liên quan đến hoạt động cho vay của ngân
hàng thương mại, cũng như những yếu kém trong quá trình thực thi chính
sách của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Có thể dễ dàng nhận thấy các rủi ro pháp lý cho ngân hàng thương mại
trong hoạt động cho vay bắt nguồn từ các chính sách của Nhà nước đối với
khu vực kinh tế nhà nước. Trong quá khứ và cả hiện tại, những ưu đãi của
Nhà nước đối với khu vực kinh tế nhà nước đã từng gây ra rất nhiều rủi ro cho
nguồn vốn tín dụng của NHTM, do hậu quả của chính sách cho vay theo chỉ
định của Nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước một thời. Ngoài ra, sự
yếu kém trong hoạt động điều hành của các cơ quan chính quyền cấp địa
phương cũng góp phần gây ra những rủi ro pháp lý cho hoạt động cho vay của
ngân hàng thương mại. Điều đó thể hiện ở việc các cơ quan này không hỗ trợ
được nhiều cho các ngân hàng thương mại trong quá trình kê biên, xử lý tài
sản bảo đảm để thu hồi nợ vay của ngân hàng thương mại.


Khãa luËn tèt
Đặc biệt, những rủi ro đối với hoạt động cho vay của ngân hàng thương
mại còn bắt nguồn từ những yếu kém trong cơ chế thanh tra giám sát hiện nay
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đối với hoạt động kinh doanh
của các ngân hàng thương mại. Điều đó thể hiện chỗ, mô hình tổ chức Thanh
tra Ngân hàng và hệ thống pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng còn bất
cập so với các thông lệ tốt và chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng
(Basel), nhất là so với yêu cầu thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro. Theo
quyền hạn, nhiệm vụ quản lý nhà nước, NHNN thanh tra, giám sát hoạt động
ngân hàng và Bộ Tài chính thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán, bảo
hiểm. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa NHNN và Bộ Tài chính còn nhiều hạn chế
trong việc thanh tra, giám sát toàn bộ thị trường tài chính. Do vậy sự thiếu an
toàn ở khu vực tài chính nào đó, đặc biệt là hệ thống các tổ chức tín dụng đều
có khả năng lan tỏa ra các khu vực khác của thị trường tài chính. [24] Năng

lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số
nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới Thanh tra ngân hàng còn chưa theo
kịp. Do vậy mà có những sai phạm của các NHTM không được thanh tra
NHNN cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn từ đầu, để đến khi hậu quả nặng nề
đã xảy ra rồi mới can thiệp. Hàng loạt các sai phạm về cho vay, bảo lãnh tín
dụng ở một số NHTM dẫn đến những rủi ro rất lớn, có nguy cơ đe dọa sự an
toàn của cả hệ thống lẽ ra có thể đã được ngăn chặn ngay từ đầu nếu bộ máy
thanh tra phát hiện và xử lý sớm hơn.
Mặt khác, Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN
hoạt động đã quá một thập niên nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín
nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp còn
đơn điệu, thiếu cập nhật, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin
của các ngân hàng. CIC chỉ có thể thu thập thông tin từ các tổ chức tín dụng,
công ty tài chính, chưa thể có thông tin về quan hệ tín dụng của khách hàng.
Đó cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm
soát tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin


Khãa luËn tèt
tương xứng. Nếu các ngân hàng cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín
dụng trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng
nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng kéo theo những rủi ro pháp lý gia
tăng.
Các nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro cho ngân hàng thương mại
Các nguyên nhân này bắt nguồn từ những yếu kém trong cơ chế tổ chức
và hoạt động của ngân hàng thương mại.
Thứ nhất, mô hình tổ chức và quản lý kinh doanh của NHTM được thiết
kế và vận hành không hợp lý là nguyên nhân chủ quan đầu tiên ảnh hưởng
đến kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại. Việc không tách bạch rõ
ràng giữa chức năng quản trị ngân hàng với chức năng điều hành hoạt động

ngân hàng của bộ máy quản lý ngân hàng thương mại tất yếu dẫn đến những
vướng mắc trong quá trình thực hiện cơ chế quản trị ngân hàng. Điều này dẫn
đến tình trạng rủi ro cho ngân hàng do chất lượng quản trị và điều hành ngân
hàng bị yếu kém.
Hiện nay, số lượng NHTM cổ phần khá đông đảo và đang tiếp tục tăng
lên, nhưng các thống kê cho thấy chủ sở hữu ngân hàng chiếm đa số là cá
nhân. Rủi ro xuất phát từ chính đối tượng này khi họ là những nhà đầu tư trẻ,
ít kinh nghiệm, ít kiến thức chuyên ngành tài chính. Đây là một thực trạng
đang diễn ra, việc đầu tư của những người này thường theo tâm lý, mang tính
cờ bạc nhiều hơn và có xu hướng đầu tư ngắn hạn theo trào lưu. Sự hạn chế
về kiến thức cũng với sự hạn chế trong việc nắm bắt, tìm hiểu thông tin của
các nhà đầu tư cá nhân đã tạo nên một đặc tính chung của nhà đầu tư cá nhân
Việt Nam hiện nay. Điều này làm tăng nguy cơ rủi ro trong hoạt động của
NHTM cổ phần trong đó có hoạt động cho vay.[25]
Thứ hai, chất lượng yếu kém về nguồn nhân lực của ngân hàng thương
mại cũng là một trong những yếu tố dẫn đến rủi ro cho NHTM. Điều này
không chỉ liên quan đến các quyết định và cách thức thực thi quyết định của
ngân hàng, mà còn ảnh hưởng đến các rủi ro pháp lý cho các giao dịch được
ngân hàng xác lập với khách hàng, trong đó có quan hệ cho vay.


Khãa luËn tèt
Rủi ro pháp lý sẽ gia tăng và trở nên phức tạp hơn nếu những cán bộ có
trách nhiệm của ngân hàng vừa yếu kém về chuyên môn, vừa thiếu đạo đức
nghề nghiệp. Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng một
cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy
hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng. Với các chiêu thường thấy như
cùng khách hàng làm giả hồ sơ vay vốn hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố
lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng… Một thực tế là cán bộ pháp
lý ít có cơ hội tham gia vào các phiên tòa xét xử các vụ việc mà ngân hàng là

đương sự. Họ cũng ít có dịp tiếp xúc, làm việc với khách hàng mà chủ yếu lấy
thông tin qua cán bộ tín dụng. Việc tham gia phiên tòa là rất quan trọng vì
ngoài việc nâng cao kỹ năng tranh luận thì những lập luận, phán quyết của tòa
án thường mang tính “chuẩn”, “mẫu” cao có thể giúp ích cho cán bộ pháp lý
khi giải quyết các tình huống tương tự để tránh những rủi ro cho ngân hàng.
Vấn đề tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất quan trọng nữa đó là
thiếu vốn kiến thức ngoại ngữ. Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng như
hiện nay thì khách hàng của ngân hàng là người nước ngoài rất nhiều. Tuy
nhiên cán bộ pháp lý nói riêng và cán bộ ngân hàng nói chung rất hạn chế về
trình độ ngoại ngữ. Họ không thể trực tiếp làm việc, đàm phán với khách
hàng mà phải nhờ người phiên dịch. Điều này làm giảm bớt tính tự chủ và
hiệu quả trong công việc đồng thời tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro.
Thứ ba, những điểm bất hợp lý trong quy trình hoạt động nghiệp vụ của
ngân hàng cũng là một trong số các nguyên nhân chủ quan dẫn đến những rủi
ro pháp lý cho ngân hàng trong hoạt động cho vay. Ví dụ điển hình là việc các
ngân hàng chưa coi trọng công tác quản trị rủi ro trên cơ sở phân tích tín dụng
đối với khách hàng trong quy trình nghiệp vụ cho vay mà chủ yếu cho vay
dựa vào tài sản bảo đảm. Mặt khác, sự lơ là trong kiểm tra, giám sát việc sử
dụng vốn vay và bỏ qua các thủ tục cần thiết trong thẩm định hồ sơ tín dụng
cũng là căn nguyên dẫn đến các rủi ro cho NHTM.


Khãa luËn tèt
1.3.2. Nguyên tắc xử lý rủi ro pháp lý trong hoạt động cho vay của
ngân hàng thương mại
Để xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay một cách hiệu quả, cần quán
triệt các nguyên tắc cơ bản sau đây:
Một là, việc xử lý rủi ro phải bắt đầu từ việc xác định chính xác, đầy đủ
các nguyên nhân dẫn đến rủi ro.
Không một rủi ro nào mà không có nguyên nhân, do vậy điều quan trọng

nhất và đầu tiên phải làm khi gặp rủi ro là tìm hiểu nguyên nhân của nó. Tìm
hiểu chính xác, đầy đủ các nguyên nhân dẫn đến rủi ro sẽ giúp tìm ra các biện
pháp thích hợp và triệt để xử lý rủi ro, đồng thời đề phòng những rủi ro lặp
lại. Nếu không tìm được nguyên nhân chính gây rủi ro mà chỉ xử lý nhất thời
thì rủi ro đó sẽ tiếp diễn, gây thiệt hại thậm chí còn biến đổi nặng nề hơn càng
khó khăn trong việc xử lý.
Hai là, việc xử lý rủi ro phải được tiến hành triệt để trên cơ sở áp dụng
đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau.
Tìm được nguyên là một điều kiện thuận lợi cho việc tìm ra các biện
pháp khắc phục, nhưng chỉ tìm được nguyên nhân mà không sử dụng biện
pháp xử lý cho phù hợp thì hiệu quả khắc phục không cao thậm chí là gây tổn
thất lớn. Thường thì rủi ro có nhiều nguyên nhân, do đó việc xử lý một
nguyên nhân thôi chưa đủ mà cần xử lý tất cả một cách triệt để. Các biện pháp
khắc phục cũng phải phối hợp nhịp nhàng đồng bộ, căn cứ vào tính chất, mức
độ của rủi ro để áp dụng các biện pháp cho phù hợp.
Ba là, việc xử lý rủi ro phải ưu tiên các biện pháp phòng ngừa rủi ro hơn
là các biện pháp chống đỡ, khắc phục hậu quả rủi ro.
Một khi rủi ro xảy ra, thiệt hại là điều khó tránh khỏi, may mắn thì có thể
khắc phục tương đối các thiệt hại đó nhưng thời gian và công sức bỏ ra để
khắc phục hậu quả thì không thể lấy lại. Chưa kể nhiều thiệt hại không thể
khôi phục như ban đầu thậm chí để lại hậu quả rất lâu về sau.
Phải khẳng định rằng rất ít doanh nghiệp sẽ phủ nhận thực tế việc có mặt


Khãa luËn tèt
tại toà án luôn phức tạp và tốn kém chi phí, không chỉ về mặt các chi phí pháp
lý liên quan mà còn bao hàm các nội dung phán quyết của toà án dẫn tới các
chi phí khác phát sinh. Sẽ là cần thiết để tránh các thiệt hại, thời gian, công
sức thậm chí ảnh hưởng tới uy tín do những rủi ro xảy ra, việc phòng ngừa
phải được đề cao.



Khãa luËn tèt
CHƯƠNG II
THỰC TIỄN RỦI RO PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2.1. THỰC TIỄN RỦI RO PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1.1. Đối với các rủi ro hợp đồng
Như đã nói ở trên, hợp đồng tín dụng là hình thức pháp lý của quan hệ
cho vay giữa NHTM và khách hàng vay, đồng thời cũng là luật đối với các
bên cam kết. Qua khảo sát thực tiễn cho thấy, các rủi ro pháp lý đối với ngân
hàng trong hợp đồng tín dụng là rất phổ biến và phát sinh dưới nhiều hình
thức khác nhau. Cụ thể là:
Thứ nhất, rủi ro pháp lý từ thỏa thuận bảo đảm tiền vay.
Biện pháp bảo đảm tiền vay là một biện pháp nhằm khắc phục những rủi
ro có thể xảy ra trong hợp đồng tín dụng, nó có thể là một điều khoản của hợp
đồng tín dụng hoặc được tách ra thành một hợp đồng phụ. Các biện pháp bảo
đảm thông dụng nhất thường được ngân hàng chấp nhận hiện nay, đó là bảo
đảm bằng tài sản gồm cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh bằng tài sản của người
thứ ba. Ngoài ra, có một số trường hợp ngân hàng chấp nhận hình thức bảo
lãnh bằng uy tín (hình thức tín chấp) của người thứ ba đối với bên vay.
Đối với các biện pháp bảo đảm bằng tài sản: Rủi ro xảy ra khi NHTM
nhận tài sản bảo đảm tiền vay trong trường hợp giá trị của tài sản nhỏ hơn giá
trị nghĩa vụ được bảo đảm, nhưng khách hàng vay chưa đáp ứng các điều kiện
vay không có bảo đảm bằng tài sản. Bảo đảm bằng tài sản loại này, nhiều
NHTM tỏ ra thiếu nhất quán, lúng túng trong việc quyết định của mình, thể
hiện một cách mơ hồ bằng cách ghi chép theo kiểu hàng hai trong tờ trình
thẩm định và trên hợp đồng tín dụng, đại loại như “có tài sản bảo đảm +
không có tài sản bảo đảm” hay “thế chấp tài sản của khách hàng vay, tài sản

của bên thứ ba và tín chấp”. Việc NHTM sử dụng đồng thời biện pháp bảo
đảm tiền vay bằng tài sản và biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp


Khãa luËn tèt
cho vay không có bảo đảm bằng tài sản trong một hợp đồng tín dụng là để che
dấu hành vi cho vay vượt giá trị tài sản bảo đảm (nếu ghi cho vay có tài sản
bảo đảm) và cho vay không đáp ứng đủ các điều kiện về biện pháp bảo đảm
tiền vay không có bảo đảm bằng tài sản (nếu ghi bảo đảm bằng tài sản như là
một biện pháp bổ sung đối với khoản vay). Thậm chí, có trường hợp khách
hàng vay không còn tài sản, hoặc còn nhưng giá trị tài sản bảo đảm không đáp
ứng đầy đủ nghĩa vụ cho khoản vay mới mà NHTM vẫn cho vay, chính điều
này làm cho ngân hàng tự đưa mình vào những rủi ro. Dẫn chứng là vụ của
anh Nguyễn Thanh Sơn chủ doanh nghiệp tư nhân Lâm Phát. Ngày
22/10/2004, anh Nguyễn Thanh Sơn đã dùng hợp đồng mua lô hàng gỗ chò
tròn (hơn 3.000m3) của Chi nhánh Công ty Xuất nhập khẩu Bình Định để thế
chấp tài sản vay 5 tỷ đồng của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh
Đồng Tháp. Tuy nhiên giá trị thực tế của bản hợp đồng chỉ còn phân nửa vì
trước đó Sơn đã bán hết 1.400m 3 gỗ, thu trên 5,4 tỷ đồng. Sau đó Sơn tiếp tục
thế chấp tài sản là bản hợp đồng mua lô hàng 2.000m 3 gỗ căm xe của Công ty
Xuất nhập khẩu Bình Định (thực tế Sơn đã bán gần 400m 3 gỗ) và hợp đồng
mua bán gỗ với Công ty Cơ khí 1-5 Tiền Giang (bản hợp đồng này đã bị Sơn
cạo sửa làm giả) để làm đơn xin vay 7 tỷ đồng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu
tư và phát triển tỉnh Đồng Tháp. Sau khi được ngân hàng chấp nhận cho vay
và giải ngân, Sơn đã bán 2 lô gỗ thế chấp với ngân hàng, chiếm đoạt của Chi
nhánh Ngân hàng ĐT&PT tỉnh Đồng Tháp số tiền 12 tỷ đồng. [31] Sự việc
lừa đảo này sẽ khó thực hiện nếu Ngân hàng tuẩn thủ đúng các quy định kiểm
tra tài sản thế chấp và thẩm định năng lực kinh doanh của doanh nghiệp tư
nhân Lâm Phát.
Để giảm thiểu rủi ro, các NHTM hiện nay phần lớn sử dụng biện pháp

bảo đảm bằng tài sản. Tuy nhiên, tình trạng thiên về tài sản bảo đảm, coi đây
là yếu tố quan trọng để xem xét quyết định cho vay đôi khi quá khắt khe,
không những gây ra phiền phức cho khách hàng, mà còn đánh mất cơ hội đầu
tư, nhất là đối với khách hàng có quy mô hoạt động lớn đang cần vốn mở
rộng sản xuất kinh doanh, khách hàng thuộc sở hữu nhà nước có lịch sử tài
chính trung bình đủ điều kiện vay không có bảo đảm bằng tài sản, hoặc khách


Khãa luËn tèt
hàng có tài sản nhưng do giá trị tài sản bảo đảm thấp so với nhu cầu vốn thực
hiện dự án đầu tư. Đó là chưa kể đến bản thân các tài sản bảo đảm này cũng
ẩn chứa nhiều rủi ro như tài sản hư hỏng, khó bán, mất mát, giảm giá trị…
Đặc biệt, với tài sản bảo đảm là bất động sản thì mức độ rủi ro của nó
phụ thuộc nhiều vào sự biến động giá cả trên thị trường bất động sản. Nếu thị
trường ổn định, tính thanh khoản cao thì độ rủi ro được hạn chế và ở mức
thấp. Ngược lại, mức độ rủi ro sẽ là rất cao khi thị trường có nhiều biến động
mạnh. Đối với Việt Nam, thị trường bất động sản được đánh giá là có nhiều
biến động mạnh, thất thường. Điều này sẽ ảnh hưởng nhất định đến hoạt động
của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, qua đó
gây rủi ro cho hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng bất động sản của các
NHTM.
Điển hình trong vụ án Epco Minh Phụng, tuy vụ án đã xảy ra gần chục
năm nay nhưng cho đến tận bây giờ, vụ án này vẫn đang giữ khá nhiều kỷ lục,
đặc biệt về giá trị tài sản phải thi hành án, theo đó các bị cáo và các doanh
nghiệp thuộc hai nhóm Epco và Minh Phụng phải bồi thường và thanh toán
các khoản nợ cho 6 Ngân hàng Thương mại: Công thương Việt Nam
(Incombank), Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Thương
mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Sài Gòn Công thương
Ngân hàng; Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Nam; Ngân hàng Thương
mại cổ phần Gia Định, tổng số tiền gần 6.000 tỷ đồng và 32,6 triệu USD.[33]

Việc bán tài sản bảo đảm không đủ để trả nợ ngân hàng, nhiều khoản nợ này,
sau gần 10 năm, các NHTM mới bù đắp được tổn thất.
Trong giai đoạn 2005-2008 cũng vậy, thị trường bất động sản lúc ở trạng
thái đóng băng, lúc lại ở trạng thái sốt nóng. Những tháng cuối năm 2007 khi
các Ngân hàng thương mại chạy đua tăng trưởng dư nợ và đều lấy thị trường
bất động sản làm mục tiêu cạnh tranh. Các NHTM cho vay theo tỷ lệ rất cao
(70%, thậm chí có ngân hàng cho vay đến 90%/giá trị tài sản bảo đảm) giữa
khoản vay và tài sản thế chấp là bất động sản, khi giá nhà đất sụt giảm mạnh


Khãa luËn tèt
thì cả người vay lẫn các NHTM sẽ gặp rủi ro. Đại diện ngân hàng VPbank khi
được hỏi về kế hoạch xử lý đối với các khoản vay của khách hàng khi đến
thời điểm đáo hạn nhưng khách hàng chưa có khả năng thanh toán cho biết:
ngân hàng sẽ chia sẻ khó khăn với khách hàng, chấp nhận một phần rủi ro,
chứ không phát mãi tài sản cầm cố của khách hàng bằng mọi giá.[36]
Đối với biện pháp bảo đảm bằng tín chấp: Khi xảy ra rủi ro không thu
hồi được nợ, hầu như bên tín chấp đều không có khả năng hoặc không muốn
thực hiện việc đôn đốc trả nợ thay cho khách hàng, cái phao cứu hộ cuối cùng
là tài sản bảo đảm đối với các NHTM cũng không có. Đây cũng là lý do mà
nhiều ngân hàng còn rụt rè đối với hình thức này.
Phân tích tình hình cho vay tín chấp hiện nay có thể thấy, cho vay tín
chấp chủ yếu áp dụng đối với các khoản cho vay tiêu dùng cá nhân, còn đối
với các doanh nghiệp thì việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng bằng cách sử dụng
hình thức bảo đảm này vẫn là bài toán nan giải. Thực tế hầu hết các doanh
nghiệp khởi đầu bằng vốn tự có và vay mượn của người thân, bạn bè. Việc
các ngân hàng tài trợ cho các dự án khởi nghiệp thông qua cho vay tín chấp
vẫn là điều “không tưởng”. Thậm chí, trong cho vay cá nhân tiêu dùng hiện
nay cũng không phải thuận lợi như những gì các NHTM quảng cảo rầm rộ
thời gian qua. Dẫn đầu thị trường trong các hạn mức tín dụng cho vay tiêu

dùng phải kể đến con số 1 tỷ đồng của SeABank, hay 500 triệu đồng của
LienVietBank và Eximbank. Còn lại, hạn mức vay tín chấp tối đa của các
NHTM dao động từ 200-500 triệu đồng, tùy từng NHTM như OceanBank,
SHB, ACB, VIB, ABBANK…, với thủ tục cho vay cũng được tạo điều kiện
nhanh chóng, tiện lợi và dễ dàng. Nhanh nhất vẫn là DongABank với sản
phẩm "Vay 24 phút" đáp ứng nhu cầu cần vốn cấp tốc với lãi suất cho vay
1,07%/tháng. Tiếp đó, EximBank thực hiện cho vay cầm cố sổ tiết kiệm của
chính ngân hàng này tối đa trong vòng 1 giờ, cấp hạn mức tiêu dùng đảm bảo
bằng bất động sản tối đa 2 ngày…TienPhongBank cũng cho vay thấu chi cầm


Khãa luËn tèt
cố sổ tiết kiệm trong khoảng 60 phút, vay thế chấp chứng khoán niêm yết tối
đa là 4 giờ, vay giấy tờ có giá khoảng 30 phút…[32]
Những quảng cáo rất hấp dẫn nhưng thực tế lại không thuận lợi như vậy.
Chị Nguyễn Ngọc Anh, một người có nhu cầu vay tiêu dùng cũng như bao cá
nhân có nhu cầu khác, tới các NHTM để tìm hiểu về vay tiêu dùng hình thức
tín chấp để thấy được việc vay vốn vẫn nằm xa tầm tay của người muốn vay.
Chị Nguyễn Ngọc Anh đến SeABank (điểm giao dịch trên đường CMT8, Q.3
- TP.HCM) hỏi về thủ tục vay vốn để sửa chữa nhà. Chị được nhân viên tư
vấn là có cho vay tiêu dùng (hình thức tín chấp) với mức lãi suất 14%/năm.
Nhưng hỏi kỹ mới biết, những hạn mức cho vay tiêu dùng tín chấp lên tới 500
triệu đồng, thực tế các NH cho vay với số tiền tương đương 18 tháng lương và
với mức lương từ 5 triệu đồng trở lên. Lãi suất cho vay được NH trả lời là
theo thỏa thuận, tùy vào món vay, và tất cả đều được để ở chế độ điều chỉnh…
Sau đó, nghe bên HSBC (NH Hongkong - Thượng Hải) cho vay lãi suất chỉ
12%/năm, chị Anh sang tìm hiểu thì mới biết lãi suất thực không phải như
công bố vì HSBC cho vay theo lãi suất phẳng (tức là lãi suất sẽ tính theo dư
nợ ban đầu). Sau khi tìm hiểu rõ, chị Anh đã phải ngừng lại việc vay. Vì với
thu nhập hai người gần 10 triệu, chị vay 200 triệu đồng, trả cả gốc lẫn lãi gần

6 triệu đồng/tháng trong 5 năm, chỉ còn 4 triệu, trong khi đó rất nhiều thứ phải
chi tiêu. Điều mà những khách hàng như chị Anh lo nhất là thất nghiệp, đau
ốm dài ngày, tai nạn… Đó là chưa kể lãi suất đang có chiều hướng tăng, vì lãi
suất huy động đang tăng trở lại. [32]
Xem ra hình thức cho vay tín chấp vẫn khó thực hiện trên thực tế, để
đảm bảo an toàn cho ngân hàng, lãi suất cho vay tín chấp thường cao hơn
hình thức khác, tuy nhiên đối tượng cho vay tín chấp tiêu dùng thường là cá
nhân với những nhu cầu riêng như mua nhà, sửa chữa, xây dựng nhà cửa, mua
ô tô… cộng với những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày thì việc lãi suất cao sẽ trở
thành rào cản cho họ tiếp cận với hình thức vay này.
Một thực tế nữa là các điều kiện của ngân hàng đưa ra trong cho vay tín


Khãa luËn tèt
chấp cá nhân phải được cung cấp bằng văn bản. Tuy nhiên, có trường hợp
người vay liên lạc với một ngân hàng để đề nghị được vay tín chấp nhưng hộ
khẩu không thể xuất trình do đang phải nộp cho cơ quan nhà nước, chỉ có thể
nộp bản photo (không có chứng thực sao y) và đã được cán bộ tín dụng chấp
nhận. Việc xác nhận thu nhập lại càng đơn giản. Bằng mối quan hệ chưa đến
mức thân thiết thì khách hàng cũng có thể xin được xác nhận bảng lương lên
đến cả chục triệu đồng với dấu đỏ hẳn hoi. Khi cán bộ ngân hàng gọi điện đến
công ty để xác nhận công tác thì sẽ nhận được câu trả lời quen thuộc: “anh/chị
A vừa mới ra ngoài”. Khâu xác định tính xác thực về nhân thân của khách
hàng cá nhân hầu như bỏ ngỏ, chỉ dựa trên các giấy tờ do khách hàng cung
cấp. Việc rút ngắn thời gian giải ngân xuống chỉ còn 8 giờ là nguyên nhân của
tình trạng này. Rõ ràng, việc “đơn giản hóa” các thủ tục và giấy tờ vay vốn sẽ
tạo điều kiện để người dân thật sự có nhu cầu được tiếp cận nguồn vốn của
ngân hàng dễ dàng hơn, song rủi ro của các ngân hàng là vô cùng lớn nếu
khách hàng cố tình gian dối khi làm giả các giấy tờ trên.[37]
Thứ hai, rủi ro pháp lý từ thỏa thuận về bồi thường thiệt hại và phạt vi

phạm hợp đồng.
Để phòng ngừa một bên vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia thì
thỏa thuận về bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng là không thể
thiếu trong các hợp đồng tín dụng. Nhưng cách thỏa thuận thế nào để bồi
thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng phát huy được tác dụng của nó thì
không phải trường hợp nào cũng dễ, chỉ một sai sót có thể dẫn đến việc bị
thiệt hại mà không được bồi thường.
Trong giao dịch, các bên thường thỏa thuận trong trường hợp một bên vi
phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia thì bên vi phạm phải bồi thường
thiệt hại cho bên bị vi phạm. Pháp luật Việt Nam quy định giá trị bồi thường
thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu
do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được
hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Căn cứ để bên bị vi phạm yêu cầu bên
vi phạm bồi thường thiệt hại là: có hành vi vi phạm hợp đồng; có thiệt hại


Khãa luËn tèt
thực tế; hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Tuy nhiên, gần đây một số khách hàng nước đã yêu cầu đưa vào hợp đồng
quy định bên Việt Nam có nghĩa vụ bồi hoàn cho bên nước ngoài tất cả các
thiệt hại phát sinh từ/hoặc liên quan hợp đồng trong trường hợp bên Việt Nam
vi phạm hợp đồng dẫn đến gây thiệt hại cho bên nước ngoài. Đối chiếu với
quy định nêu trên của pháp luật Việt Nam, thì quy định trong dự thảo hợp
đồng do bên nước ngoài đưa ra là không có lợi cho bên Việt Nam. Bởi vì,
theo yêu cầu của khách hàng nước ngoài, bên Việt Nam phải trả cho bên nước
ngoài cả những thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp liên quan đến hợp
đồng. Bồi hoàn những thiệt hại trực tiếp là có thể chấp nhận được vì thỏa
thuận này phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Nhưng đối với
những thiệt hại gián tiếp, bên Việt Nam khó có thể kiểm soát được và không
có nghĩa vụ bồi hoàn cho bên nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt

Nam. Hơn nữa, trong trường hợp có thiệt hại gián tiếp, bên nước ngoài có thể
có lỗi khi gây thiệt hại cho bên thứ ba. Chính vì những lẽ trên, ngay từ khi
đàm phán hợp đồng, bên Việt Nam cần có thái độ kiên quyết đề nghị sửa đổi
điều khoản nói trên theo hướng bên Việt Nam chỉ bồi thường cho bên nước
ngoài thiệt hại trực tiếp và thực tế phát sinh từ/hoặc liên quan đến hợp đồng vì
yêu cầu của bên nước ngoài trong dự thảo hợp đồng không phù hợp với quy
định của pháp luật Việt Nam.
Về thỏa thuận sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng tín dụng: Sự kiện
bất khả kháng là một trong những sự kiện pháp lý rất quan trọng mà pháp luật
thường quy định các bên được miễn giảm trách nhiệm trong giao dịch. Tuy
nhiên khi soạn thảo ký kết hợp đồng tín dụng, các bên không định nghĩa cụ
thể thế nào là sự kiện bất khả kháng thì có thể dẫn đến những tranh cãi bất tận
về khái niệm bất khả kháng. Bởi vì các trường hợp bất khả kháng được pháp
luật quy định chỉ áp dụng với một vài trường hợp cá biệt chứ không áp dụng
chung cho tất cả các giao dịch. Ví dụ Bộ Luật dân sự chỉ định nghĩa sự kiện
bất khả kháng để loại trừ khỏi “ thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự (Điều 161
BLDS “thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu
yêu cầu giải quyết việc dân sự”) hoặc Bộ Luật lao động định nghĩa sự kiện bất


Khãa luËn tèt
khả kháng để cho phép người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động (Điều 38 Bộ Luật lao động và khoản 2 Điều 12 Nghị
định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của BLLĐ về hợp đồng lao động).
Thứ ba, rủi ro pháp lý từ thỏa thuận về luật điều chỉnh hợp đồng tín
dụng.
Thực tế, có một số quan hệ cho vay quốc tế, NHTM Việt Nam không
quan tâm đến luật điều chỉnh hợp đồng mà chỉ quan tâm đến lợi ích thu được
từ giao dịch đó với mong muốn, hy vọng không có tranh chấp xảy ra trong

quá trình thực hiện hợp đồng đặc biệt trường hợp này xảy ra với các NHTM
nhỏ. Cho nên, ngân hàng Việt Nam đã chấp nhận luật điều chỉnh là luật của
nước nơi có trụ sở của bên đối tác nước ngoài, trong khi ngân hàng Việt Nam
hầu như không biết pháp luật của nước được chọn làm luật điều chỉnh hợp
đồng. Nhưng chính luật áp dụng lại là cơ sở để giải thích các quyền và nghĩa
vụ của các bên tham gia hợp đồng; và cũng là cơ sở để quan tòa ra phán quyết
khi giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên. Chỉ cho đến khi có tranh
chấp xảy ra hoặc bên nước ngoài không tuân thủ đúng những cam kết, thỏa
thuận trong hợp đồng, ngân hàng Việt Nam mới hiểu được mục đích, ý nghĩa
của việc lựa chọn luật điều chỉnh hợp đồng. Lúc đó thì ngân hàng Việt Nam
thường mất lợi thế bảo vệ quyền lợi của mình trong vụ tranh chấp liên quan
đến giao dịch thương mại do sự thiếu hiểu biết về luật nước đó.
Thứ tư, rủi ro pháp lý từ thỏa thuận về cơ quan giải quyết tranh chấp và
nơi giải quyết tranh chấp.
Pháp luật Việt Nam không quy định điều khoản về giải quyết tranh chấp,
là một trong những nội dung chủ yếu của hợp đồng, nhưng điều khoản này
khá phổ biến trong các hợp đồng tín dụng quốc tế. Cơ quan giải quyết tranh
chấp và nơi giải quyết tranh chấp được thỏa thuận trong hợp đồng sẽ có ảnh
hưởng nhất định đến quyền lợi của bên Việt Nam trong quá trình khởi kiện
(nguyên đơn).
Ví dụ như hợp đồng tín dụng được ký kết giữa Ngân hàng thương mại


×